Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quan hệ chính trị việt nam – lào từ 1930 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.71 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - LÀO TỪ 1930 ĐẾN 2015

BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62 31 02 01

Họ và tên: Đinh Văn Nhạc
Cơ quan công tác: Học viện Chính trị khu vực I,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2017


NỘI DUNG BÀI LUẬN
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài/hướng nghiên cứu: Quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
từ 1930 đến 2015
1.2. Người thực hiện: Đinh Văn Nhạc
1.3. Ngày tháng năm sinh: 20/7/1975
1.4. Đơn vị công tác: Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh
2. Đề cương dự kiến
2.1. Lý do chọn đề tài hoặc hướng nghiên cứu
Quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Lào được thiết lập
vào ngày 05/9/1962. Song thực chất, từ bao đời qua, Việt Nam và Lào là hai
nước láng giềng, gần gũi bên nhau như làng trên xóm dưới. Nhân dân Việt
Nam thường nói láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau tương tự như cách gọi
nhân dân Việt Nam của người Lào là bản cạy hươn khiêng (bản kề, nhà cạnh).


Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là mối quan hệ nhân hòa, nảy sinh
từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội của biết bao thế hệ
cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao hơn hết là vận
mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát triển thành
quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam hình thành
nên không hề do ý muốn chủ quan của bất kỳ bên nào, cũng không phải là
một hiện tượng nhất thời mà bắt nguồn từ vị trí địa – chiến lược của hai nước,
từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có cùng lợi ích cơ
bản về độc lập, tự chủ và nguyện vọng chính đáng thiết tha về hòa bình và
phát triển. Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
3


được nâng thành quan hệ đặc biệt kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ
tịch Hồ Chí Minh) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 và
sau đó (tháng 10 năm 1930), Đảng được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông
Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách
mạng Lào sau này.
Quan hệ chính trị Việt Nam - Lào được phát triển từ quan hệ truyền
thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng
đồng chí Cayxon PHOMVIHAN, đồng chí Xuphanuvong và các thế hệ lãnh
đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, mà một
trong những nội dung cơ bản, mang tính quyết định tới các quan hệ khác, đó
là quan hệ chính trị giữa hai nước trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy
hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai
nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng
lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây

dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ
sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy
hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ quốc tế, trong đó có
quan hệ chính trị quốc tế của Việt Nam, của Lào với các chủ thể khác trong
cộng đồng quốc tế cũng có những bước đi thích hợp; sự nghiệp đổi mới, mở
cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những
xung lực mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối
quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào với những phương thức mới và những
nội dung mới.
4


Mặc dù ngày nay, các lý thuyết về hệ thống quốc tế, về quan hệ chính
trị quốc tế có nhiều thay đổi, nhưng quan hệ chính trị Việt Nam - Lào đã,
đang và chắc chắn sẽ là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về
sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc
đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội - điều này đã được lịch sử chứng
minh và đang tiếp tục không ngừng được hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam Lào tích cực vun đắp, được nhân dân hai nước đồng tình, tự nguyện và mong
muốn ủng hộ mối quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam – Lào.
Là cán bộ công tác tại Học viện Chính trị khu vực I, thuộc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, ứng viên đã và đang
vinh dự thực hiện các nhiệm vụ phục vụ đào tạo cử nhân chính trị cho cán bộ
của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Để có thêm kiến thức phục vụ quá trình
công tác nhằm góp phần không ngừng củng cố quan hệ chính trị nói riêng,
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung và xuất phát từ ý nghĩa
khoa học và thực tiễn như nêu trên, ứng viên chọn đề tài “Quan hệ chính trị
Việt Nam – Lào từ 1930 đến 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành
Chính trị học.

2.2. Tổng quan những tài liệu liên quan đến tình hình nghiên cứu
Về tổng quan những tài liệu liên quan đến tình hình nghiên cứu, có thể
chia làm 4 nhóm sau:
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính trị và hệ thống chính trị của Lào
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của đồng chí Kayxỏn
PHÔM VI HẲN như “Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội
chủ nghĩa”, Nxb sự thật, Hà Nội, 1978; “25 năm chiến đấu và thắng lợi của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nxb sự thật, Hà Nội, 1980”; “ Ba mươi năm
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”, Nxb sự thật, Hà Nội, 1985; hay “Về cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào”, Nxb sự thật. Hà Nội, 1986.
5


Cuốn sách “Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội; Viện Nghiên cứu Đông Nam Á do tác giả Trương Duy Hòa
(Chủ biên); “Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” (tóm tắt), Viện khoa
học xã hội Quốc gia Lào xuất bản, 2011.
Tiếp theo là một số bài viết được đăng trên các tạp chí, có thể kể đến
“Công tác quản lý nhà nước để phát triển kinh tế đối ngoại của Lào” của tác
giả Amkha VONG MUEN KA đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước (Học viện
Hành chính quốc gia) số 6/2011, tr. 63 – 66; “Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
dưới góc nhìn so sánh” của tác giả Tuấn Đạo Thanh đăng trên Tạp chí Thanh
tra (Thanh tra Chính phủ), Số 2/2010, tr. 48-50; bài viết “Một số giải pháp
đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước
CHDCND Lào” của Phoxay XAYASONE đăng trên Tạp chí Quản lý nhà
nước (Học viện Hành chính), Số 9/2010, tr. 77 – 79; “Cải cách bộ máy chính
phủ của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Vanla
TYKHAMVANVONGSA đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước (Học viện
Hành chính Quốc gia), Số 5/2014, tr. 100 – 102…

Luận văn thạc sĩ Luật học của Sivixay PASANPHONNE do TS Phan
Chí Hiếu hướng dẫn - Hà Nội, 2009 “Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước
theo pháp luật của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào - Thực trạng và
phương hướng hoàn thiện”…; Luận án tiến sĩ Luật học của Pathana
SOUKALOUN do TS Vũ Hồng Anh, PGS . TS. Nguyễn Văn Động hướng
dẫn - Hà Nội, 2007. - 225 trang về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay”; Luận văn
thạc sĩ Luật học “Bộ máy hành chính nhà nước nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào” của Phatthana SUCHALUN; Hà Nội, 2003; Luận văn thạc sĩ Luật
học “Bộ máy nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp
6


1991” của Nalan THAMMATHEVA, 2003 . - 110 tr; Luận văn thạc sĩ Chính
trị học “Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của Đoàn Việt
Hải do TS Lê Văn Thủy hướng dẫn – Hà Nội, 2014.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về chính trị và hệ thống chính trị Việt Nam
Nghiên cứu về thể chế chính trị Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
có “Thể chế chính trị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám dưới góc nhìn
hiện đại”/Lưu Văn An, H, CTQG, 2008, 271tr; “Đại cương lịch sử tư tưởng
chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”/Nguyễn Hoài Văn, CTQG,
2010, 370tr…
Về sau này, có các công trình: “Đảng và các tổ chức chính trị xã hội
trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay”/Nguyễn Hữu Đổng.- H.: CTQG,
2009,174tr; “Chính trị học- những vấn đề lý luận và thực tiễn” (20072012)/Viện Chính trị học.- H: CTQG, 2009, 588tr; “Đổi mới quan hệ giữa
Đảng - Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam”/Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn.- H.: CTQG,
2008,491tr; “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2020”/ PGS. TS Trần Đình Hoan chủ biên.- H.: CTQG, 2008.282 tr….
Về hệ thống chính trị Việt Nam, tiêu biểu có: Đề tài KX10.02, Các

quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị nước ta ở giai đoạn 20052020, PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm...
2.2.3. Các công trình nghiên cứu về chính trị và quan hệ chính trị quốc tế
Ở nhóm nghiên cứu này, trước hết phải kể đến “Tư tưởng chính trị của
C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lê nin và Hồ Chí Minh”/ PGS. TS Lê Minh
Quân.- H.: CTQG, 2009; hay “Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm
kinh điển Mác- Lênin: Tài liệu dùng cho các chương trình đào tạo đại học và
trên đại học về chính trị”.- H.: CTQG, 2008.- 506 tr…
7


Ngoài ra còn có tác giả Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An với cuốn sách
Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2008); Phạm
Quang Minh (2008), Tài liệu tham khảo môn học “Quan hệ Quốc tế đầu thế
kỷ XXI”, Khoa Quốc tế - Đại học KHXH & NV, Hà Nội…
Hoặc các tác giả nước ngoài, có Waltz, Kenneth N. (1979), “Laws and
Therories” (Lý thuyết và Quy luật), (chương 1) trong KN. Waltz,
International Politics (Reading, Mass,: Addison – Wesley Pub.co), pp.1-17,
cũng với tác giả Waltz, Kenneth N. (1979), có “Politics Structure” (Các cấu
trúc chính trị), (chương 5) trong KN. Waltz, Theory of International Politics
(Reading, Mass,: Addison – Wesley Pub.co), pp.79-101; tác giả Suzanne
Berger (2000), “Globalization and Politics”, (Tác động chính trị của toàn cầu
hóa), American Review of Political Science, No.3, pp.43-62; “Lịch sử các học
thuyết chính trị trên thế giới”/Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch),H,
VHTT,2006, 546tr; “Thể chế chính trị thế giới đương đại”/Khoa Chính trị
học, Học viện Báo chí và tuyên truyền, H,CTQG, 2003, 456tr; “Một số vấn đề
chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay”/Nguyễn Hoàng Giáp, H, CTQG,
2012, 304tr…
2.2.4. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Lào nói chung,
quan hệ chính trị Việt Nam - Lào nói riêng
Ở nhóm này, có rất nhiều công trình, trong đó nổi bật là các cuốn sách:

Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 – 2007 Biên
niên sự kiện, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, 2011; Lịch sử Quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 – 2007 Biên niên sự kiện, tập 2, Nxb
Chính trị quốc gia, 2011; Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào –
Việt Nam 1930 – 2007 Bài viết của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ,Nxb Chính trị
quốc gia, 2011; Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
1930 – 2007, Nxb Chính trị quốc gia, 2011; Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt
8


Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 – 2007 Văn kiện, tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia, 2011; Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 –
2007 Văn kiện, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 2011; Lê Đình Chỉnh. Quan hệ
đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000. Nxb
Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2007; Nguyễn Duy Trinh. Quan hệ giữa nhân dân,
Đảng và Nhà nước trong nền chuyên chính dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958...
Về cơ bản, nội dung của 4 nhóm tài liệu nêu trên nói lên những vấn đề sau:
Trước hết, là những vấn đề chung cơ bản của chính trị như quyền lực
và chính trị, về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, về khoa học, nghệ
thuật giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước; về lịch
sử chính trị, lịch sử nhà nước.
Thứ hai, vấn đề chính trị và giai cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai
cấp, quan hệ giữa vấn đề giai cấp với nhà nước; vấn đề chính trị với cách
mạng xã hội.
Thứ ba, vấn đề chính trị và lợi ích, trong đó nổi bật là lợi ích kinh tế,
mà kinh tế là nguồn gốc của chính trị và là nhân tố quyết định chính trị;
nguyên lý căn bản của mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là: “ Chính trị là
sự biểu hiện tập trung của kinh tế”, “Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”
“ Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị ở

trong kinh tế và, ngược lại, kinh tế thâm nhập vào chính trị. việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng và xác định được một hệ thống các
quan điểm, nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; hay sự chỉ ra những lỗi thời
trong các lý thuyết truyền thống về chính trị, để đưa ra những luận điểm mới,
lý thuyết mới và chỉ ra lý do của sự cần thiết thay đổi lý thuyết chính trị…
Thứ tư, vấn đề quan hệ quan hệ, trong đó có quan hệ chính trị quốc tế
cả đa phương và song phương: giữa một nước với một nhóm nước; quan hệ
9


giữa một trào lưu với một nước; quan hệ giữa nước này với nước khác, trong
đó có quan hệ giữa Việt Nam và Lào…
Có thể nói, các nhóm tài liệu trên đã cung cấp những thông tin về đời
sống chính trị trong nước và trên thế giới đầy sinh động. Tài liệu nghiên cứu
về chính trị, hệ thống chính trị của Việt Nam, về chính trị, hệ thống chính trị
của của Lào cũng vô cùng phong phú. Song nghiên cứu về quan hệ chính trị
giữa Việt Nam và Lào xuyên suốt một chặng đường lịch sử từ 1930 đến 2015
vẫn còn bỏ ngỏ, rất cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu để khỏa lấp
khoảng trống này nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nhân
tố chính trị đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào cả trong lịch sử,
hiện tại và tương lai.
Theo đó, hướng luận án cần tập trung nghiên cứu, đó là:
Sau khi điểm lại những vấn đề chung nhất về chính trị, hệ thống chính
trị (các khái niệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước); trình bày các
quan điểm cơ bản về chính trị và hệ thống chính trị của Việt Nam, chính trị
và hệ thống chính trị của Lào; trình bày khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam
- Lào nói chung, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích những giai đoạn lịch
sử quan trọng trong quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Lào từ 1930 đến
2015; đánh giá những thành tựu đạt được từ quan hệ chính trị tốt đẹp giữa
hai nước, như giúp đỡ nhau ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ

vững quốc phòng - an ninh… Để từ đó, gợi ý những giải pháp nhằm củng
cố và tăng cường quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Lào trong tình hình
mới.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chính trị và hệ
thống chính trị ở Việt Nam.
10


- Các quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về chính trị và
hệ thống chính trị ở Lào.
- Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Lào từ 1930 đến 2015.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu quan hệ chính trị giữa hai
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây, Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sau này trong bối cảnh
tình hình quốc tế, khu vực và bối cảnh hai dân tộc từ 1930 đến 2015 nhằm
không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác
toàn diện Việt Nam - Lào những năm tiếp theo.
Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu hệ thống chính trị của Việt
Nam và Lào, quan hệ chính trị giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Về phạm vi thời gian: Từ năm 1930 đến 2015
Đây là mốc thời gian quan trọng đánh dấu 85 năm ra ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam - tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, mở đầu
những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Đông Dương; thảo luận và thông qua Luận cương chánh trị, Án nghị quyết về
tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng cùng các văn

kiện quan trọng khác. Hội nghị đã đặt phong trào cách mạng Việt Nam và
phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
cũng như xác định cụ thể, toàn diện hơn về mặt lý luận cho mối quan hệ giữa
phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào.
Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản
Đông Dương còn đề ra những chủ trương và giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp
bộ Đảng và phong trào cách mạng Đông Dương cũng như tăng cường sự quan
11


hệ mật thiết, nương dựa lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên hành
trình đấu tranh giành tự do, độc lập cho mỗi dân tộc.
2.4. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Về mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tình quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ 19302015 góp phần để các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước hiểu về
mối tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc cũng như sự cần thiết tiếp
tục không ngừng củng cố, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mỗi bên trong tình hình mới.
* Nhiệm vụ của luận án
Phân tích một số khái niệm cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án.
Tập hợp, xử lý, hệ thống hóa một số dữ liệu liên quan đến tình hình
chính trị, hệ thống chính trị của Việt Nam, của Lào và quan hệ chính trị
Việt Nam - Lào từ 1930 đến 2015.
Phân tích, đánh giá kết quả quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ 1930
đến 2015.
Đề xuất phương hướng, một số giải pháp nhằm không ngừng tăng
cường quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong những năm tiếp theo.
2.4.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ 1930 đến 2015 trải qua những
giai đoạn lịch sử quan trọng nào? Mối quan hệ đó đã đóng góp gì tới việc xây
dựng và ổn định hệ thống chính trị ở mỗi nước?
- Cần có những giải pháp nào để củng cố và tăng cường quan hệ chính
trị giữa Việt Nam và Lào trong tình hình mới?
2.5. Phương pháp nghiên cứu
12


2.5.1. Cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết quốc tế, về xây dựng hệ thống chính trị là cơ sở lý luận và phương pháp
luận để giải quyết đề tài luận án; ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số cơ sở
lý thuyết hiện đại, phù hợp.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và
các phương pháp cơ bản khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so
sánh. Các phương pháp trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung của
luận án.
3. Bố cục dự kiến của nghiên cứu
3.1. Bố cục chung
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung luận án gồm 3 chương.
3.2. Bố cục nội dung
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Ở VIỆT NAM VÀ LÀO TỪ NĂM 1930 ĐẾN 2015
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về hệ thống và hệ thống chính trị

1.1.2. Khái niệm về quan hệ chính trị quốc tế
1.2. Các nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển hệ thống
chính trị ở Việt Nam và Lào
1.2.1. Các nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển hệ thống
chính trị ở Việt Nam từ 1930 đến 2015

13


1.2.2. Các nhân tố tác động tới sự hình thành và phát triển hệ thống
chính trị ở Lào từ 1930 đến 2015.
Tiểu kết chương 1
Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH VÀ THÀNH TỰU TRONG QUAN HỆ
CHÍNH CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO TỪ 1930 ĐẾN 2015
2.1. Sự hình thành quan hệ chính trị Việt Nam - Lào 1930-1945
2.1.1. Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam - Lào
2.1.2. Nhân tố giúp nhân dân hai nước đoàn kết đấu tranh chống chế độ
thuộc địa, giành chính quyền thắng lợi giai đoạn 1930-1945
2.2. Quan hệ chính trị Việt Nam - Lào 1945-2015
2.2.1. Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong giai đoạn chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn 1945-1975 - nền tảng của quan
hệ chính trị hai nước
2.2.2. Thành tựu trong quan hệ chính trị Việt Nam - Lào 1976-2015
Tiểu kết chương 2
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CỦNG CỐ,
TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - LÀO
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
3.1. Phương hướng củng cố và tăng cường quan hệ chính trị Việt

Nam - Lào trong tình hình mới
3.1.1. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày
càng đi vào chiều sâu
3.1.2. Nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam và
Lào ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới

14


3.1.3. Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong hệ thống chính trị
3.1.4. Hợp tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam - Lào góp
phần củng cố quan hệ chính trị
3.2. Một số giải pháp cơ bản củng cố và tăng cường quan hệ chính
trị Việt Nam - Lào trong tình hình mới
3.2.1. Nâng cao nhận thức, xây dựng và phát huy vai trò, trách nhiệm
của các tổ chức trong hệ thống chính trị và tình cảm nhân dân hai nước nhằm
không ngừng vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào
3.2.2. Chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị từ cấp thôn - bản trở lên của hai nước đáp ứng tình hình
mới
3.2.3. Nâng cao chất lượng hợp tác Việt Nam - Lào về đào tạo về chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các ngành
3.2.4. Hai dân tộc tích cực hợp tác có tiếng nói trên các diễn đàn quốc
tế đa phương và song phương để bảo vệ lợi ích của hai dân tộc; kiên quyết
đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Lào
3.2.5. Hai nước tích cực hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời
sống nhân dân của mỗi nước, nhất là nhân dân vùng biên giới.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4. Lý do lựa chọn cơ sở nghiên cứu
Từ năm 1995-1999, ứng viên là người tự hào được học đại học ngành
Quốc tế học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

15


gia Hà Nội; từ 2013-2015, tiếp tục được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quan
hệ quốc tế cũng tại nơi đã từng học đại học nên, tự đáy lòng, ứng viên hiểu
rằng, Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo đại học và sau đại học
hàng đầu của cả nước. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội là một đơn vị đào tạo có uy tín và chất lượng, bởi nơi đây
tập hợp đông đảo đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình và khoa học. Ngoài ra,
một yếu tố quan trọng giúp người học tin tưởng vào cơ sở đào tạo là có nhiều
các nhà khoa học đầu ngành, tâm huyết với nghiên cứu khoa học, nhiệt tình,
trách nhiệm đối với học viên.
Sau một quá trình công tác ở nhiều lĩnh vực từ báo chí, kinh doanh đến
quản lý nhà nước ở tỉnh giáp biên giới với nước Bạn Lào, cũng như công tác
tại cơ sở đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ của Đảng, Nhà nước, trong đó có
cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào với nhiều vị trí khác nhau, ứng
viên thấy mình cần tiếp tục phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn khoa
học ở lĩnh vực phù hợp với công việc cả trước mắt cũng như lâu dài (như
nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, điều hành... nhất là những nhiệm vụ liên quan
tới quan hệ Việt Nam - Lào), ứng viên nhận thấy rằng đây là một cơ sở đào
tạo mà nếu theo học, nghiên cứu tại đây, ứng viên có thể cập nhật được kiến
thức chuyên môn một cách tốt nhất và cũng có thể phát huy được khả năng tự
nghiên cứu của mình dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học có chuyên môn
cao. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng là nơi có nhiều lưu

học sinh quốc tế, trong đó có lưu học sinh nước CHDCND Lào theo học, sẽ
giúp ứng viên trao đổi được kinh nghiệm làm việc với lưu hoc sinh Lào - một
lực lượng đông đảo đang theo học tại cơ quan ứng viên công tác và có một
phần nhiệm vụ.
Hơn nữa, Nhà trường cũng là nơi đặt cơ sở rất gần với cơ quan ứng
viên đang công tác. Đây là yếu tố thuận lợi để ứng viên có thể bố trí thời gian
16


(vốn rất bận rộn ở vị trí công tác của mình) phù hợp phục vụ quá trình học tập
và nghiên cứu.
Chính vì những lý do như trên, ứng viên lựa chọn trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi tiếp tục con đường
khoa học mà ứng viên luôn đam mê từ thời còn là học sinh phổ thông.
5. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đi học nghiên cứu sinh
Mục tiêu và mong muốn của cá nhân khi đăng ký đi học nghiên cứu
sinh là: Trước hết, được chấp thuận để trở thành nghiên cứu sinh; sau đó hoàn
thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ đúng thời
hạn. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả trước
mắt và trong tương lai.
Khi đỗ đầu vào nghiên cứu sinh, ứng viên mong muốn thu nhận được
những kiến thức lý luận, thực tiễn nâng cao và chuyên sâu, để có thể phát
hiện, tìm kiếm, giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra từ phương diện lịch
sử; đồng thời, có những kiến thức về khoa học chính trị, nhất là chính trị quốc
tế cũng như các kiến thức lý luận chuyên sâu khác, cập nhật tư duy logic hiện
đại, phù hợp với thực tiễn.
Ứng viên cũng mong muốn có năng lực nghiên cứu độc lập và năng lực
tổ chức nghiên cứu, có thể phát hiện, nêu giả thuyết và giải quyết các vấn đề
mà thực tiễn đặt ra hiện nay; đồng thời, nắm vững phương pháp luận duy vật
biện chứng, phương pháp chuyên ngành trong nghiên cứu, trong giải quyết

các vấn đề lý luận, thực tiễn.
6. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong
muốn.
Nếu trúng tuyển nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017, chuyên ngành Chính
trị học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

17


Nội, ứng viên sẽ thực hiện đề tài luận án trong ba năm, kế hoạch cụ thể như
sau:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Hoạt động nghiên cứu

Thu thập, sưu tầm, xử lý
tài liệu
Thu thập, sưu tầm, xử lý tài
liệu
Viết chương tổng quan
Viết chương 1

Điều tra, khảo sát, thu thập
số liệu...
Viết chương 2
Tiếp tục thu thập, sưu tầm,
xử lý tài liệu
Điều tra khảo sát, thu thập

số liệu...(bổ sung)
9 Viết 4 chuyên đề tiến sĩ
10 Viết chương 3
11 Chỉnh sửa toàn bộ luận án
12 Xeminar Bộ môn
Chỉnh sửa luận án sau Bộ
13
môn
14 Bảo vệ cơ sở
Chỉnh sửa luận án sau cơ
15 sở và gửi phản biện độc

16

lập
Làm các thủ tục bảo vệ
cấp Học viện

Thời gian
Từ
Đến

Sản phẩm


tháng

tháng

11/2017

1/2018

1/2018

2/2018

2/2018
2/2018

3/2018
3/2018

2/2018

3/2018

4/2018

5/2018

5/2018

6/2018


5/2018

6/2018

9/2018
12/2018
2/2019
2/2019

11/2018
1/2019
3/2019
3/2019

8/2019

9/2019

2/2020

3/2020

Xeminar Bộ môn

2/2020

3/2020

Luận án hoàn chỉnh


9/2020

10/2020

18

Đề cương hoàn
chỉnh
15 trang
50 trang

50 trang

30 trang/ chuyên đề
50 trang
150 trang với một
luận án tương đối
Luận án hoàn chỉnh
đáng

kể

so

với

Luận án hoàn chỉnh
nâng cao



7. Kinh nghiệm nghiên cứu chuyên môn của thí sinh
Về kinh nghiệm, Chính trị học là một khoa học chuyên ngành, có mối
quan hệ mật thiết với các khoa học lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và
khoa học Quan hệ quốc tế. Là một môn học có nội dung khoa học gần với các
môn học trong hệ thống các môn khoa học Mác Lênin - một môn khoa học
học bắt buộc trong giảng dạy, học tập trong hệ thống các trường cấp Đại học,
Cao đẳng cũng như trong thực tiễn vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam.
Với 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Học viện Chính trị khu vực I, thuộc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cơ sở đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
cho Đảng và Nhà nước, bồi dưỡng các nghiệp vụ liên quan đến hệ thống
chính trị như: Công tác dân vận của Đảng, công tác kiểm tra của Đảng, công
tác tổ chức của Đảng, công tác tuyên giáo của Đảng…, đặc biệt, đây còn là
nơi đào tạo Cử nhân chính trị cho cán bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,
với các vị trí từ chuyên viên đến cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp khoa, ứng viên
từng tham gia giúp việc cho lãnh đạo Học viện trong xây dựng kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cũng
như được sinh hoạt chuyên môn, tham gia nhiều cuộc làm việc, trao đổi học
thuật với các nhà khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến khoa học
chính trị. Bản thân ứng viên hiện nay cũng là Bí thư Đảng ủy của một Đảng
bộ bộ phận, lãnh đạo Văn phòng Học viện nên thường xuyên nghiên cứu các
văn bản của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị
để phục vụ công tác của bản thân.
Về kiến thức chuyên môn, đây là một trong những môn mà ứng viên đã
được học từ cấp đại học và cao học (các vấn đề chính trị, pháp lý quốc tế,
chính trị học so sánh, các lý thuyết hệ thống, các lý thuyết về an ninh và xung
đột trong quan hệ quốc tế…). Hơn nữa, theo trải nghiệm của thí sinh nhân dịp
làm việc với Khoa Chính trị học của Trường Đại học Tây Anh (University
19



West of England), thì Quan hệ quốc tế là một chuyên ngành của Chính trị
học. Do đó, ứng viên cảm nhận rằng, những kiến thức được trang bị ở trình
độ cử nhân và thạc sĩ của ứng viên sẽ là những nền tảng quan trọng để tiếp tục
nghiên cứu Chính trị học ở cấp đào tạo tiến sĩ.
Cũng có thể nói thêm rằng, ứng viên từng là một quân nhân, từng có
thời gian công tác trong lĩnh vực báo chí, lĩnh vực đối ngoại ở tỉnh giáp biên
giới với nước bạn Lào, ứng viên thường xuyên được giao các nhiệm vụ liên
quan đến chính trị và an ninh, thời gian đó, thí sinh cũng đã từng nhiều lần
được tháp tùng các đoàn cán bộ cấp tỉnh, cấp sở tham gia các cuộc làm việc,
tiếp xúc với các đoàn quốc tế, đoàn nước ngoài ở trong nước và ngoài lãnh
thổ Việt Nam. Theo đó, ứng viên cũng đã từng được nghiên cứu những nội
dung liên quan đến chính trị, an ninh để kịp thời tham mưu, giải quyết vấn đề.
8. Dự kiến làm việc và các hướng nghiên cứu sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo Tiến sĩ, ứng viên vẫn
tiếp tục công tác giúp việc lãnh đạo, điều hành của Ban Giám đốc, đồng thời
tích cực tham gia nghiên cứu và trao đổi khoa học, tham gia kiêm giảng để
đem những kiến thức tích luỹ được truyền đạt lại cho các thế hệ học viên học
cao cấp lý luận chính trị.
Ứng viên mong muốn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề chính trị, pháp lý,
nhất là chính trị, pháp lý quốc tế.
9. Đề xuất giảng viên hướng dẫn
Đề xuất giảng viên hướng dẫn 1: PGS.TS Đỗ Xuân Tuất
Đề xuất giảng viên hướng dẫn 2: TS Đậu Tuấn Nam
10. Danh mục tài liệu tham khảo

20


1 Hoàng Chí Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách

mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Biên bản Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương Lưu tại Kho Lưu
trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
3 Biên bản Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương Lưu tại Kho Lưu
trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
4 Biên bản Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương TL đd.
5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
quốc gia (2006), Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế
với Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
6 GS. Phạm Như Cương (2004), Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận. Một
đòi hỏi bức xúc hiện nay của đất nước và của thời đại, Nxb. Hà Nội,
Hà Nội.
7 Lê Đình Chỉnh. Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
trong giai đoạn 1954-2000. Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2007.
8 Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 về
đào tạo, bồi dưỡng công chức của Thủ tướng Chính phủ.
9 Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2002), Những vấn đề lý luận đặt ra
từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10 Phạm Như Cương. Đổi mới nhận thức về lịch sử phát triển của học
thuyết Mác.
11 Phi Như Chanh. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong một ASEAN
rộng mở. Tạp chí công tác tư tưởng văn hóa, số 8/1997.
12 Cayxon PHOMVIHAN: Bài nói tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày
13-5-1974. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trịHành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
13 Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Lao động Việt Nam: Lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007 - Biên
niên sự kiện, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tập I, tr. 482.
14 Cayxon PHOMVIHAN: Tình hữu nghị đặc biệt vĩ đại giữa Lào và
Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đơm hoa kết trái. In trong Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007. Bài viết của

21


HỌ TÊN THÍ SINH

Đinh Văn Nhạc

22



×