Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa ổn định tài chính , cạnh tranh hiệu quả tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---o0o---

HUỲNH THỤY THẢO LY

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH,
CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---o0o---

HUỲNH THỤY THẢO LY

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH,
CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Võ Xuân Vinh



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Võ Xuân Vinh. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả
nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
cho tới thời điểm hiện nay.
TP.HCM, ngày…tháng…năm 2016
Tác giả

Huỳnh Thụy Thảo Ly


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................2

1.3


Phạm vi, đối tƣợng.......................................................................................2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3

1.5.1

Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................3

1.5.2

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3

1.6

Bố cục của nghiên cứu .................................................................................4


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..........................................................................................4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH .............................................................................................5
2.1. Tổng quan về cạnh tranh ...................................................................................5
2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................5
2.1.2. Vai trò của cạnh tranh .......................................................................................6
2.1.3. Lý thuyết cạnh tranh theo hướng tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới..........8
2.1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh theo hướng truyền thống ..............................................8
2.1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh theo hướng tiếp cận mới ..............................................8
2.1.4. Đo lường cạnh tranh theo hướng truyền thống và hướng tiếp cận mới ............9
2.1.4.1. Đo lường cạnh tranh theo hướng truyền thống ..............................................9
2.1.4.2. Đo lường cạnh tranh theo hướng tiếp cận mới ............................................10
2.2.

Tổng quan về sự ổn định tài chính ...........................................................10


2.2.1.

Khái niệm về sự ổn định tài chính ...............................................................10

2.2.2.

Mô hình tính toán ổn định tài chính. ...........................................................12

2.3.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của NHTM. ......................................14


2.3.1.

Khái niệm ....................................................................................................14

2.3.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ..........16

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của NHTM ..............................16
2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. ......................................................................................................................17
2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. ......................................................................................................................18
2.4.

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây. .....................................................19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................26
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH, CẠNH
TRANH VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................27
3.1.

Thực trạng hiệu quả của các ngân hàng thƣơng mại.............................27

3.2. Thực trạng sự ổn định tài chính của các NHTM ..........................................33
3.3.

Thực trạng cạnh tranh trong hoạt động của hệ thống NHTM .............41


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................43
CHƢƠNG 4: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................44
4.1.

Giới thiệu mô hình nghiên cứu .................................................................44

4.1.1.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................44

4.1.2.

Các biến nghiên cứu. ...................................................................................45

4.1.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM ...................................................45
4.1.2.2. Chỉ số Lerner ................................................................................................47
4.1.2.3. Mô hình Boone .............................................................................................47
4.1.2.4. Đo lường sự ổn định tài chính ......................................................................49
4.1.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................50


4.1.4.

Phương pháp xử lý số liệu. ..........................................................................51

4.2.

Phân tích hồi quy mối quan hệ giữa sự ổn định tài chính, cạnh tranh và


hiệu quả hoạt động của các NHTM. ......................................................................57
4.2.1.

Kiểm định Uni root ......................................................................................57

4.2.2

Kiểm định Granger causility .......................................................................58

4.2.3

Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng ......................................................59

4.3

Kết quả nghiên cứu...................................................................................64

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................66
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................67
5.1.

Kết luận ......................................................................................................67

5.2.

Hàm ý giải pháp .........................................................................................68

5.2.1.

Hàm ý nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ................68


5.2.1.1. Quản trị vốn tại các ngân hàng thương mại .................................................68
5.2.1.2. Xử lý dứt điểm nợ xấu của các NHTM ........................................................69
5.2.1.3. Giải pháp quản lý hiệu quả thanh khoản của hệ thống NHTM ...................70
5.2.1.4. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo kinh doanh an
toàn, hiệu quả. ...........................................................................................................71
5.2.1.5.Phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
...................................................................................................................................71
5.2.2. Hàm ý nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ..................72
5.2.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ .........72
5.2.2.2. Hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến. ...........................74
5.2.2.3. Nâng cao năng lực quản trị điều hành ..........................................................75
5.2.2.4. Nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng .....................................................75
5.2.3. Hàm ý quản lý ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại. ..................76
5.3. Hạn chế nghiên cứu ..........................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC XỬ LÝ STATA


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt

Viết đầy đủ tiếng Anh

CAR

Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu


Capital adequacy ratio

DEA

Phân tích bao dữ liệu

Data envelopment Analysis

FEM

Ước lượng hồi quy với hiệu ứng

Fixed effects estimator

cố định
MC

Chi phí biên

Marginal cost

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại


NIM

Thu nhập lãi cận biên

Net interest margin

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

Non – performing loan ratio

P

Giá bán

Price

REM

Ước lượng hồi quy với hiệu ứng

Random effects estimator

ngẫu nhiên
ROA

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Return On Assets ratio


ROE

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở

Return On Assets ratio

hữu
TC

Tổng chi phí

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Total cost


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thiết nghiên cứu............................................................25

Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu phân tích tỷ suất sinh lời ROA, ROE của các NHTM .......27
Bảng 3.2. Chỉ tiêu sinh lời NIM và TNHĐB các NHTM .........................................29
Bảng 3.3. Phân tích chỉ tiêu thu nhập và chi phí hoạt động của NHTM ..................31
Bảng 3.4. Dữ liệu tài chính về rủi ro hệ thống NHTM VN giai đoạn 2007-2015 ....33
Bảng 4.1. Danh sách các ngân hàng trong nghiên cứu .............................................44
Bảng 4.2. Kiểm định đơn vị ADF .............................................................................57
Bảng 4.3. Kiểm định Granger causibility .................................................................58
Bảng 4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy .......................................................59
Bảng 4.5. Hồi quy mô hình dữ liệu bảng Panel Data................................................61
Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng tỷ suất sinh lời ROA,ROE của các NHTM .....................28
Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng chỉ tiêu sinh lời NIM và TNHĐB các NHTM .................30
Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng chỉ tiêu thu nhập và chi phí hoạt động của các NHTM ...32
Biểu đồ 3.4. Rủi ro nợ xấu của các ngân hàng thương mại ......................................34
Biểu đồ 3.5. Tổng tài sản, dư nợ và điểm số Z giai đoạn 2007-2015 .......................36
Biểu đồ 3.6. Thị phần tín dụng của các NHTM giai đoạn 2007-2011 ......................38
Biểu đồ 3.7. Thể hiện thị phần tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2012-2015 ...39
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ an toàn vốn và rủi ro ngân hàng giai đoạn 2007-2015 ................41
Biểu đồ 3.9. Thị phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ............................41



1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1


Tính cấp thiết của đề tài
Với quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với những đường lối đổi mới,

những chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
Ngành ngân hàng được xem là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, nó đóng vai
trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Hiện nay tại Việt Nam có
hơn 50 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hơn 50 chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, như ng tới đây khi các ngân hàng
100% vốn nước ngoài thực sự đi vào hoạt động với đầy đủ các chức năng của nó,
sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại sẽ ngày càng hiển hiện và lớn dần.
Có thể thấy sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia
ngày càng giữ vai trò quan trọng, thậm chí, quyết định đối với ổn định nền kinh tế
vĩ mô. Ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có
những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị nội bộ, bộ máy tổ chức, ứng dụng
công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, các bất
ổn của kinh tế vĩ mô đã gây nhiều rủi ro và làm tổn thương hệ thống ngân hàng ở
mọi khía cạnh. Hệ thống ngân hàng không thể tránh khỏi những bất ổn này.
Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị
trườngđang tạo ra sức ép lớn lên các ngân hàng trong nước, nhưng sức ép này là cần
thiết và cũng là động lực cho các ngân hàng Việt Nam phải vươn lên. Các NHTM
Việt Nam không chờ những tác động không mong muốn xảy đến mà họ đã và đang
chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt những cơ hội và hạn chế những
thách thức bằng tất cả nỗ lực để từng bước tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu
quả hoạt động của chính mình.Tuy nhiên, dường như những gì họ đã làm thời gian
qua vẫn chưa đủ để cạnh tranh được với các ngân hàng ngoại. Bởi tiềm lực tài chính
của các ngân hàng nội đã tăng, song vẫn còn ở mức thấp, các dịch vụ ngân hàng
từng bước đa dạng hóa nhưng vẫn còn đơn điệu, trình độ công nghệ đã cải thiện
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự xuất hiện của các ngân hàng ngoại như:
Citibank, ANZ, HSBC, Standard Charter Bank… không chỉ thu hẹp về thị phần,



2

giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam mà còn đặt ra cho các nhà quản trị nhiều
bài toán về khiếm khuyết, bất cập trong việc lành mạnh tài chính, hiệu quả hoạt
động kinh doanh và sự phát triển bền vững, giữ vững thị phần. Do đó, để tồn tại và
phát triển, các NHTM cần đánh giá lại sự ổn định tài chính, năng lực cạnh tranh,
hiệu quả hoạt động và mối liên hệ giữa chúng để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên,
lý luận cũng như hoạt động đánh giá nghiên cứu hiệu quả hoạt động, cạnh tranh, ổn
định tài chính của các NHTM vẫn chưa nhiều, đặc biệt việc nghiên cứu vận dụng
phương pháp thống kê trong đánh giá mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh
tranh và hiệu quả còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ có tính cấp thiết và mang tính
thực tiễn cao.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình mối quan hệ giữa ổn định tài

chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các NHTM Việt Nam.
Lượng hóa tác động của các yếu tố trong mối quan hệ giữa ổn định tài chính,
cạnh tranh và hiệu quả tại các NHTM Việt Nam.
Đánh giá tác động của các yếu tố trong mô hình mối quan hệ giữa ổn định tài
chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các NHTM Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý chích sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, lành
mạnh tài chính và hiệu quả hoạt độngcác NHTM Việt Nam.
1.3


Phạm vi, đối tƣợng

1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài bao gồm các lý thuyết thực tiễn về ổn định tài
chính, cạnh tranh và hiệu quả, các nghiên cứu thực nghiệm cũng như các giả thuyết
về mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả. Và để đi tìm câu hỏi
về mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, bài phân tích thực trạng ổn định tài chính cạnh tranh và


3

hiệu quả của các ngân hàng thương mại, đồng thời tìm ra bằng chứng về mối quan
hệ này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Ngân hàng thương mại Việt Nam (không bao gồm ngân
hàng chính sách, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, chi
nhánh NH nước ngoài tại VN)
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu giai đoạn 2007-2015.
Phạm vi nội dung: Mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu
quả ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ các báo cáo, bài nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học đã thu thập được,

tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và xử lý tài liệu thông qua phương pháp định
lượng.
Phƣơng pháp định lƣợng : Sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy, phân
tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính mô hình dữ liệu bảng bằng phần

mềm STATA 12 sử dụng các hiệu ứng REM, FEM và Pooled OLS để phân tích,
kiểm định mô hình mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam cho dữ liệu chuỗi thời gian dạng bảng.
1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định mối quan hệ giữa ổn
định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực cho các
NHTM Việt Nam như sau:
- Đánh giá được mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách có logic và khoa học.
- Nhận diện được mô hình các nhân tố mối quan hệ giữa ổn định tài chính,
cạnh tranh và hiệu quả tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.


4

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mối quan hệ giữa ổn định
tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp mang tính khả thi nâng cao năng lực cạnh tranh, lành
mạnh tài chính và hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.6

Bố cục của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan lý luận về cạnh tranh, hiệu quả và ổn định tài chính.
Chương 3: Thực trạng tình hình ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 4: Giới thiệu mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 tác giả trình bày ngắn gọn tính cấp thiết lựa chọn đề tài nghiên

cứu, qua đó xác định mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ nhân quả
giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM giai đoạn
2007-2015. Định hướng phương pháp phân tích sử dụng để xây dựng mô hình hồi
quy, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính mô hình dữ liệu bảng
bằng phần mềm STATA 12 sử dụng các hiệu ứng REM, FEM và Pooled OLS để
phân tích, kiểm định mô hình mối quan hệ giữa ổn định tài chính, cạnh tranh và
hiệu quả tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho dữ liệu chuỗi thời gian dạng
bảng. Cuối cùng tác giả khái quát lại một số ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu
các chương trong luận văn.


5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm
Đề cập đến cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, K. Mark
đã đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch”. Như vậy, khi nghiên cứu cạnh tranh trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, Mark đã coi cạnh tranh là cuộc giành giật các lợi thế để

thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên, cũng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,
cuốn sách “Từ điển kinh doanh” (xuất bản năm 1992, tại Anh) lại đưa ra khái niệm:
“Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài
nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình” để đề cập tới sự cạnh tranh ở thị
trường các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus (2006) trong cuốn
Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình
địch giữa các DN cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”. Họ còn
đồng nhất cạnh tranh với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì một doanh nghiệp được coi là
có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác,
với các sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức
giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm có
cùng đặc tính nhưng với dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Một định nghĩa khác về
cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh có thể định nghĩa như là một khả năng của doanh
nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm,
dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận” (Nguyễn Thị Như Liêm, 2005).
Thực chất cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia
vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận
động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng


6

nhất chi phối sự hoạt động của thị trường. Sở dĩ như vậy vì đối tượng tham gia vào
thị trường là bên mua và bên bán. Đối với bên mua mục đích là tối đa hoá lợi ích
của những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao để
tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường. Như vậy trong cơ
chế thị trường tối đa hoá lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng
và điển hình nhất.

2.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh có những vai trò sau:
+ Cạnh tranh được coi như là cái sàng để lựa chọn và đào thải những doanh
nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to
lớn.
+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm
mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt
đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các
quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng
cáo, khuyến mãi, bảo hành...
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ
tay nghề của công nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Đối với người tiêu dùng


7

Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày
càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong
xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:
+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả
mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm
nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế
Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt
sau:
+ Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất
hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân
công lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp
phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
+ Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh
nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
+ Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị
trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường
của nước ta.
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện
tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị
trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng.


8

Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh
không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn
bộ cá nhân.

2.1.3. Lý thuyết cạnh tranh theo hƣớng tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới
2.1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh theo hướng truyền thống
Lý thuyết cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống dựa trên lý thuyết cạnh tranh
tân cổ điển (Neoclassical Theory). Đây là cách tiếp cận mà cạnh tranh được tiếp cận
ở dạng tĩnh (Static Approach) với 04 dạng cấu trúc chính: cạnh tranh hoàn hảo
(Perfect competition), cạnh tranh độc quyền (Monopolist competition) và độc quyền
nhóm (Oligopoly).
Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà không có cá nhân nhà cung
cấp nào tác động đáng kể lên giá cả thị trường sản phẩm (Frank-Bernanke, 2004).
Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh trong đó nhiều nhà sản xuất
bán sản phẩm được phân biệt với nhau mà gần như thay thế sản phẩm khác (FrankBernanke, 2004).
Độc quyền là chỉ một nhà cung cấp duy nhất sản xuất và gần như không có
sản phẩm thay thế (Frank-Bernanke, 2004).
Độc quyền nhóm là hình thức mà một công ty sản xuất một sản phẩm mà chỉ
có một vài đối thủ sản xuất sản phẩm thay thế (Frank-Bernanke, 2004).
2.1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh theo hướng tiếp cận mới
Cạnh tranh theo hướng tiếp cận mới dựa trên lý thuyết cạnh tranh của trường
phái Áo (Austrian School). Đây là cách tiếp cận mà cạnh tranh được tiếp cận ở dạng
động (Dynamic Approach).
Theo Heyek không có cạnh tranh nào trong lý thuyết tân cổ điển của cạnh
tranh hoàn hảo mà cạnh tranh đơn giản là do hành vi ganh đua giữa các cá nhân và
được xem là động lực để cố gắng đưa ra phương thức tốt hơn so với đối thủ cạnh
tranh của mình.
Lý thuyết cạnh tranh động cho rằng kiến thức và thông tin không hoàn hảo
và doanh nhân đóng vai trò trung tâm trong mô hình cạnh tranh động. Qúa trình


9

động được xem là quyết định của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chủ sở hữu tài

nguyên. Trong đó, doanh nhân là người tương tác giữa người tiêu dùng và người sở
hữu nguồn lực nên quyết định của doanh nhân hướng đến tạo một sự phân bổ nguồn
lực khan hiếm trong dài hạn.
2.1.4. Đo lƣờng cạnh tranh theo hƣớng truyền thống và hƣớng tiếp cận mới
2.1.4.1. Đo lường cạnh tranh theo hướng truyền thống
Theo tiếp cận truyền thống chỉ số H được nhiều nghiên cứu ứng dụng (Yuan,
2006). Yuan (2006) sử dụng chỉ số H để nghiên cứu 15 ngân hàng thương mại lớn
của Trung Quốc giai đoạn 1996-2000 và kết luận rằng các ngân hàng này gần như
cạnh tranh hoàn hảo trước khi các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường tài
chính Trung Quốc. Fu (2009) cũng sử dụng chỉ số H của Rosse Panza để đánh giá
cạnh tranh của ngân hàng thương mại Trung Quốc giai đoạn 1997-2006 với quy mô
mẫu là 76 ngân hàng. Kết quả tìm thấy ngân hàng Trung Quốc cạnh tranh theo hình
thức độc quyền. Tuy nhiên cạnh tranh tăng cương hay suy giảm cụ thể theo từng
năm phụ thuộc vào các nhân tố được đưa vào xem xét…Những phát hiện này là hợp
lý khi muốn xác định điều kiện cạnh tranh trong 01 ngành ( cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh độc quyền, độc quyền).
Bên cạnh chỉ số H, chỉ số Lerner cũng là phương pháp truyền thống ứng dụng
rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Casu & Girardone, 2009; Beck và
cộng sự 2013; Fu và cộng sự, 2014; Tabak và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của
Fungácová và cộng sự (2013) cho giai đoạn 2002-2011 của 76 ngân hàng Trung
Quốc cho thấy chỉ số Lerner của ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu
cao hơn các ngân hàng khác. Vì vậy, các tác giả kết luận mức độ cạnh tranh trong
giai đoạn nghiên cứu giữa các ngân hàng Trung Quốc là thấp. Mới đây Kouki và
cộng sự (2014) sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh thị trường cho 31 quốc
gia Châu Phi giai đoạn 2005-2010. Kết quả tìm thấy ngoại trừ Sudan, chỉ số Lerner
của các quốc gia dao động khoảng 60-70%. Điều này cho thấy các ngân hàng thuộc
các quốc gia châu phi hoạt động khá tập trung. Ưu điểm của chỉ số Lerner không
những đo lường sức mạnh thị trường của ngành ngân hàng cho cả năm mà còn dễ



10

dàng phân tích được sức mạnh thị trường theo từng nhóm ngân hàng, quy mô ngân
hàng…Ngoài ra chỉ số Lerner cũng được sử dụng bởi các nghiên cứu khác như
Carbo và cộng sự (2009), Xu và cộng sự (2013), Clerides và cộng sự (2014).
2.1.4.2. Đo lường cạnh tranh theo hướng tiếp cận mới
Chỉ số Boone dù ra đời chưa lâu nhưng cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng để đo lường cạnh tranh (Leuvensteijn và cộng sự, 2011; Tabak và cộng sự,
2012; Schaeck và Cihhák, 2014).
Leuvensteijn và cộng sự (2011) áp dụng chỉ số Boone đo lường cạnh tranh
trên thị trường nợ tại 05 quốc gia lớn của EU giai đoạn 1994-2004. Nhóm tác giả
này cũng so sánh kết quả của 05 quốc gia này với Anh, Mỹ và Nhật. Kết quả cho
thấy Mỹ có thị trường cho vay cạnh tranh nhất, trong khi Đức, Tây Ban Nha cạnh
tranh tốt nhất ở Châu Âu, chiếm vị trí trung gian là Hà Lan và chiếm vị trí kém cạnh
tranh nhất là Pháp, Nhật, Anh. Ngoài ra Tabak và cộng sự (2012) sử dụng chỉ số
Boone nghiên cứu 10 quốc gia Mỹ La Tinh giai đoạn 2001-2008. Kết quả làm rõ
ngân hàng tại các quốc gia Mỹ La Tinh hoạt động kém cạnh tranh hơn các ngân
hàng tại Châu Âu và Mỹ khi so sánh với kết quả của Leuvensteijn và cộng sự
(2011). Cũng sử dụng chỉ số Boone nhưng bằng cách tiếp cận khác, Schaeck và
Cihhák (2014) đã nghiên cứu ngân hàng các nước Châu Âu giai đoạn 1995-2005.
Họ nhận thấy hệ thống ngân hàng Hà Lan hoạt động cạnh tranh nhất, tiếp đó là ngân
hàng Anh, Thụy Sỹ trong khi các ngân hàng Đức hoạt động kém cạnh tranh.
2.2.

Tổng quan về sự ổn định tài chính

2.2.1. Khái niệm về sự ổn định tài chính
Lý thuyết “Thời điểm Minsky” (Minsky moment) là sự di chuyển chậm từ
trạng thái ổn định sang khủng hoảng của hệ thống tài chính. Thời điểm này được rút
ra từ thuyết bất ổn về tài chính do nhà kinh tế học người Mỹ Hyman

P.Minskyv(1970)vtheo trường phái Keynes, xây dựng học thuyết của mình trên ý
tưởng “sự ổn định bất ổn” (stability is unstable). Để đi đến thời điểm Minsky, nền
kinh tế trải qua ba giai đoạn chính:


11

Giai đoạn 1: Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà
đầu tư hứng khởi đầu tư vào một lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại cơ hội lợi
nhuận to lớn.
Giai đoạn 2: Đầu tư vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư nữa, để
lên cao trào, tạo bong bóng giá và tan vỡ trong lĩnh vực ấy.
Giai đoạn 3: Bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính.
Hyman Minsky và trường phái tân cổ điển không đồng ý nhau về cội nguồn
bất ổn của hệ thống tài chính. Theo tân cổ điển thì sự bất ổn ấy nằm trong mức độ
phức tạp của thị trường, và sự phức tạp ấy đến từ sáng tạo trong kỹ thuật (tài chính).
Trong khi đó đối với Minsky thì sự bất ổn ấy nằm trong chính bản chất của nền kinh
tế tư bản, tức nó luôn hiện hữu và mang tính cơ cấu. Nền kinh tế tư bản tự do luôn
năng động vì đem đến nhiều cơ hội để làm giàu và cũng tạo điều kiện cho nhà đầu
tư làm giàu. Chính vì thế Minksy đặt cấu trúc nợ trong hệ thống tài chính và thái độ
đầu tư/đầu cơ của nhà đầu tư làm trọng tâm của mô hình. Ứng với ba giai đoạn để đi
đến thời điểm Minsky, các nhà đầu tư có ba thái độ vay mượn khác nhau. Giai đoạn
đầu khi một nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng, các nhà đầu tư thường
lựa chọn đầu tư an toàn, mượn nợ để đầu tư vào những kế hoạch gần như chắc chắn.
Dòng tiền từ việc đầu tư sẽ đủ để trả nợ, cả vốn gốc lẫn lãi vay. Đến giai đoạn thứ
hai khi kinh tế tăng trưởng cao và lợi nhuận phát sinh thì các doanh nghiệp kỳ vọng
rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng và do đó sẽ lựa chọn đầu tư với mức rủi ro cao hơn
nhằm tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng vay mượn. Nhưng lần này, tiền từ đầu tư
chỉ đủ để trang trải lãi vay. Việc này chỉ có thể kéo dài khi thị trường vẫn còn thanh
khoản. Giai đoạn sau cùng còn gọi là mô hình Ponzi, nhà đầu tư hoặc trong tình

trạng khó khăn, không còn thanh khoản, hoặc có thái độ tham lam cực độ, có thể
dẫn đến lừa đảo, đều dẫn đến hiện tượng “Ponzi finance”, tức đi vay nợ để trả nợ.
Quá trình này xảy ra trong một môi trường tín dụng được nới lỏng, người cho vay
tìm mọi cách để tránh những ràng buộc về pháp lý để cho vay càng nhiều càng tốt.
Như vậy, cách duy nhất để tạm thời có tiền thanh toán nợ là tìm cách liên tục tăng
giá tài sản đầu tư. Vì nền kinh tế tư bản từ trong bản chất đã mang tính bất ổn, mỗi


12

lần chữa khủng hoảng thành công là một lần đưa các nhà đầu tư đến với những rủi
ro mới.
2.2.2. Mô hình tính toán ổn định tài chính.
Một số mô hình dự báo phá sản đã được sử dụng trong thế kỷ qua bao gồm 2
phương pháp là phân tích đơn biến (đánh giá từng chỉ số tài chính) và phân tích đa
biệt thức (kết hợp các chỉ số). Theo Beaver (1966), đã phát hiện ra rằng các doanh
nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính là các doanh nghiệp có ít tiền mặt,
hàng tồn kho nhưng nhiều nợ phải thu. Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ lưu chuyển tiền
thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng nhất trong dự báo nguy cơ phá sản
doanh nghiệp bởi nó thể hiện rõ nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài
ra, tỷ suất sinh lời của tài sản (thu nhập thuần/tổng tài sản) và hệ số nợ (tổng nợ
phải trả/tổng tài sản) cũng là các chỉ tiêu dự báo quan trọng bởi chúng phản ánh
hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Chỉ
cần so sánh các chỉ số tài chính với mức trung bình Beaver đưa ra là có thể phát
hiện dấu hiệu khủng hoảng và phá sản của doanh nghiệp, do đó việc áp dụng chỉ số
này khá đơn giản với độ tin cậy tương đối cao (Phạm Thị Thuỷ, 2004). Tuy nhiên,
khi các chỉ số mâu thuẫn với nhau thì khó có thể kết luận được. Rose và Giroux
(1984) cũng cho rằng các kiểm tra dự báo từng chỉ số có thể dẫn đến sai lệch
(Anjum, 2012). Do vậy, Altman (1968) đã sử dụng phân tích đa biệt thức để khắc
phục vấn đề này.

Grice và Ingram (2001) kiểm chứng sự phù hợp của mô hình Altman Z-score
trong dự báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, độ
chính xác khi áp dụng mô hình Z-score để dự báo nguy cơ phá sản của doanh
nghiệp là 57,6% so với 83,5% được chứng minh bởi Altman (1968). Bên cạnh đó,
độ chính xác trong dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp sản xuất cao hơn
doanh nghiệp phi sản xuất; 69,1% so với 57,8% khi sử dụng mô hình Z-score cổ
điển. Do đó, ứng dụng mô hình Altman Z-score điều chỉnh - Z’’-score để đánh giá
nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp phi sản xuất đã đươc đề xuất. Áp dụng mô
hình Alman Z-score:


13

Công thức: Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (Altman, 2000; Lâm
Minh Chánh, 2007)
Với: X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản X4 = Vốn chủ sở hữu /Tổng nợ
phải trả + Nếu Z” > 2,6: NH nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản +
Nếu 1,2 < Z” < 2,6: NH nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản + Nếu
Z” < 1,2: NH nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Nghiên cứu nền tảng về dự báo rủi ro Jodi Bellovary, Don Giacomino &
Michael Akers (2007) tóm lược quá trình các nghiên cứu. Năm 1968 E. I. Altman
nghiên cứu phá sản các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ. Nghiên cứu dùng mô hình
hồi quy xác suất với 5 biến để dự báo phá sản. Chỉ số Z nằm trong khoảng cụ thể sẽ
kết luận doanh nghiệp đó phá sản. Đối với công tác Quản lí rủi ro (QLRR) tín dụng
tại ngân hàng, chỉ số này được xem là điểm số đánh giá sức khỏe doanh nghiệp đi
vay. Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman bắt đầu
chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể như: ngân hàng, du lịch, công nghệ thông
tin, casino...Riêng ngân hàng thì điển hình là sự đóng góp của Boyd & Graham năm
1986 sử dụng Z-score = [E(ROA) + Ebq/Abq]/ ζROA đã đánh giá rủi ro phá sản

của tập đoàn tài chính ngân hàng đầu tư ra ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đến
năm 1988 Hannan & Hanweck phát triển chỉ số rủi ro (the risk index) Z-score =
[ROAbq + E/A]/ζROA nêu tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn CSH,
đồng thời cho rằng rủi ro phá sản phụ thuộc hai thành tố này. Z-score thể hiện việc
giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào trạng thái kiệt
quệ và đứng trước nguy cơ phá sản. Cho đến nay chỉ số Z-score được áp dụng rộng
rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro phá sản ngân hàng.
Chỉ số rủi ro ngân hàng Z-score Theo Cihak & Hess (2008), để lượng hóa sự
ổn định, nghiên cứu áp dụng chỉ số Z-score = [E(ROA) + Ebq/Abq]/ζROA do Boyd
& Runkle (1993) sử dụng để đo lường sự lành mạnh của ngân hàng. Tính chất của
Z-score là khi Z-score càng lớn thì rủi ro kiệt quệ càng thấp. Theo Foos và ctg


14

(2010) đưa nghiên cứu bổ sung sử dụng chỉ số Z-score = Mean[ROA + E/A]/ζROA
theo đề xuất của Roy (1952) và Boyd & Runkle (1993) đo lường rủi ro phá sản.
2.3.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của NHTM.

2.3.1. Khái niệm
Theo Perter S.Rose (2008) giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học
Yale thì về bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được coi như một tập đoàn
kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho
phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả
vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng
thị phần, thu hút vốn đầu tư.
Theo Nguyễn Khắc Minh (2004) định nghĩa trong cuốn "Từ điển Toán kinh
tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt" thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế

được định nghĩa là "mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra
hàng hóa và dịch vụ" và "khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên
được các thị trường phân phối tốt như thế nào." Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là
mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân
bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một
mục tiêu nào đó. Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh
lãng phí, bằng cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc
cực tiểu hoá sử dụng đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho.
Trong trường hợp này khái niệm hiệu quả tương ứng với cái mà ta gọi là hiệu
quả kỹ thuật (khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản xuất một véc tơ đầu ra
cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu vào cho trước),
và mục tiêu tránh lãng phí của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức
hiệu quả kỹ thuật cao. Ở mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi
sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao
cho cực đại hoá doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hoá
lợi nhuận. Trong các trường hợp này hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh
tế (khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để


15

sản xuất ra một mức sản lượng nhất định), và mục tiêu của các nhà sản xuất trở
thành mục tiêu đạt mức hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu như chi phí,
doanh thu hoặc lợi nhuận). Như vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi
công nghệ, sự kết hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao
động, trình độ quản lý...nó phản ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai
mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của

doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu
quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động
kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định ( Lê Văn Tư, 2005).
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), theo lý thuyết hệ
thống thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:
Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc
giảm thiếu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
Sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại quan hệ chặt chẽ với sự
ổn định và phát triển của nền kinh tế vì ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian
tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do đó sự
biến động của nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các ngành kinh tế quốc dân khác.
Quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét
hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ những hạn chế về
thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về hiệu quả mà luận văn sử dụng để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là dựa trên
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mỗi quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh
tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả
mà luận văn tập trung nghiên cứu trong đánh giá hoạt động của ngân hàng thương
mại được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh
doanh của NHTM.


×