Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.21 KB, 50 trang )

i

MỤC LỤC
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt

iii

Danh mục các bảng

iv

TÓM TẮT (ABSTRACT)

1

PHẦN 1. GIỚI THIỆU

2

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 5
2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

5

2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

8

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12



3.1 Khung lý thuyết về lạm phát

12

3.1.1 Định nghĩa Lạm phát

12

3.1.2 Cách tính chỉ số lạm phát

13

3.2 Mô hình tự hồi quy vector (VAR)

18

3.2 Mô hình nghiên cứu lạm phát Việt Nam

19

3.3 Phương pháp ước lượng mô hình tự hồi quy vector VAR

22

3.4 Mô tả dữ liệu

22

PHẦN 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


25

4.1 Kiểm định tính dừng của dữ liệu

25

4.2 Xác định độ trễ tối ưu

26

4.4 Kết quả ước lượng

27

4.4.1 Kết quả mô hình VAR

27

4.4.2 Kết quả hàm phản ứng

29


ii

4.4.3 Kết quả phân rã phương sai

31


4.5 Kiểm định phần dư mô hình VAR

33

PHẦN 5. KẾT LUẬN

34

5.1. Kết quả nghiên cứu chính

34

5.2 Thảo luận chính sách

34

5.3 Hạn chế của luận văn

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ LỤC

39

Phụ lục 1. Cách tính chỉ số Laspeyres, Paachase, Fisher


39

Phụ lục 2. Chi tiết dữ liệu nghiên cứu

40

Phụ lục 3. Kết quả phân rã phương sai các biến

45


iii

Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia develop bank)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

EIA

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information
Administration)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)


GNP

Tổng sản phẩm quốc giá (Gross National Product)

GSO

Tổng cục Thống kê (General statistics office)

IFS

Thống kê Tài chính thế giới (International Financial Statistics)

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

M2

Bao gồm: Tổng lượng tiền mặt do NHNN phát hành đang được
lưu thông (M0) + Tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại
ngân hàng trung ương + tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ
hạn… tại các tổ chức tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTW


Ngân hàng Trung ương

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất thông thường (Ordinary least
square)

USD

Đồng đô la Mỹ

VND

Đồng Việt Nam


iv

Danh mục các bảng
Bảng 3.1 Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam thời kỳ 20092014 của toàn quốc....................................................................................... 17
Bảng 3.2 Giới thiệu nguồn số liệu và kỳ vọng dấu tác động đến CPI............ 23
Bảng 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các biến .................................... 25
Bảng 4.2 Xác định độ trễ tối ưu .................................................................... 26
Bảng 4.3 Kiểm định tự tương quan phần dư ................................................. 27
Bảng 4.4 Kết quả mô hình VAR ................................................................... 28
Bảng 4.5 Hệ số co giản của lạm phát đối với các cú sốc của các biến ........... 30
Bảng 4.6 Kết quả phân rã phương sai biến DGCPI ....................................... 32
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phần dư mô hình VAR..................................... 33
Danh mục các hình
Hình 4.1 Hàm phản ứng của gcpi đối với cú sốc các biến trong mô hình 31



1

KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM
TÓM TẮT (ABSTRACT)
Luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu lạm phát gồm 5 biến: Tỷ giá,
cung tiền M2, lãi suất, giá dầu thế giới, tốc độ tăng trưởng sản lượng công
nghiệp trong giai đoạn tháng 11 năm 2001 đến tháng 7 năm 2012, dùng
phương pháp ước lượng mô hình tự hồi quy vector (VAR) để xác định mức
độ tác động của các nhân tố đến lạm phát ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho
thấy lạm phát quá khứ đóng vai trò quan trọng trong trong việc gia tăng lạm
phát hiện tại, tăng tỷ giá có tác động đáng kể làm gia tăng lạm phát trong ngắn
hạn nhưng với độ trễ 2 tháng, tăng cung tiền M2 có tác động đáng kể đến lạm
phát trong ngắn với độ trễ 1 tháng, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp
và lãi suất cơ bản không tác động đến lạm phát cả trong ngắn hạn và trung
hạn, mức chuyển của giá dầu thế giới vào mức giá trong nước trong ngắn hạn
là đáng kể.
Key words: Lạm phát, tự hồi quy vector VAR


2

PHẦN 1. GIỚI THIỆU
Lạm phát là vấn đề thời sự, được mọi người quan tâm, vì ảnh hưởng
của lạm phát đến đời sống kinh tế, xã hội là rất lớn. Nhiều nghiên cứu thực
nghiệm về lạm phát cho thấy hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định vai trò
của cung tiền, lạm phát quá khứ, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách, tổng sản
lượng GDP/GNP đối với lạm phát.

Tuy nhiên nguyên nhân lạm phát tại các nước là khác nhau cũng như
vai trò và mức độ tác động của nhân tố tiền tệ, tỷ giá, giá nước ngoài là khác
nhau đối với lạm phát. Chhibber (1991) cho rằng tác động của phá giá đối
với lạm phát tại các nước Châu Phi phụ thuộc vào mức độ linh hoạt tỷ giá hối
đoái, sự cởi mở của tài khoản vốn và mức độ kiểm soát giá cả. Lim và Papi
(1997) khẳng định cung tiền, tỷ giá và sản lượng GNP là nhân tố quan trọng
nhất quyết định lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ. McCarthy (2000) cho rằng tỷ giá có
ảnh hưởng không đáng kể đến lạm phát giá cả trong nước ở một số nền kinh
tế công nghiệp hóa trong khi giá nhập khẩu có tác động mạnh mẽ hơn.
Lougani and Swagel (2001) chỉ ra rằng hai phần ba sự thay đổi trong lạm phát
của 53 nước đang phát triển là do tăng cung tiền và dịch chuyển tỷ giá. Ngoài
ra, họ cũng phát hiện ra rằng lạm phát kỳ vọng đóng vai trò cực kỳ quan trọng
tác động đến lạm phát. Ramakrishnan và Vamvakidis (2002) khẳng định tỷ
giá hối đoái và lạm phát nước ngoài là yếu tố then chốt ảnh hưởng lạm phát
trong nước ở Indonesia, cung tiền chỉ có ý nghĩa thống kê còn mức tác động
thì ít. Akinboade và cộng sự (2004) chỉ ra rằng trong dài hạn lạm phát tương
quan ngược chiều với lãi suất và cùng chiều với tăng cung tiền. Jongwanich
và Park (2008) cho rằng lạm phát diễn ra tại Châu Á gia tăng chủ yếu do tổng
cầu và lạm phát kỳ vọng mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố chi phí
đẩy.


3

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam đã đưa ra những bằng chứng
thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ vấn đề lạm phát tại Việt Nam. Tuy nhiên,
do mục tiêu nghiên cứu, cách tiếp cận và khoản thời gian lấy số liệu khác
nhau nên các nghiên cứu này cho thấy kết quả khác nhau về vai trò tác động
và mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô lên lạm phát như: cung tiền, tỷ giá,
giá quốc tế…. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành

(2010) cho rằng tỷ giá có tác động đáng kể làm tăng áp lực lạm phát. Trong
khi các nghiên cứu khác đều cho rằng tỷ giá không có tác động hoặc mức tác
động rất nhỏ. Dương Thị Thanh Mai (2002) cho rằng tỷ giá không có tính
hiệu báo trước cho lạm phát. Còn Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long
(2005) cho rằng có mối quan hệ dài hạn giữa CPI, tỷ giá, M2, giá xăng dầu,
mức cung ứng tiền tệ có tác động đến CPI tuy với cường độ rất nhỏ và với độ
trễ 6 tháng. Phạm Thế Anh (2009) khẳng định vai trò của yếu tố lạm phát
trong quá khứ, sản lượng và tốc độ tăng cung tiền (sau 3 quý) đến lạm phát,
riêng giá dầu quốc tế không có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại.
Với mục tiêu xác định chính xác nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và
mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô đến lạm phát nên tác giả lựa chọn đề
tài “Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
Dựa trên mô hình nghiên cứu làm phát của Bhattacharya (2013), dữ
liệu vĩ mô Việt Nam về tốc độ tăng CPI, tỷ giá VNĐ/USD, tốc độ tăng cung
tiền M2, lãi suất cơ bản, giá dầu thế giới và tốc độ tăng trưởng sản lượng công
nghiệp trong giai đoạn tháng 12 năm 2001 đến tháng 7 năm 2012, sử dụng
phương pháp ước lượng mô hình tự hồi quy vector VAR để chạy mô hình
thực nghiệm dưới sự hỗ trợ của phần mềm eview.
Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập tổng hợp từ các nguồn đáng tin
cậy. Một số kiểm định có liên quan đến mô hình gồm: kiểm định tính dừng dữ


4

liệu, kiểm định phần dư mô hình. Từ kết quả mô hình VAR, tác giả thực hiện
phân rã phương sai Choleski của Sim và khảo sát hàm phản ứng xung nhằm
xác định phản ứng của CPI trước các cú sốc các biến. Những bằng chứng thu
được góp phần cũng cố thêm những nhận định về nguyên nhân gây ra lạm
phát tại Việt Nam. Đồng thời gợi mở những định hướng chính sách trong việc

điều hành nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu của luận văn gồm 5 phần:
- Phần 1. Giới thiệu
- Phần 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
- Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
- Phần 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu
- Phần 5. Kết luận


5

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định vai trò quan trọng
của nhân tố tiền đối với lạm phát, các yếu tố như lạm phát quá khứ, thâm hụt
ngân sách, tổng sản lượng GDP/GNP và tỷ giá hối đoái là những nhân tố quan
trọng gây áp lực lên lạm phát. Trong đó nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của
tiền tệ và tỷ giá, giá nước ngoài có tác động khác nhau đến lạm phát.
Chhibber (1991), nghiên cứu lạm phát các nước Châu Phi. Xây dựng
mô hình lạm gồm: lạm phát hàng hóa thương mại và lạm phát hàng hóa phi
thương mại. Trong đó lạm phát phát hàng hóa thương mại được mô phỏng
theo cách tiếp cận ngang bằng sức mua - purchasing power parity (PPP). Lạm
phát hàng hóa phi thương mại được mô phỏng dựa trên các nhân tố chi phí
đẩy và cầu kéo của lạm phát. Nghiên cứu cho thấy rằng tác động của phá
giá đối với lạm phát phụ thuộc vào mức độ linh hoạt tỷ giá hối đoái, sự
cởi mở của tài khoản vốn và mức độ kiểm soát giá cả.
Lim và Papi (1997) nghiên cứu lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 19701995, xây dựng mô hình lạm phát gồm 4 nhóm nhân tố: thị trường hàng hóa,
thị trường tiền tệ, thị trường lao động và thị trường bên ngoài. Kết quả khẳng
định cung tiền, tỷ giá và sản lượng GNP là nhân tố quan trọng nhất quyết định
lạm phát.

Callen và Chang (1999) nghiên cứu mô hình lạm phát của Ấn Độ. Với
mục đích mở rộng mục tiêu tiền tệ sang các công cụ khác để xây dựng chính
sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Ấn Độ, nhóm tác giả đã xây dựng mô
hình kinh tế lượng để xác định xem công cụ nào cung cấp thông tin có ích
nhất cho lạm phát tương lai. Các tác giả đã sử dụng kiểm định dài hạn
(cointegration) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để phân tích quan hệ dài
hạn, ngắn hạn giữa các biến lạm phát, cung tiền, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối


6

đoái, lạm phát nước ngoài. Các tác giả đã kết luận giá sản xuất, giá nhập, tỷ
giá hối đoái cũng cung cấp những thông tin tốt về lạm phát tương lai.
McCarthy (2000) kiểm định sự chuyển giá của các nhân tố bên ngoài
và giá nhập khẩu vào lạm phát trong nước ở một số nền kinh tế công nghiệp
hóa. Bằng cách sử dụng mô hình VAR kết hợp một chuỗi phân phối giá, tác
giả tìm thấy có sự chuyển giá bên ngòai vào tổng giá tiêu dùng, phản ứng thúc
đẩy cho thấy tỷ giá có ảnh hưởng không đáng kể đến lạm phát giá cả trong
nước trong khi giá nhập khẩu có tác động mạnh mẽ hơn.
Lougani and Swagel (2001) nghiên cứu dữ liệu của 53 nước đang phát
triển bằng cách sử dụng phương pháp VAR với sáu biến gồm: tăng trưởng
tiền lương, ước tính khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng
(output-gap), sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, giá dầu, giá của các hàng hóa
không phải là dầu và lạm phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hai phần ba sự
thay đổi trong lạm phát là do tăng cung tiền và dịch chuyển tỷ giá. Ngoài ra,
họ cũng phát hiện ra rằng lạm phát kỳ vọng đóng vai trò cực kỳ quan trọng
tác động đến lạm phát, nó ảnh hưởng từ 10-20% sự thay đổi lạm phát trong
tương lai.
Ramakrishnan và Vamvakidis (2002) xây dựng mô hình nghiên cứu
lạm phát giá tiêu dùng ở Indonesia gồm: cung tiền, lương tối thiểu, năng suất

lao động, khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, lãi suất, tỷ
giá, lạm phát nước ngoài. Kết quả khẳng định tỷ giá hối đoái và lạm phát
nước ngoài là yếu tố then chốt ảnh hưởng lạm phát trong nước, cung tiền chỉ
có ý nghĩa thống kê còn mức tác động thì ít.
Akinboade và cộng sự (2004) nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát
ở Nam Phi với thị trường tiền tệ, thị trường lao động và thị trường ngoại hối.
Nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí lao động và tăng cung tiền có tương quan cùng
chiều với tỷ lệ lạm phát, trong khi tỷ giá lại có tương quan ngược chiều với


7

lạm phát trong ngắn hạn. Trong dài hạn, họ nhận thấy lạm phát tương quan
ngược chiều với lãi suất và cùng chiều với tăng cung tiền.
Jongwanich và Park (2008) nghiên cứu lạm phát ở 9 nước đang phát
triển ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) đã sử dụng mô hình kết hợp giữa các
nhân tố do “chi phí đẩy” (giá dầu quốc tế và chỉ số giá lương thực) và các
nhân tố do “cầu kéo” (tổng cầu, sự truyền dẫn tỷ giá, giá nhập khẩu, chỉ số giá
sản xuất và CPI chỉ số giá tiêu dùng). Tác giả đã nhận thấy rằng từ 2007-2008
lạm phát diễn ra tại Châu Á gia tăng chủ yếu do tổng cầu và lạm phát kỳ vọng
mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố “chi phí đẩy” mặc dù khoảng thời
gian đó, lạm phát gia tăng cùng với giá dầu quốc tế và giá lương thực. Cầu
quá mức cùng với chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã khiến cho kỳ vọng lạm phát
gia tăng càng làm trầm trọng hơn tình hình lạm phát ở những nước này.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Fadli Fizari Abu Hassan Asari, Nurul Syuhada
Baharuddin, Nurmadihah Jusoh, Zuraida Mohamad, Norazidah Shamsudin and
Kamaruzaman Jusoff (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và sự
biến động của tỷ giá tại Malaysia giai đoạn 1999-2009. Nghiên cứu sử dụng mô
hình VECM.


Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger-cause cho thấy lạm phát ảnh
hưởng đến lãi suất, sau đó lãi suất tác động đến tỷ giá. Nhưng trong dài hạn lãi suất
ảnh hưởng tích cực còn lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến biến động tỷ giá ở
Malaysia. Hệ quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng sự gia tăng lãi suất có hiệu quả
hạn chế sự biến động của tỷ giá.


8

2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Dựa theo những lý thuyết đã có về lạm phát, các nghiên cứu về lạm
phát ở Việt Nam cũng kết hợp nhiều yếu tố từ phía cung, cầu trong nước và
giá cả nước ngoài nhằm giải thích những biến động của lạm phát. Những
nghiên cứu gần đây về lạm phát ở Việt Nam xoay quanh các nhân tố: lạm
phát quá khứ, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, thu nhập, giá xăng dầu và giá gạo thế
giới.
Dương Thị Thanh Mai (2002) xây dựng mô hình lạm phát ở các nước
đang phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố: cung tiền, thu nhập, tỷ giá. Với chuỗi
dự liệu từ năm 1997-2000, tác giả đi đến các kết luận tỷ giá không có tín hiệu
báo trước cho lạm phát. Khi kiểm định mô hình trong ba giai đoạn từ năm
1989-1992, 1993-1996, 1997-2000, tác giả cũng cho kết luận là tỷ giá không
có tín hiệu báo trước cho lạm phát. Với các kết quả như trên tác giả khuyên
các nhà làm chính sách có thể điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt mà không
phải quan tâm đến lạm phát.
Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) ước lượng trực tiếp
phương trình kinh tế lượng cho chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn tháng 7
năm 1994 đến tháng 12 năm 2004 gồm các biến: tỷ giá trung bình USD/VND,
mức cung ứng tiền tệ, mức dư cầu, giá xăng thế giới, giá gạo thế giới. Kết quả
cho thấy các nhân tố quyết định lạm phát trong giai đoạn này chủ yếu do là
lạm phát thời kỳ trước. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ dài hạn

giữa CPI, tỷ giá, M2, giá xăng dầu, giá gạo thế giới và mức dư cầu. Tác động
của tỷ giá đến CPI lớn hơn so với giá xăng dầu và giá gạo quốc tế nhưng mức
chuyển của tỷ giá vào lạm phát là rất thấp. Mức cung ứng tiền tệ có tác động
đến CPI tuy với cường độ rất nhỏ và với độ trễ 6 tháng.
Phạm Thế Anh (2008) ứng dụng mô hình SVAR trong việc xác đinh
hiệu ứng của chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát ở Việt Nam. Số liệu được


9

sử dụng theo dạng dữ liệu tháng từ tháng 01 năm 1994 đến tháng 8 năm 2008.
Các biến sử dụng gồm: 4 biến nội sinh: sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu
dùng, cung tiền và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng; biến ngoại sinh là giá dầu
thế giới. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết các biến nghiên cứu trong quá khứ có vai
trò giải thích cho hầu hết các biến được nghiên cứu, trong đó sốc cung tiền
M2 và lãi suất đóng vai trò rất nhỏ đối với lạm phát.
Vương Thị Thảo Bình (2008) sử dụng mô hình đường Phillips giai
đoạn 1995Q1-1998Q3 để phân tích động thái giá cả - lạm phát. Kết quả cho
thấy lạm phát bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát trễ hay lạm phát kỳ vọng.
Khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tìm năng có tác động đáng kể
đến sự thay đổi lạm phát. Trong khi tổng cầu danh nghĩa và giá dầu có tác
động cùng chiều đến biến động lạm phát, nhưng không nhiều.
Phạm Thế Anh (2009) xây dựng mô hình lạm phát giai đoạn quý 1 năm
1995 đến quý 4 năm 2008 phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hàng hóa thương
mại, giá hàng hóa phi thương mại. Dùng phương pháp ước lượng mô hình
hiệu chỉnh sai số (ECM). Các biến sử dụng gồm: CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ
giá, sản lượng công nghiệp và sai số ECM từ kiểm định tự tương quan mối
quan hệ về cầu tiền. Mô hình cho thấy không có mối quan hệ đồng tích hợp
giữa các biến giá cả trong nước, giá cả quốc tế, và tỉ giá hối đoái hay còn gọi
là điều kiện ngang bằng sức mua. Kết quả ước lượng khẳng định vai trò của

yếu tố lạm phát trong quá khứ, sản lượng và tốc độ tăng cung tiền (sau 3 quý)
đến lạm phát. Riêng giá dầu quốc tế không có ảnh hưởng đến lạm phát hiện
tại.
Phạm Thị Thu Trang (2009) sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn
để phân tích 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam gia đoạn từ
tháng 1 năm 2000 đến tháng 10 năm 2008 gồm: Cung tiền, giá dầu, giá trị sản
xuất công nghiệp, giá gạo, giá trị trễ của tỷ lệ lạm phát. Kết quả cho rằng tăng


10

cung tiền ngay lập tức làm cho lạm phát tăng và tác động mạnh nhất tới lạm
phát, ảnh hưởng của nó còn kéo dài tới 3 tháng sau đó. Tổng cầu tăng ngay
lập tức làm lạm phát tăng và tiếp tục tăng ở 3 tháng tiếp theo. Tổng cầu tác
động tới lạm phát mạnh nhất sau 1 tháng. Tỷ lệ lạm phát biến động cùng
chiều với biến động giá gạo xuất khẩu với độ trễ tác động là 1, 2 và 3 tháng.
Giá dầu thế giới tác động tới lạm phát với độ trễ tác động là 1 tháng. Lạm
phát trong quá khứ có ảnh hưởng tới lạm phát hiện tại. Lạm phát kỳ vọng hay
lạm phát do tâm lý là hiện tượng thường thấy ở Việt Nam. Đây là yếu tố tác
động yếu nhất tới lạm phát. Độ trễ tác động là 1 và 3 tháng.
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) xây dựng mô
hình lạm phát giai đoạn (2000-2010) phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hàng
hóa thương mại, giá hàng hóa phi thương mại và giá được kiểm soát. Kết quả
nghiên cứu trái ngược với những nghiên cứu về vai trò của tỷ giá, cụ thể là
việc phá giá, có tác động đáng kể làm tăng áp lực lạm phát. Sự khác biệt trong
kết quả này có thể được giải thích một phần là do các nghiên cứu trước đây
chủ yếu nghiên cứu trong các giai đoạn tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc.
Các kết quả khác cũng cho rằng kỳ vọng lạm phát là nhân tố quan trọng quyết
định lạm phát hiện tại. Cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng
với độ trễ. Mức chuyển giá quốc tế đến mức giá nội địa trong ngắn hạn có vai

trò nhất định.
Bhattacharya (2013) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đối với
lạm phát tại Việt Nam và các nước mới nổi ở Châu Á. Xây dựng mô hình
nghiên cứu lạm phát Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2004 đến quý 2 năm
2012 gồm 5 nhân tố: Tốc độ phát triển GDP, lãi suất tái cấp vốn, tỷ giá hiệu
dụng danh nghĩa, giá nhập khẩu, tốc độ phát triển tín dụng. Kết quả khẳng
định trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái danh nghĩa là nhân tố tác động chính đến
lạm phát. Tốc độ phát triển tín dụng có tác động cùng chiều với lạm phát


11

trong trung hạn với độ trễ từ 2 đến 10 quý. Sự truyền dẫn của sốc phát triển
tín dụng lên tốc độ GDP là cùng chiều và có khuynh hướng làm tăng áp lực
lên lạm phát sau 4 quý và kéo dài tới 5 quý tiếp theo. Trong khi đó sốc lãi suất
có khuynh hướng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển GDP và tốc độ phát triển
tín dụng trong ngắn hạn. Phản ứng của lạm phát đối với tăng lãi suất chỉ có ý
nghĩa trong 2 quý đầu.
Tóm lại, việc xem xét tổng quan các nghiên cứu đã có về các nhân tố
quyết định lạm phát ở Việt Nam cho thấy:
- Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của tiền tệ, tỷ giá, mức
chuyển của giá quốc tế là trái ngược nhau có thể là do các giai đoạn nghiên
cứu khác nhau, tần suất lấy số liệu khác nhau và phương pháp ước lượng khác
nhau.
- Mặt khác, các nghiên cứu đều khá đồng nhất về vai trò quan trọng của
lạm phát trong quá khứ và tổng sản lượng GDP/tốc độ tăng trưởng sản
lượng công nghiệp đối với lạm phát hiện tại.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong nghiên cứu ở phần sau, tác giả sẽ
làm rõ vai trò tác động của các yếu tố này.



12

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung lý thuyết về lạm phát
3.1.1 Định nghĩa Lạm phát

Lạm phát (inflation) là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian.
Định nghĩa này bao hàm một số nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, lạm phát là sự tăng lên của mặt bằng giá nói chung chứ
không phải của từng loại giá riêng biệt. Nếu chỉ có giá của một hoặc một số
rất ít loại hàng hóa tăng lên thì chưa chắc đã phải là lạm phát vì giá của đông
đảo các loại hàng hoá và dịch vụ khác không thay đổi, thậm chí có thể giảm
đi.
Thứ hai, định nghĩa này không chỉ nói về tình trạng tăng lên hiện tại
của mặt bằng giá (lạm phát mở) mà còn bao hàm cả sự tăng lên tiềm năng của
mặt bằng giá (lạm phát bị kìm hãm). Thực tế không ít chính phủ trong bối
cảnh lạm phát cao đã thực hiện các biện pháp quản lý hành chính nghiêm ngặt
để duy trì sự ổn định của giá, nhưng lại dẫn đến nhiều mâu thuẫn khác trong
nền kinh tế. Định nghĩa này bao gồm cả trường hợp lạm phát trên; Trong đó
giá mặc dù ổn định, nhưng do áp dụng các biện pháp “đông cứng” giá một
cách hành chính và nếu không áp dụng các biện pháp này thì giá sẽ tăng lên.
Thứ ba, sự tăng lên (hiện tại hoặc tiềm năng) của mặt bằng giá phải có
tính dai dẳng. Như vậy nếu sự tăng giá chỉ diễn ra trong một số khoảng thời
gian và do một số nguyên nhân khách quan rõ ràng rồi lại giảm xuống khi
những nguyên nhân này chấm dứt thì đây chưa phải là lạm phát. Hoặc nếu tại
một thời điểm nào đó mà giá tất cả các loại hàng hoá đều đồng loạt tăng lên,
nhưng tiếp đến lại ổn định trong một khoảng thời gian dài (nhiều tháng là đủ),
thì đây cũng không phải là tình trạng lạm phát.
Lạm phát cơ bản (core inflation) hay lạm phát cơ sở (underlying

inflation) được các nhà thống kê tìm cách loại trừ đi các biến động nhất thời


13

như các cú sốc về giá dầu, yếu tố thời tiết …để thấy được xu hướng cơ bản và
ổn định của giá cả.
3.1.2 Cách tính chỉ số lạm phát
Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung
trong nền kinh tế theo từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quí hoặc năm.
Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:

Trong đó:
πt: tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quí, hoặc năm)
Pt: mức giá chung của thời kỳ t
Pt-1: mức giá chung của thời kỳ trước đó
Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng hai chỉ số
giá để đo lường. Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thứ hai là
GDP điều chỉnh (GDP deflator). Cả hai chỉ số này đều tính toán mức giá
trung bình (có trọng số) của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Sự
khác biệt duy nhất giữa hai loại chỉ số này là quan điểm của rổ hàng hoá làm
trọng số tính toán. CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hoá trong
nhiều năm so với chính giá của rổ hàng đó ở một năm nào đó. Thống kê
gọi đó là năm cơ sở hay năm gốc (based year). Nghĩa là, rổ hàng hoá được
lựa chọn để tính giá là không thay đổi trong nhiều năm. Chỉ số giá này phụ
thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. CPI
có một số nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, mức độ bao phủ của chỉ số giá này
chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu dùng và do vậy không phản ảnh
biến động giá của hàng hoá tư bản. Thứ hai, trọng số cố định dựa vào tỷ phần
chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ bản của người dân thành thị mua vào năm

gốc và do vậy nó không phải ảnh đúng và đầy đủ những cơ cấu chi tiêu khác


14

nhau trong toàn xã hội, đặc biệt ở những xã hội có sự phân tán nông thôn –
thành thị. Thứ ba, bởi vì trọng số của rổ hàng hoá là cố định ở một năm
“gốc”, do vậy không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêu dùng
cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho những
hàng hoá khác nhau theo thời gian.
GDP deflator, thì ngược lại với CPI, là một tỷ số phản ánh giá của một
rổ hàng hoá trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của
năm gốc. Như vậy, rổ hàng hoá được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt
trong giai đoạn tính toán. Về cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hoá trong
các thời điểm tính giá là không nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng
thường mang tính ổn định trong ngắn hạn. GDP deflator là loại chỉ số có mức
bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất
trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ
đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng. Về
mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt nhất cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến
động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của
chất lượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, về mặt thống kê
chỉ số giá này thường được tính toán chậm hơn so với CPI và có thể phản ảnh
trễ diễn biến giá của nền kinh tế vì nó được tính toán căn cứ vào GDP thực và
GDP danh nghĩa, mà kết quả thống kê của hai loại GDP này trong nền kinh tế
thường được công bố trễ từ một quí đến một năm (tuỳ vào cơ quan thống kê
của từng quốc gia). Bởi vì tính chất khác biệt như trên, về mặt lý thuyết, CPI
thường phóng đại mức giá sinh hoạt. Còn đối với GDP deflator thì ngược lại,

nghĩa là có khuynh hướng đánh giá thấp mức giá này.


15

Chính vì sự thiếu hoàn hảo của cả hai chỉ số, một chỉ số trung bình
nhân của cả CPI và GDP deflator được đề nghị và gọi là chỉ số Fisher (Fisher
Index) theo tên của nhà kinh tế học Irving Fisher.
Ba chỉ số trên 1 là giá trị cơ sở, các cơ quan thống kê của các nước có
thể ước tính chỉ số giá theo một số đặc điểm khác nhau nhằm phục vụ cho
những phân tích khác nhau của nền kinh tế. Ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng ở
nông thôn, thành thị, chỉ số giá bán buôn, chỉ số giá công nghiệp, chỉ số giá
nhập khẩu,…
Ngoài ra các quốc gia trên thế giới còn áp dụng chỉ số lạm phát cơ bản
(core inflation) hay lạm phát thực (underlying inflation) là một dạng chỉ số
biểu hiện sức mua thực sự của đồng tiền vì lạm phát cơ bản đã tìm cách loại
trừ biến động giá cả có nguồn gốc không xuất phát từ bản thân nội tại của nền
kinh tế; chẳng hạn như những biến động khách quan và thường xuyên xảy ra
trong giá sắt thép, xăng dầu, hoặc những biến động thất thường như thảm họa
dịch gia cầm, gia súc, những nhân tố vốn đã tác động rất nhiều đến CPI nước
ta thời gian qua. Đây là phương pháp tính phổ biến đang sử dụng hiện nay tại
nhiều nước. Khi tính chỉ số lạm phát cơ bản, các nhà kinh tế phải loại bỏ các
loại hàng hoá mà giá cả của chúng phản ánh sai lệch sự biến động thực của
mức giá chung. Các tiêu chí loại bỏ các hàng hoá là:
- Các hàng hoá có sự biến động lớn về giá cả;
- Các hàng hoá mà giá cả hình thành chủ yếu do các nhân tố cung;
- Các loại hàng hoá mà giá cả hình thành do các quy định hành chính;
- Những thay đổi giá cả gây nhiễu cho ngân hàng trung ương.
So với CPI ban đầu, CPI sau khi loại bỏ đi các yếu tố trên có thể phản
ánh chính xác hơn sức mua thực sự của đồng tiền và cho phép có được một

1 Xem Phụ lục 1- Chỉ số giá Laspeyres, Paachase, fisher


16

dự báo đáng tin cậy hơn về xu hướng biến động giá chung dài hạn của nền
kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng CPI mới này làm thước đo lạm phát cũng có
những hạn chế nhất định, đó là khi loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của một nhân
tố nào đó ra khỏi CPI thì thông tin về nhân tố đó sẽ bị triệt tiêu và như vậy
thông tin phản hồi từ các tín hiệu thị trường phản ánh trên giá nhân tố đó cũng
bị loại trừ. Hơn nữa, CPI tính theo cách này cũng không thể khắc phục được
hoàn toàn độ lệch cơ cấu và độ lệch thay thế của CPI. Chính vì vậy mà hiện
nay người ta tìm các phương pháp khác để xây dựng các thước đo lạm phát cơ
bản dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc hơn.
Lạm phát cơ bản cũng chỉ là một chỉ tiêu như các chỉ tiêu đo lường lạm
phát khác. Chúng bổ sung cho nhau chứ không phải thay thế, loại trừ nhau.
Hiện tại ở Việt Nam chưa tính toán và công bố các chỉ số lạm phát cơ bản.
Thước đo lạm phát tổng thể ở Việt Nam được tính toán theo sự thay đổi của
chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI là một chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ biến
động qua thời gian về giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Rổ
hàng hóa được sử dụng để tính CPI của Việt Nam hiện nay bao gồm 11 nhóm
hàng chính. Việc xây dựng rổ hàng hóa này được dựa trên trên kết quả khảo
sát thị trường tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, kết quả khảo sát
mức sống hộ gia đình và điều tra quyền số CPI do Tổng cục Thống kê thực
hiện trong năm 2008. Theo kế hoạch, rổ hàng hóa này được sử dụng trong
giai đoạn 2009-2014. Chi tiết về rổ hàng và các tính chỉ số thống kê được
trình bày trong Bảng 3.1


17


Bảng 3.1 Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam thời kỳ 20092014 của toàn quốc

C
01
011
012
013
02
03
04

Các nhóm hàng và dịch vụ
Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
1. Lương thực
2. Thực phẩm
3. Ăn uống ngoài gia đình
II. Đồ uống và thuốc lá¸
III- May mặc, mũ nón, giầy dép
IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và
VLXD
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
VI- Thuốc và dịch vụ y tế
VII- Giao thông
VIII- Bưu chính viễn thông
IX- Giáo dục
X- Văn hoá, giải trí và du lịch
XI- Hàng hoá và dịch vụ khác


05
06
07
08
09
10
11

Quyền số (%)
100,00
39,93
8,18
24,35
7,40
4,03
7,28
10,01
8,65
5,61
8,87
2,73
5,72
3,83
3,34

(Trích Thông cáo báo chí của GSO về một số nội dung cập nhật trong phương
án tính chỉ só giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014)
Bên cạnh khái niệm lạm phát, cần chú ý phân biệt một số khái niệm
khác được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu lạm phát, như giảm phát và
thiểu phát.

Giảm phát (disinflation) là quá trình chuyển động dai dẳng theo hướng
giảm xuống của tỷ lệ lạm phát mặc dù lạm phát vẫn diễn ra;
Thiểu phát (deflation) là quá trình chuyển động dai dẳng theo hướng
giảm xuống của mặt bằng giá chung của nền kinh tế.
Tóm lại, với một định nghĩa đơn giản, song về thực nghiệm thì có nhiều
cách để đo lường lạm phát và tuỳ thuộc vào chỉ số giá chung nào của nền kinh


18

tế được áp dụng. Cho dù bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có
những hạn chế hoặc về phương pháp luận lẫn thực hành
3.2 Mô hình tự hồi quy vector (VAR)
Mô hình VAR là mô hình động của một số biến thời gian. Mô hình này
về cấu trúc gồm nhiều phương trình (vector) và gồm các trễ của các biến số
(autoregressive).
Mô hình tổng quát đối với hai chuỗi thời gian Y1 và Y2
p

p

i i

i 1

p

p

i i


i 1

Y1t      i Y1t 1    i Y2t i  u1t

Y2t      i Y1t 1    i Y2t i  u 2t

(3.1)
(3.2)

Mô hình này gồm một véc tơ hai biến Y1, Y2 và yếu tố tự hồi quy, trong
mỗi phương trình các biến độc lập là các biến phụ thuộc trễ.
Trong mô hình hai biến trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi
biến. Với hai biến mô hình có 22p hệ số góc và hai hệ số chặn. Nếu mô hình
có m biến thì hệ số là m2p+m. Như vậy khi số biến tăng lên, thì hệ số ước
lượng khá lớn. Điều này đòi hỏi quan sát phải nhiều thì kết quả ước lượng
mới có ý nghĩa.
* Mô hình Var ƣớc lƣợng mô hình sau:
- Mô hình Var là một hệ phương trình đồng thời, trong đó tất cả các
biến là các biến nội sinh
- Biến độc lập là các biến nội sinh ở các thời kỳ trễ.
- Nếu các phương trình đều chứa cùng một số biến, tức là độ dài trễ
của các biến trong các phương trình đều giống nhau, thì dùng OLS
để ước lượng phương trình.
* Hạn chế của phƣơng pháp Var:
- Mô hình Var không thích hợp cho phân tích chính sách


19


- Mô hình Var thích hợp nếu các biến là dừng. Trong trường hợp các
chuỗi không dừng thì biến đổi để được chuỗi dừng.
- Độ dài của trễ là vấn đề khó khăn trong thực hành
- Do số quan sát là có giới hạn, nếu tăng độ dài của trễ sẽ làm cho bậc
tự do bị giảm, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng.
- Trong một số trường hợp, giải thích dấu của các hệ số không phải dễ
dàng. Có thể cùng một biến số nhưng ở các trễ khác nhau lại có dấu
khác nhau.
3.2 Mô hình nghiên cứu lạm phát Việt Nam
Mô hình nghiên cứu được sử dụng dựa trên nghiên cứu của
Bhattacharya (2013). Lý thuyết kinh tế cho chúng ta biết, tại một thời điểm
bất kì, mức giá chung của nền kinh tế (thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng CPI)
là trung bình có trọng số của giá cả các hàng hóa thương mại và giá cả hàng
hóa phi thương mại.
pt  ptT  (1   )ptNT

(3.3)

Trong đó: pt là mức giá chung, ptT là giá cả hàng hóa thương mại, ptNT là
giá cả hàng hóa phi thương mại và  là tỉ trọng của hàng hóa thương mại
trong giỏ hàng tiêu dùng.
Giá cả hàng hóa thương mại của một nền kinh tế nhỏ mở được quyết
định bởi thị trường thế giới và phụ thuộc vào giá cả ở nước ngoài ptW và tỉ giá
hối đoái  t . Sự gia tăng của giá cả nước ngoài và tỷ giá sẽ dẫn đến sự gia
tăng giá cả hàng hóa thương mại trong nước do vậy ta có:
ptT   t  ptW (3.4)

Giá cả của hàng hóa phi thương mại phụ thuộc vào cung tiền vượt trội
so với cầu tiền (EC) và tỷ giá hối đoái.
ptNT  ECt 1   t (3.5)



20

Trong đó  : ảnh hưởng của giá đô la đối với hàng hoá phi thương mại
EC có độ trễ là 01 kỳ là do cung tiền vượt trội so với cầu tiền ở đầu kỳ
sẽ ảnh hưởng đến cầu tiền tệ và gây áp lực lên lạm phát ở cuối kỳ.
Thay phương trình (3.4) và (3.5) vào phương trình (3.3) ta được
pt    (1   )  t  ptW  (1   )EC T 1 (3.6)

Ta có thể viết gọn phương trình (3.6) lại như sau
pt  1 t   2 ptW   3 ECT 1

(3.7)

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Nguyen, Cavoli và Wilson (2012)
xác định hàm cầu tiền phụ thuộc vào tổng cầu/sản lượng và lãi suất. Do đó kết
quả mô hình lạm phát được xác định lại như sau:
pt  1 t   2 ptW   3 M t   4 Yt   5 rt   t (3.8)

Trong đó: M: cung tiền, Y: tổng cầu/sản lượng thực,  : tỷ giá danh
nghĩa hiệu dụng và r: lãi suất danh nghĩa.
Do hạn chế dữ liệu về sản lượng GDP chỉ ở dạng quý nên tác giả thay
thế biến GDP thực bằng tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp, việc thay
thế này được đã được Phạm Thị Thu Trang (2009) và Phạm Thế Anh (2008)
và Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) thực hiện. Các biến
khác được sử dụng trong mô hình tự hồi quy vector VAR ở phần sau gồm:
CPI, cung tiền M2, tỷ giá hối đoái danh nghĩa VNĐ/USD, giá dầu đại diện
cho biến lạm phát giá hàng hoá nước ngoài, lãi suất cơ bản đại diện cho biến
lãi suất danh nghĩa.

Do đó mô hình phần tích lạm phát Việt Nam được viết lại như sau:
g _ CPI t  1ext   2 oilt   3 g _ M 2t   4 g _ indt   5 irt   t (3.9)

Trong đó: g_CPI là lạm phát (tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ), oil là giá
dầu thế giới, g_M2 là tốc độ tăng cung tiền trong nước, g_ind là tốc độ tăng


21

sản lượng công nghiệp, ir là lãi suất cơ bản, ex tỷ giá chính thức VNĐ/USD;
 t là phần dư.

Việc xác định thứ tự thích hợp của các biến nội sinh là quan trọng để
xác định những cú sốc về mặt cấu trúc của các nhân tố vĩ mô lên lạm phát, tác
giả xây dựng thứ tự phân tích Cholesky từ ước lượng mô hình VAR theo thứ
tự các biến như sau: oil, ir, g_ind, g_M2, ex, g_CPI bởi vì:
- Sự thay đổi giá dầu được đặt vị trí đầu tiên bởi vì giá dầu không bị
ảnh hưởng bởi bất kỳ cú sốc nào khác ngoại trừ chính nó trong khi biến động
giá dầu ảnh hưởng đến tất cả các biến trong mô hình một cách đồng thời do
Việt Nam không phải là nhà sản xuất xăng dầu có ảnh hưởng trên thị trường
dầu thế giới.
- Biến lãi suất cơ bản được đặt lên vị trí thứ hai sau giá dầu có nghĩa
rằng lãi suất có ảnh hưởng đến tất cả các biến nội sinh khác trong mô hình
ngoại trừ biến giá dầu.
- Biến tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp đại diện cho sản lượng
đầu ra được đặt ở vị trí thứ ba bởi vì nó không ảnh hưởng lên biến lãi suất và
giá dầu nhưng nó có thể được xem xét là có ảnh hưởng đồng thời lên 3 biến
còn lại là: tỷ cung tiền, tỷ giá và lạm phát.
- Biến tốc độ tăng cung tiền M2 được đặt ở vị trí thứ tư chỉ có ảnh
hưởng đồng thời lên biến tỷ giá và lạm phát trong ngắn hạn.

- Biến tỷ giá được đặt ở vị trí thứ năm chỉ có ảnh hưởng đồng thời lên
biến lạm phát trong ngắn hạn.
- Biến lạm phát được đặt ở vị trí cuối nên chịu ảnh hưởng đồng thời của
tất cả các biến khác trong khi sự biến động giá cả không có ảnh hưởng đồng
thời lên các biến khác.


×