Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CHƯƠNG 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.27 KB, 10 trang )

Câu 4 tại sao noi khoa học và kỹ thuật là một động lực to
lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế-xã hội có vị trí then
chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Trả lời :
Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm hết
sức thấp kém, nhất là về phương diện kinh tế - xã hội. Cơ
sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế còn rất nghèo nàn:
trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ là phổ biến, kỹ thuật vô
cùng lạc hậu; công nghiệp còn nhỏ bé và lẻ tẻ. Mặt khác, đối
với chúng ta, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ
hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát
triển của dân tộc. Trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy, chỉ có
dựa vào sự phát triển của một nền khoa học tiên tiến, bao
gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật
và công nghệ, chúng ta mới đủ sức nghiên cứu, giải quyết
một cách đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp bách mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
đặt ra.
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì vai trò của khoa học kĩ thuật càng trở nên
quan trọng hơn. Cùng với xu thế quốc tế hóa và sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam có thể bắt kịp nhịp độ phát triển của các nước
trong khu vực và thế giới.
khoa học-kỹ thuật đem lại thông qua việc chúng góp phần
làm tăng thêm hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn và năng
suất lao động xã hội cũng như tạo ra sản phẩm và dịch vụ
mới thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính vì
vậy khoa học và kỹ thuật đóng vai trò rất lớn trong các chiến
lược tăng trưởng kinh tế của nước ta
Câu 8 : (chú đạt chú ý ) làm thế nào để chống nạn mù chữ


và giáo dục tinh thần nhân dân (đã tl)
Trả lời :
Ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành
lập Nha Bình dân học vụ (BDHV) quyết định thành lập cho
nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối.
Việc học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất


cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt
nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã
nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm
thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của
mình là chỉ trong vòng một năm, ai ai cũng phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ. Những nhà có nhà ở rộng rãi mở
lớp học tư gia cho bà con xóm giềng, nhiều hoà thượng,
linh mục cho mượn chùa, nhà thờ để làm lớp. Dùng cánh
cửa, chiếu trải xuống đất cho học viên ngồi...
Lớp học khắp nơi, học trưa, học chiều, học tối. Lớp
đông giáo viên, lớp một thầy một trò. Chữ viết sẵn trên
bảng, treo trên khóm tre, bụi chuối, bờ ao để bà con học
tập. Để tăng cường và đẩy mạnh việc học, việc hỏi chữ
được thiết lập. Những người nào đọc được các chữ viết
trên các bảng đen dựng bên các bến đò, cổng làng, cổng
chợ... thì được đi qua cổng trang trí đẹp gọi là “Cổng vinh
quang” để đi vào chợ, sang sông, về làng...
Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học
vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người
thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người).
Câu 20

tại sao văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc bồi dưỡng ,phát huy nhân tố con người và xậy dựng xã
hội mới

Câu 21
tại sao việc làm lại trở thành chính sách cơ bản của đảng ta
hiện nay ? chú hiếu
- Vấn đề việc làm được xác định là chính sách xã hội cơ bản
của Đảng vì:
+ Việc làm là một yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và phát
triển của xã hội. Mức sống của mỗi gia đình, mỗi quốc gia
cao hay thấp chủ yếu dựa vào việc làm. Xuất phát từ thực


trạng thực tế hiện nay là tình trạng thất nghiệp ngày càng
cao, vấn đề việc làm đang trở thành vấn đề nóng được quan
tâm, là vấn đề cơ bản của Đảng và là vấn nạn của xã hội.
+ Đối với nước ta, giải quyết việc làm là giải quyết vấn đề
cấp thiết trong xã hội, đồng thời là tiền đề quan trọng để sử
dụng nguồn lao động có hiều quả, góp phần chuyển đổi cơ
cấp lao động giúp đáp ứng nhu cầu của quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là
yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người.
+Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức
to lớn, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, một số doanh
nghiệp không đủ thực lực về kinh tế, quản lý có nguy cơ phá
sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm
nhất là khu vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lao động
nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu, gây trở ngại trong quá
trình hội nhập. Di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị,

vào các khu công nghiệp và di chuyển ra nước ngoài kéo
theo nhiều vẫn đề xã hội nhảy cảm như chảy máu chất xám
…..
câu 22 (chú đạt)
tại sao lại nói pt kinh tế là cơ sở là tiền đề (232)
Phát triển kinh tế là điều kiện tất yếu cho tiến bộ xã hội.
Khi kinh tế tăng trưởng thì lượng của cải vật chất tạo ra ngày
càng nhiều, năng suất lao động tăng sẽ nâng cao thu nhập
làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng. Do đó làm tiêu
dùng tăng hoặc tiết kiệm tăng. Tiêu dùng tăng đối với cá
nhân sẽ làm tiêu dùng vật chất tăng, còn đối với xã hội sẽ
làm cho phúc lợi xã hội tăng.
Kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu
cầu vật chất của con người và xã hội. Tăng trưởng kinh tế là
cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển xã
hội. Tăng trưởng kinh tế nhằm phát triển xã hội, phát triển
con người; sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa xã
hội và kinh tế càng mật thiết. Mọi hoạt động kinh tế từ thiết
kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩm đều thấm sâu
yếu tố xã hội, vì toàn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động
của người và vì con người. Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế và
sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo điều
kiện để kinh tế phát triển nhanh chóng, và những thay đổi
trong phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến xã hội. Kinh


tế tác động theo hướng tích cực và tiêu cực lên hầu hết các
lĩnh vực của xã hội như văn hóa, giáo dục, dân tộc, tài
nguyên môi trường, khoa học – công nghệ, y tế, dân số, lao
động. Trình độ phát triển kinh tế là cái cốt vật chất để thực

hiện chính sách xã hội nhưng chính sách xã hội, mục tiêu
phát triển xã hội là cái cần đạt được trong phát triển kinh tế.
Tiết kiệm tăng sẽ làm tăng khả năng đầu tư cho các
ngành, từ đó làm cho sản lượng đầu ra các ngành tăng dẫn
đến sự thay đổi cơ cấu ngành. Sản xuất phát triển trên cơ sở
hoàn thiện các yếu tố sản xuất như: sử dụng tư liệu lao động
tiến bộ, các đối tượng lao động ít tốn kém, nâng cao trình độ
người lao động, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sản
xuất… Mặt khác, phát triển kinh tế cũng là nền tảng vật chất
để giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, thu nhập,
nâng cao nguồn nhân lực phát triển kĩ thuật công nghệ, chất
lượng y tế... tạo điều kiện nâng sở đảm bảo cuộc sống cho
con người. Vì thế mà các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội
sẽ giảm xuống. Kinh tế phát triển nghĩa là tạo ra sự tăng
trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm: tiêu
dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường…
Sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm: sự gia
tăng sản lượng hay thu nhập và những biến đổi tiến bộ về
cơ cấu kinh tế là nền tảng vững chắc cho mục tiêu xã hội từ
đó đời sống của người dân được nâng cao và cải thiện cả
về vật chất lẫn tinh thần tạo nên một xã hội ổn định, công
bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó nghĩa là mục tiêu kinh tế
đã là nền tảng, là cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu xã hội.

câu 23 : tại sao nói tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ
(232 – đại hội VIII)
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối
quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều
kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền

vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ,
công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh


tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện
của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà
có quan hệ nhân quả với nhau.
câu 24 chú hiếu …
cần phải làm gì để khuyến khích người dân làm giàu theo
pháp luật thực hiện có hiểu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo
+ Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng
các nguồn lực phát triển, thực hiện các chính sách xóa đói
giảm nghèo, công bằng xã hội.
+ Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài
năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và
đạo đức cho phép
+ Xây dựng và thực hiện có kết quả cao các chương trình
xóa đói giảm nghèo, đề phòng tái đói, tái nghèo, nâng cao
dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên, chính
sách ưu đãi, dạy nghề cho người lao động miễn phí, vay
vốn…
+ Làm giàu theo pháp luật và không quay lung lại với các lợi
ích xã hội. Phát huy mọi khả năng, nỗ lực của bản thân để
làm giàu, làm giàu trong khuôn khổ quy định, lĩnh vực mà
pháp luật cho phép, tôn trọng và khuyến khích tài năng, trí
tuệ làm giàu phát triển.
+ Nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại tới lợi ích quốc gia:
buôn lậu, trốn thuế…
+ Khôi phục, đầu tư cho các làng nghề thủ công truyền

thống phát triển. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
phát triển, đặc biệt là các vùng sâu xa, hải đảo, đưa những
nơi này theo kịp với đồng bằng. Khuyến khích cán bộ, đảng
viên, trí thức…làm giàu bình đẳng.
25
Quan điểm cào bằng cơ chế xin cho là gì (235)
Cơ chế xin cho
quyền tự do ý chí to lớn của người cho, và vị thế thấp kém
của người xin, một vị thế
"Bắt ở trần phải ở trần”
Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể
không cho. Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không
thể tự quyết, tự tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của
mình mà phải trông chờ vào bên cho.
Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện
quyền lực nhà nước. Không dựa trên sự cạnh tranh bình


đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc tiếp
cận những dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa trên
những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi
được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể
đăng ký với cơ quan để thực hiện quyền của mình.
Cào bằng
đánh giá hay xem xét sự việc bằng cách cho mọi thứ đều
giống nhau cả về tính chất và mức độ. Nói chung quan điểm
đó là xem mọi thứ là như nhau, quan điểm này không tốt vì
đôi khi nó làm cho người đánh giá không nhận ra được tốt
xấu, vì mọi thứ đều là như nhau.
Cào bằng cũng có nghĩa là áp đặt. Là buộc người dân chúng

tôi phải chấp nhận cách so sánh khập khiểng của các ông.
Suy nghĩ khác ý các ông thì là phản động hoặc là phản bội tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
26
(Chú bình)
Làm gì để giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ trở
thành quốc sách hàng đầu
* Giáo duc và đào tạo
. + - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện :
+ Đổi mới cơ cấu tổ chức ,cơ chế quản lý , nội dung ,
phương pháp dạy và học ; thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa “ chấn hưng nền GD Việt Nam; bồi dưỡng
các giá trị vh trong thanh niên, hs, sv, lối sống , năng lực trí
tuệ, đạo đức và bản lĩnh sang tạo của con ng VN.
- Chuyển dần mô hình hiện nay sang mô hình mở
- mô hình xh học tập với :
+ Hệ thống học tập suốt đời ; đào tạo liên tục, liên thông
giữa các nghành học, các bậc học; xd hệ thống học tập linh
hoạt, tạo khả năng, cơ hội khác nhau cho người học.
+ - Đổi mới mạnh mẽ GD mầm non và GD phổ thông.
- Pt mạnh hệ thống GD nghề nghiệp,tăng nhanh quy mô đào
tạo cao đẳng nghề,trung cấp nghề cho các khu cn, các vùng
kt động lực và cho việc xuất khẩu lao động.
+ - Đổi mới hệ thống gd đại học và sau đại học : chú trọng
bồi dưỡng đào tạo nhân tài.
-Đảm bảo đủ số lượng ,nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên ở tất cả các cấp học,bậc học; hoàn thiện hệ thống đánh
giá và kiểm định chất lượng GD; cải tiến nội dung và



phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri
thức , khả năng học tập.
+ - Thực hiện xh hóa GD: Huy động nguồn lực ,vật chất và
trí tuệ của xh cho sự nghiệp GD; phối hợp chặt chẽ GD vs
các ban, ngành, tổ chức chính trị xh; tăng cường thanh tra
ktra, giám sát hoạt động GD.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về GD và dt : tiếp cận chuẩn
mực GD tiên tiến; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và TG;
có cơ chế phù hợp vs các trương do nc ngoài đầu tư hoặc
liên kết đào tạo.
+ - Pt khoa học xh, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận về con đg đi lên chủ nghĩa xh ở nước ta.
- Pt khoa học tự nhiên va khoa học công nghệ, tập trung
nhiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng đặc biệt lĩnh vực có
nhu cầu và thế mạnh.
+ - Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ: đẩy
mạnh có chọn lọc việc nhập cn và mua sang chế, kết hợp cn
nội sinh, nhanh chóng đổi mới nâng cao trình độ công nghệ;
nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của sản
phẩm; đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.









Câu 27 (Cô nhật )

Wto có vai trò gì trong phát triển kinh tế việt nam và tại sao
phải gia nhập wto
Vai trò
Tăng khả năng tiêu thủ hàng hóa,dịch vụ theo hướng chuyên môn
hóa sản xuất
Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế,chính trị,
xã hội
Dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan,phi thuế giữa các nước
tăng khả năng tiếp cận của Việt Nam vào thị trường thế giới
cạnh tranh tại Việt Nam đối với một số hàng hóa và dịch vụ và có
thể tác động tới một số nhóm quyền lợi nhưng sẽ đem lại lợi ích
chung cho toàn bộ đất nước
duy trì được chính sách thương mại minh bạch và tự do nhờ vào
vai trò nội địa của hệ thống thương mại đa phương, hệ thống này
đẩy mạnh các lợi ích xuất khẩu nhiều hơn so với lợi ích thu được
từ các ngành thay thế nhập khẩu


vì nền kinh tế trong nước kém phát triển ,,khi gia nhập wto
giúp nước ta cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi
thuế quan (hạn ngạch, cấp phép xuất-nhập khẩu), xóa bỏ trợ
cấp, mở cửa thị trường, tạo “sân chơi” bình đẳng cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước (gọi là dành sự đối xử
quốc gia), bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài sản trí
tuệ và bản quyền.
tạo thuận lợi cho các nước thành viên mở rộng thị trường,
thâm nhập thị trường các nước và tranh thủ vốn đầu tư,
công nghệ và kỹ năng quản lý của nước ngoài; tham gia quá
trình thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương

mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả
năng cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Câu 28
(đại ka)
Nhiệm vụ cấp bách của nhà nước dân chủ cộng hòa có mấy
nhiệm vụ
Thứ nhất, giải quyết nạn đói. Người đề nghị Chính phủ "phát
động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi
ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn
tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày
một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết
kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo".
Thứ hai, giải quyết nạn dốt. Theo Người, một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu. Vì vậy, cần đề nghị mở một chiến dịch để
chống nạn mù chữ.
Thứ ba, phải có một hiến pháp dân chủ. Người đề nghị
Chính phủ "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử
với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái
mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân
biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống.
Thứ tư, phải giáo dục nhân dân trừ bỏ những thói xấu do
chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn để đầu độc và hủ hoá
dân ta, Người đề nghị "mở một chiến dịch giáo dục lại tinh
thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính".
Thứ năm, Người đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân,
thuế chợ, thuế đò và "tuyệt đối cấm hút thuốc phiện".


Thứ sáu, đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do
và Lương - Giáo đoàn kết.

Câu 29 (ý)
Bản thân chúng ta cần phải làm j để xây dựng nên văn hóa
đậm đà bẳn sắc dân tộc
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất
nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung
thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước
của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật,
sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập
thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên
môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Câu 30
(Dũng)
Tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triện của
xã hội trong thời kì đổi mới
Tích cực :
ảnh hưởng tích cực của các tôn giáo đối trên các lĩnh vực
này đối với nhân dân chính là tư tưởng hướng thiện, bác ái,
khuyến khích quần chúng có đạo chăm chỉ lao động sản
xuất, biết vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để
làm ra ngày càng nhiều của cải. Các tôn giáo ngoài việc
truyền đạo đã đặc biệt chú trọng hơn đến việc hỗ trợ, giúp
đỡ các tín đồ làm ăn phát triển kinh tế

Những luật lệ, nghi lễ tiến bộ của các tôn giáo với tính
hướng thiện rất cao đã góp phần bài trừ, hạn chế được tệ
nạn cờ bạc, nghiện hút, uống rượu, quan hệ nam nữ bất
chính, bỏ được cúng bái tốn kém khi có người chết hoặc ốm
đau, và một số tập tục kiêng cử do mê tín.


- * Mặt tích cực : Hầu hết các tôn giáo đều hướng con người
tới cái thiện cái tốt đẹp khuyên răn con người làm điều hay
lẽ phải và nhân từ với đồng loại.
* Mặt tiêu cực :
+ Tôn giáo làm cho con ng' bằng lòng vs thực tế, họ trở nên
thụ động, làm mất tính sáng tạo của con người.
+ Tôn giáo dễ làm cho con ng' mê tín, tâm lý sợ hãi, chờ đợi,
nhờ cậy vào Thần, Thánh, Phật mỗi khi gặp khó khăn.
+ Tôn giáo dễ bị lợi dụng bởi các thế lực khác điều đó
thường dẫn đến những hậu quả xấu, ẢH đến XH.
31 hiếu
Nội dung đề cương văn hóa còn giá trị trong công cuộc đổi
mới không
Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Nó là bản tuyên ngôn, là
cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa trong những năm
40 của thế kỷ XX mà ảnh hưởng của nó còn tác động sâu
rộng đến tận sau này. Đề cương văn hóa là đỉnh cao của trí
tuệ thời đại, là nhận thức sâu sắc về tình hình đương thời và
dự báo về tương lai. Do vậy cho đến nay bản Đề cương vẫn
còn nguyên giá trị và nội dung của Đề cương vẫn còn phù
hợp Văn hóa vẫn luôn là một mặt trận cùng với mặt trận kinh
tế và chính trị để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp

hóa hiện đại hóa nước nhà.



×