Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giáo dục thể chất _ K16UEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.05 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT ĐHQG TPHCM
KHOA LUẬT KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Thầy LÊ BÁ LÂM

Họ và Tên: Trần Thảo Vi
Lớp: K16501C
MSSV: K165011715


Đề 1: Trình bày suy nghĩ về câu nói của danh y người Pháp: “Vận

động có thể thay thế mọi thứ thuốc nhưng mọi thứ thuốc không
thể thay thế được sự vận động”

2|Pa ge


Cuộc sống hiện đại ngày càng tấp nập, hối hả, bận rộn, cũng từ đó mà con người
ta ít quan tâm đến việc vận động, rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày. Hơn bao giờ
hết, sức khỏe của người Việt Nam đang bị đe dọa hàng ngày bởi vô vàn tác nhân như ô
nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, lối sống không cân đối, lành mạnh. Các chuyên gia
y tế cho rằng, để phòng chống những chứng đau nhức khi trở trời, những cơn cảm cúm,
những căn bệnh tiêu hóa,… ngoài vấn đề dinh dưỡng thì vận động được coi là phương
pháp "chữa bệnh không dùng thuốc" tốt nhất. Danh y người Pháp Tisso đã từng nói:
“Vận động có thể thay thế mọi thứ thuốc nhưng mọi thứ thuốc không thể thay thế được
sự vận động”.

Cơ thể con người cần vận động để giúp máu lưu thông. Bởi vậy, nếu lười biếng,


bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mất ngủ, stress, tăng
cân...
Theo Boldsky, nghiên cứu mới đã chứng minh những người lười biếng thường
gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn các đối tượng khác.
Khi bạn không vận động hay tập thể dục, cơ thể cũng phải chịu áp lực nặng nề,
từ đó gây ra rối loạn và khiến huyết áp tăng cao. Điều này dẫn đến các cơn đau tim và
đột quỵ. Do đó, việc thiết lập chế độ vận động thích hợp theo cơ địa là rất cần thiết.
Mặt khác, những người từng vận động nhiều nhưng hiện tại đã không còn giữ
thói quen này cũng gây hại cho các chi. Bởi điều này gây ra sự thay đổi lớn trong quá
3|Pa ge


trình phát triển của xương và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như loãng xương,
xương yếu.
Dưới đây là những hệ lụy nguy hiểm từ việc lười biếng, thiếu vận động.

Stress
Stress là kẻ giết người thầm lặng và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể
dù bạn có lười biếng hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những người có
hoạt động thể chất thường xuyên ít bị stress hơn. Do trong quá trình vận động, cơ thể
sẽ tiết ra nhiều endorphins, một loại hormone có khả năng điều hòa căng thẳng và cải
thiện tâm trạng.
Phá hoại giấc ngủ
Khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
vào ban đêm. Ngược lại, khi bạn lười biếng và không hoạt động, phần năng lượng dư
thừa sẽ khiến bạn tỉnh táo suốt cả đêm và gây mất ngủ.
Làm chậm quá trình trao đổi chất
Đây là một trong những tác động nguy hại nhất khi bạn quá lười biếng. Vì khi
cơ thể không hoạt động, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị trì hoãn và tốc độ
cũng chậm đi.


4|Pa ge


Huyết áp cao
Nếu cả tinh thần và cơ thể bị căng thẳng do thiếu vận động, quá trình lưu thông
máu sẽ bị cản trở. Điều này khiến huyết áp tăng cao gây ra nguy cơ đột quỵ.
Tăng cân
Lười vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân do lượng
calo dư thừa trong cơ thể không được đốt cháy và ngày càng tích tụ nhiều hơn.
Xương yếu
Lười biếng hay không hoạt động thể chất khiến các cơ bắp và xương của bạn sẽ
ngày càng yếu đi theo thời gian.
Giảm tuần hoàn máu
Sự lưu thông máu trong cơ thể phụ vào những hoạt động của bạn mỗi ngày. Vận
động càng ít, tuần hoàn máu càng chậm, điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc các vấn
đề về sức khỏe càng cao.
5|Pa ge


Sự sống là vận động, cơ thể con người dù ở bất cứ trạng thái nào cũng luôn luôn
vận động. Vấn đề là bạn có biết cách vận động như thế nào để tốt nhất cho cơ thể?

Nước chảy thì không hôi thối, trục cánh cửa quay thì không hoen gỉ, cơ thể con
người thường xuyên vận động thì mạnh khỏe, ít bệnh tật và sống lâu. Các nhà động vật
học phát hiện rằng mọi động vật ở trong môi trường hoang dã bao giờ cũng sống lâu
hơn so với những loài bị nuôi nhốt trong vườn bách thú. Ví như, thỏ hoang sống trung
bình 15 năm, còn thỏ nuôi nhốt trong chuồng dù tốt mấy cũng chỉ sống được 4 - 5 năm;
heo rừng sống lâu gấp đôi heo nhà...
Nguyên nhân chủ yếu là động vật hoang dã phải vận động nhiều hơn động vật

nuôi nhốt. Với con người cũng vậy, vận động là cái gốc của sự mạnh khỏe sống lâu.
Nhưng vấn đề là ở chỗ là vận động như thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe?
Có người dù tuổi đã cao nhưng vẫn thích những loại hình vận động hùng hục,
tốn kém nhiều sức lực. Ngược lại, có người dẫu đang ở tuổi thanh xuân nhưng suốt
ngày giam mình trong buồng vi tính, nếu có vận động thì cũng chỉ làm vài động tác
khoa chân, múa tay cho phải phép. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm của
các nhà dưỡng sinh y học cổ truyền. Theo họ, nguyên tắc dưỡng sinh vận động cụ thể
là:

6|Pa ge


Chọn hình thức luyện tập hợp lý:

Nghĩa là hạng mục tập luyện phải phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp,
điều kiện sức khỏe. Ví như, với người có tuổi, do sức lực cơ bắp suy giảm, phản ứng
thần kinh chậm chạp, khả năng phối hợp kém linh hoạt thì nên chọn những phương
thức tập luyện nhẹ nhàng, mềm mại như đi bộ, thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga... Với
thanh niên trai tráng thì nên chọn những hình thức tập luyện vận động đòi hỏi sức lực
nhiều như chạy xa, chơi bóng rổ, bóng đá... Với những nhân viên bán hàng, đầu bếp...
vốn phải đứng lâu, tĩnh mạch chi dưới dễ bị dãn thì khi vận động không nên chạy nhảy
nhiều mà nên chọn các bài tập ở tư thế nằm ngửa, giơ cao chân...
Kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh:
Nghĩa là khi vận động nhất thiết cả thần lẫn hình, cả trong lẫn ngoài phải bảo
đảm “trong tĩnh có động”, “trong động có tĩnh”, “lấy động chế tĩnh”, “lấy tĩnh chế
động”, động ở ngoài mà tĩnh ở trong, động chủ luyện tập mà tĩnh chủ dưỡng thần, tuyệt
đối không thiên lệch.

Phải vận động hết sức kiên trì và đều đặn:
Cổ nhân có câu: “Băng dày ba thước, đâu phải do lạnh một ngày”, ý nói không

thể một sớm một chiều đã nên chuyện. Vậy nên, việc luyện tập phải thường xuyên,

7|Pa ge


không gián đoạn, nếu chỉ vì cao hứng mà bữa đực bữa cái thì chẳng nên cơm cháo gì
mà nhiều khi lại mang họa vào thân.
Vận động phải vừa sức:
Nghĩa là việc tập luyện phải vừa sức đúng như y thư cổ Thiêm kim yếu phương
của danh y Tôn Tư Mạo đã viết: “Theo đạo dưỡng sinh, cần thường xuyên luyện tập
nhưng chớ tập đến mức quá mệt, chớ tập quá sức”. Vậy thế nào là tập vừa sức ? Đại
khái, nếu sau mỗi lần tập luyện mà cơ thể cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái,
huyết áp, tần số mạch dao động không quá mức là được.

Vận động phải tuần tự, thư thái tự nhiên:
Nghĩa là, việc tập luyện phải từ từ, tiệm tiến, đi từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng,
từ đơn giản đến phức tạp. Tuyệt đối không được “đốt cháy giai đoạn”. Ví như, việc
chạy chậm phải đi từ cự ly ngắn đến dài, từ tốc độ rất chậm nhanh dần đến tốc độ vừa
phải.
Phải lựa chọn vận động vào thời gian thích hợp:

8|Pa ge


Nhìn chung, tập vào sáng sớm là rất tốt vì khi đó không khí tương đối trong
lành, nồng độ dưỡng khí nhiều, lượng khí cacbonic thấp. Tập vào buổi chiều hoặc buổi
tối cũng được vì sẽ giúp cho cơ thể giải tỏa mọi căng thẳng sau một ngày làm việc vất
vả nhưng không nên tập quá nhiều vì sẽ khiến hệ thần kinh bị hưng phấn, làm ảnh
hưởng tới giấc ngủ. Việc tập luyện cũng nên tránh xa bữa ăn vì nếu tập ngay sau bữa
ăn thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động hấp thu và chuyển hóa của tỳ vị, thậm chí

có thể đưa đến những tai biến không đáng có.
Có thể thấy, vận động là bài thuốc chữa và dự phòng được nhiều bệnh tật.
Thế mà ngày nay, con người ta lại quá lạm dụng sự phát triển của y – dược học.
Ngày càng nhiều người lạm dụng thuốc và các sản phẩm chức năng, đặc biệt đối với
những căn bệnh liên quan đến xương khớp hay những chứng đau nhức. GS.TS. Trần
Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, đây là tình trạng đáng báo
động, bởi hiện nay nhiều người tự ý dùng thuốc giảm đau mỗi khi trái nắng trở trời.
"Họ không biết rằng, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không phải
chữa bệnh. Hơn nữa, nhiều loại thuốc giảm đau có phản ứng phụ, nếu tích tụ lâu ngày
sẽ biến chứng thành bệnh khó chữa. Chẳng hạn như bệnh nhức đầu do lạm dụng thuốc
giảm đau. Nguyên nhân do dùng quá nhiều, quá lâu (lạm dụng) các thuốc giảm đau
như egotamin hay cafein mỗi khi đau đầu, dẫn tới sự lệ thuộc, cuối cùng là biến chứng
thành bệnh đau đầu mạn tính", GS Ân phân tích.

9|Pa ge


GS.TS Trần Ngọc Ân cho biết, những người đau xương khớp cũng là đối tượng
hay lạm dụng thuốc giảm đau. Đáng sợ nhất là có một số thuốc gia truyền đã trộn
thuốc giảm đau rẻ tiền như corticoid để người bệnh sử dụng, dẫn tới việc phụ thuộc
vào thuốc, bệnh không chữa khỏi lại còn gây biến chứng nguy hiểm. Lạm dụng thuốc
giảm đau có thể dẫn đến dị ứng ngoài da, suy gan, thủng dạ dày, xuất huyết đường tiêu
hóa, phù toàn thân, suy hô hấp và tử vong...
Tác dụng tuyệt vời của vận động
Theo bác sĩ Đông y Nguyễn Ngọc Phái, nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng
đau lưng, đau cổ, đau vai, đau đầu... thì nhiều nhưng nếu khi đi khám bệnh mà không
ra "bệnh" thì chắc chắn 100% là do lười vận động. Cơ thể con người cần đến cả âm và
dương. Âm là huyết, dương là khí. Một người kém vận động thì khí huyết khó lưu
thông. Hiện tượng đau đầu, đau lưng, đau vai, cổ... mà nguyên nhân là do thoái hóa các
đốt sống cổ là bởi máu không được lưu thông tại các vùng thoái hóa đó. Khi vận động,

khí huyết lưu thông làm cho hiện tượng thoái hóa giảm đi và hết đau. Các biện pháp
như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt trong Đông y cũng với mục đích làm cho khí huyết
lưu thông.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Phái, các phương pháp vận động phải phù hợp với
từng lứa tuổi. Các phương pháp vận động như đi bộ, dưỡng sinh, võ cổ truyền... là
những phương pháp phù hợp với người già. Trẻ thì tập thể dục, thể hình, đá bóng,
tennis...

10 | P a g e


Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, phát hiện thấy, vận động còn có
thể chữa được các bệnh tưởng như chẳng liên quan gì như bệnh nội tiết, phụ khoa,
thậm chí cả... ung thư. Tại một số quốc gia như Phần Lan, Na Uy, Thụy Sĩ..., hoạt động
thể lực đã được đưa vào thành một chương trình chữa bệnh không dùng thuốc.
Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh, những "đơn thuốc" đặc biệt này còn có tác
dụng dự phòng và giảm nhẹ triệu chứng một số bệnh không lây nhiễm như: Huyết áp,
loãng xương, đau lưng, trầm cảm, đái tháo đường... Chẳng hạn, việc tập luyện thể dục
có thể làm thay đổi mức độ nhạy cảm với insulin và trong một số trường hợp có thể
làm tăng khả năng dung nạp glucose, kiểm soát đường huyết.
Bác sĩ Tô Minh Châu, Hội Y học thể thao TPHCM cũng cho rằng, khi không
chơi thể thao và suốt ngày ngồi bàn giấy thì đầu nhức, lưng mỏi là chuyện thường tình.
Ngồi bất động một tư thế suốt nhiều giờ làm cho bả vai và cổ cứng đơ. Các mảng cơ
chung quanh kéo căng, gây đau mỏi. Với những bệnh này đơn thuốc tốt nhất là bơi lội.
Hay với chứng đau vùng thắt lưng, nếu tập có thể làm giảm đau, tăng sức mạnh và sự
linh hoạt của cột sống. Hoặc tập luyện 10 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy mắc
ung thư vú, ruột kết.
Ngoài ra, dưới đây là 9 lợi ích cơ bản của việc thường xuyên vận động đối với
con người.
1. Tốt cho tim mạch

Vận động, thể dục thể thao giúp cho tim được khỏe mạnh, giảm nguy cơ các
bệnh về tim mạch, giúp điều hòa hoặc làm giảm huyết áp động mạch, nhờ vậy giảm
nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
2. Giảm mập và béo phì
Vận động thường xuyên sẽ làm tiêu mỡ, làm giảm cholesterol xấu LDL, giảm
chất béo xấu triglyceride, tăng cholesterol tốt HDL. Vận động, tập thể dục và chơi thể
thao cộng với một sự dinh dưỡng thích nghi sẽ giúp vào việc làm giảm cân một cách
hiệu quả.
3. Giảm nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường loại II, hoặc làm giảm thiểu triệu chứng
của nó.
Vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng sự tiêu thụ đường glucose
trong máu bằng cách gia tăng sự hấp thụ đường từ máu vào trong các tế bào.

11 | P a g e


4. Tốt cho phổi
Vận động thường xuyên sẽ giúp cho việc hô hấp được tốt hơn, phổi được khỏe
và làm tăng dung lượng oxy đem vào cho các hoạt động biến dưỡng của cơ thể.
5. Giảm đau lưng
Vận động đúng cách giúp vào việc tăng thêm thể lực và sức chịu đựng của các
bắp cơ vùng lưng, giãn gân giãn cốt, đồng thời giúp các khớp xương được dẻo dai và
chuyển động được dễ dàng hơn.
6. Ngừa được chứng loãng xương (osteoporosis)
Vận động và tập thể dục thường xuyên, nhất là các môn thể dục nặng như cử tạ
chẳng hạn sẽ giúp vào việc tạo xương và làm tăng mật độ xương lên.
7. Có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện của một số bệnh ung thư.
Như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tử cung và ung thư vú.
8. Giúp tinh thần bớt căng thẳng, giảm stress, bớt tình trạng trầm cảm và chán đời.
Việc vận động và tập thể dục thường xuyên, nhất là tập cho đổ mồ hôi sẽ khiến

não tiết ra nhiều serotonin và dopamine. Hai chất này giúp chúng ta bớt phiền muộn,
trở nên yêu đời và tự tin hơn. Sự gia tăng chất dopamine trong não còn có khả năng
giúp phòng ngừa bệnh Parkinson nữa. Ở những người thường hay bị suy nhược tinh
thần và hay chán đời, nồng độ serotonin và dopamine trong máu của họ ở một mức độ
rất thấp.
12 | P a g e


9. Tạo ra cảm giác thật sảng khoái, dễ chịu
Sau một buổi tập thể dục khá lâu và mệt nhọc toát mồ hôi, não sẽ tiết ra chất
beta endorphin, và đây là một loại ma túy còn được gọi là morphin thiên nhiên giúp
cho chúng ta bớt đau nhức, giảm mệt và cùng với chất serotonin tạo một cảm giác sảng
khoái khỏe khoắn vô cùng tận. Sau khi tắm xong, bảo đảm là bạn sẽ cảm thấy đói bụng
ăn cơm rất ngon và ngủ thẳng giấc.
Tóm lại, vận động là phương pháp phòng và chữa bệnh không mất phí mà lại vô
cùng hiệu quả và lành mạnh. Có vận động, con người ta mới linh hoạt hơn, bền bỉ hơn,
minh mẫn hơn trong công việc, học tập và mọi hoạt động của đời sống. Không một ai
có thể phản bác lợi ích của vận động đối với mỗi chúng ta. Dù cuộc sống có bận rộn
đến mấy, tấp nập thế nào, thì cũng đừng quên dành ra ít nhất mười lăm phút mỗi ngày
cho việc luyện tập thể dục thể thao, hoặc có thể đi bộ, đạp xe đi đâu đó thay vì lúc nào
cũng sử dụng xe máy. Làm được điều đó, không những ta tự giúp bản thân mình khỏe
mạnh, dẻo dai, bền bỉ hơn để chống chọi với cuộc sống đầy bão tố mà còn góp phần
truyền cảm hứng cho những người xung quanh, tạo nên một thế giới lành mạnh hơn,
giàu sức khỏe hơn và “xanh” hơn.
Hết.

13 | P a g e




×