Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƢỜNG

= = = = = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ XUÂN HẢI, HUYỆN
NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
Ngƣời thực hiện

:

TRẦN NAM HẢI

Lớp

:

MTB

Khóa

:

56

Chuyên ngành



:

KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Giáo viên hƣớng dẫn

:

PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƢỜNG

= = = = = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ XUÂN HẢI, HUYỆN
NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
Ngƣời thực hiện

:


TRẦN NAM HẢI

Lớp

:

MTB

Khóa

:

56

Chuyên ngành

:

KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Giáo viên hƣớng dẫn

:

PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM

Địa điểm thực tập

:


XÃ XUÂN HẢI, HUYỆN NGHI XUÂN,
TỈNH HÀ TĨNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã
được chỉ rõ nguồn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Người cam đoan

Trần Nam Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện,
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại Học viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đoàn Văn
Điếm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho nhiều ý kiến trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn trạm Khí tượng Hà Tĩnh,
cảm ơn các anh chị trong ban Địa chính – Nông nghiệp, các cán bộ Ủy ban
nhân dân xã Xuân Hải, cán bộ và cộng đồng dân cư xã về sự hợp tác nhiệt

tình đồng thời đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tại địa phương trong
thời gian qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ mình trong suốt thời gian học tập, rèn
luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về mặt thời gian và giới
hạn năng lực của bản thân mà đề tài của mình không tránh khỏi được những
thiếu sót. Vì vậy, rất mong có được những góp ý từ thầy cô giáo, bạn đọc để
khóa luận này được hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 Tháng 5 Năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Nam Hải

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1. Khái quát chung về biến đổi khí hậu ................................................. 4
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................... 4
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu .................................................. 5

1.1.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ............................................ 6
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay .................................................. 7
1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ..................................... 7
1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................... 14
1.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................................... 20
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu với Việt Nam ......................................... 23
1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu ....................................................... 25
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................ 27
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................. 28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 28

iii


Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 29
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 29
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội .......................................................... 34
3.2 Đánh giá biểu hiện biến đổi khí hậu tại địa phương ................................ 37
3.2.1. Xu hướng biến đổi nhiệt độ ........................................................... 37
3.2.2.Xu hướng biến đổi lượng mưa ....................................................... 38
3.2.3.Xu hướng biến đổi của bão ............................................................ 39
3.3. Nhận thức của người dân về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến sản xuất nông nghiệp....................................................................... 40

3.3.1. Lịch sử thiên tai ở xã Xuân Hải ..................................................... 40
3.3.2 Nhận thức người dân về biến đổi khí hậu ở địa phương ................. 42
3.3.3. Sơ đồ vùng bị ảnh hưởng của thiên tai trong xã Xuân Hải............. 48
3.3.4 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN ..... 49
3.4 Người dân thích ứng với BĐKH của địa phương .................................... 52
3.4.1. Năng lực thích ứng của địa phương ............................................... 52
3.4.2. Nhận thức người dân về biện pháp thích ứng với BĐKH .............. 55
3.4 . Những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải khi thực hiện các
biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. ..................................................... 59
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của
người dân đối với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp ............................ 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................. 69

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

IMHEN

: Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

ISPONRE : Viện chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
NASA

: Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNDP

: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
WB


: Ngân hàng thế giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Các khoảng nhiệt độ tăng dự kiến cho năm 2080 ....................... 13

Bảng 1.2

Các khoảng mực nước biển dâng dự kiến cho năm 2080 ....... 14

Bảng 1.3

Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
ở các vùng khí hậu của Việt Nam .............................................. 17

Bảng 1.4

Diện tích có nguy cơ bị ngập theo mực nước biển ..................... 19

Bảng 1.5

Kịch bản mức tăng nhiệt độ TB năm so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)................................. 21

Bảng 1.6


Kịch bản mực nước biển dâng ở Việt Nam với thời kỳ 19801999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........................ 22

Bảng 1.7

Kịch bản mức tăng lượng mưa TB năm so với thời kỳ 19801999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........................ 23

Bảng 3.1

Tình hình sử dụng đất xã Xuân Hải ...................................... 30

Bảng 3.2

lịch sử thôn xóm và thiên tai theo dòng thời gian ....................... 41

Bảng 3.3

Các vùng đất thường bị thiên tai tại xã Xuân Hải ....................... 49

Bảng 3.4

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN
trên địa bàn xã (% người phỏng vấn; n=60). ............................. 50

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp ................ 51

Bảng 3.6

Nhận thức người dân về lực lượng ứng phó với BĐKH ............. 55


Bảng 3.7

Nhận thức người dân về biện pháp thích ứng với BĐKH ........... 57

Bảng 3.8

Những khó khăn mà người nông dân gặp phải khi thực hiện các
biện pháp thích ứng (câu hỏi một lựa chọn, n=60). .................... 60

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1

Nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất từ 1860 - 2000 ................... 8

Hình 3.1

Vị trí địa lý xã Xuân Hải (Nguồn: Google map) ....................... 29

Hình 3.2

Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm............ 33

Hình 3.3

Xu hướng thay đổi nhiệt độ giai đoạn 1961-2015 ..................... 37


Hình 3.4

Sự biến động tổng lượng mưa trong giai đoạn năm 1961-2015 . 38

Hình 3.5

Tần suất bão đổ bộ vào vùng bờ biển Nghệ An –Hà Tĩnh- Quảng
Bình giai đoạn 1961-2015......................................................... 40

Hình 3.6

Nhận thức người dân về sự ấm lên của khí hậu (n=60) ............. 43

Hình 3.7

Nhận thức người dân về xu hướng thay đổi tần suất xuất hiện
nhiệt độ bất thường trong năm (n=60) ...................................... 43

Hình 3.8

Nhận thức người dân về xu hướng thay đổi thời gian xuất hiện
nhiệt độ bất thường trong năm (n=60) ...................................... 44

Hình 3.9

Nhận thức người dân về sự thay đổi mùa mưa (n=60) .............. 45

Hình 3.10


Nhận thức người dân về sự thay đổi lượng mưa và số ngày mưa
to bất thường trong năm (n=60) ................................................ 45

Hình 3.11

Nhận thức người dân về sự thay đổi mưa bão (n=60) ............... 46

Hình 3.12

Nhận thức người dân về sự thay đổi cường độ bão (n=45) ........ 47

Hình 3.13

Sơ đồ các vùng bị thiên tai tại xã Xuân Hải .............................. 48

Hình 3.14

Thảo luận biện pháp thích ứng của người dân ........................... 56

vii


MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khí hậu thời tiết là trạng thái của khí quyển, đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của loài người, sinh vật trên khắp hành tinh. Biến đổi khí hậu
gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước, năng lượng, nông nghiệp, an ninh lương
thực, sức khỏe con người,… ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chính vì
vậy, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề môi trường nữa mà là vấn đề song
hành với sự phát triển, và tác động toàn diện đến sự phát triển của cả thế giới

trong tương lai.
Việt Nam, một đất nước hay bị thiên tai và đặc biệt dễ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, hiện đang đối mặt với những thách thức mới trên chặng
đường phát triển tiếp theo, là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3200km với
75% dân số sống gần biển. Là nước thứ 2 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng
nề của biến đổi khí hậu và các nguy cơ cao do ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH
như: ngập lụt, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, hạn hạn và thiên tai,… Tất cả
những hiện tượng cực đoan này đều ẩn chứa những mối đe dọa to lớn đối với
đời sống hộ nông dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp – nơi đa số nông dân
nghèo và nguồn sống chính là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đánh
giá tác động kết hợp lồng ghép và đề xuất các giải pháp triển khai nghiên cứu
về BĐKH trong Nông nghiệp đối với chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình và kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương
là rất quan trọng nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp và tăng cường khả năng đối
phó, thích ứng với BĐKH.
Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển
kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong hai thập niên qua, song thành tựu đó
đang bị đe dọa trong những năm gần đây do BĐKH và có nguy cơ bị đảo
ngược nếu kịch bản xấu nhất xảy ra. Theo tính toán, nếu BĐKH không giảm

1


thiểu thì đến cuối thế kỷ 21 này Việt Nam sẽ mất đi ít nhất 12,2% diện tích
đất, hiện đang là nơi cư trú của 23% dân số và thậm chí là mất đi một con số
lớn hơn diện tích màu mỡ bao gồm một nửa khu vực châu thổ thấp trũng,
cũng chính là một trong những vựa lúa quan trọng nhất của thế giới do lũ lụt
và xâm thực mặn.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là nguy
cơ hiện hữu ảnh hưởng đến công cuộc xóa đói giảm nghèo, cản trở việc thực

hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Nước ta phần lớn dân cư sinh
sống ở nông thôn, vùng miền núi, vùng ven biển và nguồn sinh kế của họ đặc
biệt là hộ nghèo chủ yếu là từ nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và
điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu đặt ra cho họ những thách thức lớn hơn
trong việc duy trì sinh kế bền vững. Chính vì vậy nơi đây rất dễ bị tổn thương
do tác động của BĐKH. Do đó, ngoài việc ngăn chặn, giảm thiểu chúng ta cần
học cách chủ động thích ứng với nó và chính người dân là người trực tiếp sản
xuất nông nghiệp. Vì vậy thích ứng của người dân đối với biến đổi khí hậu về
các mảng quan trọng hơn vấn là lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp là việc làm
cần thiết nhằm giảm thiểu hậu quả mà BĐKH gây ra.
Xã Xuân Hải nằm phía Đông Nam huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, với
đặc thù là xã nông nghiệp miền biển, nơi đây cách trung tâm huyện khoảng
3km theo trục đường tuyến trục đường huyện, đây là miền đất có lịch sử phát
triển lâu đời gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Phía Nam có dòng sông Lam,
phía Đông giáp biển Đông gắn liền với dải phi lao chắn gió. Xuân Hải có tổng
diện tích nông nghiệp là 1210,74 ha trong đó diện tích cấy lúa là 136,12ha:
diện tích trồng cây ăn quả và các cây dược liệu là 365ha và diện tích đất lâm
nghiệp là 550ha. Xuân Hải là một xã đặc thù không có công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp chỉ phát triển nhỏ lẻ dừng lại ở mức sửa chữa nhỏ phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Về dịch vụ phát triển mạnh chủ yếu là
các hàng quán buôn bán nhỏ lẻ, buôn bán các mặt hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu

2


yếu phẩm cho các hộ dân trong địa phương. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
mới chiếm khoảng 12% còn lại 78% là sản xuất nông nghiệp. Những năm gần
đây tỷ trọng công nghiệp có giảm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, tuy
vậy thì nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt của xã. Hàng năm hoạt động sản xuất
nông nghiệp của xã chịu nhiều rủi ro do thời tiết thay đổi thất thường, làm thay

đổi năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người dân.
Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá
nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải
pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Hải, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực thích ứng đối với
BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát chung về biến đổi khí hậu
1.1.1. Các khái niệm
 Thời tiết và khí hậu
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008, tr.6 : “Thời tiết là trạng thái
tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng qua các đại
lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng
quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng,…”
Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung
bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện
tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm.
Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hằng ngày về các yếu tố như nhiệt
độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa… và có tính chất thất thường thì khí hậu thể
hiện sự thay đổi lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính chất ổn định.

 Khí hậu cực đoan
Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergoverment Panel on
Climate Change – IPCC, 2007) định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực đoan” và
“hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi
xem xét phân bố thống kê của nó. Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết
cực đoan thông thường có tần suất xuất hiện nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa
này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thế thay đổi tùy từng khu vực
mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên,
bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời
tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng khí hậu cực

4


đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu. Nói cách khác, hiện tượng khí hậu
cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ vào số
liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định một hiện tượng
nào đó có xuất hiện hay không.
 Biến đổi khí hậu
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến
đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt
động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành
phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát
được trong những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992).
Biến đổi khí hậu: Theo IPCC(2007), biến đổi khí hậu(BĐKH) là sự biến
đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về trung
bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian
đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc lâu hơn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr.6) định nghĩa BĐKH “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc sự dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết
trung bình và những biến động của nó trong khoảng thời vài thập kỷ hoặc dài
hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng
khác của hệ thống khí hậu.
 Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của BĐKH :
 Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung

5


 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan dẫn tới sự
ngập úng các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển.
 Sự di chuyển các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống các loài sinh vật, hệ
sinh thái, hoạt động sống của con người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh - địa - hóa khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển

dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
1.1.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do hai nhóm nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm:
sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, sự thay
đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu và sự lưu
chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. sự thay đổi của bề mặt Trái Đất, hàm
lượng khí CO2 trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, lượng mây, những
thay đổi bên trong của Trái Đất và độ mặn của đại dương.
Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát
từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, sự gia tăng lượng phát
thải khí CO2 và các khí nhà kính khác. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp
(khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng,
chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải
vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng

6


hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất. Nhằm
hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí
nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cốt thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai
lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC23
là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC22.

- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện
tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% do tự nhiên. Chu kỳ
nóng ấm của Trái Đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên được đẩy
nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công
nghiệp và hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khả năng hấp thụ và phần năng
lượng bức xạ của khí quyển.
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay
1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đã phản ánh sự
nóng lên của khí hậu Trái Đất hiện nay là rất rõ ràng, từ những quan trắc về
sự tăng của nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan
chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước
biển toàn cầu.

7


Hình 1.1. Nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất từ 1860 - 2000
Theo tổng hợp thông tin của Nguyễn Đức Ngữ (2010):
- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là
0,74oC, lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 – 2000, trong đó
riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,5oC, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.
- Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ, gấp gần
2 lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1985
– 1989 đến 2002 – 2005 là 0,76oC (0,58 – 0,95oC).
- 11/12 năm gần đây (1995 – 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất
trong chuỗi số liệu quan trắc bằng máy kể từ 1850.
- Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ

trung bình 2,7%/1 thập kỷ. Riêng trong mùa hè là 7,4%/1 thập kỷ. Diện tích
cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ 1990,
riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.
- Các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH họp ở Brucxen (Bỉ) vừa
qua cho biết, trung bình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải
(Trung Quốc) bị giảm 7% khối lượng và 50 – 60m độ cao, uy hiếp nguồn
nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm
diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu

8


vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m, có nơi
tới 350m. Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải – 1 hồ lớn nhất Trung
Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến mất trong vòng 200 năm tới. Nếu nhiệt độ Trái Đất
tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào
năm 2050 và chỉ còn một nửa vào năm 2090, đe dọa hệ thống đường sắt trên
cao nguyên.
- Ở Bắc cực, khối băng có độ dày khoảng 3km đang mỏng dần và đã
mỏng đi 66cm. Ở Nam cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và
những núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Ở Greenland, những lớp băng vĩnh
cửu tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), nhiệt độ trung bình những năm gần đây đã
tăng 1,50C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và diện tích lớp băng
vĩnh cửu giảm 40%, lớp băng hàng năm thường dày 1,2m nay chỉ còn 0,3m.
- Rộng rãi về mặt khoa học khi cho rằng biến đổi khí hậu là có thật và
do con người gây ra đã một lần nữa trả lời cho các hoài nghi và tranh luận về
vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới. Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa chắc
chắn về tốc độ nóng lên, thời gian chính xác và các hình thức tác động nhưng
những nguy cơ gắn liền với thực trạng các lớp băng lớn trên Trái Đất đang tan
ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại dương tăng lên, các hệ sinh thái rừng

nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác có thể xảy ra là hoàn toàn có thật
(UNDP,2008).
- Theo IPCC (2007), sự ấm lên của khí hậu là hoàn toàn chắc chắn.
Hàm lượng khí CO2, loại khí nhà kính quan trọng nhất trong bầu khí quyển
toàn cầu, dao động ở mức 200-300 ppm trong suốt 800.000 năm qua, nhưng
đã tăng lên ở mức khoảng 387 ppm trong 150 năm qua, chủ yếu là do đốt
nhiên liệu hóa thạch và một nguyên nhân nhỏ hơn là từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, trong 10 năm qua
(2001-2010), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,50C so với giai đoạn
1961-1990, mức cao nhất đối với bất kỳ giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt

9


đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Bộ TN&MT, 2012).Một thập kỷ
sau khi nghị định thư Kyoto (1997) quy định các giới hạn phát thải ra các khí
nhà kính, khi các nước phát triển bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong quá trình
kiểm kê phát thải, các loại khí nhà kính trong khí quyển vẫn tiếp tục tăng và
thậm chí là tốc độ tăng còn nhanh hơn trước.
- Mới đây nhất, Theo phân tích của Cơ quan Quản lý Khí tượng và Đại
dương Quốc gia của Mỹ (NOAA), trung bình nhiệt độ nước biển bề mặt trên
các đại dương vào tháng 9/2014 đã đạt một kỷ lục mới. Phân tích thống kê
cho thấy, giá trị nhiệt độ quan trắc được đã cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều
năm của tháng 9 trong thế kỷ 20 là 0,66oC, đồng thời cao nhất so với các giá
trị trung bình tháng tính từ năm 1880 và phá vỡ kỷ lục được ghi nhận trước đó
vào tháng 8/2014 là 0,65 oC. Như vậy, đây là lần thứ 3 trong năm 2014, trung
bình tháng nhiệt độ nước biển bề mặt đạt giá trị cao nhất trong vòng 135 năm
qua. Trong đó, khu vực biển phía đông bắc và vùng xích đạo Thái Bình
Dương có nhiệt độ cao hơn cả. Kết quả phân tích theo chuỗi thời gian còn cho
thấy, giá trị trung bình nhiệt độ trong 9 tháng đầu năm của năm 2014 (tháng 1

- tháng 9) tương tự như diễn biến của nhiệt độ năm 1998, năm mà Elnino xuất
hiện mạnh và kéo dài 15 tháng (từ 4/1997 – 6/1998). Trung bình nhiệt độ bề
mặt Trái Đất (đất liền và đại dương) trong thời gian này cao hơn khoảng
0,68oC so với nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 20 (14,1oC). Đồng thời giá trị
nhiệt độ bề mặt Trái Đất trong 12 tháng (tính từ tháng 10/2013 cho đến hết
tháng 9/2014) cũng đạt giá trị cao nhất từ năm 1880 đến nay, cao hơn 0,69 oC
so với trung bình ở thế kỷ 20. Điều đó cũng có nghĩa là phá vỡ kỷ lục được
thiết lập vào tháng 8/1997 - 9/1998, tháng 8/2009 – 7/2010 và tháng 9/2013
đến 8/2004 với giá trị cao hơn 0,68 oC. Năm 2014 được coi là năm nóng nhất
từ trước tới nay.
- Dựa trên các số liệu quan trắc nhiệt độ bề mặt Trái Đất, các nhà khoa
học tại NOAA dự đoán rằng hiện tượng El Nino sẽ bắt đầu xuất hiện trong

10


một hoặc hai tháng tới và muộn nhất vào mùa xuân năm 2015 ở Bắc bán cầu,
cho dù các quan trắc riêng về El Nino ở khu vực từ vĩ độ 5 oN đến 5oS và từ
kinh độ 170oW đến 120oW còn chưa rõ ràng và việc kiểm chứng có thể thấy
ngay tại Việt Nam, hiện tượng El Nino diễn ra mạnh mẽ tại khu vực miền
Trung và Nam Trung bộ nước ta kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng cho
nền nông nghiệp nước ta.
- Trong báo cáo tổng hợp thông tin của Viện khí tượng thủy văn và môi
trường (IMHEN, 2010), lượng mưa ở một số nơi trên Trái Đất đã có sự biến
động như sau: Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất
khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và
giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực. Ở Bắc Mỹ, lượng mưa
tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canađa nhưng lại giảm đi ở Tây Nam
nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi
thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại

tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi
ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi,
đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960–1980. Ở khu vực nhiệt đới, lượng
mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ
1901 – 2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi
lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO. Ở đới vĩ độ trung bình
và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ,
Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các
đới phía Bắc vĩ độ 300N thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới,
kể từ thập kỷ 1990.
- Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng
mưa có xu thế giảm.
- Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhau
cũng thay đổi; các vùng biển ấm lên, băng tại các cực tan ra và mực nước biển

11


dâng lên (UNDP, 2008). Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho
thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với
tốc độ 1,8±0,5 mm/năm. Trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng
0,42±0,12 mm/năm và băng tan khoảng 0,70±0,50 mm/năm. Tuy nhiên, mực
nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương: ở một số vùng,
mực nước biển dâng gấp một vài lần so với tốc độ dâng trung bình toàn
cầu, trong khi ở một số vùng khác, mực nước biển đã hạ thấp hơn (Bộ
TN&MT, 2012).
- Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã
cảm nhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn;
nhiều đợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong

khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn; cường độ của
những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các kịch bản phát thải khí nhà kính – cơ sở của việc dự báo về tình
trạng biến đổi khí hậu trong tương lai – của IPCC
Trong một vài thập kỷ tới, nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến sẽ tăng
0,2 - 0,30C mỗi thập kỷ (Ngân hàng thế giới, 2010). Trên đà gia tăng ấy thì
câu hỏi được đặt ra là giới hạn của sự gia tăng là ở nhiệt độ nào, nếu không sẽ
gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Ngưỡng giới hạn trên hợp lý cho sự gia
tăng nhiệt độ toàn cầu đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp đã
được các nhà khoa học khí hậu đưa ra là mức 20C. Bởi nếu vượt khỏi giới hạn
này thì nguy cơ biến đổi khí hậu trở thành thảm họa trong tương lai sẽ gia
tăng rất nhanh (UNDP, 2008).
- Tuy nhiên, IPCC (2007), trên cơ sở các kịch bản xác định những lộ
trình phát thải có thể xảy ra, đã đưa ra các dự đoán mức thay đổi nhiệt độ có
thể xảy ra trong thế kỷ 21 (Bảng 2.2). Theo các kịch bản này, nhiệt độ trung
bình thế giới đến năm 2080 sẽ tăng từ 2,30C đến 4,50C so với nhiệt độ thời kỳ

12


tiền công nghiệp hóa. IPCC dự kiến mức tăng 30C là hệ quả có khả năng xảy
ra nhất, nhưng cũng không loại trừ những giá trị vượt xa con số 4,50C, thậm
chí nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 50C. Như vậy không có kịch bản nào
của IPCC cho thấy sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 20C – là ngưỡng biến đổi
khí hậu trở nên nguy hiểm. Theo báo cáo phát triển thế giới năm 2010, nếu
không có các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu hiệu quả thì đến cuối thế kỷ
21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2,50C đến 70C so với thời kỳ tiền
công nghiệp hóa (Ngân hàng thế giới, 2010).
Bảng 1.1: Các khoảng nhiệt độ tăng dự kiến cho năm 2080
So với nhiệt độ trung


So với nhiệt độ thời

bình thời kỳ 1980-1999

kỳ tiền công nghiệp

(0C)

hóa (0C)

Kịch bản B1

1,8 (1,1-2,9)

2,3

Kịch bản A1T

2,4 (1,4-3,8)

2,9

Kịch bản B2

2,4 (1,4-3,8)

2,9

Kịch bản A1B


2,8 (1,7-4,4)

3,3

Kịch bản A2

3,4 (2,0-5,4)

3,9

Kịch bản A1F1

4,0 (2,4-6,4)

4,5

Các kịch bản
của IPCC

Nguồn: UNDP, 2008
Cùng với sự gia tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng cũng là một mối đe
dọa khác. Vẫn còn nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học về các mức tăng
khác nhau về mực nước biển dâng cuối thế kỷ 21. Các kịch bản của IPCC
(2007) chỉ ra rằng, đến cuối thế kỷ 21, mưc nước biển có thể tăng thêm từ 26
cm đến 59 cm đối với kịch bản phát thải cao A1F1 và từ 18 cm đến 38 cm đối
với kịch bản phát thải thấp B1 (Bảng 1.1).

13



Bảng 1.2: Các khoảng mực nƣớc biển dâng dự kiến cho năm 2080
Các kịch bản của IPCC

So với mực nƣớc biển thời kỳ 1980
– 1999 (cm)

Kịch bản B1

20 (18-38)

Kịch bản A1T

25 (20-45)

Kịch bản B2

25 (20-45)

Kịch bản A1B

27 (21-48)

Kịch bản A2

28 (23-51)

Kịch bản A1F1

33 (26-59)

Nguồn: UNDP, 2008

Tuy nhiên, các dự đoán về sự gia tăng mực nước biển của IPCC được
coi là thấp, bởi vì các dự đoán này chủ yếu dựa trên các ước tính của năm
2005 và chỉ dựa vào kết quả tính toán của sự nóng lên toàn cầu mà chưa tính
đến khả năng băng tan. Nghiên cứu của Dasgupta và cộng sự (2007) cho rằng
sự phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng và hiện tượng nóng lên toàn cầu
sẽ làm cho mực nước biển dâng 1m đến 3m vào cuối thế kỷ 21. Ngoài ra các
tảng băng ở Greenland và Bắc Cực đang tan nhanh ngoài dự kiến có thể làm
cho mực nước biển dâng lên 5m.
1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhiệt độ tăng
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010), trong khoảng 70 năm qua, nhiệt độ
trung bình năm đã tăng lên, trung bình 0,10C/1 thập kỷ (0,07 - 0,150C). Nhiệt
độ trung bình 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn 3 thập kỷ trước đó
(1931 - 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao
hơn trung bình nhiều năm (1961 - 1990) 0,70C. Tại Việt Nam, nhiệt độ trung
bình hàng năm không gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có
sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam

14


gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,320C kể từ 1970.
Từ năm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,10C một thập kỷ. Mùa
hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,10C – 0,30C một
thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ tăng trong khoảng từ 1,4 – 1,50C vào
năm 2050 và 2,5 - 2,80C vào năm 2100, những khu vực có nhiệt độ tăng cao
nhất là Tây Bắc và Việt Bắc. Xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên.
Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên

đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện
qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền Nam.
Mưa trái mùa đã cứu hạn cho một vài nơi trồng cây công nghiệp như cà phê,
nhưng lại làm tan tành các ruộng muối ven biển, làm cây hoa kiểng nở quá
sớm dịp Tết. Các nhà khoa học cũng đã dự tính trong tương lai, các vùng nằm
sâu trong lục địa có sự biến đổi nhiệt độ lớn hơn so với các vùng ven biển
Việt Nam có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia
tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn
hơn. Nhiệt độ cao nhất khu vực miền nam xuất hiện tại Phước Long, Đồng
Xoài và Xuân Lộc. Theo Viện khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN,
2012). Tính đến năm 2012, Việt Nam trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng
giảm ở phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ. Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng
cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ
trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ mùa
đông tăng nhanh hơn so với mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng
nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo.
Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc
Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng từ 1,3 tới 1,50C/50 năm).
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so
với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng từ 0,6 tới 0,90C/50 năm). Tính trung

15


bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,20C trong 50
năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng từ 0,3 đến 0,50C/50 năm trên tất cả
các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,5 đến
0,60C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung

Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,30C/50 năm. Mức thay đổi nhiệt độ cực đại
trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng từ -30C đến 30C. Mức
thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng từ -50C đến 50C. Xu
thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ
cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của
BĐKH toàn cầu ( Bảng 2.3)
Lượng mưa thay đổi
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010), lượng mưa biến đổi không nhất quán,
có nơi tăng, nơi giảm, trong đó ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu thế giảm
trong 2 thập kỷ gần đây, trong khi ở Đà Nẵng lại tăng. Ở các tỉnh Nam Trung
Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn có phần tăng lên. Lượng
mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng có phần tăng lên trong những thập kỷ gần
đây. Nghiên cứu của IMHEN (2012) đưa ra kết luận rằng lượng mưa mùa khô
(tháng XI-IV) tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía
Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng
mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích
phía Bắc nước ta và tăng khoảng từ 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng
mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu
phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng
mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20%
trong 50 năm qua (Bảng 2.3). Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các
vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây.

16


×