Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng lỗi trên báo công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 14 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu
Báo chí là hoạt đông đặc thù với tiềm năng thực hiện các công tác tư tưởng và có ý
nghĩa to lớn đối với định hướng dư luận xã hội. Báo chí có lợi thế về khả năng tác động
một cách rộng lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội. Báo chí mang thông tin
đến đọc giả một cách thời sự, nhanh chóng, tin cậy. Vì thế, một tác phẩm báo chí cần
1


chính xác, tin cậy và sáng tạo để có thể thực hiện tốt được vai trò của báo chí. Điều đó
đồng nghĩa với việc cần một tác phẩm báo chí hoàn thiện, không có lỗi khi đến được tay
độc giả. Vậy nên việc biên tập văn bản báo chí lại càng trở nên cần thiết và quan trọng
hơn bao giờ hết để có được một tác phẩm báo chí hoàn thiện.
Hiện nay, trên đa phần các tờ báo phát hành đến tay người dân ( cả báo giấy và
báo điện tử) đều có những lỗi sai xót. Một phần trong đó là do công tác chưa được chú
trọng dẫn đến các lỗi sai về chính tả, câu văn hoặc còn có thể là sai nội dung thể loại. Vì
thế, công tác biên tập càng trở nên quan trọng để có thể phát huy được một cách mạnh mẽ
về việc truyền tải các thông điệp của tác phẩm.

I.
1.1.1

Lý luận
Biên tập- vai trò và ý nghĩa của công tác biên tập

Khái niệm của biện tập được định nghĩa “ là một quá trình xử lý bản thảo, sao
cho bản thảo trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh, trọn vẹn, không có sai sót về nội
dung và hình thức thể hiện, để tác phẩm phát huy tốt nhất giá trị thông điệp của nó
mà không làm sai lệch , méo mó đi dụng ý của tác giả.”


2


Theo nghĩa rộng, biên tập hoạt động gồm việc tổ chức khai thác, lựa chọn tác
phẩm để in, để phát chương trình phát thanh, truyền hình (để truyền thông); đồng thời
góp phần tu chỉnh, sửa chữa, nâng cao chất lượng tác phẩm; kiểm tra sai sót nhân bản;
góp phần vào việc tu sửa tác phẩm.
Công việc biên tập không chỉ là sửa lỗi sai về chính tả và ngữ pháp trong một văn
bản, hay là việc cắt cúp câu, chữ cho vừa một trang in. Người làm công tác biên tập phải
đặt mình ở nhiều vai, nhiều vị trí khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Người
biên tập phải hiểu thông điệp của tác giả, hiểu cả những hiệu ứng xã hội, dự đoán phản
hồi của bài viết dưới góc độ giác ngộ chính trị, kinh tế và văn hóa.
Biên tập bản thảo là hoạt động phức hợp nhất, và cũng có lẽ là hoạt động đòi hỏi
trách nhiệm cao nhất của quá trình xuất bản. Xã hội càng phát triển, công nghệ càng phát
triển, hoạt động biên tập cũng phải phát triển theo để đáp ứng với yêu cầu mới. Xã hội
hiện đại đòi hỏi nhiều thông tin hơn và nhanh hơn và chính xác hơn. Khái niệm biên tập
đã được mở rộng, biên tập viên có mặt hầu như ở các khâu quan trọng trong quá trình sản
xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên tập kỹ
thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tập trình bày trang báo...
Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá trình phát triển của
báo chí nói riêng. Đã từ lâu, nhiệm vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và
trau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để làm công việc vừa nói một cách
hoàn mỹ, người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết
sau khi được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn
chưa đủ, người biên tập còn phải sống trong dòng thời sự chủ lưu, có trí phán đoán, sự
uyên bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởng tượng, đức tính thận
trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi. Với ban biên tập, họ là một bộ
phận tham mưu đắc lực về nội dung tờ báo. Với phóng viên họ là người bạn đồng hành
cùng làm việc, có khi tham gia từ bước đầu tư duy đề tài, trao đổi thông tin lẫn giúp hoàn
chỉnh bài viết.

Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng cầu nối tác giả và độc giả, đưa đứa tinh
thần của tác giả tới tay người đọc, làm giàu cho vốn kiến thức văn hóa người đọc. Trách
nhiệm đội ngũ biên tập vô quan trọng, định toàn thịnh suy hệ thống ngành xuất Nếu biên
tập viên có xuất phẩm chất lượng tung thị trường, mang tri thức văn hoá đến với nhân
dân.
Giáo sư, tiến sĩ I Moontanhet, Tổng biên tập báo Toronto (Canada), chuyên gia
giảng dạy khóa huấn luyện nghề biên tập xuất số nước phat triển châu Á, châu Mĩ, Latinh
3


gọi người biên tập “những chiến sĩ vô hình”, chiến sĩ hi sinh thầm lặng mặt trận văn hóa
Ông cho rằng để làm tốt vai trò chức người biên tập, họ phải người hiểu biết sâu rộng, tức
mặt kiến thức, người biên tập vừa phải có điểm vừa phải có diện Người biên tập người
lính vô hình sử dụng thành thạo loại vũ khí mình, người biên tập chân có trình độ phải
người am hiểu lĩnh vực đề tài mà phụ trách, hiểu cộng tác viên, khai thác thảo với yêu
cầu ban biên tập.
Đối với người biên tập viên :
Phẩm chất cần có đầu tiên của người biên tập thực sự là tính cẩn thận và tỉ
mỉ. Để “gia công” một bài viết, người biên tập phải sửa từ những lời văn thô ráp, câu văn
lủng củng, trùng lặp đến những chi tiết “sạn” rất nhỏ: chính tả, từ ngữ. Vì công việc biên
tập tưởng đơn giản nhưng lại là công việc khá phức tạp. Đầu óc, trí tuệ, tầm nhìn của
người biên tập được thể hiện qua cách sửa chữa các lỗi rất nhỏ. Nếu không là một người
cẩn thận, chịu khó, thì sẽ không thể làm được công tác biên tập.
Người biên tập phải là người tâm lý và khéo léo, biết cư xử. Vì người biên tập là
người trung gian giữa tác giả và độc giả nên người biên tập phải hiểu được tâm lý của cả
đối tượng này. Người biên tập cần cân bằng việc sửa chữa tác phẩm nhưng vẫn giữ được
thông điệp, ý nghĩa tác giả muốn truyền tải.
Người biên tập không thể chỉnh lý, sửa chữa theo ý muốn chủ quan của bản thân.
Sự sáng tạo của người biên tập là có giới hạn. Giới hạn đó chính là việc trau chuốt lại tác
phẩm. Giữ mối quan hệ tốt với tác giả cũng là một việc làm thể hiện được tính nghệ thuật

và khéo léo trong công tác biên tập của người biên tập.
Người biên tập cần hiểu được tâm lý của công chúng. Người biên tập vừa là
người giúp tác giả diễn đạt thông điệp gửi đến công chúng vừa là người định hướng công
chúng hiểu được trọn vẹn thông điệp của tác giả muốn hướng tới.
Người biên tập phải là một người lý trí- Làm việc với một cái đầu lạnh và một
trái tim nóng. Cần giữ cho thần kinh luôn vững vàng, tỉnh táo,lý trí sáng suốt. Nhẫn nại
và biết sàng lọc mọi sai sót, từ sai sót nhỏ nhất trong các bản thảo cần sửa chữa. Cần có
sự khách quan và công bằng trong công tác biên tập.
Người biên tập viên phải là người có trách nhiệm với công việc. Người biên tập
sẽ theo dõi in, sửa bài đồng thời tuyên truyền, giới thiệu, phát huy tác dụng của báo chí,
lắng nghe ý kiến phản hồi của độc giả. Người biên tập có trách nhiệm sẽ tiếp thu ý kiến
nhiều chiều để các bài biên tập sau được hoàn thiện hơn, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu

4


của độc giả vừa điều chỉnh hướng biên tập để hài hòa giữa tác giả và bài viết gửi đến
công chúng.

1.2

Sơ lược về công tác biên tập.

1.2.1

Đôi nét về tờ báo

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 21/SL ngày 14/5/1951 đổi tên Bộ Kinh
tế thành Bộ Công Thương, tháng 11/1951, trên cơ sở tờ tin Mặt trận Kinh tế, Tập san
Công Thương được xuất bản và phát hành số đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc.

Tháng 9 năm 1955, Bộ Công Thương được tách ra làm hai Bộ Thương nghiệp và
Bộ Công nghiệp. Theo đó, Tập san Công Thương cũng chuyển thành Báo Thương nghiệp
- cơ quan của Bộ Thương nghiệp. Những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ XX, Báo
Ngoại thương (sau là Báo Kinh tế đối ngoại), Báo Vật tư của hai Bộ Ngoại thương, Vật
tư cũng được thành lập. Giữa năm 1990, các Bộ Nội thương, Kinh tế đối ngoại, Vật tư
hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (sau là Bộ Thương mại) và tháng 7/1990, ba tờ báo
ngành cũng được hợp nhất và đổi tên là Báo Thương mại.
Giữa năm 1996, Báo Công nghiệp Việt Nam - Cơ quan của Bộ Công nghiệp cũng được thành lập. Là cơ quan ngôn luận của hai Bộ kinh tế mũi nhọn của đất nước,
Báo Thương mại cũng như Báo Công nghiệp luôn nhận được những lời động viên, khích
lệ từ các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ. Sau khi hợp nhất Bộ
Thương mại và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương, ngày 14/2/2008, Bộ trưởng Bộ
Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định số 0959/QĐ-BCT hợp nhất Báo Thương
mại và Báo Công nghiệp Việt Nam thành Báo Công Thương.
Ngày 31/3/2008, Báo Công Thương đã làm Lễ ra mắt giới thiệu ấn phẩm mới và
phát hành chính thức vào ngày 1/4/2008.
Tin, bài về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, giá cả thị trường của Chính phủ,
các chủ đề về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và
hội nhập kinh tế quốc tế... vẫn là nội dung chủ đạo của từng số Báo Công Thương, đặc
biệt là Báo Công Thương điện tử, thông tin được cập nhật dày đặc mỗi ngày. Ngoài ấn
phẩm chính, sau khi hợp nhất Báo Công Thương tiếp tục duy trì và xuất bản có hiệu quả
các ấn phẩm mang tính chuyên đề và trở thành một trong những tờ báo có nhiều chuyên
đề, đặc san, như: Chuyên đề Công Thương Miền núi; Chuyên đề Mua và bán; Đặc san

5


Bếp Gia đình; Chuyên đề Vốn và Đầu tư; Chuyên đề Thông tin Công nghiệp và Thương
mại...
Với công tác thông tin tuyên truyền, về nội dung, các ấn phẩm của Báo Công
Thương đã tuyên truyền đầy đủ và sinh động các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của ngành Công Thương. Báo Công
Thương trở thành diễn đàn của giới công thương, là cầu nối cho các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng thì việc đáp ứng nhu cầu
thông tin, tạo sự liên kết giữa các lĩnh vực trên đã là một thực tế khách quan.
Báo Công Thương là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương – Diễn đàn của
giới công thương Việt Nam.
Thông tin về tờ báo
Tòa soạn : Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương số 655 Phạm Văn Đồng,
Bắc Từ Liêm, Hà Nội.Tổng Biên tập: Nguyễn Hữu Quý.
• Phó Tổng Biên tập: Trương Thu Hiền, Đặng Thái Anh, Trần Hoàng.
• Giấy phép xuất bản: Số 232/GP-BTTTT ngày 21/6/2013.


6


7


1.2.2

Tổng quan về các chuyên trang, chuyên mục.

Theo phân viện báo chí và tuyên truyền: chuyên mục đóng vai trò qua trọng nhất
của tờ báo. Chuyên là chủ làm một viêc, mục là phần của sách trình bày một phần, một
điểm, một vấn đề. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: chuyên mục dành riêng cho một đề
tài nhất định, xuất hiện định kỳ và chiếm một chỗ cố định trên báo, do một hoặc một
nhóm người viết. Sự thu hút người đọc của các bài báo phụ thuộc và trình độ của người
viết.
Các chuyên mục trên báo chí chính là một góc phản ánh tính chất “xuất bản phẩm

định kỳ” cũng như tính thời sự của báo chí. Trong công tác thông tin, tuyên truyền trên
báo chí, khi chúng ta bảo đảm được tính định kỳ sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn
xuyên suốt, liên tục về thông tin, cũng như làm tăng tính hấp dẫn, thu hút đối với chuyên
mục và tờ báo.
Chuyên mục tạo bản sắc của tờ báo: tương đối ổn định về dung lượng và thời gian,
phạm vi đề cập. Hướng tới một lượng độc giả nhất định theo nghành nghề, sở
thích.Chuyên mục xuất hiện ở nhiều dạng: là một tác phẩm, có một nhóm tác giả có thể
chung viết một tác phẩm. Dạng chuyên mục chiếm cả trang hay phần lớn trang báo. Khi
đó chuyên mục giống với trang chuyên đề hay chuyên trang.
Các mục trong Báo Công Thương :
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

II.

THỜI SỰ - KINH TẾ
VẤN ĐỀ HÔM NAY
THỊ TRƯỜNG – PHÁP LUẬT
DOANH NGHIỆP – DOANH NHÂN

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
AN NINH NĂNG LƯỢNG
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
TỰ HÀO HÀNG VIỆT
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
XÃ HỘI
ĐỊA PHƯƠNG

Thực trạng lỗi
8


Một số lỗi trên Báo Công Thương
1.

Sai chính tả không viết hoa từ Nam Bộ
2.

Lỗi sai chính tả, thiếu dấu ngặng.

3.

9


Lỗi cú pháp câu. Câu “ có thể thấy dày đặc một chương trình tiếp khách của vị Chủ
tịch..” Ở đây lỗi thiếu chủ ngữ. Ai là người có thể thấy?
4.


Lỗi viết sai tên riêng. FPT Shop là tên cửa hàng thuộc tập đoàn FPT. Không được
viết là FTP.

10


5.

Lỗi viết sai từ làm sai ngữ nghĩa. Bảo Việt là tên của tập đoàn Bảo Việt. An Gia là
tên của một loại bảo hiểm nhân thọ , là một dịch vụ của tập đoàn Bảo Việt. An Gia ngang
hàng nghĩa với bảo hiển vật chất, bảo hiển K-Care. Như vậy, viết là Bảo Việt Gia An sẽ
làm người đọc hiểu nhầm tên của công ty và nhầm tên dịch vụ của công ty.
6.

Lỗi dùng từ. Nên sử dụng “ kinh phí cho truyền thông” . Nếu dùng cụm từ “thông
báo trên mạng” rất chung chung chung và không hề phù hợp với các công việc của một
công ty. Đó chỉ là cụm từ cho ngữ cảnh bình thường.

7.

11


Lạm dụng từ viết tắt.
8.

Đặt dấu ba chấm nhưng không có dụng ý riêng
Qua thống kê các lỗi trên báo từ tháng 10/2016 – 12/2016 thì thấy : Bởi do đặc thù
của Báo Công Thương là tờ báo viết về đề công nghiệp và thương mại, các vấn đề của Bộ

Công Thương nên hay dùng những từ của ngành ,chỉ những người trong ngành mới viết
được. Vì thế, lỗi sai rất ít.
Các lỗi chính thường gặp lỗi chính tả và lỗi về các từ. Các lỗi diễn đạt câu cũng có
mắc phải. Các lỗi từ Hán Việt rất ít.
Các lỗi thể loại hầu như không có.

12


Hậu quả : Các lỗi sai làm cho người đọc hiểu nhầm ý của tác giả, dẫn đến việc
không đồng tình với người viết.
Các lỗi sai còn khiến người đọc cảm thấy ức chế và bực mình khi cầm tờ báo lên
để đọc. Người đọc sẽ đánh giá tòa soạn báo làm việc không cẩn thận.
Lỗi chính tả làm rối loạn sự tiếp nhận của độc giả. Nếu lỗi chính tả ngày càng tăng
sẽ làm cho độc giả nghi ngờ về bài viết và chất lượng của thông tin.

III.
-

-

Giải pháp
Với người biên tập khi gặp lỗi này cũng không thể tùy tiện sửa ngay mà phải dựa
vào từ điển, nếu thấy sai có thể thay bằng từ khác nhưng phải chú ý đến sắc thái ý
nghĩa phải tương ứng.
Người viết hoặc người biên tập phải đọc lại nhiều lần bài báo để phát hiện lỗi và
loại bỏ những từ thừa.
Đối với trường hợp dùng từ chuyển nghĩa thì tác giả nên sử dụng dấu ngoặc kép
để cho người đọc dễ nhận biết.
Cũng có thể lấy ý kiến của bạn đọc về vấn đề này và từ đó rút kinh nghiệm để sửa

chữa.
Một số lưu ý trong quá trình biên tập :
o Điều muốn truyền đạt phải sáng sủa, dễ hiểu, khi soạn thảo một cái sườn thì
phải lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự và loại trừ những chi tiết không quan
trọng.
o Ngôn ngữ phải rõ ràng.
o Hãy chú ý đến ngữ pháp, trong ngôn ngữ, cấu trúc thông thường của câu là
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, đó là cấu trúc dễ hiểu và dễ tiếp thu nhất.
o Hãy viết những câu ngắn.
o Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.

13


Kết luận
Hoạt động biên tập thường là hoạt động làm cuối cùng của cơ quan báo chí.
Giai đoạn cuối của công việc biên tập văn bản báo chí chính là xuất bản. Người
biên tập sẽ theo dõi in, sửa bài đồng thời tuyên truyền, giới thiệu, phát huy tác
dụng của báo chí, lắng nghe ý kiến phản hồi của độc giả. Người biên tập có trách
nhiệm sẽ tiếp thu ý kiến nhiều chiều để các bài biên tập sau được hoàn thiện hơn,
vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của độc giả vừa điều chỉnh hướng biên tập để hài
hòa giữa tác giả và bài viết gửi đến công chúng.
Với đòi hỏi ngày càng cao của độc giả, cũng như quản lý chặt chẽ của các cơ
quan quản lý nhà nước; với sự phát triển của mạng, của dữ liệu số, đội ngũ biên tập
viên phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chính trị lẫn chuyên môn,
nhằm tăng cường vai trò và trách nhiệm của họ với các xuất bản phẩm.

14




×