Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

50 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.25 MB, 214 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 1
(Thời gian: 120 phút)
Phần I: (3 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ:
“Đoạn rồi, nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên
trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay
buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu
đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương,
xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con,
dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ”
( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)
1. Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại, vì sao?
2. Hãy cho biết các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng
những phép liên kết nào?
3. Một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương vào bi kịch là chiến tranh
phong kiến. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về sự tàn bạo của chiến tranh.
Phần II: (7 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2014)
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy nêu hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm?
2. Hãy tìm cặp địa từ nhân xưng trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật
của việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng đó.


3. Trong khổ thơ cuối của bài thơ này cũng có một câu thơ có hình ảnh cây tre.
Hãy ghi lại câu thơ đó và chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh hàng tre ở đonạ thơ
trên và hình ảnh cây tre ở câu thơ mới ghi lại?
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng
phép lặp để liên kết và một câu ghép, làm rõ cảm xúc bồi hồi xúc động của nhà
thơ trong đoạn thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 2
(Thời gian: 120 phút)
Phần I: (6 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
(Trích “Truyện Kiều”, Ngữ văn 9, tập I,
NXB Giáo dục 2014)
1. Hãy giải nghĩa cụm từ “Nghiêng nước nghiêng thành”.
2. Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” có biện pháp tu từ nào? Hãy nêu hiệu

quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” có thể thay thế từ
“hờn” bằng từ “buồn” được không? Vì sao?
4. Bằng hiểu biết về đoạn trích có đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng
12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp, có sử dụng một thành phần tình
thái và một câu hỏi tu từ để bàn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (gạch chân thành phần tình thái và câu hỏi
tu từ).
Phần II (4 điểm):
“Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm
việc với an hem. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát
hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng an hem
đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”
(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014).
1. Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân.
2. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì?
Chỉ ra thành phần biệt lập trong đoạn trích và cho biết câu “Cũng hát hỏng,
bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày” là kiểu câu gì? (Phân loại
theo cấu trúc ngữ pháp).
3. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã vô
cùng xấu hổ, tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng, có
nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò
của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người bằng một
đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 3
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, dường như đang có hai
thái độ trái ngược đối với thơ lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục
bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật,
về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (…). Nhiều người đã nhận
thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ tìm về lục bát (…).
Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát
càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là
bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với
tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát,
chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy
những điệu lục bát còn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.”
a/ Hãy xác định phép liên kết có trong đoạn văn?
b/ Hãy xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và chỉ ra tác dụng của phép
tu từ đó?
c/ Tác giả đã đưa ra mấy thái độ đối với thơ lục bát trong đoạn văn? Đó là
những thái độ nào?
d/ Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của thơ lục bát với thơ ca và văn
hóa Việt hiện nay?
Câu 2: (3 điểm)
“Biết cách học chứng tỏ bạn là một người thông minh”

- H. Adams –
Viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về
ý kiến trên.
Câu 3: (4 điểm)

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung
phong tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 4
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (1 điểm)
Giải thích ý nghĩa từ “vàng” trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
(Thế Lư, Nhớ rừng)
Câu 2: (1 điểm)
Tìm thành phần biệt lập trong câu thơ sau, gọi tên và cho biết tác dụng của
thành phần đó trong câu:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 3: (1 điểm)
Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của cách đặt
câu ấy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn:
“Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm
bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ
bên kia quả đồi.Cao xạ đang bắn.”
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 4: (2 điểm)
“Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian nước chảy chẳng quay được về”
(Ngạn ngữ Nga)
Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về câu ngạn ngữ trên.
Câu 5: (5 điểm)
Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên
đỉnh Yên Sơn trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm
sáng tỏ vẻ đẹp của con người lao động bình thường mà vĩ đại.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 5
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Cây Hà Nội có nhiều loại, mỗi loại có tính cách riêng, lịch sử riêng, biểu
trưng văn hóa riêng. Và đối với mỗi người dân thành phố, mỗi cây cũng mang ý
nghĩa như vậy […]
(2) Ai là người Hà Nội đi xa mà không nhớ đến những đêm thu đi qua phố Bà

Triệu và Nguyễn Du thơm ngát mùi hoa sữa. Gọi là hoa sữa phải chăng là vì màu
hoa trắng như sữa. Trong bản nhạc tấu của hoa đầu mùa hạ, những cánh hoa tím
nhạt của bằng lăng phố Thợ Nhuộm mang lại nỗi nhớ nhung. Sang thu, những lá
non mơn mởn xuất hiện bên lá già”
(Hữu Ngọc, Cây Hà Nội, In trong Hà Nội của tôi, NXB Thanh niên)
a. Xác định phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.
b. Tìm quan hệ từ trong đoạn (1). Từ quan hệ từ đó cho biết tác giả đã sử dụng
phép liên kết nào trong đoạn (1).
c. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Gọi là hoa sữa
phải chăng vì màu hoa trắng như sữa”
d. Hãy nêu ngắn gọn cảm xúc của tác giả trong đoạn trích trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
Chụp ảnh bản thân để khoe trên mạng xã hội đang dần trở thành một thói quen
của nhiều bạn trẻ ngày nay. Hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để
trình bày suy nghĩ của em về thói quen này.
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để thấy tình cảm yêu thương của
cháu dành cho bà.
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 6
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (1,0 điểm)
Hãy chỉ ra những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ sau và cho biết tác
dụng của nó?
“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục trở lại cô thôn”
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Lại một đợt bom, khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây
giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ bên kia
quả đồi. Cao xạ đang bắn”.
a. Cho biết đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b. Xác định 01 câu đặc biệt trong đoạn văn.
c. Các câu văn trong đoạn văn có gì đặc biệt? Cách viết câu như vậy có tác dụng gì
trong việc diễn tả nội dung của đoạn văn?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về căn bệnh “giờ cao su” của giới trẻ hiện nay.
Câu 4: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 7
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1 (1 điểm)
Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói của câu văn sau: “Chớ quen theo
thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc,
không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” (Ngô gia văn phái – Hoàng Lê
nhất thống chí)

Câu 2 (1 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Nếu được là, hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
a/ Trong đoạn thơ trên, từ “điểm tựa” được dùng như một thuật ngữ vật lí hay
như một từ thông thường?
b/ Từ “ngọn lửa” trong đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Giải thích ý nghĩa của từ đó?
Câu 3 (1 điểm)
Tìm thành phần phụ trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì?
“Tôi, một quả trên đồi”
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 4 (2 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn để trả lời câu hỏi “Tại sao cần cảm thông
và chia sẻ?”
Câu 5 (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 8
(Thời gian: 120 phút)
Phần I (6 điểm)
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
…Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi".
Vân Tiên nghe nói liền cười:
"Làm ơn há dễ trông người trả ơn?
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
- Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2010 –
1/ Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại diễn ra trong
hoàn cảnh nào?
2/ Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến ngãi bất vi?
3/ Những từ “tạm ngồi” “xin cho” “tiện thiếp” “lạy” “thưa” của Kiều Nguyệt
Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ
nói về phương châm hội thoại đó.
4/ Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu

cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong tác
phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và thành phần phụ
chú (gạch chân biện pháp tu từ so sánh và thành phần phụ chú).
Phần I (4 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm
răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là
“những con quỷ mắt đen”.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục,
2010).
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


1/ Chỉ ra câu có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? Nói “những con quỷ
mắt đen” là sử dụng biện pháp tu từ gì?
2/ Những người gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” là những ai? Họ làm công
việc gì? Những câu văn trên gợi cho em cảm nhận gì về công việc và phẩm chất
của họ?
3/ Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, một trong các
phẩm chất đẹp của các nhân vật là ý chí kiên cường trong cuộc sống, chiến đấu.
Từ hiểu biết về tác phẩm và những hiểu biết xã hội của em, hãy viết một đoạn
văn (không quá 1 trang giấy thi) để bàn về ý chí trong cuộc sống.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn,
Anh tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 9

(Thời gian: 120 phút)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Có hai người bạn đang cùng nhau trải qua một chuyến đi dài. Trên đường đi
qua sa mạc, hai người đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh,
một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh
chỉ lặng lẽ viết lên cát “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”. Họ tiếp
tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và
tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày
càng lú sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi
phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của
tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ
làm cậu đau, cậu lại viết lên cát, còn bây giờ lại là một tảng đá?”
(Viết trên cát và khắc trên đá, Hạt giống tâm hồn)
a, Xác định ngôi kể và cho biết tác dụng của ngôi kể ấy trong đoạn văn bản trên?
b, Chỉ ra các câu có lời dẫn trực tiếp?
c, Xác định và gọi tên thành phần phụ trong câu sau: :Trên đường đi qua sa mạc,
hai người đã có một cuộc tranh cãi gay gắt”
d, Em hãy trả lời ngắn gọn câu hỏi của người bạn trong đoạn văn: “Tại sao khi tớ
làm cậu đau, cậu lại viết lên cát, còn bây giờ lại là một tảng đá?”
Câu 2 (3,0 điểm)
“Tha thứ là món quà vô giá của con người”
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về
“món quà vô giá” ấy.
Câu 3 (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh

tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 10
(Thời gian: 120 phút)
Phần I (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“[…] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay
có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sâm, chơi sui với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng
Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu…”
(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2014)
1, Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống
nào? Nêu vai trò của tình huống truyện ấy?
2, Nếu bỏ đi các dấu hỏi chấm “?” trong đoạn và dấu ba chấm “…” cuối đoạn văn
trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn trích trên có thay đổi
không? Vì sao? Dấu “…” đứng cuối đoạn trích trên diễn tả điều gì?
3, Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp phân tích tâm
trạng nhân vật ông Hai trong tình huống truyện mà em vừa xác định trên. Trong
đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu bị động. (Gạch chân xác định câu hỏi
tu từ và câu bị động).
Phần II (4,0 điểm)
1, Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ “Mùa xuân nhho
nhỏ” của Thanh Hải.
2, Trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư em vừa chép có những hình ảnh thơ được
lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Hãy nêu ý nghĩa của sự trở lại đó.
3, Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã bày tỏ lẽ sống đẹp, lẽ sống cống hiến của nhà
thơ Thanh Hải. Bằng hiểu biết về bài thơ và hiểu biết về xã hội em hãy viết một
đoạn văn ngắn (không quá 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của

lẽ sống cống hiến.
--- HẾT --Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 11
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1 (1,0 điểm)
Phân tích cấu trúc ngữ pháp và chỉ ra kiểu câu (phân loại theo cấu trúc ngữ
pháp) của câu văn sau:
“Nghệ thuật giải phóng cho con người khỏi những biên giới của chính mình,
nghệ thuật xây dựng con người hay nói đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng
được” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi).
Câu 2 (1,0 điểm)
Từ “xuân” trong các câu thơ sau từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo
nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa của các từ “xuân” đó trong văn cảnh.
a/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
b/ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 3 (1,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
“Ở rừng này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết.
Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí
ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.” (Trích Những ngôi sao xa xôi,
Lê Minh Khuê)
a/ Xác định phép liên hết câu trong đoạn văn trên?
b/ Xác định 2 câu đặc biệt và cho biết tác dụng của kiểu câu đặc biệt trong đoạn
văn trên?
Câu 4 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn bàn về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày
nay.
Câu 5 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 12
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1. (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Enriccô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi
con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. […] Mai
sau, con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành
hoa lệ, những lâu đài nguy nga, nhưng con luôn phải nhớ đến nếp nhà trắng tầm
tường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu
tiên của con đã nảy nở”.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
1. Câu “En-ri-cô ơi!” thuộc kiểu câu nào theo phân loại câu về mục đích nói?
2. Xác định và gọi tên thành phần phụ trong câu văn “Mai sau, con…nảy nở”?
3. Viết “bông hoa trí tuệ” là sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ ấy?
4. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lời nhắn gửi của người mẹ với người con
trong đoạn văn trên?
Câu 2. (3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói:

“Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta
giữ được”
- Elbert Hubbard Câu 3. (4.0 điểm):
Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy
Cận.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 13
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1. (1,0 điểm):
Đọc mẩu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân
thủ, giải thích rõ vì sao?
Trên một chiếc tài viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu còn
viên thuyền trưởng lại rất ghét uống rượu. Một hôm, thuyền trưởng ghi vào nhật kí
của tàu “Hôm nay thuyền phó lại uống rượu”. Hôm sau, đến phiên trực của mình,
viên thuyền phó đọc thấy câu này bèn viết vào trang sau “Hôm nay thuyền trưởng
không say rượu”.
Câu 2. (1,0 điểm):
Hãy xác định từ tượng hình và giá trị của chúng trong câu văn sau:
Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối đuôi nhau bay qua xác ngọn
cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ
lộ ra một bức vách trắng toát.
Câu 3. (1.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
a/ Giải nghĩa từ “chùng chình” trong đoạn thơ.
b/ Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” tác giả đã sử dụng biện pháp
tu từ gì và tác dụng của nó?
Câu 3. (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi để nêu suy
nghĩ của em về câu nói: “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò” –
Hasan.
Câu 5. (5.0 điểm)
Về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: Từ câu chuyện riêng,
bài thơ “Ánh trăng” cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên,
đất nước bình dị, hiềnn hậu.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên?
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 14
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng

khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của
quần chúng nhân dân ta, đã cí thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu
chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người nghe
và chỉ nghe thôi. Tuy vậy, lời phẩm bình của họ có phần chắc chắn không phải chỉ
là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng
không kiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo
Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng
Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất lành mạnh trong lối nói, rât uyển chuyển
trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
(Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn trong sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai)
1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được viết theo mô
hình nào?
2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
3. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?
4. Theo em, cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt (trả lời ngắn gọn trong 5 ->
7 dòng)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thói ăn chơi, đua đòi của một
bộ phận giới trẻ ngày nay.
Câu 3. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(Đồng chí, Chính Hữu)
-----HẾT----Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 15

(Thời gian: 120 phút)
Câu 1. (1,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt gia
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(Đồng chí, Chính Hữu)
Trong các từ “vai, miệng, chân, tay, đầu” trong đoạn thơ trên, từ nào được dùng
theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Hãy nêu phương thức chuyển
nghĩa của các từ ấy.
Câu 2. (1,0 điểm):
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn khi ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong đoạn
văn sau:
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.
Cũng như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.
Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
(Cố hương, Lỗ Tấn)
Câu 3. (1,0 điểm):
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
Câu 4. (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của
dân tộc ta.
Câu 5. (5,0 điểm):

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh tốt
nhất!


Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của
Kim Lân khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi tin đó được cải chính.
-----HẾT-----

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh tốt
nhất!


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
---------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: Ngày 23 tháng 6 năm 2013
(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I: (7 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
"Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó
liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả
mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?"
(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)
1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn
trích trên.
2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ
tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích
trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?
3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm
sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có
thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ
sử dụng làm phép lặp).
4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật
người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa
lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).
Phần II. (3 điểm)
Cho đoạn thơ:
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1. Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên
2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé được"
nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng
nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm

của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.
--- HẾT ---

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
I

Ý
1

Nội dung
“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.
Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”,
“xoi”.

2

Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không
chịu nhận ông Sáu làm cha.
Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được
mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ
cảm xúc - sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

3

(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan

góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm
đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không
gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để
cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.
(2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử
thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng
tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang
ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người
cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của
một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy
không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi
mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm
biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và
trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt
của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc
nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn
thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là
sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó

Truy cập trang để luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh
tốt nhất!


×