Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo nhớm 1.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.28 KB, 19 trang )

Phát triển cộng đồng

BÀI EM CHƯA KEN ĐƯỢC ẢNH
MỌI NGƯỜI LẤY THÔNG TIN TRƯỚC NHÉ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................Trang 1-3
1. Lý do chọn vấn đề thực hành................................................Trang 1-2
2. Phạm vi thực hành.................................................................Trang 3
3. Mục đích thực hành................................................................Trang 3
4. Phương pháp thực hành..........................................................Trang 3
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.....................................Trang 4-18
1. Tổng quan về địa bàn thực hành..............................................Trang 4-7
2. Tiến trình thực hành.................................................................Trang
Bước 1: Tiếp cận cộng đồng................................................Trang 8
Bước 2: Tìm hiểu và phân tích cộng động..........................Trang 8-9
Bước 3: Đánh giá nhu cầu và vấn đề của cộng đồng.........Trang 9- 10
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực tế...................................Trang 10-13
Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề của cộng đồng...trang 13-14
Bước 6: Lượng giá và chuyển giao.............................................Trang 14-15
3. Bài học kinh nghiệm........................................................................Trang 15-18
KẾT LUẬN.......................................................................Trang 19

Nhóm 1

Page 1


Phát triển cộng đồng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề thực hành


Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển
kinh tế - xã hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
trong đó vấn đề nâng cao chất lượng sớng cho người dân luôn được quan
tâm hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng kể
đời sống nhân dân, dẫn tới hình thành những cộng đồng dân cư có thu nhập
cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá. Người dân tại các
cộng đồng này có nhiều cơ hội phát triển, đựoc phát huy khả năng và được
bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã hội an tồn, bền vững. Tuy nhiên ,
khơng phải cợng đồng dân cư nào cũng bình yên và hoàn hảo như vậy.
Trong xã hội hiện nay, tồn tại rất nhiều các vấn đề của cộng đồng dân cư
như đói nghèo, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường…
Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội, đã
phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng
nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua.
Để giúp sinh viên vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn, hàng năm
Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa xã hội học
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho sinh viên
đi thực tế tại các cơ sở. Đợt thực tế chuyên môn lần 2 do khoa xã hội học
tổ chức nhằm mục đích thực hành mơn cơng tác xã hội nhóm và phát triển
cộng đồng, nó có ý nghĩa lớn lao đối với bản thân sinh viên, nó giúp cho
sinh viên vận dụng những kiến thức sách vở vào thực tiễn, tạo các kinh
nghiệm cá nhân, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đồng thời ý thức sâu sắc
được vai trò của người tác viên phát triển cộng đồng, từ đó hình thành ý
thức đạo đức nghề nghiệp cho bản thân. Được sự hướng dẫn, giám sát của
các thầy cô giáo trong khoa mà trực tiếp cơ Nguyễn Thị Như Trang và cơ
Lương Bích Thuỷ, lớp CTXH k58 gồm 94 sinh viên được chia thành 03
nhóm đã tìm hiểu và liên hệ thực tế tại xã Chân Sơn, huyện n Sơn, tỉnh
Tun Quang. Nhóm chúng tơi là nhóm 1, gồm 30 thành viên được phân
Nhóm 1


Page 2


Phát triển cộng đồng

công thực tế tại thôn Trường Sơn, xã Chân Sơn. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng
mọi thứ, sáng ngày 23 tháng 12 năm 2016 nhóm sinh viên đã có mặt tại địa
bàn thực tập theo đúng kế hoạch. Mục đích đợt thực hành lần này của
nhóm là tìm hiểu, thu thập các thơng tin về cộng đồng, tìm hiểu các tiềm
năng, khó khăn của người dân và các vấn đề của cộng đồng. Từ đó tìm ra
giải pháp hỗ trợ để phát triển địa phương. Bài báo cáo này chính là kết quả
hoạt động thực hành cơng tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng của
nhóm 1, Lớp CTXH k58 (vừa làm, vừa học) tại Tuyên Quang.
2- Phạm vi thực hành
Thời gian: từ ngày 24-12-2016 đến ngày 30-12-2016
Địa điểm: xã Chân Sơn – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang
Nội dung: Thực hành môn học phát triển cộng đồng.
3- Mục đích của nhóm trong đợt thực hành
Mục đích đợt thực hành lần này của nhóm là tìm hiểu, thu thập các
thơng tin về cộng đồng, tìm hiểu các tiềm năng, khó khăn của người dân và
các vấn đề của cộng đồng. Từ đó tìm ra giải pháp hỗ trợ để phát triển địa
phương. Để đạt được mục đích đó u cầu các cá nhân trong nhóm phải
tích cực hoạt động, xây dựng, đóng góp ý kiến.
4- Phương pháp thực hành: Nhóm sử dụng tổng hợp một số
phương pháp đó là:
- Phương pháp đánh giá theo sơ đồ SWOT về địa bàn thực hành
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, phân tích tài liệu
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1- Tổng quát về địa bàn thực hành

1.1- Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên

Nhóm 1

Page 3


Phát triển cộng đồng

Xã Chân Sơn nằm ở phía tây - nam huyện n Sơn; phía đơng giáp xã
Trung Mơn, phía tây giáp huyện n Bình tỉnh n Bái, phía nam giáp xã
Phú Lâm, phía bắc giáp xã Lang Quán.
Trên địa bàn xã có 13 thơn, với diện tích đất tự nhiên là 2.747,79 ha.
Tổng số hộ trên địa bàn xã là 1.210 hộ với 4.496 nhân khẩu, có 11 dân tộc
anh em cùng sinh sống đồn kết.
1.2- Tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội
1.2.1. Hạ tầng kinh tế
a, Giao thơng
Xã Chân Sơn có 7 km đường huyện lộ chạy qua là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
b, Thủy lợi
Trên địa bàn xã có cơng trình thủy lợi hồ Đèo Hoa với 3 tuyến kênh
mương với chiều dài 3.358m, chiều rộng 20m đảm bảo nước tưới tiêu cho
nông dân vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp.
c, Điện
- Số trạm biến áp: 5 trạm, công suất 325 KVA.
- Đường dây trung thế: 20,7m.
- Đường điện hạ thế: 51,5m.
- 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại chỉ cịn
đường điện đi các tổ xóm chưa được lắp đặt.

d, Chợ
Hiện tại trên địa bàn xã chưa có điểm bn bán chợ
đ, Bưu điện
Trên địa bàn xã có 1 bưu điện xã thuận tiện cho việc cung cấp dịch vụ
gửi và
nhận, truyền tải các loại thư cho người dân trên địa bàn. 1 Đền tại thôn
Làng Là được cơng nhân là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, 01 Nhà thờ tại
thơn Nhà Thờ. Đây cũng là tôn giáo chủ yếu trên địa bàn xã (Thiên chúa
giáo).
Nhóm 1

Page 4


Phát triển cộng đồng

e, Tình hình kinh tế
- Kinh tế: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành tập trung chủ yếu vào sản
xuất nông lâm nghiệp như: cây lúa chiếm tỷ trọng khoảng 52,61%, cây ngô
chiếm tỷ trọng 53%, cây lạc chiếm tỷ trọng 34,8% , cây đậu tương chiếm
tỷ trọng khoảng 32,3%. Thu nhập bình quân đầu người: 19 triệu
đồng/người/năm.
- Lao động: Số lao động được giải quyết việc làm mới là 125 lao
động, số lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước là 123
lao động, số lao động đi xuất khẩu lao động nước ngồi là 02 lao động.
1.2.2- Hệ thống chính trị
Xã có trụ sở Ủy ban nhân dân xã Chân Sơn là nơi hoạt động làm việc,
hội họp và giao dịch của nhân dân trong xã. Xã có 1 Đảng bộ cơ sở: có 17
chi bộ với 220 đảng viên. Trong đó, 13 chi bộ tại các thơn, 1 chi bộ cơ
quan và 3 chi bộ trường học.

Ủy ban nhân dân xã thực hiện mơ hình 1 cửa liên thơng về cải cách
hành chính rất nề nếp. Trình độ cán bộ công chức không ngừng được nâng
cao với 21 cán bộ cơng chức chính thức và 14 cán bộ khơng chun trách.
Xã đã có điểm Trung tâm Nhà văn hóa xã Chân Sơn nhằm phục vụ
các hoạt động của tổ chức chính trị xã hội của xã.
Tại các thơn trên địa bàn xã đều có 13 Nhà văn hóa thơn, trong đó có
7 Nhà văn hóa đạt chuẩn.
1.2.3- Văn hóa xã hội
a, Văn hóa
Tổng số hộ đạt “gia đình văn hóa” là 1.062 hộ đạt 87,4%
Tổng số thôn đạt “thôn văn hóa”: 10/13 thơn đạt 76,9%
Trên địa bàn xã có 01 Đền tại thôn Làng Là được công nhận là di tích
lịch sử
văn hóa cấp Tỉnh, 01 Nhà thờ tại thơn Nhà Thờ. Đây cũng là tôn giáo chủ
yếu trên
địa bàn xã (Thiên chúa giáo).
b, Giáo dục
Nhóm 1

Page 5


Phát triển cộng đồng

- Trường Mầm non:
Xã có 01 trường Mầm non chính là Trường Mầm non Chân Sơn.
Ngồi
ra, cịn có 06 phân hiệu trường Mầm non đặt tại các thôn gồm: Phân hiệu
trường mầm non thôn Động Sơn, thôn Kim Sơn, thôn Làng Là, thôn Đèo
Hoa, thôn Hoa Sơn, thôn Khuân Lâm.

Tổng số cán bộ, giáo viên: 31, trong đó cán bộ quản lý là 03 người.
Tổng số học sinh: 385 cháu. (Trong đó lớp 02 tuổi có 59 trẻ, lớp 3 tuổi có
112 trẻ, lớp 4 tuổi có 119 trẻ, lớp 5 tuổi có 95 trẻ).
- Trường Tiểu học:
Xã có 01 trường Tiểu học chính là trường Tiểu học Chân Sơn và 03
phân hiệu trường Tiểu học là: phân hiệu trường Tiểu học Động Sơn, phân
hiệu trường Tiểu học Kim Sơn, phân hiệu trường Tiểu học Đèo Hoa.
Tổng số cán bộ giáo viên là 32, trong đó cán bộ quản lý là 3 người;
tổng số học sinh là 421 học sinh.
- Trường Trung học cơ sở:
Trên địa bàn có 01 trường Trung học cơ sở Chân Sơn với tổng số giáo
viên là 24 giáo viên, cán bộ quản lý: 02. Hiện trường đang thiếu 01 Hiệu
phó do chuyển công tác, tổng số học sinh là 220 học sinh.
c, Y tế
Xã có 1 trạm y tế với 3 giường bệnh và 6 y, bác sỹ. Cơng tác chăm sóc
sức khỏe cho người dân được thực hiện một cách có hiệu quả, trong năm
đã có: tổng số lượt khám chữa bệnh 4.177 lượt, trong đó khám BHYT là
3.952 lượt.
Cơng tác chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em - dân số kế hoạch hóa gia
đình
thường xun được quan tâm. Số trẻ sinh trong năm là: 62 trẻ, sinh con thứ
3 là:
14 người.
d, Mơi trường
Nhóm 1

Page 6


Phát triển cộng đồng


Hiện tại trên địa bàn xã có: tổng số nhà tiêu 1.095, hợp vệ sinh: 561
nhà tiêu đạt 45 %.
Chương trình nước sạch hiện các hộ sử dụng nước sạch 1.165/1.236
hộ đạt 95%.
Số hộ có hố rác 263/1.236 hộ đạt 21%.
Số hộ ni gia súc có 884 hộ, trong đó có 427 hộ có chuồng gia súc
hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 35 %. Số hộ có nhà tắm 809/1.236 hộ đạt 65%.
Xã Chân Sơn gồm 13 thơn. Nhóm sinh viên chúng em được phân
cơng khảo sát thực tế tại thôn Trường Sơn.
Thôn Trường Sơn là thôn nằm gần trung tâm xã Chân Sơn. Phía
Đơng giáp với thơn Hồng Pháp của thơn Trung Sơn. Phía Tây giáp với thơn
Khuổi Lâm. Phía Nam giáp thơn Tân Sơn và Trung Sơn. Phía Bắc giáp với
thơn Nhà Thờ và thơn Hồng Sơn.
Về dân số: thơn Trường Sơn có 07 dân tộc cùng chung sống (Cao Lan,
Kinh, Tày, Hoa, Pu Péo, Dao, Mường) có tổng số 87 hộ dân, trong đó có 63
hộ là dân tộc thiểu số, 24 hộ dân tộc Kinh.
Tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn luôn được giữ
vững và ổn định. Các dân tộc sống hịa thuận, đồn kết, khơng sảy ra mâu
thuẫn, tranh chấp.
Về kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ. Trong đó chủ yếu là
phát triển nghề trồng hoa ( hoa ly, hoa cúc, lay ơn...) và một số loại rau, cây
ăn quả ( táo, bưởi diễn, ổi...).
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cịn khó khăn đặc biệt là hệ
thống thuỷ lợi, thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất. Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng
mức.
Qua những thông tin cơ bản trên ta có thể rút ra nhận xét thôn
Trường Sơn thuộc xã Chân Sơn là một cộng đồng kém phát triển, hệ thống
cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cuộc sống người dân cịn nhiều khó khăn.

Cuộc sống khó khăn một phần do họ khơng có điều kiện để phát triển kinh
Nhóm 1

Page 7


Phát triển cộng đồng

tế như thiếu nước canh tác, một phần là do trình độ nhận thức của người
dân cịn hạn chế, khơng có kỹ thuật sản xuất hiệu quả, khơng có vốn để đầu
tư sản xuất, tình trạng rác thải trong sản xuất nông nghiệp chưa được xử lý
nghiêm ngặt tiềm ẩn những nguy cơ về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khoẻ người dân….Tuy nhiên bên cạnh đó địa phương cũng có nhiều
tiềm năng như người dân có đức tính cần cù chịu khó, có nhiều vùng đất
trống có thể cải tạo, thâm canh tăng năng suất, có tinh thần cố kết cộng
đồng cao, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể nói đây là một
cộng đơng thích hợp để sinh viên tiến hành tác nghiệp, tìm hiểu thu thập
thơng tin để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn cho cộng đồng, xây
dựng kế hoạch để làm thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng tích
cực.
2- Tiến trình phát triển cộng đồng
Bước 1: Tiếp cận cộng đồng
- Nhóm tham gia buổi họp ra mắt thực tế với ban lãnh đạo xã Chân
Sơn. Qua đó xã biết được mục đích, mục tiêu hoạt động của các nhóm,
đồng thời thơng qua buổi nói chuyện với lãnh đạo xã nhóm cũng thu thập
được những thơng tin cơ bản về tình hình địa phương do cán bộ xã cung
cấp.
Bước 2- Tìm hiểu và phân tích cộng đồng
Việc tìm hiểu và phân tích cộng đồng là cơ sở cho việc đánh giá nhu
cầu, lập kế hoạch và lượng giá, nhóm đã thực hiện một số hoạt động và kết

quả đó là:
- Sinh hoạt và làm việc cùng gia đình chú trưởng thơn Trường Sơn,
đồng thời kết hợp với quan sát đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu
vực.
- Tham gia lao động sản xuất với người dân trong thơn (chăm sóc
vườn hoa, quả, trao đổi một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng
Nhóm 1

Page 8


Phát triển cộng đồng

vật nuôi thông qua một số bạn là cán bộ khuyến nơng) qua đó tạo được sự
tin tưởng, mối quan hệ thân thiết với người dân địa phương.
- Nhóm tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số người dân. Nội dung
và kết quả phỏng vấn thu được cụ thể như sau:
Câu 1: Thưa chú, chú cho cháu hỏi gia đình nhà mình có mấy
sào ruộng ? Và năng suất lúa như thế nào ạ ?
Trả lời: ( chú Nguyễn Văn Tiến, người dân thôn Trường Sơn) Nhà
chú có 5 sào, nhìn chung là năng suất lúa khơng cao vì chú cũng như
người dân nơi đây khơng có các kỹ thuật chăm sóc cho cây lúa, đồng thời,
do thiếu nước nên năng xuất lúa khơng cao. Vì thế gia đình đang chuyển
hướng trồng lúa sang trồng hoa và cây ăn quả.
Câu 2: Theo chú, những khó khăn và nhu cầu cấp thiết nhất của
người dân trong thôn hiện nay là gì?
Trả lời: ( Chú Đào Xuân Phong, người dân thôn Trường Sơn) Theo
chú, người dân nơi đây cần nhất là hệ thống thuỷ lợi vì hiện nay tình trạng
thiếu nước trong sản xuất khiến cho năng xuất cây trồng giảm đi đáng kể.
Câu 3: Theo cô, vấn đề bảo vệ môi trường tại thôn chúng ta đã

được quan tâm và thực hiện có hiệu quả chưa?
Trả lời: ( Cơ Nguyễn Thị Bích, người dân thơn Trường Sơn) Theo
cô, vấn đề bảo vệ môi trường tại thôn chưa được quan tâm và thực hiện có
hiệu quả, bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt khắp nơi trên đồng ruộng.
Câu 4: Xin cô cho cháu hỏi, từ trước đến nay thơn chúng ta đã
áp dụng những mơ hình phát triển kinh tế nào? Hiệu quả của các mơ
hình đó như thế nào ạ?
Trả lời: ( cô Bùi Thị Hợp, người dân thơn Trường Sơn) Có, địa
phương cũng có áp dụng các mơ hình phát triển kinh tế như trồng bưởi
diễn, ổi, rau, hoa các loại( hoa hồng, cúc, lay ơn, ly...), mang lại nguồn
thu nhập khá cao tuy nhiên thiếu nước tưới nên năng xuất cũng giảm.
Nhóm 1

Page 9


Phát triển cộng đồng

Câu 5: Xin chú cho cháu hỏi, tình hình an ninh, trật tự an tồn
xã hội trên địa bàn thôn chúng ta như thế nào ạ?
Trả lời: ( chú Âu Văn Dũng, người dân thôn Trường Sơn) Theo chú
thì tình hình an ninh, trật tự xã hội của thôn cơ bản ổn định, không sảy ra
chộm cắp cũng như các tệ nạn xã hội. Người dân đoàn kết, gắn bó, khơng
sảy ra tranh chấp, xung đột gì.
- Nhóm cũng thu thập số liệu từ các báo cáo của thơn và các đồn thể
chính trị xã hội trong thơn. Qua đó nhóm nắm được những thơng tin chính
xác về thơn như vị trí địa lý, dân cư, kinh tế, văn hố xã hội.....Đồng thời
thơng qua cuộc trị chuyện với đồng chí Trưởng thơn, phó thơn nhóm cũng
có được những thơng tin chính xác về địa bàn thực hành.
Bước 3: Đánh giá vấn đề và nhu cầu của cộng đồng

Thơng qua q trình tiếp cận và phân tích cộng đồng, nhóm đã họp
và thống nhất được các vấn đề và nhu cầu cấp thiết của cộng đồng đó là:
* Các vấn đề của cộng đồng:
- Vấn đề thiếu nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề thiếu vốn và kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật ni
* Các nhu cầu của cộng đồng:
- Có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước tưới tiêu
- Có biện pháp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
- Có sự quan tâm, hướng dẫn, tư vấn của cán bộ chun mơn trong
việc chăm sóc cây trồng vật ni
- Sau khi tổng hợp được các vấn đề và nhu cầu của cộng đồng. Nhóm
đặt vấn đề với lãnh đạo thơn để tổ chức một buổi họp dân vào chiều ngày
26-12-2016 và được lãnh đạo thơn và nhân dân đồng tình( Có biên bản
họp dân kèm theo). Trong buổi họp, nhóm đã tạo được khơng khí thoải
Nhóm 1

Page 10


Phát triển cộng đồng

mái, thể hiện thái độ thân thiện, thấu hiểu để người dân nói lên suy nghĩ,
mong muốn của mình đồng thời nhóm đã ln chú ý lắng nghe, ghi chép
lại những ý kiến của người dân để làm cơ sở lựa chọn vấn đề, tìm ra
phương hướng giải quyết khó khăn cho cộng đồng, xây dựng kế hoạch để
làm thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng tích cực.
- Sau buổi họp dân nhóm đã lựa chọn vấn đề ưu tiên để lên kế hoạch
thực hiện đó là vấn đề xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nơng nghiệp. Vì theo nhóm, vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người dân địa phương.
Bước 4- Xây dựng kế hoạch thực tế.
Nội dung

Hoạt động cụ thể

Thời gian

Địa điểm

Kết quả
dự kiến

Bước 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm

Gặp gỡ ban
lãnh đạo xã
Chân Sơn,
Ban lãnh đạo
thơn Trường
Sơn

- Nhóm báo cáo với lãnh đạo xã về
mục tiêu, mục đích hoạt động của
nhóm thực tế.
- Lắng nghe và ghi chép những
thông tin cơ bản về tình hình địa
phương do các cán bộ xã cung cấp.
- Gặp Ban lãnh đạo thôn để thu thập
các thông tin về vấn đề của thôn:

Đặc điểm địa lý, dân số, tìm hiểu
lược sử...


Chân
Nhóm được ban lãnh đạo xã
Sáng ngày Sơn,n
tạo điều kiện và giới thiệu đi
24/12/2016
Sơn, Tuyên
thực tế tại thôn Trường Sơn.
Quang

Bước 2: Tìm hiểu và phân tích cộng đồng.
Thu thập
thông tin,
khảo sát thực
tế tại thôn
Trường Sơn,
phỏng vấn
người dân

- Quan sát địa hình, điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đời
sống của người dân.
- Xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn
người dân.
- Lắng nghe sự bày tỏ ý kiến của
người dân.
- Phỏng vấn người dân về vấn đề khó


Nhóm 1

Từ
chiều
ngày 24/12
đến
ngày
25/12/2016.

Thơn
Trường - Thu thập
Sơn, xã Chân
được tồn bộ thơng tin
Sơn, n Sơn,
thơng qua phỏng vấn và
Tun Quang
phân tích tài liệu.
- Đưa ra được
cái nhìn tổng
quan về địa
Page 11


Phát triển cộng đồng
bàn.
- Đánh giá
khăn của địa phương; nguyên nhân
chủ yếu làm giảm khả năng phát
triển của cộng đồng và các nhu cầu

của người dân.

được điểm

- Phân tích và thu thập các thông tin
từ các tài liệu mượn được ở thôn và
đi khảo sát tại một số hộ gia đình
trong thơn.

- Khảo sát sơ bộ về tình
hình địa phương và tìm
gia đình tiềm năng để
phỏng vấn sâu.

- Vẽ bản đồ xã hội

- Tìm được những khó
khăn của thơn Trường
Sơn và nhu cầu mong
muốn của người dân
trong thôn.

mạnh, điểm
yếu của người dân.

Bước 3: Đánh giá vấn đề và nhu cầu cộng đồng.
- Đánh giá vấn đề và xác định nhu
cầu của cộng đồng
Họp nhóm
thảo luận




Thảo luận vấn đề với Ban
lãnh đạo thôn



Sáng ngày Thôn
Trường - Xác định được vấn đề
26/12/2016
Sơn, xã Chân tại cộng đồng thôn.
Sơn, Yên Sơn,
- Thống nhất được nội
Tuyên Quang
dung và thời gian họp
dân.

- Thống nhất họp dân vào chiều ngày
26/12/2016
Họp các hộ
trong thôn
Trường Sơn

Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt
động của nhóm tại cộng đồng.

Chiều ngày Thôn
Trường
26/12/2016

Sơn, xã Chân
Sơn, Yên Sơn,
Tuyên Quang

- Thống nhất, lựa chọn
được hoạt động thực
hành phát triển cộng
đồng.

Sáng ngày Thôn
Trường
27/12/2016
Sơn, xã Chân
Sơn, Yên Sơn,
Tuyên Quang

Xây dựng được kế
hoạch tổ chức các hoạt
động phát triển cộng
đồng.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch.
Xây dựng kế
hoạch

- Xây dựng kế hoạch thực hiện vấn
đề tại cộng đồng

Bước 5: Thực hiện kế hoạch


Nhóm 1

Page 12


Phát triển cộng đồng

Thực hiện các
hoạt động tại
thôn

Thực hiện các hoạt động của nhóm
tại cộng đồng.

Từ
chiều
ngày 27/12
đến
sáng
ngày
30/12/2016

Thơn
Trường
Sơn, xã Chân
Sơn, n Sơn,
Tuyên Quang

- Vệ sinh đồng ruộng.


Thôn
Trường
Sơn, xã Chân
Sơn, Yên Sơn,
Tuyên Quang

- Tổng hợp được tất cả
thơng tin, tìm ra được
vấn đề cốt lõi của cộng
đồng.

- lắp đặt bể chứa rác tập
trung tại khu đồng
ruộng

Bước 6: Lượng giá và chuyển giao
- Tổng hợp các thông tin đã thu thập
được trong quá trình nghiên cứu của
nhóm.

Tổng kết hoạt
động.

- Tự kiểm điểm trong quá trình thực
tế đã làm được gì và chưa làm được
gì.

Chiều ngày
30/12/2016.


- Rút ra những kinh
nghiêm, kỹ năng cho
bản thân.

- Bàn giao cơng trình, chuyển giao
kế hoạch để nhóm nịng cốt của thôn
tiếp tục thực hiện.
- Liên hoan chia tay với lãnh đạo xã
và lãnh đạo thôn Trường Sơn.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề của cộng đồng
Kế hoạch xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại thôn Trường Sơn, xã
Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian

Chiều ngày
27/12/2016

Nhóm 1

Hoạt động cụ thể

Người thực hiện

Kết quả mong
muốn

Xác định số lượng,
địa điểm, thời gian lắp
Khảo sát nhu cầu, địa điểm lắp

Nhóm sinh viên, Ban lãnh
đặt các bể chứa bao bì
đặt các bể chứa bao bì thuốc bảo
đạo thôn
thuốc bảo vệ thực vật
vệ thực vật
(tối thiểu là 05 bể tại
5 khu vực)

Page 13


Phát triển cộng đồng

ngày
28/12/2016

Ngày
29/12/2016

Sáng ngày
30/12/2016

Tiến hành lắp đặt thử nghiệm 01
Lắp đặt thành cơng
bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực
vật tại khu vực cánh đồng trung Nhóm sinh viên, Ban lãnh thử nghiệm 01 bể
chứa bao bì thuốc bảo
tâm thôn Trường Sơn, xã Chân đạo thôn
vệ thực vật

Sơn
Nhận được sự ủng hộ
của nhân dân. Cùng
nhân dân thu gombao
Vệ sinh đồng ruộng, thu gom bao
Nhóm sinh viên, cán bộ bì thuốc bảo vệ thực
bì thuốc bảo vệ thực vật cho vào
vật trên đồng ruộng.
chủ chốt thôn, nhân dân.
bể chứa vừa lắp đạt thử nghiệm.
Bà con nhân dân có
được những kiến thức
cơ bản để cùng nhau
bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn Ban lãnh đạo thơn
và nhân dân cách lắp đặt các bể
Nhóm sinh viên, cán bộ
chứa còn lại và cách thu gom,
chủ chốt thôn, nhân dân.
xử lý, vận hành bể chứa bao bì
thuốc bảo vệ thực vật

Nhân dân biết cách
thu gom, xử lý, vận
hành bể chứa bao bì
thuốc bảo vệ thực
vật

Bước 6: Lượng giá và chuyển giao

Thời gian thực tế tại thôn Trường Sơn, xã Chân Sơn, nhóm 1 đã chia
thành 3 tổ, phân công cụ thể công việc cho từng tổ và các thành viên trong
tổ. Tổ 1 tìm hiểu sơ lược q trình hình thành và phát triển của thơn; Tổ 2
Vẽ sơ đồ xã hội, Tổ 3..........
Sau khi các tổ hồn thành sơ bộ các cơng việc của mình, nhóm tổ
chức họp, nghe các tổ báo cáo kết quả công việc được giao và tổng hợp
xây dựng kế hoạch hoạt động chung.
Nhóm tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp người dân địa
phương, nhóm đã phát hiện được các vấn đề khó khăn và các nhu cầu của
cộng đồng đó là: Vấn đề thiếu nguồn nước trong sản xuất nơng nghiệp;
Nhóm 1

Page 14


Phát triển cộng đồng

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp; Vấn đề thiếu vốn
và kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật ni. Căn cứ vào điều kiện và khả
năng thực tế của nhóm, nhóm đã lựa chọn vấn đề xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề ưu tiên cần giải quyết. Hơn
thế vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ của người dân.
Nhóm đã họp, tìm ra giải pháp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật đó
là cần phải xây dựng các bể chứa rác ngay tại đồng ruộng. Sau khi nhận
được sự nhất trí của ban lãnh đạo thơn, nhóm đã tiến hành khảo sát cánh
đồng của thôn và dự kiến phải lắp đặt 05 bể chứa rác tại 05 vị trí trên cánh
đồng.
Nhóm đã tiến hành lắp đặt thí điểm 01 bể chứa rác, vận động bà con
trong thôn cùng tham gia hoạt động thu gom các bao bì thuốc bảo vệ thực

vật vứt bừa bãi trên cánh đồng đưa vào bể chứa rác. Khi bể chứa đầy sẽ
tiến hành tiêu huỷ bằng cách đốt ngay tại bể chứa. Hoạt động này được ban
lãnh đạo thôn và bà con nhiệt tình hưởng ứng.
Sau đó nhóm bàn giao cơng trình, chuyển giao kế hoạch để nhóm
nịng cốt của thôn( ban lãnh đạo thôn) tiếp tục triển khai thực hiện.
3- Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hành
3.1- Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành
- Đợt thực hành lần này giúp cho sinh viên áp dụng được các kiến
thức đã học vào trong thực tế, gắn lí luận với thực tiễn. Trong quá trình
thực tế sinh viên khơng chỉ vận dụng lí thuyết của các học phần: Phát triển
cộng đồng, Chính sách xã hội, Kỹ năng truyền thơng…mà cịn vận dụng
các phương pháp như phân tích, tổng hợp,…các kĩ năng như phỏng vấn,
lắng nghe, quan sát … qua đó sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp cho
bản thân và nhận thức rõ được vai trò của người tác viên phát triển cộng
đồng, từ đó hình thành được ý thức, đạo đức của nghề nghiệp công tác xã
hội
3.2- Trong việc tiếp cận cộng đồng
Nhóm 1

Page 15


Phát triển cộng đồng

- Cùng nhóm giao lưu gặp gỡ với ban lãnh đạo xã Chân Sơn, huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Qua buổi giao lưu nhóm cũng biết sơ bộ về
tình hình tại địa phương và xã cũng biết được mục tiêu mục đích hoạt động
của nhóm thực tế, tạo điều kiện cho nhóm được sinh hoạt và làm việc tại
địa phương.
-Tham gia lao động sản xuất cùng người dân thơn Trường Sơn, qua

đó tạo được mối liên hệ thân thiết, gắn bó, tin cậy đối với cộng đồng
- Đi phỏng vấn sâu một số hộ dân và Ban lãnh đạo thôn Trường Sơn.
Kết quả đạt được là thu thập được những thông tin cơ bản về nhu cầu của
người dân, những bức xúc trong dân, những khó khăn của cộng đồng và
các mơ hình kinh tế đã áp dụng được ở địa phương.
3.3- Những khó khăn gặp phải và cách khắc phục
* Những khó khăn
- Thời gian thực hành ngắn do đó nhóm chưa tìm được nguồn lực hỗ
trợ; chưa có điều kiện để kiểm nghiệm sự thay đổi của người dân trong
việc đưa mơ hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nơng
nghiệp mà nhóm triển khai thực hiện.
- Trong buổi họp dân nhóm chỉ triệu tập được khoảng 70% số hộ dân
do đang trong thời gian thu hoạch hoa, quả và bán ra thị trường.
* Giải pháp khắc phục
- Do chưa tìm được nguồn lực hỗ trợ nên nhóm đã huy động sự đóng
góp của các thành viên để mua, thực hiện thí điểm việc lắp đặt và đưa vào
sử dụng 01/05 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo kế hoạch đã đề ra.
- Trong quá trình lắp đặt thí điểm mơ hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật, nhóm đã mời ban lãnh đạo thơn, các ban, ngành đồn thể của thơn
và một số hộ dân chứng kiến, cùng nhóm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực
vật cho vào bể chứa. Qua đó nhân dân biết cách thu gom, xử lý, vận hành
bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Nhóm 1

Page 16


Phát triển cộng đồng

- Hướng dẫn Ban lãnh đạo thôn và nhân dân cách lắp đặt các bể chứa

còn lại và cách thu gom, xử lý, vận hành bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực
vật
- Trong buổi họp dân nhóm cố gắng tiếp thu, chi chép đầy đủ những
ý kiến của người dân, tạo khơng khí thoải mái, thái độ thân thiện, thấu hiểu
để người dân mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình.
3.4- Những kỹ năng vận dụng trong q trình thực hành
- Nhóm sử dụng cơng cụ SWOT để phân tích điểm mạnh và hạn chế
của địa phương.
- Môn phát triển cộng đồng: vận dụng các kĩ năng tìm hiểu cộng
đồng thơng qua các thơng tin từ báo cáo của thôn, quan sát, tổ chức thảo
luận trong dân, phương pháp có sự tham gia trực tiếp của người dân trong
bộ môn phát triển cộng đồng vào thực tiễn tìm hiểu vấn đề của cộng đồng.
Vận dụng kĩ năng giải quyết mâu thuẫn để giải quyết những bất đồng trong
nhóm.
- Mơn Phương pháp điều tra xã hội học: vận dụng bảng hỏi phỏng
vấn sâu để phỏng vấn người dân địa phương.
* Về kỹ năng:
- Kĩ năng giao tiếp : Nhóm đã sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi để phỏng
vấn sâu người dân, khi tiếp cận cộng đồng, khi họp dân….và do được vận
dụng khá tốt vào thực tế để xác định những vấn đề, những nhu cầu của
cộng đồng nên nó đem lại hiệu quả khá cao.
- Kĩ năng lắng nghe: đây là một kĩ năng rất quan trọng vì nó giúp
nhóm hiểu được những tâm tư, nguyện vọng… của người dân. Nhóm cũng
cảm thấy người dân tin tưởng nhóm hơn do họ thấy nhóm chú ý lắng nghe,
nghĩa là đang thấu hiểu được vấn đề của họ, đó cũng là điều kiện thuận
lợi để nhóm có thể nhanh chóng nhận diện được vấn đề của cộng đồng.

Nhóm 1

Page 17



Phát triển cộng đồng

- Kĩ năng quan sát: qua quá trình làm việc tại cộng đồng nhóm cũng
đã sử dụng kĩ năng quan sát để thu thập thông tin và đưa ra đánh giá tổng
quan về cộng đồng.
+ Quan sát tự do được tiến hành để quan sát địa hình, đường xá, quan
sát cơ sở vật chất, quan sát hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Cụ thể như quan sát thấy cánh đồng cạn khơ, khơng có nước chúng tôi
nhận định được vấn đề của cộng đồng ở đây là cần có một hệ thống mương
máng để phục vụ sản xuất để đem lại năng suất cao; Nhóm quan sát thấy
trên cánh đồng có rất nhiều bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi, thậm
chí ngay cạnh hố nước, ruộng rau...tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến
đời sống và sức khoẻ của người dân, nhóm nhận định được vấn đề của
cộng đồng ở đây là cần có một biện pháp để xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực
vật để giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Quan sát tham dự được tiến hành qua các cuộc phỏng vấn sâu
người dân và cán bộ địa phương thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ của
người được phỏng vấn tại các hộ gia đình của người dân và cán bộ thơn.

Kỹ năng làm việc nhóm được nhóm sử dụng một cách hiệu quả
và xuyên suốt q trình thực hành. Các thành viên trong nhóm ln dùy trì
mối quan hệ hợp tác, bình đẳng giữa các thành viên.
KẾT LUẬN
Với tinh thần ham học hỏi, với trách nhiệm nghề nghiệp nhóm thực
tế đã khắc phục mọi sự khó khăn về vật chất để thâm nhập, tìm hiểu vấn đề
của cộng đồng, đạt hiệu quả thực tế cao và để lại ấn tượng tốt đẹp trong
lòng người dân. Trải qua 7 ngày làm việc tại địa phương nhóm thực tế cảm
thấy mình như hiểu biết hơn, trưởng thành hơn, dầy dạn hơn, trải nghiệm

và thấu hiểu hơn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân . Nhóm
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường đại học
KHXH&NV, các thầy cô giáo khoa xã hội học, chính quyền và người dân
thơn Trường Sơn, xã Chân Sơn. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo xã, ban
ngành đoàn thể địa phương và đặc biệt là chú trưởng thơn Trường Sơn đã
Nhóm 1

Page 18


Phát triển cộng đồng

cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhóm, cảm ơn người dân
đã hợp tác làm việc để q trình thực hành của nhóm đạt hiệu quả cao nhất.
Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo của nhóm cịn
nhiều thiếu sót, vì vậy nhóm rất mong được sự nhận xét, đánh giá và đóng
góp ý kiến từ phía thầy cơ và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 1

Page 19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×