Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.59 KB, 10 trang )

Tôn giáo học đại cương

Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Khoa tâm lí
Vừa làm vừa học
Mơn: tơn giáo đại cương

Tiểu luận: chức năng của tôn giáo

Giáo diên giảng dạy: Dương Hoàng Lộc
Lớp: TLVHVLK08
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Mssv: 1636162024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2017

Nguyễn Thị Phượng


Tơn giáo học đại cương

CHỨC NĂNG CỦA TƠN GIÁO _ PHẬT GIÁO
I. KHÁI NIỆM
1.1 Quan điểm về tôn giáo :
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội. Theo dòng lịch sử, các tôn giáo lần lượt ra đời với các loại hình tơn giáo
khác nhau. Các đề tài nghiên cứu về tôn giáo của các chủ nghĩa khác nhau cho ta
những cái nhìn thật khác biệt và đa dạng về tơn giáo. Theo Chủ Nghĩa Duy Tâm
Khách Quan thì tơn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh
hằng và đem lại sinh khí cho con người. Chủ Nghĩa Duy Tâm Chủ Quan thì lại


cho rằng tơn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không
lệ thuộc vào hiện thực khách quan. Một số nhà thần học khác lại cho rằng tơn
giáo chính là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu
nhiên có thể giúp con người thốt khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin
vào cái thiêng liêng, cái siêu nhiên ấy chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy
niềm tin vào sự “tối thượng” hay Thượng đế chính là tơn giáo. Ngồi các khái
niệm trên cịn có những khái niệm của các nhà triết học duy vật trước Marx, của
các nhà xã hội học tư sản, của E.Durkheim, của M.Weber, của quan điểm phân
tâm học, của nhân loại học , văn hóa học...
1.2 Tơn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lê Nin:
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội ra đời rất
sớm trong lịch sử nhân loại và chịu sự quy định của đời sống vật chất. Tôn giáo
tồn tại phổ biến trong hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử, Trong các tác
phẩm của mình, C.Marx và Ph.Ăng ghen đều xem sản xuất vật chất là cơ sở của
sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính lịch sử xã hội, trong đó
có tơn giáo từ đó ta có thể suy ra ở đâu có sản xuất vật chất thì ở đó tơn giáo. Bất
cứ tơn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó cũng bao gồm: ý thức tơn
giáo, hệ thống tổ chức tơn giáo và những hoạt động mang tính chất nghi thức tín
ngưỡng.
Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

Tôn giáo là một sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự
nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Bản chất của tôn giáo là sự phản ánh sự bế tắc,
bất lực của con người trước tự nhiên, xã hội. Tôn giáo ra đời khi con người
khơng thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên vd: việc tôn thờ thần sấm,
thần rừng, thần mưa...
Tơn giáo ngày càng biến đổi và có sự phát triển không ngừng cùng với sự

phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của lịch sử. Trước
đây khi chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên thì người ta thường dùng
tơn giáo để giải thích, sau này khi khoa học kỹ thuật phát triển đã có khả năng
giải thích các hiện tượng tự nhiên thì Tơn Giáo lại góp phần bù đắp những hụt
hẫng trong cuộc sống, xoa dịu những nỗi đau tâm hồn trong con người thời đại.

II. CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO:
II.1 Chức năng “đền bù hư ảo”:
1.1 Chức năng đền bù hư ảo:
Những nỗi đau quá sức chịu đựng của con người nhỏ bé, yếu đuối vẫn
xẩy ra trong sống thường nhật. Một người vợ mất chồng, một người mẹ mất con,
một người bị thương nặng khi mắc tai nạn giao thơng, ... . Họ sẽ làm gì nếu
không hướng về thế giới tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần,
để được an ủi, vỗ về. Niềm tin về một tôn giáo cho chúng ta một cái nhìn khách
quan hơn về những đau khổ, mất mát chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Luận
điểm nổi tiếng của C. Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi
bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo.
1.2 Chức năng đền bù hư ảo thể hiện trong Tơn Giáo điển hình - Phật Giáo
về sự chết.
Với Phật giáo thì sự chết chỉ là sự gián đoạn tạm thời của một hình thái.
Nó khơng phải là sự tiêu diệt toàn bộ một cá nhân mà nó là biểu hiện của một
sự chuyển đổi sang một sự hiện hữu khác. "Thực thế, đời sống của con người đi
Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

là ngắn ngủi, giới hạn, phù du, đầy khổ đau và ưu phiền, nó như một hạt sương
tan biến khi mặt trời mọc, như bọt nước, như đường rãnh xẻ trong nước, như
dòng thác chảy cuốn tất cả không bao giờ dừng lại, như một con vật nuôi để làm

thịt lúc nào cũng đối đầu với cái chết"
Từ cái nhìn về quan niệm trên, ta thấy rằng nếu chúng ta đi theo quan
niệm nào thì cái chết cũng nhẹ nhàng, thanh thản và cái chết như một sự giải
thốt con người khỏi bể khổ, từ đó giúp vơi nhẹ nỗi đau của những người còn
sống.

Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn
là chức năng phổ biến của tơn giáo. Ở đâu có tơn giáo ở đó có chức năng đền bù
hư ảo. Vì bất cứ nơi đâu, dù bạn là ai thuộc tầng lớp nào trong xã hội thì cũng
đều phải đối mặt với những khó khăn, sinh, lão, bệnh, tử, thất bại, vất vả trong
của cuộc sống.
1.3 Mặt trái của chức năng đền bù hư ảo trong tơn giáo:
Như đã trình bày ở trên, chức năng đền bù hư ảo tạo cho con người một
chỗ dựa để vượt qua những nỗi đau để vươn lên trong cuộc sống nhưng đồng
thời nó cũng sẽ ru ngủ tất cả những ai quá cậy dựa vào tôn giáo làm cho con
người thiếu sự cố gắng vượt khó nơi bản thân, để rồi từ đó cậy dựa vào những
sức mạnh siêu nhiên làm mất đi tính năng động, sáng tạo của con người.

II.2 Chức năng thế giới quan:
Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

2.1 Chức năng thế giới quan:
Thế giới quan hay quan điểm của con người về thế giới. Con người từ xa
xưa đã có khao khát khám phá về thế giới, họ muốn hiểu rõ nguồn gốc của thế
giới, thế giới này do ai sinh ra, nó sẽ kết thúc thế nào, tại sao con người lại hiện
diện trong cuộc sống và đâu là vai trò tối hậu của con người trên thế giới. Những
khao khát thật chính đáng nhưng do những hạn chế của khoa học kỹ thuật chưa

giúp con người có câu trả lời thỏa đáng vì lẽ đó con người đã tự đặt ra câu trả lời
với quan điểm riêng của mỗi tôn giáo. Từ đó đưa ra những cái nhìn khác nhau về
thế giới và con người.
2.2 Quan niệm về thế giới quan ở tơn giáo điển hình - Phật Giáo.
Phật giáo cho ta một lời giải thích khác về nguồn gốc của thế giới và con
người: “nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới
khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm
vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau
khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu
hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt
giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy,
“những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang,
phi hành trên hư khơng” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng
sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy
lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham
ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại,
thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ
phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn tại và
phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện
hữu của mình”
2.3 Mặt trái của chức năng thế giới quan tôn giáo:

Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

Trong một luận điểm Marx khẳng định “con người chính là thế giới con
người, là nhà nước, là xã hội. nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, một
thế giới quan đảo ngược, vì bản thân chúng là thế giới đảo ngược” vì vậy theo

cái nhìn của Marx – Lê Nin thì cái nhìn của tơn giáo là cái nhìn dựa trên cơ sở
của chủ nghĩa duy tâm là sản phẩm tinh thần do con người tạo ra, xa lạ với thế
giới quan khoa học và phi thực tại. điều này dẫn đến việc người dân xây dựng
một thế giới ảo mộng, thiếu thực tế.

II.3 Chức năng điều chỉnh hành vi:
3.1 Chức năng điều chỉnh hành vi trong Phật giáo
Các tôn giáo khác nhau đều có những hệ thống chuẩn mực giá trị nhằm
điều chỉnh hành vi con người tới điều thiện, và sự hoàn thiện nhân cách. Các
hành vi này tùy mức độ mà bị bắt buộc hay tự giác. Mức độc thực hiện tùy thuộc
vào nhận thức của các tín đồ vào tơn giáo đó.
Để có được sự bênh vực, nâng đỡ của các thần linh thì con người phải
tuân theo những chuẩn mực mà tơn giáo đó đặt ra, từ đó con người có xu hướng
điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ xã hội tạo nên mối liên kết tốt đẹp,
cách ứng xử nhân văn giữa các cá nhân và cộng đồng. Dựa trên tính chất thước
đo về phẩm giá của những chuẩn mực tôn giáo, con người sẽ biết đánh giá
những hành vi bảo vệ con người khỏi những sai lệch trong tư tưởng và hành vi,
phục hồi lại những giá trị đã mất.

Một số giáo lý của Đạo Phật: ( Trích trong 66 điều Phật Dạy)
Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
Nếu anh khơng muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng khơng cách
nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn khơng bng xuống nổi.
Bạn phải ln mở lịng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu
bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải bng bỏ, mới có được

niềm vui đích thực.
Người cuồng vọng cịn cứu được, người tự ti thì vơ phương, chỉ khi nhận thức
được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người
khác.
Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hồi, bạn phải quay về kiểm điểm chính
mình mới đúng.
Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
Một người nếu tự đáy lịng khơng thể tha thứ cho kẻ khác, thì lịng họ sẽ không
bao giờ được thanh thản.
Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ khơng bao
giờ nghe được tiếng lịng người khác.
Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa
khẩu hạ lưu tình”.
Vốn dĩ khơng cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị
chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
3.2 Mặt trái của chức năng điều chỉnh hành vi trong tơn giáo:
Việc điều chỉnh hành vi có thể đưa con người hồn thiện hơn nhưng mặt
khác nó cũng ru ngủ, dẫn dắt con người đến những hành vi mê tín, cuồng tín như
coi bói, ơm bom tự sát, tin vào lên đồng, gieo quẻ... ngồi ra việc này cịn là cơ
hội để các kẻ xấu lợi dụng dẫn dắt con người tới những phong trào xấu phi tôn
giáo: Chúa vào nam (1954), Hồi giáo cực đoan...
Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

II.4 Chức năng liên kết:
4.1 Chức năng liên kết.
Chức năng liên kết của Tôn giáo được thể hiện trong việc con người cùng
nhau phấn đấu để thực hiện một mục tiêu chung. Họ tập hợp lại với nhau, cùng

nhau thực hiện các nghi lễ, không những thế họ còn được liên kết chặt hơn trong
các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo. Chức năng liên kết của tơn giáo gắn
chặt các tín đồ lại với nhau trong một mối dây vơ hình. Từ sự liên kết giữa các
cá nhân tạo nên những mối quan hệ đan xen nhau tạo thành một cộng đồng xã
hội vững mạnh.
4.2 Tính liên kết được thể hiện trong tơn giáo đại diện - Phật Giáo
Các Tăng Ni – Phật Tử được liên kết lại với nhau để thắp nhang bái Phật,
cầu chúc cho nhau những điều tốt lành. Họ cùng nhau quy tụ lại trong các dịp lễ
lớn: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Tắm Phật.... Các tăng ni phật tử còn
được liên kết với nhau trong các tổ chức hoạt động như: Cô Nhi Viện, các
chương trình từ thiện...
4.3 Mặt trái của vai trị liên kết trong tơn giáo:
Ta thấy rằng, các tín đồ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong
các tôn giáo, nhưng giữa các tơn giáo thì mối dây liên kết trở nên lỏng lẻo, đôi
khi lại xảy ra hiện tượng xung đột tôn giáo. Nếu sự xung đột tôn giáo xảy ra thì
Nguyễn Thị Phượng


Tơn giáo học đại cương

hậu quả thật khó lường. Nó là nguyên nhân của các cuộc bạo loạn trong nước và
chiến tranh giữa các nước. Trong cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ của các nước
Trung Đơng có một phần ngun nhân khơng nhỏ xuất phát từ tơn giáo. (trích:
/>
II.5 Các chức năng khác của Tôn Giáo:
Trên đây là 4 chức năng cơ bản nhất của Tôn Giáo theo quan điểm của
Chủ nghĩa Marx – Lê nin. Ngoài 4 chức năng cơ bản trên tơn giáo cịn có các
chức năng khác nữa như Chức năng giao tiếp: chức năng này thể hiện ở việc các
tín đồ giao tiếp với nhau ở các nơi thờ tự. Mỗi người đều có hai đối tượng để
giao tiếp đó là sự giao tiếp với thế giới thần linh thể hiện ở việc cầu khấn, dâng

sớ, đốt vàng... cùng nhau chia sẻ những tư tưởng đạo đức trong giáo lý nhà
Phật... Các chức năng ít biểu hiện hơn của tôn giáo nhưng cũng giữ một nhiệm
vụ khơng nhỏ đó là chức năng nhận thức, chức năng giao lưu văn hóa, chức
năng đạo đức ... Các chức năng trên của tôn giáo không hề tách biệt mà đan xen
hòa trộn vào nhau, bổ túc lẫn nhau tạo nên một hệ thống chặt chẽ.

III. TÔN GIÁO TỒN TẠI NHƯ MỘT PHẦN KHƠNG THỂ THIẾU CỦA
XÃ HỘI LỒI NGƯỜI.
Sự tồn tại của tơn giáo theo suốt tiến trình lịch sử lồi người đã khẳng
định vai trị quan trọng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Những chức năng
của tôn giáo như chức năng đền bù hư ảo, chức năng thế giới quan, chức năng
điều chỉnh hành vi, chức năng liên kết ... giúp con người hướng thiện và vươn
đến việc tự hồn thiện nhân cách. Tơn giáo đã trở thành một thành tố văn hóa
gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh lớn trên thế giới. Tuy nhiên
trong các chức năng của tôn giáo đều tồn tại những mặt trái vì vậy ta cần phải
khai thác những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của tôn giáo.

Nguyễn Thị Phượng


Tôn giáo học đại cương

CÁC TRANG WEB VÀ TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO HOẶC TRÍCH
DẪN:

III.1 Trang web
 /> /> /> />
III.2 Tài liệu:
 Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Marx – Lê Nin
 Trần Đăng Sinh – Đào Đức Dỗn “Giáo Trình Tơn Giáo Học”

 Vấn Đề Tơn Giáo Và Chính Sách Tơn Giáo Của Đcs Việt Nam
 Gs. Đặng Nghiêm Vạn “Lý Luận Vể Tôn Giáo Và Tình Hình Tơn Giáo Ở
Việt Nam”

Nguyễn Thị Phượng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×