Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.78 KB, 50 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Các từ tiếng Việt viết tắt
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TĐKT Tập đoàn kinh tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
Các từ tiếng Anh viết tắt
CIEM Center Institute for Economic Management ( Viện nghiên cứu Quản
lý kinh tế Trung Ương)
Co. Company (Công ty)
EVN Vietnam Elecricity (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
FPT The Corporation for Financing and Promoting Technology ( Tập
đoàn tài chính và phát triển công nghệ)
Ltd Limited (Trách nhiệm hữu hạn)
MOCIE Ministry of Commerce Industry and Energy ( Bộ Thương mại
Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc)
PSPD People’s Solidarity for Participatory Democracy ( Đoàn kết nhân
dân tham gia dân chủ)
R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)
UNDP United Nation Development Programme ( Chương trình phát triển
Liên Hiệp Quốc)
VNPT Vietnam Posts and Telecommunications ( Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam)
VRG Vietnam Rubber Association ( Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
Nam)
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
1)Tính tất yếu phải nghiên cứu đề tài
Hiện nay khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng chi
phối chủ yếu trong thế giới hiện đại. Mỗi quốc gia đều đặt mục tiêu phải chủ


động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đòi
hỏi các quốc gia phải có một đầu tàu kinh tế thực sự thúc đẩy nền kinh tế đi
lên mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài và tìm được chỗ đứng trên thị
trường thế giới vốn rộng mở nhưng vô cùng khắc nghiệt. Những đầu tàu kinh
tế đó chính là các tập đoàn kinh tế. Tại các nước trên thế giới tập đoàn kinh tế
đã có bề dày lịch sử từ hàng trăm năm nay và thực sự đã trở thành một nhân
tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Còn ở Việt Nam khái niệm tập đoàn
kinh tế chỉ mới xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước. Chính vì thế
những nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn
đều có nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế trở
thành một tất yếu khách quan.
Việt Nam thuộc Châu Á - khu vực trong những năm gần đây được đánh
giá là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Cả thế giới
đã phải hướng sự chú ý của mình vào Châu Á khi chứng kiến sự phát triển
thần kỳ về kinh tế của châu lục này . “Sân khấu thế giới đang di chuyển về
phía Đông”
1
- đó là đánh giá mới đây nhất của các nhà kinh tế thế giới. Đóng
vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Châu Á phải kể đến khu vực Đông
Bắc Á với 3 nền kinh tế lớn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Một đặc
điểm chung đáng lưu ý nhất ở các quốc gia này là nhân tố đóng vai trò quan
trọng nhất trong nền kinh tế của họ đó chính là các tập đoàn kinh tế. Ở Nhật
Bản nó có tên gọi Zaibatsu, ở Trung Quốc là Jituan Gongsi và ở Hàn Quốc
được gọi là Chaebol. Đây là 3 mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất ở Châu
Á. Mỗi loại hình tập đoàn kinh tế đều có đặc trưng nhất định về sở hữu và
1
"Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm" Tác giả Kim Woo Chung - Sáng lập tập đoàn
Daewoo
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
2

Đề án môn học
quản lý. Trong đó mô hình Chaebol là mô hình có nhiều điểm tương đồng
nhất với tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Theo cách xem xét đó, đề án: “Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn
Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam
trong điều kiện hội nhập” đã được chọn để nghiên cứu.
Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc từ lâu đã được đánh
giá là một mô hình tập đoàn kinh tế điển hình. Nhờ có các Chaebol mà nền
kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy trong một thời gian ngắn. Hai thập kỷ 60 và 70
chứng kiến sự phát triển đỉnh cao nhất của mô hình này và đó cũng là thời kỳ
mà Hàn Quốc cùng với Đài Loan lập được hai trong số những kỷ lục kinh tế
xuất sắc nhất Châu Á. Có lẽ trong số đó có những thành tích xuất sắc vào bậc
nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện nay được coi là đối tác thương mại và đầu
tư lớn thứ tư ở Việt Nam. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện nay vẫn bị chi phối
chủ yếu bởi hệ thống các Chaebol.
2)Mục đích nghiên cứu
Hiện nay ở Việt Nam các tập đoàn kinh tế mới được hình thành và phát
triển cho nên vấp phải rất nhiều hạn chế. Nghiên cứu về Chaebol - một trong
những mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất Châu Á để nhằm xác định, rút
kinh nghiệm và đưa ra chính sách cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển
mô hình tập đoàn phù hợp với xu thế nhưng vẫn đặc sắc Việt Nam.
Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ toàn diện đến nay được 16
năm. Trong thời gian đó, Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác
quan trọng nhất của Việt Nam. Nghiên cứu các tập đoàn mà ảnh hưởng của nó
chi phối toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam có những đối sách
phù hợp trong quá trình hợp tác kinh tế với nước này và góp phần thúc đẩy
hơn nữa mối quan hệ kinh tế nói riêng và mối quan hệ toàn diện nói chung
Việt Nam - Hàn Quốc.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47

3
Đề án môn học
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có
khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc. Đề án này nghiên
cứu về 3 trong số 5 Chaebol này. Đó là các Chaebol: Samsung, Hyundae và
Daewoo.
Các Chaebol ở Hàn Quốc ra đời từ những năm 50 ở Hàn Quốc nên
phạm vi nghiên cứu sẽ được bắt đầu từ khi các Chaebol được ra đời cho đến
nay.
Bên cạnh đó đề án cũng nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
từ giai đoạn hình thành cho đến nay.
4) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề án là phương pháp thu thập số
liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh.
5) Kết cấu đề án
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề án
gồm 4 chương sau đây:
Chương 1:Tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế nói chung và Chaebol
Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc
Chương 3: Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong mô hình
tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc
Chương 4: Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.

Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
4
Đề án môn học
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ
CÁC CHAEBOL CỦA HÀN QUỐC

1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế và một số đặc điểm chung của tập đoàn
kinh tế
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT)
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đoàn kinh tế”
thường sử dụng các từ: “Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”,
“Alliance”, “Syndicate” hay “Group”.
Ở châu Á, trong khi người Nhật Bản gọi TĐKT là “Keiretsu” hoặc
“Zaibatsu” thì người Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; còn ở Trung Quốc, cụm
từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là Tổng
công ty).
Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nước, có thể dùng nhiều từ
khác nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế việc sử dụng từ ngữ
lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại
TĐKT. Ví dụ, Consortium trong tiếng latinh có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hay
các hội” bao gồm hai hay nhiều thực thể tập hợp lại để cùng tham gia vào một
hoạt động chung hoặc là đóng góp nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung.
Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp
nhân độc lập của mình. Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối
với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả
tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. Sự ra đời của một Consortium
được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ
của từng công ty thành viên tham gia Consortium. Cartel: trong tiếng Anh
thường được dùng để chỉ TĐKT. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập
có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế
cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. Đặc trưng tiêu biểu
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
5
Đề án môn học
trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng
cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu

đầu vào. Tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust
law); tuy nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và
quốc tế, dưới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính
thức. Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số
loại hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản
phẩm có tính đồng nhất cao.
Trong khi đó, các từ/cụm từ như “Group”, “Business group”,
“Corporate group”, hay “Alliance” thường ám chỉ hình thức TĐKT được tổ
chức trên cơ sở kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường.
Về đặc trưng, đó là một nhóm công ty có tư cách pháp nhân riêng biệt nhưng
lại có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý. Mối quan hệ giữa các
công ty trong một TĐKT có thể là chính thức hoặc không chính thức.
Có một điều đáng lưu ý là khi tồn tại như là một thực thể có tư cách
pháp nhân, thì TĐKT lại được gọi là Conglomerate và/hoặc Holding
company.
Các nhà kinh tế thế giới cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
TĐKT:
Thứ nhất, TĐKT là tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các
thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung,
trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ
tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại (Left, 1978).
Thứ hai, TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau
trong một thời gian dài (Powell and Smith Doesr, 1934).
Thứ ba, TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông
qua ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn giữa các
công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sáp nhập với nhau để hình
thành một tổ chức duy nhất (Granovette, 1994).
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
6
Đề án môn học

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, tập đoàn kinh tế được
xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau:
Nhóm công ty là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Thành phần của nhóm công ty gồm có:
- Công ty mẹ, công ty con.
- Tập đoàn kinh tế.
- Các hình thức khác.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương CIEM: khái niệm
tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về
vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác
xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này “công ty mẹ”
nắm quyền lãnh đạo, chi phối “công ty con” về tài chính và chiến lược phát
triển.
1.1.2. Một số đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế
Mặc dù có nguồn gốc xuất xứ khác nhau nhưng các TĐKT về cơ bản
đều có những đặc điểm chung như sau:
 Tập đoàn kinh tế có thể coi như sản phẩm của một lực lượng sản xuất
phát triển. Nó ra đời và phát triển xuất phát từ yêu cầu của tích tụ, tập
trung, cạnh tranh, liên kết vì mục đích lợi nhuận, nó phản ánh hoạt
động xã hội và văn hóa của một dân tộc hoặc đa quốc gia; nó thể hiện
việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội và là sự biến đổi sản xuất
kinh doanh cho phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ của những tổ
chức và cá nhân trong sản xuất kinh doanh. Xét về bản chất, đó là một
tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một doanh nghiệp kinh doanh vì
mục đích sinh lời, vừa mang đặc trưng của một Hiệp hội kinh tế phục
vụ lợi ích chung của các thành viên.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
7

Đề án môn học
 Là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau thông qua quan hệ về
đầu tư vốn. Cơ cấu của tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty thành
viên, các công ty thành viên trong tập đoàn là các thực thể kinh tế độc
lập, hợp tác trên nguyên tắc mọi thành viên đều bình đẳng trước pháp
luật. Công ty mẹ là công ty có cổ phần hay vốn cổ phần chiếm đa số
(cổ phần chi phối) ở các công ty thành viên và vì vậy có quyền chi phối
hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên thông qua việc phê
duyệt điều lệ hoạt động và cử nhân sự của công ty vào bộ máy quản lý
và điều hành ở các đơn vị thành viên. Các thành viên trong tập đoàn
được phân công hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuyên ngành,
theo sản phẩm hàng hóa làm ra, hay theo khu vực hoạt động, không
cạnh tranh nội bộ.
 Bản thân tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân mà là hình thức
liên kết các pháp nhân độc lập là công ty mẹ và các công ty con hay các
doanh nghiệp liên kết trong tập đoàn. Một doanh nghiệp ăn nên làm ra,
có nhiều vốn tích lũy từ lãi sau thuế, đều có khát vọng tiếp tục phát
triển bằng tái đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn nữa. Doanh
nghiệp này sẽ sử dụng vốn tích lũy của mình để đầu tư sang các ngành
hàng khác, ở các vùng lãnh thổ khác, do các doanh nghiệp khác kinh
doanh bằng nhiều cách, như lập doanh nghiệp mới, mua lại doanh
nghiệp đã có, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chúng đang
niêm yết đến mức có quyền chi phối nó... Đó là một quá trình dài của
sự tích lũy tư bản. Cuối cùng, doanh nghiệp ban đầu sẽ trở thành chủ sở
hữu vốn hay nắm tỷ lệ vốn chi phối trong vốn điều lệ ở nhiều doanh
nghiệp khác, rồi thoát ly khỏi hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực
sản xuất hàng hóa cụ thể, mà chỉ hoạt động đầu tư, trở thành công ty tài
chính hay ngân hàng thương mại với tư cách là chủ sở hữu vốn chi phối
trong vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp khác.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47

8
Đề án môn học
 Khi đó và chỉ khi đó mà thôi, tập đoàn kinh tế mới hình thành và phát
triển theo hướng vừa đa lĩnh vực ngành hàng kinh doanh, vươn ra thị
trường quốc gia và thế giới, vừa đa sở hữu. Trong đó, công ty mẹ
thường cũng là một công ty cổ phần, hoạt động đầu tư vốn vào các
doanh nghiệp con trên quy mô lớn. doanh nghiệp con có thể tồn tại
dưới loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hay
công ty TNHH một thành viên là công ty mẹ. Vì vậy, tập đoàn kinh tế
là kết quả của quá trình tích tụ tư bản trong nền kinh tế thị trường. Nó
không có “ngày sinh, tháng đẻ”, không có ai ra quyết định thành lập
hay đăng ký thành lập như doanh nghiệp, do đó nó không phải là một
thực thể pháp lý, nó vô hình, không có tư cách pháp nhân.
 Quy mô của tập đoàn tương đối lớn và hoạt động đa dạng, đa nghành.
Do 3 nguyên nhân chủ yếu là : thứ nhất, cùng với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế; thứ hai là sau khi thực hiện cổ phần hoá và sắp xếp lại,
các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn mới trong việc khẳng
định thương hiệu, nên phải không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá
hoạt động, sản phẩm, khai thác đối tác và thị trường có triển vọng,
nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình; thứ
ba, là trong bối cảnh thị trường thay đổi rất nhanh, việc kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực là một trong những chiến lược, định hướng lâu dài
cho bất kỳ một doanh nghiệp nào kể cả những doanh nghiệp lớn
chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thống, vì chúng cho phép doanh
nghiệp năng động nắm bắt và thực hiện những hoạt động mới, giúp
doanh nghiệp phát huy các nguồn lực bên trong, huy động nguồn lực
bên ngoài, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, góp phần phát triển thị
trường, tạo thế, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.Có thể
nói, việc đa dạng hoá đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp là xu thế
tất yếu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất

hiện cung cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
9
Đề án môn học
khoa học công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các
đối thủ tiềm năng, buộc các doanh nghiệp phải bám sát thị trường và
phải nhạy bén, năng động nắm bắt những thời cơ mới cho phép không
ngừng mở rộng quy mô, tạo ra lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro trong
kinh doanh.
1.2. Chaebol
1.2.1. Khái niệm
Chaebol là từ phiên âm tiếng Hàn để chỉ các TĐKT. Hiện nay Chaebol
không được dịch ra mà được sử dụng như một danh từ riêng để chỉ TĐKT đặc
trưng của Hàn Quốc. Chaebol được hiểu là tổ hợp công nghiệp một biến thể
thuộc sở hữu của các gia đình. Mỗi Chaebol gồm khoảng 40-50 công ty tuy
không có liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật nhưng lại thuộc sở hữu của
cùng một gia đình. Về kết cấu, các Chaebol là các conglomerate (tập đoàn)
gia đình trong đó các thành viên của gia đình đóng vai trò chủ đạo. Về nguồn
gốc truyền thống, chúng vẫn là các doanh nghiệp kiếu gia đình phong kiến di
thực lại và phát triển lên dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Các dòng họ tạo lập
ban đầu là những tộc trưởng tạo dựng công ty, do đó cơ cấu tổ chức của nó
mang hình thức tập đoàn đẳng cấp.
1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol
Mặc dù cho đến những năm 1960 chương trình phát triển công nghiệp
quan trọng của Hàn Quốc vẫn chưa được bắt đầu nhưng trên thực tế đã xuất
hiện nguồn gốc của việc hình thành những doanh nghiệp trong nền kinh tế
mang màu sắc chính trị từ những năm 1950. Đã có một số người Hàn sở hữu
và quản lý những công ty khá lớn trong suốt thời kì cai trị của Nhật Bản. Sau
khi thoát khỏi sự đô hộ của Nhật Bản, có những người Hàn Quốc đã chiếm
được những tài sản trong các doanh nghiệp Nhật Bản và vài người trong số họ

đã phát triển nó thành các Chaebol vào thập niên 90. Các công ty đó chỉ thực
sự phát triển mạnh mẽ và hợp tác hình thành nên tập đoàn bắt đầu từ thời kì
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
10
Đề án môn học
tổng thống Park Chung Hee (nhiệm kì 1961-1979). Ông đã áp dụng mô hình
tương tự như Zaibatsu – được phát triển ở Nhật Bản trong suốt thời kì Meiji
Era. Tuy vậy mô hình Chaebol vẫn có những khác biệt với mô hình Zaibatsu
thể hiện ở những điểm như: Chaebol được điều hành bởi gia đình trong khi
Zaibatsu lại được điều hành bởi những nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp;
trong các Chaebol quyền lực tập trung trong tay chính những người sở hữu,
còn ở Zaibatsu có sự phân quyền và kết hợp chặt chẽ với các cổ đông;
Chaebol thường hình thành những công ty con để sản xuất các sản phẩm phục
vụ xuất khẩu, trong khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản lại thường thuê các
nhà đấu thầu bên ngoài.
Chaebol đã trải qua thời kì phát triển thần kỳ bắt đầu từ những năm
1960 gắn chặt với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc. Thập niên 50
và đầu 60 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bông và sợi; thập niên 70 và 80 là
sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất; thập niên 90 là các sản phẩm điện
lạnh và công nghệ cao. Chính Chaebol đã làm thay đổi thâm hụt thương mại
vào năm 1985 sang thặng dư vào năm 1986. Cán cân thanh toán từ 4 tỷ đôla
Mỹ vào năm 1988 đã tăng lên 5 tỷ đôla Mỹ vào năm 1989. Những năm 1980
là thời kỳ mà các Chaebol phát triển bùng nổ trên thị trường xuất khẩu. Cuối
những năm 1990 họ đã trở thành những tổ chức tài chính độc lập và dần thoát
khỏi sự kiểm soát cũng như bảo trợ của Chính phủ.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
11
Đề án môn học
Bảng 1.1 Danh sách các Chaebol hàng đầu Hàn Quốc
Thứ

tự
Cuối thập
niên 1950
Giữa thập
niên 1960
Năm 1974 Năm 1983 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000
1 Samsung Samsung Samsung Hyundai Hyundai Hyundai Hyundai
2 Samho Samho LG Samsung Daewoo Samsung Samsung
3 Gaepung LG Hyundai Daewoo Samsung Daewoo LG
4 Daehan Daehan Hanjin LG LG LG SK
5 LG Gaepung Ssangyong Ssangyong Ssangyong SK Hanjin
6 Tongyang Samyang SK SK Hanjin Ssangyong Lotte
7 Keukdong Ssangyong Hanhwa Hanhwa SK Hanjin Daewoo
8
Hankook
Glass
Hwashin Daenong Hanjin Hanhwa Kia Kumho
9 Donglip Panbon
Dong-Ah
Const.
Kukje Daelim Hanhwa Hanhwa
10 Taechang Tongyang
HanilSyn.
Textile
Daelim Lotte Lotte Ssangyong
Nguồn: Stephan Haggard, et al., (eds.), Economic Crisis and Corporate
Restructuring in Korea: Reforming the Chaebol , trang 41.
Khi nói đến nền kinh tế Hàn Quốc không chỉ người Hàn mà ngay cả
quan khách báo chí quốc tế đều đề cập đến ba tập đoàn kinh tế hàng đầu – từ
lâu được coi là “rường cột” của nền kinh tế nước này. Người Hàn Quốc ví bộ

ba này là “tam đại Chaebol” bao gồm: Samsung (Ba ngôi sao), Hyundae
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
12
Đề án môn học
( Hiện đại), Daewoo (Đại vũ). Lịch sử hình thành của ba Chaebol này có thể
trình bày ngắn gọn như sau:
Samsung là tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, được sáng lập bởi Lee
Byung Chul - con trai một địa chủ. Lớn lên trong thời kì mà Hàn Quốc chịu
sự chiếm đóng của Nhật Bản, từ nhỏ Lee được giáo dục theo kiểu truyền
thống Nho giáo. Đến năm 10 tuổi Lee được gửi đến học ở trường tiểu học ở
Seoul và sau đó theo học đại học Waseda, Tokyo. Nhưng trước khi tốt nghiệp
Lee đã rời trường để trở về Seoul và không làm gì trong vài năm. Năm 26 tuổi
Lee được thừa kế xưởng gạo của gia đình nhưng công việc kinh doanh không
thuận lợi, Lee đã rời quê đến Daegu. Năm 1938 Lee thành lập công ty tại
Daegu lấy tên là Samsung. Công ty này đã có lúc rơi vào nguy cơ phá sản do
ảnh hưởng của việc chiếm đóng của Nhật Bản nhưng Lee vẫn kiên trì theo
đuổi công việc kinh doanh của mình. Năm 1945 chiến tranh Nhật – Hàn kết
thúc, Samsung đã phát triển hưng thịnh với thị trường được mở rộng cả trong
ngoài nước, trở thành một trong mười Công ty thương mại lớn nhất ở Nam
Hàn. Năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lee đã rời Seoul đến Pusan tiếp
tục công việc kinh doanh của mình. Đến năm 1953 Lee thành lập công ty sản
xuất đường tinh luyện lấy tên là Cheil Sugar, một năm sau đó là sự ra đời của
Cheil Wool Texttile Company.
Samsung được hưởng lợi rất lớn từ Chính sách thay thế nhập khẩu của
Chính phủ, kết quả là cuối những năm 1950 Samsung đã giành được quyền
kiểm soát một số Ngân hàng thương mại và Công ty bảo hiểm. Đến những
năm 1960 Lee đã chọn điện tử là mặt hàng sản xuất chủ yếu của Samsung.
Nếu như vào năm 1977 các kỹ sư của Samsung mới làm công việc là tháo dỡ
các tivi màu từ Mỹ, Nhật, Châu Âu để xem xét và copy lại thì chỉ không đầy 3
năm sau đó Samsung đã có thể tự sản xuất được mặt hàng này. Đến năm 1979

Samsung bắt đầu chế tạo đầu máy,…
Huyndai là TĐKT lớn thứ hai của Hàn Quốc, được sáng lập bởi Chung
Yu Jung – người mà những năm 30 đã rời quê lên Seoul khi vẫn còn ở độ tuổi
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
13
Đề án môn học
thiếu niên. Khởi đầu với công việc ở bến tàu và xưởng gạo, đến năm 1940
Chung mua lại cơ sở sữa chữa ôtô sau đó mở rộng sang lĩnh vực xây dựng,
đóng tàu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Chung phát triển quan hệ với Mỹ,
với quân đội và giành được những dự án xây dựng của Chính phủ Syungman
Ree. Công ty có tên chính thức là Hyundai từ năm 1976. Với sự mở rộng liên
tục cả về quy mô và lĩnh vực thì hiện nay Hyundai đã trở thành tập đoàn kinh
doanh lớn hoạt động đa ngành nghề.
Daewoo được thành lập vào những năm 1960, người sáng lập là Kim
Woo Chung – một trong những người trẻ nhất đứng đầu một Chaebol. Trong
một thời gian dài Kim được coi như một nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Hàn
Quốc, Kim làm việc 100 giờ mỗi tuần và mỗi đêm chỉ ngủ 4 giờ. Kim không
bao giờ có kỳ nghỉ. Chủ trương của người đứng đầu Daewoo là Daewoo luôn
phải đi đầu trong các lĩnh vực mới. Lĩnh vực ban đầu và chủ yếu của DaeWoo
là các ngành công nghiệp nặng sau đó là các sản phẩm về điện máy. DaeWoo
luôn được đánh giá là tập đoàn đi đầu trong tính sáng tạo, đổi mới và táo bạo
trong kinh doanh.
Bên cạnh các Chaebol truyền thống, gần đây ở Hàn Quốc bắt đầu xuất
hiện những tập đoàn mức trung bình . Ví dụ như Appeal Telecom được sáng
lập bởi Lee Ga Hyoung – một cựu viên chức của Samsung. Appeal Telecom
đang sản xuất và quảng bá sản phẩm điện thoại di động và sắp tới sẽ mở rộng
lĩnh vực hoạt động của nó. Ở Đức những tập đoàn kiểu tương tự như vậy đã
đóng góp lớn cho nền kinh tế nên người ta cho rằng hoàn toàn có lý do để
những tập đoàn này giành được vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47

14
Đề án môn học
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHAEBOL
HÀN QUỐC
2.1. Đặc trưng của Chaebol Hàn Quốc
Xét về cơ chế quản lý thì mỗi Chaebol lại có phương thức quản lý riêng
nhưng nói chung các Chaebol đều có những đặc trưng chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong cơ cấu của Chaebol các công ty thành viên hoạt động
kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành.
Thứ hai, khác với tập đoàn công nghiệp của phương Tây mọi quyết
định quan trọng của Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất - tức là
Chủ tịch và mọi nhân viên đều phải tuân thủ. Tuy vậy các quan chức cũng có
vai trò quan trọng và đóng góp không nhỏ trong việc ra quyết định.
Thứ ba, cơ cấu nhân sự trong các Chaebol nổi rõ lên là sự phân cấp,
phân tầng rõ rệt theo kiểu “pyramid scheme” (hệ thống kiểu kim tự tháp).
Loại tổ chức này tạo nên sự thống nhất chặt chẽ trong hoạt động và thúc đẩy
mọi thành viên luôn nỗ lực để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình và
phấn đấu lên vị trí cao hơn trong cơ cấu đó. Tuy nhiên cách tổ chức này
không tránh khỏi những hạn chế của một cơ chế quản lý truyền thống là tính
cứng nhắc và thiếu sự điều chỉnh linh hoạt.
Thứ tư, mức độ chi phối trong các Chaebol tương đối chặt chẽ và chủ
yếu do người sáng lập và hậu duệ của họ. Ví dụ: Chung Ju Yung và gia đình
kiểm soát 61,3% cổ phần của Chaebol Hyundai. Chung Taeso và các con ông
ta kiểm soát tới 85,45% cổ phần của Chaebol Hanbo. Sau khi In Koe Koo,
người sáng lập Chaebol LG qua đời, quyển sở hữu và kiểm soát Chaebol
thuộc về các con trai, con rể và anh em ruột của ông ta.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
15
Đề án môn học

2.2. Cơ cấu quản lý trong các Chaebol Hàn Quốc
2.2.1. Về cơ cấu sở hữu
Về sở hữu các Chaebol duy trì chế độ sở hữu theo huyết thống, tức là
do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo kiểu truyền thống là
cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con
trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế tục
sự nghiệp của cha ông để lại). Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn Quốc"
thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43,8%
(năm 1995) lên 44,1% (năm 1996).
Cơ cấu sở hữu trong các Chaebol có thể chia làm 3 loại như sau:
Chủ sở hữu (Công ty mẹ)
Các chi nhánh Công ty chi nhánh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (Mô hình của Tập đoàn Han Jin)
Chủ sở hữu (Công ty mẹ)
Công ty cổ phần
Chi nhánh hay công ty chi nhánh
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu Công ty cổ phần (Mô hình của Tập đoàn Daewoo)
Chủ sở hữu (Công ty mẹ)
Công ty cổ phần
Các tổ chức trung gian
Chi nhánh hay công ty chi nhánh
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (Mô hình của Tập đoàn Samsung)
Nguồn: CLCSCN
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
16
Đề án môn học
2.2.2. Về cơ cấu quyền lực
Cơ cấu quyền lực trong chính quyền cũng như trong kinh doanh, các
Chaebol hoàn toàn nhất quán với các giáo lý của Khổng Tử và các giá trị
truyền thống của Hàn Quốc. Vì vậy, mô hình mà chúng áp dụng dường như

chỉ có thể thực hiện được trong một nền chuyên chế độc tài. Tất cả mọi người
dân và xã hội đã chấp nhận điều này như một tập quán và truyền thống kinh
doanh.
2.2.3. Về cơ chế điều hành
Trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi
khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng là giúp Chủ tịch tập đoàn phối
hợp hoạt động của Công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư
nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều
hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các Công ty
chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, Chủ tịch Chaebol có vai trò chi
phối các thành viên khác của Hội đồng. Nhìn chung, Chủ tịch Chaebol mang
tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh
doanh Hàn Quốc.
Ngày nay, với sự phát triển sâu rộng của xu thế toàn cầu hoá, khu vực
hoá, các Chaebol thường vay nợ cao để mở rộng và phát triển kinh doanh.
Thông thường vay từ 100 đến 200% số vốn tự có của họ để kinh doanh và nợ
ngân hàng được Chaebol coi là nguồn lực không thể thiểu. Chính vì vậy nền
tảng tài chính của họ không được vững chắc và nhiều Chaebol đã đi đến phá
sản. Do vậy, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các Chaebol phải cơ cấu tổ chức
quản lý lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế quốc tế đã thay đổi. Do đó, hầu
hết các chaebol đã tìm cách tăng mức độ nhất thể hoá theo chiều dọc, tức là
quá trình các Công ty lớn thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, mà những
ngành này có quan hệ với các ngành hiện đang kinh doanh của Công ty như
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
17
Đề án môn học
những bước trung gian của sản xuất và lưu thông để duy trì sự kiểm soát và
giảm rủi ro.
2.3. Xu hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc
2.3.1. Tính tất yếu phải đa dạng hóa

Đa dạng hóa là xu thế chung của các tập đoàn trên thế giới. Theo số
liệu thống kê cho thấy vào những năm 70 hai phần ba trong số 500 công ty
hoạt động ở nước Mỹ đã thực hiện đa dạng hóa ở mức độ cao. Ban đầu các
công ty thường mở rộng hoạt động theo vùng địa lý để tăng trưởng. Khi gặp
phải giới hạn của nhu cầu của thị trường về không gian các công ty chuyển
sang thực hiện đầu tư phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao khả năng sinh
lời và sức cạnh tranh thông qua cải tiến công nghệ, giảm chi phí sản xuất và
cuối cùng là các công ty mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đưa ra thị
trường. Các tập đoàn kinh tế đa dạng hóa với mức độ tăng trưởng cao đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một số nước và Hàn Quốc
cũng không phải là ngoại lệ. Các Chaebol Hàn Quốc thực hiện chiến lược đa
dạng hóa nhanh chóng lớn mạnh và trở thành động lực cho sự phát triển kinh
tế thần kỳ của Hàn Quốc trong vài thập kỷ qua.
2.3.2. Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc
Sự phát triển theo khuynh hướng đa dạng hóa của Chaebol được bắt
đầu từ những năm 50 khi các Chaebol thu nhận về tay mình các công ty thuộc
sở hữu Nhà nước và mua lại các công ty tư nhân hoạt động yếu kém. Cho đến
nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau các Chaebol vẫn tiếp tục đa dạng hóa và
đa dạng hóa đã trở thành một trong những đặc trưng không thể thiếu khi nhắc
đến các Chaebol Hàn Quốc. Khuynh hướng này thể hiện qua một số đặc trưng
chủ yếu sau:
Một là: Các Chaebol đa dạng hóa với tốc độ nhanh
Tốc độ đa dạng hóa nhanh của các Chaebol thể hiện qua 2 tiêu chí: số
lượng gia tăng nhanh chóng số chi nhánh và công ty thành viên, số lĩnh vực
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
18
Đề án môn học
mà các Chaebol tham gia hoạt động. Thập kỷ 70 đánh dấu sự phát triển với
tốc độ cao của các Chaebol. Trong số 191 công ty thuộc 10 Chaebol dẫn đầu
(bảng xếp hạng năm 1984) thì có tới 60% được hình thành trong thời kỳ này.

Số lượng các công ty của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc đã tăng 30% trong
thời kỳ 1993 – 1997. Nếu so với năm 1987 thì số lượng công ty thành viên
của 30 Chaebol hàng đầu đã tăng gần gấp rưỡi. Ví dụ điển hình là Hyundai.
Đầu những năm 70 Hyundai chỉ có 4 công ty mới được tách ra từ công ty
đóng tàu thì cuối những năm 70 Huyndai đã tấn công vào các lĩnh vực khác
như cơ khí, phụ tùng ôtô, xây dựng, lọc dầu và nâng số công ty thành viên của
mình lên 20 công ty. Trong mỗi lĩnh vực Hyundai lại có nhiều công ty con,
như trong lĩnh vực xây dựng và đồ gỗ Hyundai có tới 6 công ty con: Hyundai
Cement. Co. Ltd; Dongsu Industrial. Co. Ltd; Hyundai Wood Industry. Co.
Ltd; Keumkay Development Industrial Co.Ltd; Keumkay Co.Ltd; Korea
Chemical Co. Ltd. Về lĩnh vực nếu lúc đầu Huyndai hoạt động trong lĩnh vực
đóng tàu thì đến năm 1993 Hyundai đã tham gia trên 30 lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay Hyundai là Chaebol có số thành viên nhiều thứ ba ở Hàn Quốc (chỉ
sau Samsung và SK).
Hai là: Các Chaebol đa dạng hóa với mức độ cao
Theo số liệu thống cho thấy tốc độ đa dạng hóa trung bình của các công
ty thuộc 20 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với tốc độ đa dạng
hóa các công ty không thuộc Chaebol. Chaebol có quy mô lớn thì tốc độ đa
dạng hóa càng cao. Số lượng công ty thành viên của 30 Chaebol lớn nhất ở
Hàn Quốc trung bình là 27,5 công ty, đáng chú ý nhất có Samsung (80),
Hyundai (57), LG (49), SK (46). Về mức độ đa dạng hóa trung bình của 20
Chaebol hàng đầu là 15,5 (tính theo số ngành mà các công ty tham gia kinh
doanh), chỉ số này cao hơn nhiều so với mức trung bình các công ty của các
nước trên thế giới.
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
19
Đề án môn học
Ba là: Sự đan xen giữa đa dạng hóa liên hệ và đa dạng hóa không liên
hệ
Đa dạng hóa liên hệ là cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của các

Chaebol khi các Chaebol lựa chọn tham gia những ngành công nghiệp nặng
và hóa chất - là những ngành mang lại lợi ích lớn do được hưởng ưu đãi của
Chính phủ. Đa dạng hóa không liên hệ được thực hiện chủ yếu thông qua đầu
tư lẫn nhau giữa các Chaebol trong ngắn hạn. Nó cho phép các Chaebol trong
thời gian ngắn có thể huy động được các nguồn lực theo yêu cầu của hoạt
động sản xuất kinh doanh nhờ vào nguồn lực của các Chaebol khác và một
Chaebol có thể đầu tư với quy mô lớn vào những ngành kỹ thuật mới nhờ chia
sẻ rủi ro với các Chaebol khác.
2.3.3. Nguyên nhân đa dạng hóa
Một là: Chính sách kinh tế của Chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp
hóa
Các Chaebol được hưởng lợi chủ yếu từ chính sách công nghiệp hóa
của Chính phủ Park Chung Hee. Chính sách này được chia ra làm hai giai
đoạn:
Giai đoạn 1962 – 1972 Chính phủ đẩy mạnh cải cách và xây dựng thể
chế nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
Giai đoạn 1973-1979 Chính phủ tập trung vào các ngành trọng điểm là
công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Chính phủ dành ưu đãi cho các
công ty tham gia vào hai lĩnh vực này như: ưu đãi về thuế, tài chính và một số
quyền lợi khác. Cho nên trong điều kiện đó sự lựa chọn hợp lý nhất cho các
Chaebol là tham gia vào những ngành có sự điều tiết của Chính phủ. Bởi vì
đầu tư vào những ngành này sự tồn tại của công ty sẽ được đảm bảo, sẽ được
vay vốn với lãi suất thấp ở ngân hàng và khi công ty không có khả năng thanh
toán thì Chính phủ sẽ can thiệp để cho công ty tiếp tục hoạt động. Đến cuối
những năm 70, 9 trong số 10 Chaebol lớn nhất đã đầu tư vào công nghiệp
Ngô Thị Phương Anh - Kinh tế Quốc tế 47
20

×