Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Một số vấn đề triết học văn hóa (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.51 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________________

ĐẶNG HÀ CHI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VĂN HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________________

ĐẶNG HÀ CHI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VĂN HÓA
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 60 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS. TS. Hồ Sĩ Quý


PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở
những công trình nghiên cứu khác.

Tác giả

Đặng Hà Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ
VÀ TRIẾT HỌC VĂN HOÁ ....................................................................................6
1.1. Những nghiên cứu về văn hóa trong triết học trƣớc Mác ..........................6
1.2. Những nghiên cứu tƣ tƣởng của Mác về văn hóa......................................15
1.3. Các nghiên cứu chính sau Mác về văn hóa ................................................18
1.4. Về khái niệm triết học văn hóa và những vấn đề của luận án .................30
Chƣơng 2. VẤN ĐỀ VĂN HOÁ TRONG TRIẾT HỌC TRƢỚC MÁC ...........37
2.1. Các quan điểm triết học Tây Âu Phục hƣng - Cận đại về văn hóa................37
2.1.1. Từ chủ nghĩa nhân văn Phục hưng đến chủ nghĩa duy lý cổ điển: cá
nhân tự do và lý tính ..........................................................................................37
2.1.2. Chủ nghĩa lịch sử Tây Âu Cận đại về sự phát triển của văn hóa và
con người ...........................................................................................................42
2.2. Quan điểm của triết học Khai sáng Pháp - Đức Cận đại về văn hóa ......45

2.2.1. Chủ nghĩa tự nhiên về văn hóa trong triết học Khai sáng Pháp ..............45
2.2.2. Sự tiếp nối chủ nghĩa tự nhiên về văn hóa trong triết học Khai
sáng Đức............................................................................................................51
2.3. Các quan điểm về văn hóa trong triết học Đức thế kỷ XVIII – giữa
thế kỷ XIX ............................................................................................................56
2.3.1. Quan điểm của Kant về văn hóa ..............................................................56
2.3.2. Quan điểm của các nhà lãng mạn Đức thế kỷ XVIII về văn hoá ................66
2.3.3. Quan điểm của Hegel về văn hoá ............................................................71
Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................75
Chƣơng 3. NHẬN THỨC VĂN HOÁ TRONG TRIẾT HỌC MÁC .................77
3.1. Các nguyên tắc duy vật biện chứng trong nhận thức văn hóa .................77
3.1.1. Sự phê phán của Mác và Ăngghen quan niệm duy tâm về văn hoá ..............77
3.1.2. Nguyên tắc khách quan ............................................................................79
3.1.3. Nguyên tắc trừu tượng hoá ......................................................................83
3.2. Lao động xã hội phổ biến - thực thể của văn hóa ......................................89
3.2.1. Lao động xã hội phổ biến - nguồn gốc của văn hoá ................................89


3.2.2. Đặc điểm của lao động xã hội phổ biến...................................................92
3.3. Nguyên tắc lịch sử trong nhận thức văn hóa .............................................96
3.3.1. Sự đa dạng và thống nhất lịch sử của văn hóa .........................................96
3.3.2. Mối tương quan cái đặc thù và cái phổ biến trong sự phát triển
văn hóa ............................................................................................................102
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................107
Chƣơng 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC VĂN HOÁ ...109
4.1. Tính có mục đích và bản chất văn hóa của hoạt động ngƣời .................109
4.1.1. Sự hoạt động tự giác có mục đích của con người ..................................109
4.1.2. Đối tượng hoá như một biểu hiện bản chất văn hóa của hoạt
động người ......................................................................................................113
4.2. Văn hóa và tự nhiên ...................................................................................117

4.2.1. Văn hóa trong sự tương tác con người - tự nhiên ..................................117
4.2.2. Một số đặc điểm của văn hóa biểu hiện qua mối quan hệ con người
- tự nhiên ..........................................................................................................120
4.2.3. Tính chủ động của con người trong mối quan hệ văn hóa - tự nhiên ....123
4.3. Tính lịch sử - cụ thể của văn hóa và ý nghĩa văn hóa của lịch sử ..........126
4.3.1. Tính lịch sử - cụ thể của văn hóa ...........................................................126
4.3.2. Ý nghĩa văn hóa của lịch sử ...................................................................128
4.4. Văn hóa và sự phát triển con ngƣời trong các hình thức lịch sử-cụ thể ......131
4.4.1. Sự trao truyền giá trị văn hóa giữa các thế hệ người .............................131
4.4.2. Văn hoá và sự phát triển con người trong lịch sử ..................................134
4.4.3. Văn hóa, lao động và phát triển con người ở Việt Nam ........................139
Kết luận chƣơng 4 .............................................................................................145
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦ A TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây các vấn đề triết học của
văn hóa lại gây ra sự quan tâm to lớn và lôi cuốn sự chú ý của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước nhiều như vậy. Điều đó là do bản thân cuộc sống, những điểm
đặc thù và những xu hướng chủ đạo của thời đại lịch sử hiện nay, thực tiễn đổi mới
xây dựng đất nước ta theo hướng hiện đại, nhằm đạt tới xã hội “dân chủ, công bằng
và văn minh”, quy định. Đối với Việt Nam, nơi đang tạo dựng những tiền đề của
chủ nghĩa xã hội thì việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, trong đó có những vấn
đề triết học văn hóa lại càng có ý nghĩa cấp thiết, bởi đó là sự suy ngẫm không thể
lảng tránh về những việc cần làm để vừa giữ gìn và phát huy bản sắc vừa hiện đại
hóa văn hóa dân tộc. Việc đạt tới một trình độ văn hóa nhất định là tiền đề quan

trọng để đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Lênin đã đặc
biệt nhắc nhở và nhấn mạnh, bởi vì đây là sự quá độ bao gồm cả bước ngoặt đột phá
trong lĩnh vực văn hóa. Những triển vọng phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay
không thể tách rời quan niệm đúng về sự tiến bộ của văn hóa, bản chất, nguồn gốc,
động lực và các yêu cầu của nó. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề về bản chất của văn hóa, về mối tương quan của văn hóa với xã hội, văn hóa
và con người, văn hóa và tự nhiên, văn hóa và hoạt động... Đó đều là những vấn đề
thuộc thẩm quyền của phân tích triết học về hiện tượng văn hóa. Sự phân tích triết
học về văn hóa có ý nghĩa cả lý luận lẫn thực tiễn. Nó còn có giá trị tự thân, bởi lẽ
ngoài sự phản tư triết học thì văn hóa chỉ có thể được nhận biết dưới dạng các biểu
hiện riêng biệt của nó, chứ không phải như một chỉnh thể lịch sử - xã hội. Sự phân
tích triết học còn có ý nghĩa phương pháp luận định hướng cho các lĩnh vực khoa
học nhân văn khác nghiên cứu các hiện tượng và động thái văn hóa cụ thể.
Triết học văn hóa là một ngành khoa học mới mẻ ở Việt Nam và sự xuất hiện
của nó trong hệ thống các khoa học nghiên cứu về văn hóa hiện nay đã gây ra nhiều
ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng nó không thực sự cần thiết, hoặc không
thể chứng tỏ được sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu với một ngành khoa học
cũng nghiên cứu về văn hóa đã đạt được các thành tựu bước đầu là văn hóa học.
Thậm chí, có người còn phủ nhận sự tồn tại của bộ môn khoa học này. Vì thế với tư
cách là một người nghiên cứu về triết học và triết học văn hóa, chúng tôi muốn
1


thông qua luận án này để xác định tính độc lập và tư cách tồn tại của triết học văn
hóa trong hệ thống các khoa học về văn hóa. Muốn vậy thì phải chứng minh được
sự tồn tại lâu dài của hiện tượng văn hóa gắn với lịch sử ngàn đời của nhân loại đã
luôn là đối tượng suy ngẫm của tiền nhân qua các thời đại. Đến C. Mác các vấn đề
về nguồn gốc, bản chất, chủ thể sáng tạo của văn hóa đã đòi hỏi phải có sự giải
quyết thực sự khoa học. Thông qua cách giải quyết của Mác các vấn đề đó, ngày
nay chúng ta phải làm rõ hơn các cơ sở lý luận, phương pháp luận và nguyên tắc,

phương pháp nghiên cứu đặc thù của triết học văn hóa.
Tiếp đến, cần phải thấy rằng, để chính sách thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa
được nhất quán thì nó cần phải dựa trên một cơ sở triết học xác định. Vì thế, trong
điều kiện mới hiện nay nghiên cứu triết học văn hóa phải dựa trên và gắn kết hữu cơ
với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tiến tới nền kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập hòa cùng xu thế toàn cầu hóa
chung của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Những vấn đề văn hóa, xây dựng văn hóa là những vấn đề được Đảng cộng
sản Việt Nam quan tâm chú ý ngay từ những ngày đầu thành lập. Sự hưởng ứng tích
cực của đông đảo quần chúng nhân dân với các thành tựu văn hóa và việc tạo lập
các điều kiện cho hoạt động sáng tạo văn hóa, cho sự nở rộ bản sắc văn hóa các dân
tộc Việt Nam, sự phát huy và xử lý lại có phê phán những thành tựu của quá khứ và
đấu tranh với các tư tưởng và xu hướng phản nhân văn, trái ngược với thuần phong
mỹ tục của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa - tất cả chúng và những vấn đề khác nữa
đều xuất hiện và được giải quyết ở khắp các thời kỳ phát triển rất khó khăn của đất
nước ta suốt hơn 70 năm qua. Trong việc nhận diện và giải quyết chúng, ngay từ
đầu chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa đã dựa trên học
thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn đã hoàn toàn xác nhận tính
đúng đắn trong đường lối do những lãnh tụ tiền bối của Đảng cộng sản Việt Nam
(ví dụ: Trường Chinh với Đề cương văn hoá Việt Nam 1943) khởi thảo, mà theo đó
việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nông dân ở Việt Nam phải trở
thành cơ sở và phương tiện đạt tới sự phát triển kinh tế và văn hóa tiên tiến. Hồ Chí
Minh cũng đã có đóng góp to lớn vào việc phát triển lý luận mácxit về văn hóa.

2


Hiện nay, việc Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới phát triển văn hóa xuất
phát ngay từ tính tất yếu thực tiễn phải giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội hiện

đang rất gay gắt ở nước ta. Đảng ta đã xác định, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nền tảng tinh thần nâng đỡ
mọi mặt đời sống xã hội. Mặt khác, trước quá trình hội nhập và phát triển hiện nay
của thế giới, toàn cầu hóa trở thành một xu thế phát triển tất yếu, sự phát triển đất
nước còn cần phải đối mặt với quá trình hội nhập văn hóa, việc giữ gìn bản sắc văn
hóa cũng là một trong những yêu cầu quan trọng không thể tách rời trong quá trình
đó. Mối liên hệ nội tại giữa phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội đã được Lênin
nhấn mạnh trong những năm đầu chính quyền Xô Viết: “Cần phải xây dựng nền
kinh tế Xô Viết; nhưng muốn thế mà chỉ biết đọc biết viết thôi thì không đủ. Chúng
ta còn phải nâng trình độ văn hóa lên thật nhiều” [74, 213].
Chỉ những người có văn hóa mới có thể tạo lập các hình thức đời sống xã hội
mới. Thế mà các mặt khách quan và chủ quan của sự cải biến xã hội lại luôn quy
định lẫn nhau, bởi lẽ khi làm biến đổi thế giới xung quanh, con người cũng định
hình bản thân mình như nhân cách có khả năng hoạt động cải biến trên cơ sở nắm
bắt tốt các tri thức, kỹ năng, thao tác lao động. Sự cần thiết nâng cao văn hóa của
nhân dân là còn để tăng cao hơn nữa năng suất lao động xã hội, để hoàn thiện các
quan hệ xã hội, và để phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và để hoạt động quản
lý được tốt hơn… Điều này lại càng cấp thiết trong bối cảnh chúng ta đang triển
khai sâu rộng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế từ theo chiều rộng sang theo bề sâu, phát triển nguồn nhân lực, cải
cách thể chế và tái cơ cấu các ngành sản xuất. Tất cả đều đòi hỏi phải nâng cao
nhiều hơn nữa hiệu quả và chất lượng công việc, củng cố tổ chức và kỷ luật. Văn
hóa lao động và tư duy sáng tạo trở thành tối cần thiết đối với mỗi người lao động
trong hoàn cảnh đó. Mặt khác, việc nâng cao văn hóa của quần chúng do các nhu
cầu nội tại của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước đặt ra, cũng đồng nghĩa với sự
hiện thực hóa các lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa về phát triển nhân cách con người
ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn, như Mác đã dự định.
Như vậy là cần phải vạch rõ và luận chứng cho mối liên hệ nội tại của các quá
trình đó. Và sự luận chứng đó cần phải dựa trên một cơ sở lý luận triết học xác định.

3


Cơ sở đó, theo chúng tôi, chỉ có thể là cách hiểu duy vật về lịch sử, vì thế một vấn đề
cũng rất cấp thiết liên quan đến triết học văn hoá là phải hiểu lại cho đúng thực chất
của cách hiểu này. Ngoài ra, cũng rất cần một lý luận triết học văn hoá đúng đắn để
có thể quy tụ, dẫn dắt các ngành khoa học khác về văn hoá có những tìm tòi đúng
hướng để cùng nhau thúc đẩy văn hoá nước nhà có thêm những khởi sắc. Với những
lý do đó NCS chọn Một số vấn đề triết học văn hoá làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Thông qua việc khảo sát các quan điểm triết học văn hoá trong
lịch sử triết học Tây Âu trước Mác và của Mác, Ăngghen, luận án làm sáng tỏ
những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn hóa, nội dung cơ bản của triết học
văn hoá theo tinh thần mácxít.
- Nhiệm vụ: + Trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của triết học
văn hoá từ thời cận đại đến trước Mác.
+ Luận chứng cho cách tiếp cận duy vật lịch sử (phương pháp nghiên cứu)
của Mác trong nghiên cứu văn hoá: những nguyên tắc biện chứng duy vật chủ đạo
trong việc vạch ra bản chất của văn hoá.
+ Dựa trên quan điểm triết học của Mác, luận án trình bày và phân tích một
số nội dung chủ yếu của triết học văn hoá như: sự hình thành, phát triển, bản chất
của văn hoá trong hoạt động cải biến đối tượng của con người, một số biểu hiện cụ
thể của mối quan hệ văn hoá - tự nhiên - phát triển con người ở các thời đại lịch sử.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: một số vấn đề chủ yếu của triết học văn hoá.
- Phạm vi: các quan điểm điển hình về văn hoá từ thời Phục hưng đến nay.
Nói rộng ra, phần lịch sử hình thành triết học văn hóa là một nội dung của luận án
này nhằm định hướng cho việc vận dụng nhất quán nguyên tắc thống nhất lịch sử lôgíc để không rơi vào tình trạng thấy triết học văn hóa như một môn khoa học đã
cho sẵn, mà phải là “kết quả cùng với quá trình sinh thành ra nó”. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với một ngành khoa học còn mới mẻ và đang chịu nhiều nghi ngờ về

tính hợp pháp tồn tại của mình như triết học văn hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: luận án được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật lịch sử
mácxít về bản chất hoạt động xã hội của con người, quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
4


thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và những thành tựu nghiên
cứu triết học văn hóa mới được công bố gần đây.
- Phương pháp: luận án dựa vào nguyên lý duy vật biện chứng về mối liên hệ
phổ biến và phát triển, sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, thống nhất
lịch sử - lôgic, đi từ trừu tượng đến cụ thể, hệ thống - cấu trúc, văn bản học.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án khảo cứu, phân tích và trình bày có hệ thống, qua đó làm rõ những
nội dung triết học văn hóa ở khía cạnh lịch sử hình thành của khoa học này: giới
thiệu được một số quan niệm về bản chất của văn hóa, những vấn đề văn hóa được
quan tâm từ bình diện triết học qua một số giai đoạn lịch sử ở tây Âu trước Mác.
- Thông quan việc nêu và phân tích một số nguyên tắc phương pháp luận trong
nhận thức của Mác về văn hóa, luận án đã định hình được các vấn đề mà triết học
văn hóa đã và đang phải giải quyết như đối tượng, phương pháp nghiên cứu, từ đó
luận chứng được tính độc lập của phân ngành triết học này so với các khoa học khác
cũng nghiên cứu về văn hóa.
- Bằng việc vận dụng những nguyên tắc đó để phân tích về mặt lí luận một số
vấn đề triết học văn hóa: bản chất văn hóa của hoạt động người; văn hóa và tự
nhiên; văn hóa và sự phát triển con người trong lịch sử xã hội, luận án chứng minh
những giá trị của triết học Mác trong nghiên cứu văn hóa và định hướng cho các
ngành khoa học khác nghiên cứu về văn hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Có thể coi luận án là một nghiên cứu chuyên khảo tương đối hoàn chỉnh về
những vấn đề triết học cơ bản của lý luận văn hoá. Luận án đã khảo sát đối tượng,

cơ sở lý luận và phương pháp luận của triết học văn hóa, bản chất và sự vận động
của văn hoá, mối liên hệ của nó với tự nhiên, xã hội, với hoạt động con người.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập triết học Mác - Lênin và lý luận về văn hoá.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả liên quan
đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 14 tiết.

5


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ VĂN HOÁ VÀ TRIẾT HỌC VĂN HOÁ
Chương này theo quan niệm của chúng tôi và cũng là yêu cầu mà các nghiên
cứu hàn lâm phải thỏa mãn được là không chỉ đơn giản liệt kê các tài liệu, hay tác
giả nào đã viết liên quan đến đề tài. Đối với chúng tôi chương này thực sự sẽ là tổng
quan các nghiên cứu, các quan điểm, chứ không đơn thuần là mô tả xem tài liệu hay
tác giả này khác nói gì về vấn đề luận án quan tâm, mà quan trọng hơn là do dung
lượng luận án có hạn nên chương Tổng quan này thực chất đã phải gánh đỡ nhiều
nội dung mà lẽ ra sẽ được trình bày ở chương 2, 3. Do vậy, phần các nghiên cứu tư
tưởng triết học văn hóa trước và sau Mác đều khá sâu, gần như trình bày lịch sử vấn
đề chứ không chỉ là điểm tài liệu. Nhờ đó có thể làm rõ được bức tranh chung về
nghiên cứu văn hóa, của những tác giả nào, độ nông sâu, phong phú của chúng đến
đâu. Còn tên tài liệu, nơi và thời gian xuất bản thì NCS sẽ trình bày đúng quy định
không mấy khi viết tên công trình ở trong Tổng quan mà dùng số trong ngoặc
vuông [số thứ nhất chỉ số thứ tự, số thứ hai chỉ số trang của tài liệu] để gửi về Danh
mục tài liệu ở cuối luận án. Do độ dài luận án bị giới hạn chặt chẽ nên việc trình bày
như vậy cũng giúp tiết giảm được một số trang.
1.1. Những nghiên cứu về văn hóa trong triết học trƣớc Mác

Trong triết học và khoa học, các phạm trù (khái niệm) thường hình thành
muộn hơn rất nhiều so với thời gian xuất hiện của các đối tượng mà chúng phản ánh.
Cũng vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, với văn hóa - hiện tượng phổ
biến đã có lịch sử hàng vạn năm, nhưng phải mãi đến thế kỷ XVIII khi thời đại Khai
sáng thay thế thời đại Phục hưng, thì thuật ngữ “văn hóa” mới được sử dụng ở châu
Âu [xem: 103; 38]. Như A. A. Migolatev - một giáo sư Nga nghiên cứu văn hóa nhận
xét, “Không phải ngẫu nhiên mà chính là vào thời điểm này văn hóa mới tự khẳng
định vị trí hợp pháp của mình” [91]. Sau thời Trung cổ kéo dài cả ngàn năm, khi con
người - chủ thể và khách thể của văn hóa - đã bắt đầu thoát khỏi sự thống trị của kinh
viện tôn giáo và những hình thái thế giới quan thánh thần, họ mới có những điều kiện
lịch sử để tách ra khỏi cái thế giới vây quanh và xem xét sự tồn tại của mình trong
mối liên hệ với văn hóa. Từ đây văn hóa được quan niệm không phải là sự tồn tại của

6


tự nhiên hay là sản vật do Chúa trời sinh ra, mà là sản phẩm từ quá trình lịch sử con
người xây dựng môi trường sống của mình và chính bản thân mình.
Vì thế có thể chỉ ra nhiều giai đoạn lịch sử trong sự tiến hoá của các quan niệm
triết học xã hội về văn hóa như tác giả nêu trên và V.M. Rôdin [114] đã chỉ ra. Giai
đoạn thứ nhất gắn với hệ thần thoại, các tín ngưỡng bí truyền sơ kỳ và đa thần giáo,
rồi gắn với sự xuất hiện các tôn giáo lớn (Do thái giáo, Phật giáo, Ky tô giáo, Hồi
giáo), kế đến là gắn với thời Cổ đại và Trung cổ. Lúc đó thuật ngữ “văn hóa” còn
chưa được dùng, nhưng thời này ở phương Đông (Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung
và Cận Đông) cũng như ở phương Tây (Hy Lạp, La Mã cổ đại) con người đã đạt
được những thành tựu văn hóa rực rỡ và chúng đã được phản ánh cả trong triết học.
Các nhà tư tưởng lớn của thời cổ đại như Khổng tử (551 - 479 TCN), Đemocrite (460
- 371 TCN), Socrate (469 - 399 TCN), Platon (427 - 347 TCN), Aristote (384 - 322
TCN), Epicure (341 - 270 TCN)… bằng các tư tưởng của mình đã làm giàu thêm cho
cách hiểu về văn hóa.

Nhiều tài liệu lịch sử triết học mà chúng tôi tiếp cận được đều cho rằng, các
nhà ngụy biện (Protagor, Georgy, Gippi…) vốn đứng trên lập trường tương đối chủ
nghĩa về phương pháp luận ở Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên chỉ ra được tính
chất đối lập giữa khởi điểm tự nhiên và cái đích thực mang tính người, cái đạo đức
(như quan niệm thời đó về thế giới văn hóa của con người). Nét nổi bật của thế giới
tự nhiên là luôn biến đổi, không bền vững, vì vậy, theo các nhà ngụy biện, nhận thức
của con người về nó cũng mang tính tương đối. Nhận thức đó không đủ độ tin cậy,
thiếu khách quan. Do vậy, kết luận là, tồn tại của con người không hoàn thiện và
thiếu bền vững, nó cần phải quay trở lại với tự nhiên, hoà nhập vào tự nhiên. Từ đó,
nhận thức luận của các nhà nguỵ biện đã quy định lập trường phê phán của họ đối với
môi trường văn hóa sống do con người tạo ra cho chính mình [xem: 51, 133-134].
Những người theo phái khắc kỷ (Antisfen, Diogen Sinovsky, Cratet…) còn phủ
nhận văn hóa một cách cực đoan hơn nữa. Họ cự tuyệt những nguyên tắc và quy phạm
đạo đức đã được xã hội Hy Lạp thừa nhận chủ yếu bằng cách hành xử, bằng lối sống
“thiếu văn hoá”, ngang tàng của mình. Họ tuyên bố con người có quyền tự do tinh thần
tuyệt đối, không cần đạo đức, có thể chà đạp các quy ước xã hội và các luật lệ của nhà
nước để chọn cách sống bị xem là nhục nhã muôn đời: “không cộng đồng, không nhà
cửa, không quê cha đất tổ” [Trích theo: 91, 3]. Trên thực tế, họ sống bên ngoài xã hội,
7


bất chấp văn hóa, và như những “công dân thế giới” họ thực sự không phụ thuộc và
không nhận ra sự chống đối xã hội trong lối sống của mình.
Kiểu sống có tính chất phản kháng của các tín đồ chủ nghĩa khắc khổ trong
xã hội chiếm nô rất bất công với họ, mặc dù là rất phản văn hóa, song sau này vẫn
được duy trì ít nhiều ở nơi này nơi khác trên trái đất. Ví dụ, một số quan điểm khắc
kỷ chủ nghĩa Hy Lạp (thế kỷ III - I TCN) hay chủ nghĩa khổ hạnh Ky tô giáo vốn
chối bỏ nền văn hóa thế tục tồn tại xung quanh nó. Ở phương Đông hiện tượng
tương tự như lối sống tu ép xác nêu trên cũng có ở những người luyện môn Iôga,
hay thời hiện đại ở phong trào Hippy của một số thanh niên buông thả thất vọng về

các giá trị của xã hội công nghiệp. Những người theo chủ nghĩa khổ hạnh từ cổ xưa
cho đến ngày nay đều muốn đẩy thái độ chống đối văn hóa hoàn toàn của mình đến
chỗ cực đoan nhất (nghèo khổ, hành khất, ngây dại, dâm loạn, mất hết liêm sỉ…), và
bằng cách đó nhấn mạnh mâu thuẫn hiện tồn không thể giải quyết được giữa con
người và xã hội nơi họ sống.
Đến thời Trung cổ, đa phần các quan niệm về văn hóa đều mang tính tôn
giáo - thần bí. Tuy nhiên, ngay cả ở Thomas Aquinas (1225 - 1274) - nhà triết học
và thần học tiêu biểu, người đã hệ thống hoá tri thức kinh viện Ky tô giáo chính
thống, thì cũng cho rằng con người vốn được Thiên chúa ban cho các đặc điểm của
một giá mang văn hóa [xem: 50, 130-131]. Đối với tri thức tôn giáo cổ điển thì cá
nhân là “sinh vật cao quý nhất trong toàn thể giới tự nhiên có trí khôn” [4, I, q.20,
a.1]. Đồng thời với việc bảo vệ quyền năng tối cao của Giáo hoàng La Mã, cũng
như Aristote, Aquinas đã xuất phát từ nhận định rằng con người là một sinh vật xã
hội, do vậy là một vật mang văn hóa. Như JA. Gurevich trong tác phẩm Các phạm
trù văn hóa trung cổ [xem: 24, 57] nhận xét, triết học về văn hóa thời trung cổ đã
tồn tại dưới hình thức một thứ “thần học văn hóa”. Nhưng như thế cũng không có
nghĩa là, “thời đại Trung cổ không sử dụng lý trí con người, không phải nó cắt đứt
quan hệ với nguồn tư tưởng cổ đại Hy-La. Trái lại, thời đại Trung cổ vẫn nghiên
cứu và giảng dạy Aristote, nhưng chỉ khai thác khía cạnh “luận lý” (tức lôgic học NCS) trong hệ thống tư tưởng của triết gia đó” [138, 47-48].
Thời đại Phục hưng ở châu Âu (thế kỷ XIV-XVI), như nhà nghiên cứu V.M.
Mezhuev nhận xét, là thời kỳ đặc biệt đánh dấu sự quá độ từ văn hóa Trung cổ sang
văn hóa Cận đại [Xem: 90, 14-20]. Trong lĩnh vực triết học và thi ca giai đoạn này
8


Đante đã có những tác phẩm triết học và chính trị mang nội dung toàn nhân loại và
mang đậm ý nghĩa nhân đạo. Niềm tin vào những khả năng vô hạn của lý tính con
người được thể hiện trong các tác phẩm của những nhà triết học lớn người Italia thế
kỷ XV như Pico Mirandira và Lorenso Valla, những người đã lên tiếng đòi giải
phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh Ky tô giáo. Các tác phẩm trong lĩnh vực

nghệ thuật mang tính nhân đạo của các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã có những
ảnh hưởng rất sâu rộng về mặt văn hóa. Trước hết phải kể đến những kiệt tác của
Leonardo de Vinchi, Raphael, Mikelangelo… Cũng như ở thời Cổ đại, thời đại
Phục hưng đã khôi phục lại địa vị của kiến trúc thế tục (cung điện, tượng đài…).
Văn hoá Phục hưng đã đem lại cho châu Âu và thế giới những tác phẩm thấm nhuần
tinh thần nhân đạo như những bản nhạc của Petrarky, truyện ngắn của Boccachio
(“Decameron”), bi kịch của Shakespeare, văn xuôi của Servantes (“Don Kihote),
các tác phẩm châm biếm của Rabelais (1494 - 1553) [xem 138, 72-107] và của
Rotterdamsky, các tác phẩm triết học - đạo đức đầy tư tưởng phóng khoáng hoài
nghi của Montaigne (1533 - 1592) [xem 138, 108-159].
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Phục hưng là thời kỳ con người dần được
coi là trung tâm của sự phát triển văn hóa thế giới. Các nhà nhân văn chủ nghĩa theo
thuyết con người là trung tâm trong khi xem con người là mục tiêu của sự tiến hoá
xã hội, đều đã tập trung chú ý vào giá trị tự thân của con người, bảo vệ các quyền tự
do và mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Đúng như Ăngghen nhận định trong Biện chứng
của tự nhiên, họ là những người khổng lồ xây dựng nền thống trị hiện đại của giai
cấp tư sản trong cuộc đảo lộn vĩ đại nhất, có tính chất tiến bộ mà lịch sử nhân loại
chưa từng biết [xem 82, 459-460]. Từ kho tàng văn hóa Cổ đại các nhà hoạt động
Phục hưng rất đề cao tính người trong các quan điểm triết học của Socrates và
Epicure. Phát huy truyền thống văn hóa thời Cổ đại các nhà Phục hưng đã khơi dậy
từ đó hệ vấn đề con người, coi con người là đấng sáng tạo ra chính số phận của
mình, là những vĩ nhân, đứng ngang hàng trên trần gian với Thượng đế. Họ đã bảo
vệ được một luận điểm triết học văn hóa quan trọng rằng, không phải sự trực quan
giản đơn, mà hoạt động cải tạo, can thiệp vào tự nhiên, mới là phương thức tồn tại
của con người trong thế giới. Có thể nói, chính xây dựng là đặc trưng của hoạt động
con người, nếu không có nó thì không có văn hóa.

9



Những thành tựu của thời kỳ Phục hưng trong lĩnh vực nghệ thuật đã được
các nhà triết học của thời này giải thích như là bằng chứng về việc gán cho cái đẹp
một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người và là cái hình thành nên nhân
cách phát triển cao. Những tư tưởng mới mẻ đó đã được N. Machiavelli (1469 1527) đề ra trong lĩnh vực chế độ nhà nước và xã hội [xem 138, 49-53]. Vào thời
Phục hưng đã xuất hiện học thuyết về các quyền tự nhiên của con người. Ước vọng
dựng xây một môi trường sống xã hội - văn hóa cao đẹp mang tính người đã thể
hiện trong việc xây nên các xã hội không tưởng (utopia). Sau quan niệm của Platon
từ thời Cổ đại về một nhà nước lý tưởng và hoàn hảo, vào thời gian này đã xuất hiện
Không tưởng của Thomas More (1478 - 1535) và Thành phố mặt trời của Tommazo
Campanella (1568-1639) [xem 50, 148-151].
Nếu như vào thời Trung cổ, văn hóa tôn giáo đã ngự trị ở châu Âu suốt thời
gian dài và quyền lực của Nhà thờ mà đại diện là Thánh toà Vatican đã đóng vai trò
hàng đầu, thì cuộc cải cách tôn giáo của M. Luther (1483 - 1546) và J. Calvin (1509
- 1564) đã dẫn tới việc xét lại căn bản những giáo lý và thiết chế cơ bản của Ky tô
giáo. Cuộc cải cách đó đã khẳng định rằng, con người cần phải chịu trách nhiệm cá
nhân trước Chúa trời chứ không phải là thông qua nhà thờ [xem 49, 72-73]. Các
cuộc chiến tranh tôn giáo khởi đầu ở châu Âu đã dẫn đến chỗ nhiều nước đã phải
mở rộng các quyền tự do chính trị và tôn giáo. Uy tín của Nhà thờ đã dần nhường
chỗ cho uy tín của quyền lực thế tục, của nhà nước. Các cuộc cách mạng ở Hà Lan
(thế kỷ XVI) và ở Anh (thế kỷ XVII) đã không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt chính
trị, mà cả về văn hóa - xã hội, thể hiện rõ một điều là, tự do, tính khoan dung tín
ngưỡng dần dần được khẳng định. Nhà thờ tách khỏi nhà nước [xem: 138, 167181]. Nhờ đó, văn hóa thế tục đã bắt đầu đóng vai trò chủ đạo ở các nước châu Âu
và cả ngoài biên giới của nó. Cùng với khí thế cách mạng phản phong lên cao và
việc thiết lập chế độ cộng hoà tư sản, thì nền văn hóa chính trị mới cũng từng bước
được hình thành. Những tư tưởng yêu chuộng tự do đặc trưng cho xã hội công dân
và nhà nước pháp quyền phát triển mạnh mẽ.
Thời kỳ Phục hưng đã chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt kinh tế - xã
hội (mà trước hết là nền sản xuất công xưởng và những mối quan hệ lao động làm
thuê gắn liền với nó) cho sự phát triển của sản xuất và các thị trường quốc gia và xét
đến cùng là cho việc xác lập những nguyên tắc tự do kinh tế, nền văn hóa mới của

10


doanh nghiệp tư nhân và cạnh tranh. Như vậy, vào thời Phục hưng, quan niệm triết
học xã hội về văn hóa đã được cụ thể hoá thành lý luận và thực tiễn phát triển xã
hội, trong quá trình tiến hoá của bản thân văn hóa, của học thuyết về con người,
chính trị (nhà nước), tôn giáo (nhà thờ) và đời sống kinh tế. Vào thời đó, các phát
kiến địa lý vĩ đại, hay việc Copernic đưa ra thuyết nhật tâm, cũng như các thành tựu
khoa học tự nhiên và y học… khác đã có ý nghĩa văn hóa chung.
Trên cơ sở tư tưởng Phục hưng - một cơ sở có tầm ý nghĩa to lớn về các mặt
thế giới quan, vào thời Cận đại đã bắt đầu hình thành các quan niệm khá hoàn chỉnh
lấy văn hóa làm đối tượng của suy ngẫm triết học. Trong phần này chúng tôi sẽ
điểm lại các nghiên cứu chính về quan điểm của một số triết gia thời Cận đại về văn
hóa, những gì liên quan đến nó và những biểu hiện của nó. Nhiều học giả hiện đại
đã nhất trí rằng, khái niệm văn hóa và sự nghiên cứu nó đã hình thành trong lòng
sâu tư tưởng triết học khi bàn đến vấn đề tính đặc thù và các cơ sở của nghiên cứu
lịch sử về xã hội và con người [xem 114, 74]. Do vậy, các tư tưởng triết học văn
hóa bao gồm “các cách tiếp cận… nghiên cứu bản chất, mục đích và giá trị của văn
hóa, các điều kiện và các hình thức biểu hiện của nó. Có rất nhiều cách tiếp cận như
vậy trong triết học và các khoa học xã hội nhân văn nói chung và triết học văn hóa
“thường hoá ra là đồng nhất với triết học lịch sử” [xem 114, 80]. Theo V.M.
Mezhuev, “triết học làm sáng tỏ không phải quan hệ lý luận, mà là quan hệ thực tiễn
của con người với văn hóa; vạch rõ không phải đơn giản điều kiện để con người có
tri thức về văn hóa, mà là vạch rõ điều kiện để con người tồn tại trong văn hóa…”
[trích theo: 114, 75]. Con người trong trường hợp này được hiểu không phải là “con
người nói chung”, mà là mô hình nhân cách, cá tính đang được toàn bộ nền văn hóa
châu Âu hình thành, trở thành kẻ sáng tạo và tác nhân của nó.
Đáng lưu ý quan điểm của giáo sư triết học Đại học Hắc Long Giang Trung
Quốc - Y Tuấn Khanh. Theo ông, từ thời Cổ đại Hy Lạp, chủ nghĩa duy lý luôn là
một trong những tinh thần cơ bản của văn hoá phương Tây, các nhà triết học Hy

Lạp Cổ đại trên tầng diện bản thể luận “lý tính vũ trụ”, kiến tạo nên văn hoá duy lý
của người phương Tây: thế giới là một kết cấu tồn tại hợp lý tính (logos), con người
với tư cách là vật tồn tại của lý tính có thể thông qua lý tính để nắm bắt kết cấu của
thế giới, từ đó khống chế và thao túng giới tự nhiên. Trong thời cận hiện đại, chủ
nghĩa duy lý này kết hợp với khoa học hiện đại, hình thành nên chủ nghĩa duy lý kỹ
11


thuật. Một mặt, người ta tin rằng con người có thể dựa vào lý tính dùng kỹ thuật để
khống chế và chinh phục vô độ giới tự nhiên mà không cần viện dẫn bất kỳ một
thực thể hoặc lực lượng siêu nhiên nào; mặt khác, người ta tin rằng kết quả của việc
con người bằng lý tính và chinh phục bằng kỹ thuật đối với giới tự nhiên tất nhiên
sẽ là sự tăng cường tự do và tính chủ thể của con người, và sẽ dẫn tới sự giải phóng
và hoàn thiện viên mãn cuối cùng của con người. Chủ nghĩa duy lý kỹ thuật này
trong mấy thế kỷ luôn là lực lượng chống đỡ chủ yếu về mặt văn hoá cho sự phát
triển khoa học kỹ thuật và nền văn minh công nghiệp phương Tây [xem 67].
Còn Mezhuev đã chỉ ra rằng, sau khi xuất hiện ở thế kỷ XVII “ý niệm về văn
hóa” bởi các nhà duy lý và cả duy kinh nghiệm như Bacơn (1561 - 1626), Descartes
(1596 - 1650), Hobbes (1588 - 1679), đến Xpinoza (1632 - 1677), Locke (1632 1704), Leibniz (1646 - 1716)…, thì văn hóa được các nhà Khai sáng hiểu là “cái
đồng nghĩa với sự hoàn thiện con người về mặt đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, với nghĩa
rộng là về lý tính, trong quá trình phát triển lịch sử của nó… ý niệm này đã đưa vào
nhận thức lịch sử quan niệm về trật tự, tính ràng buộc với nhau và tính có trình tự
của tiến trình lịch sử,… nó bao hàm trong mình quan niệm về các đặc điểm tồn tại
và phát triển của con người trước hết là trong khuôn khổ lịch sử châu Âu” [trích
theo 114, 82]. Điều này diễn ra lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII, khi ở Pháp và nhiều
nước châu Âu hình thành phong trào Khai sáng - một sự tổng hợp nhất định các tư
tưởng triết học, xã hội, chính trị, các trào lưu văn hóa mang nội dung dân chủ chống
lại chế độ chuyên chế phong kiến, sự o ép của Nhà thờ Ky tô giáo.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, đối với I. Kant (1724 - 1804), Khai
sáng là thời đại phát triển lịch sử tất yếu của nhân loại, bản chất của nó là sử dụng

rộng rãi lý tính con người để hiện thực hoá tiến bộ xã hội. Chỉ có thể phát huy và
vận dụng lý tính với điều kiện có tự do, thông qua việc vượt qua sự áp bức nô dịch,
nhờ sự hoàn thiện đạo đức của con người để phát triển xã hội. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Huy Hoàng đã điểm lại các lý giải theo nhiều cách khác nhau “vấn đề văn
hóa trong hệ thống triết học của I. Kant” [42, 39] và cho rằng Kant đã kế thừa từ các
triết gia cổ đại quan niệm về đạo đức như là nội dung chung và tiêu chí của phát
triển văn hóa. Trong quan niệm của mình về mệnh lệnh tuyệt đối ông đã trình bày
tư tưởng cơ bản về đạo đức trong quan hệ của con người với nhau. Về thực chất,
Kant muốn nói về một nền văn hóa giao tiếp đích thực của con người, một nền văn
12


hóa phải trở thành quy luật có tính phổ biến. Ý nghĩa của nó đối với Kant lớn đến
mức ông đã so sánh quy luật đó với những điều kiện tồn tại loài người, bởi vậy ông
thấy có hai thứ khiến tâm hồn ông tràn đầy cảm xúc ngạc nhiên thú vị - đó là bầu
trời đầy sao và quy luật đạo đức trong ta. Liên quan đến vai trò của các nội dung
văn hóa, con người có thể có khả năng đối sánh các giá trị vĩnh hằng của văn hóa
nằm rất xa ngoài giới hạn môi trường sống trực tiếp của mình [xem 130 và 132]. Ở
đây ý nghĩa của khoa học như một thành tố quan trọng của văn hóa là hết sức to lớn.
Nhưng như Migolatev đã ghi nhận, Kant lại không đồng tình với ý kiến của Socrate
cho rằng cái thiện và tri thức là trùng hợp với nhau và thiếu hiểu biết là nguồn gốc
duy nhất của sự vô đạo đức. Trong công trình Siêu hình học đạo đức Kant đã xác
nhận tính tự trị của đạo đức, tính độc lập về nguyên tắc và giá trị tự thân của các
nguyên tắc đạo đức [91, 7]. Rõ ràng, Kant đã cho rằng lý tính thực hành (đạo đức)
đứng trên lý tính lý luận (tri thức), bởi ông gắn văn hóa trước hết với hành vi ứng xử
của con người, còn tri thức vẫn là cái thứ yếu. Cái chính yếu trong bản chất con người
là tự do, mà văn hóa hành xử lại bắt nguồn từ tự do đạo đức. Còn bản thân tự do đó
lại dựa trên cơ sở ý thức và việc thực hiện nghĩa vụ của con người trước chính mình
và những người khác. Như vậy, quan niệm về văn hóa đạo đức của Kant đã vượt khỏi
phạm vi chủ nghĩa duy lý Khai sáng của Socrate và những người cùng thời ở Pháp.

Những tư tưởng của Kant về văn hóa, những quan điểm trong lĩnh vực này
của các nhà tư tưởng nửa cuối thế kỷ XVII đến đầu XIX như Herder, Fishter,
Shelling đã được vận dụng một cách sáng tạo và phát triển phong phú hơn trong
quan niệm triết học văn hóa của Hegel (1770 - 1831) [xem 42, 67-78]. Hegel đã
xem xét sâu sắc hệ vấn đề này trong các tác phẩm lớn như Hiện tượng học tinh
thần, Những bài giảng về lịch sử triết học, Những nguyên lý triết học pháp quyền,
Mỹ học, Khoa học lôgíc… Điểm đặc thù của quan niệm Hegel về văn hóa là, ông
kiến giải nó như là sự hiện thực hoá lý tính thế giới. Sự tự thực hiện của ý niệm
tuyệt đối trong lòng của lôgíc học, của tự nhiên, cái chủ thể, cái khách thể và tinh
thần tuyệt đối được Hegel xét như một quá trình lịch sử mà trong đó, văn hóa là yếu
tố nội tại của cái tuyệt đối. Mặc dù bị thần bí hoá, nhưng tư tưởng về sự phát triển
có tính phổ biến của văn hóa đã mang ý nghĩa nổi bật. Nhờ cách tiếp cận đó, toàn
bộ sự tiến hoá của loài người đã được coi như một dòng văn hóa thống nhất, từ đó
tách ra các hình thức mang tính lịch sử của từng khu vực và dân tộc như tôn giáo,
13


nghệ thuật, khoa học, pháp luật, đạo đức… Quan niệm triết học văn hóa của Hegel
cũng đã nhấn mạnh rằng, văn hóa tinh thần của loài người dưới dạng ý niệm tuyệt
đối có nguồn gốc bên trong, tự nhận thức và tự phát triển, còn các hình thức của nó
thì không là các bản chất độc lập, mà chỉ là các biểu hiện cụ thể của lý tính thế giới.
Như E.V. Ilenkov nhận xét, ưu điểm của cách hiểu này là văn hóa được lý
giải trên bình diện rộng nhất, nó như là phương thức hình thành sự tồn tại của con
người và loài người, như là thực thể tinh thần toàn thế giới tự khai triển ra. Tuy
nhiên, cách hiểu này cũng có hạn chế là quá trừu tượng và không đánh giá đúng tính
độc lập tương đối của các hình thức văn hóa của mỗi dân tộc và nhất là của từng cá
nhân. Thành thử, ở Hegel, các hình thức đó không mang giá trị tự thân, chúng là do
lý tính (tinh thần) thế giới gán cho con người từ bên ngoài, “bằng sự phát triển của
văn hóa đã có từ trước khi có con người” [trích theo: 91, 8]. Thế giới tinh thần của
con người chỉ là sự sao lặp, tái hiện các giai đoạn, thời đoạn và hình thức phát triển

của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Lịch sử của văn hóa tinh thần và bản chất của nó đã
được Hegel trình bày như là sự chuyển hoá của tinh thần phi nhân cách, nhận thức
mình trong quá trình thay thế tuần tự các hệ hình và hình thức văn hóa khác nhau.
Theo đó, cái tạo dựng nên nó và nhận thức nó không phải là chủ thể tổng hợp - loài
người; đấng sáng tạo nên văn hóa là Lý tính độc lập với con người, mà xét cho cùng
là cái gì đó siêu nhiên, ở bên ngoài. Trong sự hình dung cụ thể của Hegel, Lý tính
đó chính là Chúa trời. Như thế chủ nghĩa duy lý bao trùm lên tất cả của Hegel cũng
được áp cả sang lĩnh vực văn hóa. Điều này dẫn đến việc văn hóa bị quy giản về tư
duy lý luận, lôgíc học, hoạt động nhận thức, về khoa học, và do vậy giá trị tuyệt đối
của văn hóa là phát triển tính phổ biến của tư duy [xem 131].
Như vậy, trong quan niệm của Hegel lý tính bắt nguồn không phải từ tư duy
tổng hợp của con người, mà ở trên cá nhân, trên con người, nằm ngoài con người, tự
tồn tại khách quan, siêu nghiệm. Hegel đã đồng nhất khoa học với văn hóa. Đành
rằng, vai trò của khởi điểm duy lý trong văn hóa rất lớn, nhưng nếu xét về bản chất
và nội dung thực tế, thì văn hóa là một hiện tượng còn rộng lớn và hàm súc hơn rất
nhiều so với khoa học. Văn hóa là thành quả không chỉ của hoạt động tư duy, mà là
của toàn bộ hoạt động cảm tính của con người. Cho dù sau này Hegel có phân biệt
văn hóa lý luận và văn hóa thực tiễn, thì điều đó cũng không giúp ông tránh được sự
phê phán này. Nghĩa là văn hóa không chỉ tuân theo cái logos, mà còn tuân theo
14


những sai khiến của trái tim đầy cảm xúc. Lịch sử là sự thống nhất của ý niệm
khách quan và sự đam mê chủ quan của con người. Cách ghi nhận này của Hegel về
sự thống nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình lịch sử, trong
sự hình thành và phát triển của văn hóa là bắt nguồn từ quan niệm của ông về tính
tất yếu lịch sử của việc con người hướng tới tự do. Ít nhất là cũng đã nhấn mạnh
rằng chính con người sáng tạo nên văn hóa, phát triển, làm giàu và hoàn thiện
những giá trị vĩ đại của họ. Song Hegel cũng ý thức được rằng, để làm chủ văn hóa
con người cần phải có những nỗ lực rất lớn và biết tự kiềm chế bằng lý trí. Theo

định nghĩa tuyệt đối về văn hóa, nó là sự giải phóng và công việc giải phóng bậc
cao. Công cuộc này cần được dẫn dắt bởi tư duy biện chứng siêu vượt được nghiên
cứu bởi lôgíc học với chữ L viết hoa (Lênin), lôgíc biện chứng, mà như đánh giá
của Nguyễn Huy Hoàng, chính là Lôgíc văn hóa của nhân loại [42, 72]. Chúng tôi
hoàn toàn đồng ý với sự đánh giá này.
1.2. Những nghiên cứu tƣ tƣởng của Mác về văn hóa
Tác giả Hồ Sĩ Quý cho rằng “chỉ có vài lần C. Mác và Ph. Ăngghen trực tiếp
nhắc đến thuật ngữ văn hóa” [108, 30] và Lê Thuý Hạnh cũng viết, Mác “rất hiếm
khi sử dụng khái niệm văn hóa” [29, 60], nhưng trong học thuyết của ông, tư tưởng
về văn hóa được thể hiện sinh động và sâu sắc mà có thể dựa vào đó để tìm ra nhiều
chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận hữu ích cho nghiên cứu và thực hành văn hóa,
bởi nó là sự tiếp nối và phát triển các quan niệm về văn hóa từ toàn bộ truyền thống
triết học trước đó với tư cách một hiện thực mang tính người rất gần nghĩa với quá
trình đào luyện. Nếu trong quan niệm của Kant, văn hóa được xem xét trước hết
trong bối cảnh sự tiến bộ ý thức đạo đức của chủ thể, còn quan niệm triết học văn
hóa của Hegel lại mang tính chất duy tâm khách quan, thì Mác đã giải thích nó
trong khuôn khổ cách hiểu duy vật về lịch sử, đặt nó trong học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội. Dựa trên phương thức sản xuất khác nhau, mỗi hình thái đều sản sinh ra
văn hóa mà dấu hiệu khu biệt của nó là đặc trưng giai cấp. Nhưng không chỉ đơn
giản có vậy, theo nhiều tác giả trong và ngoài nước, Mác kết hợp cách hiểu về văn
hóa theo thuyết hình thái với quan niệm về nó như một chỉnh thể lịch sử xác định,
bao gồm trong nó cả những thành tựu văn hóa kế thừa của các hình thái trước đó
[Xem 134]. Sự kết hợp này cho phép có được cái nhìn rộng hơn về văn hóa, bởi vì
văn hóa, nguồn gốc của nó, sự tiến hoá và những kết quả của nó đã được thấy ra
15


trong sự thống nhất với sự phát triển lịch sử của xã hội chứ không phải như một cái
gì đó cô lập, tự đủ và có giá trị tự thân, bị quy định bởi chính mình. Hơn thế, Mác
còn khắc phục được cách tiếp cận siêu hình, kiểu liệt kê các sản phẩm văn hóa, coi

nó chỉ là kết quả của những thành tựu do kế thừa; để xác nhận tính biện chứng của
văn hóa thì phải hiểu nó như là một quá trình hoạt động của con người, tổng hoà
những yếu tố gắn kết chặt chẽ và tương tác với nhau, thống nhất với nhau nhờ
những phẩm chất hệ thống xác định.
Lê Ngọc Anh (2003) trong bài báo [2] đã khẳng định, Mác đưa ra một quan
niệm độc đáo về văn hoá: coi văn hoá là toàn bộ những thành quả, cả vật chất, lẫn
tinh thần, được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người, là “giới tự
nhiên thứ hai”. Theo đó, văn hoá chính là khái niệm phản ánh tính đặc thù của hoạt
động con người trong thế giới. Ranh giới phân biệt giữa phương thức hoạt động
sống của con người với phương thức hoạt động sinh tồn của loài vật chính là văn
hoá, văn hoá thể hiện sự giải phóng của con người khỏi thế giới tự nhiên và thế giới
thần thánh. Như vậy, Mác đã làm rõ tính đặc thù và nội dung của hoạt động người.
Điều này có thể còn được tìm thấy trong nhiều tác phẩm khác của Mác và Ăngghen,
đặc biệt trong Bản thảo kinh tế những năm 1857 - 1859 [88 và 89] và Tư bản [84 và
85]. Tuy nhiên, chúng cũng là đối tượng phân tích của luận án này, nên chúng tôi
dành lại để viết ở phần nội dung.
Nhưng ngay ở đây đã có thể nói, cách tiếp cận như thế của Mác đối với văn
hóa được tác giả Hồ Sĩ Quý, nối tiếp các nhà triết học Liên Xô, định danh là tiếp
cận hoạt động [xem 108] và được Nguyễn Huy Hoàng phân tích so sánh bằng loạt
bài báo như Sơ bộ đối chiếu khái niệm “văn hóa” trong triết học C. Mác với khái
niệm “văn hóa” trong triết học cổ Trung Hoa và Tiếp cận hoạt động trong triết học
văn hóa, hoặc Tiếp cận hoạt động của C. Mác - cơ sở phương pháp luận cho việc
nghiên cứu và phát triển văn hóa con người ngày nay [xem 42, 23-37 và 138-167].
Rộng hơn, tác giả đã nêu ra các (4) cách tiếp cận macxit chủ yếu thường được dùng
trong nghiên cứu văn hóa và có lẽ, ít nhiều chúng cũng đã thể hiện ở Mác [xem 42,
24-26]. Điểm chung của tất cả các cách tiếp cận này là bằng cách này hay khác đều
cố gắng vận dụng các nguyên lý của triết học macxit mà trước hết là vận dụng nhận
thức duy vật lịch sử của Mác làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của mình, và
cũng đều khẳng định văn hóa là một hiện tượng xã hội và để hiểu bản chất của nó
16



thì không có con đường nào khác là phải xem xét văn hóa trong chính sự vận hành
và phát triển của hoạt động sống xã hội vốn có chủ thể, như là cả một khối cá thể
được liên kết với nhau bởi một cộng đồng xã hội lịch sử [xem 42, 130], tức là con
người trong tổng thể các mối quan hệ xã hội sản sinh ra tổng thể các đồ vật có giá
trị trong quá trình lịch sử. Con người không chỉ khám phá các thuộc tính tự nhiên
của sự vật mà còn cho chúng một hình thức mới: hình thức nhân hoá. Những kinh
nghiệm, tri thức, thị hiếu, sức lực, khả năng và nhu cầu của rất nhiều thế hệ khác
nhau đã in dấu ấn trong các hình thức này. Các vật trở thành đồ vật trong thế giới
con người, mang hình thức nhân hoá chỉ khi nó mang trong mình một thuộc tính
đặc biệt - một nội dung xã hội. Theo E.V. Ilenkov [62] và Mezhuev [xem 90, 131],
chính Mác đã xác định thuộc tính đó như khả năng của vật này trở thành đại diện
của quan hệ xã hội, trở thành hình thức mà trong đó người này tồn tại cho người
khác, xã hội tồn tại cho con người và con người đối xử với chính bản thân mình như
một thực thể xã hội. Như vậy giá trị văn hóa của đồ vật chính là mức độ nó trở
thành đồ vật của thế giới con người, là mức độ con người trở thành người như thế
nào. Thế thì mối quan hệ của con người với đồ vật lại là mối quan hệ với chính bản
thân mình và với người khác.
Do vậy, theo Hồ Sĩ Quý, đã đến lúc cần bổ sung cho cách tiếp cận giá trị và
hoạt động của Mác trong nghiên cứu văn hóa thêm “quan điểm coi văn hóa như một
cấu trúc nằm ở tầng sâu đời sống xã hội, quy định toàn bộ hoạt động xã hội” [108,
30] nhằm đề cao vai trò của các nhân tố văn hóa liên hệ với nhân tố con người trong
việc phát triển toàn xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói riêng. Thực ra, sự bổ
sung, mở rộng này vẫn nằm trong khuôn khổ tiếp cận biện chứng của Mác về mối
quan hệ mâu thuẫn giữa tiền đề và kết quả, mục đích và phương tiện trong hoạt
động của con người xã hội. Mục đích cuối cùng của phát triển xã hội, như Mác quan
niệm, là sự phát triển toàn diện tự do của mọi người, mặt khác, xã hội là kết quả
hoạt động sáng tạo của mỗi người. Trong các quan hệ mâu thuẫn đó, thì văn hóa là
“cái thứ ba - trung gian”, là cơ chế để giải quyết nó, bởi lẽ phát triển và mở rộng

phương thức hoạt động, quan hệ xã hội và khả năng sáng tạo của con người là mục
đích đồng thời cũng là động lực, là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội.
Liên quan đến các nghiên cứu tư tưởng Lênin về văn hóa, có thể kể ra các
công trình ít nhiều có liên quan của Hoàng Văn Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận
17


văn hoá thời kỳ đổi mới [142]; Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trước thềm thế kỷ mới [21];
Đỗ Huy (2003), Thẩm định chức năng của văn hóa trên bình diện triết học Macxit
[54]... Các tác giả đã nêu tên đều tập trung làm rõ việc Lênin đã kế thừa, phát triển
tư tưởng của Mác, Ăngghen về văn hóa và một số quan điểm của Người trong lĩnh
vực này như sự nhấn mạnh tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của văn hóa,
luận điểm về hai dòng văn hóa của văn hóa dân tộc trong xã hội phân chia giai cấp.
Đặc biệt,các tác giả đã chỉ rõ quan điểm của Lênin về sự cần thiết và quy luật kế
thừa trong xây dựng nền văn hóa mới, tạo lập những tiền đề văn hóa cần thiết trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là những nội dung nghiên cứu rất quan
trọng mà luận án sẽ tham khảo ở tiết 4.4.
Tóm lại, phần lớn các nghiên cứu về văn hóa của các tác giả trong và ngoài
nước mà chúng tôi biết đều không thể bỏ qua việc xem xét quan niệm của Mác,
Ăngghen, Lênin về văn hóa, cách tiếp cận của các ông trong nghiên cứu văn hóa và
những hiện tượng, biểu hiện có liên quan đến nó. Luận án này cũng không là ngoại
lệ, chúng tôi sẽ làm rõ hơn các vấn đề đó ở chương 3.
1.3. Các nghiên cứu chính sau Mác về văn hóa
Ở phần này chúng tôi muốn nói đến các nghiên cứu rất đa dạng ở thời cận
hiện đại về văn hóa, trong đó có những hạt nhân tư tưởng về triết học văn hóa ở
nghĩa hiện đại của khái niệm này. Đây cũng là những cơ sở để chúng tôi thêm chắc
tin rằng, tiếp cận duy vật lịch sử (hoạt động) đối với nghiên cứu văn hóa trong triết
học macxit có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời cũng là cách tiếp cận bao
quát hơn cả.

a) Văn hóa trong quá trình tiến hoá của nhân loại. Các nhà nhân học nổi tiếng
đã tập trung công sức nghiên cứu sự tiến hoá của văn hóa. Theo hướng này đi đầu là
Harbert Spencer, L.H. Morgan, và đặc biệt là E.B. Tylor (1832 - 1917) với tác phẩm
Văn hoá nguyên thuỷ (Primitive Culture), xuất bản lần đầu năm 1871 [139]. Trong
công trình này ông khảo sát quá trình tiến hoá văn hóa thông qua sự chuyển hoá của
các hình thái tín ngưỡng - tôn giáo: Hồn linh giáo - Bái vật giáo - Thiên nhiên giáo Đa thần giáo - Nhất thần giáo. Phát hiện này có giá trị khoa học cao, giúp giải thích
được nhiều hành vi của con người nguyên thuỷ. Trong chương 4 luận án cũng sẽ
dựa vào những tư tưởng của ông kết hợp với quan điểm macxit để luận chứng cho
18


cách hiểu của luận án về bản chất của văn hóa. Tuy nhiên, tư tưởng của ông là tiến
hoá luận đơn tuyến, vì thế nó sẽ dẫn đến sự xem xét cứng nhắc các nền văn hóa
khác nhau, bởi cho rằng, sự khác nhau về văn hóa ở các nơi chẳng qua là “sự trễ” về
thời gian, chứ thực chất thì nhanh hay chậm các nền văn hóa đều phải đi qua những
giai đoạn tiến hoá như nhau.
Sau này nhiều nhà nghiên cứu đã phản bác lại thuyết của Tylor bằng những
chứng cứ dân tộc học mới và đi theo hướng khác (có chung tên gọi là Phản tiến hoá
luận), theo đó các nền văn hóa đều bình đẳng với nhau, các đặc trưng cao, thấp, dã
man, văn minh… là vô nghĩa trong các nghiên cứu so sánh văn hóa. Các đại diện
của khuynh hướng này là F. Boas (1858 - 1942) và L. Strauss (1908 - 2009).
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa vẫn tiếp tục đường lối tiến hoá luận
của Tylor. Những người này hoặc nêu ra những quan điểm mới về tiến hoá văn hóa.
Chẳng hạn, J. Steward (1902 - 1972), - học trò của A. L. Kroeber (1876 - 1960), - là
người đứng trên lập trường macxit và đi theo cách tiếp cận sinh thái học, nhấn mạnh
sự thích nghi của văn hóa cá nhân với những điều kiện môi trường riêng biệt. Theo
ông, các nền văn hóa không có cùng những bước phát triển tương tự nhau, chúng có
thể tiến hoá theo nhiều mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện môi trường
của nó. Bên cạnh đó, có những người như M. Harris (học trò của F. Boas, và rất
hứng thú với các bài giảng của J. Steward), đặc biệt là L. White (1890 - 1975) vẫn

tiếp tục khẳng định tiến hoá luận đơn tuyến bằng những dữ liệu dân tộc học mới,
được phát hiện đầy đủ và xác đáng hơn từ giữa thế kỷ XIX. Sau những điều tra
khảo sát ở Mozambia, Harris quyết định đi theo chủ nghĩa duy vật và nhấn mạnh hệ
thống sản xuất là quan trọng đối với bất kỳ sự nhận thức nào về văn hóa. Còn White
không đưa ra thuyết tiến hoá đa chiều, mà cũng như các nhà tiến hoá luận đơn
tuyến, ông nhìn nhận tiến hoá văn hóa là sự phát triển từ đơn giản tới phức tạp thể
hiện ở ba lĩnh vực: kỹ thuật, xã hội và hệ tư tưởng, trong đó kỹ thuật đóng vai trò
quan trọng nhất, những thay đổi công nghệ sản xuất sẽ ảnh hưởng đến các thiết chế
xã hội và hệ thống giá trị. Kế đó M. Fried (1923 - 1986) vốn chịu ảnh hưởng của
White và Steward đã đưa ra thuyết tiến hoá mới lý giải về sự phát triển của bất bình
đẳng xã hội và đề xuất những giai đoạn tiến hoá từ các xã hội bình quân chủ nghĩa
đến phân chia giai cấp, phân tầng xã hội và nhà nước [149, 72].

19


b) Văn hóa và lịch sử. Ở khía cạnh nghiên cứu này phải kể đến F. Boas đã
nêu tên ở trên - cha đẻ ngành nhân học Hoa Kỳ. Ông chính là người khởi xướng chủ
nghĩa đặc thù lịch sử. Tuy ủng hộ thuyết tiến hoá sinh học, song ông phản đối lý
thuyết tiến hoá rộng về văn hóa. Ông tìm cách chứng minh rằng, các nền văn hóa có
nhiều điểm tương đồng bởi nhiều lý do, gồm cả sự giao lưu và thương mại, nhấn
mạnh tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử. Ông cho rằng, các môi trường tương
ứng hay những biến cố lịch sử đã tạo ra những đặc điểm văn hóa tương tự nhau, độc
lập với những quá trình tiến hoá chung khác. Do vậy, sự có mặt những điểm chung
đó không thể được coi là bằng chứng cho những giai đoạn tiến hoá văn hóa chung
[149, 35-36]. Chúng tôi đánh giá cao ý kiến của Boas cho rằng, khi giải thích các
hiện tượng văn hóa tộc người thì cần xem xét chúng ở 3 khía cạnh: điều kiện môi
trường, đặc điểm tâm lý và những liên kết lịch sử, trong đó liên kết lịch sử là quan
trọng nhất. Từ đó, theo ông, cách giải thích đúng nhất về các hiện tượng văn hóa là
đặt chúng vào sự phát triển lịch sử của các xã hội đã làm chúng nảy sinh và phát

triển. Tuy nhiên, ông đã cực đoan khi cho rằng, mỗi một văn hóa của một xã hội là
kết quả những điều kiện môi trường và lịch sử của xã hội đó và chỉ có thể hiểu được
văn hóa ấy trong bối cảnh đó, như vậy ông đã không thừa nhận một lý thuyết văn
hóa tổng quát [149, 36].
L. Strauss lại có quan điểm khác về mối quan hệ giữa văn hóa và lịch sử, tuy
vẫn theo chủ nghĩa tương đối văn hóa. Theo ông, các hiện tượng văn hóa, các nền
văn hóa không đồng nhất, nhưng chúng có những khuôn mẫu nền tảng chung nằm
trải dài suốt lịch sử. Cấu trúc luận trong nghiên cứu nhân học của ông tập trung
khám phá những khuôn mẫu đó. Theo ông, mỗi hình thái văn hóa là tập hợp các ký
hiệu tuỳ tiện, vấn đề là phải tìm được cấu trúc của các ký hiệu đó, tức là xem xem
những ký hiệu (những yếu tố văn hóa) ấy liên hệ với nhau bằng cách nào để hình
thành nên một hệ thống toàn diện [149, 80].
Ngược lại, các nhà chức năng luận trong nghiên cứu văn hóa lại đánh giá
thấp vai trò của lịch sử đối với văn hóa. Họ cho rằng, hoạt động của hệ thống hiện
hành trong một xã hội cụ thể là quan trọng hơn cả, vì thế họ không chú ý đến việc
tái cấu trúc văn hóa mà tập trung nghiên cứu các xã hội y như nó không thay đổi
theo thời gian [149, 51].

20


×