Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Chính sách phát triển ngành may mặc của việt nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ
TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số
: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẮNG

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển ngành may mặc của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ” của luận văn này là
kết quả nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo của riêng bản thân tôi cùng với sự
hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thắng - giáo viên hướng dẫn khoa học.
Tôi xin cam đoan trong công trình nghiên cứu này, tất cả những nội dung
trích dẫn, số liệu sử dụng, phương pháp tính toán v.v. đều theo đúng quy định


hiện hành.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin
chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội,

tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Nguyệt Anh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành Luận văn thạc sĩ một cách thuận lợi, tôi xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề cương và Hội đồng
phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng Khoa Kinh
tế học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình theo học
tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thắng - người đã tận tình, chu
đáo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để tôi có thể hoàn
thành Luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, đồng nghiệp trong Trung
tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nơi
tôi đang công tác, gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể đi học và hoàn thành
luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY
MẶC ................................................................................................................ 16
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 16
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may ............................ 20
1.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành may mặc ...................... 25
1.4. Vai trò của ngành may mặc đối với sự phát triển của một số nước
..................................................................................................................... 27
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM 30
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành dệt may Việt Nam.......................... 30
2.2. Đánh giá các chính sách phát triển ngành may mặc ...................... 32
2.3. Thực trạng ngành may mặc Việt Nam ............................................. 45
2.4. Những thành tư ̣u, ha ̣n chế của ngành may mặc Việt Nam ............ 60
Chương 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP VÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
......................................................................................................................... 63
3.1. Bối cảnh hội nhập tác động tới sự phát triển của ngành may mặc
Việt Nam..................................................................................................... 63
3.2. Tiến bộ KHCN tác động đến ngành may mặc Việt Nam ............... 66
3.3. Phân tích SWOT của ngành may mặc trong bối cảnh mới ........... 69
3.4. Đề xuất chính sách phát triển ngành may mặc Việt Nam trong bối
cảnh mới...................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CS

Chính sách

DM

Dệt may

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HN


Hội nhập

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KNXNK

Kim ngạch xuất-nhập khẩu

KTXH

Kinh tế - xã hội

LN

Lợi nhuận

MM

May mặc

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NSLD

Năng suất lao động


PT

Phát triển

SP

Sản phẩm

SX

Sản Xuất

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương

TT

Thị trường

TTTG

Thị trường thế giới

Vinatex

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

WTO


Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp DM giai đoạn 2010-2014 ......................... 46
Bảng 2.2. Tổng số nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt
may tính đến 31/12 hàng năm ......................................................... 47
Bảng 2.3. Lực lượng lao động ngành dệt may…………………………........50
Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động theo giới tính, theo trình độ chuyên môn và theo tính
chất công việc của ngành DM......................................................... 51
Bảng 2.5. Doanh thu ngành MM giai đoạn 2010-2014 .................................. 52
Bảng 2.6. Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp dệt may giai đoạn
2010-2014 ....................................................................................... 53
Bảng 2.7. KNXK hàng dêṭ may giai đoa ̣n 2010-2014 .................................... 54
Bảng 3.1. Mô hình SWOT ngành may mặc Việt Nam ................................... 70
Bảng 3.2. Các mục tiêu phát triển ngành may mặc đến năm 2030 ................. 73


DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1. Các bước nghiên cứu....................................................................... 12
Hình 0.2. Phương pháp SWOT trong nghiên cứu, phân tích và đề xuất CS ...... 14
Hình 1.1. Cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam.............................................. 31
Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư hàng năm ngành may mặc ............ 48
Hình 2.3. Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm may mặc .......................... 59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từng bước chuyển đổi từ mô hình tăng
trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng và phát triển (PT) theo
chiều sâu dựa vào quá trình hội nhập (HN) quốc tế, ứng dụng khoa học công
nghệ (KHCN) tiến tiến, phát huy sự sáng tạo nội tại và nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Ngành dệt may (DM) là một ngành công nghiệp có vai trò quan trọng
trong tăng trưởng và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Đây là
ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu (KNXK),
góp phần PT các ngành phụ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động và
các vấn đề kinh tế-xã hội (KTXH) của đất nước. Thời gian qua, sản phẩm
(SP) dệt may Việt Nam không ngừng PT về số lượng, cơ cấu chủng loại và
giá trị KNXK, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của ngành DM (đặc biệt
là việc thống lĩnh thị trường (TT) nội địa và mở rộng ra thị trường thế giới
(TTTG)) đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới, HN và
PT kinh tế ở Việt Nam.
Trong toàn ngành DM, ngành may mặc (MM) là ngành quan trọng
nhất, phụ trách những công đoạn cuối cùng trong chu trình sản xuất (SX) của
ngành DM, như: sáng tạo mẫu mã, thiết kế, SX thành phẩm, phân phối SP,
v.v. MM còn là ngành có thể phù hợp với tất cả loại quy mô doanh nghiệp
(lớn, vừa, nhỏ, cá thể) vừa là ngành có cơ hội lớn nhất trong việc tạo ra giá trị
gia tăng lớn của toàn ngành, đồng thời là ngành có khả năng ứng dụng KHCN
hiện đại song vẫn tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội. PT ngành MM sẽ là
động lực PT ngành DM, đến lượt nó, ngành DM sẽ là động lực thúc đẩy sự

1


PT của tất cả các ngành công nghiệp phụ trợ và toàn nền kinh tế. Trong lịch
sử, có nhiều quốc gia đã PT ngành DM cho sự cất cánh của mình, như: Nhật

Bản, Đài Loan, Thái Lan v.v. Đối với Việt Nam, việc phát triển DM như một
động lực cho sự cất cánh cũng là một khả năng cần được xem xét.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh HN, tiếp tục coi HN như động lực
quan trọng cho PT. Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán và đã ký kết
nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Bên cạnh đó, xu hướng phát
triển ngành DM trên thế giới cũng như những quy định mới về thương mại SP
may mặc (đặc biệt là việc xóa bỏ chế độ hạn ngạch bởi WTO, các nhà bán lẻ
và các nhà mua hàng được tự do nhập vải và SP may với bất cứ số lượng nào,
từ bất cứ quốc gia nào) cũng sẽ có tác động hai mặt tới ngành MM Việt Nam.
Do đó, các nước có chi phí nhân công thấp sẽ may gia công với các nguyên
phụ liệu nhập khẩu và sau đó lại tái xuất khẩu SP hoàn thiện cuối cùng, điều
này dẫn tới sự chuyển dịch quy trình gia công SP may mặc được chuyển sang
các nước đang phát triển có chi phí nhân công thấp ở khu vực Châu Á như
Trung Quốc, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia ..., hệ lụy là sự cạnh
tranh trở nên gay gắt hơn trong việc giành giật các hợp đồng may gia công.
Bên cạnh đó là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ Tư (hay còn được gọi là
cuộc cách mạng công nghệ 4.0) với việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin, các dây chuyền vận hành tự động, người máy, vật liệu mới, tích hợp nhiều
chức năng vào một sản phẩm làm thay đổi hoặc tăng giá trị sử dụng của sản
phẩm... đang diễn ra một cách nhanh chóng và đang làm thay đổi cách thức
SX, chế tạo hầu như tất cả mọi loại SP. Bối cảnh mới đó đã đặt ra một số cơ
hội và thách thức cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó ngành
MM. Để có thúc đẩy sự PT ngành MM, cần phải xác định rõ các cơ hội và
thách thức đó để có thể đề ra chính sách (CS) phát triển ngành MM trong điều
kiện mới của HN và trước những bước PT mạnh của KHCN. Xuất phát từ nhu

2


cầu trên, học viên chọn đề tài: “Chính sách phát triển ngành may mặc của

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ” làm luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngành MM là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong sự
phát triển KTXH của Việt Nam, chính vì vậy, việc nghiên cứu về ngành MM
nhằm đề xuất những CS để thúc đẩy hơn nữa sự PT của ngành này đã được
rất nhiều học giả và các nghiên cứu sinh (NCS), học viên cao học tiến hành
nghiên cứu trước đây. Đáng chú ý trong số đó là các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ của NCS. Hoàng Xuân Hiệp với nhan đề “Nâng cao
chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May Việt Nam” đã tập trung
đi sâu nghiên cứu về thực trạng vốn nhân lực của các doanh nghiệp (DN) may
mặc Việt Nam, làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của vốn nhân lực cũng như
quá trình PT vốn nhân lực cho các DN may. Trên cơ sở đó, luận án đã xây
dựng các tiêu chí mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các DN may,
đồng thời tiến hành đánh giá chất lượng vốn nhân lực thực tế của các DN may
theo các tiêu chí thể hiện chất lượng vốn nhân lực và đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các DN may.
Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các DN may sẽ giúp các DN tạo
dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hoá, nâng cao hiệu
quả SX kinh doanh và đóng góp tích cực cho sự PT bền vững của các DN
may. Qua quá trình phân tích, luận án đã đi tới các kết luận chủ yếu sau: (1)
Luận án đã PT khái niệm về chất lượng vốn nhân lực để làm cơ sở nghiên cứu
chất lượng vốn nhân lực như sau: chất lượng vốn nhân lực là mức độ mà một
tập hợp các đặc tính của vốn nhân lực tạo cho vốn nhân lực khả năng thoả
mãn những nhu cầu được nêu ra hoặc tiềm ẩn; (2) Luận án đề xuất 7 tiêu chí

3


mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các DN may, đó là các tiêu chí :

Đầu tư tài chính cho giáo dục, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, thu nhập
bình quân, tốc độ tăng thu nhập, năng suất lao động (NSLD) và tỷ lệ biến
động lao động; (3) Luận án xác định rõ 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
vốn nhân lực của các DN may là: đào tạo chính quy, quản trị DN, nhu cầu
vốn nhân lực của DN, nhân khẩu học, hoàn cảnh gia đình và CS của Chính
phủ; (4) Luận án đã đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các DN may Việt
Nam theo 7 tiêu chí đề xuất ở trên và kết quả cho thấy chất lượng vốn nhân
lực của các DN may rất thấp; (5) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 chiến lược
đầu tư vào vốn nhân lực của các DN may, nhưng muốn nâng cao chất lượng
vốn nhân lực, tối ưu nhất là các DN may lớn nên sử dụng chiến lược đầu tư
vào vốn nhân lực khi còn có lợi nhuận (LN), các DN may vừa và nhỏ nên sử
dụng chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực theo phương pháp benchmarking;
(6) Luận án đề xuất sử dụng phương pháp nâng cấp dữ liệu từ bảng phân tích
nghề, phân tích công việc nghề may công nghiệp thành vốn thông tin để nâng
cao chất lượng vốn nhân lực của các DN may, luận án cũng rút ra kết luận là
cần tạo ra TT kiến thức trong các DN may để phổ biến rộng rãi các SP kiến
thức nhằm mở rộng quy mô ứng dụng kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất
lượng vốn nhân lực của các DN may; (7) Để nâng cao chất lượng vốn nhân
lực của các DN may Việt Nam ngay trong quá trình tạo vốn, luận án đề xuất
với Nhà nước nghiên cứu để xác định rõ mô hình hoạt động của các trường
công lập trong DN cổ phần hoá như các trường thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam (Vinatex); đề xuất Chính phủ cho phép thành lập một trường đại học của
ngành DM.
Trong luận văn thạc sỹ của mình, học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và PT
kết luận thứ 5 của NCS. Hoàng Xuân Hiệp để có thể đánh giá đúng, đề xuất

4


những giải pháp nhằm PT nguồn nhân lực cho ngành MM Việt Nam trong bối

cảnh HN kinh tế quốc tế và tiến bộ KHCN của NCS. Hoàng Xuân Hiệp.
- Một công trình nghiên cứu khác mà học viên muốn tổng quan lại
trong luận văn của mình là luận án tiến sĩ của NCS. Vũ Dương Hòa với nhan
đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may
Việt Nam”. Trong luận án tác giả đã thực hiện việc đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của ngành DM trong
giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của DNNVV Dệt May Việt Nam. Các kết luận quan trọng mà NCS. Vũ
Dương Hòa như sau: (1) Các DNNVV dệt may Việt Nam PT chậm và sau so
với các DNNVV của một số quốc gia khác, việc nghiên cứu, đánh giá kinh
nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh các DNNVV dệt may của một số quốc
gia trên thế giới, là cơ sở quan trọng để học hỏi kinh nghiệm, cũng như có
được những tham vấn cho các DNNVV dệt may Việt Nam để nâng cao năng
lực cạnh tranh; (2) Việc phân tích tổng quan về ngành DM Việt Nam và thế
giới sẽ giúp đánh giá rõ nét hơn về thực tế ngành DM Việt Nam hiện nay
đang ở vị trí nào trong chuỗi giá trị DM toàn cầu, từ đó đi sâu phân tích, đánh
giá những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt
Nam, chỉ ra được yếu tố nào đóng vai trò quan trọng, tác động chính đến năng
lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam; (3) Từ việc phân tích, đánh
giá thực trạng năng lực cạnh tranh các DNNVV dệt may Việt Nam, tác giả đã
nêu được các quan điểm, định hướng phát triển DNNVV dệt may, các quan
điểm riêng về nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam
giai đoạn tới và đã đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính chất đột phá trong
giai đoạn tới, những giải pháp này mang tính chất cấp bách và cần thiết đối với
các DNNVV dệt may.

5


Để PT ngành MM của Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN,

việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành là rất quan trọng.
Chính vì vậy, học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và PT kết quả nghiên
cứu của luận án nêu trên.
- Để đánh giá tác động của các CS vĩ mô tới ngành DM Việt nam,
NCS. Nguyễn Mạnh Hùng đã thực hiện luận án tiến sỹ với nhan đề “Tác
động của chính sách tài chính, tiền tệ đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp dệt may Việt Nam”. Trong luận án, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu
tác động chủ yếu của một số CS tài chính-tiền tệ quan trọng (lựa chọn CS
thuế, CS lãi suất tín dụng ngân hàng, CS tỷ giá hối đoái) đến các chỉ tiêu chủ
yếu của tài chính doanh nghiệp DM Việt Nam trong thời kỳ HN kinh tế quốc
tế đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tác động của CS tiền
tệ tác động đến tài chính doanh nghiệp DM Việt Nam. Qua trình nghiên cứu,
tác giả đã rút ra những kết luận quan trọng sau: (1) Tài chính DN luôn là mối
quan tâm hàng đầu của mọi DN, đến lượt mình các chỉ tiêu tài chính DN trực
tiếp chịu tác động của các CS tài chính tiền tệ. Sự tác động của các CS này
làm thay đổi hoạt động SX kinh doanh của các DN, tác động đến một số chỉ
tiêu tài chính quan trọng của DN. CS thuế và lãi vay tác động làm thay đổi giá
thành và giá bán SP, từ đó tác động đến DT và LN của DN. CS tỷ giá hối đoái
tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu SP của ngành, từ đó cũng
tác động đến DT và LN của DN; (2) CS thuế, CS lãi suất, CS tỷ giá hối đoái
là những CS tài chính tiền tệ quan trọng trong điều hành nền kinh tế của
Chính phủ, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước ở mọi thời kỳ,
lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cung cấp vốn của tổ chức tín
dụng đến các DN, tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu; (3)
Các CS thường xuyên được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Giai
đoạn 2006-2010, việc thường xuyên thay đổi các CS tài chính tiền tệ đã tác

6



động mạnh đến hoạt động SX kinh doanh nói chung, đến tình hình tài chính
doanh nghiệp DM nói riêng. Có những CS giúp cho DN tăng LN, song cũng
có CS làm giảm LN của DN, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào SX
của các doanh nghiệp DM; (4) Qua phân tích thực tế tác động của một số CS
tài chính tiền tệ có thể thấy, trong một số trường hợp CS tài chính tiền tệ tác
động mạnh và trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp DM, có trường hợp hầu
như không có tác động gì hoặc chỉ ảnh hưởng gián tiếp. Có trường hợp CS tài
chính tiền tệ ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp DM, nhưng cũng có
trường hợp chỉ tác động đến một bộ phận DN nhất định. Điều quan trọng là
mỗi doanh nghiệp DM cần tận dụng được tối đa những thuận lợi, đồng thời hạn
chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của các CS tài chính tiền tệ đến
tài chính của DN mình.
Dựa trên những kết luận được rút ra, tác giả đã đề xuất một số kiến
nghị với chính phủ và các bộ, ngành liên quan như sau: (1) Đối với Chính phủ
- cần đề ra lộ trình để thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp DM
Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Về CS thuế, CS lãi
suất, CS tỷ giá hối đoái, đất đai, nhân lực: đề nghị Chính phủ chỉ đạo sự phối
hợp giữa các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương
Binh-Xã hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để từng bước thực hiện quyết
định trên, tạo điều kiện cho ngành DM phát triển. (2) Đối với Bộ Công
Thương- Là Bộ chủ quản về ngành DM, song song với phát triển TT trong
nước, phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm TT mới, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp DM ký được nhiều hợp đồng với các TT và bạn hàng, đặc
biệt là xuất khẩu theo hợp đồng FOB. Bộ cần ban hành các tiêu chuẩn kỹ
thuật về nguyên phụ liệu, tiêu chuẩn chất lượng của ngành hàng cho từng bước
phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho DM đạt được giá trị gia tăng cao
trong xuất khẩu, góp phần đưa ngành DM Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị

7



ngành DM khu vực và toàn cầu. (3) Đối với Hiệp hội DM Việt Nam - Đây là
một tổ chức phi Chính phủ đã tương đối lớn mạnh ở Việt Nam, là một nơi trao
đổi về nghề nghiệp. Đồng thời, Hiệp hội cũng là nơi hướng dẫn trao đổi cho các
doanh nghiệp DM thành viên về mẫu mã, chất lượng, phong cách kinh doanh,...
cho phù hợp với từng loại TT khác nhau. Hiệp hội cần tăng cường vai trò là cầu
nối giữa các doanh nghiệp DM và Nhà nước, giữa doanh nghiệp DM và các TT
xuất khẩu… Đặc biệt, trong vấn đề xác định các tác động của CS tài chính-tiền
tệ đến tài chính DN dệt may trong từng thời kỳ, nên tổ chức các buổi hội thảo
nghiên cứu khoa học về tác động của CS tài chính - tiền tệ đến tài chính doanh
nghiệp DM.
Để có thể đề xuất được những CS phát triển ngành MM của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ KHCN, luận văn này sẽ tiếp tục nghiên
cứu để cụ thể hóa các kiến nghị nêu trên.
- Luận án Tiến sĩ của NCS. Phạm Thị Minh Hiền (Học viện Tài chính,
2011) với nhan đề “Sử dụng công cụ tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh
của DN ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, đã đánh giá
thực trạng việc sử dụng các công cụ tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các DN ngành DM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng
các công cụ tài chính vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của DN ngành DM
trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.
- Tác giả Bùi Văn Vần (Học viện Tài chính) đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học với nhan đề “Cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp
May thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam” năm 2014. Theo tác giả, cơ cấu tài
chính được hiểu là cơ cấu nguồn vốn mà DN huy động để tài trợ cho tài sản
của DN mình. Cơ cấu tài chính ảnh hưởng nhiều mặt tới DN như: khả năng
sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính hiệu suất hoạt động,…Đây là
vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của DN, các nhà quản lý kinh tế, các

8



nhà nghiên cứu kinh tế mà cả các đối tượng có liên quan đến DN như ngân
hàng, người đầu tư, đối tác,… Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về cơ cấu và tái cơ cấu tài chính DN. Từ khái niê ̣m cơ cấu tài chính nhóm
tác giả đã trình bày các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài chính đồng thời đã chỉ rõ
những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính DN và những tác động của cơ
cấu tài chính đối với DN. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đi sâu tìm hiểu về tái
cơ cấu tài chính DN trên các khía cạnh: khái niệm, nội dung và điều kiện thực
hiện tái cơ cấu DN.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, ngành DM thế
giới giảm sâu 12-15%, nhưng ngành DM Việt Nam vẫn duy trì được KNXK
không những không giảm, ngược lại, còn tăng được thị phần vào cả 3 thị
trường chính. Năm 2010, DM Việt Nam đã lọt vào tốp 5 nước xuất khẩu DM
lớn nhất thế giới. Các công ty DM nói chung và các DN trong Vinatex nói
riêng đã có sự đóng góp đáng kể vào sự PT của đất nước. Trên cơ sở tìm hiểu
về các DN may thuộc Vinatex (quá trình hình thành, PT các DN may thuộc
Vinatex, vai trò của các DN may trong Vinatex và với nền kinh tế, đặc điểm
chủ yếu của các DN may thuộc Vinatex), Thực trạng cơ cấu tài chính của các
DN may thuộc Vinatex nhóm tác giả đưa ra những đánh giá chung về cơ cấu
tài chính của các DN may Vinatex trên các mặt kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế này.
Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, cùng với việc
tìm hiểu định hướng PT các DN May và ngành DM Việt Nam đến năm 2020
nhóm tác giả đã đưa ra 8 giải pháp, gồm: (1) điều chỉnh cơ cấu tài chính DN
theo hướng vừa phát huy tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính, vừa đảm
bảo an toàn tài chính cho DN; (2) tái cơ cấu tài chính cần gắn liền với việc tổ
chức lại SXKD nhằm tối đa hoá giá trị DN; (3) đẩ y ma ̣nh tić h lũy, gia tăng
năng lực tự tài trơ ̣; (4) xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với từng DN


9


trong Vinatex để gia tăng các nguồn lực tài chính; (5) thực hiện tốt quản trị
dòng tiền góp phần tái cơ cấu tài chính và cải thiện khả năng thanh toán; (6)
tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho và nợ phải thu, nhanh chóng đẩy
mạnh tiêu thụ hàng tồn kho và thu hồi nợ quá hạn trong các DN thuộc Vinatex;
(7) coi trọng công tác quản trị tài chính trong các DN may; (8) nâng cao trình độ
kế hoạch hoá tài chính nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính của
DN góp phần xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý.
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình
nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến từng yếu tố, khía cạnh cụ thể như: vốn
nhân lực, năng lực cạnh tranh và các CS tác động đến ngành DM nói chung
và ngành MM nói riêng, đồng thời các nghiên cứu chỉ mới khảo sát chủ yếu
2011 trở về trước, không đánh giá thực trạng ngành MM Việt nam, chưa đề
cập đến những thách thức mà ngành MM đang phải đương đầu hiện nay như:
ngành MM Việt Nam tham gia HN ngày càng sâu rộng vào TT may mặc toàn
cầu, sự trỗi dậy của ngành MM từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,
Campuchia, Bănglađét và trong bối cảnh KHCN phát triển như vũ bão. Chính
vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển ngành may mặc
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ” làm
luận văn thạc sỹ của mình sẽ góp phần cho sự PT ngành MM Việt Nam một
cách toàn diện và tổng thể cho giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ thực trạng PT của ngành MM Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua và nhận diện những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành MM
Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN, trên cơ sở đó đề xuất chính
sách PT ngành MM của Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN.


10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ngành MM và những CS tác động đến sự PT
ngành MM trong giai đoạn vừa qua;
- Phân tích, đánh giá một số CS tác động đến sự PT ngành MM trong
giai đoạn vừa qua;
- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành
MM trong điều kiện HN và tiến bộ KHCN;
- Đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển ngành MM trong bối
cảnh HN và tiến bộ KHCN hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng PT ngành MM Việt Nam
giai đoạn 2010-2014, việc đề xuất CS phát triển ngành MM của Việt Nam
trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN là mục tiêu cuối cùng mà luận văn
hướng tới (nghiên cứu, đề xuất chính sách trên cơ sở thực tiễn).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng PT ngành
MM Việt Nam; nhận diện, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của ngành MM trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN để đề xuất CS
phát triển ngành MM Việt Nam trong bối cảnh mới.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu ở trên qui mô quốc
gia Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng PT
ngành MM Việt Nam giai đoạn 2010-2014 (giai đoạn trước và sau đó cũng
được đề cập khi thực sự cần thiết) và đề xuất giải pháp PT ngành MM Việt
Nam trong bối cảnh mới.


11


4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Để đánh giá đúng sự phát triển của ngành MM cần dựa trên những tiêu chí
nào và vì sao?
- Thực trạng ngành MM Việt Nam giai đoạn 2010-2014 là như thế nào?
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành MM trong
điều kiện HN và tiến bộ KHCN là gì?
- Việt Nam cần dựa trên quan điểm nào và thực hiện những CS gì để PT
ngành MM trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN hiện nay?
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để có thể đánh giá đúng thực trạng ngành MM Việt Nam trong thời
điểm hiện tại, nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức, dự báo bối cảnh mới của ngành cũng như đề xuất được giải pháp chính
sách PT ngành MM của Việt Nam trong bối cảnh HN và tiến bộ KHCN, luận
văn sẽ được tiến hành theo trình tự sau:
Hình 0.1. Các bước nghiên cứu
Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Xác định các
tiêu chí đánh
giá sự phát
triển ngành

MM

Đánh
giá
thực trạng
phát
triển
ngành MM
Việt
nam
hiện nay

Nhận diện được
những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội
và thách thức của
ngành MM trong
bối cảnh mới

Đề xuất chính
sách phát triển
ngành MM phù
hợp với điều
kiện và bối cảnh
mới

Trong luận văn, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được học
viên sử dụng:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng
trong luận văn này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của

các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ

12


chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do
các học giả công bố chính thức. Dữ liệu được thu thập bao gồm: các thông tin,
số liệu thứ cấp về ngành DM nói chung và ngành MM nói riêng, các báo cáo
của các cuộc Tổng điều tra, các báo cáo chuyên đề do Tổng cục Thống kê
công bố, các báo cáo của các bộ, ngành công bố hàng năm; các báo cáo
KTXH tại các địa phương do các cơ quan như: Tổng cục Thống kê; các bộ,
ngành có liên quan thực hiện và công bố.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê để thống kê và mô tả các
chỉ tiêu, tiêu chí để phục vụ đánh giá thực trạng ngành DM nói chung cũng như
ngành MM Việt Nam nói riêng. Các số liệu, chỉ tiêu được thống kê và mô tả
gồm: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, doanh thu, lợi nhuận, KNXNK, số lượng
và chủng loại các yếu tố đầu vào - đầu ra, quan hệ bạn hàng - thị trường v.v.
- Phương pháp phân tích chính sách: Bằng việc áp dụng các kỹ thuật của
phân tích CS sẽ giúp học viên làm rõ hơn về hiện trạng các CS phát triển
ngành MM Việt Nam. Đây là phương pháp được dùng để rà soát các chủ
trương CS của Đảng, pháp luật của nhà nước về PT ngành MM Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên
đã có một số buổi thảo luận, tọa đàm chuyên môn để xin ý kiến tham vấn của
các chuyên gia có hiểu biết sâu sắc về ngành DM Việt Nam. Thông qua các
buổi tọa đàm, phản biện khoa học cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu,
tham vấn riêng lẻ, ý kiến của chuyên gia sẽ giúp học viên nhận dạng rõ hơn
các nội dung của đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp phân tích SWOT:

13



Hình 0.2. Phương pháp SWOT trong nghiên cứu, phân tích và đề xuất CS

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

THUẬN LỢI

KHÓ KHĂN

Phương pháp SWOT là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức trong nghiên cứu này sẽ giúp làm rõ hơn thực trạng ngành
MM Việt Nam hiện nay. Qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các
CS phù hợp để thực hiện thành công mục tiêu phát triển ngành. Đây là
phương pháp sẽ được sử dụng nhiều ở phần đề xuất các định hướng CS, các
giải pháp để thực hiện Chính sách phát triển ngành MM Việt Nam trong bối
cảnh HN và tiến bộ KHCN. Thông qua việc hệ thống hóa các điểm mạnh,
điểm yếu, các cơ hội, thách thức của ngành MM Việt Nam trong bối cảnh
mới, sẽ cung cấp luận cứ vững chắc cho luận văn để đề xuất các quan điểm,
định hướng chính sách của Đảng và Chính phủ để phát huy các điểm mạnh,
giảm thiểu các điểm yếu; tận dụng các cơ hội, hạn chế các thách thức. Hình
01 mô tả cách thức sử dụng phương pháp SWOT trong phân tích, đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu với trọng tâm hệ thống hóa

được các chủ trương của Đảng, CS pháp luật của Nhà nước về PT ngành DM
nói chung và ngành MM nói riêng từ 2010 đến 2014. Với các số liệu thống kê
của toàn ngành, sự tổng hợp và phân tích chi tiết sẽ tạo được một bức tranh

14


tổng thể của ngành MM Việt Nam, sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các công
trình nghiên cứu có liên quan sau này cũng như là tư liệu cho việc giảng dạy
các ngành như kinh tế học, CS công v.v.
Việc áp dụng các kiến nghị được học viên đề xuất hy vọng sẽ góp phần
đưa ngành may mặc PT theo hướng hiệu quả và bền vững trong điều kiện HN
và tiến bộ KHCN.
Thông qua việc thực hiện luận văn của mình, học viên chắc chắn sẽ tự
tăng cường năng lực nghiên cứu của bản thân, làm chủ được một số công cụ
phân tích trong kinh tế học như: phân tích tổng hợp; thống kê; phân tích điểm
yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức (SWOT) v.v. Với năng lực cá nhân
được nâng cao, học viên hy vọng sẽ hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ mà cơ
quan giao phó.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về phát triển ngành may mặc
Chương 2: Đánh giá thực trạng ngành may mặc Việt Nam
Chương 3: Một số chính sách phát triển ngành may mặc Việt Nam
trong điều kiện hội nhập và tiến bộ khoa học công nghệ.

15



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Chính sách (CS)1: “là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối,
nhiệm vụ; CS được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của CS tùy thuộc
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Muốn
định ra CS đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng
giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong
đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều
kiệm cụ thể”. Trong luận văn này, khái niệm “chính sách” được hiểu đúng với
khái niệm “chính sách” được định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam.
Công nghiệp dệt (CND)2: “là ngành công nghiệp nhẹ quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, sản xuất hàng dệt; gồm nhiều công đoạn SX: kéo sợi,
dệt, dệt kim, tẩy, nhuộm, in hoa; sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như sợi
bông, đay, gai, lanh, lông cừu, tơ tằm và nguyên liệu hóa học như vitco,
polieste, pliamit, acrylic, polipropylen, v.v. CND sản xuất ra vải, sợi để SX
hàng MM; SX các SP dùng trong các ngành công nghiệp khác, trong nông
nghiệp, xây dựng, mỏ, y tế, giao thông vận tải, v.v.
Ở Việt Nam, Nghề kéo sợi dệt vải đã xuất hiện từ thế kỉ 5. Đến triều
Lý (thế kỷ 11), nghề dệt gấm vóc tơ lụa phát triển. Từ thế kỉ 15 trở đi, nghề
dệt thủ công Việt Nam PT và tách rời khỏi nông nghiệp. Đến thế kỉ 17, hàng
dệt tơ lụa có quy mô tương đối lớn và được bán ra nước ngoài. Từ cuối thế kỉ
19 đến giữa thế kỉ 20, xuất hiện một số nhà máy kéo sợi, dệt vải của các công
1
2

Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995


16


ti tư bản Pháp. Ngày nay, CND Việt Nam có nhiều nhà máy có máy dệt hiện
đại kiểu thổi khí, kiểu thoi nhỏ, kiểu kiếm cứng và kiếm mềm, máy kéo sợi
không cọc có trình độ tự động hóa cao”.
Công nghiệp may (CNM)3: “là ngành công nghiệp nhẹ chuyên SX
quần áo, các SP may công nghiệp và tiêu dùng từ các loại vải, vải dệt kim, da
lông thiên nhiên và nhân tạo, các loại nguyên liệu khác. Máy may được sáng
chế vào khoảng nửa sau thế kỉ 18, ban đầu là máy quay tay, sau đó được cơ
giới hóa và tự động hóa. Ngoài máy may công nghiệp, CNM còn sử dụng
nhiều loại máy công nghiệp chuyên dụng khác như máy thêu, máy vắt sổ,
máy đơm cúc, máy thùa khuyết, v.v. Hiện nay, nhiều loại máy tính điện tử đã
được đưa vào CNM để điều khiển các quy trình thiết kế mẫu, may thêu khác
nhau, nâng cao chất lượng, số lượng, kiểu dáng của các SP may công nghiệp.
Những nước có nền CNM phát triển: Hoa Kì, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan,
Inđônêxia. Sản lượng quần áo may sẵn của Việt Nam ngày càng phát triển”.
Trong luận văn này, khái niệm “ngành may mặc” được hiểu đúng với khái
niệm “công nghiệp may” được định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam.
Hội nhập (HN)4: “là sự liên kết các công ty hay các nền kinh tế với
nhau. Sự HN các công ty có 2 phương thức: HN dọc khi các xí nghiệp, công
ty SX ra các SP ở các công đoạn khác nhau và nối tiếp nhau của một dây
chuyền SX hay của một SP hoàn chỉnh; HN ngang khi SP của các công ty ở
cùng 1 công đoạn SX.
Các nền kinh tế khác nhau thực hiện sự HN qua các hoạt động mậu
dịch và hợp tác trong CS và biện pháp kinh tế.
Có những hình thức HN sau đây: (1) HN theo TT là sự HN kinh tế
khu vực thông qua hoặc thúc đẩy bằng các hoạt động kinh doanh. Điều này có

3

4

Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập II, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 2002

17


thể xẩy ra mà không cần đến một khuôn khổ HN liên chính phủ; (2) HN theo
CS là sự HN kinh tế khu vực được thúc đẩy thông qua một thỏa thuận chính
thức, thường là thông qua một thỏa thuận thương mại khu vực ưu đãi.
Tùy theo trình độ sâu, nông, có thể chia ra HN sâu và HN nông. HN
sâu là sự kết hợp các hệ thống CS quốc gia của hai hay nhiều nước mà theo
truyền thống các hệ thống CS đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính phủ
quốc gia. Hệ thống CS này bao gồm CS cạnh tranh, tiêu chuẩn kĩ thuật, trợ
cấp, CS tài chính – tiền tệ, các quy chế và giám sát các tổ chức tài chính, các
vấn đề môi trường, việc mua sắm của chính phủ và một số CS khác. Cộng
đồng Châu Âu (EC) là khu vực tiến xa nhất trong quá trình HN sâu; gần đây,
Cộng đồng Châu Âu đã thông qua việc thành lập một TT thống nhất và thực
hiện các biện pháp đề ra trong hiệp ước Maxtơrich. Ngoài ra, NAFTA cũng là
một ví dụ về HN sâu hiện nay. Trái lại, hình thức HN nông thể hiện trong các
hình thức HN từ khu vực thương mại tự do. Trong hình thức HN nông, mỗi
nước thành viên vẫn tự do duy trì các CS khác của nước mình; tuy vậy, HN
nông cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình hợp tác hài hòa, cân đối chính
sách”. Trong luận văn này, khái niệm “hội nhập” được hiểu đúng với khái
niệm “hội nhập” được định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam.
Phát triển 5: “là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. PT là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi
sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà
trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù

PT thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có ý
nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế
giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang
những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và
5

Từ điển bách khoa Việt Nam, tập III, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 2003

18


×