Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.82 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
Mã đề: 100

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3
NĂM HỌC 2016 – 2017, MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài 60 phút, đề gồm 10 câu
Câu 1. Nêu các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản cấu
tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
Câu 2: Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào?
Câu 3: Kể tên các đơn phân cấu tạo nên phân tử protein? Tại sao chúng ta lại cần ăn protein
từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
Câu 4: Tại sao gọi là tế bào nhân sơ? Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
Câu 5: Cho các tế bào sau đây: tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào
cơ. Tế bào nào có nhiều Lizoxom nhất? Tại sao?
Câu 6: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A = 20% và có X = 621 nucleotit.
Đoạn ADN này có chiều dài tính theo đơn vị µm là bao nhiêu?
Câu 7: Trình bày cấu tạo và chức năng của phân tử ATP?
Câu 8: Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai
ở nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H 2O2 thì có hiện tượng gì xảy ra?
Giải thích?
Câu 9: Nêu các giai đoạn của quá trình nguyên phân? Tại sao các NST phải co xoắn tối đa
trước khi bước vào kì sau?
Câu 10: Các tế bào dưới đây đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào?

===== Hết =====


(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
ĐỀ SỐ 100



Câu
1.

2

3

4.

ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3
NĂM HỌC 2016 – 2017, MÔN: SINH HỌC 10

Nội dung
* Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống:
- Tế bào, Cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái
(2 cấp tổ chức được 0,25)
* Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật:
- Tất cả các sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào
- Các đặc trưng của sự sống cũng thể hiệ ở mức tế bào…..
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử
hidro bằng liên cộng hóa trị.
- Cặp electron dùng chung lệch về phía oxi nên phân tử nước có tính phân
cực…….
- Vai trò của phân tử nước:
+ Là thành phần cấu tạo của tế bào sống
+ Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống tế bào
+ Là môi trường của các phản ứng sinh hóa ….
+ Nếu không có nước tế bào không chuyển hóa chất để duy trì sự sống…..
- Đơn phân của protein là aa

- Vì:
+ Các protein khác nhau có trình tự các aa khác nhau
+ Ăn các protein khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ các aa cho cơ thể đặc
biệt là các aa không thay thế…….
- Vì tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như tế bào
nhân thực…………
- Kích thước nhỏ đem lại lợi thế:
+ Tỉ lệ S/V lớn…
+ Tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng và sinh sản

Điểm
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

0.25

0.25
0.5
0.25
0.25
0.5

0.25


5


6

7.

8

9

10

nhanh……
- Tế bào bạch cầu nhiều lizoxom nhất
- Vì: Tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu diệt các tế bào
già, tế bào bệnh lí……
- A = 20%  G = 30%
- G = X = 621  N = 2070
- L = 3519 A0 = 0,3519µm
(Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
- ATP là một phân tủ được cấu tạo từ 3 thành phần: Bazo nito Andenin,
Đường ribozo, 3 nhóm photphat……
- Hai nhóm photphat cuối cùng liên kết nhau bằng liên kết cao năng……
- Vai trò ATP: Năng lượng trong ATP được sử dụng trong việc tổng hợp
các chất hóa học cần thiết cho tế bào, vận chuyển các chất qua màng, sinh
công cơ học……
- Hiện tượng: Lát khoai tây sống sủi bọt nhiều còn lát khoai tây chín
không sủi bọt
- Giải thích:
+ Đĩa lát khoai tây chín enzim catalaza ở trong lát khoai bị nhiệt độ làm
mất hoạt tính  Phản ứng không xảy ra  Không có bọt khí.

+ Đĩa lát khoai tây sống emzim catalaza còn nguyên hoạt tính nên phân
giải H2O2 tạo thành O2 và H2O. Có bọt khí nổi lên.
- Các giai đoạn chính của quá trình nguyên phân: Phân chia nhân và phân
chia tế bào chất.
- Vì:
+ NST xếp gọn vào trong nhân tế bào
+ NST dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào
- Tế bào 1: Đầu kì đầu của quá trình nguyên phân
- Tế bào 2: Cuối kì đầu của quá trình nguyên phân
- Tế bào 3: Kì sau của quá trình nguyên phân
- Tế bào 4: Kì cuối của quá trình nguyên phân

0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5

0.25

0.25
0.5

0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25



×