Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

dạy học bằng sơ đồ tư duy sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.1 KB, 18 trang )

A.
1.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,
kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng
lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan
trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển
năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
Trong cấp học THPT hiện nay, dạy lớp 12 gặp nhiều khó khăn đặc biệt là
dạy môn sinh học. Vì kiến thức sinh học lớp 12 rất nhiều và khó , hơn nữa, học
sinh có xu hướng học lệch mà môn sinh là một trong những môn có rất ít học sinh
chọn. Do đó, trong quá trình dạy, đòi hỏi người giáo viên phải cẩn thận trong việc
lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng nội dung để gây hứng thú cho học
sinh.
“ Sinh thái học” là chương có nhiều kiến thức liên quan đến nhiều đối tượng
sinh vật, môi trường,... các kiến thức trong bài liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó,
học sinh khó tiếp thu và dễ nhầm lẫn. Nhưng, nếu sử dụng sơ đồ tư duy thì nội
dung bài học được trình bày rõ ràng, học sinh thấy được mối liến hệ giữa các nội
dung kiến thức. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Dạy học chương 1 và 2 phần sinh thái
học môn sinh học 12 nâng cao bằng sơ đồ tư duy”.
2.

Mục đích

Giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về mối quan hệ giữa cơ thể với


môi trường và quần thể sinh vật.
Học sinh hình thành được kĩ năng tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Phương pháp dạy bằng sơ đồ tư duy.
Phạm vi: Sinh học 12 nâng cao phần 7 chương 1 và 2.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết: Lí luận dạy học sinh học, tài liệu hướng dẫn sử dụng bản
đồ tư duy trong dạy học, SGK


Phương pháp thực nghiệm: Lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm sư
phạm
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh,
nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế
giới quan và năng lực.
- Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ
não rất mới mẻ do Tony Buzanôhàn chỉnh. Đó là một kỹ thuật hình hoạ, một dạng sơ
đồ, kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu
trúc, hoạt động và chức năng của bộ não.
1.2. Cấu tạo sơ đồ tư duy:


1.3. Cách thức lập sơ đồ tư duy:
Bước 1: Trung tâm tờ giấy vẽ một hình ảnh hoặc viết từ khoá chính.
Bước 2: Nối các nhánh chính (cấp một) đến trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp
hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các
đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày
hơn.
Chú ý:
- Luôn sử dụng màu sắc.
- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ


- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được
tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
1.4. Đặc điểm kiến thức
vvv
Phần 7. Sinh
Bài
thái học

Tên bài
47

Chương 1. Cơ thể và
môi trường

48
49
51


Chương 2. Quần thể
sinh vật

52
53
54

Môi trường và các nhân tố sinh thái
Ảnh hưởng của có nhân tố sinh thái
lên đời sống của sinh vật
Ảnh hưởng của có nhân tố sinh thái
lên đời sống của sinh vật (tiếp theo)
Khái niệm về quần thể và mối quan hệ
giữa các cá thể trog quần thể
Các đặc trưng cơ bản của quần thể
Các đặc trưng cơ bản của quần thể
(tiếp theo)
Biến động số lượng của quần thể

1.5. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học:
Sơ đồ tư duy có một vai trò quan trọng trong dạy học sinh học. Thế nhưng việc
sử dụng sơ đồ tư duy vào các khâu của quá trình dạy học như thế nào để nó có thể phát
huy hết tác dụng là rất khó.
Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình giảng dạy
như: kiểm tra bài cũ, nghiên cứu bài mới, củng cố, hướng dẫn học sinh làm việc tại
nhà.
Sơ đồ tư duy có thể do giáo viên, học sinh, hoặc kết hợp giữa giáo viên và học
sinh thiết kế.
Sơ đồ tư duy có thể kết hợp câu hỏi tự lực, đàm thoại Ơristic hoặc phiếu học
tập.

Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng ở dạng sơ đồ đầy đủ, sơ đồ còn trống một số
phần, hoặc sơ đồ câm.
Sơ đồ tư duy có thể tổ chức cho học sinh làm việc các nhân hoặc làm việc theo
nhóm.


-

Sơ đồ tư duy có thể được vẽ trên phần mềm vi tính, hoặc vẽ bằng tay trên giấy
hoặc trên bẳng đen.
Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong khâu nghiên cứu bài mới gồm các
bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung sách giáo khoa
Bước 2: Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học và trình độ học sinh để lựa chọn
biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy ở các ý như đã trình bày ở trên.
Bước 3: Thiết kế hoặc lựa chọn sơ đồ tư duy.
Bước 4: Soạn giáo án theo ý tưởng đã định.
CHƯƠNG II: DẠY HỌC BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
2.1. Nội dung kiến thức
Phần 7:
Chương 1: Cơ thể và môi trường
Chương 2: Quần thể sinh vật
Sinh thái
học
Nội dung
- Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm quần thể
chính
sống: môi trường, các loại môi trường,
- Mối quan hệ giữa các cá thể

nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh trong quần thể.
thái.
- Đặc trưng cơ bản của quần thể
- Sự tác động các nhân tố sinh thái
- Mối quan hệ giữa quần thể và
vô sinh lên cơ thể sinh vật, hình thành môi trường và sự biến động số lượng
các đặc điểm thích nghi.
cá thể của quần thể.
- Các qui luật tác động qua lại
giữa sinh vật với môi trường.
- Sự tác động của sinh vật trở lại
môi trường
Sơ đồ tóm
tắt

2.2. Các sơ đồ tư duy sử dụng cho việc dạy học phần 7 chương 1 và 2
2.2.1. Sơ đồ tư duy bài 47


2.2.2. Sơ đồ tư duy bài 48
Sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của ánh sáng đối với sinh vật


Sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật

2.2.3. Sơ đồ tư duy bài 49


2.2.4. Sơ đồ tư duy bài 51



2.2.5. Sơ đồ tư duy bài 52


2.2.6. Sơ đồ tư duy bài 53

2.2.7. Sơ đồ tư duy bài 54


2.3. Dạy học bằng sơ đồ tư duy
Bài

Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái
niệm, phân loại môi trường và các
nhân tố sinh thái
+ Nêu khái niệm môi trường
+ Treo tranh, yêu cầu hs quan sát
và cho biết có mấy loại môi trường

Bài 47: Môi trường
và các nhân tố sinh
thái

+ Môi trường được cấu tao bởi
nhiều thành phần khác nhau. Điều kiện để
các yếu tố môi trường trở thành nhân tố
sinh thái?

Hoạt động của HS


- Nghiên cứu SGK,
trả lòi
- Quan sát tranh, trả
lời


+ Có mấy loại nhân tố sinh thái?
Cho VD
+ Nhận xét, kết luận
*Hoạt động 2: Tìm hiểu những
quy luật tác động của các nhân tố sinh
thái và giới hạn sinh thái
+ Nêu các quy luật tác động
+ Tác đông của các nhân tố sinh
thái lên cơ thể sinh vật phù thuộc vào bản
chất nhân tố, cường độ, liều lượng, cách
thức và thời gian tác động
+ Sinh vật tồn tại trong một giới
hạn nhất định
+ Treo hình 47.1, phân tích các
khoảng giá trị xác định của một nhân tố
sinh thái
+ Giải thích sự khác nhau về sức
sống của sinh vật ở các khoảng thuận lợi
và khoảng chống chịu theo nhân tố nhiêt
độ?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về nơi ở
và ổ sinh thái
+ Nơi ở, ổ sinh thái là gi?

+ Yêu cầu hs quan sát hình 47.3.
Phân tích sự phân chia nơi ở và ổ sinh
thái của loài sẻ trên tán cây
+ Nhận xét, bổ sung
+ Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát nội
dung bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tác
động của ánh sáng
Yêu cầu hs lần lượt trả lời các câu
hỏi sau:
+ Kể tên một số loài cây mọc nơi
có nhiều ánh sáng, mọc nơi bóng râm.
Nhận xét đặc điểm của những loại cây
này
+ Gv nhận xét bổ sung
+ Kể tên một số loài động vật hoạt
động vào ban ngày và ban đêm

- Lắng nghe, ghi bài

-Nghiên cứu SGK,
trả lời.
-Lắng nghe

-Quan sát hình,
lắng nghe, đặc vấn
đề thắc mắc
-Phân tích, trả lời

-Trả lời

-Quan sát và trả lời

-Quan sát, tự hệ
thống kiến thức
-Liên hệ thực tế, tái
hiện kiến thức

-Lắng nghe, ghi bài
-Liên hệ thực tế trả


+ Nêu các đặc điểm thích nghi của
các nhóm động vật trên?
Bài 48: Ảnh hưởng
+ Gv nhận xét, bổ sung
của các nhân tố
- Các yếu tó tự nhiên biến đổi có
sinh thái lên đời chu kì theo quy luật thiên văn tạo cho
sống sinh vật.
sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu
chuẩn xác như những chiếc đồng hồ sinh
học
+ Treo hình 48.5, yêu cầu hs quan
sát và nhận xét hoạt động theo nhịp điệu
ngày đêm của thực vật và động vật
+ Nhận xét
+ Cho hs quan sát sơ đồ tư duy về
ảnh hưởng của ánh sáng đối với sinh vật,
tổng kết kiến thức phần 1
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tác

động của nhiệt độ
+ Giới hạn sinh thái là gì?
-Sinh vật chỉ sống được trong giới
hạn nhiệt độ hẹp (0°c – 50°c)
+ Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào
đến sinh vật?
+ Gv nhận xét, bổ sung
+ Dựa vào thân nhiệt, sinh vật chia
thành hai nhóm: biến nhiệt và đồng nhiệt
(hằng nhiệt)
+ Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
Nhóm nào có khả năng phân bố rộng
hơn?
+ Gv nhận xét, rút ra nội dung theo
sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của nhiệt độ
lên đời sống sinh vật.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ảnh
hưởng của độ ẩm
- Cơ thể sinh vật chứa tới 50- 70 %
là nước thậm chí 99%.
+ Dựa vào độ ẩm người ta chia
thực vật thành mấy nhóm? Cho ví dụ?
+ Nêu đặc điểm của các nhóm đó.
+ Động vật chia thành mấy nhóm?
Đặc điểm thích nghi của từng nhóm
+ Cho biết ếch nhái thường xuất

lời
-Nghiên cứu SGK,
trả lời

-Lắng nghe, ghi bài

-Quan sát hình 48.5,
nghiên cứu SGK trả
lời
-Quan sát, ghi nhớ

-Liên hệ kiến thức
cũ, trả lời
-Nghiên cứu SGK,
trả lời

-Lắng nghe, quan
sát, ghi chép

-Nghiên cứu SGK,
trả lời

-Liên hệ thực tế, vận


hiện ở đâu và thời gian nào trong ngày.
Dạng thích nghi đó thuộc loại gì?
Bài 49: Ảnh hưởng
+ Nhận xét, kết luận
của các nhân tố
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tác
sinh thái lên đời động tổ hợp của nhiệt - ẩm
sống sinh vật (tt)
+ Treo hình 49.1, cho biết nhiệtẩm ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật

+ Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tác
động của các nhân tố khác
+ Nêu đặc điểm của thực vật có đời
sống thích nghi với sự phát tán nhờ gió
+ Đặc điểm của động vật với sự
vận động của không khí
+ Bổ sung, kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tác động
trở lại của sinh vật lên môi trường
-Sinh vật không chỉ chịu sự ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái mà còn
tác động trở lại, sự biến đổi càng mạnh
khi sinh vật sống trong các tổ chức càng
cao.
+ Nêu ví dụ và phân tích?
+ Nhận xét bổ sung
*Khái quát lại nội dung bằng sơ đồ
tư duy
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm
về quần thể
-Các cá thể không thể tồn tại một
cách độc lập mà phải sống trong một tổ
chức xác định để sinh sản, chống kẻ
thù,... Tổ chức đó gọi là quần thể
+ Cho biết khái niệm quần thể?
Cho ví dụ
+ Chia nhóm ( 4 bàn 1 nhóm) trả
lời lệnh SGK: Lựa chọn các quần thể
trong tổ hợp của 10 nhóm cá thể. Tại sao

nói quần thể là đơn vị tồn tại của loài?
+Kết luận, bổ sung
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các mối

dụng kiến thức mới

- Quan sát hình
49.1, trả lời

-Tái hiện kiến thức
cũ, trả lời
-Lắng nghe, ghi
chép
- Lắng nghe

-Liên hệ thực tế, trả
lời.
-Lắng nghe, ghi nhớ

-Lắng nghe
-Nghiên cứu SGK
trả lời
-Thảo luận nhóm,
cử đại diện trả lời


quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
+ Thế nào là quan hệ hỗ trợ?
- Mối quan hệ hỗ trợ là sự tụ họp,
sống bầy đàn, sống thành xã hội.

+ Hãy nêu VD về cách sống bầy
đàn hay quần tụ của đv mà em biết trong
tự nhiên?
+ Trong cách sống bầy đàn, các cá
Bài 51: Khái niệm thể nhận biết nhau bằng những tín hiệu
về quần thể và các nào?
mối quan hệ trong
+ Từ bảng số liệu SGK thể hiện
quần thể.
khả năng lọc nước của một loại thân mềm
thay đổi theo số lượng cá thể trong nhóm.
Cho biết ý nghĩa của hỗ trợ.
+ Nhận xét, kết luận

-Nghiên cứu SGK,
trả lời
-Liên hệ thực tế

-Lắng nghe, ghi
chép
-Nghiên cứu SGK,
trả lời
-Thảo luận nhóm

+ Khi nào quần thể dẫn đến quan
hệ cạnh tranh? Cho VD.
+ Thảo luận nhóm trả lời các câu
hỏi:
++ Nhóm 1: Vì sao cạnh tranh
trong cùng loài rất khốc liệt? Tại sao

trong thực tế, cạnh tranh cùng loài ít xảy
ra?
++ Nhóm 2: Bên cạnh quan hệ
cạnh tranh còn có quan hệ nào khác? Ý
nghĩa của các quan hệ này?
++ Nhóm 3: Các cá thể cùng loài
có kí sinh vào nhau không? Xuất hiện
trong điệu kiện nào?
++ Nhóm 4: Ở điều kiện nào xảy ra
ăn thịt đồng loại? Điều đó có lợi gì cho sự
tồn tại của loài?
+ Nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe, quan
+ Khái quát nội dung theo sơ đồ tư sát, hệ thống lại kiến
duy
thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân
bố của các quần thể trong không gian
+ Cho hs quan sát sơ đồ tư duy về
sự phân bố của cá thể trong không gian
+ Có mấy dạng phân bố và các tiêu
chuẩn qui định các dạng phân bố và cá

-Quan sát, phân tích
sơ đồ, trả lời


thể trong không gian như thế nào?
+ Kết luận, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu

trúc tuổi của quần thể
+ Thế nào là cấu trúc giới tính ?
Bài 52: Các đặc
+ Trong thiên nhiên tỉ lệ đực /cái
trưng cơ bản của tồn tại như thế nào? Có phải các loài sinh
quần thể .
vật tỉ lệ đực/cái đều bằng nhau không?
nêu vd minh họa.
- Tuổi thọ được tính bằng thời gian.
Hãy khái niệm về 3 dạng của tuổi thọ?
+ Cấu trúc tuổi là gì?
+ Dựa vào sự phát triển cá thể,
người ta chia quần thể thành mấy nhóm
tuổi sinh thái ?
+ Treo hình 52.3 SGK, yêu cầu hs
trả lời câu lệnh ?
+Thế nào là tháp tuổi của quần thể?
+ Tổng kết lại kiến thức bằng sơ
đồ tư duy
+ Cho hs trình bày lại kiến thức
bằng sơ đồ tư duy
+ Cho hs quan sát tranh 52.4 SGK
giải thích sự tăng dân số nhân loại

- Lắng nghe
-Nghiên cứu SGK,
trả lời
-Lắng nghe

-Quan sát hình,trả

lời
-Lắng nghe, ghi
chép
-Hệ thống kiến thức
-Quan sát tranh,
lắng nghe

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số
khái niệm
+ Thế nào là kích thước quần thể? -Nghiên cứu SGK,
trả lời
+ Hãy phân biệt KT quần thể và
kích thước cơ thể? (kích thước quần thể
có 2 cực trị: tối thiểu và tối đ)
+ Khi nào quần thể đạt kích thước
tối thiểu? Khi nào quần thể đạt kích thước
tối đa ?
Bài 53: Các đặc
+ Mật độ quần thể là gì?
trưng cơ bản của
-Suy nghĩ trả lời
+
Trong
vùng
phân
bố
rộng,
mật
độ
quần thể (tt)

quần thể của một loài giun,dế,… quá
thấp, các cá thể không có cơ hội gặp
nhau, qt có thể tồn tại được không?
Chúng có thể chống chọi được với những
bất trắc xảy ra như môi trường bị ô nhiễm
không?


+ Nếu trong đk mật độ quá đông
nguồn thức ăn hạn hẹp, các cá thể có thể
tìm đủ thức ăn để sinh sống hay không ?
+ Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân
tố gây biến động kích thước quần thể
-Kích thước quần thể thường biến
động theo sự biến đổi của các nhân tố môi
trường, trước hết là nguồn thức ăn, thông
qua mức sinh sản và tử vong cũng như
mức nhập cư và di cư của quần thể.
- KT quần thể được mô tả bằng
công thức: Nt = N0 + B – D + I – E
+ Nguyên nhân nào gây ra sự biến
động kích thước của quần thể?
+ Cho hs quan sát sơ đồ tư duy về
sự biến đổi kích thước quần thể, yêu cầu
HS nêu khái niệm và nêu ý nghĩa của 4
ng nhân trên?
-Ngoài ra còn có 1 chỉ số quan
trọng nữa là mức sống sót
+ Mức sống sót là gì?

+ Dựa vào hình 53.1 : mô tả đường
cong sống của 3 nhóm động vật?
+ Nhận xét, bổ sung.

-Lắng nghe, ghi
chép
-Lắng nghe

-Trả lời
-Quan sát, trả lời

-Quan sát hình
-Lắng nghe, ghi
chép

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tăng
trưởng kích thước quần thể
-Lắng nghe, ghi nhớ
+ Sự tăng trưởng kích thước của
qthể phụ thuộc vào 4 nhân tố nêu trên.
+ Nếu gọi b là tốc độ sinh sản riêng
tức thời; d: tốc độ tử vong; r: là hệ số.
CT: r= b-d
Nếu b > d : qthể tăng số lượng
-Nghiên cứu SGK,
b = d : qthể ổn định .
trả lời
b < d : qthể giảm số lượng
+ Môi trường ntn là môi trường lý
tuởng? Tuân theo đường cong nào? biểu

thức ?


+ Đặc trưng của môi trường không
bị giới hạn và môi trường bị giới hạn?
+ Kiểu tăng trưởng này tuân theo
biểu thức và đường cong nào?
+ Bổ sung, kết luận

*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
về biến động
+ Nêu khái niệm? Khi nào số lượng
cá thể biến động?
+ Đây là phản ứng tổng hợp của
quần thể trước sự biến đổi của điều kiện
sống, không gian sống, các nhân tố môi
trường khác,...
Bài 54: Biến động
*Hoạt động 2: Các dạng biến
số lượng cá thể của động số lượng
quần thể.
+ Vẽ sơ đồ tư duy về sự biến động
số lượng quần thể
+ Phân tích, khái quát nội dung
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế
điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
+ Là thay đổi mối quan hệ chủ yếu
giữa mức sinh sản - tử vong
+ Thảo luận cơ chế điều chỉnh của
các hình thức:

++ Nhóm 1: Cạnh tranh
++ Nhóm 2: Sự di cư
++ Nhóm 3: Quan hệ con mồi - vật
ăn thịt
++ Nhóm 4: Vật chủ - vật kí sinh
+ Nhận xét, kết luận

-Lắng nghe, ghi
chép.

- Nghiên cứu SGK,
trả lời
-Lắng nghe

-Quan sát
-Lắng nghe, hệ
thống kiến thức
-Lắng nghe
-Thảo luận nhóm
- Cử đại diện trình
bày
- Nhận xét, bổ sung
các nhóm khác
-Lắng nghe, ghi bài


C. KẾT LUẬN
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học không chỉ giúp học
sinh tóm tắt đầy đủ nội dung bài học, thích thú học tập mà còn góp
phần rèn luyện kĩ năng – kĩ xảo, phát triển tư duy sáng tạo cho các

em.
Có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ, vào bài
mới, khái quát nội dung từng phần hay toàn bài,... Tùy thuộc vào nội
dung bài mà ta sử dụng đúng lúc để đạt hiệu quả cao
Qua quá trình tìm hiểu việc dạy học phần sinh thái học bằng
phương pháp sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy rằng thầy cô nên sử dụng
các sơ đồ tư duy, kết hợp với các phương pháp khác để bài giảng
sinh động, dễ hiểu, hấp dẫn các em. Giúp các em kết nối nội dung
của từng bài, từng chương; biết được mối liên hệ giữa các tổ chức
sống của sinh vật, nắm vững kiến thức trọng tâm.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Đinh Quang Báo , 2001, Lý luận dạy học sinh học

- Trần Thị Phú, Bài giảng lý luận dạy học sinh học – KTNN
- />- />


×