Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Biến đổi trong lễ hội sayangva của tộc người châu ro ở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 112 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH THỊ PHÚC

BIẾN ĐỔI TRONG LỄ HỘI SAYANGVA
CỦA TỘC NGƢỜI CHÂU RO Ở HUYỆN CHÂU ĐỨC
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 06 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Được sự hỗ trợ tận tình của bạn bè, cơ quan và sự nỗ lực của bản thân,
qua thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc tôi đã hoàn thành
luận văn “Biến đổi trong lễ hội SaYangVa của tộc người Châu Ro ở huyện
Châu Đức tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong bối cảnh hiện nay".
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư- Tiến sĩ
Nguyễn Thị Phương Châm, cô đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và định
hướng cho tôi những vấn đề trọng tâm của đề tài từ lúc xây dựng đề cương
cho đến khi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn
quý thầy, cô khoa Văn hóa học, Học Viện khoa học xã hội, cán bộ Viện Văn
hóa, lãnh đạo Ban Tôn giáo, Dân tộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, lãnh đạo huyện


Châu Đức, các cô chú, anh chị người Châu Ro trong tỉnh và bạn bè đã hỗ trợ,
cung cấp thông tin trong quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tinh thần nghiêm túc tôi đã cố gắng
và chủ động trong việc tiếp cận địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin từ
nhiều nguồn và kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên, do
điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có những hạn chế nhất định, nên
có thể chưa làm rõ hết tất cả các nội dung có liên quan. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bà Rịa- Vũng Tàu, tháng 02 năm 2017
Tác giả

Huỳnh Thị Phúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học chuyên ngành Văn hóa học với đề tài
“Biến đổi trong lễ hội SaYangVa của tộc ngƣời Châu Ro ở huyện Châu
Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hiện nay” là kết quả nghiên
cứu bằng chính công sức và nỗ lực của tôi, các thông tin được sử dụng trong
luận văn này là trung thực, các ghi chú và thông tin được trích dẫn có ghi chú
nguồn cụ thể và đáng tin cậy.
Tác giả

Huỳnh Thị Phúc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....... ........ ...7
1.1. Cơ sở lý luận… ......................................................................................... ...7
1.2. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................... .12
CHƢƠNG 2. LỄ HỘI SAYANGVA TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI .26
2.1. Lễ hội SaYangVa truyền thống ................................................................ ..26
2.2. Những biến đổi trong lễ hội SaYangVa hiện nay… ................................ ..36
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG LỄ
HỘI SAYANGVA HIỆN NAY. .................................................................... .53
3.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi trong lễ hội SaYangVa ................. .53
3.2. Giao lưu văn hóa ..................................................................................... ...64
3.3. Vai trò của lễ hội SaYangVa trong đời sống tộc người Châu Ro ............. .66
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO… ........................................................................ ..76
PHỤ LỤC ............................................................................................. …........80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ/ cụm từ viết tắt

Từ/ cụm từ viết đầy đủ

1

BR-VT

Bà Rịa- Vũng Tàu


2

CP

Chính phủ

3

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4

ĐH

Đại học

5

CT, NĐ

Chỉ thị, Nghị định

6

Nxb

Nhà xuất bản


7

PGS

Phó Giáo sư

8



Quyết định

9

TS

Tiến sĩ

10

TTg

Thủ Tướng

11

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


12

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và Du lịch


BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ cư trú và văn hóa của tộc người Châu Ro, tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu.
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về đời sống văn hóa và lễ hội SaYangVa của
tộc người Châu Ro ở Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phụ lục 3: Các số liệu có liên quan đến tộc người Châu Ro ở Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phụ lục 4: Danh sách những người cung cấp thông tin.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Châu Ro là một tộc người thiểu số
thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me, sống rải rác ở miền núi Nam Đông Dương và
chủ yếu là các tỉnh miền Đông Nam bộ, trong đó tập trung ở tỉnh Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu…Cũng như đồng bào Châu Ro đang sinh sống ở những vùng đất khác,
với tư cách là cư dân bản địa ở BR-VT, bên cạnh việc lưu giữ các nét văn hóa về ăn,
mặc, ở và các phong tục tập quán của tộc người, với suy nghĩ vạn vật đều có linh
hồn nên người Châu Ro nơi đây có niềm tin và tôn thờ các Thần linh (Yang) gắn
với các hiện tượng thiên nhiên, sự vật gần gũi với cuộc sống của họ như Thần Lúa
(YangVa), Thần Rừng (YangVri), Thần Nhà (YangNhi)...
Nói đến tín ngưỡng dân gian của tộc người Châu Ro là nói đến lễ hội dân
gian vì đó là những lễ hội mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng đa thần gắn liền với
cuộc sống và môi trường thiên nhiên của tộc người này. Trong đó, lễ hội SaYangVa

là một trong hai lễ hội lớn có sự kết hợp giữa gia đình với cộng đồng xã hội, mang ý
nghĩa giáo dục truyền thống, tạo dựng nên nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc,
góp phần vào sự đa dạng của văn hoá Việt Nam.
Nhưng từ giữa thế kỷ XX cho đến nay lễ hội SaYangVa của tộc người Châu
Ro ở huyện Châu Đức, tỉnh BR- VT đã có những thay đổi nhất định vì nhiều yếu tố
khác nhau như: đặc thù về địa lý, đặc điểm ngôn ngữ, CNH, HĐH, tốc độ đô thị hoá
nông thôn, sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá của các tộc người thiểu số khác và
người Kinh ở cùng địa phương, những chính sách phát triển kinh tế xã hội, những
ảnh hưởng xuất phát từ mong muốn chủ quan của nhà quản lý trong việc ban hành,
thực thi chính sách, lựa chọn phương pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc
người chưa phù hợp…tất cả điều đó ít nhiều đã làm cho truyền thống văn hoá độc
đáo mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội YangVa của người Châu Ro ngày càng bị
biến đổi.
Trước thực trạng và xu hướng biến đổi văn hoá trong các tộc người thiểu số,
mà cụ thể là biến đổi trong thực hành lễ hội SaYangVa của người Châu Ro tại tỉnh
BR- VT trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay, tôi chọn đề tài “Biến đổi
trong lễ hội SaYangVa của tộc ngƣời Châu Ro ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-

1


Vũng Tàu trong bối cảnh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp lớp cao học chuyên
ngành Văn hoá học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về lễ hội là nghiên cứu loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian mang
tính cộng đồng với những phong tục tập quán, hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực
hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng các nghi thức của cộng đồng hay tộc
người đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện từ rất sớm. Tuy có
nhiều quan điểm khác nhau, từ những góc độ tiếp cận khác nhau về văn hóa dân
gian, lễ hội dân gian và biến đổi trong lễ hội. Nhưng các công trình nghiên cứu từ

trước đến nay đã có những đóng góp đáng kể, đặt nền móng và cung cấp thông tin
cho những nghiên cứu sau này về các vấn đề có liên quan đến văn hóa, lễ hội.
Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian của Đào Duy Anh, Nguyễn
Văn Huyên, Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng, Chu Xuân Diên... đã
đóng góp nhiều công sức trong nghiên cứu và đã đưa ra quan điểm về văn hóa dân
gian như là một chỉnh thể nguyên hợp. Trong các công trình này, thuật ngữ lễ hội
dân gian được dùng như là một thuật ngữ khoa học và được hiểu là một hiện tượng
văn hóa dân gian mang tính chất tổng thể với các khía cạnh vật chất, tinh thần, tôn
giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường…tất cả đều có sự
gắn kết với nhau. Theo các tác giả, lễ hội được hình thành trên cơ sở cốt lõi của
nghi lễ, tín ngưỡng với lễ là phần chủ đạo còn hội là tái sinh, tích hợp trong thế giới
thiêng liêng. Vì thế, để hiểu mối quan hệ hữu cơ giữa chúng với nhau cũng như
giữa lễ hội với thực tại xã hội, có cách nhìn về sự biến đổi của lễ hội là tất yếu cùng
với sự biến đổi của xã hội theo dòng thời gian và các nhân tố tác động khác nên
phương pháp luận thường được dùng trong việc nghiên cứu lễ hội là phương pháp
hệ thống tổng thể để. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng dân gian
và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Ngô Đức Thịnh đã khái quát một số vấn đề cơ bản
về các hình thức tín ngưỡng dân gian, trong đó có phác họa một số nét về tín
ngưỡng của các tộc người và phân tích một cách khá toàn diện về tín ngưỡng dân
gian bao gồm cả lễ hội cổ truyền với những đặc trưng của nó cũng như những giá trị
của lễ hội cổ truyền trong đời sống hiện nay cùng với những vấn đề khác có liên
quan đến lễ hội. Hay Từ một cái nhìn tổng thể về lễ hội, khi nói đến phương pháp
luận nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng đã chỉ ra rằng có thể tiếp cận lễ hội bằng

2


nhiều cách thức từ nghiệm sinh và miêu tả đến quan sát và miêu tả, nhưng nên chú
ý đến bối cảnh sinh thái nhân văn xã hội và cố nhiên phải có sự kết hợp cái nhìn
sinh thái với cái nhìn tiến hóa vì ông cho rằng lễ hội có biến dạng (từ “biến dạng”

này có thể có hàm ý nói đến sự biến đổi chăng).
Nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm khi bàn về lễ hội và
những biến đổi của lễ hội trong Giáo trình lễ hội dân gian và một số công trình
khác, đều có sự quan tâm đến lễ hội dân gian, một hiện tượng văn hóa lâu đời trong
lịch sử văn hóa dân tộc do nhân dân tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa, tín ngưỡng của họ và đương nhiên. Cũng như những hiện tượng văn hóa khác,
trải qua thời gian của lịch sử với những đổi thay của xã hội, lễ hội dân gian cũng
không phải là bất biến mà có những thay đổi theo tác động của kinh tế, sinh thái tự
nhiên, biến động dân cư, truyền thông.
Riêng với việc nghiên cứu về văn hóa dân gian, lễ hội, tín ngưỡng của người
Châu Ro tính từ sau năm 1986 đến nay do các tác giả trong nước thực hiện có sự
phát triển với những công trình đã được công bố trên các tạp chí, các hội nghị khoa
học, các nhà nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu về người Châu Ro trên các lĩnh
vực như: tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, nhà ở, trang phục, ngành nghề thủ
công...nổi bật như: cuốn sách Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX do Nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành vào năm 2000 đã giới thiệu về người Châu Ro
với vai trò là dân tộc bản địa ở hai tỉnh Đồng Nai và BR-VT. Hay Người Châu Ro ở
Đồng Nai của tác giả Huỳnh Văn Tới là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về người
Châu Ro trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Tác phẩm Múa dân gian tộc người Mạ,
Chơ ro, X’tiêng vùng Đông Nam bộ do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội phát
hành năm 2004 của tác giả Nguyễn Thành Đức đã nghiên cứu chuyên sâu về múa
dân gian của người Châu Ro vùng Đông Nam bộ, trong đó có người Châu Ro ở BRVT. Các bài viết của tác giả Lâm Nhân và một số tác giả khác đã trình bày tổng
quan về dân số, phân bố dân cư, những phương thức canh tác cổ truyền, cấu trúc xã
hội, gia đình, tục lệ của người Châu Ro. Nhìn chung, bằng các phương pháp tiếp
cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau nhưng những công trình nghiên cứu về
văn hoá của tộc người Châu Ro, đã khảo tả chi tiết, cung cấp nhiều thông tin bổ ích
về người Châu Ro ở miền Đông Nam bộ. Trong các công trình nghiên cứu của
mình, các tác giả Huỳnh Văn Tới, Lâm Nhân, Phan Đình Dũng…đều cho rằng

3



người Châu Ro ở khu vực này có tín ngưỡng đa thần, với hệ thống thần linh vô
cùng phong phú như: Thần Rừng, Thần Nhà...dù cách gọi tên có khác nhau vì âm
tiết của từng nơi khác nhau, đặc biệt là Thần Lúa và tín ngưỡng thờ Thần Lúa với lễ
hội mừng lúa mới được coi như là một nét đặc trưng của văn hóa Châu Ro.
Còn ở BR-VT cũng có một vài bài viết về tộc người Châu Ro, văn hóa dân
gian và lễ hội như: Nghiên cứu về âm nhạc dân gian của người Châu Ro ở tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu của tác giả Võ Lê, Đêm hội của đồng bào Châu Ro của tác giả Ngân
Thương và một vài bài viết khác đăng trên báo và website của địa phương nhưng
mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát văn hoá, lễ hội của tộc người mà chưa
có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội SaYangVa và những biến đổi
trong thực hành văn hóa dân gian của người Châu Ro tại tỉnh BR-VT trong giai
đoạn hiện nay một cách hệ thống dưới góc nhìn khoa học.
Sau khi tìm hiểu các nguồn tài liệu để thực hiện luận văn này, trên cơ sở kế
thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy
những thành tựu từ các nghiên cứu, các bài viết về người Châu Ro, đặc biệt là tín
ngưỡng thờ Thần Lúa- YangVa cùng với lễ hội SaYangVa là nguồn tài liệu vô cùng
quý và là cơ sở để tác giả có thể tìm hiểu được kỹ lưỡng hơn về sự biến đổi của lễ
hội SaYangVa hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu lễ hội SaYangVa truyền thống và thực trạng biến đổi hiện
nay của lễ hội này, luận văn hướng đến việc phân tích những nhân tố tác động đến
sự biến đổi của lễ hội SaYangVa của người Châu Ro và những vấn đề đặt ra từ sự
biến đổi trong lễ hội này trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đặt ra nhiệm vụ: cơ sở lý luận về lễ hội và biến đổi của lễ hội;
Miêu tả lễ hội SaYangVa trong truyền thống và thực trạng biến đổi của lễ hội hiện
nay; Phân tích những nhân tố tác động đến lễ hội; Bàn luận những vấn đề đặt ra từ
sự biến đổi của lễ hội SaYangVa trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Từ việc chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi trong lễ hội
SaYangVa của tộc người Châu Ro, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu theo phân
chia địa giới hành chính là huyện Châu Đức, tỉnh BR- VT- địa bàn có số nhân khẩu
là người Châu Ro đang sinh sống đông nhất của tỉnh. Ngoài ra, tác giả cũng tiến

4


hành khảo sát thêm một số nơi có đồng bào Châu Ro cư trú như: xã Long Tân
(huyện Đất Đỏ) và xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành), đây là những nơi mà lễ hội
SaYangVa còn tồn tại nhưng có những biến đổi rõ nét. Trong đó, chọn địa bàn
nghiên cứu chính là các xã Bàu Chinh, thị trấn Ngãi Giao, xã Bình Trung, xã Đá
Bạc thuộc huyện Châu Đức.
Mốc thời gian nghiên cứu sự biến đổi trong lễ hội SaYangVa trong khoảng
thời gian từ năm 1986 đến nay, trong đó có sự đối chiếu với lễ hội SaYangVa
truyền thống. Sở dĩ, tác giả chọn khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay là vì đây là
khoảng thời gian mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại các địa phương trong cả
nước nói chung, trong đó có tỉnh BR- VT nói riêng có sự ảnh hưởng tương đối lớn
từ những tác động của chính sách đổi mới đất nước và cũng là giai đoạn mà đất
nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể phản ánh một cách tổng quát, khách quan về các đặc điểm của môi
trường xã hội, không gian văn hoá, đặc trưng văn hoá của người Châu Ro, lễ hội
SaYangVa và những vấn đề có liên quan đến sự biến đổi trong lễ hội, luận văn này
được thực hiện theo hướng tiếp cận nhân học, văn hóa học và chọn phương pháp
tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, điền dã dân tộc học làm phương pháp chủ yếu.
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp được tác giả sử dụng ngay từ
khi bắt đầu có ý tưởng thực hiện đề tài “Biến đổi trong lễ hội SaYangVa của người
Châu Ro ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”. Với những kiến thức và hiểu
biết của những người đi trước qua các tài liệu chuyên ngành, các văn bản của các cơ

quan, các bài viết của nhiều tác giả về những nội dung có liên quan đến địa bàn
nghiên cứu, tộc người, lễ hội, biến đổi trong lễ hội, tín ngưỡng và văn hóa dân
gian…đã giúp cho tác giả được tiếp cận một cách đa diện về các vấn đề có liên quan
đến lễ hội, biến đổi trong lễ hội, cũng như giúp tác giả hiểu được vấn đề biến đổi lễ
hội đã được nghiên cứu từ trước đến nay và từ đó, xác định các nội dung nghiên cứu
trong luận văn của mình.
Với phương pháp điền dã dân tộc học, thông qua các hoạt động quan sát tham
gia, thực hiện phỏng vấn sâu khi tác giả trò chuyện với những người Châu Ro cao
tuổi, những người tham gia vào các hoạt động văn hoá của cộng đồng Châu Ro,
những người có vị trí quan trọng khi tham gia thực hành các nghi lễ trong lễ hội

5


SaYangVa tại các địa bàn nghiên cứu và các em thanh thiếu niên Châu Ro đang học
ở trường Dân tộc nội trú; tham khảo ý kiến những người đã từng nghiên cứu về tộc
người Châu Ro. Đây là phương pháp quan trọng giúp cho tác giả đã thu thập được
những thông tin thực tế về cuộc sống, cách nghĩ, cách thực hành văn hóa, lễ hội của
người Châu Ro. Từ đó, luận văn cố gắng trả lời câu hỏi: lễ hội SaYangVa của người
Châu Ro đã biến đổi như thế nào, nhân tố nào đã tác động đến sự biến đổi đó và
những vấn đề gì đặt ra từ sự biến đổi ấy. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận
văn tác giả còn sử dụng các thao tác như: phân tích, tổng hợp và so sánh để có được
hệ thống các phương pháp và thao tác khoa học tốt nhất phục vụ cho các vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ bổ sung nguồn tài liệu về văn hóa dân gian của tộc người Châu
Ro, trong đó bao gồm lễ hội SaYangVa và tập trung nghiên cứu, phân tích các
nguyên nhân biến đổi trong thực hành lễ hội SaYangVa của người Châu Ro tại
huyện Châu Đức cũng như làm rõ những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của lễ hội
YangVa trong bối cảnh hiện nay. Điều này không chỉ có ý nghĩa với người Châu Ro

ở một địa bàn mà còn có ý nghĩa với cộng đồng người Châu Ro tại tỉnh BR-VT.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tham khảo cho nhà quản lý
tại địa phương trong việc xây dựng, triển khai và giải quyết các chính sách về kinh
tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến người Châu Ro, đặc biệt là các quy chế liên
quan đến lễ hội một cách phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của
người Châu Ro tại huyện Châu Đức cũng như các địa bàn khác tại BR- VT trong sự
đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Lễ hội SaYangVa truyền thống và biến đổi.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi trong lễ hội SaYangVa hiện
nay.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không có ý định thực hiện một
công trình chuyên sâu về lý luận để làm rõ các khái niệm về lễ hội và biến đổi văn hóa
mà trên cơ sở lý luận về văn hóa đã được nghiên cứu nhằm hướng đến việc sử dụng
khái niệm như là công cụ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về lễ hội dân gian và
những biến đổi trong lễ hội SaYangVa của tộc người Châu Ro ở huyện Châu Đức, tỉnh
BR- VT trong bối cảnh hiện nay.
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội- một trong những thành
tố cấu thành văn hóa, theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam Wikipedia, Lễ
hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những

hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh
những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng,
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống1.
Trong công trình nghiên cứu Lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng
sông Cửu Long vấn đề bảo tồn và phát huy, Nguyễn Xuân Hồng khẳng định “Lễ
hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, phản ánh những đặc trưng văn hóa
tộc người được tiến hành định kỳ ở một địa điểm, thời gian nhất định nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của các thành viên trong cộng đồng” [40, tr.12] theo đó, lễ
hội thể hiện sự đoàn kết, hòa hợp vì ước nguyện cho sự phồn vinh, mang tính cộng
đồng sâu sắc.
Từ Đôi điều suy nghĩ lý luận về lễ hội Nguyễn Duy Hinh đưa ra quan niệm
“Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách ứng xử thông minh của con người
với những sức mạnh vô hình; là một hiện tượng văn hóa tổng hợp nhằm thỏa mãn
nhu cầu tâm lý, tâm linh, vật chất; là hoạt động văn hóa không thể thiếu của con
người” [20, tr.231]. Theo Hoàng Nam, “Lễ hội là một sinh hoạt tập thể, sinh hoạt
tinh thần của cộng đồng mà dân tộc nào cũng có lễ hội riêng của dân tộc mình, phản
1

Trang Wikipedia tiếng Việt- , truy cập ngày 05/01/2017.

7


ánh nhận thức liên quan đến tập quán sản xuất, đến các hoạt động tập thể của cộng
đồng, cư dân trồng trọt thì thường tổ chức lễ hội có liên quan đến gieo trồng, đến
cầu mùa, đến thu hoạch”[21, tr.23].
Với Đinh Văn Hạnh và Phan An thì Lễ hội là một thuật ngữ gồm hai thành tố
là Lễ và Hội, ở đó Lễ là những hành vi, những nghi thức trong các sinh hoạt đặc
biệt của cộng đồng, là phần “thiêng”, có ý nghĩa khác với đời thường; Hội là sự tụ

tập của nhiều người để thực hiện sinh hoạt tập thể có cùng một cảm nhận, một mục
đích. Lễ thiên về đời sống tâm linh, về đạo; Hội thiên về đời thường, về rèn luyện
thân thể, nghề nghiệp, giải trí, vui chơi [41, tr. 49].
Còn trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu lễ hội Hà Nội, Lê Hồng Lý cho
rằng: lễ hội là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân tập trung nhau lại
để tưởng niệm một hay nhiều vị thần; tiến hành những nghi lễ, phong tục nhằm bày
tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong họ tiếp tục giúp đỡ họ trong năm
mới. Theo tác giả những nghi lễ đó được tiến hành kèm theo những lễ vật được
cộng đồng quý trọng nhất dâng lên các thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc,
múa hay ca xướng phụ họa…Bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống
cộng cảm của cộng đồng, đồng thời là dịp để cố kết cộng đồng xung quanh một vị
thần chung của cộng đồng...[ 44 ].
Các quan niệm về lễ hội như trình bày ở trên đều có ý nghĩa khoa học và giá
trị thực tiễn trong nghiên cứu về văn hóa dân gian và lễ hội dân gian nhưng trong
giới hạn của đề tài này tác giả chọn định nghĩa mang tính bao quát mà giáo trình Lễ
hội dân gian do nhóm tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương
Châm biên soạn, cũng như những kiến thức mà các giảng viên đã truyền đạt trong
bài giảng môn Lễ hội cho học viên Cao học ngành Văn hóa học: Lễ hội là tấm
gương phản chiếu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, là một hiện tượng văn hóa
dân gian tổng thể, là một hình thức diễn xướng tâm linh là sản phẩm văn hóa quần
chúng của một cộng đồng làng hay nhiều làng cùng thờ một vị thần nào đó. Việc
phụng thờ đó ở một vị trí nhất định và vào một thời gian nhất định trong năm người
ta tiến hành những nghi thức tập thể như tế, lễ, rước, sau đó là các hoạt động vui
chơi, ăn uống cộng cảm nhằm cố kết cộng đồng và giải tỏa mọi sự căng thẳng, củng
cố niềm tin và sức mạnh cho mỗi thành viên.

8


Tiếp cận những công trình của các nhóm tác giả nghiên cứu về Dân tộc học,

Văn hóa học, từ những góc nhìn khác nhau cho chúng tôi thấy rằng về mặt lý luận,
lễ hội truyền thống là hệ thống các biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm
về đời sống tâm linh của nhân dân thông qua các thực hành văn hóa, lễ nghi mang
đậm nét văn hóa của cộng đồng do chính cộng đồng ấy sáng tạo. Lễ hội không chỉ
để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, mà còn là nơi cố kết cộng đồng, gìn giữ và phát huy
truyền thống văn hóa của cộng đồng ấy.
Hay như nhận định của Võ Văn Thành “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái
hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của
cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được
nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm
linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên cả thế giới của phương tiện và điều
kiện tất yếu; đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại, đạt tới
hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ…”2.
Về bản chất lễ hội dân gian hay lễ hội cổ truyền là hiện tượng văn hóa dân
gian mang tính tổng thể, là một hình thức diễn xướng tâm linh được diễn ra trong
không gian sản sinh ra lễ hội, trong “thời điểm mạnh” có ý nghĩa thiêng liêng. Lễ
hội biểu hiện cho sự cố kết cộng đồng trong sự “cộng cảm” và “cộng mệnh” của
cộng đồng đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh cũng như ước vọng vươn tới sự hòa
đồng giữa con người với thiên nhiên và hướng về cội nguồn, được cùng nhau vui
chơi sau một thời gian dài lao động vất vả. Như vậy, có thể nói rằng lễ hội truyền
thống là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt là đối với
những người dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có cuộc sống gắn liền với
làng quê và nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
1.1.2. Biến đổi văn hóa
Văn hóa là một trong những khái niệm đa dạng và trừu tượng nhất, luôn gây ra
sự tranh cãi bởi nội hàm đa nghĩa của nó. Để nói đến khái niệm biến đổi văn hóa,
chúng tôi xin đề cập thêm định nghĩa về văn hóa theo nội hàm rộng của Ferraro
Garry: văn hóa được xem là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con

2


Bài Một vài nhận thức về lễ hội cộng đồng, Lễ hội cộng đồng truyền thống và biến đổi, NXB ĐH Quốc
gia Tp HCM, 2014, sđd, tr.50.

9


người làm với tư cách là những thành viên của xã hội. Những gì con người có bao
gồm các hiện vật vật chất như trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất...; Những gì
con người nghĩ bao hàm các yếu tố ẩn, nằm trong suy nghĩ của con người như niềm
tin tôn giáo, triết lý sống, thế giới quan...; Những gì con người làm là các khuôn
mẫu hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được như các thực hành văn hóa trong
đời sống, lễ hội…Trong một nền văn hóa cả ba thành tố có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, trong đó mỗi thành tố đều có giá trị, chức năng của nó trong tổng thể của
nền văn hóa mà nó tồn tại nhưng trong đó thành tố nghĩ đóng vai trò hết sức quan
trọng, chi phối hai thành tố còn lại, trong các thuộc tính cơ bản của văn hóa, có hai
thuộc tính đáng chú ý là thích ứng và biến đổi khi bàn về nói đến sự biến đổi trong
văn hóa3. Và văn hóa vừa là biểu hiện của sự thích ứng của con người với bối cảnh
sống của họ, vừa là một tập hợp những bối cảnh mà con người phải thích nghi”4.
Theo quy luật của vận động và phát triển thì mọi sự vật, hiện tượng không hề
tĩnh tại mà là sự biến đổi không ngừng bởi nội tại của bản thân sự vật, hiện tượng ấy
nhưng có khi sự vận động, biến đổi do các tác nhân bên ngoài. Với các nhà văn hóa
học, biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của tất cả các xã hội, với sự
đa dạng (bao gồm nguyên nhân, quá trình và kết quả) với những tác nhân tạo nên sự
biến đổi nhìn từ trong hệ thống và ngoài hệ thống, đa chiều và nhiều cấp độ, tùy
thuộc vào việc cộng đồng đó là trung tâm, ngoại vi hay vùng chuyển tiếp và môi
trường, sự chuyên môn hóa của cộng đồng đó là gì. Biến đổi văn hóa bao hàm
những sự chia sẻ, những biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và
niềm tin văn hóa. Ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ sự biến đổi, cũng trộn
lẫn những tiếp nối và biến đổi [36, tr.10, tr.11]. Khi nói phát triển là quy luật tất yếu

của bất cứ xã hội nào và nó kèm theo những sự biến đổi trong đó bao gồm cả biến
đổi văn hóa và nó được xem là vấn đề cốt lõi thì biến đổi văn hóa cũng có thể được
hiểu là quá trình vận động của tất cả xã hội được đặt trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của những xã hội đã, đang có những sự chuyển đổi5.
3

TS Hoàng Cầm truyền đạt trong bài giảng môn Dân tộc học và nhân học văn hóa cho học viên Cao học
ngành Văn hóa học.
4
Quan điểm của Charles Keyes được nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Đào Thế Đức, Nguyễn Thị Hiền,
Hoàng Cầm đã dẫn trong bài viết nghiên cứu- Thảo luận: Vai trò của văn hóa trong việc bảo tồn di
sản…
5
Trích Biến đổi văn hóa: Những tiền đề lý thuyết và thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm .

10


Chính vì thế, khi nghiên cứu sự biến đổi văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa,
CNH, HĐH là để nhìn nhận thực trạng của biến đổi cũng như xem xét những vấn đề
được đặt ra từ sự biến đổi ấy một cách khách quan, khoa học và đa chiều, có chú ý
đến tính thích ứng và tính biến đổi của văn hóa. Trong đó, thích nghi không chỉ
được xem như là một đặc tính sinh học của các loài vật trong môi trường khi tự
“xây dựng và hình thành cơ chế” thích ứng với môi trường xung quanh mà đó cũng
còn là cách mà con người tùy vào điều kiện của môi trường để người ta chọn lựa
cho mình phương thức sống để giúp họ thích ứng và tồn tại, cũng như từ trong điều
kiện của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cụ thể mà sáng tạo ra các thực
hành văn hóa tương ứng. Điển hình như tộc người Châu Ro cũng như một số tộc
người thiểu số khác có cùng đặc điểm sinh sống ở các khu vực miền núi phía Nam
trong môi trường tự nhiên có đặc thù là sườn đồi không phù hợp với việc trồng lúa

nước, nên đã sáng tạo ra hệ thống canh tác nương rẫy với các giống lúa nương/ lúa
trồng trên cạn chứ không phải là lúa nước, mùa vụ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
và thời tiết của vùng miền là mưa- nắng và các công cụ lao động phù hợp với địa
hình để họ thích ứng và tồn tại trong môi trường đó với những thực hành văn hóa
riêng có của tộc người gắn với môi trường tự nhiên, xã hội, phương thức sản xuất.
Nhưng khi môi trường thay đổi thì phương thức sản xuất, các thực hành văn hóa
cũng thay đổi để thích ứng với điều kiện mới.
Từ tính thích ứng của văn hóa cũng hàm ý chỉ ra rằng, các thành tố của nền
văn hóa này có thể sẽ không phù hợp hay không thích ứng với nền văn hóa khác và
ngược lại cho nên không thể nói rằng phương thức sản xuất, đời sống của người
Châu Ro còn lạc hậu hay nghèo nàn khi so sánh với môi trường sống và lao động
của các tộc người khác trong đó có người Kinh với phương thức sản xuất trong môi
trường khác. Từ đó có thể nhìn nhận những biến đổi trong các thực hành văn hóa
của tộc người hay cộng đồng một cách khách quan hơn. Có thể xem biến đổi như là
một cách để thích nghi mặc dù có sự kế tục, được trao truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác thông qua quá trình văn hóa hóa (học văn hóa), song văn hóa của mỗi nhóm
người hay tộc người không tĩnh tại mà biến đổi không ngừng. Sự biến đổi của các
thực hành văn hóa cơ bản được diễn ra thông qua sự giao lưu, tiếp xúc với các nền
văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc này chủ nhân của các nền văn hóa

11


lựa chọn, tiếp biến các thành tố văn hóa từ các truyền thống văn hóa khác, làm cho
văn hóa của tộc người của mình biến đổi và thích ứng với bối cảnh tự nhiên, kinh tế
và xã hội trong điều kiện mới.
Văn hóa luôn có hai tầng là tầng “ẩn” và tầng “hiện”, trong quá trình biến đổi,
các thành tố văn hóa “hiện” như văn hóa vật chất, bao gồm trang phục, đồ dùng sinh
hoạt…thường có xu hướng biến đổi nhanh hơn các thành tố văn hóa “ẩn”, chiều sâu
của văn hóa, nằm sâu trong tiềm thức của mỗi con người, dân tộc như văn hóa tinh

thần gồm niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng...nhưng dù là ở “tầng ẩn” hay “tầng hiện”
thì văn hóa cũng như các hiện tượng khác không nằm ngoài sự vận động và biến
đổi, nhưng biến đổi nhanh hay chậm, nhiều hay ít…còn tùy thuộc vào những nhân
tố tác động vào nó và nếu “tầng hiện” có thể bị thay đổi, mất đi nhưng “tầng ẩn” dù
có thay đổi thì cũng không mất đi mà nó sẽ quay trở lại khi có điều kiện thuận lợi.
Như vậy, nếu nhìn nhận văn hóa và biến đổi văn hóa từ cách tiếp cận như nêu
trên trong sự kết nối thì không có một thực hành văn hóa hay phong tục, tập quán
nào là lạc hậu hay thừa vì mỗi thành tố đều có chức năng tương đối nào đó trong
tổng thể nền văn hóa mà chúng tồn tại. Với cách nhìn này, truyền thống văn hóa của
tất cả các nhóm tộc người dù ở miền núi hay đồng bằng, thiểu số hay đa số đều có
giá trị như nhau, không có văn hóa tiến bộ hay lạc hậu, không có văn hóa cao hay
văn hóa thấp. Và, biến đổi văn hóa có thể được xem là tất yếu trong tiến trình tồn tại
và phát triển, văn hóa biến đổi theo sự thay đổi chủ thể của văn hóa như là sự thích
nghi với các thay đổi của môi trường sinh thái, bối cảnh xã hội và những điều kiện
khác trong cấu trúc đồng bộ của một tổng thể.
1.2. Địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh BR- VT, được thành lập
theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, có tổng diện tích
tự nhiên gần 43.000 ha, với 16 đơn vị hành chính gồm thị trấn Ngãi Giao cùng 15
xã: Quảng Thành, Cù Bị, Xà Bang, Láng Lớn, Bàu Chinh, Bình Ba, Suối Nghệ,
Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn, Sơn Bình, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành, Kim

12


Long6, là những địa danh gắn với cư dân bản địa và những người di cư từ khắp mọi
miền đất nước về đây sinh sống.
Để có tên gọi và phân chia địa giới hành chính như hiện nay, huyện Châu
Đức với vị trí địa lý và tiềm năng riêng có đã phải trải qua nhiều thay đổi với

những sự kiện theo dòng thời gian và bối cảnh lịch sử, xã hội tính từ cuối thế kỷ
XVII đến nay.
Từ thế kỷ XVI trở về trước, vùng đất Châu Đức ngày nay còn hoang hóa,
rừng rậm, dân cư chủ yếu là một số tộc người thiểu số như Châu Mạ, Châu Ro,
S’Tiêng, Khơme…sinh sống trong những phum, sóc trên những giồng đất cao ven
rừng, bên suối mà không ai đặt tên hay gọi tên làng, tên xã là gì mặc dù cùng với
những vùng đất khác của BR-VT, Châu Đức cũng là nơi tranh chấp giữa hai
vương quốc Chân Lạp và Chămpa nhưng cả hai vương quốc này đều không đủ sức
quản lý vùng đất này cho nên mặc nhiên cư dân bản địa cứ tự khai hoang và chia
ranh giới mà sinh sống và trồng trọt [48].
Cho đến đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, nơi này tiếp tục là một trong
những địa bàn tranh chấp giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn, thế nên ngoài lớp cư dân
bản địa và những cư dân mới do loạn lạc mà đến khai phá vùng đất này để sinh
sống và lập thành làng, xã bên cạnh những phum sóc của những tộc người thiểu số
còn có những đơn vị quân đội của nhà Nguyễn, sau những cuộc hành quân thường
rút về đây trú đóng để luyện tập, sản xuất thêm lương thực tại các địa bàn thuộc
Châu Đức ngày nay [47].
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, dân cư nơi này vẫn còn thưa thớt,
ruộng vườn còn ít, tập trung ở các đồn điền cao su và một vài làng, diện tích rừng
già nhiều với hệ thống sông suối, bưng sình, thuận lợi cho nông nghiệp. Do có vị
trí quan trọng, địa thế vô cùng thuận lợi về kinh tế, chính trị, quân sự nên trong
giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, Châu Đức luôn là nơi tranh chấp quyết liệt giữa
chính quyền Sài Gòn và cách mạng. Vì thế Châu Đức đã qua nhiều lần sáp nhập,
chia tách với những tên gọi khác nhau [50].
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, để phù hợp với điều kiện
quản lý, tháng 1 năm 1976 huyện Châu Đức được sáp nhập với huyện Châu
6

Trích Báo cáo Châu Đức 20 năm thành lập và phát triển.


13


Thành, thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, tỉnh BR-VT được thành lập, huyện Châu
Thành (bao gồm cả địa giới của hai huyện Châu Đức và Tân Thành hiện nay)
thuộc tỉnh BR-VT, cho đến năm 1994 với những điều kiện phát triển về kinh tế xã
hội và dân số, huyện Châu Đức lại được tách riêng là một huyện thuộc tỉnh BRVT cho đến nay [50].
1.2.2. Điều kiện tự nhiên huyện Châu Đức
Châu Đức là huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh BR-VT, có diện tích tự
nhiên 42.456.61 km², phía Bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía Tây,
Nam, Đông giáp với các huyện/ thành phố thuộc tỉnh BR- VT. Châu Đức là phần
cuối của miền cao nguyên đất đỏ cực Nam Trung bộ, có xu hướng thấp dần theo
quá trình chuyển tiếp từ Bắc xuống Nam nên địa thế tự nhiên với địa hình chủ yếu
là vùng đồi núi thấp, nhiều ngọn núi cao trung bình khoảng 100 mét đến 300 mét
so với mặt nước biển như: núi Con Rắn, núi Con Sóc, đồi Con Chim và những
sông dài, suối sâu như Sông Ray, Sông Cầu, suối Tầm Bó chảy qua, tạo ra nhiều
bưng bàu rộng (Bàu Sen, Bàu Chinh...)7.
Châu Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ nhiệt ít dao
động, trung bình từ 26o C đến 27o C. Tháng 4, tháng 5 là tháng nóng nhất, nhiệt
độ trung bình vào khoảng 28oC đến 30oC và tháng mát nhất là tháng Giêng, nhiệt
độ trung bình là 24,5oC. Cũng như những địa bàn khác ở Nam bộ, trong năm,
Châu Đức 2: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm hơn
95% lượng mưa cả năm, thòi gian còn lại là mùa nắng/khô. Khí hậu trên địa bàn
Châu Đức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phù hợp với các hoạt động trong
đời sống của cư dân nông nghiệp [50, tr.11].
Thổ nhưỡng của Châu Đức có hai loại chính: hệ Peralit, chủ yếu trên nền đá
của vùng đồi núi thấp và hệ đất đỏ Bazan, thích hợp với các loại cây công nghiệp
như cao su, càfé, tiêu, điều...và các loại cây ăn trái vùng nhiệt đới có giá trị kinh tế
cao. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng với những tiềm năng sẵn có là điều kiện
thuận lợi để Châu Đức phát triển sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp trong

cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.
7

Trích Lịch sử huyện Châu Đức.

14


1.2.3. Dân cư huyện Châu Đức
Dân cư tại huyện Châu Đức hầu hết là những cư dân bản địa, phu cao su từ
chính sách mộ phu công-tra thời Pháp thuộc và từ khắp các nơi trong cả nước về
đây sinh sống và lập nghiệp. Thành phần cơ bản cư dân vùng đất này là nông dân,
công nhân cao su, đồng bào các dân tộc thiểu số với tổng số dân khoảng 157.816
người, chiếm khoảng 22% dân số toàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, lao động trong độ
tuổi là 110.218 người, lao động có việc làm 89.691 người chiếm 81,37% so với lao
động trong độ tuổi8.
Theo những số liệu mà tác giả thu thập được từ những nguồn tài liệu khác
nhau, trong số cư dân của các tộc người thiểu số đang sinh sống tại địa bàn huyện
thì người Châu Ro có số dân đông nhất. Với 4.397 nhân khẩu/1.076 hộ trên tổng
số 8.406 nhân khẩu/ 2.319 hộ9 người Châu Ro của toàn tỉnh, họ sống rải rác trên
các địa bàn ở các vùng đồi núi thấp và rừng. Có khoảng 60% đồng bào trong
huyện cải đạo, trong đó đạo Phật, đạo Thiên chúa và đạo Tin Lành là những tôn
giáo thu hút nhiều tín đồ là người Châu Ro.
Theo dòng lịch sử và sự phát triển của địa phương thì cư dân Châu Đức
được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những nguồn gốc khác nhau
trong những mốc thời gian và sự kiện lịch sử nổi bật. Tính từ năm Minh Mạng thứ
17 (1837) các tộc người thiểu số, chủ yếu là Châu Ro, Mạ...sinh sống ở 6 tổng
Long Xương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhân [48;
tr.882], trong đó các buôn làng hầu hết tập trung ở huyện Châu Đức ngày nay. Cho
đến những năm đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp đã cướp đoạt đất đai, xua đuổi

cư dân bản địa đến sinh sống ở các vùng xa hơn, để lại những vùng đất đỏ màu
mỡ, có khí hậu thích hợp phục vụ cho việc lập đồn điền, trồng cây cao su và các
cây công nghiệp khác của các nhà tư bản. Các gia đình công nhân vừa làm công
nhân công-tra (contrat), vừa cùng dân bản địa phát rẫy, làm ruộng tạo ra những
cánh đồng nhỏ trên địa bàn và từ đó mối quan hệ giữa những người bản địa với
công nhân cao su ngày càng gần gũi hơn.

8
9

Trích báo cáo thống kê dân số huyện Châu Đức năm 2011.
Trích báo cáo thống kê năm 2016 của Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

15


Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, tại huyện Châu Đức nhiều thân
nhân của phu công-tra và đồng bào người dân tộc Châu Ro tụ tập về đây sinh sống
và lập nghiệp, từ đó mà hình thành những cụm dân cư, làng xã ổn định, hình thành
các làng: Ngãi Giao, Bình Giã, Quảng Giao thuộc tổng Cơ Trạch với dân số lúc đó
trên 4.000 người10 Trong đó, Quảng Giao được xem là khu vực sinh sống của
người Châu Ro, nay là thôn Sơn Thành- Cà Mum và khu người Kinh là Sơn Hòa I,
ấp Quảng Giao11.
Giai đoạn 1954- 1971, dân số huyện Châu Đức đã phát triển với xuất hiện
của đạo Thiên Chúa, Tin Lành và những thực hành văn hóa mới từ những cư dân
của các vùng đất khác đến đây12.
Do Châu Đức là vùng đất đỏ bazan màu mỡ rất thích hợp với các loại cây
công nghiệp như tiêu, cà phê, hoa màu và cây ăn trái; khí hậu ôn hòa cộng với điều
kiện sinh sống “dễ chịu” hơn so với với một số vùng đất khác nên từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975, cư dân các nơi đã về sinh sống và lập nghiệp khá đông, với

khoảng 3.644 công nhân, tăng rất nhiều lần so với năm 193013.
1.2.4. Tình hình kinh tế huyện Châu Đức
Nếu như trước đây kinh tế của huyện tập trung chủ yếu vào trồng trọt và
chăn nuôi thì từ năm 1996 đến nay Châu Đức phát triển nền kinh tế theo cơ cấu
Nông nghiệp- Dịch vụ- Công nghiệp. Đầu tư thâm canh phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa đa dạng có hiệu quả kinh tế cao, mở mang mạng lưới dịch vụ, du lịch để
phục vụ sản xuất và và nâng cao đời sống nhân dân; Khai thác tiềm năng và khả
năng để đầu tư phát triển nhanh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chú trọng
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm14. Trong đó, nông nghiệp được coi là mặt
trận hàng đầu, cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…được xem là thế mạnh trong kinh
tế nông nghiệp so với các huyện khác trong tỉnh. Với nguồn thức ăn cho gia súc
được trồng tại địa phương khá dồi dào nên việc chăn nuôi bò, heo, gà…có điều kiện
phát triển15.

10

Trích Lịch sử huyện Châu Đức.
Từ năm 1949, huyện Cơ Trạch được giải thể.
12
Trích Lịch sử huyện Châu Đức.
13
Lịch sử Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
14
Trích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Đức lần thứ I.
15 1
, 6 Trích Báo cáo Châu Đức 20 năm thành lập và phát triển.
11

16



Công tác quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông
thôn và phúc lợi xã hội được tăng cường nhằm triển khai đồng bộ quy hoạch xây
dựng đô thị cũng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: hình thành và phát triển các cụm công
nghiệp, KCN- đô thị tại Ngãi Giao, Đá Bạc, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào
khai thác; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn rất quan tâm đến việc đầu tư
vốn để mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động, tự quản lý và tiếp cận thị trường, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, dịch vụ đáp
ứng được yêu cầu phát riển kinh tế, nhu cầu của nhân dân tại địa phương. Đồng
thời, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương; góp phần
tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân16.
Thƣơng mại - dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Đến cuối năm 2015, toàn huyện có 6.400 cơ sở, doanh nghiệp với
khoảng 9.900 lao động tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh17 chủ yếu ở các
ngành nghề: Xây dựng, dệt may, giao thông vận tải, cung ứng vật tư nông nghiệp…
1.2.5. Văn hóa - xã hội huyện Châu Đức
Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, các giải thể dục thể thao được tổ chức
thường xuyên nhằm đa dạng các loại hình hưởng thụ văn hoá cho nhân dân; Phong
trào xây dựng gia đình, thôn ấp văn hóa được phát động, tổ chức đăng ký với sự
tham gia của gần 17.000 hộ đạt gia đình; Các hoạt động văn hóa-văn nghệ được tổ
chức thường xuyên, thu hút sự tham gia của của nhân dân ở các lứa tuổi, thông qua
các loại hình hoạt động tại các tụ điểm, trung tâm văn hóa; Hệ thống truyền thanh
của huyện đã phủ kín ở các xã, thị trấn, hệ thống bưu điện phát triển khá nhanh đáp
ứng được yêu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài huyện; Bệnh viện huyện, trạm xá
y tế làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Sự nghiệp giáodục đào tạo của huyện đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

17



Châu Đức là huyện có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nên
trong hơn 20 năm qua kể từ khi thành lập, huyện đã quan tâm tập trung thực hiện tốt
các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc tại địa phương như trợ cấp tiền, lương
thực, tặng thuốc chữa bệnh, tập vở, muối Iốt, radio…; Triển khai thực hiện tốt các
Chương trình 134, Chương trình 135 tại địa phương với việc cho đồng bào vay vốn
sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ phương tiện sản xuất như trâu, bò, các loại giống bắp,
lúa và hướng dẫn đồng bào canh tác, xây dựng mới và sửa chữa nhà, làm mới
đường giao thông nông thôn, hỗ trợ học nghề…; Hướng dẫn, hỗ trợ các hộ đồng
bào dân tộc vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Bên cạnh đó,
địa phương luôn quan tâm đến công tác phát huy vai trò người có uy tín trong cộng
đồng các tộc người thiểu số để tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước18.
1.2.6. Tộc người Châu Ro ở huyện Châu Đức
Tính từ năm Minh Mạng thứ 17 (1837) phủ Phước Tuy (BR-VT ngày nay)
được lập, có phủ lỵ đặt tại Bà Rịa, với hai huyện là Long Thành và Phước An, tách
phần đất phía bắc của 2 huyện này để thành lập huyện mới với tên gọi là Long
Khánh, gồm 6 tổng người dân tộc thiểu số là Long Xương, Long Cơ, An Trạch,
An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhân [48; tr.882], trong đó các buôn làng hầu hết
tập trung ở huyện Châu Đức ngày nay gồm Cụ Bị (Cù Bị), Hương Sai (nay là Kim
Long), Xuân Sơn, Bình Ba Bình Giã, Điền Giả (Ruộng Tre - Bình Giã), Ngãi
Giao, Quạn Giao (Quảng Giao, nay thuộc Xuân Sơn - Châu Đức) [50, tr.16, tr.17].
Điều này ít nhiều đã chỉ ra rằng các tộc người thiểu số đã có mặt từ rất sớm và tạo
nên những buôn làng với sự tập trung cư dân đông đúc những người Châu Ro ở
vùng đất Châu Đức. Như vậy, một phần lớn địa bàn cư trú của người Châu Ro
trước đây thuộc địa bàn huyện Châu Đức ngày nay và điều này cũng chứng minh
rằng người Châu Ro là cư dân bản địa của vùng đất này.
Với những cách phiên âm và đọc khác nhau nên người Châu Ro được gọi
bằng những tên khác nhau như Chrau Jro, Chơ Ro, Dơ Ro và một số cách gọi tên

phiếm chỉ khác để nói đến tộc danh của người Châu Ro như người Thượng hay

18

Các số liệu và thông tin về tình hình văn hóa – xã hội huyện Châu Đức được trích dẫn từ Báo cáo
Châu Đức 20 năm thành lập và phát triển

18


Mọi Bà Rịa như cách gọi tên trong các văn bản của người Pháp trong giai đoạn
Pháp xâm lược Việt Nam. Nhưng gần gũi nhất vẫn là cách gọi tên theo tiếng Việt
mà người Kinh và một số đồng bào thiểu số của vùng này vẫn gọi nhưng không
quá lạ với người Châu Ro như danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam của
Tổng Cục thống kê, năm 1978 thường gọi như thế. Và, trong công trình Bản sắc
văn hoá dân tộc và văn hoá dân gian Đông Nam bộ, Huỳnh Văn Tới đã giới thiệu
về văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc ít người, trong đó có nhắc đến văn
nghệ dân gian của người Châu Ro của vùng đất Đồng Nai xưa (bao gồm cả BRVT ngày nay) [34, tr.128, tr.129, tr.130]. Vì thế, người Châu Ro sẽ là tên gọi về
tộc người mà tác giả đề cập xuyên suốt trong luận văn này với tư cách là chủ thể
của lễ hội YangVa ở huyện Châu Đức thuộc tỉnh BR- VT.
Người Châu Ro là một tộc người thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam, có số dân 26.855 người19. Đây là cư dân bản địa ở miền núi Nam Đông
Dương, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me, cư trú tại các vùng đồi núi thấp ở
phía Nam Việt Nam. Tên tự gọi của người Châu Ro là Chrau Jro, trong đó Chrau
có nghĩa là người hay nhóm người, tập đoàn người, còn Jro là một danh từ riêng
chỉ cộng đồng người. Tộc danh Chrau Jro còn gắn liền với một giống lúa nếp cổ
truyền là “n’hpal Chrau Jro” mà đồng bào Châu Ro đã gieo trồng trên nương rẫy
truyền thống của mình mà người Kinh gọi là nếp cái [22, tr.364]. Qua hồi cố từ
những người Châu Ro lớn tuổi, họ còn nhớ rằng qua lời kể của ông bà, cha mẹ thì
người Châu Ro xưa còn có họ Chrau, họ Vơ, họ Gho, Vôq…Nhưng cho đến cuối

thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã đặt tên cho những cư dân Châu Ro
bản địa ở các vùng đồi núi miền Đông Nam bộ, trải dài từ đồng Nai đến BR- VT
và những vùng lân cận với những họ mà người Châu Ro ở BR- VT vẫn còn sử
dụng cho đến nay như: họ Dương, họ Đào, họ Lý…
Trước khi những lưu dân Việt đến khai phá và định cư tại vùng đất mà ngày
nay có tên gọi là BR- VT thì những cư dân bản địa, bao gồm người Châu Ro,
Khơme, S’Tiêng và người Chămpa đã có mặt từ lâu đời ở vùng đất này [48,
tr.167]. Khi tư các nhà tư bản Pháp đến chiếm đất để lập đồn điền cùng với bước
chân xâm lược của thực dân thì huyện Châu Đức hiện nay còn là rừng rậm bao
19

Trích Báo cáo thống kê các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2009.

19


×