Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên Cứu Xây Dựng Mạng Lưới Quan Trắc Tác Động Của Khí Thải Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Bỉm Sơn, Thống Nhất Với Mạng Lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 105 trang )

Header Page 1 of 126.

đại học THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
--------------

LÊ THANH TùNG

NGHIÊN CứU XÂY DựNG MạNG L-ới quan trắc tác
động của khí thảI công nghiệp trên địa bàn
thị xã bỉm sơn, thống nhất với mạng l-ới
quan trắc môI tr-ờng quốc gia

LUN VN THC S KHOA HC MễI TRNG

Thái Nguyên - Năm 2013
S húa bi Trung tõm Hc liu
Footer Page 1 of 126.




Header Page 2 of 126.

đại học THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
--------------

LÊ THANH TùNG

NGHIÊN CứU XÂY DựNG MạNG L-ới quan trắc tác


động của khí thảI công nghiệp trên địa bàn
thị xã bỉm sơn, thống nhất với mạng l-ới
quan trắc môI tr-ờng quốc gia

Chuyên ngành
Mã s

: Khoa học môi tr-ờng
: 60440301

LUN VN THC S KHOA HC MễI TRNG

NGI HNG DN KHOA HC: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên, Năm 2013
S húa bi Trung tõm Hc liu
Footer Page 2 of 126.




Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu được trình bày trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn


Lê Thanh Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 3 of 126.




Header Page 4 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học khóa học 2011–2013 tại
Trường Đại học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên, Chuyên ngành Khoa học
Môi trường. Được sự nhất trí của Khoa Sau đại học và Khoa Tài nguyên môi
trường. Tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu xây
dựng mạng lưới quan trắc tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn, thống nhất với mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia”.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của
các thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên Môi trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các cá nhân, tập thể sau:
Thầy giáo, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Các cán bộ và toàn thể bà con nhân dân tại thị xã Bỉm Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè thân thiết
đã ủng hộ giúp đỡ tôi cả tinh thần và vật chất để tôi có thể hoàn thành chương
trình học, cũng như hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do thời gian và năng lực còn hạn

chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây tôi rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 08 tháng 08 năm 2013
Học viên

Lê Thanh Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 4 of 126.




Header Page 5 of 126.

i

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH .................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3

3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ......................... 5
1.1. Tổng quan chung về môi trƣờng và quan trắc môi trƣờng .................. 5
1.1.1. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường ................................ 5
1.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường và ô nhiễm môi trường ...................... 5
1.1.1.2. Một số vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay ........................................ 7
1.1.2. Tổng quan chung về quan trắc môi trường ........................................... 12
1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống quan trắc môi trƣờng .................. 14
1.3. Khái quát mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi trƣờng quốc
gia và tỉnh Thanh Hoá ...................................................................................... 15
1.3.1. Khái quát mạng lưới quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia ......... 15
1.3.1.1. Lịch sử hình thành mạng lưới quan trắc tài nguyên, môi trường ......... 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 5 of 126.




Header Page 6 of 126.

ii

1.3.1.2. Mạng lưới quan trắc Môi trường ........................................................... 17
1.3.1.3. Mạng lưới quan trắc Tài nguyên nước .................................................. 18
1.3.1.4. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn ............................................... 28
1.3.2. Khái quát mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh
Thanh Hoá ......................................................................................................... 19
1.3.2.1. Mạng lưới quan trắc môi trường nước .................................................. 19

1.3.2.2. Mạng lưới quan trắc môi trường đất ..................................................... 21
1.3.2.3. Mạng lưới quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn ........................... 23
1.3.2.4. Mạng lưới quan trắc Đa dạng sinh học ................................................. 26
1.3.2.5. Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường không khí của thị xã
Bỉm Sơn ............................................................................................................... 28
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................. 29
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 29
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 30
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 35
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 35
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39
3.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn ................................. 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 39
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 39
3.1.1.2. Địa hình .................................................................................................. 39
3.1.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 39
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 6 of 126.




Header Page 7 of 126.


iii

3.1.2. Đặc điểm kinh tế ....................................................................................... 41
3.1.2.1. Sản xuất công nghiệp – xây dựng .......................................................... 42
3.1.2.2. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ ............................................................. 45
3.1.2.3. Sản xuất nông – lâm nghiệp .................................................................. 45
3.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội ....................................................................... 46
3.1.3.1. Văn hoá, thể dục thể thao, thông tin, tuyên truyền ................................ 46
3.1.3.2. Giáo dục- Đào tạo.................................................................................. 46
3.1.3.3. Hoạt động y tế ........................................................................................ 47
3.2. Hiện trạng môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn .................................................... 47
3.2.1. Hiện trạng môi trường chung của thị xã Bỉm Sơn ............................... 47
3.2.1.1. Hiện trạng chất thải rắn......................................................................... 47
3.2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 49
3.2.1.3. Hiện trạng môi trường không khí ........................................................... 50
3.2.2. Hiện trạng khí thải công nghiệp một số nhà máy công nghiệp ............ 55
3.2.2.1. Hiện trạng khí thải công nghiệp Nhà máy xi măng Bỉm Sơn ................ 55
3.2.2.2. Hiện trạng khí thải công nghiệp CTCP gốm xây dựng Viglacera ......... 58
3.2.2.3. Hiện trạng khí thải công nghiệp Công ty cổ phần Vật Liệu Xây
Dựng Bỉm Sơn ..................................................................................................... 59
3.2.2.4. Kết quả điều tra tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn. .................................................................................................... 60
3.3. Xây dựng mạng lƣới quan trắc tác động khí thải công nghiệp
của thị xã Bỉm Sơn ............................................................................................ 65
3.3.1. Xác định vị trí điểm quan trắc tác động của khí thải công
nghiệp.................................................................................................................. 65
3.3.1.1. Xác định các khu vực chịu tác động của khí thải công nghiệp .............. 65
3.3.1.2. Cơ sở để xác định vị trí quan trắc.......................................................... 67
3.3.1.3. Xác định các vị trí quan trắc ................................................................. 68
3.3.2. Xác định thông số quan trắc tác động của khí thải công nghiệp .......... 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 7 of 126.




Header Page 8 of 126.

iv

3.3.2.1. Cơ sở để xác định thông số quan trắc.................................................... 69
3.3.2.2. Xác định các thông số quan trắc............................................................ 69
3.3.3. Xác định thời gian và tần suất quan trắc tác động của khí thải
công nghiệp......................................................................................................... 70
3.3.3.1. Cơ sở để xác định thời gian và tần suất quan trắc ................................ 70
3.3.3.2. Xác định thời gian và tần xuất quan trắc............................................... 70
3.4. Xây dựng bản đồ mạng lƣới quan trắc tác động khí thải công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ................................................................. 72
3.4.1. Yêu cầu của bản đồ mạng lưới quan trắc môi trường ........................... 72
3.4.2. Quy trình thành lập bản đồ ..................................................................... 72
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động quan
trắc môi trƣờng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ................................................ 75
3.5.1. Giải pháp hoàn thiện mạng lưới quan trắc ............................................ 75
3.5.2. Giải pháp đảm bảo chất lượng quan trác môi trường ........................... 75
3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường

........ 75

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 77
1. Kết luận .......................................................................................................... 77

2. Kiến nghị ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Vị trí điểm quan trắc nƣớc mặt của tỉnh Thanh Hóa
PHỤ LỤC 2: Vị trí điểm quan trắc nƣớc ngầm của tỉnh Thanh Hóa
PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra tác động của khí thải công nghiệp
PHỤ LỤC 4: Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 8 of 126.




Header Page 9 of 126.

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


CP

Cổ phần

CT

Công ty

CTR

Chất thải rắn

KCN

Khu công nghiệp

KDC

Khu dân cư

NQ

Nghị quyết



Quyết định

QCCP


Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TM

Thương mại

TX

Thị xã

TW

Trung ương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 9 of 126.





Header Page 10 of 126.

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Vị trí quan trắc nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....... 20
Bảng 2.2. Vị trí quan trắc nước biển xa bờ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......... 20
Bảng 2.3. Vị trí quan trắc đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp ............................ 22
Bảng 2.4. Vị trí quan trắc đất có nguy cơ suy thoái .......................................... 22
Bảng 2.5. Vị trí quan trắc đất ven biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............... 23
Bảng 2.6. Vị trí quan trắc không khí khu dân cư tập trung............................... 24
Bảng 2.7. Vị trí quan trắc không khí do ảnh hưởng của giao thông ................. 24
Bảng 2.8. Vị trí quan trắc không khí khu công nghiệp, làng nghề .................. 25
Bảng 2.9. Vị trí quan trắc hệ sinh thái thủy vực ............................................... 26
Bảng 2.10. Vị trí quan trắc hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...... 27
Bảng 2.11. Vị trí quan trắc không khí trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ................. 28
Bảng 3.1. Một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ........................... 43
Bảng 3.2. Một số nguồn khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ......... 44
Bảng 3.3: Hiện trạng phát sinh và thu gom CTR sinh hoạt ở thị xã Bỉm Sơn ...... 48
Bảng 3.4. Tình hình phát sinh và thu gom CTR y tế ........................................ 49
Bảng 3.5: Chất lượng nước mặt thị xã Bỉm Sơn ............................................... 50
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại ngã tư Ngọc Trạo ........ 51
Bảng 3.7. Chất lượng không khí khu dân cư gần CTCP Xi măng Bỉm Sơn ...... 52
Bảng 3.8. Chất lượng không khí khu dân cư cạnh KCN Bỉm Sơn ................... 53
Bảng 3.9. Chất lượng không khí một số vị trí trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn ..... 54
Bảng 3.10. Chất lượng không khí xung quanh CTCP xi măng Bỉm Sơn ......... 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Footer Page 10 of 126.




Header Page 11 of 126.

vii

Bảng 3.11. Chất lượng không khí tại CTCP gốm xây dựng Viglacera ............ 58
Bảng 3.12. Chất lượng không khí của CTCP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn ....... 60
Bảng 3.13. Thành phần người được điều tra..................................................... 61
Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá môi trường của thị xã Bỉm Sơn ............................ 62
Bảng 3.15. Đánh giá tác động của khí thải công nghiệp.................................. 63
Bảng 3.16. Tọa độ một số nguồn khí thải công nghiệp thị xã Bỉm Sơn ........... 65
Bảng 3.17. Tần suất, tốc độ và hướng gió tại Bỉm Sơn từ năm 1996 -2010 ........ 66
Bảng 3.18. Vị trí các điểm quan trắc trắc tác động của khí thải công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn............................................................... 68
Bảng 3.19. Chỉ tiêu quan trắc tác động của khí thải công nghiệp ................... 69
Bảng 3.20. Thời gian và tần suất quan trắc tác động của khí thải công nghiệp .......71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 11 of 126.




Header Page 12 of 126.

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ nồng độ bụi tại Ngã tư Ngọc Trạo .................................. 50
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ nồng độ bụi tại KDC gần CTCP xi măng Bỉm Sơn....... 51
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ nồng độ bụi tại KDC cạnh khu công nghiệp Bỉm Sơn ... 53
Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá Tam
Giang, Cầu Hai .............................................................................................. 34
Hình 3.1. Sơ đồ mạng lưới quan trắc tác động khí thải công nghiệp trên
địa bàn thị xã Bỉm Sơn ...................................................................................... 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 12 of 126.




Header Page 13 of 126.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm khí thải công nghiệp
nói riêng đang là một trong những vấn đề mà các quốc gia rất quan tâm. Việc
kiểm soát khí thải từ các nguồn thải công nghiệp là một yêu cầu cấp thiết đối
với nước ta. Do các cơ sở sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu đã được xây
dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, lượng khí thải thải ra nhiều, tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn đang còn xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, các nhà
máy, xí nghiệp chưa được quy hoạch một cách đồng bộ vì vậy nhiều nhà máy,

xí nghiệp nằm gần các khu dân cư, thậm chí có nhà máy còn được đặt ngay
trong khu dân cư. Việc bố trí các nhà máy gần khu dân cư đã tác động không
nhỏ đến sinh sống của người dân. Song việc đo lường, xác định các tác động
này lại còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Bỉm Sơn là một Khu công nghiệp phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, ở đây tập
trung chủ yếu các cơ sở sản xuất như: xi măng, gạch ngói, lắp ráp ô tô… Vì
vậy, ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp đang tác động rất lớn đến
môi trường và người dân. Việc đo đạc mức độ tác động do khí thải ngày càng
trở nên cấp thiết. Do đây là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp
quản lý phù hợp, nhà doanh nghiệp biết được hiện trạng, mức độ tác động do
khí thải của doanh nghiệp mình, người dân biết được những tổn thất mình
phải chịu do khí thải các doanh nghiệp gay ra. Từ thực tế trên cần thiết lập
được một mạng lưới quan trắc nhằm đánh giá thường xuyên, liên tục, thống
nhất và đầy đủ các tác động của khí thải công nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu về thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường của địa
phương nhằm đạt chuẩn và thống nhất với mạng lưới quan trắc môi trường
không khí của Quốc gia. Dựa trên những vị trí quan trắc của mạng lưới để đo
đạc, quan trắc, phân tích các kết quả về chất lượng không khí xung quanh,
nồng độ khí thải. Để xác định mức độ ô nhiễm, hay chưa ô nhiễm do khí thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 13 of 126.




Header Page 14 of 126.

2

công nghiệp gây ra. Các tác động của ô nhiễm không khí do khí thải công

nghiệp đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Từ đó có những kiến nghị, đề
xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý, khắc phục ô nhiễm.
Từ những lý do trên, cùng với thực tế phát triển công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn và những tác động của nó đến môi trường và con người, tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc tác
động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, thống nhất với
mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia”.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là xây dựng được mạng lưới quan trắc tác động của
khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn thống nhất với mạng lưới
quan trắc môi trường quốc gia.
3. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá một cách khái quát mức độ ảnh hưởng của khí thải công nghiệp
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, xây dựng mạng lưới quan trắc các tác động đó và
đề ra các giải pháp thực hiện tốt việc quan trắc tác động khí thải công nghiệp
nói chung và quan trắc môi trường nói riêng.
 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các nguồn khí thải công nghiệp và tác động của chúng
đến môi trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc tác động của khí thải công nghiệp trên
địa bàn thị xã Bỉm Sơn với các điểm quan trắc, chỉ tiêu quan trắc, thời gian và
tần suất quan trắc phù hợp.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quan trắc tác
động của khí thải công nghiệp nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 14 of 126.





Header Page 15 of 126.

3

quan trắc môi trường trên điạ bàn thị xã Bỉm Sơn nói chung.
4. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài tiến hành là một cơ hội để áp dụng các kiến thức chuyên môn
trong học tập vào thực tế, đồng thời cũng là cơ hội để học tập nâng cao kiến
thức từ thực tế thực hiện đề tài.
- Đề tài hoàn thành sẽ tạo ra cơ sỡ dữ liệu quan trọng phục vụ công tác
học tập, nghiên cứu và quản lý môi trường nói chung và khí thải công nghiệp
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn nói riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Sau khi đề tài hoàn thành sẽ tạo ra một mạng lưới các điểm quan trắc
tác động khí thải công nghiệp với các chỉ tiêu và thông số phù hợp.
- Mạng lưới quan trắc sẽ phục vụ quan trắc và kiểm soát tác động của khí
thải công nghiệp cho địa phương.
- Định kỳ cung cấp các thông tin về tác động của khí thải công nghiệp
trên địa bàn cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 15 of 126.




Header Page 16 of 126.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

1.1. Tổng quan chung về môi trƣờng và quan trắc môi trƣờng
1.1.1. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường và ô nhiễm môi trường
Thuật ngữ môi trường (Environment) được hiểu theo nhiều góc độ khác
nhau. Một số khái niệm môi trường thường được dung như:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật [15].
- Theo nghĩa rộng nhất thì Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật
thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một Môi trường [10].
- Theo Lê Văn Khoa, 1995 [11]: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường
sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự
phát triển của cơ thể”.
- Một cách hiểu khác, Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh
sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật [13].
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình [17].
- Đối với con người, Môi trường chứa đựng nội dung rộng. Theo định
nghĩa của UNESCO thì Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình, trong
đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình [18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 16 of 126.




Header Page 17 of 126.

5

Như vậy, có thể nêu khái niệm chung về Môi trường: Môi trường là tập
hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con
người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không
khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người...
Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo
nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân
và cộng đồng loài người.
- Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người
tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Từ nhiều cách quan niệm môi trường khác nhau, cũng đã hình thành nên
nhiều khái niệm về ô nhiễm môi trường. Có thể kể đến một số khái niệm
thường được sử dụng sau:
- Ô nhiễm môi trường là thêm vào môi trường bất kỳ chất hay dạng năng
lượng nào với nồng độ lớn hơn nồng độ mà môi trường có thể thích nghi với
chúng bằng cách phân tán, phân hủy, quay vòng hay tích tụ chúng với một số
dạng ít gây tác hại [19].

- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi bất lợi đối với một số các thành
phần môi trường có khả năng gây tác hại đến sức khỏe của con người, đến
tính bền vững của vật liệu, đến sự phát triển của sinh vật (như sự thay đổi một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp về các dạng năng lượng, mức độ bức xạ, tính
chất vật lý, hóa học và sự đa dạng sinh học) xung quanh chúng ta bởi việc
chuyển chất thải vào môi trường [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 17 of 126.




Header Page 18 of 126.

6

- Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 [15], Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Chất gây ô
nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho
môi trường bị ô nhiễm.
Để quản lý môi trường, các nhà quản lý sử dụng khái niệm ô nhiễm môi
trường theo luật bảo vệ môi trường.
1.1.1.2. Một số vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay
Báo cáo tổng quan Môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi
trường Liên Hợp Quốc đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước
vào thiên niên kỷ thứ ba đó là [14]:
- Thứ nhất, đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe
dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và
dịch vụ, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ

thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.
- Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý
môi trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính
sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển
kinh tế.
Hiện nay thế giới đang đứng trước những thách thức môi trường sau:


Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng

Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu thì
có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu
toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất
đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,50C - 4,50C so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 18 of 126.




Header Page 19 of 126.

7

nhiệt độ ở thế kỷ XX. Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là:
- Mực nước biển dâng cao từ 25cm đến 140cm, băng tan sẽ nhấn chìm
một vùng đất liền rộng lớn, theo dự báo nếu tình trạng như hiện nay thì đến
giữa thế kỷ này biển sẽ tiến vào đất liền từ 5m-7m độ cao.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hỏa

hoạn và lũ lụt. thiên tai không chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng
mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn [18].
 Sự suy giảm tầng Ôzôn
Ôzôn (O3) là loại khí hiếm trong không khí gần bề mặt đất và tập trung
thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng đối lưu từ 16km đến
khoảng 40km ở các vĩ độ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, Ôzôn độc hại
và sự ô nhiễm Ôzôn sẽ có tác động xấu đến năng suất cây trồng. Song hàm
lượng thực tế của Ôzôn trong tầng đối lưu là rất thấp, mà chủ yếu Ôzôn tập
trung ở tầng bình lưu.
Thuật ngữ “Tầng Ôzôn” là chỉ lớp khí chứa hàm lượng Ôzôn cao trong
tầng bình lưu. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái đất.
Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với
con người và sinh vật cũng như các vật liệu khác, khi tầng Ôzôn tiếp tục bị
suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ.
Tầng Ôzôn của trái đất có giá trị trung bình khoảng 300 DU, trong khi đó
tầng Ôzôn ở Nam cực ở cuối mùa xuân chỉ còn khoảng 117 DU. Ở Nam cực
hàm lượng Ôzôn thấp nhất xảy ra ở những khu vực khác nhau, trong những
thời điểm khác nhau. Kỷ lục thấp nhất của tầng Ôzôn là 88 DU được ghi nhận
vào năm 1994. Các khu vực có nồng độ Ôzôn thấp dưới 220 DU được gọi là
“lỗ thủng tầng Ôzôn” [18].
 Hiệu ứng nhà kính gia tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 19 of 126.




Header Page 20 of 126.


8

Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo thành bởi sự cân
bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái đất và năng lượng bức xạ
nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt trời là bức xạ sóng ngắn
nên nó dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng Ôzôn rồi xuống mặt đất,
ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài,
nó không có khả năng xuyên qua lớp khí và lại bị khí CO2, hơi nước và một
số khí nhà kính trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao
quanh Trái đất sẽ tăng lên tăng. Hiện tượng này được gọi là “Hiệu ứng nhà
kính”, vì lớp cacbon đioxit ở đây có tác dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt
của nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông.
Tính chất nguy hại của Hiệu ứng nhà kính hiện nay là sự tăng nồng độ
các khí này trong khí quyển sẽ có tác dụng làm tăng mức nhiệt độ từ ấm tới
nóng, do đó gây nên những vấn đề môi trường của thời đại. Các khí nhà kính
bao gồm: CO2, CFC, CH4, N2O.
Theo Hoffman và Wells (1987) [27], cho biết, một số loại khí hiếm có
khả năng làm tăng nhiệt độ của Trái đất. Trong số 16 loại khí hiếm thì NH4 có
khả năng lớn nhất, sau đó là N2O, CF3Cl, CF3Br, CF2Cl2 và cuối cùng là SO2.


Tài nguyên bị suy thoái.

- Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá
mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Một bằng chứng mới cho thấy sự
biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều
khu vực. Theo FAO, trong vòng 20 năm tới, hơn 140 triệu ha đất sẽ bị mất đi
giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên thế giới đang
chuyển chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe
dọa. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hằng năm

vào các sông ngòi và biển cả.
- Diện tích rừng của thế giới còn khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 20 of 126.




Header Page 21 of 126.

9

diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3
và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh chủ yếu ở các
nước đang phát triển [18].
- Với tổng lượng nước là 1386.106 km3, bao phủ gần 3/4 diện tích bề
mặt Trái đất, nhưng loài người vẫn “khát” giữa đại dương mênh mông, bởi vì
lượng nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước mà hầu hết tồn tại dưới
dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt
mà con người có thể sử dụng trực tiếp là 0,26%. Gần 20% dân số thế giới
không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn.


Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng

Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Nhiều vấn đề Môi trường tác
động ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất
thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành
các điểm nóng về môi trường.

Bước sang thế kỷ XX, dân số thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số
người sống tại các đô thị chiếm 1/7 dân số thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, dân
số sống ở đô thị đã tăng lên nhiều và chiếm tới 1/2 dân số thế giới.
Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất trên thế giới là ở các
nước đang phát riển như: Thượng Hải (Trung Quốc), Buenos Aires
(Achentina) và Calcuta (Ấn Độ). Năm 1990,7 thành phố lớn nhất thế giới là ở
các nước đang phát triển. Năm 2000 thế giới có 18 siêu đô thị, và đến nay số
siêu đô thị đã vượt qua con số 30.
 Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của Trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị
của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện
nay đang xảy ra tình trạng dân số gia tăng mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 21 of 126.




Header Page 22 of 126.

10

thấp, nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng cho nên đã gây ra xu hướng làm
mất cân bằng giữa dân số và môi trường.
Đầu thế kỷ XIX dân số thế giới mới có 1 tỷ người, đến năm 1927 tăng
lên 2 tỷ người, năm 1960 - 3 tỷ, năm 1974 - 4 tỷ, năm 1987 - 5 tỷ và 1999 là 6
tỷ. Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự báo
đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người, trong đó
95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển, do đó sẽ phải đối mặt
với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề môi trường.

Sự gia tăng dân sô tất nhiên dẫn đến sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và
hậu quả dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ở Mỹ, hằng năm 270 triệu người sử
dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng toàn hành tinh. 1 tỷ
người giàu nhất thế giới tiêu thụ 80% tài nguyên của Trái đất. Theo Liên Hợp
Quốc, nếu toàn bộ dân số của Trái đất có cùng mức tiêu thụ trung bình như
người Mỹ hoặc Châu Âu thì cần phải có 3 Trái đất mới đáp ứng đủ nhu cầu
cho con người. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa: dân
số, hoàn cảnh môi trường, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế - xã hội.
 Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái đất
Các loài động thực vật qua quá trình tiến hóa hằng trăm triệu năm đã và
đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng Môi trường sống
trên Trái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất,
làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý
giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu
dài của con người và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới.
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô
cùng quan trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ
và loài người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng
sinh vật. Đa dạng sinh học lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 22 of 126.




Header Page 23 of 126.

11

nhiên, hiện nay vấn đề mất đa dạng sinh học đang là vấn đề nghiêm trọng,

nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng
sinh học.
Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và hơn một nửa
sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải
san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn.
1.1.2. Tổng quan chung về quan trắc môi trường
 Khái niệm quan trắc môi trường
Quan trắc là một quá trình theo dõi và đo thường xuyên với mục đích đã
được xác định, với một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh
học các thành phần môi trường theo một chương trình lập sẵn về thời gian,
không gian và phương pháp, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng
môi trường [21].
Theo Luật BVMT 2005[15], “Quan trắc môi trường là quá trình theo
dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung
cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
và các tác động xấu đối với môi trường”.
Mạng lưới quan trắc môi trường là tập hợp các điểm, các trạm quan trắc
môi trường. Mạng lưới quan trắc môi trường thường được thành lập cho từng
thành phần môi trường.
 Mục tiêu của quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường nhằm đáp ứng một số mục tiêu cơ bản sau [15]:
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 23 of 126.





Header Page 24 of 126.

12

quốc gia, địa phương, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng
vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm,
suy thoái môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ,
cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế.
 Phân loại quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo
cách thức phân loại. Một số cách phân loại quan trắc môi trường như sau [21]:
- Dựa vào chức năng các trạm quan trắc môi trường, được chia thành 4 loại:
+ Trạm quan trắc môi trường nền.
+ Trạm quan trắc môi trường nhiễm bẩn.
+ Trạm tác động.
+ Trạm xu hướng.
- Phân loại theo thành phần môi trường cần quan trắc, được chia thành 6 loại:
+ Quan trắc môi trường không khí.
+ Quan trắc môi trường nước.
+ Quan trắc môi trường môi trường lao động.
+ Quan trắc môi trường biển.
+ Quan trắc môi trường giao thông.
+ Quan trắc môi trường công nghiệp…
- Phân loại theo tính chất liên tục của quan trắc, được chia thành 2 loại:

+ Quan trắc gián đoạn (trạm quan trắc gián đoạn).
+ Quan trắc liên tục (trạm quan trắc liên tục).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 24 of 126.




Header Page 25 of 126.

13

- Phân loại theo tính cơ động của trạm quan trắc, được chia thành 2 loại:
+ Trạm quan trắc cố định.
+ Trạm quan trắc lưu động.
1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống quan trắc môi trƣờng
- Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” và Nhà nước cho ra đời Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Đây là
những căn cứ pháp lý quan trọng. Trong luật BVMT (2005), tại chương X.
Quan trắc và thông tin về môi trường, từ Điều 94 đến Điều 97 để nói về quan
trắc môi trường. Trong đó quy định rõ: Hiện trạng môi trường và các tác động
đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc; Trách
nhiệm quan trác môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; Quy hoạch hệ
thống quan trắc môi trường và chương trình quan trắc môi trường.
- Trên cơ sở nhu cầu quan trắc thực tế ngày 29 tháng 01 năm 2007 Thủ
tướng Chính phủ ra Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến

năm 2020”. Trong đó khẳng định mục tiêu giai đoạn 2011 đến 2015 là: “Tiếp
tục củng cố và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường đã
có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm còn lại; Nâng cấp cơ sở
dữ liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm thông tin thông suốt, đồng bộ, có
hệ thống và độ tin cậy cao; Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên,
đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường
quốc gia.”
- Nhằm cụ thể hóa các quy định về đảm bảo chất lượng trong quan trắc
được quy định trong luật bảo vệ môi trường 2005, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm
2012 về “Quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 25 of 126.




×