Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đặc sắc trong truyện dài Nguyễn Nhật Ánh (qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.89 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI SƠN

ĐẶC SẮC TRUYỆN DÀI NGUYỄN NHẬT ÁNH
(Qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HƯƠNG THỦY

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
TÊN TÁC GIẢ

Nguyễn Thái Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN
NHẬT ÁNH VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI

7

1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

8

1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh

13

1.3. Phác thảo về văn học thiếu nhi Việt Nam và vị trí của Nguyễn Nhật
Ánh

18

Chương 2. NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ MẶT NỘI DUNG

23

2.1. Xây dựng thế giới tuổi thơ trong trẻo và hấp dẫn

24


2.2. Những suy tư cho “những ai từng là trẻ em”

35

2.3. Tạo dựng một thế giới loài vật sống động, ngộ nghĩnh

44

Chương 3. NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ MẶT NGHỆ THUẬT

55

3.1. Cốt truyện và tình huống

56

3.2. Người kể chuyện

61

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu

68

KẾT LUẬN

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO


79


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Nxb: Nhà xuất bản
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: Gồm thứ tự tài liệu trong danh mục
Tài liệu tham khảo và số thứ tự trang chứa trích dẫn. Ví dụ: kí hiệu [10, tr.
45] tức là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo là 10, nhận
định được trích dẫn nằm ở trang 45 của tài liệu này. Còn kí hiệu [20] nghĩa
là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham khảo.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có số đầu sách kỉ lục về lượng phát hành,
đạt nhiều giải thưởng cả trong nước và quốc tế, tạo được dấu ấn trong lòng công
chúng. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được tái bản nhiều lần với số bản in tương
đối lớn và một số còn được dịch ra tiếng nước ngoài, luôn được bạn đọc yêu mến và
nồng nhiệt đón mừng. Sáng tác của anh cũng thực sự góp phần vào sự đổi mới diện
mạo văn học thiếu nhi nước ta trong mấy thập niên gần đây.
Đã có nhiều bài viết đăng tải trên báo, tạp chí, internet, các giáo trình, luận văn,
luận án nhìn nhận, đánh giá tác phẩm của anh ở nhiều phương diện khác nhau. Mỗi
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản đều được quan tâm, thể hiện thông
qua bài giới thiệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nó cho thấy sức
hút không nhỏ của nhà văn này đối với cả bạn đọc chuyên và không chuyên.
Thời gian gần đây, một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được dựng
thành những bộ phim điện ảnh gây được tiếng vang càng khiến cho tên tuổi của nhà
văn được khẳng định. Trong bối cảnh chung của văn học đương đại, Nguyễn Nhật

Ánh có thể được coi là một hiện tượng đặc biệt với một sức hấp dẫn không nhỏ.
Vậy đâu là nét đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh khiến cho tác
phẩm của ông được quan tâm đến như vậy? Đặc biệt là khi đặt trong bối cảnh văn
học cũng như văn hóa đọc đang bị canh tranh khốc liệt với nhiều loại hình giải trí
khác, khi văn học thiếu nhi đương đại chưa có những đột phá thu hút được sự chú ý
của độc giả?
1.2. Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào. Điều này được
thể hiện khá rõ qua số lượng các tác phẩm của ông. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
có thể loại truyện ngắn và đặc biệt là các truyện dài. Hơn nữa Nguyễn Nhật Ánh
chủ yếu sáng tác cho thiếu nhi, cho tuổi học trò. Chúng ta ai cũng hiểu rằng viết về
thiếu nhi không phải là điều dễ dàng. Bản thân nhà văn phải có khả năng hóa thân,
trẻ hóa tâm hồn để có thể phản ánh thế giới trẻ thơ trong trẻo như chính đôi mắt trẻ

1


thơ đang nhìn vậy. Bên cạnh đó, những đòi hỏi về ngôn ngữ, hình ảnh, cốt truyện
khi viết về thiếu nhi cũng rất khác. Phải chăng vì thế mà mảng văn học thiếu nhi
không nở rộ như các mảng văn học khác. Chọn một con đường khó đi gắn bó với nó
cả đời, Nguyễn Nhật Ánh đã có những thành công riêng, đóng góp không nhỏ vào
đời sống văn học đương đại nước nhà. Có thể khẳng định ông là một trong những
nhà văn viết cho thiếu nhi thành công nhất trong giai đoạn văn học hiện nay.
Trong truyện viết về thiếu nhi có thể thấy có hai loại: một là truyện dành dành
cho thiếu nhi, hai là truyện lấy thế giới trẻ thơ để viết cho người lớn. Cái hay của
Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là truyện của ông đi được giữa hai lằn ranh này. Vậy điều gì
làm nên sự độc đáo đó? Tại sao bạn đọc của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là các em
thiếu nhi, các em ở lứa tuổi học trò mà còn là chính mỗi người lớn chúng ta? Điều
gì giúp ông duy trì được sức hấp dẫn ấy qua rất nhiều tác phẩm cùng chủ đề? Trả lời
được những câu hỏi trên có lẽ chúng ta đã khám phá ra những nét đặc sắc nhất trong
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng như đưa mỗi chúng ta trở về với những kí ức

tuổi thơ tươi đẹp của mình.
1.3. Nghiên cứu đánh giá về văn chương Nguyễn Nhật Ánh không phải là ít. Do
đó, đây cũng không còn là một tác giả mới mẻ, một mảnh đất chưa có người khai
phá cho các nhà nghiên cứu tìm tòi. Nhưng không phải vì thế mà các tác phẩm của
ông mất đi sự hấp dẫn mời gọi đối với những người nghiên cứu văn chương.
Xuất phát từ những lí do chủ quan và khách quan trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài Đặc sắc trong truyện dài Nguyễn Nhật Ánh (qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) làm đề tài luận văn
của mình. Chúng tôi lựa chọn ba tác phẩm trên vì đó là những tác phẩm được xếp
vào loại xuất sắc của Nguyễn Nhật Ánh và gây được chú ý của đông đảo bạn đọc,
trong đó có tác phẩm mới được xuất bản của ông. Hi vọng thông qua những tác
phẩm tiêu biểu này có thể làm rõ được những đặc điểm độc đáo trong sáng tác của
nhà văn.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã trình bày ở trên, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có số lượng sách phát
hành lớn, tần suất ra sách cao và chỉ viết chủ yếu ở mảng văn học thiếu nhi. Các tác
phẩm của ông được yêu mến và đánh giá cao. Do đó, mỗi một tác phẩm của ông ra
đời đều thu hút được sự chú ý của dư luận của các nhà nghiên cứu chuyên và không
chuyên. Các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh có thể chia thành các nhóm như:
Các bài giới thiệu sách, giới thiệu tác phẩm đăng trên các báo như Người lao
động, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Phụ nữ, Mực tím,… Các bài báo
giới thiệu sách thường không đi sâu vào các đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh mà
chủ yếu mang tính chất giới thiệu về các tác phẩm mới của nhà văn. Tuy nhiên nó
cho thấy sức hấp dẫn của tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh với đông đảo bạn đọc, không
chỉ là thiếu nhi hay các em trong độ tuổi học trò mà còn với cả người lớn – những
người đã từng là thiếu nhi.

Nhóm thứ hai là các bài viết mang tính chuyên sâu hơn về Nguyễn Nhật Ánh.
Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh có thể là các công trình chuyên
biệt, cũng có thể là các bài viết đánh giá chung về văn học thiếu nhi sau 1975, trong
đó truyện Nguyễn Nhật Ánh như một đối tượng tiêu biểu được nhắc đến. Các bài
viết này có thể kể đến công trình Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975: Diện mạo và
quá trình phát triển của Lã Thị Bắc Lý; Bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt
Nam của Vân Thanh và Nguyên An, … không chỉ nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh như
một ví dụ mà có lẽ nó còn là ví dụ tiêu biểu và điển hình bậc nhất. Tuy các công
trình này không lấy riêng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh làm đối tượng chuyên
biệt nhưng đã phần nào giới thiệu được những đặc trưng cơ bản trong một số sáng
tác của Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành như Tạp chí Nghiên cứu văn học, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ… nghiên cứu về
các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Có thể kể đến các bài viết như Nguyễn Nhật
Ánh - nhà văn thân quý của tuổi thơ của Vân Thanh trên Tạp chí Văn học số 6 năm
1998, Kính Vạn Hoa – phép lạ giữa ngày thường in trên Tuần báo Văn nghệ số 23
của Vân Hồng năm 1996, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Thị Thanh

3


Xuân trên Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 273 (ra ngày 26/12/1996),
Nguyễn Nhật Ánh – người bạn thân mến của độc giả trẻ của Vũ Ân Thy đăng trên
báo Sài Gòn giải phóng (1997)… Ở nhóm các bài viết này, dù là nghiên cứu về một
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh hay tìm hiểu về nhiều tác phẩm của ông, chúng ta
cũng nhận thấy các công trình đã phần nào chỉ ra những đặc trưng trong sáng tác
của Nguyễn Nhật Ánh. Các công trình đều ghi nhận những đóng góp của Nguyễn
Nhật Ánh cho văn học thiếu nhi.
Gần đây có hai cuốn sách về Nguyễn Nhật Ánh được bạn đọc chú ý. Cuốn thứ
nhất là cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (Lê Minh Quốc
biên soạn) ra đời vào năm 2013, đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu khá đầy đủ các

thông tin liên quan đến tiểu sử, hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn thứ
hai là cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hiệp sĩ của tuổi thơ, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội,
2015 ra đời sau hội thảo Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ gồm,
37 bài viết được chia làm 2 phần là: Nguyễn Nhật Ánh trong cõi văn chương và
Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ tác phẩm. Hai cuốn sách là tập hợp của nhiều bài viết,
nhiều công trình nghiên cứu về nhiều góc độ khác nhau trong sáng tác của Nguyễn
Nhật Ánh.
Nhóm tài liệu thứ ba mà chúng tôi muốn kể đến đó là các luận văn, khóa luận
tốt nghiệp của sinh viên, học viên cũng có khá nhiều công trình lấy tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh làm đối tượng nghiên cứu như: Thế giới trẻ thơ qua cái nhìn của
Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa của Phạm Thị Bền, Luận văn thạc
sĩ năm 2005 trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn
Nhật Ánh của Vũ Thị Hương, Luận văn thạc sĩ năm 2009 trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Thế giới nhân vật trong bộ truyện Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật
Ánh của Nguyễn Thị Liên, luận văn thạc sĩ năm 2012, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh của Bùi Thị Thu Thủy, luận văn
thạc sĩ năm 2011 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,…. Các công trình
này tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều chú ý đến nhân vật và thế giới
tuổi thơ được phản ánh qua truyện của Nguyễn Nhật Ánh.

4


Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh có thể chưa có hệ thống
nhưng số lượng các công trình đã cho thấy sức hấp dẫn của đối tượng nghiên cứu và
gợi mở cho chúng tôi nhiều điều khi tiếp cận đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Thấy được những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn
Nhật Ánh thông qua các tác phẩm khảo sát; từ đó đánh giá được những đóng góp
của nhà văn vào diện mạo chung của văn học thiếu nhi đương đại.

3.2. Nhiệm vụ: Khảo sát các tác phẩm, làm rõ các phương diện đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những đặc điểm nổi bật, những đặc sắc về mặt
nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung vào ba tác phẩm chính: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng.
- Ngoài ra còn khảo sát thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh, các
tác phẩm viết cho thiếu nhi của các tác giả khác để so sánh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình và phương pháp lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng trong việc phân tích các luận
chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo
riêng của Nguyễn Nhật Ánh so với các nhà văn khác cùng viết cho thiếu nhi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đề tài thể hiện các phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật qua ba tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, qua đó khẳng định vị trí của Nguyễn Nhật Ánh ở
mảng truyện viết cho thiếu nhi (chủ yếu là truyện dài).
- Đề tài sẽ góp phần nhận diện tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong toàn bộ hành
trình sáng tác đầy sáng tạo và phong phú của ông.

5


- Đề tài cũng góp phần lý giải những xu hướng của truyện dài đương đại viết
cho trẻ thơ nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và văn học thiếu nhi
Chương 2: Những đặc sắc về mặt nội dung
Chương 3: Những đặc sắc về mặt nghệ thuật

6


Chương 1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI
Văn học thiếu nhi là một mảng đề tài hấp dẫn nhưng lại không dễ viết. Hấp
dẫn có lẽ vì ai cũng có những kí ức tuổi thơ trong trẻo, ai cũng có trong mình một
“thiếu nhi” mãi mãi không trưởng thành. Nhưng cũng thật khó vì người lớn dẫu sao
cũng không còn cái hồn nhiên của trẻ em để cảm, để viết cho ra được cái chất trong
trẻo của lứa tuổi đó. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình hội nhập
ngày càng nhanh trên nhiều lĩnh vực đời sống, trẻ em có nhiều phương tiện giải trí
ngoài sách và văn chương. Làm sao viết cho thiếu nhi hay tạo được chỗ đứng và
nhất là có thể kéo các em đến với các sáng tác của mình là thử thách đối với những
nhà văn viết cho trẻ em. Văn học thiếu nhi ở giai đoạn sau 1975 cũng có nhiều thay
đổi. Đứng trước những thay đổi của bối cảnh văn học xã hội, nhà văn không thể
không tìm cách đổi mới chính ngòi bút của mình.
Còn có nhiều ý kiến về văn học thiếu nhi. Hiểu thế nào về khái niệm thiếu
nhi? Văn học thiếu nhi là văn học dành cho độ tuổi nào? Văn học thiếu nhi có phải
là văn học hay là “cận văn học”? Văn học thiếu nhi là viết về thiếu nhi, viết cho
thiếu nhi, hay viết cho cả người lớn? Văn học thiếu nhi có chức năng gì là chủ yếu:
giáo dục hay thẩm mĩ? Đó là những câu hỏi cần một câu trả lời chính xác để có thể
có cơ sở cho việc tiếp cận đề tài nhưng không phải lúc nào cũng có sự đồng thuận
giữa các nhà nghiên cứu.
Nguyễn Nhật Ánh có cả những sáng tác không phải dành cho thiếu nhi. Nhưng

nói đến các nhà văn tiêu biểu của văn học thiếu nhi sau 1975, người ta không thể
không nhắc đến ông, vì phần lớn số lượng tác phẩm của ông thuộc nhóm văn học
này. Đây là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại. Do đó, chúng
tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà văn cũng như hành trình sáng tác của ông. Từ đó
có thể hiểu sâu hơn những vấn đề trong tác phẩm của nhà văn.

7


1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07/5/1955, quê ở Bình Quế, Thăng Bình, Quảng
Nam. Có thể nói mảnh đất Quảng Nam với các đặc trưng văn hóa riêng đã in sâu
vào tâm hồn nhà văn, để rồi đi vào các sáng tác của ông một cách tự nhiên và sâu
lắng. Một tuổi thơ với miền kí ức xa xăm nhưng không thể phai mờ dần trở lại trong
các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu như không có quê hương với xóm làng và
tuổi thơ nhiều trải nghiệm chắc thật khó để Nguyễn Nhật Ánh có thể viết được
những trang sách hay đến thế về tuổi thơ nơi những miền quê nghèo dân dã. Theo
những chia sẻ của ông, ông chỉ sống ở ngôi làng Đo Đo, Bình Quế khoảng 8 năm
nhưng nó đã trở thành một miền kí ức rực rỡ và tươi đẹp nhất: “Tôi xa quê hương,
gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng vẹn nguyên và rực
rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi thơ mới lớn
là biết bao kỉ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết”. Một lần khác Nguyễn
Nhật Ánh viết: “Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của
người hành nghề con chữ. Những kỉ niệm những vùng đất những gương mặt bạn bè
ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ
tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà
văn chuyên viết cho tuổi thơ – một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không
nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình” [47].
Dường như quê hương và tuổi thơ chính là chất xúc tác đầu tiên, là cơ duyên
đưa Nguyễn Nhật Ánh trở thành một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Khi viết,

nhà văn như đang trở về với chính mình, chìm trong những cảm xúc của bản thân.
Ở đâu đó, những câu chuyện của tuổi học trò như chính một phần kí ức của nhà văn,
là phần hòa quyện của trí tưởng tượng sáng tạo và những chi tiết có thực của đời
sống, là sự “nhập nhằng” của quá khứ và hiện tại. Trên trang facebook cá nhân của
mình, ông đã có nhiều bài viết chia sẻ về cảm xúc khi quay lại miền quê xưa, gặp lại
những con người xưa. Trong những chia sẻ đó, ta bắt gặp hình ảnh của một cậu bé
tinh nghịch, hồn nhiên, giàu cảm xúc và tinh ý. Một trong những phẩm chất của cậu
bé tinh nghịch ngày nào đó là sự say mê với những trang sách: “Thuở bé tôi rất mê

8


đọc sách. Tôi bị quyến rũ bởi các tác phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài,
Thế Lữ, đắm chìm trong những trang sách của Edmonnd de Amicis, Victo Huygo,
Hector Ma lot, và tôi mơ ước sau này mình sẽ trở thành một nhà văn” [47, tr. 14].
Dường như những phẩm chất ấy cũng góp phần làm nên một nhà văn sau này. Được
trải nghiệm với những vốn sống và cảm xúc phong phú chính là đôi cánh cho tâm
hồn mỗi con người được thăng hoa và sáng tạo.
Sau khi rời Đo Đo, tiếp tục theo học tiểu học rồi những năm tháng phổ thổng ở
Quảng Nam – Đà Nẵng, năm 1973, ông rời mảnh đất miền trung vào Sài Gòn. Ở
đây ông theo học khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau khi đất nước
thống nhất ông tiếp tục cuộc sống tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Đó có lẽ cũng là một trải nghiệm đáng quý đối với nhà văn. Những
biến động của lịch sử đất nước, những năm tháng bươn chải mưu sinh đã giúp nhà
văn có thêm sự trưởng thành và vững vàng. Năm 1976, sau khi tốt nghiệp trường
Đại học Sư Phạm, Nguyễn Nhật Ánh tình nguyện tham gia phong trào thanh niên
xung phong do không thể xin việc vì lí do gia đình. Đây là một biến cố có thể để lại
những bất mãn, những tổn thương nhưng với ông nó lại trở thành một cơ hội để bản
lĩnh của ông được tôi rèn. Nhà văn chia sẻ: “Môi trường thanh niên xung phong đã
rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó

giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc
sống. Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong thì không hẳn tôi đã có
những trang viết tươi tắn như bây giờ” [47, tr. 18]. Có lẽ với Nguyễn Nhật Ánh
những thử thách chính là cơ hội để nhà văn vươn lên. Ông luôn tìm thấy niềm tin và
hướng đi đúng đắn cho bản thân, luôn hướng tới những điều tốt đẹp, luôn tự đấu
tranh để thanh lọc tâm hồn mình.
Những năm 80, Nguyễn Nhật Ánh về làm công việc dạy học. Quãng thời gian
đứng trên bục giảng của ông không nhiều nhưng là khoảng thời gian nhà văn được
tiếp xúc với các em thiếu nhi, được gắn bó với tuổi học trò. Nếu chỉ có kỉ niệm tuổi
thơ của bản thân thôi có lẽ chưa đủ để ông hiểu biết sâu sắc, am hiểu tường tận đến
thế tâm lý lứa tuổi, để viết những trang văn về học trò một cách trong trẻo và chân

9


thực đến thế. Chính những năm tháng dạy học rồi chuyển qua làm công tác Đoàn
ông đã quan sát, lắng nghe và thấu hiểu hơn lứa tuổi tươi đẹp nhất mà cũng ẩm
ương nhất đấy. Những trang viết của nhà văn trong thời gian này vừa có tính giáo
dục cao lại vừa nhẹ nhàng, hồn nhiên, mang tính hướng thiện.
Từ năm 1986 đến nay, Nguyễn Nhật Ánh làm phóng viên nhật báo Sài Gòn
Giải Phóng ngoài ra ông còn là một bình luận viên thể thao xuất sắc. Trong cương
vị một nhà báo, ông nhanh chóng khẳng định được khả năng của mình. Bên cạnh đó
ông vẫn tiếp tục viết văn thậm chí viết nhiều và số lượng ấn bản đạt tới kỉ lục. Công
việc của một nhà báo tuy bận rộn và có cường độ lao động cao nhưng bù lại lại giúp
cho ông có thể đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều con người với nhiều góc nhìn trải nghiệm
mới. Vì vậy nó đã hỗ trợ cho việc viết văn của ông tốt hơn, đưa nhà văn tới gần đời
sống hằng ngày hơn.
Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định mình có cái tạng phù hợp với văn học
thiếu nhi. Dường như trong ông luôn có sẵn “đứa trẻ con” nào đó, bất kể tuổi tác
thật sự của ông. Ông là một người vui tươi, dí dỏm, thích đùa luôn có nét tinh

nghịch, dễ thương. Ngoài cái “tạng” trời cho để phù hợp với tuổi học trò thì cũng
phải kể đến chính tính cách và sự nuôi dưỡng tâm hồn của tác giả đã giúp ông luôn
giữ được giọng văn hồn nhiên, trong trẻo gần gũi với tuổi học trò.
Nguyễn Nhật Ánh đã làm nhiều công việc, ở những vị trí khác nhau. Chính
những công việc ấy cũng đã giúp ông hình thành nên vốn sống, tạo ra chất liệu để
sáng tạo. Song một phần khác là ở thái độ lao động nghiêm túc và trách nhiệm của
ông. Khi dạy học, làm công tác đoàn hay có thể ngay từ những ngày còn học sư
phạm, nhà văn đã được tiếp xúc với các bạn trẻ, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để
gần gũi tuổi “thần tiên”. Không những vậy, chính ông đã đăng kí học một lớp tiếng
Anh buổi tối để có thêm dịp tiếp xúc với các bạn ở lứa tuổi học trò. Ông dành khá
nhiều thời gian để quan sát, tâm tình trò chuyện với các bạn trẻ quanh ông, với
chính con gái và các bạn của con. Ông còn sưu tầm toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1
tới lớp 12 để đọc, để hiểu, để chia sẻ hơn với các bạn. Có lẽ chính thái độ chủ động,
nghiêm túc và chuyên nghiệp đó của nhà văn khiến cho các tác phẩm của ông dù

10


viết chung về một đề tài cũng không bao giờ cũ, vẫn luôn được đông đảo bạn đọc
chú ý và đón nhận. Ông viết về tuổi học trò bằng tâm tình của một người trong cuộc
chứ không phải bằng cảm nhận của một người lớn đứng bên ngoài thế giới đó rồi
quan sát mà viết. Như vậy, thành công của ông là thành công của một nghệ sĩ chân
chính, lao động nghệ thuật nghiêm túc, luôn tâm huyết và trách nhiệm với nghề chứ
không chỉ là cơ duyên của nhà văn với mảng văn học thiếu nhi.
Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh: “Trong con người tôi luôn có một
đứa trẻ con. Khi tôi lớn lên, khi tôi già đi, đứa trẻ con trong tôi không chịu lớn và
làm sao để nuôi dưỡng đứa trẻ con đó trong con người là một điều không dễ lý giải
và tôi nghĩ đó là quà tặng của số phận. Đứa trẻ con đó đã nuôi tôi và biết đâu một
ngày nào đó đứa trẻ con đó… già đi thì không biết tôi làm sao sống được”… Đó là
chia sẻ của nhà văn khi trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ ra ngày 24/11/2013 với

nhan đề Nguyễn Nhật Ánh: Trong tôi luôn có một đứa trẻ. Lời chia sẻ cho thấy sự
chân thành và tâm huyết. Nguyễn Nhật Ánh thừa nhận mình may mắn có được cơ
duyên với lứa tuổi học trò, với văn học thiếu nhi. Và với Nguyễn Nhật Ánh, ông
luôn biết ơn vì điều đó. Đó chính là thái độ trân trọng với nghề, là tấm lòng của một
nghệ sĩ thực thụ dành cho nghề của mình. Ông không che giấu tình yêu dành cho
nghề viết văn, niềm hạnh phúc được viết của mình: “Nếu bây giờ tôi kiếm được rất
nhiều tiền mà không bằng nghề mình yêu thích, có lẽ tôi không cảm thấy hạnh phúc
thực sự” [47, tr. 14]. Cũng bởi với Nguyễn Nhật Ánh nghề là đam mê chứ không
chỉ là phương tiện mưu sinh, thế nên sống bằng nghề là một hạnh phúc, được sống
bằng nghề đó là một niềm vui mà không dễ gì đánh đổi được. Sự đam mê và tình
yêu dành cho nghề đã biến nhà văn thành người “không có Chủ nhật”, “người mê
công việc” như bạn bè ông thường gọi. Nguyễn Nhật Ánh suy nghĩ về nghề rất
nghiêm túc. Ông luôn khẳng định yêu nghề là tiêu chí đầu tiên của một người làm
nghề. Nhưng đặc biệt hơn với văn chương người ta không nên mưu cầu danh lợi mà
trước hết phải viết như một sự thôi thúc từ bên trong nội tâm mình. Có thế tác phẩm
mới có giá trị: “tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau. Nếu để kiếm
tiền, không ai chọn nghề viết văn. Khi ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉ tìm kiếm một

11


thứ duy nhất: những ý tưởng. Tôi rất thích một câu không biết của ai: lợi và danh đi
trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở còn đến sau
sáng tác là hợp quy luật” [47, tr. 17]. Nghĩa là nhà văn hãy cứ cống hiến đi, cứ như
con tằm rút ruột nhả tơ đi, anh sẽ được trả công xứng đáng. Còn nếu cầm bút đã vì
những toan tính thì thường lại ít khi đạt được thành công. Chính quan điểm nghiêm
túc và đúng đắn này đã giúp ông ghi được tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc, gặt
hái được những thành công nhất định.
Nguyễn Nhật Ánh khi cầm bút rất chú trọng tới độc giả. Ông cho rằng đó là
đối tượng quan trọng nhất trong quá trình sáng tác của mình. Ông luôn tâm niệm

văn học thiếu nhi là không chỉ viết về thiếu nhi mà phải là thực sự viết cho thiếu
nhi, phải làm sao để “trẻ em khen hay, phụ huynh khen tốt” nghĩa là có cả tính giáo
dục và cả tính thẩm mĩ phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ em. Ông hiểu được trọng
trách trên mỗi trang văn của mình sao cho phải trở thành một “trụ đỡ tinh thần” cho
các em mà vẫn phải tránh được mọi sự “gượng gạo và áp đặt”. Ông hiểu rằng nghề
viết văn cũng giống như nhiều nghề khác trong xã hội nhưng nó khác ở chỗ nó còn
mang một “sứ mệnh” đó là: “là một nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi, tôi nghĩ
công việc của tôi là giúp cho các bạn đọc trẻ giàu có cảm xúc hơn, qua đó sống tốt
hơn” [47, tr. 9]. Nguyễn Nhật Ánh ý thức được những khó khăn của văn học thiếu
nhi trong một thời đại mới. Nhưng càng khó khăn, nhà văn càng cần phải nỗ lực:
“Trong tình hình các em chơi nhiều hơn đọc, đọc truyện tranh nhiều hơn truyện
chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn truyện trong nước, tôi nghĩ nhà văn viết cho thiếu
nhi phải cố viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ, đến với
văn học Việt Nam. Tôi tin rằng đó là một cuộc chiến đấu mang ý nghĩa xã hội, một
cuộc chiến không cân sức nhằm thử thách tinh thần trách nhiệm của nhà văn” [47,
tr. 9]. Thực hiện chức năng giáo dục của văn chương nhưng không được đánh mất
đi tính thẩm mĩ. Từ chỗ xác định được đối tượng của mình, Nguyễn Nhật Ánh xác
định phương thức tiếp cận và lựa chọn kĩ thuật viết sao cho phù hợp. Viết cho thiếu
nhi, viết về thiếu nhi nhà văn phải cố giữ cho được cái trong trẻo và giản dị của
mình, vì thế: “những thủ pháp nghệ thuật được vận dụng trong các tác phẩm viết

12


cho người lớn không phải bao giờ cũng tìm thấy chỗ đứng thích hợp trong các tác
phẩm viết cho trẻ em” [47, tr. 21]. Nguyễn Nhật Ánh đã tìm ra chiếc chìa khóa để
bước vào thế giới trẻ thơ đó chính là “sự nhạy cảm đặc biệt của chính mình”.
Bí quyết thành công của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ chính là dồn toàn bộ tâm trí
cho mỗi trang sách. Mỗi khi viết, nhà văn như bỏ lại phía sau lưng mình những bụi
bặm của cuộc sống để có thể giữ được sự trong trẻo thong dong: “Tôi có thể viết

trong không khí ồn ào, náo nhiệt lẫn yên tĩnh. Thậm chí tôi có thể gác việc viết lách
sang một bên để trả nợ một bài báo hoặc giải quyết một công việc gấp rút nào đó.
Tuy vậy khi ngồi vào bàn sáng tác tôi hoàn toàn sống trong thế giới của riêng
mình” [47, tr. 9].
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh có một quan niệm sáng tác đúng đắn.
Và suốt hành trình sáng tác của mình, ông đã nỗ lực giữ vững quan điểm sáng tác
ấy. Có lẽ chính sự nghiêm túc, bền bỉ đó đã đưa nhà văn đến được thành công của
ngày hôm nay.
1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sáng tác từ khá sớm, khoảng những năm nhà văn 13
tuổi ông đã có những tác phẩm đầu tay. Được biết đến với các bút danh như Anh Bồ
Câu với chuyên mục gỡ rối tơ lòng cho tuổi mới lớn, Chu Đình Ngạn khi bình luận
thể thao, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,… nhưng có lẽ cái tên Nguyễn Nhật
Ánh là cái tên để lại dấu ấn trong lòng độc giả hơn cả. Tính tới thời điểm này, trong
mảng văn học thiếu nhi hiện đại khó có tác giả nào có thể vượt qua được Nguyễn
Nhật Ánh về số lượng đầu sách, số lượng bản in các tác phẩm văn học thiếu nhi
cũng như các giải thưởng.
Trước khi viết văn, Nguyễn Nhật Ánh được biết đến như một nhà thơ, trong
đó có bài thơ nổi tiếng của ông đã được phổ nhạc là bài Thành phố tình yêu và nỗi
nhớ. Tính đến nay ông đã có 5 tập thơ được xuất bản là: Thành phố tháng 4 (in cùng
Lê Thị Kim), Đầu xuân ra sông giặt áo, Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh, Tứ tuyệt cho
nàng và Lễ hội của đêm đen. Ngoài thơ, ông đã từng thử sức viết ở các thể loại khác
nhau. Ông từng viết theo đơn đặt hàng của Nxb Kim Đồng về đề tài thanh niên

13


xung phong. Nhưng cuối cùng tác phẩm của ông không được in vì không thực sự có
chất lượng.
Chỉ khi đến với mảng văn học thiếu nhi với tác phẩm đầu tiên được xuất bản

là Trước vòng chung kết (xuất bản năm 1985), Nguyễn Nhật Ánh mới khẳng định
được sở trường của mình. Từ đây ông được biết đến như một nhà văn thiếu nhi với
gia tài sáng tác đáng nể:
- Trước vòng chung kết (truyện dài 1985)
- Cú phạt đền (truyện dài, 1985)
- Chuyện cổ tích dành cho người lớn (Tập truyện, 1987)
- Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
- Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
- Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
- Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
- Nữ sinh (truyện dài, 1989)
- Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
- Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
- Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
- Mắt biếc (truyện dài, 1990)
- Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
- Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
- Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
- Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
- Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
- Những chàng trai xấu xí (truyện dài, 1993)
- Trại hoa vàng (truyện dài, 1994)
- Út Quyên và tôi (truyện dài, 1995)
- Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
- Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
- Quán gò đi lên (truyện dài, 1999)

14



- Những cô em gái (truyện dài, 2000)
- Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
- Tôi là Bêtô (truyện, 2007)
- Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 2008)
- Đảo mộng mơ (truyện dài, 2009)
- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 2010)
- Lá nằm trong lá (truyện dài, 2011)
- Có hai con mèo nằm trên cửa sổ (truyện dài, 2012)
- Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
- Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 2013)
- Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 2014)
- Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 2015)
- Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 2016)
- Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 2016)
Ngoài ra còn có 2 tập truyện dài kỳ là tập Kính vạn hoa (54 tập, trong đó có 45
tập được in trong khoảng từ năm 1995 – 2002) và tập Chuyện xứ Lang Biang (4 tập
in trong khoảng 2004 – 2006), cuốn tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng (2012),
Thương nhớ Trà Long (2014), bộ truyện tranh cho thiếu nhi Bim và những chuyện
kì thú (1998). Có thể nói với 5 tập thơ, trên 30 tập truyện và truyện dài, 2 cuốn tạp
văn và 3 bộ truyện lớn, ông đã có một gia tài tác phẩm lớn thể hiện sức sáng tạo,
khả năng lao động và sự chăm chỉ, cần mẫn trên mỗi trang sách của mình.
Nguyễn Nhật Ánh còn sở hữu những giải thưởng như: Văn học trẻ hạng A
năm 1990 với tác phẩm Chú bé rắc rối do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh trao tặng, giải nhà văn yêu thích trong 20 năm từ 1975 – 1995 qua
cuộc bình chọn của bạn đọc do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi
trẻ phối hợp tổ chức; Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20
nhà văn tiêu biểu giai đoạn 1975 – 1995; năm 1998 Nguyễn Nhật Ánh được trao
giải thưởng tác giả có sách bán chạy nhất do NXB Kim Đồng trao tặng, giải thưởng
Vì thế hệ trẻ cho bộ truyện Kính vạn hoa vào năm 2003 do Trung ương Đoàn Thanh


15


niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng; Kính vạn hoa còn được bầu chọn là 10 cuốn
sách được yêu thích nhất do Ban văn học Thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam, Đài
tiếng nói Việt Nam, nxb Kim Đồng, Nxb Trẻ và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
phối hợp tổ chức; Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được giải thưởng cuốn sách hay
nhất của năm 2007 do báo Người Lao động bình chọn và Hội Nhà văn trao giải
thưởng sách hay; đến năm 2010 cuốn sách này giành được giải thưởng Văn học
ASEAN; … Những giải thưởng này ở những quy mô khác nhau, có những giải
thưởng là của giới nghiên cứu phê bình nhưng cũng có những giải thưởng là bình
chọn của bạn đọc, có giải thưởng trong nước và có giải thưởng quốc tế. Điều đó một
lần nữa minh chứng cho tài năng của Nguyễn Nhật Ánh, cho khả năng sáng tạo và
không ngừng tìm tòi của ông.
Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được dịch ra tiếng nước ngoài như
Mắt biếc được dịch sang tiếng Nhật, Cô gái đến từ hôm qua được dịch ra tiếng Nga
và trở thành tài liệu học tiếng Việt cho người Nga, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
được dịch sáng tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Hàn để xuất bản tại Thái và Hàn.
Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của các tác phẩm không chỉ với độc giả trong nước
mà còn có thể “xuất khẩu văn chương” đến với bạn đọc nước ngoài. Nguyễn Nhật
Ánh đã cạnh tranh thành công với các tác phẩm văn học dịch, thậm chí ông còn có
cuộc “phản công” ngược trở lại, mang sáng tác của mình đến với bạn bè thế giới.
Không những vậy, các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh đang được nhiều đạo
diễn chú ý. Bộ phim truyền hình Kính vạn hoa đã thu hút được sự quan tâm của
không chỉ các khán giả nhí mà cả ở những người đã qua tuổi “nhí”. Bộ phim điện
ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một kỉ lục phòng vé vào thời điểm bộ phim ra
đời, thu hút được sự chú ý của dư luận.
Các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có thể chia làm 2 nhóm: một nhóm là các
sáng tác dành cho tuổi học trò mà ở đây là lứa tuổi cấp 3 với các tác phẩm như Ngôi

trường mọi khi, Cô gái đến từ hôm qua, Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư,
… Các tác phẩm này thường thể hiện tâm lý lứa tuổi khá chân thực. Đó là những

16


rung động đầu đời, những phức tạp của tuổi mới lớn. Nhà văn đã khéo léo thể hiện
những cảm xúc mong manh và trong trẻo, những nỗi buồn, niềm tiếc nuối man
mác,… Nhóm thứ 2 là các sáng tác dành cho lứa tuổi từ cấp 2 trở xuống. Ở nhóm
này, ông chủ yếu miêu tả các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, các câu chuyện trường
lớp, quá trình khám phá thế giới qua đôi mắt trong trẻo hồn nhiên của tuổi thơ. Trên
những trang sách của ông, dường như ai cũng gặp lại tuổi thơ của chính mình với
những trò nghịch ngợm, những toan tính, suy nghĩ còn non nớt,… Những cuốn sách
của Nguyễn Nhật Ánh giống như một cuốn Bách khoa toàn thư về thế giới trẻ em.
Ngoài ra, ông còn có một bộ truyện viết cho tuổi nhi đồng là bộ truyện Bim và
những chuyện kì thú với nhiều chi tiết ngộ nghĩnh gợi ra những bài học giáo dục ý
nghĩa mà nhẹ nhàng.
Nguyễn Nhật Ánh khi in các tác phẩm của mình thường gọi tên nó là truyện
dài, truyện chứ không xếp nó là tiểu thuyết hay truyện ngắn. Thuật ngữ truyện dài
chưa có nhiều định nghĩa như truyện ngắn hay tiểu thuyết. Có thể hiểu truyện dài là
những tự sự có quy mô lớn hơn truyện ngắn nhưng chưa đồ sộ như tiểu thuyết.
Chúng ta nhận thấy các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khó có thể nói đó là những
truyện ngắn vì không chỉ ở dung lượng câu chữ mà còn ở cách phản ánh hiện thực.
Truyện ngắn thường phản ánh hiện thực trong một lát cắt chứ ko phải một quá trình.
Nhưng ở truyện của Nguyễn Nhật Ánh ta thấy rõ được cả một tiến trình câu chuyện.
Do đó nó chắc chắn không phải là những truyện ngắn. Với quy mô các tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh có nhiều truyện có dung lượng tương đương với các tiểu
thuyết đương đại. Song tác giả lại không định danh tác phẩm của mình là tiểu thuyết
có lẽ vì kết cấu tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường đơn giản hơn. Câu chuyện
có thể kéo dài theo một diễn tiến nhưng thường được chia nhỏ thành các câu chuyện

bé hơn. Bản thân cách viết này phù hợp với văn học thiếu nhi.
Như vậy, có thể thấy hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu từ khá
sớm, đã từng đi qua nhiều thể loại với những thử nghiệm khác nhau. Song cuối
cùng tài năng của ông được khẳng định ở mảng truyện viết cho thiếu nhi mà chủ
yếu là truyện dài (có quy mô nhỏ hơn hoặc gần bằng tiểu thuyết). Các sáng tác của

17


ông đã được vinh danh ở nhiều giải thưởng khác nhau, cũng đã được dịch sang
tiếng nước ngoài, được chuyển thể thành phim. Ở đâu, trong lĩnh vực nào Nguyễn
Nhật Ánh cũng được đánh giá cao. Ông được xem là một nhà văn viết cho thiếu nhi
tiêu biểu cho giai đoạn văn học sau 1975. Nhà văn có một sức viết dồi dào, khả
năng sáng tạo phong phú và đặc biệt là tinh thần lao động nghiêm túc, bền bỉ.
1.3. Phác thảo về văn học thiếu nhi Việt Nam và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh
1.3.1. Khái lược về văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi hay các khái niệm gần gũi được sử dụng tương đương như
văn học trẻ em, văn học trẻ thơ, văn học thiếu niên, văn học tuổi thơ,… có khá
nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có thống nhất về khái niệm thuật ngữ. Đặc biệt
là khái niệm “thiếu nhi” cũng chưa được định danh là từ tuổi bao nhiêu đến tuổi bao
nhiêu (ở đây không nói đến việc chia định theo sinh học mà là sự chia định đối
tượng phản ánh và độc giả trong văn học thiếu nhi). Các khái niệm đưa ra có những
chỗ chưa thống nhất nhưng cũng có những điểm chung, có nhiều điểm bổ sung cho
nhau để đi đến một cách hiểu chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì văn học thiếu nhi là: “gồm những tác
phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi. Như vậy khái niệm văn
học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học
thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [36, tr. 353].
Theo Bách khoa toàn thử mở (Wikipedia): “Văn học thiếu nhi hay văn học
dành cho trẻ em là các tác phẩm dành cho các độc giả và thính giả đến khoảng 12

tuổi và thường có tranh minh họa. Thuật ngữ này được dùng với nhiều nghĩa đôi
khi nó loại trừ các loại truyện viễn tưởng cho tuổi mới lớn, các sách hài hước hoặc
các thể loại khác… văn học thiếu nhi có thể là những tác phẩm do trẻ em viết,
những tác phẩm viết cho trẻ em, những tác phẩm lựa chọn cho trẻ em hoặc những
tác phẩm trẻ em chọn lựa”.
Trong cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1, “Văn học thiếu
nhi” được định nghĩa là:

18


“- Những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo
dục bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu
nhi, và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật hay một đồ
vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng
là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.
- Những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy
trong đó cách nghĩ cách cảm và các hành động của chính các em, hơn thế các em
còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động
viện, khích lệ những sự dẫn dắt ý nhị bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách
của mình.
Như thế văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu
nhi” [54, tr. 6].
Từ các khái niệm, định nghĩa trên chúng tôi đi đến một số thống nhất về thuật
ngữ để làm cơ sở cho quá trình triển khai đề tài:
Thứ nhất, chúng tôi sử dụng thuật ngữ văn học thiếu nhi là chỉ chung văn học
dành cho trẻ em ở khoảng độ tuổi học sinh cuối cấp 1 đầu cấp 2 chứ không thuộc
nhóm tuổi học sinh cấp 3.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng giữa các khái niệm có thể khác nhau nhưng đều
ghi nhận văn học thiếu nhi là văn học (chứ không phải là cận văn học), một thể loại

văn học đặc biệt. Nhóm đối tượng phản ánh và phục vụ của thể loại văn học này
khiến nó phải có những đặc trưng riêng cho phù hợp.
Thứ ba, về mặt chức năng văn học thiếu nhi thường có yêu cầu cao về tính
giáo dục, đặc biệt là ở các sáng tác do người lớn viết cho thiếu nhi. Theo chúng tôi,
đây là một đặc trưng nổi bật nhưng không thể coi tính giáo dục là chức năng duy
nhất của văn học thiếu nhi và cũng không thể vì quá chú trọng đến chức năng này
mà quên đi mất các chức năng khác của tác phẩm.
1.3.2. Văn học thiếu nhi ở Việt Nam
Văn học thiếu nhi ở Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỉ XX. Trước đó có thể có
trong các tác phẩm văn học dân gian nhưng chưa có trong tác tác phẩm văn học

19


viết. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thế kỉ XX, các sáng tác còn lẻ tẻ chưa có những tác
giả chuyên về văn học thiếu nhi. Thời kì này có thể kể đến tác phẩm Dế mèn phiêu
lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Đây là một tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi
Việt Nam đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã trở thành cuốn sách đi cùng tuổi thơ
của nhiều thế hệ thiếu niên Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học thiếu nhi không phát
triển thành một dòng riêng cũng chưa thực sự có một đội ngũ sáng tác chuyên
nghiệp hùng hậu. Tuy vậy thời kỳ này vẫn có những tác phẩm xuất sắc như Đất
rừng Phương Nam (Đoàn Giỏi), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), các sáng tác của Tô
Hoài, Phạm Hổ, các bài thơ của các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa,….
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, văn chương bước vào một thời kỳ mới. Văn
học thiếu nhi cũng không nằm ngoài những biến động chung đó. Hướng tới cuộc
sống hằng ngày, gắn với tâm tình của mỗi cá nhân, văn học thiếu nhi cũng phải có
cách nhìn, cách tiếp cận hiện thực mới sao cho phù hợp. Có thể kể đến các sáng tác
của Võ Quảng như Quê nội, Tảng sáng, Phạm Hổ với Tình thương, Xuân Quỳnh
với Bến tàu trong thành phố, Nguyễn Quang Thân với Chú bé có tài mở khóa,

Dương Thu Hương với Hành trình ngày thơ ấu, Tô Hoài với Đảo hoang, Chuyện
nỏ thần, Nhà Chử… trong giai đoạn từ 1975 – 1985. Văn học giai đoạn này có lẽ
mới là giai đoạn tìm tòi, trăn trở vì thế có những dấu hiệu đổi mới có nhiều hướng
đi được thể nghiệm và tìm tòi nhưng chưa thực sự có những thành tựu kết tinh.
Giai đoạn từ 1986 đến nay, văn chương bước vào thời kỳ đổi mới. Chính quá
trình mở cửa đã khiến cho sự giao lưu tiếp xúc văn hóa diễn ra mạnh hơn. Văn học
thiếu nhi đứng trước một cuộc cạnh tranh lớn khi nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi
các nước được dịch và tràn vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó là sự tấn công
của truyện tranh với những ưu thế của nó đã khiến cho văn học thiếu nhi trong nước
gặp không ít những khó khăn thử thách. Không chỉ có vậy, một cuộc sống hiện đại
hơn, tiện nghi hơn, khiến cho việc đọc sách không còn là kênh giải trí độc tôn nữa.
Một thế giới số hiện đại mở ra trước mắt cuốn hút các bạn trẻ. Do đó văn học thiếu
nhi lại càng bị thu hẹp hơn đối tượng phục vụ của mình. Đứng trước những thách

20


thức đó, văn học thiếu nhi vẫn có những bước phát triển. Trước tiên đó là sự gia
tăng về đội ngũ sáng tác, bên cạnh các tên tuổi đã được khẳng định còn có sự bổ
sung của những cây bút trẻ. Chính họ đã làm nên một diện mạo mới cho văn học
thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Có thể kể đến các tên tuổi của văn học thiếu nhi đương
đại như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Thiên Hương, Phạm Hổ,
Trần Hoài Dương, … Các tác phẩm của thời kỳ này có thể kể đến là các truyện dài
của Nguyễn Nhật Ánh, bộ truyện Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, các sáng
tác của Nguyễn Ngọc Thuần như Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ, Một thiên nằm mộng, các tập thơ của Dương Thuấn, Vi Thùy Linh với Chu du
cùng ông nội, các tác giả trẻ như Ngô Gia Thiên An với tập Những ngôi sao lấp
lánh,…
Có thể nói, trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, văn học Việt
Nam đã có những thành tựu đáng kể với nhiều tác giả và tác phẩm có sức cạnh

tranh với văn học dịch trên “sân nhà” và cả “sân khách”. Nguyễn Nhật Ánh xuất
hiện ở giai đoạn sau đổi mới với nhiều tác phẩm dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau,
khai thác những chủ đề khác nhau, đã có đóng góp không nhỏ đối với văn học thiếu
nhi hiện đại. Với số lượng tác phẩm lớn, có chất lượng, giọng văn trong trẻo hồn
nhiên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Tính đến thời điểm này, có thể
khẳng định Nguyễn Nhật Ánh là cây bút viết cho thiếu nhi hàng đầu hiện nay của
văn học Việt Nam.
Nguyễn Nhật Ánh có bộ truyện Chuyện xứ Lang Biang viết theo lối giả tưởng,
có truyện tranh dành cho tuổi nhi đồng. Còn về cơ bản, các sáng tác của ông phản
ánh chính đời sống hằng ngày với những câu chuyện gần gũi, giản dị đời thường.
Chính điều đó đã khiến các sáng tác của ông được bạn đọc đón nhận. Độc giả có cơ
hội gặp lại chính mình, gặp lại tuổi thơ của mình một cách sống động nhất trên
những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Hiện nay ông đang giữ kỉ lục về số lượng
đầu sách cũng như số ấn bản cho mỗi lần xuất bản. Và có lẽ kỉ lục này còn thuộc về
ông trong một thời gian dài nữa. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã phần nào nói nên
được vị trí vai trò của ông trong văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn hiện đại.

21


×