Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 32 trang )

BÀI 6
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

ThS. Vũ Thị Thúy Vân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015106204

1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Đầu tư chứng khoán
Ông Hùng muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do kiến thức về thị
trường không nhiều, ông Hùng quyết định đầu tư trong ngắn hạn và kiếm lợi nhờ chênh
lệch giá cổ phiếu.

1. Ông Hùng đầu tư chứng khoán theo phương thức nào?
2. Ông Hùng có thể có những thu nhập nào từ việc đầu tư chứng khoán?

v1.0015106204

2


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:


Hiểu được các khái niệm cơ bản về phân tích và đầu tư chứng khoán.




Phân việt các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.



Nắm vững được quy trình phân tích chứng khoán cơ bản.

v1.0015106204


NỘI DUNG
Khái quát về phân tích và đầu tư chứng khoán

Mục tiêu và quy trình phân tích chứng khoán

Nội dung phân tích chứng khoán

v1.0015106204


1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán
1.2. Phân loại đầu tư chứng khoán
1.3. Thu nhập và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

v1.0015106204


1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin
nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư chứng khoán.



Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp
nhà đầu tư xác định giá trị của chứng khoán và thời điểm
để ra quyết định đầu tư.

v1.0015106204


1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



Đầu tư ngân quỹ



Đầu tư hưởng lợi



Đầu tư phòng vệ




Đầu tư nắm quyền kiểm soát

v1.0015106204


1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo)
Đầu tư ngân quỹ


Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi
các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn. Xuất phát từ
nhu cầu thanh toán chi trả (cầu giao dịch), nhu cầu dự
phòng và dự trữ, các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư
lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn.



Các nhà quản trị tài chính thường đầu tư vào các chứng
khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành
tiền như tín phiếu kho bạc, CDs, kỳ phiếu ngân hàng,
thương phiếu,…

v1.0015106204


1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo)

Đầu tư hưởng lợi



Khác với hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán, hoạt động
đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận.



Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể có từ lợi tức từ tài sản đầu tư như cổ tức được
phân phối hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu.

v1.0015106204


1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo)

Đầu tư phòng vệ
Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn, song
hàm chứa rủi ro cao, do vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện
ngày càng nhiều nhằm giúp các nhà đầu tư phòng tránh rủi ro,
như: Hợp đồng giao sau (Forwards), Hợp đồng kỳ hạn
(Futures), Hợp đồng quyền mua (Call Options), Hợp đồng
quyền bán (Put Options),…

v1.0015106204


1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (tiếp theo)
Đầu tư nắm quyền kiểm soát


Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát công ty

phát hành thông qua quyền được nhận thông tin, quyền
tham dự và biểu quyết tại Đại hội cổ đông. Số lượng cổ
phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu quyết, kiểm
soát của các nhà đầu tư.



Một số nhà đầu tư lớn, thường là các nhà đầu tư có tổ
chức như là các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn
thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát.
Thông qua hoạt động đầu tư vốn, các tổ chức này thường
tham gia Hội đồng quản trị nhằm thực hiện hoạt động quản
lý, tạo mối liên kết về sở hữu trong tập đoàn.

v1.0015106204


1.3. THU THẬP VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


Lợi nhuận (Thu nhập)
 Lợi nhuận tuyệt đối.
 Lợi nhuận tương đối.
 Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng (Tỷ suất lợi nhuận dự kiến).



Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
 Rủi ro hệ thống:



Rủi ro thị trường.



Rủi ro sức mua.



Rủi ro lãi suất.

 Rủi ro phi hệ thống:

v1.0015106204



Rủi ro tài chính.



Rủi ro kinh doanh.



Rủi ro quản lý.


2. MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN



Mục tiêu phân tích chứng khoán
Mục tiêu của quá trình phân tích chứng khoán là giúp cho
nhà đầu tư ra các quyết định mua bán chứng khoán một
cách có hiệu quả nhất, tức là mang lại lợi nhuận và sự an
toàn về vốn cho nhà đầu tư.



Quy trình phân tích chứng khoán
Để xác định giá trị của mỗi doanh nghiệp, từ đó xác định
giá trị của cổ phiếu, người ta phải tiến hành lần lượt qua
ba giai đoạn: Phân tích thị trường, phân tích ngành kinh tế
và phân tích công ty.

v1.0015106204


3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
3.1. Phân tích vĩ mô
3.2. Phân tích ngành
3.3. Phân tích công ty
3.4. Phân tích và quản lý danh mục đầu tư

v1.0015106204


3.1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ



Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế
 Môi trường kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và của quốc gia, có
 những tác động trực tiếp đến hoạt động của thị trường
chứng khoán. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện
nay, yếu tố quốc tế cần được xem xét trong quá trình
phân tích đầu tư chứng khoán.
 Các vấn đề có tính quốc tế cần lưu ý trong quá trình
phân tích chứng khoán là: mức tăng trưởng kinh tế;
các vấn đề chính trị nhạy cảm; chính sách bảo hộ;
chính sách tự do hóa tài chính; chính sách tiền tệ...

v1.0015106204


3.1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ (tiếp theo)


Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia
 a. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị và xã hội có những tác động nhất định đến hoạt động của thị
trường chứng khoán nước đó, thậm chí có thể tác động đến hoạt động thị trường chứng
khoán trên phạm vi toàn cầu.
 b. Các điều kiện kinh tế vĩ mô


Tỷ giá hối đoái: khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá trong
thời gian tới thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc
sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ để phòng ngừa giá trị

chứng khoán bị sụt giảm.



Lạm phát và lãi suất: đây là hai nhân tố rất quan trọng gây ảnh hưởng lớn tới
quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán.

 c. Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng thị trường.

v1.0015106204


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH

Phân tích ngành là một nội dung quan trọng của quy trình
phân tích ba bước trong phân tích cơ bản nhằm giúp cho
các nhà đầu tư trong việc lựa chọn chứng khoán và
hoạch định chính sách quản lý danh mục đầu tư. Các
nghiên cứu cho thấy, trong cùng một thời kỳ, các ngành
khác nhau có rủi ro và lợi nhuận khác nhau.

v1.0015106204


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo)


Phân tích chu kỳ kinh doanh
 Nhóm ngành có chu kỳ vận động phù hợp với chu kỳ kinh
tế và nhóm ngành có sự vận động ngược chiều với chu

kỳ kinh tế.
 Nhóm ngành có chu kỳ phù hợp bao gồm: ngành ngân
hàng tài chính; ngành kinh doanh bất động sản; ngành
xây dựng, ngành hàng tiêu dùng đắt tiền (ô tô, máy tính,
điện lạnh, mỹ phẩm); ngành chế tạo máy và những ngành
có đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động cao.

v1.0015106204


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH



Ảnh hưởng của thay đổi trong cấu trúc kinh tế tới các ngành
 Sự thay đổi các yếu tố cấu trúc kinh tế như nhân khẩu, công nghệ, chính trị, môi
trường pháp luật và chính sách kinh tế sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dòng tiền và
rủi ro tiềm năng của các ngành. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tới các ngành
khác nhau là khác nhau.
 Yếu tố nhân khẩu bao gồm sự tăng trưởng dân số, cấu trúc phân bổ dân số về
độ tuổi, về mặt địa lý, sự phân bổ về thu nhập, sự thay đổi về dân tộc, văn hóa.
 Yếu tố phong cách sống có liên quan đến cách thức mọi người sống, làm việc,
tiêu dùng,...

v1.0015106204


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo)




Xác định chu kỳ sống của ngành
 Giai đoạn bắt đầu phát triển.
 Giai đoạn tăng trưởng nhanh.
 Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng chín muồi.
 Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi.
 Giai đoạn tăng trưởng giảm.

v1.0015106204


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH


Xác định chu kỳ sống của ngành
 Giai đoạn bắt đầu phát triển


Sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận, doanh số bán thấp.



Chi phí quảng cáo, chi phí quản lý lớn.



Gắn với hoạt động đầu tư mạo hiểm.

 Giai đoạn tăng trưởng nhanh


v1.0015106204



Sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, doanh số bán tăng nhanh.



Phát triển vượt bậc về quy mô, hệ thống phân phối.



Tăng trưởng cao.


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo)


Xác định chu kỳ sống của ngành
 Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng chín muồi


Nhu cầu về hàng hóa phần lớn được thỏa mãn nhưng thị trường chưa bão hòa.



Nhiều doanh nghiệp tham gia.




Mức tăng lợi nhuận biên có xu hướng giảm.



Doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn.

 Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi

v1.0015106204



Đây là giai đoạn dài nhất.



Tỷ lệ tăng trưởng của ngành giảm so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.



Doanh nghiệp tận dụng những thứ đang có thay vì khuếch trương quy mô.



Giá cổ phiếu nhiều biến động.


3.2. PHÂN TÍCH NGÀNH (tiếp theo)



Xác định chu kỳ sống của ngành
 Giai đoạn tăng trưởng giảm

v1.0015106204



Tăng trưởng doanh số bán giảm.



Lợi nhuận thấp.



Di chuyển lĩnh vực đầu tư.



Giá chứng khoán giảm.


3.3. PHÂN TÍCH CÔNG TY


Phân tích các báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục đích phân
tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá:
 Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành.
 Khả năng thanh toán nợ dài hạn.

 Khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn.
 Tiềm năng phát triển trong tương lai.



Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro tức là phân tích sự biến động của tổng thể các dòng thu nhập của công ty.
Thông thường, rủi ro đối với công ty thường được phân tích trên 2 giác độ: Rủi ro kinh
doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của
thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

v1.0015106204


3.4. PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ


Lý thuyết đa dạng hóa
Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hoá. Theo đó, nhà
đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh
mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức
nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”.



Lý thuyết thị trường hiệu quả
Năm 1953, lần đầu tiên Maurice Kendall đã sử dụng máy tính trong phân tích các
giao dịch cổ phiếu và đưa ra kết luận giá cổ phiếu thay đổi ngẫu nhiên, không có quy
luật và không thể dự đoán được. Kết luận này đặt nền móng cho lý thuyết thị trường
có hiệu quả. Theo học thuyết này, thị trường có hiệu quả bao gồm 3 chỉ tiêu: phân

phối hiệu quả; hoạt động hiệu quả; thông tin hiệu quả.

v1.0015106204


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×