Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giáo án Chí khí anh hùng Truyện Kiều Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.88 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI: CHÍ KHÍ ANH HÙNG
( Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
Người soạn: Ngô Thị Hồng Ngọc
Khoa: Ngữ Văn

I.

Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo
của Nguyễn Du.
- Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn
tả chí khí anh hùng, khát vọng tự do của nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một đoạn thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.

Thái độ:

- Có ý thức tạo dựng cho bản thân mình những khát vọng sống cao
đẹp.
-Có tinh thần tự tin, quyết đoán trong mọi việc và sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.


II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:


1. Giáo viên:
- SGV, SGK
- Kế hoạch bài học
2. Học sinh:
- SGK
- Bài soạn ở nhà
III. Phương pháp & phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp chủ đạo: Phương pháp diễn giảng, phương pháp
đàm thoại.
- Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp nêu vấn đề.
2. Phương tiện dạy học:
- Bảng, phấn
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Dạy bài mới:
*Dẫn vào bài:
Nguyễn Du từng có những câu thơ miêu tả nhân vật nổi tiếng trong
“Truyện Kiều”, có lần ông miêu tả như sau:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Các em có biết câu thơ trên miêu tả hình ảnh của ai không? Đó là nhân
vật Từ Hải. Trong suốt đêm trường 15 năm lưu lạc đầy khổ nhục, đắng cay
của Thúy Kiều, Từ Hải bỗng đột ngột xuất hiện rồi lại biến mất. Nhưng ở


khoảnh khắc ngôi sao ấy tỏa sáng, Kiều đã nhờ oai hùm của Từ để thực

hiện mơ ước công lí “báo oán trả ân” phân minh. Trong Kim Vân Kiều
truyện, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu Từ Hải có hiệu là Minh Sơn, vốn
người đất Việt, là một tay hảo hán, tâm tính khoáng đạt, độ lượng lớn lao,
anh hùng, rất mực tinh thông thao lược nhưng lại xuất thân từ một nho sinh
thi hỏng, bỏ đi làm nghề buôn bán... có vẻ tầm thường. Trong Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết tầm thường ấy, sử dụng bút pháp lãng
mạn với những hình ảnh tượng trưng ước lệ để xây dựng nhân vật Từ Hải
vừa là 1 bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, 1 tráng sĩ tung hoành thiên hạ
vừa là 1 người có tấm lòng độ lượng. Từ Hải chính là nhân vật thể hiện giấc
mơ anh hùng, tự do và công lí của Nguyễn Du. Khi tả cảnh chia tay của Từ
Hải với Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói trong một câu (Vợ chồng
đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi) nhưng
Nguyễn Du lại miêu tả cuộc chia tay đầy lưu luyến ấy bằng 18 câu lục bát .
Bài học hôm nay của chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp cho hình tượng người
anh hùng với tên gọi đoạn trích “Chí khí anh hùng”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

I.TÌM HIỂU CHUNG

GV tóm tắt cốt truyện từ đầu đến đoạn trích

1. Tác giả: ( SGK)

này:


2. Tác phẩm:

Thuý Kiều là cô gái xinh đẹp của một gia đình

a. Vị trí đoạn trích:

“bậc trung”, nhân buổi chơi xuân gặp chàng
học trò Kim Trọng. Hai người yêu nhau và thề
hẹn chung thuỷ. Đúng lúc Kim Trọng về quê
chịu tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha
cùng em trai nàng bị bắt và bị đánh đập tàn
nhẫn. Kiều tự nguyện bán mình làm lẽ cho Mã

( SGK )


Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em. Kiều
nhờ em gái Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng,
rồi ra đi với MGS. Khi biết mình bị bán vào lầu
xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. Tú Bà
lập mưu cho Sở Khanh lừa Kiều đi trốn để có cớ
bắt về đánh đập và buộc nàng phải tiếp khách.
Ở lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm
vợ lẽ, nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư đánh
ghen, bắt về làm con hầu. Kiều xin đi tu để
trông coi Quan Âm Các rồi nàng mang theo
chuông vàng khánh bạc của nhà họ Hoạn bỏ
trốn và xin nương tựa tại chùa của vãi Giác
Duyên. Vãi Giác Duyên sợ liên luỵ nên mới gửi
nàng cho nhà họ Bạc. Bạc Bà và cháu là Bạc

Hạnh lừa bán nàng vào lầu xanh lần thứ hai. Ở
đây, Kiều gặp Từ Hải - người anh hùng khao
khát tự do, chống lại triều đình. Kiều được Từ
Hải chuộc ra. Sau “nửa năm hương lửa đương
nồng”, Từ Hải lại ra đi theo giấc mộng anh
hùng. Đoạn trích hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm
hiều sẽ là cuộc chia tay của Từ Hải và Thuý
Kiều
GV nêu vị trí đoạn trích
Đoạn trích này gồm 18 câu thơ lục bát trích từ
câu 2213-2230 thuộc phần gia biến và lưu lạc
trong Truyện Kiều. Trong KVKT không có cảnh
tiễn biệt, Thanh Tâm Tài Nhân không nói Từ
Hải ra đi như thế nào, không nói Kiều ở nhà


mong nhớ ra sao. Như vậy, đoạn trích này là
sáng tạo riêng của Nguyễn Du.
?Đầu tiên, trước khi đọc đoạn trích thì em có

b. Ý nghĩa nhan đề: “chí khí anh hùng”:

ấn tượng gì về nhan đề của nó?
Chí là ý muốn bền bỉ nhằm theo đuổi 1 mục

=>Chí khí anh hùng: lòng quyết tâm, lí

đích, một điều tốt đẹp nào đó. Còn Khí có nghĩa

tưởng và khí phách của con người phi


là nội lực mạnh mẽ của lòng quyết tâm. Ngoài

thường

ra hai từ Anh hùng dùng để chỉ người có tài
năng, dũng khí hơn hẳn người thường và có
khát vọng tạo lập công danh sự nghiệp. Như vậy
Chí khí anh hùng

có nghĩa là lòng quyết tâm,

lí tưởng và khí phách của con người phi thường
GV đọc mẫu và gọi HS đọc văn bản.
GV hướng dẫn HS chia bố cục và đánh dấu vào
SGK.
Để dễ dàng tiếp cận được rõ nhất nội dung của
đoạn trích, chúng ta sẽ thống nhất chia bố cục
đoạn trích làm 3 phần như sau:
- Phần 1: 4 dòng thơ đầu:
Từ Hải – đấng trượng phu với hoài bão “bốn
phương” ( Khát vọng lên đường của Từ Hải)
- Phần 2: 12 dòng thơ tiếp theo:
Từ Hải- kẻ phi thường và lời hẹn ước “rước
nàng nghi gia” (Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ
Hải)
-Phần 3: 2 dòng thơ cuối:
Từ Hải- người anh hùng quyết chí ra đi vùng

c. Bố cục:



vẫy chốn “dặm khơi” (Từ Hải dứt áo ra đi).
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Bốn câu thơ đầu:

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã có một sự

“Nửa năm hương lửa đương nồng

thông báo về khoảng thời gian hạnh phúc ấm

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn

êm của Từ Hải và Thuý Kiều. Đó là: Nửa năm

phương”

hương lửa đương nồng. “Hương lửa đương

-Thành ngữ “Hương lửa đương nồng”:

nồng” là một cách nói ước lệ về cuộc sống vợ

cuộc sống vợ chồng đang hạnh phúc

chồng đang hạnh phúc đang viên mãn, mặn


- Từ Hán Việt “trượng phu”: người đàn ông

nồng. Tuy nửa năm là khoảng thời gian không

tài giỏi, có chí khí => Thái độ trân trọng,

dài đối với hạnh phúc lứa đôi, nhưng đối với

cảm phục của Nguyễn Du.

một bậc trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất

- Từ “thoắt”: hành động nhanh chóng, dứt

thì quả là một quãng thời gian quá dài. Mĩ nhân

khoát, bất ngờ => chí lớn luôn ấp ủ, thôi

có thể là động lực, cũng có thể là chướng ngại

thúc trong lòng với ý chí, quyết tâm cao.

cản bước người anh hùng.Với Từ Hải, mĩ nhân,
hạnh phúc mới là một nửa cuộc đời Từ Hải,
tình nhân lãng mạn mới chỉ là một nửa con
người chàng. Từ còn một con người khác: con
người anh hùng. Tổ ấm thường tình không phải
là cái không gian hợp với tầm vóc kẻ phi
thường, nếu không nói là không gian ấy sẽ làm
tù hãm người anh hùng. Chỉ có ra khỏi cái tổ

ấm hương lửa đương nồng, Từ mới thực sự là
Từ. Thế nên kẻ trượng phu ấy “thoắt đã động

-Hình ảnh ước lệ: “động lòng bốn phương”:

lòng bốn phương”

chí nguyện lập công danh, thỏa chí nam nhi.

? Theo em, “trượng phu” có nghĩa là gì?

=> lí tưởng anh hùng trung đại, quyết tâm

Đó là một danh từ Hán Việt dùng để chỉ người

thay đổi thiên hạ.


đàn ông tài giỏi, có chí khí. Qua cách dùng từ ta
có thể thấy được sự trân trọng, cảm phục mà

=>Tính cách, khí phách anh hùng và hoài

Nguyễn Du đã dành cho nhân vật này, bởi vì

bão lớn lao của Từ Hải.

hơn ba ngàn câu thơ, tác giả chỉ dùng từ một
lần duy nhất hai tiếng trượng phu mà đã dành
nó cho Từ Hải.

Từ hải được Nguyễn Du dùng từ “thoắt” để
diễn tả sự nhanh chóng, dứt khoát, đột ngột, bất
ngờ trong suy nghĩ của Từ Hải. Cái chí bốn
phương vẫy vùng vốn vẫn nằm sâu trong tâm
khảm của người anh hùng. Cách nói ước lệ
“động lòng bốn phương” là để nói về chí
nguyện lập công danh, thoả chí tang bồng nam
nhi, đó là lí tưởng của người anh hùng trung
đại, quyết tâm thay đổi thiên hạ. “ Bốn phương”
Nam, Bắc, Tây, Đông mở ra một chiều kích
không gian rộng lớn, đó là một không gian
hùng vĩ như hoài bão lớn lao của người anh
hùng. Từ sinh ra là thuộc về bốn phương.
Ngang dọc bốn phương mới thực sự là sứ
mạng, cuộc sống của chàng. Một chữ thoắt đã
cho thấy tính cách anh hùng của Từ. Đó là sự
thức dậy mau lẹ của con người anh hùng trong
kẻ phi thường này. Rời khỏi mái ấm, Từ đến
với không gian thực của mình: không gian càn
khôn trời đất. Tiếp theo, Nguyễn Du đã khắc
hoạ Từ Hải thật hoành tráng:
“Trông vời trời bể mênh mang

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng


Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng

rong”


rong”

- “Trông vời” => cái nhìn của một người

?Em hiểu “trông vời” là như thế nào?

anh hùng biết suy xét.

Đó là một cái nhìn xa xăm.Cụm từ “Trời bể

-Cụm từ “Trời bể mênh mang”: không gian

mênh mang”chỉ không gian rộng lớn, bao la.

rộng lớn, bao la.

Tầm nhìn của Từ Hải lập tức phóng xa về một
không gian cao rộng như vô tận, một tâm trạng
đầy suy tư nghĩ ngợi của người có chí lớn. Đây
là một chi tiết thể hiện sự tính toán suy xét,
nhìn xa trông rộng của người anh hùng Từ Hải.
Đi kèm với vẻ suy nghĩ sâu xa ấy là hành động
rất dứt khoát, mạnh mẽ: Thanh gươm yên
ngựa lên đường thẳng rong.
Hai câu thơ đã vẽ ra một bức tranh đẹp về tư
thế và tầm vóc của Từ Hải: Trên một nền cảnh
xa rộng, nổi bật lên là hình ảnh người nam nhi
với một thanh gươm, một mình một ngựa
hướng thẳng về phía trước.

? Tư thế “thanh gươm yên ngựa” cho thấy

- Hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa” => tư

thái độ gì của Từ Hải đối với việc lên đường?

thế đã sẵn sàng lên đường

Đó là một tư thế oai phong, sẵn sàng ra đi, sẵn

-Từ “Thẳng rong”: Tư thế ra đi oai phong,

sàng đương đầu với khó khăn của người tráng

hào hùng, dứt khoát, sánh ngang với trời

sĩ. Sự sẵn sàng, dứt khoát, oai hùng ấy càng

đất.

được làm tăng lên bởi từ “thẳng rong”. Thẳng

=> Từ Hải người anh hùng có ý chí, khí

rong là đi liền, đi thẳng một mạch. Tất cả nhằm

chất xuất chúng, phi phàm

làm bật lên vẻ đẹp của người anh hùng sánh
ngang với trời đất.

GV: so sánh với cảnh chia tay của Kiều và Thúc


Sinh:
Cảnh chia tay của Kiều và Từ Hải khác hẳn với
cảnh chia tay của Kiều và Thúc Sinh:
“Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”
Qua hai câu thơ trên, ta cảm nhận được sự bịn
rịn, lưu luyến, nỗi lo lắng bất an của Kiều vì
Thúc Sinh ra đi lần này lành ít dữ nhiều. Thiên
nhiên cảnh vật vào thu đượm một màu buồn, nó
lại càng làm cảnh tiễn biệt thêm phần lâm li.
Từ và Kiều chia tay lại là cuộc chia tay của một
người anh hùng với vợ mình, không hề bịn rịn,
sướt mướt. Từ đã lên ngựa sẵn sàng ra đi rồi
mới nói lời chia tay thể hiện sự mạnh mẽ, dứt
khoát của người anh hùng xuất chúng. Như vậy
ta có thể thấy sự tài tình của Nguyễn Du là làm
bật chí khí anh hùng của nhân vật ở mọi khía
cạnh.
Sau lời của nhà thơ viết về tâm trạng và quyết
định của “trượng phu” là lời đối thoại của đôi
vợ chồng. Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ
như một người chồng mà còn như một vị ân
nhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi
chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước quyết tâm
ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều
đã xin đi theo để là người chăm sóc, nâng khăn


2. 12 câu tiếp theo:

sửa túi cho chàng:

a. Lời của Kiều


“Nàng rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

“Nàng rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

?Cách xưng hô của Kiều thể hiện điều gì?

-Cách xưng hô “chàng - thiếp”:tình cảm

Cách xưng hô “chàng- thiếp” thể hiện tình cảm,

mặn nồng, thắm thiết.

mối quan hệ mặn nồng, thắm thiết giữa Từ Hải

-Chữ “tòng” => dựa vào đạo phu thê của lễ

và Thuý Kiều. Kiều đã viện ra đạo lí tam tòng

giáo phong kiến để bày tỏ quyết tâm đi theo

của lễ giáo phong kiến. Đó là một phạm trù đạo


Từ Hải.

đức học được đặt ra mang tính chất chuẩn mực

=> Vẻ đẹp nhân cách của Kiều

của người phụ nữ. Tòng tiếng Hán có nghĩa là
theo, Tam tòng gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử”. Kiều dựa vào lẽ đó
mà nói với Từ Hải cho đúng đạo nghĩa vợ
chồng. Trong lời thỉnh cầu ấy, không chỉ có ý
thức về bổn phận của người vợ đối với chồng
mà còn là mong muốn được chia sẻ, gánh vác
với chồng trước sóng gió cuộc đời.
? Lời nói như vậy thể hiện Thuý Kiều là người
vợ như thế nào?
Đây là một chi tiết điểm tô thêm nét đẹp nhân
cách của hình tượng nhân vật Thuý Kiều. Kiều
hiện lên là một người vợ có trách nhiệm, biết sẻ
chia cùng chồng, cư xử đúng đạo nghĩa phu thê,
tri âm tri kỉ của cuộc đời Từ Hải.
Kiều không chỉ là một người vợ mà còn là tri
kỉ của Từ Hải, là sự đồng cảm giữa hai con
người bị xã hội ruồng rẫy: một gái thanh lâu,
một tên giặc cỏ.Sau những năm tháng lang
thang, khổ ải và nhục nhã, đây là thời gian hạnh


phúc như trong mơ của nàng. Kiều không muốn

xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô
đơn. Đó là tâm lí bình thường, dễ hiểu.
?Nghe những lời chân tình tha thiết của vợ,
Từ Hải đã trả lời Kiều như thế nào?
“ Từ rằng:Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

b.Lời của Từ Hải
“ Từ rằng:Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Kiều viện ra đạo lí phu thê thường tình vừa
như một lí lẽ mà lại vừa như một lời thề nguyền
để thuyết phục Từ Hải.Kiều ứng xử theo lẽ bình
thường, Từ ứng xử theo lối phi thường. Một con
người phi thường như chàng thì không thể chấp
thuận một điều thường tình như vậy vì đó không
phải là cung cách của Từ Hải. Chàng xuất phát
từ một đạo lí khác: đạo lí tri kỉ.
GV giải thích cụm từ “tâm phúc tương tri”:
Cụm từ “tâm phúc tương tri” cho thấy hai

- Cụm từ “tâm phúc tương tri”: hai người
đã hiểu nhau sâu sắc.

người đã hiểu biết lòng dạ nhau, hiểu nhau sâu
sắc. Mà một khi đã là tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của
nhau, thì không nên câu nệ lẽ phu thê theo thói
thường của người đời.
?Theo em câu hỏi của Từ thể hiện tình cảm gì


-Câu hỏi tu từ “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi

của Từ Hải đối với Thuý Kiều?

thường tình?”

Đây là một câu hỏi tu từ không dùng để hỏi mà

=>Cách nói rất khéo léo

là một cách nói rất khéo léo vừa động viên, vừa

=> Từ Hải là người anh hùng thông minh,

tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự yếu đuối của nữ

tinh tế.

nhi thường tình để xứng đáng là vợ của một
đấng anh hùng. Một người vợ của anh hùng


cũng phải khac những người vợ bình thường
?Qua câu hỏi ấy chứng tỏ Từ Hải là người
như thế nào?
Qua câu hỏi ấy chứng tỏ Từ Hải là người anh
hùng thông minh, tinh tế. Nó góp phần thể hiện
nét đẹp trí tuệ bên cạnh vẻ đẹp tầm vóc,hình thể
của anh hùng Từ Hải đã được Nguyễn Du miêu

tả kĩ lưỡng trong các đoạn trước.
Thế rồi, Từ Hải đã bộc bạch cái chí nguyện
anh hùng của mình, đó là ý muốn xây dựng
nghiệp vương bá:
“Bao giờ mười vạn tinh binh.

“Bao giờ mười vạn tinh binh.

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp

Từ Hải đã vẽ ra một viễn cảnh thật rạng rỡ, oai

đường”

hùng, với khí thế rầm rộ của một đội quân hùng

-Những hình ảnh, âm thanh cường điệu:

mạnh “Mười vạn tinh binh”, với thanh thế lẫm

+“Mười vạn tinh binh”

liệt “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp
đường” . ”Bao giờ” là từ ngữ chỉ thì tương lai.
Đó chính là khát vọng xây dựng cơ đồ, là niềm
tin tưởng về tương lai của chàng.

+ “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp

đường”
=> Niềm tin, khát vọng xây dựng cơ
đồ, làm nên sự nghiệp lớn

Niềm tin, khát vọng xây dựng cơ đồ của Từ Hải
là để xứng đáng với một giai nhân tri kỉ như
Kiều. Từ Hải phải làm cho “ rõ mặt phi
thường”, tức là trở con người tài năng xuất
chúng, cho thiên hạ thấy được sự phi thường.
Lúc đó Từ Hải mới đường hoàng nghĩ đến việc
đưa Kiều lên vị trí một mệnh phụ phu nhân:


Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

“Làm cho rõ mặt phi thường

?Em hiểu thế nào về câu “Bấy giờ ta sẽ rước

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

nàng nghi gia”?

-Hình ảnh“ rõ mặt phi thường” => Con

“Nghi gia” trong Kinh thi có nghĩa là “nên cửa

người tài năng xuất chúng.

nên nhà”, là nghi thức đón người con gái về làm


-Cụm từ “ rước nàng nghi gia”: lời hứa

vợ có nhiều bước chu đáo và trang trọng. Nghi

đón Kiều về làm vợ

thức trang trọng này chính là món quà và là

=> Niềm tin vào sự thành công và chí khí

hành động rửa sạch vết nhơ của đời kĩ nữ cho

anh hùng

nàng Kiều. Yêu một người là luôn cầu mong
cho người mình yêu được hạnh phúc và hơn hết
là cố hết sức mình để đem lại nụ cười cho người
mình yêu. Lời hứa chắc chắn của Từ Hải, vừa là
ước muốn của chàng vừa là lời trấn an, khuyên
nhủ Kiều ở lại.Đó chính là lời khẳng định niềm
tin nhất định thành công. Còn đối với Kiều thì
lời hứa ấy giúp Kiều cảm thấy mình được trân
trọng, tạo động lực chờ đợi trong những tháng
ngày sắp tới, tạo cảm giác an toàn.
? Sau khi khẳng định niềm tin nhất định
thành công của mình, Từ Hải còn thuyết phục
Kiều bằng những lời lẽ như thế nào?
“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu

Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”
Từ Hải bên cạnh việc vẽ ra trước mắt Kiều một
viễn cảnh đẹp đẽ thì giờ đây đã viện ra hoàn
cảnh thực tại để thêm phần thuyết phục người

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”
-Hoàn cảnh thực tại: “bốn bể không nhà,
theo càng thêm bận”=> sự nghiệp mới bắt
đầu, còn nhiều khó khăn.


thương. Hoàn cảnh thực tại: “bốn bể không nhà,
theo càng thêm bận”đã nhắc nhở Kiều rằng sự
nghiệp mới bắt đầu, còn nhiều khó khăn. Trong
hoàn cảnh như vậy, sự đi theo của phận nữ nhi
liễu yếu đào tơ chỉ làm người anh hùng thêm
bận lòng. Ta nghe như lời nói của Từ Hải dường
như có một chút ngậm ngùi, một chút vô tình
nhưng không làm cho người ta nhụt chí mà lại
tạo động lực cố gắng cho người anh hùng.
Chàng lại tỏ ra là một người rất gần gũi, am
hiểu tâm lí vợ mình khi khẳng định chắc nịch
rằng:
“Đành lòng chờ đó ít lâu

“Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”


Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Câu lục là sự an ủi chân tình, vỗ về Kiều. Câu

- Lời an ủi chân tình: “Đành lòng chờ đó ít

bát lại là một lời hứa đầy chắc chắn được nói ra

lâu” => Tâm lí, sâu sắc, gần gũi.

từ đầu lưỡi của một vị anh hùng cái thế.

- Lời hẹn ước: “Chầy chăng là một năm sau

?Theo em, lời khẳng định một năm của Từ Hải vội gì”=> Lời khẳng định chắc chắn, dứt
nói lên điều gì về con người Từ Hải ngay lúc
ấy?
Nó thể hiện sự tự tin của Từ Hải.Lê Lợi mất
mười năm để đánh đuổi giặc Minh, Gần 20 năm
Nguyễn Huệ mới khởi nghĩa thành công lập ra
triều Tây Sơn. Vậy mà Từ Hải lại quyết việc lớn
ấy trong 1 năm. Chứng tỏ Từ Hải là một người
quyết đoán, tự tin vào bản lĩnh của mình.
?Nếu em là Kiều, em sẽ cảm thấy như thế nào
khi nghe Từ Hải nói những lời như vậy?

khoát, tự tin.



HS trả lời theo cách nghĩ riêng.
GV chốt: Như vậy đoạn hai là một màn đối
thoại, tác giả nhường hẳn lời cho nhân vật. Các
nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình qua ngôn
ngữ đối thoại. Nếu như ở Thuý Kiều là lối nói
đúng mực của người đàn bà nên nếp, trọng bổn
phận đạo lí, nhưng cũng không thiếu phần kiên
tâm, thì ở Từ Hải là một lối nói sắt đá, quyết
đoán của một bậc trượng phu, song cũng không
thiếu tình cảm.
Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ
những lời chia tay được thay bằng những lời
hứa vào một chiến thắng không xa, sự quyến
luyến được thay bằng một quyết tâm vào tương
lai. Tác giả đã khép lại đoạn thơ hào hùng bằng
hai câu:
“Quyết lời dứt áo ra đi

3. Hai câu cuối:
“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

? Thái độ, cử chỉ của Từ Hải thể hiện như thế

-Thái độ, cử chỉ “Quyết lời dứt áo ra đi”

nào qua hai câu thơ trên?


=>dứt khoát, mạnh mẽ, không chần chừ,

Nguyễn Du mô tả Từ Hải ra đi với lời nói quả

không để tình cảm yếu đuối lung lạc cản

quyết, cử chỉ dứt khoát, mạnh mẽ, dáng hình tựa bước.
như cánh chim bằng cất cánh bay thẳng vào
không trung. Câu thơ trên với ba thanh sắc gần
nhau ở đầu câu đã tạo một nhịp nhanh, mạnh,
diễn tả hành động thật mạnh mẽ và dứt khoát
của Từ Hải. Câu thơ dưới với nhiều thanh bằng


trải đều cùng với hình ảnh cánh chim bằng, gió
mây đã tạo nên không gian rộng lớn, thoáng
đãng, hào hùng.
?Tác giả miêu tả hình ảnh của Từ Hải lúc ra

- hình ảnh Từ Hải ra đi như cánh chim bằng

đi bằng một hình ảnh ước lệ, tượng trưng

=> Khát vọng xây dựng sự nghiệp, khát

“chim bằng”, theo em hình ảnh chim bằng có

vọng tự do của chàng


ý nghĩa gì?

=> Từ Hải dứt khoát ra đi mang theo khát

GV bình: Chim bằng trong thơ văn tượng trưng vọng, hoài bão lớn lao vẫy vùng chốn “dặm
cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh

khơi”

phi thường khao khát làm nên sự nghiệp lớn.
Tản Đà cũng từng có câu thơ: “Gió hỡi gió
phong trần ta đã chán/ Cánh chim bằng chín vạn
những chờ mong” để nói về khát vọng tự do.
Đem hình ảnh chim bằng so sánh với tư thế ra
đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn ví Từ Hải như
chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển
lớn. Từ đó tác giả muốn khẳng định Từ Hải
chính là bậc anh hùng có tầm vóc phi thường,
hoài bão lớn lao vẫy vùng chốn dặm khơi.
?Theo em Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua
nhân vật Từ Hải?
Nhân vật Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du
dụng công ra sức tái tạo lại một cách lí tưởng từ
KVKT. Nhân vật này thể hiện ước mơ về người
anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du : chân dung
kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực
hiện giấc mơ công lí.
? Em thích nhất nét tính cách nào của người

 Ước mơ về người anh hùng lí tưởng

của Nguyễn Du.


anh hùng Tự Hải?
HS tự trả lời
Như vậy chúng ta đã trải qua những tìm tòi, cảm
xúc với từng câu thơ của một đoạn trích không
đặt trọng tâm vào nhân vật Thuý Kiều mà nhấn
mạnh vào người anh hùng Từ Hải. Cái hay của
đoạn trích là Nguyễn Du không khắc hoạ Từ
Hải lập nên nhiều chiến công kì tích mà ông đã
làm nổi bật tính cách anh hùng của Từ Hải khi
đặt nhân vật đối mặt và vượt lên những cái bình
thường. Người ta nói “Anh hùng không qua ải
mĩ nhân” để nói về chướng ngại khó nhất vướng
chân người anh hùng, nhưng Từ Hải dường như
nằm ngoài định luật ấy. Trên tất cả, chí khí anh
hùng đã được Nguyễn Du lột tả đầy đủ qua đoạn
trích này.
? Vậy em hãy thử nêu những đặc sắc về nội

III.Tổng kết

dung và nghệ thuật được tác giả sử dụng trong a. Nội dung
đoạn trích? =>

Vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải:

Có một số điểm chính yếu đáng lưu ý về nội


+ Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn.

dung và nghệ thuật của đoạn trích như sau:

+ Tự tin, bản lĩnh.

Các em thân mến, vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu

+ Dứt khoát, kiên quyết mà lại rất tâm lí, sâu

qua một đoạn trích thể hiện giấc mộng anh hùng sắc và gần gũi.
của Nguyễn Du. Trong vănhọc trung đại có

Qua nhân vật Từ Hải, thể hiện quan niệm về

không ít hình tượng người anh hùng, và thường

người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ

thì theo lí tưởng quân tử theo quan điểm chính

công lí của tác giả.

thống của Nho gia, nghĩa là trung quân ái quốc.

b. Nghệ thuật

Thế nhưng Từ Hải - biểu tượng về người anh

-Bút pháp lí tưởng hoá khi xây dựng nhân



hùng của Nguyễn Du lại là một kẻ dám chống

vật:

lại triều đình, đứng về phía nhân dân, thấp

+ Cảm hứng vũ trụ.

thoáng hình ảnh của những lãnh tụ của khởi

+Sử dụng những hình ảnh ước lệ , so sánh kì

nghĩa nông dân trong thời kì suy vong của xã

vĩ.

hội phong kiến. Nó còn thể hiện cách nhìn mới

+Lời thoại trực tiếp thể hiện tính cách tự tin,

mẻ của Nguyễn Du ở chỗ TỪ Hải không chỉ đẹp bản lĩnh của nhân vật.
vềlí tưởng mà còn đẹp trongđời sống tình cảm
nữa. Đoạn trích góp phần khiến cho Truyện
Kiều trở nên thú vị và gần gũi, được nhân dân
yêu mến là vì thế. Khép lại bài học hôm
nay,mong rằng mỗi em đều có trong bản thân
mình một lí tưởng sống đúng đắn và phấn đấu vì
sự nghiệp thực hiện lí tưởng ấy, trở thành những

người anh hùng trong thời hiện đại mà trước hết
là học tập và rèn luyện tốt để trở thành những
công dân tốt.

V. Củng cố và dặn dò
1. Củng cố:
- Nắm được vẻ đẹp của nhận vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của
Nguyễn Du và bút pháp tả nhân vật người anh hùng lí tưởng.
2. Dặn dò:
- Học thuộc đoạn trích
- Soạn bài : Thề nguyền ( Truyện Kiều)



×