VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG THỊ THU TRANG
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số
: 60 31 04 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Toàn
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:
15 giờ 30, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định hướng giá trị ln có ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn
lực người của mỗi quốc gia, dân tộc. Định hướng giá trị sẽ quy định
xu hướng phát triển nhân cách và từ đó chỉ đạo tồn bộ hoạt động của
con người.
Định hướng giá trị nghề là cơ sở bên trong của hành vi, điều chỉnh và
thúc đẩy hoạt động nghề, quyết định sự lựa chọn nghề của cá nhân. Việc
định hướng giá trị các ngành, nghề trong xã hội ảnh hưởng đến mỗi cá
nhân tham gia vào ngành nghề đó trong việc phấn đấu rèn luyện để đạt
được thang giá trị của nghề nghiệp mà mình lựa chọn.
Hình thành, phát triển định hướng giá trị nghề cho sinh viên là nhiệm vụ
quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các nhà trường. Do đó việc
định hướng giá trị nghề cho sinh viên là điều có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Hình thành, phát triển định hướng giá trị nghề cho sinh viên sư
phạm là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của các
nhà trường sư phạm hiện nay.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào cơng tác xây dựng định
hướng giá trị cho sinh viên nhà trường, chúng tôi chọn vấn đề “Định
hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi về định hướng giá trị và
định hướng giá trị nghề
- Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về đặc điểm và sự phát triển
của hệ thống định hướng giá trị cá nhân ở lứa tuổi học sinh phổ thông, sinh
viên và các nhóm lứa tuổi trung gian.
1
- Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu mối quan hệ qua lại
giữa các định hướng giá trị với sự hình thành đặc điểm tâm lý cá
nhân, hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về định hướng giá trị và
định hướng giá trị nghề nghiệp
- Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu định hướng giá trị nhân
cách của sinh viên, thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về định hướng giá tri
nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề dạy học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng định
hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà
Nội và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này nhằm đề xuất
một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên có định hướng đúng đắn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu định hướng giá trị nghề
dạy học của sinh viên.
- Khái quát những vấn đề lý luận về: Giá trị, định hướng giá trị
nghề dạy học, định hướng trị nghề dạy học của sinh viên.
- Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh
viên trường Đại học Thủ đơ Hà Nội.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng
giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Đề xuất một số kiến nghị về định hướng giá trị nghề dạy học
cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên Trường
2
Đại học Thủ đô Hà Nội trên phương diện nhận thức, thái độ, hành vi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường
Đại học Thủ đô Hà Nội. Được biểu hiện cụ thể qua 3 mặt: nhận thức,
thái độ, hành vi. Cụ thể:
+ Nhận thức về giá trị của nghề dạy học: vai trò, tầm quan trọng
và các giá trị của nghề dạy học (giá trị kinh tế, giá trị thăng tiến, giá
trị đạo đức).
+ Thái độ đối với nghề dạy học: hứng thú, niềm tin, động cơ lựa
chọn nghề dạy học.
+ Hành động để học tập, rèn luyện, tu dưỡng để chiếm lĩnh các
giá trị của nghề dạy học.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị
nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
4.3. Khách thể nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu định hướng giá trị nghề dạy học của 600 sinh viên thuộc 3 khóa:
2014 - 2017; 2015 - 2018; 2016 - 2019, đang theo học hệ Cao đẳng
chính quy, trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nguyên tắc hoạt động.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp xử lý thơng tin bằng thống kê tốn học.
3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến
nội dung nghiên cứu: giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá tri
nghề dạy học của sinh viên. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh
viên được biểu hiện qua 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành động.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn làm sáng rõ về định hướng giá trị
nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội biểu hiện
qua các mặt nhận thức, thái độ, hành động của sinh viên. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo
dục, để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục trong công tác định hướng giá
trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đơ Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề dạy học của
sinh viên.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh
viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Giá trị
Giá trị là những cái có ý nghĩa đối với cá nhân, cộng đồng, xã
hội với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích,
biểu thị niềm tin của con người về mục đích và lý tưởng sống, khi
được nhận thức, đánh giá và lựa chọn sẽ trở thành động cơ thúc đẩy
con người hoạt động.
1.1.2. Khái niệm định hướng giá trị
Định hướng giá trị là khuynh hướng chủ thể lựa chọn những giá
trị trong hoạt động sống của mình và được thể hiện qua nhận thức,
thái độ và hành động của cá nhân.
1.1.3. Định hướng giá trị nghề dạy học
- Định hướng giá trị nghề dạy học
Định hướng giá trị nghề dạy học là khuynh hướng của chủ thể lựa
chọn những giá trị có ý nghĩa đối với hoạt động nghề, cũng như cuộc
sống, được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của chủ thể.
- Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên là khuynh hướng
sinh viên lựa chọn những giá trị có ý nghĩa đối với hoạt động nghề
dạy học, cũng như trong cuộc sống, được thể hiện qua nhận thức,
thái độ, hành động của sinh viên.
1.2. Biểu hiện định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
1.2.1. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên biểu hiện qua
nhận thức đối với nghề dạy học
1.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của nghề
dạy học.
5
1.2.1.2. Nhận thức về các giá trị của nghề
a. Giá trị về mặt kinh tế của nghề dạy học.
b. Giá trị về mặt thăng tiến của nghề dạy học.
c. Giá trị về mặt đạo đức của nghề dạy học.
1.2.2. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên biểu hiện qua
thái độ đối với nghề dạy học
1.2.2.1. Lòng yêu nghề và hứng thú với nghề.
1.2.2.2. Sự tin tưởng và yên tâm với nghề.
1.2.2.3. Động cơ chọn nghề.
1.2.3. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên biểu hiện qua
hành động tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện
1.2.3.1.Hành động tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức nghề
dạy học.
1.2.3.2. Hành động tu dưỡng, rèn luyện về mặt năng lực chuyên môn
nghề dạy học.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy
học của sinh viên
1.3.1.Yếu tố chủ quan
1.3.1.1. Ảnh hưởng từ vốn tri thức, hiểu biết về nghề dạy học.
1.3.1.2. Ảnh hưởng bởi khuynh hướng, lý tưởng và niềm tin nghề dạy học.
1.3.1.3. Ảnh hưởng bởi thái độ yêu nghề, gắn bó với nghề.
1.3.2. Yếu tố khách quan
1.3.2.1. Ảnh hưởng từ gia đình.
1.3.2.2. Ảnh hưởng từ giáo dục của Nhà trường.
1.3.2.3. Ảnh hưởng từ bạn bè, cộng đồng xã hội.
6
Tiểu kết chương 1
Qua những phân tích trên, trong đề tài này, những nội dung chủ
yếu được nghiên cứu, khảo sát về định hướng giá trị nghề dạy học
của sinh viên là:
Định hướng giá trị là khuynh hướng chủ thể lựa chọn những giá
trị trong hoạt động sống của mình và được thể hiện qua nhận thức,
thái độ và hành động của cá nhân.
Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên là khuynh hướng
sinh viên lựa chọn những giá trị có ý nghĩa đối với hoạt động của
nghề dạy học cũng như trong cuộc sống, được biểu hiện qua nhận
thức, thái độ và hành động của sinh viên.
Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên được biểu hiện qua cả ba
mặt: nhận thức thái độ và hành động của họ.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học
của sinh viên bao gồm: yếu tố chủ quan (vốn tri thức hiểu biết về
nghề dạy học; khuynh hướng , lý tưởng, niềm tin nghề dạy học; thái
độ yêu nghề, gắn bó với nghề) và yếu tố khách quan (gia đình, người
thân; giáo dục nhà trường; bạn bè và cộng đồng xã hội).
7
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu
2.1.2. Giai đoạn điều tra thử
2.1.3. Giai đoạn điều tra chính thức
2.1.4. Xử lý số liệu
2.1.5. Hoàn thành luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học,
một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của sinh viên.
b. Cách thực hiện: Sử dụng bảng câu hỏi “ PHIẾU ĐIỀU TRA” và
phát cho 600 sinh viên của 3 khóa (2014-2017; 2015-2018; 20162019) đang theo học hệ Cao đẳng chính quy, trường Đại học Thủ đô
Hà Nội.
c. Nội dung
- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên bao gồm 12 câu hỏi.
- Quy đổi điểm như sau:
+ Với bảng có 3 khoảng, chúng tơi quy ước tính điểm theo 3 mức:
Khơng quan trọng, khơng ảnh hưởng: 1 điểm
Ít quan trọng, Ít ảnh hưởng: 2 điểm
Rất quan trọng, Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm
Như vậy với bảng có 3 khoảng khi áp dụng công thức:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3 - 1)/3 = 0,67
chúng ta thu được kết quả như sau:
Mức độ thấp: 1 ≤ ĐTB < 1,67;
8
Mức độ trung bình: 1,67 ≤ ĐTB < 2,34;
Mức độ cao: 2,34 ≤ ĐTB ≤ 3.
+ Với bảng có 5 khoảng, chúng tơi gộp thành 3 khoảng như sau
và tính theo cơng thức trên:
Khơng đúng/hồn tồn khơng đúng, khơng thường xuyên/chưa
bao giờ: 1 điểm.
Phân vân, đôi khi: 2 điểm.
Rất đúng/ Đúng, rất thường xuyên/thường xuyên: 3 điểm.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
2.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
2.2.2.4. Phương pháp xử lý thơng tin bằng thống kê tốn học.
2.2.2.5. Nội dung của xử lý số liệu bằng thống kê.
2.3. Địa bàn khảo sát.
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu này đã được tiến hành theo một quy trình thống
nhất, chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và
tổng hợp thơng tin (phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu...). Việc phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau về bổ trợ nhau để thơng tin thu
được mang tính chính xác và tin cậy. Các thông tin thu thập được xử
lý và phân tích với nhiều kỹ thuật đa dạng (phân tích định tính, phân
tích định lượng) cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy
và có giá trị về mặt khoa học đồng thời đã nhận được những kết quả
khách quan mang tính khoa học.
9
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ DẠY HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
3.1. Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
trường Đại học Thủ đô Hà Nội
3.1.1. Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên trường Đại học
Thủ đô Hà Nội biểu hiện qua nhận thức đối với nghề dạy học
3.1.1.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò chung của nghề dạy học
Kết quả cho thấy, đa số sinh viên đã có nhận thức cao về vai trò của
nghề dạy học đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể
có 88,4% sinh viên được hỏi đã khẳng định nghề dạy học có vai trò rất
quan trọng, trực tiếp giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước.
Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên (3,3%) cho rằng nghề dạy học
không quan trọng. Nguyên nhân của việc sinh viên không đánh giá
cao vai trò của nghề dạy học là do bị ảnh hưởng, tác động bởi một số
yếu tố khách quan và chủ quan.
Như vậy qua số liệu khảo sát chúng tôi thấy phần lớn sinh viên
nhận thức được nghề dạy học có vai trị quan trọng, tuy nhiên vẫn
cịn có những sinh viên do một số yếu tố khách quan tác động, chi
phối nên chưa nhận thức được điều này.
3.1.1.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của những giá trị
nghề dạy học
Số liệu khảo sát cho thấy sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của
các giá trị nghề dạy học ở mức trung bình (điểm trung bình chung là
2,32). Trong số 9 giá trị của nghề dạy học đưa ra, có 4 giá trị được sinh
viên nhận thức là rất quan trọng với số điểm trung bình ở mức từ 2,5 đến
2,6 điểm, đó là các giá trị “Nghề có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn”; “
Nghề có ý nghĩa tư tưởng văn hóa”; “ Nghề cao q được xã hội kính
trọng”; “ Nghề ổn định có điều kiện chăm sóc con cái”. Sở dĩ 4 giá trị
10
này được sinh viên đánh giá cao nhất, vì đây là những giá trị cốt lõi, bản
chất nhất của nghề dạy học. Đây là dấu hiệu tích cực, là điều kiện thuận
lợi trong công tác giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp ở Nhà trường.
Các giá trị mang tính vật chất, thực dụng, cá nhân được sinh viên
đánh giá ở mức thấp như “Nghề an nhàn, không vất vả”; “Nghề nghèo
nàn, khó kiếm tiền”. Nếu khơng có biện pháp định hướng giá trị nghề dạy
học cho sinh viên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, xu hướng, động cơ
phấn đấu của họ trong quá trình học tập, rèn luyện.
Như vậy, trên bình diện tổng thể, sinh viên trường Đại học Thủ đơ
Hà Nội đã có những đánh giá tích cực về vai trị, tầm quan trọng của
nghề dạy học đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này
cũng phù hợp với nhận định trong báo cáo kết quả công tác giáo dục đào tạo năm học 2013-2015: Đại đa số sinh viên nhận thức và quán triệt
tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
3.1.1.3. Nhận thức của sinh viên về các mặt giá trị của nghề dạy học
a. Nhận thức của sinh viên về giá trị kinh tế của nghề dạy học
Qua phân tích chúng ta thấy sinh viên nhận thức về giá trị kinh tế
của nghề dạy học ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,26).
Cụ thể có 2 giá trị được sinh viên nhận thức ở mức cao với điểm
trung bình từ 2,45 đến 2,56, đó là các giá trị “Nghề được Nhà nước
quan tâm”, “ Nghề này đem lại thu nhập, đáp ứng nhu cầu cơ bản
của bản thân”, các giá trị còn lại sinh viên đánh giá ở mức trung
bình với điểm trung bình từ 2,01 đến 2,28. Đó là các giá trị “ Nghề
khơng lo thất nghiệp”, “Nghề dễ xin việc với mức lương ổn định”
b. Nhận thức của sinh viên về giá trị thăng tiến của nghề dạy học
Với điểm trung bình chung là 2,29 nhìn nhận sự thăng tiến mà
nghề dạy học mang lại ở mức độ trung bình. Nhận thức về giá trị
thăng tiến của nghề dạy học được sinh viên đánh giá cao ở giá trị
“học nghề này để có một vị trí tốt trong công việc và tương lai” , với
11
điểm trung bình là 2,58, xếp ở vị trí thứ 1. Khía cạnh này có 68,3%
sinh viên cho rằng đúng, chỉ có 10% sinh viên cho rằng khơng đúng.
Bên cạnh đó có một số giá trị sinh viên cịn đánh giá tiêu cực, chưa
khách quan, như giá trị “Nghề có xu hướng thương mai hóa” với
45% sinh viên chọn đúng, 35% sinh viên tỏ ra phân vân.
c. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức của nghề dạy học
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, đa số sinh viên nhận thức ở mức
cao về giá trị đạo đức của nghề dạy học (với điểm trung bình chung
là 2,47). Nghề dạy học là nghề có yêu cầu rất cao về mặt đạo đức bởi
người thầy giáo luôn là tấm gương để học sinh noi theo. Do đó khi
đã chọn nghề dạy học thì người học phải ln ln rèn luyện các
phẩm chất nhân cách, hướng bản thân mình tới những giá trị cao đẹp
hơn. Điều này được thể hiện trong nhận thức của sinh viên khi chúng
tôi đưa ra ý kiến “ Nghề giúp tự hoàn thiện bản thân” thì có 77%
sinh viên cho rằng đúng, 19,7% tỏ ra phân vân và chỉ có 2,3% cho
rằng khơng đúng. Việc nhận thức cao về giá trị đạo đức đối với nghề
dạy học sẽ giúp bản thân sinh viên chủ động, tích cực trong việc tự
trau dồi vốn tri thức, rèn luyện các phẩm chất đạo đức để đáp ứng
các yêu cầu của nghề. Bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ
sinh viên chưa có nhận thức cao về giá trị đạo đức của nghề. Điều
này được thể hiện qua ý kiến “Nghề dạy học không liên quan đến
đạo đức” thì có 38,7% sinh viên trả lời là đúng, hoặc 35% sinh viên
cho là đúng với ý kiến “ Nghề này làm việc độc lập, không cần hợp
tác, chia sẻ”.
- So sánh nhận thức của sinh viên về các giá trị nghề dạy học
Từ điểm trung bình chung về nhận thức của sinh viên các khóa
học cho chúng ta thấy nhận thức của sinh viên tỷ lệ thuận với thời
gian đào tạo, nghĩa là sinh viên có thời gian đào tạo càng lâu thì nhận
thức càng tốt. Có được kết quả đó là do sự trưởng thành về mặt nhận
12
thức của sinh viên, đồng thời có sự định hướng về nghề của các thầy
cô giáo trong nhà trường.
Như vậy, khi nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị nghề dạy
học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội biểu hiện ở mặt
nhận thức chúng tôi thấy đa số sinh viên đã có những nhìn nhận,
đánh giá thực tế, tích cực về các giá trị nghề dạy học như giá trị kinh
tế, giá trị thăng tiến, giá trị đạo đức. Từ đó sinh viên mới có động
lực, ý chí quyết tâm để học tập, trau dồi vốn tri thức cũng như rèn
luyện các phẩm chất đạo đức đáp ứng u cầu của nghề. Bên cạnh đó
vẫn cịn một số ít sinh viên chưa có những đánh giá tích cực về các
giá trị của nghề dạy học. Điều đó làm cho sinh viên chưa thực sự tích
cực, tự giác trong học tập.
3.1.2. Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
trường Đại học Thủ đô Hà Nội biểu hiện qua thái độ của sinh viên
đối với nghề dạy học
3.1.2.1. Thái độ yêu nghề và hứng thú với nghề
Kết quả trên phản ánh, mức độ hứng thú với nghề của sinh viên
ở mức cao (điểm trung bình là 2,43). Cụ thể với ý kiến “Đối với em
nghề dạy học mãi là một nghề cao quý” có điểm trung bình là 2,65
xếp vị trí cao nhất, với 70,7% sinh viên cho là đúng. Hay với ý kiến
“Các môn học trong chương trình ln có sự lơi cuốn mạnh mẽ đối
với bản thân em” xếp ở vị trí thứ 2 với 65% sinh viên cho là đúng.
Bên cạnh thái độ tích cực của sinh viên đối với nghề dạy học, thì vẫn
tồn tại một số thái độ tiêu cực như có tới 40,7 % sinh viên cho là
đúng với ý kiến “Nghề dạy học nhàm chán, đơn điệu”.
- So sánh sự hứng thú của sinh viên qua các năm học tâp
Kết quả khảo sát cho thấy sự hướng thú của sinh viên phụ thuộc
vào thời gian học tập của người học, cụ thể điểm trung bình chung
vận động tịnh tiến từ 2,38 năm thứ nhất, đến 2,40 năm thứ 2 và 2,48
13
năm 3, điều này chứng tỏ người có thời gian học tập càng nhiều thì
càng hứng thú với với nghề mình đã chọn. Trong 6 yếu tố khảo sát
mà chúng tơi nêu ra, nhìn chung sinh viên phản ánh tương đối thống
nhất giữa các năm, điều này chứng tỏ sự hứng thú, niềm tin của
người học ở nghề nghiệp luôn luôn ổn định, đây là thuận lợi lớn trong
định hướng giá trị nghề cho sinh viên ở Nhà trường.
3.1.2.2. Sự tin tưởng và yên tâm với nghề
Kết quả cho thấy, đa số sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội
yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn nghề dạy học (điểm trung bình chung
2,65 - ở mức độ cao). Đây là thành quả của quá trình học tập, rèn luyện,
sự nhận thức đúng đắn, tích cực của người học đối với nghề nghiệp, là kết
quả của công tác giáo dục, hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp cho
sinh viên.
Tuy nhiên, ở mỗi giá trị, chúng tôi nhận được sự phản ánh khơng hồn
tồn giống nhau, trong đó với ý hỏi “Sự hài lịng về nghề mình đã chọn”
mặc dù có 63,7% sinh viên cho rằng hài lịng, rất hài lịng, thì vẫn cịn
23,7% sinh viên tỏ ra lưỡng lự, phân vân, cá biệt có 12% khơng hài lịng.
Tương tự, vẫn còn 15% số sinh viên phủ định “Nghề dạy học sẽ giúp
bản thân hoàn thiện nhân cách, đạo đức”. Như vậy có một bộ phận
sinh viên vẫn chưa có niềm tin vào nghề mình đã chọn. Điều này có thể
ảnh hưởng đến hành vi học tập, rèn luyện của sinh viên khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
- So sánh niềm tin của sinh viên qua các năm học tập
Qua điều tra cho thấy, niềm tin vào nghề dạy học của người học
biến động theo thời gian học tập, theo đó, niềm tin về nghề dạy học có
xu hướng giảm dần qua các năm (điểm trung bình chung: năm 1 là
2,46, năm 2 là 2,53, năm 3 là 2,39). Qua điều tra nghiên cứu kết hợp
phỏng vấn sâu, chúng tôi thấy nguyên nhân xuất phát từ những tác động
của các yếu tố khách quan như các mặt trái của xã hội, hoặc do một số
14
các hành vi tiêu cực trong thi cử, điểm số... dẫn đến sinh viên giảm dần
niềm tin đối với nghề đã chọn.
3.1.2.3. Động cơ chọn nghề dạy học của sinh viên
Căn cứ vào kết quả thu được, chúng tôi thấy động cơ chọn nghề
của sinh viên ở mức cao (điểm trung bình chung 2,56). Cụ thể xếp ở
vị trí thứ nhất là động cơ “Nghề ổn định, có điều kiện chăm sóc gia
đình và giáo dục con cái” với 67,6% sinh viên trả lời là đúng; hay
với động cơ “Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích, năng lực của bản
thân” có 66,7% sinh viên cho là đúng. Bên cạnh đó vẫn cịn một số
sinh viên khi chọn nghề dạy học đã xuất phát từ những động cơ chưa
thực sự đúng với bản chất của nghề dạy học như 54,3% sinh viên trả
lời là đúng với suy nghĩ “Nghề không lo thất nghiệp” hay 39% sinh
viên cho là đúng với ý kiến “nghề an nhàn, không vất vả”.
Như vậy, động cơ lựa chọn nghề của sinh viên rất đa dạng và
phong phú. Cùng một mục đích học làm giáo viên nhưng động cơ
thúc đẩy ở mỗi người lại khác nhau, vì vậy trong quá trình định
hướng giá trị nghề cho sinh viên cần quan tâm đồng bộ các động cơ,
phát triển động cơ thành động lực trực tiếp thôi thúc sinh viên học
tập, rèn luyện, trong đó chú trọng vào hệ thống động cơ cốt lõi mang
tính chính trị, xã hội đúng đắn.
3.1.3. Thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
trường Đại học Thủ đô Hà Nội biểu hiện qua hành động tự tu
dưỡng, học tập, rèn luyện.
Kết quả cho thấy sinh viên thực hiện các hành động tự tu dưỡng,
học tập, rèn luyện ở mức thấp (với điểm trung bình là 2.32). Cụ thể:
có 65% sinh viên thường xuyên “Tham gia tích cực giờ học nhóm
trên lớp” hoặc 64% sinh viên thường xuyên “Tập trung nghe giảng”.
Bên cạnh đó có 2 hành động sinh viên chưa tích cực thực hiện đó là
hành động “Tham gia các hoạt động dạy thêm tại nhà, dạy thêm tình
15
nguyện” và “Tham gia các hoạt động hoc tập, VN-TT, các câu lạc
bộ.. do lớp, khoa, nhà trường tổ chức”. Điều này phản ánh sinh viên
nhà trường vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa tích cực tham gia các
hoạt động tập thể.
Hành động “ Đọc thêm tài liệu, sách báo, internet phục vụ học
tập” được sinh viên thực hiện ở mức độ đơi khi (với điểm trung bình
là 2,25). Như vậy hàng ngày số lượng sinh viên lên tham khảo, đọc
sách, báo, tài liệu trên thư viện còn rất hạn chế.
Đặc biệt qua khảo sát chúng tơi thấy có 13,3% sinh viên thực
hiện hoạt động “Ngoài bạn bè, tự học hỏi thêm ở các thầy cô” không
thường xuyên. Các em còn rụt rè, e ngại khi phải tiếp xúc với giáo
viên. Đây là điều mà giáo viên cần lưu ý để tạo ra sự gần gũi, thân
thiện, cởi mở trong quan hệ với sinh viên, giúp sinh viên mạnh dạn,
tin tưởng bày tỏ thắc mắc, tâm tư của họ trong quá trình học tập.
3.2. Thực trạng một số yếu tố tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề dạy học của sinh viên
3.2.1. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề
dạy học của sinh viên
Với điểm trung bình chung là 2,40 chúng tơi thấy yếu tố chủ
quan ảnh hưởng rất mạnh đến định hướng giá trị nghề của sinh viên.
Trong đó ảnh hưởng cao nhất là yếu tố “Thái độ yêu nghề và gắn bó
với nghề” với điểm trung bình là 2,46. Như vậy chứng tỏ định hướng
giá trị nghề phụ thuộc rất lớn vào chính thái độ của người học đối với
nghề. Sinh viên lựa chọn nghề dạy học khi bản thân mình thực sự u
thích, say mê.
Tiếp theo là yếu tố “Hứng thú và niềm tin đối với nghề” và
“Vốn tri thức, hiểu biết về nghề dạy học” cũng ảnh hưởng ở mức cao
với điểm trung bình là 2,40 và 2,36.
16
3.2.2. Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề dạy học của sinh viên
Qua bảng số liệu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên ở mức thấp
(với điểm trung bình chung là 1,34).
Quan nghiên cứu chúng tôi thấy trong một số yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên
thì Nhà trường là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất . Cụ thể 75% sinh
viên cho rằng ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố “Tấm gương nhiệt tình, tận
tụy của các thầy cơ”. Xếp thứ 2 là yếu tố “Phương pháp giảng dạy
của thầy cô giúp chúng em rèn luyện được kỹ năng, thái độ đối với
nghề dạy học” với 72% sinh viên cho là ảnh hưởng nhiều.
Gia đình là yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề của sinh viên, bởi gia đình chính là mơi trường đầu tiên định
hướng cho sinh viên lựa chọn nghề nghiệp. Do vậy với ý kiến “Cha
mẹ luôn định hướng cho em theo nghề dạy học” thì có 71,3% sinh
viên lựa chọn là ảnh hưởng nhiều.
Ít ảnh hưởng hoặc khơng ảnh hưởng đến định hướng giá trị
nghề của sinh viên chính là các yếu tố xã hội. Trong đó chỉ có 15%
sinh viên cho rằng “Bạn bè có ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề
dạy học” hoặc 10% sinh viên cho rằng yếu tố “Các thơng tin từ sách,
báo nói đến tầm quan trọng của nghề dạy học luôn tác động đến sinh
viên” có ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của sinh viên..
Định hướng giá trị nghề dạy học chịu sự ảnh hưởng bởi cả yếu tố
khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố chủ quan giữ vai trị quyết
định. Vì vây, trong quá trình định hướng giá trị nghề dạy học cho sinh
viên thì nhà trường cần quan tâm đồng bộ đến cả hai phương diện khách
quan và chủ quan, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp thích hợp với từng đối
17
tượng nhằm làm tốt công tác định hướng giá trị nghề nghiệp cho sinh
viên, góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo của Nhà trường.
Tiểu kết chương 3
Kết quả nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị nghề dạy học
của sinh viên cho thấy: Đa số sinh viên đã có nhận thức cao về các giá trị
của nghề dạy học, theo đó sinh viên nhận thức tốt và hướng tới giá trị
đạo đức - giá trị cốt lõi của nghề dạy học hơn giá trị kinh tế và giá trị
thăng tiến. Từ đó xây dựng động cơ trong sáng, quyết tâm cao và thái
độ, hành vi tích cực trong học tập và rèn luyện tại trường. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa quán triệt tốt mục tiêu, yêu cầu đào
tạo; chưa có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nghề nghiệp và các giá
trị nghề nghiệp; chưa có động cơ đúng đắn trong học tập, rèn luyện. Vì
vậy, chưa thực sự chủ động, tích cực trong lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch học tập, rèn luyện nghề nghiệp, cá biệt có những sinh viên chỉ
thực hiện để đối phó với yêu cầu nhiệm vụ.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học
của sinh viên, bao gồm những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Trong đó yếu tố chủ quan đóng vai trị quyết định đến định hướng giá trị
nghề dạy học của sinh viên.
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị nghề
dạy học của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội, các yếu tố ảnh
hưởng đến định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên, có thể rút
ra một số kết luận sau:
1.1. Về mặt lý luận
Giá trị là những cái có ý nghĩa đối với cá nhân hay nhóm xã
hội, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động vì nó.
Định hướng giá trị là khuynh hướng chủ thể lựa chọn những
giá trị trong hoạt động sống của mình và được thể hiện qua nhận
thức, thái độ và hành động của cá nhân.
Định hướng giá trị nghề là khuynh hướng chủ thể lựa chọn
những giá trị có ý nghĩa đối với hoạt động nghề, cũng như cuộc sống,
được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của chủ thể.
Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên là khuynh hướng
sinh viên lựa chọn những giá trị có ý nghĩa đối với hoạt động nghề
dạy học, cũng như trong cuộc sống, được thể hiện qua nhận thức, thái
độ, hành động của sinh viên.
1.2. Về mặt thực trạng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên trường Đại học Thủ
đơ Hà Nội đã có nhận thức cao về vai trò và các giá trị cốt lõi của nghề
dạy học. Định hướng đúng đắn, tích cực về giá trị kinh tế, giá trị thăng
tiến và giá trị đạo đức, trên cơ sở đó khẳng định niềm tin, động cơ và
tính tích cực tương đối trong học tập và rèn luyện tại trường.
Thái độ và hành vi có quan hệ mật thiết với thâm niên đào tạo
của sinh viên Nhà trường, trong đó các yếu tố này vận động trái
ngược nhau, sinh viên càng nhiều thời gian học tập thì niềm tin, động
19
cơ, tính tích cực hành động càng giảm và ngược lại.
Sinh viên Nhà trường tìm đến với nghề dạy học bởi ảnh hưởng
từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan
giữ vai trị chi phối và quyết định.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường
Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,
thay những thiết bị đã cũ bằng những trang thiết bị phù hợp với sự
phát triển kỹ thuật hiện nay. Tăng cường đầu tư sách, báo, tài liệu
tham khảo...trên Thư viện để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu
của sinh viên.
Tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi và tìm hiểu về định hướng
nghề nghiệp. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia
đầu ngành, qua đó giúp sinh viên có hứng thú, niềm tin đối với nghề
dạy học.
Tổ chức và thực hiện tốt hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm
để sinh viên được tăng cường vốn tri thức, rèn luyện về phẩm chất đạo
đức, sự trải nghiệm và bản lĩnh người giáo viên.
Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
2.2. Các Phòng, Ban chức năng
Phối hợp chặt chẽ trong công tác, chú trọng định hướng giá
trị nghề nghiệp cho người học. Thường xuyên tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhằm định hướng giá trị nghề nghệp, giáo dục, nâng cao
nhận thức, xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng đắn; hình thành
lý tưởng, niềm tin và phát huy tính tích cực của sinh viên trong học
tập, rèn luyện nghề nghiệp.
20
Thường xuyên nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp quản lý; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng
cao trình độ, phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
2.3. Đối với đội ngũ giảng viên nhà trường
Tích cực bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn. Thường
xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để bài giảng có sự lơi cuốn,
hấp dẫn.
Cần tích cực trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực chun mơn và
tay nghề sư phạm. Kết hợp “dạy chữ, dạy người, dạy phương pháp, vun
bồi lý tưởng nghề nghiệp cho người học”.
Khơng ngừng hồn thiện nhân cách người giáo viên nhà trường
sư phạm, thực sự trở thành tấm gương mẫu mực để sinh viên học tập noi
theo.
Cần phải tạo sự gần gũi, thân thiện, cởi mở để sinh viên có thể tin
tưởng, mạnh dạn bày tỏ những thắc mắc hoặc tâm tư, tình cảm của các em
trong suốt quá trình học tập. Từ đó có thể hỗ trợ kịp thời khi sinh viên cần
sự giúp đỡ.
2.4. Đối với sinh viên Nhà trường
Do yếu tố quyết định đến hiệu quả trong định hướng giá trị
nghề của sinh viên phụ thuộc chủ yếu ở chính bản thân sinh viên, do
đó để định hướng nghề nghiệp hiệu quả sinh viên cần:
Cần phải nhìn nhận đánh giá đúng năng lực, hứng thú của
bản thân đối với nghề. Chủ động trao đổi với gia đình và thầy cơ để chọn
cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Từ đó xác định được hướng đi tốt
nhất cho bản thân sau này.
Nâng cao ý thức trong định hướng nghề nghiệp. Xác định
mục tiêu, động cơ trong định hướng nghề nghiệp một cách cụ thể, từ
đó có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để đạt
được mục tiêu đã đề ra.
21
Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao vốn tri thức hiều biết,
kinh nghiệm, kỹ năng về chuyên nghành đào tạo. Thường xuyên bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức, hướng tới nhân cách người giáo viên tương
lai.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện bản lĩnh,
phương pháp, tác phong và tinh thần cộng đồng trong hoạt động tập thể.
Chủ động chia sẻ, trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè để bổ
sung thêm kiến thức về định hướng giá trị nghề dạy học cũng như giải
quyết các khó khăn trong cuộc sống.
22
23