Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Báo Cáo Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Mùa Đông - Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.34 KB, 30 trang )

CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

BÁO CÁO
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
MÙA ĐÔNG - XUÂN 2015

Hà Nội, ngày 05/02/2015

1


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Công tác phòng chống dịch
2. Công tác phòng chống sởi, ho gà
3. Các hoạt động trọng tâm phòng chống sởi, ho gà
4. Công tác phòng chống cúm
5. Các hoạt động trọng tâm phòng chống cúm

2


CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH


Ngày 29/01/2015, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng chống
bệnh truyền nhiễm 2015 theo Quyết định số 319/QĐ-BYT với
mục tiêu: giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm, khống
chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo
vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế,
xã hội.




Trong giai đoạn mùa đông xuân và Tết Nguyên đán, mùa lễ hội
để chủ động phòng chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát
cần tập trung vào công tác phòng chống một số bệnh hay gặp,
lây truyền qua đường hô hấp: sởi, ho gà và cúm gia cầm.


CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SỞI VÀ HO GÀ

4


1. Tình hình bệnh sởi
1.1. Trên thế giới
 Trong năm 2014, 178/194 quốc gia có trường hợp mắc sởi, trong
đó có nhiều nước có dịch lớn như Philippines, Trung Quốc.
 Tại Mỹ, từ ngày 01/1-03/2/2015, xảy ra ổ dịch sởi tại bang
California sau đó đã lan ra 14 bang với 102 trường hợp mắc. Đáng
lưu ý là Mỹ đã loại trừ bệnh sởi từ năm 2000.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy
- 82% số trường hợp mắc chưa được tiêm phòng hoặc chưa đến
tuổi tiêm phòng vắc xin
- Cộng đồng đã chủ quan cho rằng sởi đã được loại trừ và ít có khả
năng mắc


1.2. Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam
 Năm 2014: ghi nhận 5.607 trường hợp xét nghiệm dương tính với
sởi tại 63 tỉnh, thành phố

Nguyên nhân bùng phát dịch năm 2014
- Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút, dễ dàng lây truyền qua đường hô
hấp và dễ bùng phát thành dịch, trong khi đó Việt Nam vẫn chưa
loại trừ được bệnh sởi.
- Hàng năm vẫn còn khoảng 10% chưa được tiêm vắc xin sởi và
khoảng 5% số trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng không đáp ứng sinh
miễn dịch.
- Tích lũy sau một số năm có thể có những đợt bùng phát tạo thành
các ổ dịch lớn.
- Một số vùng khó khăn có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp (vùng lõm
về tiêm chủng) nên khi xuất hiện mầm bệnh dễ tạo thành các ổ
dịch.


1.2. Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam (tiếp)
 Năm 2015: Báo cáo giám sát từ các tỉnh, thành phố trong tháng
1/2015 ghi nhận 133 trường hợp SPB nghi sởi, giảm 80,1% so cùng
kỳ năm 2014. Trong đó có 28 trường hợp xét nghiệm dương tính sởi
tại 13 tỉnh, thành phố là: Hà Nội 7, Bắc Ninh 6, Phú Thọ 3, Hải Dương
2, Hưng Yên 2, Hà Nam 1, Bắc Giang 1, Quảng Ninh 1, Thái Nguyên
1, Thanh Hóa 1, Quảng Trị 1, TP.Hồ Chí Minh 1, Đắk Lắk 1.
Lưu ý: Theo xu hướng của năm 2014, mặc dù tháng 1/2014 có số SPB nghi
sởi thấp, nhưng đến tháng 5/2014 đã ghi nhận 10.390 trường hợp SPB

Phân bố trường hợp XN dương tính sởi theo tỉnh 1/2015

Diễn biến SPB nghi sởi theo tuần năm 2014


1.3. Số liệu mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 Trong tháng 1 năm 2015 tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi
nhận 21 trường hợp bệnh nhân sởi xét nghiệm dương tính tại 10
tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nam, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
Địa Phương
Hà Nội
Phú Thọ
Bắc Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Hà Nam
Bắc Giang
Quảng Ninh
Thái Nguyên
Tổng số

Số mắc
7
3
2
2
2
1
1
1
1
21

Tỷ lệ %
33.3

14.3
9.5
9.5
9.5
4.8
4.8
4.8
4.8
100.0

Phân bố trường hợp dương tính sởi theo tỉnh


1.3. Số liệu mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
 Số bệnh nhân sởi xét nghiệm dương tính phân bố theo tuổi
- Các trường hợp mắc đều dưới 2 tuổi, trong đó trẻ dưới 9 tháng là 13
trường hợp (chiếm 61,9%),
- Có 3 trường hợp trẻ từ 9 tháng đến 1 tuổi (chiếm 14,3 %),
- Có 5 trường hợp trẻ từ 1 đến 2 tuổi (chiếm 23,8 %).
 Số bệnh nhân sởi xét nghiệm dương tính phân bố theo tình
trạng tiêm chủng
-

Có 4 trường hợp (19,1%) không tiêm phòng

-

Có 17 trường hợp (80,9%) không khai thác được tiền sử trước đó
đã được tiêm chủng hay chưa.



1.4. Kết quả chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi năm 2014 và
chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella năm 2014-2015:
-

Tiêm vét vắc xin sởi bắt đầu triển khai từ tháng 2-4/2014 tại 63/63
tỉnh, thành phố cho trẻ em từ 9 tháng - 2 tuổi đạt tỷ lệ 97,2%.

-

Chiến dịch tiêm vắc xin MR đến nay đã tiêm cho 18.333.166 trẻ
đạt tỷ lệ 92,5 %. Đến nay đã có 23 tỉnh hoàn thành cả 3 đợt tiêm:
+ Miền Bắc: 12 tỉnh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang,
Hải Dương, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Cao Bằng, Điện Biên
+ Miền Trung: 4 tỉnh, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Ninh
Thuận
+ Miền Nam: 6 tỉnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Cà Mau,
Bạc Liêu, An Giang
+ Khu vực Tây Nguyên: Gia Lai


2. Tình hình bệnh ho gà
 Năm 2014: Theo báo cáo giám sát từ các tỉnh, thành phố
ghi nhận 81 trường hợp mắc. Trong tháng 1/2014 ghi nhận
6 trường hợp mắc
 Năm 2015: tháng 1/2015 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc
ho gà, trong đó có 6 trường hợp bệnh nhân xét nghiệm
dương tính ho gà, không có trường hợp tử vong. Số mắc
rải rác tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An,

Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc.
 Trong số 6 trường hợp XN dương tính ho gà đều dưới 2
tuổi, trong đó có 2 trường hợp (33,3%) dưới 2 tháng tuổi, 2
trường hợp (33,3%) 3 tháng tuổi, 2 trường hợp (33,3%)
trên 4 tháng tuổi.


Nhận định:
Số trường hợp mắc sởi và ho gà tiếp tục ghi nhận trong thời gian tới,
có thể xảy ra một số ổ dịch nhỏ do những nguyên nhân sau:
-

Bệnh sởi và ho gà là các bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô
hấp, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi như mùa đông
xuân.

-

Trẻ mắc sởi trước khi bước vào tuổi tiêm chủng (sởi < 9 tháng
tuổi, ho gà <2 tháng tuổi).

-

Nhiều gia đình không đưa con đi tiêm vắc xin do không nắm được
lịch tiêm chủng, thiếu quan tâm tới sức khoẻ của con, hoặc do
tâm lý sợ phản ứng sau tiêm chủng.

-

Tâm lý chờ đợi vắc xin dịch vụ: Vắc xin dịch vụ MR, MMR tiêm

vào lúc trẻ 1 tuổi nên nguy cơ trẻ mắc sởi trước khi tiêm chủng,
vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 dịch vụ trong thời điểm chưa cung
cấp kịp thời vắc xin không thể tiêm đúng lịch song không cho trẻ
đi tiêm vắc xin tiêm chủng mở rộng.


CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM PHÒNG
CHỐNG DỊCH SỞI, HO GÀ

13


1. Thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Bộ Y tế
-Tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm
2015 theo Quyết định số 319/QĐ-BYT ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
-Tiếp tục thực hiện quyết liệt kế hoạch phòng chống dịch sởi 2014-2015
theo Quyết định số 4554/QĐ-BYT ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y
tế nhằm không để ổ dịch sởi xảy ra.
-Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế:
+ Chỉ thị số 02/CT-BYT ngày 26/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
+ Công văn số 7540/BYT-DP ngày 24/10/2014 về việc tăng cường phòng
chống dịch bệnh mùa đông - xuân.
+ Công văn số 53/BYT-DP ngày 22/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
phòng chống dịch sởi.
+ Công văn số 726/BYT-DP ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ho gà.



2. Triển khai các biện pháp giảm mắc
-Tiêm vắc xin đúng lịch khi trẻ bắt đầu 9 tháng tuổi đối với sởi và 2 tháng
đối với ho gà, BH, uốn ván, Hib, viêm gan B theo tiêm chủng thường
xuyên, thuộc chương trình TCMR không chờ tiêm vắc xin dich vụ
-Tổ chức rà soát, thống kê đối tượng để tổ chức tiêm vét cho toàn bộ trẻ
>9 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi theo TCMR hoặc
chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella; đối với ho gà tiêm cho trẻ từ 2, 3, 4
tháng tuổi và tiêm mũi 4 vào lúc 18 tháng tuổi.
-Tổ chức điểm tiêm chủng theo điểm cố định tại bệnh viện, trạm y tế và
điểm lưu động tại cộng đồng đối với vùng khó khăn.
-Tiếp tục triển khai tốt chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella đợt 3, tổ chức
tiêm vét đối với trẻ chưa được tiêm đảm bảo đạt trên 95% quy mô xã
phường, không được bỏ sót đối tương.
-Giám sát phát hiện và xác định sớm ca bệnh đầu tiên, dựa trên ca bệnh
nhập viện để điều tra ổ dịch tại cộng đồng
- Tổ chức khoanh vùng, xử lý kịp thời ổ dịch, hạn chế thấp nhất lây lan.
- Cách ly trẻ bị ốm, tránh lây lan trong cộng đồng


3. Triển khai các biện pháp giảm tử vong
-Bảo đảm tuân thủ phân tuyến điều trị, cách ly bệnh nhân, phòng lây
nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, điều trị hiệu quả hạn chế đến mức
thấp nhất tỷ lệ tử vong.
-Thực hiện đúng các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị đã được Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành.
-Tổ chức các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân.
-Tổ chức các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới.
-Hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi không cần thiết.



4. Triển khai công tác truyền thông
-Tăng cường công tác truyền thông về lợi ích tiêm chủng vắc xin sởi và ho
gà và các loại vắc xin khác để các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ,
đúng lịch.
-Tuyên truyền, vận động bà mẹ đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đầy đủ theo
TCMR, không chờ đợi vắc xin dịch vụ.
-Tuyên truyền về bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong mùa đông xuân để không
mắc các bệnh hô hấp khác làm ảnh hưởng đến việc trẻ được tiêm chủng
đúng lịch.
-Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và kịp
thời tuyên truyền các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh
sởi, ho gà tới tận các hộ gia đình.


5. Đảm bảo công tác hậu cần
-Đề nghị đảm bảo đầy đủ kinh phí phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch,
tổ chức tiêm chủng phòng bệnh và thu dung, điều trị bệnh nhân.
-Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cấp cứu, điều trị, thuốc phục vụ
cho điều trị, cách ly bệnh nhân.
-Đảm bảo cung cấp đủ vắc xin, vật tư tiêu hao, sinh phẩm phục vụ công
tác tiêm chủng mở rộng và xét nghiệm xác định bệnh.
6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra
-Tổ chức kiểm tra đánh giá tỷ lệ tiêm chủng theo quy mô xã, phường, lưu
ý các khu vực vùng sâu, vùng xa đảm bảo tất cả đều đạt tỷ lệ bao phủ
trên 95%.
-Thanh, kiểm tra chất lượng vắc xin và công tác đảm bảo an toàn tiêm
chủng, không để xảy ra sai sót trong quá trình tiêm chủng.
-Thường xuyên kiểm tra các hoạt động tiêm chủng dịch vụ, yêu cầu đảm
bảo cung cấp đủ vắc xin không để hiện tượng thiếu vắc xin.
-Kiểm tra công tác thu dung điều trị đảm bảo đủ có khu cách ly riêng, thực

hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn, lây chéo trong bệnh viện.


CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÚM

19


1. Tình hình bệnh cúm gia cầm
1.1. Trên thế giới
 Cúm A (H7N9)

-

Đợt 1 từ tháng 01Có 486 trường hợp mắc, trong đó 186 tử vong (38,06%),
đến 10/2014 đã ghi nhận 02 đợt bùng phát:
- 9 /2013 với 135 trường hợp mắc, 43 tử vong.
Đợt 2 từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2014 với 137 mắc, 20 tử vong.
Số trường hợp mắc nhiều nhất của cả hai đợt bùng phát dịch trong tháng 1
tới tháng 4
Dịch đang có xu hướng lan xuống phía nam Trung Quốc khu vực giáp Việt
Nam


1.1. Trên thế giới (tiếp)
 Cúm A (H5N1)
- Từ năm 2003 đến nay, ghi nhận 694 ca mắc ở 16 quốc gia
- Tháng 1/2015, Ai Cập đã ghi nhận 16 mắc, 02 tử vong.
 Cúm A(H5N6), cúm A(H5N8), cúm A(H5N2)
- Năm 2014, Trung Quốc ghi nhận một trường hợp mắc và tử vong do

cúm A(H5N6) trên người duy nhất từ trước đến nay.
- Đầu năm 2014, vi rút cúm A(H5N8) lần đầu tiên xuất hiện và gây dịch
tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tháng 11/2014, dịch cúm
A(H5N8) trên gia cầm ở Đức đã dấy lên nguy cơ về sự lây lan tại khu
vực châu Âu.
- Cuối năm 2014, chủng vi rút cúm A(H5N2) lần đầu tiên xuất hiện và
gây dịch trên gia cầm ở Đài Loan


1.2. Tại Việt Nam
-

Năm 2014, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc và tử vong cúm
A(H5N1) tại Bình Phước, Đồng Tháp vào tháng 2/2014, có tiền sử
tiếp xúc và sử dụng thịt gia cầm ốm. Năm 2015 chưa ghi nhận
trương hợp mắc.

-

Chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N8) và
cúm A(H5N2) trên cả gia cầm và người.

-

Năm 2014, ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại tỉnh:
Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bắc
Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

-


Kết quả xét nghiệm các mẫu vi rút cúm A(H5N6) ở Việt Nam có sự
tương đồng 99% với chủng vi rút cúm A(H5N6) gây bệnh trên người
tại Trung Quốc.

-

Kết quả giám sát trọng điểm: Xét nghiệm 5.907 mẫu bệnh phẩm, kết
quả cúm B chiếm 58%, tiếp đến là chủng vi rút cúm A(H3) chiếm tỷ
lệ 29% và chủng vi rút cúm A(H1N1) đại dịch chiếm 13%, không ghi
nhận cúm A(H7N9).


Nhận định:
Nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt
Nam là rất lớn do các nguyên nhân sau:
-

Tình hình dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, gia
tăng trong những dịp đầu năm 2013, 2014 và 2015, đã ghi nhận ở
một số tỉnh gần với Việt Nam (Quảng Đông 111 trường hợp mắc).

-

Vi rút cúm A(H7N9) lưu hành ở các đàn gia cầm, không có biểu hiện
triệu chứng nên khó khăn trong việc kiểm soát dịch. Tiếp tục xuất
hiện các chủng vi rút mới A(H5N8, H5N6, H5N2) ở một số nước.

-

Giao lưu đi lại của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn nên có thể có

những người Việt Nam bị mắc cúm A(H7N9) khi sang du lịch, buôn
bán tại Trung Quốc.

-

An toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong giết mổ chưa được người
dân chú trọng, nhu cầu thực phẩm tăng cao làm tăng nguy cơ dịch
bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, trong khi đó hoạt động vận chuyển,
giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân gia tăng trong dịp Tết,
mùa lễ hội.

-

Tập tục chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp kém
ở một số bộ phận dân cư cũng làm cho khó kiểm soát dịch bệnh.


CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM PHÒNG
CHỐNG CÚM

24


1. Thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế
-Tiếp tục triển khai quyết liệt theo chỉ đạo của Thủ tướng, của Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng chống cúm gia
cầm.
-Công văn số 598/BYT-DP ngày 26/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về phòng chống cúm gia cầm lây sang người.
-Công văn số 43/BYT-DP ngày 16/01/2015 về việc tăng cường giám

sát phòng chống dịch bệnh lan truyền qua biên giới trong mùa đông
- xuân và dịp Tết Nguyên đán.
-Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống
bệnh cúm A(H7N9) theo 4 tình huống dịch bệnh.


×