Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tu từ trong thơ nôm hồ xuân hương, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản thơ nôm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, dưới cái nhìn của tu từ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.22 KB, 52 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để
hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của cả
cá nhân và tập thể.
Trước tiên tôi xin bày lịng biết ơn sâu sắc nhất tới Th.s. Lê Cơng
Phương Anh – người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này từ
những bước đầu tiên. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu,
các phịng ban, khoa GD THCS, các thầy cơ trong tổ bộ môn Ngữ Văn và các
thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hồn thành
khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan thư viện quốc gia, thư viện
tỉnh, thư viện nhà trường đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm và thu thập thơng
tin.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động
viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp tôi hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Người làm khóa luận

Nguyễn Thị Trang


2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................................... 3


2. Lịch sử vấn đề nghiên .................................................................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận.................................................................................................................... 6

B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG............................................................................................... 7
1.1.Vài nét về tu từ tiếng Việt, vai trò và tác dụng của tu từ tiếng Việt trong văn bản nói chung .....7
1.1.1.Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt.............................................................................7
1.1.2.Vai trò và tác dụng của tu từ tiếng Việt trong văn bản nói chung ........................................8
1.2. Hồ Xuân hương thời đại, cuộc đời và sự nghiệp ..........................................................................8
1.2.3. Sự nghiệp thơ ca Hồ Xuân Hương .....................................................................................11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG. 13
2.1. Phương tiện tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.......................................................13
2.1.1. Thanh điệu...........................................................................................................................13
2.1.2. Âm tiết.................................................................................................................................15
2.2. Biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Nơm Hồ Xn Hương...........................................................17
2.2.1. Nhóm lặp các yếu tố............................................................................................................17
2.2.2. Nhóm hợp tác các yếu tố.....................................................................................................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG THƠ NÔM HỒ
XUÂN HƯƠNG............................................................................................................................... 25
3.1. Phương tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương...................................25
3.2. Biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.......................................42

C. PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................50


3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ
biết sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình,
xây dựng hình tượng nhân vật cho riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu
riêng, một phong cách riêng khơng nhầm lẫn vào đâu được. Hồ Xuân Hương là
một đại diện tiêu biểu cho việc sử dụng ngôn từ tiếng Việt điêu luyện nhất,
thông qua các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt để phản ánh hiện thực
xã hội, để nói lên tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với sự hà
khắc của của lễ giáo, và việc sử dụng sáng tạo chất liệu ngôn ngữ cũng đã
khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của nữ sĩ, dân gian mà cổ điển, điêu luyện
và rất đỗi hồn nhiên, tất cả đã hòa quyện và tạo nên một Hồ Xuân Hương - một
hiện tượng của văn học Việt Nam.
Qua viêc tìm hiểu nghiên cứu đề tài tu từ trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương chúng ta càng thêm gắn bó với tiếng nói cao đẹp của dân tộc, bởi lẽ:
Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời
kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm tư tưởng, tình
cảm, tiếng nói của Việt Nam (Phạm Văn Đồng). Việc tìm hiểu về tu từ trong
thơ Nơm Hồ Xn Hương đóng một vai trị quan trọng trong việc bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm thẩm mĩ thông qua thành tựu nổi bật của
người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, kết tinh trong các tác phẩm nghệ
thuật tiêu biểu. Vấn đề đặt ra là phải có những hướng đi cơ bản nhằm đạt được
hiệu quả cao trong việc tìm hiểu các văn bản thơ Nơm Hồ Xn Hương. Đó là
lí do thơi thúc chúng tơi lựa chọn đề tài Tu từ trong thơ Nôm Hồ xuân Hương,
với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
của các văn bản thơ Nôm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, dưới cái nhìn của
tu từ học.



4
2. Lịch sử vấn đề nghiên
Hồ Xuân hương xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam với hồn thơ đa
dạng và phong phú đặc biệt là qua các bài thơ viết bằng chữ Nôm, những bài
thơ ấy ra đời và tồn tại trong nhiều thế kỉ qua, thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã
được rất nhiều người qua tâm, nghiên cứu và đánh giá. Do đó vấn đề tìm hiểu
về giá trị thơ Nơm Hồ Xn Hương như một dịng chảy không bao giờ cạn đối
với các nhà nghiên cứu, và cách tiếp cận lí giải vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau. Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đưa ra những
đánh giá, những nhận xét của mình bằng cách này hay cách khác nhằm làm nổi
bật lên giá trị của các tác phẩm ấy. Nhưng vì lí do nào đó phần lớn những bài
viết, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ nhận định chung hoặc đi vào tìm
hiểu trên một vài nét đặc sắc nghệ thuật như một hiện tượng riêng lẻ. Nhìn
chung các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở
Việt Nam rất đa dạng và phong phú và dưới nhiều cái nhìn khác nhau, tuy
nhiên cho đến nay, theo khảo sát nghiên cứu của chúng tơi chỉ có số ít các cơng
trình nghiên cứu về thơ Nơm Hồ Xn Hương dưới cái nhìn của tu từ học. có
thể kể đến các cơng trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả như:
Tác giả Đỗ Lai Thúy với Hồ Xuân Hương hoài niệm về phồn thực đã chỉ
ra những hoài niệm về phồn thực trong văn hóa dân gian Việt Nam đến cấu
trúc ngôn ngữ và các lớp ý nghĩa tầng bậc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương,
đồng thời tác giả cũng đã cắt nghĩa lí giải ngun do của kiểu ngơn ngữ đặc
biệt này.
Trương Xn Tiếu trong cơng trình nghiên cứu Tìm hiểu thế giới nghệ
thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Nôm Hồ Xuân Hương trên phương diện từ loại (tính từ, danh từ, số từ, từ láy),
ngoa dụ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và phát hiện ra những đăc sắc riêng trong
ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương cũng như sự kế thừa của bà từ văn học dân gian.
Nguyến Hồng Nhi với bài nghiên cứu Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân
Hương đã cho ta thấy được phong cách ngôn ngữ độc đáo: sử dụng sáng tạo

ngôn ngữ văn học dân gian, vận dụng một cách tự nhiên mà điêu luyện ngôn


5
ngữ đời sống, tạo nên tính đa nghĩa trong ngơn ngữ thơ qua cách nói lấp lửng,
nói lái, chơi chữ và sử dụng từ láy.
Về một khía cạnh nhỏ khác nữa trong ngơn ngữ Hồ Xn Hương đó là
hiện tượng sử dụng từ láy. Trần thị Ngọc Thảo trong báo cáo khoa học Khảo
sát từ láy trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đã khảo sát quy mô,
số lượng từ láy, phân loại từ láy, nêu vị trí, chức năng của từ ngữ đi kèm từ láy,
bước đầu tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của từ láy trong thơ Nơm truyền tụng Hồ
Xn Hương.
Số lượng các cơng trình nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương trên
phương diện tu từ học vẫn cịn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy với cơng
trình nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa những thành quả của những người đi
trước chúng tơi muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống tương đối tồn diện hơn
thơng qua cái nhìn của tu từ học, để từ đó khẳng định tài năng, vai trị, vị trí và
những đóng góp của Hồ Xn Hương cho nền văn học dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật của thơ Nơm Hồ Xuân Hương
dưới cái nhìn của tu từ học, qua đó hiểu một cách sâu sắc hơn về giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật của bộ phận thơ Nơm Hồ Xn Hương góp phần vào
việc giảng dạy thơ Nơm Hồ Xn Hương trong chương trình THCS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản thơ Nôm Hồ Xuân
Hương trong cuốn Hồ Xuân Hương thơ và đời.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tài khóa luận có nhiệm vụ nghiên cứu là thu thập và xử lí thơng tin
qua các tài liệu, sách và một số tư liệu khác để tổng hợp kiến thức phục vụ cho

đề tài.


6
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, trong
bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một số phương pháp thông dụng trong
nghiên cứu văn học như sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Chúng tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu các
tác phẩm thơ Nơm Hị Xuân Hương dưới cái nhìn của thi pháp học để hiểu hơn
về hoàn cảnh cũng như dụng ý của các tác phẩm thơ.
- Phương pháp thống kê: Chúng tơi trích ra một số bài thơ tiêu biểu để tiến
hành đi sâu vào phân tích so sánh nhằm làm nổi bật nên giá trị của ngôn ngữ
trng thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
- Phương pháp so sánh, phân tích: Chúng tơi tiến hành phân tích, so sánh các
tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương và một số tác giả khác để thấy được những nét
đặc sắc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
phụ lục, bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung.
Chương II. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ
Xuân Hương.
Chương III. Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng-ngữ nghĩa trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương.


7
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.

Vài nét về tu từ tiếng Việt, vai trò và tác dụng của tu từ tiếng Việt
trong văn bản nói chung

1.1.1. Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Từ ngữ là phương tiện được tiếp nhận hiển nhiên nhất, là đơn vị thực
hiện đầy đủ các chức năng ngôn ngữ vừa phản ánh hiện thực khách quan vừa
bộc lộ thái độ chủ quan của người dùng. Theo nhận xét của Đỗ Hữu Châu thì
trong tiếng Việt, những bản sắc độc đáo cũng là bản sắc của các từ.
Trong qua trình hình thanh và phát triển của tiếng Việt, kho tàng từ cũng
vựng phát triển mạnh mẽ, ồ ạt nên việc lựa chọn và kết hợp từ, việc chau chuốt
ngôn từ không chỉ dành riêng cho người nghệ sĩ mà còn là vấn đề đặt ra cho
mọi người trong giao tiếp hằng ngày, bởi ngôn ngữ phản ánh đúng cái thực tế
sinh động, sáng tạo của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Và việc sử
dụng ngôn từ như thế nào để đạt được hiệu quả cao thì phụ thuộc vào cách sử
dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt.
Phương tiện tu từ là những phương tiện ngơn ngữ mà ngồi ý nghĩa cơ
bản ra chúng cịn có ý nghĩa bổ sung, cịn gọi là màu sắc tu từ. Căn cứ vào cấp
độ ngơn ngữ có nghĩa, các phương tiện tu từ được phân thành: Phương tiện tu
từ từ vựng, phương tiện tu từ ngữ âm, phương tiện tu từ ngữ nghĩa, phương tiện
tu từ cú pháp, phương tiện tu từ văn bản [3, tr. 11]. Song trong bài nghiên cứu
này, chúng tôi chỉ nghiên cứu ở ba cấp độ đó là: Phương tiện tu từ ngữ âm và
phương tiện tu từ từ vựng và phương tiện tu từ ngữ nghĩa.
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói
các phương tiện ngơn ngữ khơng kể là có màu sắc tu từ hay không trong một
ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các
phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng các biện pháp tu từ được chia ra:
Biện pháp tư từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ ngữ nghĩa,
biện pháp tu tù cú pháp và biện pháp tu từ văn bản [3, tr. 142], và trong bài



8
nghiên cứu này chúng tôi cũng nghiên cứu ở ba cấp độ đó là: Biện pháp tu từ
ngữ âm, biện pháp tu từ từ vựng và biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
1.1.2. Vai trò và tác dụng của tu từ tiếng Việt trong văn bản nói chung
Khi nói và viết ngồi những cách sử dụng ngơn ngữ thơng thường cịn
có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt đó là: Phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một
đơn vị ngơn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể
nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như
ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ so với cách sử dụng ngôn
ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc
biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
Nếu như các biện pháp tu từ tiếng Việt hình thành cho người đọc, người
nghe về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ thì phương tiện tu từ tạo cho
người nghe một thế giới nghệ thuật được cảm nhận qua các giác quan, qua hệ
thống ngơn ngữ khách quan có sẵn trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, qua sự đối
lập của từng yếu tố trong hệ thống, đó là những giá trị tuyệt đối, buộc người ta
phải dùng chính xác và thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Trong tiếng Việt, các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ rất phong
phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.
Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều phương
tiện tu từ hoặc biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức
mạnh nghệ thuật của một vài phương tiện tu từ hoặc biện pháp tu từ nào đó.
Điều này góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng
ngôn từ tiếng Việt.
1.2. Hồ Xuân hương thời đại, cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1. Thời đại Hồ Xuân Hương

Lịch sử Việt Nam có lẽ khơng có thời nào tồi tệ cho bằng những năm cuối
đời Lê. Năm 1767, Trịnh Sâm lên ngôi chúa mê tửu sắc, bị bệnh kỳ quái, sợ


9
nắng gió, ngày đêm cứ phải ở trong cung kín như bưng. Yêu Thị Huệ, Trịnh bỏ
con trưởng là Trịnh Khải lập con thứ là Trịnh Cán, gây ra bè đảng trong cuộc
tranh giành quyền lực. Đàng trong quận chúa Nguyễn cứ lăm le ra đánh phá,
quấy nhiễu. Trước hỗn cảnh đó, quan lại chỉ cịn biết lấy nịnh hót, luồn cúi làm
lẽ sống. Nhân dân sống trong cảnh loạn ly, các giá trị đạo đức bị băng hoại.
Bao nhiêu nghĩa quân thần, tình gia quyến, bao nhiêu ước thúc luân lý…bị lật
nhào. Bởi thế bao nhiêu cặn bã xã hội đều nổi trên mặt. Những bậc trưởng thứ,
những vị có học nhìn thời cuộc đâm chán nản, trái lại những kẻ cơ hội thoả
mãn những mưu đồ vô đạo, bất chính. Đây là giai đoạn suy tàn của những luân
lý giáo điều Nho giáo và sự trỗi dậy của những tư tưởng cá nhân tự do, muốn
đả phá và giải phóng khỏi những ràng buộc của những định kiến Nho giáo.
Hồ Xuân Hương đã sống trong một giai đoạn sóng gió nhất với nhiều
biến cố kinh thiên động địa nhất trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Khi
nói về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đã có câu: Thơ thánh thơ tiên đời
vẫn có/Tung hồnh thơ quỷ hiếm hoi thay.
Vì sao gọi thơ Hồ Xuân Hương là thơ quỷ? Phải chăng tính chất quỷ đó
được sinh ra từ một xã hội quỷ sứ? Hay là tính chất ngơng nghênh, quậy chọc
như quỷ sứ trong thơ bà! Tìm hiểu đôi nét về thời đại, sự nghiệp thơ để hiểu
hơn về cuộc đời người đàn bà tài hoa mà bạc mệnh này. Hồ Xuân Hương sống
vào thời vua Lê chúa Trịnh. Chế độ phong kiến đã trải qua một cuộc khủng
hoảng cực kì trầm trọng.
1.2.2. Cuộc đời Hồ Xuân Hương
Nghiên cứu Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phức
tạp. Theo các tài liệu lưu truyền thì Hồ Xn Hương q ở làng Quỳnh Đơi,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII

nửa đầu thế kỉ XIX. Hồ Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn nhưng lại là con
của một người thiếp. Như thế ta thấy nàng không hề có một địa vị may mắn
nào. Cái cảnh vợ lớn, vợ bé xưa nay chắc ai cũng có thể hình dung là nó kinh
khủng đến mức nào. Tránh sự ghen tuông thù ghét, người cha dù thương con
đến mấy cũng không dám bênh vực, chỉ biết yên lặng cho trong ấm ngoài êm.


10
Nhưng một khi cái sợi dây liên lạc đó mất đi, người cha mất đi thì cảnh địa
ngục trần gian diễn ra như một tất yếu. Hồ Xuân Hương đã sống trong cảnh
ngộ đó. Khi cha nàng mất đi, hẳn nàng đã phải sống những tháng ngày đen tối,
tủi nhục nhất. Cái đen tối ấy theo đuổi nàng mãi: Sinh làm con một người
thiếp, sống cuộc đời làm kiếp vợ lẽ. Cả cuộc đời nàng khơng có lấy một ngày
hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng có cười vả chăng chỉ là cái cười
mỉa mai, chua xót cho thân phận của mình. Và có lẽ, cũng vì số phận khơng lấy
gì làm may mắn và hạnh phúc của mình mà nữ sĩ ấy đã đem lại cho đời một di
sản tinh thần lớn, một người phụ nữ có tài, có sắc nhưng bạc mệnh, là người
đầu tiên dám đưa cái tơi cá nhân vào văn học, dám nói lên nỗi khổ cùng cực
cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến, bà đã diễn tả được một cái gì đó
rất sâu sắc rất kiện tráng, rất táo bạo, rất Việt Nam, không kim cổ, không phân
biệt đàn ông đàn bà, tất cả những điều ấy được gửi gắm qua những bài thơ
Nơm của mình. Giữa những biến động của biển đời, những sóng gió, những
giơng tố trào dâng thì ẩn sâu trong những biến động đólà tấm lịng thủy chung
son sắt của người phụ nữ, là những khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc và
khát vọng bình đẳng.
Căn cứ vào một số tài liệu, truyền thuyết, qua thơ văn thì thấy Bà thuở
nhỏ thơng minh, có đi học tuy khơng nhiều lắm. Đời sống bình thường khơng
dư dật, không thiếu thốn. Giao du rộng rãi, là người phóng túng, đi nhiều và
thân thiết với nhiều bạn trai trong số đó có cả Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều.
Hồ Xuân Hương đi du lãm nhiều nơi, đây là một điều hiếm có với phụ

nữ ttrong xã hội phong kiến. Nhiều danh lam thắng cảnh bà đã đặt chân đến ở
các tỉnh Thanh Hố, Ninh Bình, Nam Định, Hồng Liên Sơn, Hà Tuyên...Đó là
chưa kể đến Vĩnh tường (Vĩnh phú) nơi chồng bà làm quan, và Nghệ An, quê
hương cuả bà. Bà là người đa tình, có tài và biết mình có tài, bà mong mỏi có
một người chồng xứng đáng. Nhưng cuộc đời, tình duyên của bà đầy ngang
trái, đầy đau khổ.


11
1.2.3. Sự nghiệp thơ ca Hồ Xuân Hương
Thiên tài kĩ nữ hay nói đơn giản hơn: Danh tài độc đáo Hồ Xuân
Hương, tên tuổi kì diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận xưa nay, tự mình
chiếm vị trí đặc biệt trong làng thơ ca Việt Nam với một di sản tinh thần. Tác
phẩm của Hồ Xn Hương khơng có di cảo, những tác phẩm được coi là của bà
đều do người sau ghi chép lại bởi thế tình trạng dị bản rất phổ biến. Về thơ, có
khoảng một trăm bài được sáng tác chủ yếu bằng thể tứ tuyệt và thất ngơn bát
cú trong đó bốn mươi bài có sự thống nhất về phong cách nghệ thuật. Ngồi ra
cịn có tập Lưu hương kí, tập thơ gồm hai mươi bốn bài thơ chữ Hán và hai tám
bài thơ chữ Nơm.
Với Dương Quảng Hàm thì đó là một nữ sĩ thiên tài và giàu tình cảm,
nhưng vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong nên trong thơ của bà hoặc có ý
lẳng lơ hoặc có giọng mỉa mai nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự. Ơng
khẳng định Hồ Xuân Hương là một nhà viết thơ thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng
của thơ văn chữ Hán vói cách tả tình, tả cảnh, dung chữ hiệp vần rất khéo. Cịn
đối với Xn Diệu thì ơng khẳng định: Bà là nhà thơ dịng Việt là bà chúa thơ
Nơm, kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất trong văn học Việt Nam, mà là hai
lần độc đáo vì đó là một phụ nữ dám Ví đây đổi phận làm trai được, và thứ thơ
ấy không chịu ở trong thứ khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu
vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy
khơng phải là lạc lõng, cơ đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại là đã được hang

vạn, hàng vạn con người thông cảm. (Hồ Xuân Hương thơ và đời - Lữ Huy
Nguyên.
Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII
- nửa đầu thế kỉ XIX. Bởi những sáng tác của bà đã nêu bật được những vấn đề
riêng tư, những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải
chịu đựng và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi phụ nữ.
Thơ Hồ Xuân Hương có một số bài viết về cảnh ngộ riêng tư. Đó là nỗi
niềm của một người phụ nữ giàu sức sống và hết sức tài hoa nhưng cuộc đời


12
đầy bất hạnh. Những đề tài trong cuộc sống bình thường giản dị hàng ngày
nhưng khi đi vào thơ Hồ Xn Hương lại rất mới mẻ, sinh động, có tính chất
úp mở hai nghĩa, một nghĩa đen phơ ra, nói trực tiếp về đối tượng nhà thơ miêu
tả, và một nghĩa ngầm nói về chuyện thầm kín trai gái. Song không phải như
thế mà thơ của bà nhả nhớp, khêu gợi những dục vọng kín đáo của con người.
Một mặt thông cảm, bênh vực và đề cao người phụ nữ, Hồ Xn Hương cịn
lớn tiếng đả kích tất cả những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến, bà
vạch trần lối sống đạo đức giả, trái đạo đức của chúng. Hồ Xuân Hương kế
thừa truyền thống của truyện tiếu lâm dân gian thường dùng cái tục làm
phương tiện đả kích. Được sáng tác theo thể đường luật nhưng thơ Hồ Xuân
Hương được dân tộc hóa cao độ. Bà đã gặt hái được khơng ít thành cơng trong
việc đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các, quí phái.
Hồ Xuân Hương lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của bài thơ đường luật với
những câu đối nhau để tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong
những bài thơ châm biếm, đả kích. Về phương diện ngơn ngữ, Hồ Xn Hương
cũng có những sáng tạo và thành công đáng kể trong việc sử dụng ngôn ngữ
đời thường, trong việc học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ để sáng tác thơ. Nữ
thi sĩ tài hoa đã khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân

tộc và đã mài sắc ngơn ngữ dân tộc của thời đại mình.
Tiểu kết:
Lí thuyết về tu từ học rất hữu hiệu trong việc phân tích giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật trong văn học nói chung và đặc biệt là trong thi ca. Qua
đó, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của ngôn từ trong thi ca. Cách
sử dụng ngơn từ của các thi nhân, và qua đó cũng thể hiện được phong cách
nghệ thuật của mỗi tác giả.
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu về tu từ học trong các tác phẩm cụ thể
(thơ Nôm Hồ Xuân Hương), để thấy được dụng ý nghệ thuật của các tác giả qua
nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ của mình. Và điều đó được cụ thể như thế nào thì
ở bài luận văn này chúng tôi nêu rõ ở phần sau, chương 2 và 3


13

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1. Phương tiện tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Tiếng Việt rất giàu tính nhạc, người nước ngồi có nhận xét: “Người
Việt Nam nói như hát”, tiếng Việt giàu nhạc tính vì thanh điệu dồi dào và quan
trọng hơn là các yếu tố: Thanh điệu, nguyên âm, âm tiết … đều có sự đối lập
trong từng yếu tố, đều có khả năng tạo nhịp điệu, nói cách khác là có đủ điều
kiện tạo nên các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ngữ âm.
Phương tiện tu từ tiếng Việt được thể hiện cụ thể trên 2 phương diện:
Thanh điệu, và âm tiết.
2.1.1. Thanh điệu
Thanh điệu là đơn vị khơng có tính âm đoạn nhưng có đường nét, có độ
cao bao trùm cả phần vần, nghĩa là luôn luôn gắn liền với âm tiết và tồn tại
trong âm tiết. Giá trị biểu trưng của thanh điệu tiếng Việt dựa trên hai mặt đối
lập là đường nét (bằng/trắc) và độ cao (trầm/bổng) [3, tr. 140].

- Nếu xét trên đường nét ta thấy thấy được các thanh bằng: Thanh không và
thanh huyền; các thanh trắc có: Thanh sắc, nặng, hỏi, ngã.
- Xét trên độ cao có sự đối lập trầm/bổng: Huyền, nặng, hỏi (trầm); không, sắc,
ngã (bổng).
Sử dụng những mặt đối lập trên người nói (viết) dùng biện pháp hài
thanh hay điệp thanh để gây ấn tượng. Nhưng quan trọng hơn là từ những đặc
tính âm học của thanh điệu, thơ ca đã hình thành luật thơ với những quy tắc
riêng của mình. Các thi nhân đã vận dụng và khai thác tối đa thế mạnh của
thanh điệu để góp phần làm nổi bật lên dụng ý nghệ thuật của mình qua từng
câu chữ, và khơng thể khơng nói đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong việc vận
dụng thế mạnh của thanh điệu trong các sáng tác của mình điển hình qua bài
thơ: Bánh trơi nước
Thân em vừa trắng lại vừa trịn


14
B

T

B

Bảy nổi ba chìm với nước non
T

B

T

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

T

B

T

Mà em vẫn giũ tấm lòng son
B

T

B

Những tiếng có thanh bằng/trắc ln phiên nhau ở vị trí cố định và có sự
đối xứng với nhau tạo nên sự hài hịa trong các câu thơ góp phần tạo nên nhịp
điệu trong bài thơ, cũng vậy độ cao cũng đóng góp một phần khơng nhỏ để làm
sáng giá trị biểu đạt cái ý, cái âm hưởng và nhịp điệu cho tác phẩm, ta có thể
thấy được điều này qua bài thơ: Đánh đu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng cong ngửa ngửa long
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hang chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Sự đối lập về độ cao đa phần được sử dụng trong cấu tạo từ láy để cho
êm tai, dễ nghe theo quy tắc hài thanh. Ngoài ra sự đối lập về độ cao
(trầm/bổng) cịn góp phần tạo nên âm hưởng và nhịp điệu cho tác phẩm:
Quả cau nho nhỏ/ miếng trầu hơi

t b

b

t

b

t

b

Này của Xn Hương/ đã quện rồi
t

b

b

b

t

t

Có phải duyên nhau/ thì thắm lại


15
b


t

b b

t

b

t

Đừng xanh như lá/ bạc như vôi.
T

b

b b t

b

b

(Mời trầu)
Sự đối lập về độ cao đã tao nên cách ngắt nghỉ, nhịp điệu nhanh chậm,
ngữ điệu mạnh nhẹ cho tác phẩm, tạo nên điểm nhấn qua các biểu thức ngữ âm.
2.1.2. Âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong tiếng Việt. Dựa vào thành phần
kết thúc, các âm tiết được chia thành 2 loại lớn: Âm tiết mở và âm tiết đóng.
Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt là:
- Có tính độc lập cao:

+ Trong dịng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ
ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng
mang một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt
trở nên rất dễ dàng.
- Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt,
gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần
mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa
âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các
ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng
Việt.
- Có một cấu trúc chặt chẽ
Mơ hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt
mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng
đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.


16
Chính vì những đặc điểm, mặt đối lập trong kết thúc theo độ mở và
đóng của âm tiết mà các văn nghệ sĩ đã vận dụng nó với những chủ ý của mình,
mà tạo ra các kiệt tác nghệ thuật mang những ý nghĩa và phong cách riêng. Đối
với nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng không phải là một ngoại lệ, trong bài thơ
Tranh tố nữ:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đơi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm cịn mãi cái xn xanh.

Xiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thơi đành phận mỏng manh,
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vơ tình.
Có lẽ nữ sĩ đã họa lại một bức Tranh tố nữ bằng ngơn ngữ cịn tuyệt vời
hơn một bức tranh tố nữ bằng màu sắc. Nữ sĩ kết những câu thơ của mình bằng
những âm tiết đóng mang đến cho người đọc một âm hưởng trầm lặng nhưng
cũng không kém phần đanh thép và kiên quyết. Bằng những âm tiết đóng đó
người đọc thấy được hai dòng tư tưởng trong tâm hồn thi nhân, dòng tư tưởng
thứ nhất là sự thương xót cho thân phận của người thiếu nữ trong một xã hội
phong kiến đa đoan, dòng tư tưởng thứ hai là thái độ đanh sắt, kiên quyết lên
án cái xã hội bất công thời bấy giờ. Bằng sự khéo léo trong việc dùng từ của
mình, Hồ Xuân Hương đã tài tình xếp đặt các âm tiết với sự đan xen giữa đóng
và mở tạo nên một sự công hưởng trong ngôn ngữ để tạo ra cái nhịp điệu cho
tác phẩm của mình và đồng thời cũng tạo ra giá trị biểu đạt về mặt ý nghĩa
trong từng câu thơ.
Tóm lại, qua sự phân tích về ngữ âm tiếng Việt, ta thấy những phương
tiện ngữ âm đã làm nên giá trị biểu trưng và giá trị cộng hưởng về mặt ý nghĩa
cho các tác phẩm văn học.


17
2.2. Biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các
âm thanh, đem đến một phát ngôn, một cơ cấu âm thanh nhất định nhằm tạo ra
những màu sắc biểu cảm – cảm sức nhất định [3, tr. 221].
Trong diễn đạt, dựa vào những đặc điểm có tính chất tu từ, người ta sử
dụng ngữ âm để tăng lượng nghĩa (cộng hưởng), hoặc là gợi nên một hình ảnh
nào đó (biểu trưng). Căn cứ vào các phương thức cấu tạo, có thể chia các biện
pháp tu từ ngữ âm thành hai nhóm: Nhóm lặp các yếu tố (điệp phụ âm đầu,

điệp vần, điệp thanh) và nhóm hịa hợp các yếu tố (tượng thanh, hài thanh, tạo
nhịp điệu và âm hưởng).
2.2.1. Nhóm lặp các yếu tố
a. Điệp phụ âm đầu:
Trong các sáng tác của mình, người ta thường cố ý tạo ra sự trùng điệp
về âm hưởng bằng cách lặp lại phụ âm đầu nhằm mục đích tăng tính tạo hình
và diễn cảm cho câu văn, câu thơ. Ta có thể cảm nhận được tác dụng của việc
sử dụng biện pháp này qua việc khảo sát một số bài thơ Nôm của nữ sĩ Hồ
Xuân hương.
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Làm lẽ)
Ngay từ câu đầu tiên người đọc đã thấy hai cảnh đối lâp: Một bên thì ấm
áp cịn bên kia thì lạnh léo, một bên thì hạnh phúc cịn bên kia lại bất hạnh,
nhưng trong đó ta thấy cái bất hạnh và tố cáo nhiều hơn, chỉ trong hai âm tiết
“lạnh lùng” với điệp phụ âm đầu l đã tăng cái bi thương và bất hạnh của một
kiếp làm lẽ, và làm tăng lên cái cô đơn, cái trống vắng cái tủi phận của người
phụ nữ nhưng đồng thời cũng mở ra một xã hội với những bất công đối với
thân phận phụ nữ. Với điệp phụ âm đầu ch vừa mở ra thái độ của nữ sĩ và bày
tỏ luôn cái nguyên nhân dẫn đến cái thái độ đó, vừa mở ra một khơng gian đầy


18
phẫn uất và chính cái dám phẫn uất đó là một tư tưởng rất tiến bộ của người nữ
sĩ này tronh xã hội đương thời. Hay trong hai câu thơ sau:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ…
(Lũ ngẩn ngơ)
Mở đầu bằng bằng việc điệp phụ âm kh và kết thúc bằng việc điệp phụ
âm ng đã mở ra hai cái thái độ của nữ sĩ, thái độ thứ nhất tựa như một lời nhắc

nhở nhẹ nhàng đối với những người nhỏ hơn nhưng đến kết thúc câu nhắc nhở
lại là một thái độ khác, đó là thái độ khinh miệt, coi thường mà lại là thái độ
của một người phụ nữ đối với các thầy khóa, những người được trọng vọng
trong xã hội đó. Câu thứ hai như một lời khẳng định tài năng cả mình “cho chị”
tức là hơn hẳn trên mọi mặt đối với đối tượng được nói đến. Hẳn nếu là một cơ
gái nơng thơn ít học chắc hẳn phải hết mực tơn kính các thầy khóa, nhưng đối
với Hồ Xn Hương thì khơng, Xn Hương biết rõ mình và rõ người nên mới
có thái độ đó.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã
rất khéo trong việc lựa chọn và sử dụng những từ ngữ với những điệp âm vừa
tạo nghĩa vừa tạo hình. Nếu như thay đổi những từ ngữ đó ắt hẳn cả tác phẩm
sẽ mất đi một phần giá trị nó sẵn có. Nếu như biện pháp điệp phụ âm đầu mang
lại những giá trị ý nghĩa và hình ảnh thì việc điệp vần cũng có những giá trị
nhất định của nó.
b. Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm trong đó người ta cố ý tạo ra sự
trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau,
nhằm mục đích tăng sức biểu hiện hay tăng nhạc tính của câu thơ [3, tr. 222].
Ta có thể thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ này qua việc khảo sát
một số tác phẩm cụ thể của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
Hai bên thì núi giữa thì sơng
Có phải đây là Kẽm Trống không


19
Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong…
(Kẽm Trống)
Với điệp vần “ông” kết thúc ở hai câu thơ đầu mở cho ta một không gian
rộng lớn, mien man vô định xa xôi, nhưng cái không gian tưởng chừng như rất

xa ấy hóa ra lại rất gần, gần bởi ta có thể ngh e thấy thứ âm thanh rất nhẹ “lắc
cắc”, rất trong “long bong” những âm thanh ấy chỉ ở rất gần mới co thể nghe rõ
được. Hồ Xuân Hương là vậy, nữ sĩ luôn mang những cái tưởng chừng như xa
vời về ngay với cái thực tại rất gần, đây cũng à một phần trong phong cách
sáng tác của nữ sĩ tài hoa này.
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảng treo leo,
Cửa son đỏ lt tùm hum nóc
Hịn đá xanh rì lún phún rêu….
(Đèo Ba Dội)
Nữ sĩ tả đèo mà như tấu lên một khúc nhạc với nhạc điệu riêng, ở hai
câu thơ đầu chỉ vỏn vẹn 14 âm tiết mà đã điệp vần đến 6 âm tiết, một khúc
nhạc thoát hẳn tầm kiểm soát của một câu tơ Đường cổ điển, thứ nhạc điệu
riêng của nữ sĩ chính là dùng những điệp vần đó mà tạo ra cái tinh nghịch trong
cái nhận định về tự nhiên, trong cái cảm phục về tạo hóa, những điệp âm đó tạo
nên một hình ảnh “treo leo” lơ lửng, ở hai câu thơ tiếp lại tạo ra hai mảng đối
lập với gam màu nóng lạnh “đỏ lt/xanh rì”, với sự đối lập của hai trợ từ “tùm
hum/lúm phún”, một đàng thì gợi lên cái già cỗi um tùm, rậm rạp còn một đàng
lại gợi nên cái mới chớm lưa thưa. Một mảnh tài tình của Hồ Xuân Hương là
đã tạo ra một hợp tấu khúc kỳ thú mà mỗi âm thanh, mỗi màu sắc, mỗi đường
nét đều như muốn rủ rê, mời gọi người ta bước tới để mà chiêm ngắm, để mà
thưởng thức.
Nếu như việc điệp phụ âm đầu và điệp vần làm tăng khả năng tạo nghĩa,
gợi hình, diễn cảm và tạo âm hưởng cho tác phẩm thì điệp thanh cũng đảm


20
nhận một phần chức năng đó. Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó
người ta cố tình tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu,
thường là cùng thuộc nhóm bằng hay nhóm trắc nhằm mục đích tạo hình và

diễn cảm cho câu thơ [3, tr. 223]. Song, trên thức tế đối với biện pháp tu từ này
chỉ được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ tự do nên chúng tôi khơng đề
cập đến trong bài nghiên cứu này.
2.2.2. Nhóm hợp tác các yếu tố
a. Tượng thanh
Tượng thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố bắt trước
mô phỏng, biểu hiện một âm thanh trong thực tế khách quan, ngồi ngơn ngữ
bằng cách dung phối hợp những yếu tố ngữ âm có dạng vẻ tương tự [3, tr. 226].
Trong thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng tương đối nhiều từ tượng thanh:
Luồng gió thơng reo vỗ phập phịm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
(Hang cắc cớ)
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu không đánh cớ sao om
(Tự tình)
Gió đạp cành tre khua lắc cắc
Sóng dàn mặt nước vỗ long bong
(Kẽm trống)
Các từ ngữ “phập phịm”, “lóm bõm”, “cốc”, “om”, “lắc cắc”, “long
bong” không chỉ mô tả những âm thanh xác thực mà cịn tạo cho hình ảnh thêm
sống động mà còn tạo cho người đọc tưởng như đang nghe từng tiếng vang lên,
người đọc như đang sống trong một cảnh ngộ, một tâm trạng của tác giả. Cùng
với các từ tượng thanh yếu tố hài thanh cũng đóng góp một phần khơng nhỏ
trong việc hình thành nên sự hài hòa cho tác phẩm.
b. Hài thanh


21
Hài thanh là biện pháp lựa chọn các yếu tố âm thanh sao cho hài hịa
trong lời nói, câu thơ câu văn để cho người đọc dễ hiểu, dễ nghe, dễ đọc và

không bị trắc trở về mặt âm điệu [2, tr. 271].
Thông thường trong văn xuôi hài thanh cũng được chú ý, đặc biệt là các
âm tiết đứng cuối câu. Trong thơ, để tạo ra sự hài hòa trong âm thanh nhà thơ
không chỉ dùng sự luôn phiên trong thanh điệu mà mà cả độ trầm/bổng,
sáng/tối của nguyên âm để làm cho tác phẩm dễ đi vào long bạn đọc hơn.
Trong thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất hiệu quả các yếu tố này. Ta có thể
thấy được sự luôn phiên, trầm/bổng trong trong âm điệu qua tác phẩm Tát
nước:
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè
Rủ chị em ra tát nước khe
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be…
Độ sáng/tối trong các âm tiết cuối câu qua Tranh tố nữ:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đơi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm cịn mãi cái xn xanh.
Xiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thơi đành phận mỏng manh,
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Trách người thợ vẽ khéo vơ tình.
Yếu tố nhỏ mà làm nên nghệ thuật lớn, đó là phong cách thơ Hồ Xuân
Hương. Chỉ bằng việc sử dụng các yếu tố nhỏ mà nữ sĩ đã mang được cả một
tư tưởng lớn của thời đại, cách riêng là của người phụ nữ. Không chỉ đẹp bởi
âm thanh mà thơ Hồ Xuân Hương còn đẹp ở nhịp điệu và âm hưởng, cái tài
tình của nữ sĩ Tây Hồ này là cái cách tạo ra nhịp điệu và âm hưởng cho tác


22
phẩm của mình, một nhịp điệu, một âm hưởng tưởng như đã quen mà ngỡ như

còn lạ.
c. Tạo nhịp điệu và âm hưởng
Sự thay đổi nhịp điệu có khả năng gợi tả âm thanh, gợi tả âm thanh hành
động, cử chỉ, thể hiện giọng điệu thích hợp với tình cảm khi nói hoặc viết. Tạo
nhịp điệu thường đi kèm với phép ngắt từ, ngắt đoạn, ngắn hoặc dài. Chúng ta
có thể thấy được điều này qua một số bài thơ sau:
Ghé mắt trơng ngang/thấy bảng treo
Kìa/đền thái thú/đứng cheo leo
Ví đây đổ phận/làm trai được
Thì sự anh hùng/há bấy nhiêu
(Đền Sầm Nghi Đống)
Thơng thường thì những nơi danh lam thăng cảnh, những đền đài miếu
mạo thường được các thi sĩ ngợi ca, tơn kình, xưng tụng, người nữ sĩ Tây Hồ
này cũng đã một lần để mắt tới đền của vị thái thú Sầm Nghi Đống, nhưng
không phải với thái độ ca ngợi hay nể trọng, mà nhìn một cách ngạo mạn,
khinh bạc ghé mắt trông ngang, đền của thái thú được miêu tả:
Kìa đền thái thú đứng treo leo
Ngồi cái thế khơng vững chắc của ngơi đền, hình như ngơi đền ấy cịn
cố vươn thật cao để tỏ ra vị thế của mình nhưng người nữ sĩ lại nhìn nó bằng
một cái ghé mắt và chỉ kìa. Với nhịp 4/3 của câu thơ trước biến nhịp ở câu sau
1/3/1/2, ta cảm thấy chó sự chững lại, chững lại để nhấn mạnh, để thẩm định và
rồi sau cái chững lại ấy lại tiến nhanh theo tốc độ cũ. Cái chững lại đó tựa hồ
như một cái nhìn của một con người từng trải, chững lại không phải để trầm trồ
khen ngợi, cũng chẳng phải để tơn kính mà chững lại để tự khẳng định để
chiêm nghiệm lại một điều gì đó. Ở đây nữ sĩ đã chững lại có lẽ là so sánh
chăng? Hẳn là một tướng tài trước mặt nữ sĩ cũng chỉ ngang hàng, và sau cái
chững lại đó nữ sĩ đã nhanh chóng tự khẳng định:
Ví đây đổi phận làm trai được



23
Thì sự anh hung há bấy nhiêu
Chỉ một dịng chững lại, nhả ra những thanh âm chậm hơn đã làm sáng
hẳn lên cái thái độ của tác giả trong bài thơ. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ không
chỉ thể hiện ở cách biến nhịp mà còn thể hiện ở cách tạo âm hưởng cho tác
phẩm, ta có thể thấy được điều này qua bài Tự tình II:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toặc chân mây đá mấy hịn
Ngán nỗi xn đi xn lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Dường như tồn bộ bài thơ có cùng chung một nhịp điệu, và cũng chính
vì cùng một nhịp điệu này đã tạo nên âm hưởng cho tồn tác phẩm. Nhân vật
trữ tình dường như đã thu mình lại trong cái khơng gian bao la rộng lớn mà vô
chừng là ảm đạm của đất trời. Với nhịp 4/3 đều đặn ở bảy câu thơ mang hơi sầu
lan tỏa cho tồn bài, sầu, cơ đơn trước cái thời gian, nỗi cơ đơn càng mạnh mẽ
khi chỉ một mình bản thân đối diện với chính mình, đối diện với những cau hỏi
về số phận của chính mình trước cái cuộc sống thực tại. Thời gian gấp gáp trôi
đi để lại sự bẽ bàng, để lại một nhịp lẻ nữa trong cái cơ đơn, và nó được thể
hiện qua câu thơ:
Trơ/cái hồng nhan/ với nước non
Với nhịp 1/3/3 nó đã nhấn mạnh cái nỗi cơ đơn, và nó như chốn ngợp
cả cái không gian bao la kia, và cái thực tại lại ùa về với nhân vật trữ tình:
Chén rượu hương đưa say lại tình
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn
Và nỗi buồn của nhân vật trữ tình đã có một phản ứng tích cực đó là thái
độ phẫn uất, không cam chịu số phận, đến cái nhỏ bé như những đám rêu,



24
những viên đá cũng nổi dậy phản kháng, nhưng có lẽ sự phản kháng nhỏ nhoi
ấy không đối đầu được với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của cuộc sống, mặc
dù không mảy may thua cuộc trước số phận nhưng nhân vật trữ tình vẫn thua
cuộc, để rồi vẫn là nỗi chán chường, buồn tủi:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Có thể nói mỗi người nghệ sĩ với thiên tài của mình cùng với thời đại đã
làm nên sự phát triển mới cho nền văn học, Hồ Xuân Hương không hổ danh là
bà chúa thơ Nôm, một thái dộ sống luôn phản ánh rõ rang, không che đậy,
không lấp liếm, người nữ sĩ ấy cứ mạnh dạn bày hết ra, trong xã hội thời đó hỏi
có mấy ai dám nói nên những điều đó.
Tiểu kết:
Như vậy việc sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương đều có dụng ý nghệ thuật. Khi sử dụng các phương
tiện và biện pháp tu từ ngữ âm, nhà thơ đồng thời vừa muốn thể hiện tính cách
của mình, vừa cũng là khẳng định tài năng của mình với độc giả. Vừa rồi trong
phần chương 2 này, chúng tôi đã trình bày về việc sử dụng các phương tiện tu
từ và biện pháp tu từ trên phương diện ngữ âm. Ở phần chương 3 tiếp theo,
chúng tơi sẽ trình bày về việc sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
trên phương diện từ vựng ngữ nghĩa.


25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
NGỮ NGHĨA TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
3.1. Phương tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương

Trong số những từ ngữ đang dùng trong giao tiếp hằng ngày, báo chí,
phát thanh … ta thấy nổi lên một số lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị
của chúng dựa trên sự đối lập với những từ ngữ đồng nghĩa hoặc tương đồng về
mặt ý nghĩa. Đó là các lớp từ: Lớp từ Hán – Việt; lớp từ láy; lớp đại từ nhân
xưng và trên bình diện ngữ nghĩa là các nhóm: Nhóm so sánh; nhóm ẩn dụ.
Các lớp từ, nhóm từ nói trên đều được gọi chung là các phương tiện tu từ từ
vựng-ngữ nghĩa. Các phương tiện tu từ nàu khơng chỉ có giá trị trong ngơn ngữ
đời sống mà nó cịn mang lại giá trị đặc biệt đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
*Lớp từ Hán-Việt.
Từ Hán- Việt là từ mượn của tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.
Nói cách khác là Việt hóa những từ Hán nhập vào con đường thư tịch cổ hay
báo chí, sách vở thời hiện đại. ta có thể thấy được sự khác nhau về sắc thái ý
nghĩa trong từ Hán- Việt và từ thuần Việt, từ Hán-Việt do có sắc thái ý nghĩa
trừu tượng, khái quát nên mang đến sự tĩnh lặng, khơng gợi hình khơng mang
tính chất miêu tả sinh động. Từ thuần Việt do có sắc thái biểu cảm cụ thể nên
mang tính chất sinh động, cụ thể. Nếu như từ Hán-Việt mang sắc thái trang
trọng, thanh nhã thì từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa.
Để thấy rõ được sự đối lập về tu từ học giữa từ Hán-Việt và từ thuần
Việt ta có thể so sánh hai phong cách thơ đó là thơ bà huyện Thanh Quan và
phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Thơ bà huyện Thanh Quan là lối thơ tĩnh, sự
vật đứng lại khơng cử động:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thốt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thào


×