Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát việt nam bằng mô hình p star

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------

Lê Minh Châu

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LẠM PHÁT VIỆT NAM
BẰNG MÔ HÌNH P-STAR

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


Mục lục
Trang
Chương 1: Lời mở đầu ........................................................................................................ 3
1.1. Trình bày vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 5
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 5
1.4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 6
1.5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6
1.6. Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 6
Chương 2. Cơ sở lý luận về mô hình P-star....................................................................... 8
2.1. Giới thiệu về mô hình P-star ........................................................................................... 8
2.2. Các điều kiện kinh tế phù hợp với mô hình P-star.......................................................... 8


2.2.1. Mô hình P-star trong nền kinh tế đóng ........................................................................ 8
2.2.2. Mô hình P-star trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa và cố định tỷ giá hối đoái ................. 12
2.2.3. Mô hình P-star tổng hợp ............................................................................................ 13
2.3. Tóm lược những nghiên cứu trước đây liên quan nghiên cứu nhân tố lạm phát bằng mô
hình P-star ............................................................................................................................ 13
Chương 3. Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011 ....... 15
3.1. Khái quát về các chỉ số đo lường lạm phát tại Việt Nam ............................................. 15
3.1.1. Chỉ số CPI .................................................................................................................. 15
3.1.2. Chỉ số GDP deflator ................................................................................................... 16
3.2. Diễn biến của lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2011 ............................. 18
3.2.1. Giai đoạn 1995 – 2006 ............................................................................................... 18
3.2.2. Giai đoạn 2007 – 2011 ............................................................................................... 21
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
4.1. Mô tả nguồn dữ liệu và kiểm định tính chất của các biến ............................................ 24


2

4.1.1. Mô tả nguồn dữ liệu ................................................................................................... 24
4.1.2. Kiểm định tính chất của các biến ............................................................................... 25
4.2. Kiểm định tính dừng của các nhân tố tác động lên lạm phát và xác định quốc gia lớn
có ảnh hưởng........................................................................................................................ 27
4.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến ảnh hưởng đến mô hình ...................................... 27
4.2.2. Kiểm định tương quan giữa các biến tham gia mô hình ............................................ 28
4.2.3. Xác định quốc gia lớn ảnh hưởng .............................................................................. 29
Chương 5. Phân tích nhân tố tác động đến lạm phát bằng mô hình P-star ................. 32
5.1. Kiểm định nhân tố tác động lên lạm phát ..................................................................... 32
5.2. Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát ....................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40
Phụ lục 1: Cơ sở dữ liệu chạy hồi quy ................................................................................. 42

Phụ lục 2: Kiểm định ADF các biến tham gia ..................................................................... 44
Phụ lục 3: Kiểm định ADF các biến tham gia logarit hóa ................................................... 48
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định ADF của các biến sai phân cấp 1 ......................................... 52
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định ADF của các biến chênh lệch giá và biến lạm phát ............. 54


3

Lời cam đoan
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Lê Minh Châu


4

Chương 1: Lời mở đầu

1.1. Trình bày vấn đề nghiên cứu
Từ năm 1986, khi nền kinh tế Việt Nam chính thức chuyển sang cơ chế thị trường và mở
cửa giao dịch với phần còn lại của thế giới, vấn đề xác định nguyên nhân gây ra lạm phát
và tìm kiếm những biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp đã trở thành mối quan tâm hàng
đầu của cơ quan quản lý vĩ mô. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng tìm cách lý giải
những nguyên nhân gây ra lạm phát và đề xuất biện pháp khắc phục trong từng giai đoạn
nghiên cứu bằng nhiều phương thức khác nhau. Bằng cách này hay cách khác, những
nghiên cứu này cũng đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận vận dụng vào tình hình lạm phát
cụ thể của Việt Nam trong thời gian qua.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoài Bảo (do PGS. TS.
Nguyễn Trọng Hoài hướng dẫn) thực hiện năm 2008 đã sử dụng mô hình P-star để định

lượng nguyên nhân gây ra lạm phát trong giai đoạn 1995-2007 (sử dụng dữ liệu quý, từ
quý 2 năm 1995 đến quý 2 năm 2007). Trong mô hình P-star, biến động lạm phát được xác
định do hai nguyên nhân chính là chênh lệch giá trong nước (GAPD) và chênh lệch giá
nước ngoài (GAPF)1. Thông qua chạy hồi quy chuỗi dữ liệu, tác giả đã chứng minh được
tính phù hợp của mô hình khi vận dụng vào điều kiện Việt Nam; đồng thời, xác định được
nguyên nhân chính gây ra lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là do chênh
lệch giá nước ngoài (GAPF) với giả định Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, mở cửa và có tỷ giá
Việt Nam đồng neo danh nghĩa với đồng đôla Mỹ. Kết quả phân tích cũng xác nhận lạm
phát của Việt Nam không những phụ thuộc vào sự biến động của cung và cầu như lý thuyết
truyền thống mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhân tố lạm phát kỳ vọng. Lạm phát trong quá
khứ sẽ tác động rõ ràng lên hình thành kỳ vọng lạm phát ở hai quý tiếp theo. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu này đã chưa chỉ ra được trong chênh lệch giá nước ngoài, nguyên nhân ảnh
hưởng tác động chính đến biến động lạm phát có bao nhiêu phần trăm đến từ nhân tố tiền
tệ và bao nhiêu phần trăm đến từ nhân tố phi tiền tệ2.

1

Mô hình P-star tổng hợp: ∆πt = f(GAPD, GAPF)

2

Chênh lệch giá nước ngoài: GAPF = (ptf* + et – ert*) - ptd


5

Mặt khác, giai đoạn từ quý 3 năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một số
biến động lớn. Chẳng hạn như, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại quốc tế WTO vào cuối năm 2006. Từ năm 2007 trở đi, tổng vốn đầu tư của
khu vực nước ngoài tăng mạnh (bình quân tăng 41,91%/năm). Giá trị nhập khẩu tăng

nhanh hơn xuất khẩu đã làm cho cán cân thương mại của Việt Nam liên tục âm và xu
hướng này tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy chênh lệch giá nước ngoài có khuynh
hướng tăng dần mức độ ảnh hưởng lên biến động lạm phát của Việt Nam từ khi gia nhập
WTO. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kết hợp
với những yếu kém nội tại của nền kinh tế trước đó, chênh lệch giá trong nước cũng gây ra
những tác động đến biến động lạm phát. Khi đó, tác động của chênh lệch giá nước ngoài và
trong nước đến lạm phát sẽ thay đổi khi lượng hóa tác động từng thành phần bằng mô hình
P-star nếu mô hình vẫn tiếp tục phù hợp.
Nhằm kiểm chứng lại mô hình P-star trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp
theo (từ quý 3 năm 2007 đến quý 2 năm 2011), đồng thời, xác định rõ hơn mức độ ảnh
hưởng của nhân tố tiền tệ, phi tiền tệ trong chênh lệch giá trong nước (GAPD) và chênh
lệch giá nước ngoài (GAPF) đến biến động lạm phát, em quyết định thực hiện đề tài ―Phân
tích nhân tố tác động lên lạm phát Việt Nam bằng mô hình P-star‖.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nếu như nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Hoài Bảo đã chỉ ra nguyên nhân chính
tác động đến biến động lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2007 là do chênh
lệch giá nước ngoài, thì sau những biến động mới phát sinh trong giai đoạn gần đây, liệu
mô hình P-star có còn phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam theo mô hình tổng hợp hay
không. Nếu như mô hình vẫn còn phù hợp, liệu chênh lệch giá nước ngoài có còn là
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Trường hợp mô hình không còn phù hợp,
sẽ cần đưa ra những giả định mới cho mô hình. Khi đó, liệu những giả định này có phù hợp
với điều kiện mới hay không.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tiếp tục kiểm định tính phù hợp của mô hình P-star trong đo lường lạm phát tại
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.


6


Thứ hai, nếu phù hợp trong giai đoạn tiếp theo với những biến động lớn đã diễn ra trong
nền kinh tế, xác định nhân tố tác động chính đến lạm phát theo hướng chi tiết nhân tố thực
và nhân tố tiền tệ.
Thứ ba, từ những nguyên nhân phát hiện, đề xuất những giải pháp khắc phục.

1.4. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng những nhân tố trong mô hình P-star (mức giá cân bằng trong nước,
mức giá trong nước hiện tại, mức giá cân bằng nước ngoài, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ
giá hối đoái thực cân bằng, độ trễ của lạm phát) để định lượng nhân tố tác động đến tỷ lệ
lạm phát.

1.5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết về lạm phát và mô hình P-star, bài nghiên cứu tiến hành định lượng biến
động lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn nghiên cứu ở đây được xác định từ
quý 2 năm 1995 đến quý 2 năm 2011 và nguồn dữ liệu được sử dụng để chạy hồi quy dựa
theo mô hình P-star tổng hợp được lấy theo từng quý được lấy từ Tổng cục thống kê (chỉ
số CPI, GDP), Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (chỉ số GDPdeflator, chỉ số lãi suất danh nghĩa, chỉ
số giá trong nước, chỉ số giá nước ngoài). Kết quả từ phân tích sẽ được sử dụng nhằm hỗ
trợ cho cơ sở mô tả lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm giảm tỷ lệ lạm phát
trong giai đoạn nghiên cứu.

1.6. Kết cấu đề tài
Đề tài được trình bày thành 04 chương chính:
Chương 1. Lời mở đầu. Trình bày vấn đề, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và
phương pháp thực hiện nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý luận về lạm phát và mô hình P-star. Mục tiêu của chương 2 nhằm
khái quát lý thuyết về lạm phát trong nền kinh tế. Trên cơ sở lý thuyết nền của mô hình,
trình bày phương trình mô hình theo từng điều kiện. Đồng thời, tóm lược một số nghiên

cứu trước đây có liên quan.


7

Chương 3. Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011. Mục
tiêu của chương 3 nhằm trình bày sơ lược điều kiện kinh tế tại Việt Nam, đồng thời, trình
bày diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, cung cấp nền tảng
đánh giá cho kết quả từ mô hình P-star.
Chương 4. Kiểm định và phân tích nhân tố tác động đến lạm phát bằng mô hình Pstar. Mục tiêu của chương 4 nhằm kiểm định lại tính phù hợp của mô hình trong điều kiện
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở phù hợp, nhận định và phân tích chi tiết
nhân tố tác động đến lạm phát bằng mô hình.


8

Chương 2. Cơ sở lý luận về mô hình P-star
2.1. Giới thiệu về mô hình P-star
Mô hình P-star lần đầu tiên được đề cập đến như một dấu hiệu đơn giản đo lường áp lực
lạm phát. P* là mức giá được xác định bởi cung tiền hiện tại và mức cân bằng của thị
trường hàng hoá và tài chính, gọi là mức cân bằng. Do có độ trễ trong điều chỉnh đối với
những thay đổi liên quan đến tiền tệ không biết trước, mức giá hiện tại phải tăng tạm thời
với tốc độ nhanh hơn mức cân bằng để tạo ra mức cân bằng mới tương ứng với những thay
đổi tiền tệ này. Những phân tích của Hallman, Porter, và Small (1991) đã cho thấy quan
điểm này trong một nghiên cứu mô hình dự báo lạm phát, thường được gọi là mô hình Pstar vì mô hình này cho thấy mức giá cân bằng P* mà mức giá thực P có khuynh hướng
điều chỉnh hướng đến. Từ chênh lệch giữa mức giá cân bằng và mức giá thực, (P* - P), mô
hình P-star dự báo hướng dịch chuyển của tỷ lệ lạm phát. Chính xác hơn, mô hình dự báo
lạm phát sẽ tăng, giảm hay đứng yên khi mức giá thực thấp hơn, cao hơn hoặc bằng với
mức giá cân bằng. Mô hình P-star là kết hợp giữa lý thuyết số lượng tiền tệ và kinh nghiệm
thực tế quan sát được của độ trễ trong điều chỉnh giá.

Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mô hình P-star đã được thực hiện tại hầu hết các
quốc gia, tuy nhiên, đo lường lạm phát tại các quốc gia lớn thường cho kết quả tốt hơn tại
các quốc gia nhỏ3. Theo Kool và Tatom (1994), chế độ tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng quan
trọng đến việc xác định giá và lạm phát. Mô hình P-star cổ điển giả định rằng mức giá cân
bằng là một hàm số của cung tiền nội tệ. Tuy nhiên, với chế độ tỷ giá hối đoái cố định,
mức giá nội địa tại một quốc gia nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài và khối lượng tiền nội
địa trở nên do mức cầu quyết định. Do đó, mô hình P-star có thể được chia ra dựa theo điều
kiện kinh tế gồm trong nền kinh tế đóng, nền kinh tế mở có tỷ giá hối đoái cố định.
2.2. Các điều kiện kinh tế phù hợp với mô hình P-star
2.2.1. Mô hình P-star trong nền kinh tế đóng
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế không có giao dịch với các nền kinh tế khác trên thế giới,
không có xuất nhập khẩu, không có chu chuyển vốn quốc tế. Những thay đổi trong chính

3

Hoeller và Poret (1991)


9

sách tiền tệ và thị trường chứng khoán dựa trên những quyết định chính sách và bản thân
nền kinh tế.
Mô hình P-star về mặt lý thuyết đơn giản và dễ hiểu. Từ lý thuyết số lượng tiền tệ,

được

xác định như sau:
(2.4)

trong đó,


là khối lượng cung tiền,

là vòng quay tiền, và

Tương tự, với mức giá cân bằng trong nước

là sản lượng thực.

là mức giá được giả định hội tụ trong dài

được xác định như sau:

hạn,

(2.5)
trong đó,

,

dài hạn.

là giá trị của vòng quay tiền dựa trên hàm cầu tiền, xảy ra khi thu nhập bằng

.

lần lượt là giá trị cân bằng của vòng quay tiền và sản lượng đầu ra trong
với khối lượng tiền thực.

thể hiện mức giá phổ biến khi thu nhập bằng với


Chia (2.5) cho (2.4), ta có:
(2.6)

Lấy logarit công thức (2.6), ta có:
(

)

(

)

(2.7)

trong đó, logarit được biểu thị bằng chữ viết thường của ký tự viết hoa tương ứng.
Công thức (2.7) chính là chênh lệch giá trong nước (GAPD). Chênh lệch giữa



cho

thấy được hướng dịch chuyển của tỷ lệ lạm phát. Như vậy, tỷ lệ lạm phát dịch chuyển chịu
ảnh hưởng từ chênh lệch của hai nhân tố là sản lượng thực (
(

), hay nhân tố thực và nhân tố tiền tệ.

) và vòng quay tiền



10

Trường hợp

nhỏ hơn

, từ công thức (2.7), ta thấy, nếu tương ứng với khối lượng cung

buộc phải thấp hơn

tiền m,

thực cân bằng

hoặc sản lượng thực hiện tại

tăng cao hơn sản lượng

hoặc cả hai. Sau những yếu tố như độ trễ trong cầu tiền đã kết thúc (work

out), tốc độ lưu chuyển tiền sẽ tăng lên

, do đó, dịch chuyển đường tổng cầu danh nghĩa

lên mức dài hạn tương ứng với khối lượng cung tiền m. Sau khi những độ trễ trong hình
thành những kỳ vọng lạm phát và trong dịch chuyển tiền lương danh nghĩa đã được khắc
phục (overcome), đường cong tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên trên. Sau những điều
chỉnh, đường cong tổng cầu dài hạn giao với đường cong tổng cung dài hạn tại mức giá cân
bằng, khi đó, tỷ lệ lạm phát có khuynh hướng tăng. Ngược lại, khi

khuynh hướng dịch chuyển giảm về hướng

lớn hơn

(

nhỏ/lớn hơn



nên tỷ lệ lạm phát có khuynh hướng giảm.
), khi

Đối với trường hợp sản lượng thực, giả định vòng quay tiền cân bằng (
đó, nếu

,

, nghĩa là chênh lệch (

) âm/dương, thì chênh lệch

) sẽ âm/dương tương ứng. Nghĩa là, khi sản lượng thực hiện tại thấp/cao hơn sản

lượng cân bằng trong điều kiện vòng quay tiền cân bằng, sản lượng thực sẽ có khuynh
hướng tăng/giảm hướng về mức cân bằng, khi đó, tác động làm mức giá hiện tại dịch
chuyển tăng/giảm lên mức giá cân bằng. Nói cách khác, khi sản lượng thực hiện tại không
bằng với mức cân bằng, áp lực lạm phát sẽ điều chỉnh mức giá hiện tại về mức giá cân
bằng tương ứng.
Đối với trường hợp vòng quay tiền, giả định sản lượng thực cân bằng (

nếu

nhỏ/lớn hơn

, nghĩa là chênh lệch (

= 0), khi đó,

) dương/âm, thì chênh lệch (

)

sẽ dương/âm tương ứng. Nghĩa là, khi vòng quay tiền hiện tại thấp/cao hơn sản lượng căn
bằng trong điều kiện sản lượng thực cân bằng, vòng quay tiền hiện tại sẽ có khuynh hướng
tăng/giảm về mức cân bằng, khi đó, tác động làm mức giá hiện tại tăng/giảm lên mức cân
bằng. Nói cách khác, khi vòng quay tiền không bằng với mức cân bằng (cung tiền không
toàn dụng – nghĩa là thừa/thiếu tiền trong lưu thông), áp lực lạm phát sẽ điều chỉnh mức
giá hiện tại về mức giá cân bằng tương ứng.
Hệ thống lại, ta có Bảng 2.1 thể hiện quan hệ giữa chênh lệch sản lượng, vòng quay tiền và
lạm phát:


11

Bảng 2.1. Quan hệ giữa chênh lệch sản lượng, vòng quay tiền và lạm phát
Nhân tố thực (real factor)
(
Nhân

tố (


tiền

tệ

)

)

(

Lạm phát tăng

)
Lạm phát giảm
(|

|

|

|)

(monetary

Lạm phát tăng

factor)

(|

(

)

Lạm phát tăng
|

(|

|

|

|

|)

Lạm phát giảm

|)

Lạm phát giảm
|

(|

|

|)


Hallman và cộng sự (1991) đã chỉ ra rằng cân bằng trong dài hạn thì p = p*. Hay nói cách
khác, mức giá hiện tại luôn có khuynh hướng điều chỉnh về mức cân bằng. Từ mô hình hồi
quy từ dữ liệu nền kinh tế Mỹ 1870-1988, Hallman đưa ra một phương trình kinh tế lượng
để phân tích lạm phát cho nền kinh tế Mỹ như sau:

Trong đó,

(

đại diện cho lạm phát, (



)

) là chênh lệch của giá và

(2.8)
là sai số của mô

hình. Bởi vì số liệu về lạm phát thường không có tính dừng (nonstationary) nên

được

sử dụng như là một cách để giải quyết vấn đề của kinh tế lượng. Các độ trễ lần lượt từ 1
đến 4 của i cũng được thử nghiệm để tìm kiếm mô hình giải thích có ý nghĩa nhất.
Một trong những nhân tố cấu thành nên kỳ vọng lạm phát cho giai đoạn hiện tại là lạm phát
đã xảy ra trong quá khứ. Do vậy, biến
Trong khi đó, độ trễ của chênh lệch giá (


là độ trễ của lạm phát cũng được đưa vào.
)

giải thích cho độ trễ thời gian mà

chúng ảnh hưởng tới chiều hướng của lạm phát thực tế. Như vậy, mối quan hệ trong
phương trình hồi quy trên có thể giúp chúng ta kiểm nghiệm sự chênh lệch của mức giá
trong nước lên sự thay đổi của lạm phát và đảm bảo sự có mặt của cả nhân tố thực (sản
lượng thực), tiền tệ (vòng quay tiền) lẫn giá trị kỳ vọng.


12

2.2.2. Mô hình P-star trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa và cố định tỷ giá hối đoái
Nền kinh tế nhỏ, mở cửa và cố định tỷ giá hối đoái là nền kinh tế duy trì chính sách tỷ giá
hối đoái cố định đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của
nền kinh tế lớn có ảnh hưởng. Một chế độ tỷ giá hối đoái cố định thường được neo trong hệ
thống so với một quốc gia lớn, quốc gia lớn này thiết lập chính sách tiền tệ nhằm những
mục tiêu quốc nội riêng, độc lập với những mục tiêu của những quốc gia nhỏ trong hệ
thống. Quốc gia lớn được giả định đủ lớn để không chịu ảnh hưởng bởi việc thực thi chính
sách và tác động từ những quốc gia nhỏ. Ngược lại, mỗi quốc gia nhỏ neo chính sách tiền
tệ theo quốc gia lớn và duy trì mục tiêu tỷ giá hối đoái cố định. Chính vì điều này mà chính
sách tiền tệ của nước lớn có thể lan truyền sang nước nhỏ thông qua kênh tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái không đổi trong hệ thống tỷ giá cố định, khi đó xác định mức giá nội địa
cân bằng đối với những quốc gia nhỏ như sau:
(2.9)
trong đó,

là tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, bằng với số lượng nội tệ cân bằng cho


một đơn vị ngoại tệ;
bằng trong dài hạn và

là tỷ giá hối đoái thực tương ứng;

là mức giá trong nước cân

là mức giá nước ngoài cân bằng trong dài hạn. Với mức giá

trong nước được xác định trong phương trình (2.9), cung tiền nội địa phải điều chỉnh để đạt
được cân bằng trong thị trường tiền tệ nội địa. Logarit phương trình (2.9), ta có:
(2.10)
Phương trình 2.10 trên cho biết nếu tỷ giá gần như cố định thì giá cân bằng trong nước chịu
ảnh hưởng bởi mức giá cân bằng ở quốc gia mà họ neo tỷ giá. Khi đó, chênh lệch giữa giá
trong nước và giá nước ngoài (chênh lệch giá nước ngoài), gọi là GAPF, được viết lại như
sau:
(

)

(

)

(2.11)

Trên cơ sở lý thuyết vừa trình bày, mô hình P-star áp dụng cho một nước nhỏ với giả định
lạm phát của nó bị phụ thuộc hoàn toàn vào GAPF thể hiện thông qua phương trình hồi
quay sau:



13


Trong phương trình 2.12, (

(

)



(2.12)

) là đại diện cho sự chênh lệch giá nước ngoài

(GAPF). Các độ trễ về thời gian cũng như biến động của lạm phát trong quá khứ ảnh
hưởng đến lạm phát hiện tại cũng được đưa vào với ý tưởng của giá trị kỳ vọng như đã nói
ở mô hình 2.8 (GAPD).
2.2.3. Mô hình P-star tổng hợp
Trong các nghiên cứu của Tatom (1992) hoặc Kool và cộng sự (1994) cho thấy chênh lệch
giá nước ngoài kết hợp với chênh lệch giá trong nước giúp đo lường tỷ lệ lạm phát tốt hơn:
(
trong đó,

)

(2.13)

đại diện cho lạm phát, GAPD và GAPF thể hiện cho chênh lệch giá trong nước


và chênh lệch giá nước ngoài. Ý tưởng này dẫn đến mô hình kinh tế lượng tổng quát như
sau:


(

)



(

)



(2.14)

Mô hình này kỳ vọng rằng sự chênh lệch các mức giá sẽ dẫn đến sức ép lạm phát trong nền
kinh tế. Do vậy, dấu kỳ vọng của



là dương và độ lớn của chúng cho biết tầm quan

trọng của những nhân tố trong nước (tiền và sản lượng) so với những nhân tố tác động từ
bên ngoài (giá nước ngoài và tỷ giá danh nghĩa). Với giả định giá cả là hội tụ trong dài hạn,
do vậy, kỳ vọng dấu của hệ số tương quan


là âm.

2.3. Tóm lược những nghiên cứu trước đây liên quan nghiên cứu nhân tố lạm phát
bằng mô hình P-star
Jeffrey J. Hallman, Richard D. Porter và David H. Small (1991) nghiên cứu mối quan hệ
giữa mức giá cân bằng P* với mức độ cung tiền và mức giá P. Bài nghiên cứu sử dụng
giai đoạn 1870 – 1988, trong đó chia thành hai giai đoạn 1870 – 1954 và 1955 - 1988. Qua
đó, đã chứng minh được cung tiền thực sự ràng buộc với mức giá, và mức giá cân bằng P*
cho thấy khuynh hướng dịch chuyển của mức giá thực trong dài hạn. Tuy nhiên, thước đo
ước tính, bao gồm cả việc đưa vào biến đo lường độ trễ, đã không thiết lập được bằng
chứng vững chắc cho giai đoạn trước năm 1954.


14

John A. Tatom. (1992) nghiên cứu mô hình P-star trong điều kiện nền kinh tế nước Áo
trong giai đoạn 1960-1990. Qua đó, cho thấy lạm phát tại Áo là một hiện tượng tiền tệ.
Đồng thời phát hiện mối quan hệ dài hạn giữa tỷ lệ tăng trưởng của tổng tiền nước ngoài
với tỷ lệ thay đổi của giá trong nước.
Clements J.M. Kool và John A. Tatom. (1994) phát triển mô hình P-star chung trong đó có
tính toán ảnh hưởng quốc tế giữa chênh lệch giá các nước lân cận. Bài nghiên cứu sử dụng
dữ liệu năm từ năm 1960 đến 1992 của năm nước Châu Âu nhỏ - Áo, Bỉ, Đan Mạch, Hà
Lan và Thuỵ Sỹ. Những kết quả thu được cho thấy mức giá cân bằng của năm nước nhỏ
được xác định theo Đức dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định và ảnh hưởng này cùng chiều
với mức độ cố định tỷ giá hối đoái. Ngược lại, mức giá cân bằng dựa theo nước ngoài
không có ý nghĩa quan trọng tại Mỹ và Đức, hai quốc gia này thường thực hiện chế độ tỷ
giá thả nổi trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Alicia Garcia – Herrero và Manoj Vasant Pradhan. (1998) sử dụng mô hình P-star để
phân tích giá của Tây Ban Nha từ năm 1970 đến năm 1996, trong đó bổ sung chênh lệch
giá nước ngoài vào định nghĩa chênh lệch giá trong nước cơ bản của mô hình P-star nhằm

đánh giá vai trò những dịch chuyển giá của Đức đối với lạm phát của Tây Ban Nha.
Nguyễn Hoài Bảo (2008) sử dụng mô hình P-star trong giai đoạn từ quý 2 năm 1995 đến
quý 2 năm 2007 để phân tích lạm phát. Đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên sử dụng
mô hình P-star trong phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam. Kết quả cho
thấy mô hình P-star phù hợp với giả định Việt Nam là nền kinh tế mở với tỷ giá hối đoái cố
định, trong đó sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền neo danh nghĩa với VND. Trong giai
đoạn nghiên cứu, mô hình cho thấy lạm phát của Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng từ
chênh lệch giá nước ngoài. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa chỉ ra được mức độ tác động
của từng nhân tố trong chênh lệch giá nước ngoài tác động lên lạm phát của Việt Nam.


15

Chương 3. Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011
3.1. Khái quát về các chỉ số đo lường lạm phát tại Việt Nam
3.1.1. Chỉ số CPI
Quyền số dùng để tính CPI được xây dựng từ kết quả của Khảo sát mức sống hộ gia đình
và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê thực hiện. Căn cứ vào số
liệu của các cuộc điều tra, Tổng cục thống kê đã tổng hợp các loại quyền số để tính CPI ở
cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc.
Bảng 3.1. Cơ cấu tính CPI của Việt Nam (giai đoạn 2006 – 2011)
Nhóm hàng
Lương thực và thực phẩm

Quyền số tính CPI (%)
39.93

- Lương thực

8.18


- Thực phẩm

24.35

- Ăn uống ngoài gia đình

7.40

Đồ uống và thuốc lá

4.03

May mặc, mũ nón, giày dép

7.28

Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD

10.01

Thiết bị và đồ dùng gia đình

8.65

Thuốc và dịch vụ y tế

5.61

Giao thông


8.87

Bưu chính, viễn thôn

2.73

Giáo dục

5.72

Văn hóa, giải trí và du lịch

3.83

Hàng hóa và dịch vụ khác

3.34

(Nguồn: Thông cáo Báo chí về một số nội dung cập nhật trong phương án tính chỉ số giá
tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của Tổng cục thống kê ngày 31/12/2009)
Từ bảng trên, ta thấy nhóm hàng lương thực và thực phẩm có mức độ ảnh hưởng đến chỉ
số giá tiêu dùng cao nhất (39.93%). Những biến động đối với nhóm hàng này sẽ tạo ra biến
động cùng chiều cho chỉ số giá tiêu dùng.


16

Hình 3.4. Chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn 2000-2011
140

135
130
125
120
115
110
105
100
95
90
2000

2003

2004

Chỉ số giá tiêu dùng

2005

2006

2007

Lương thực. thực phẩm

2008

2009


2010

2011

Phi Lương thực. thực phẩm

(Nguồn: Website Tổng cục thống kê/Số liệu thống kê/Thương mại và giá cả/Chỉ số giá tiêu
dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ bình quân năm (Năm trước = 100),
( nhật tháng 10/2012)
Trong giai đoạn 2000-2009, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam tương đối ổn định ngoại trừ
năm 2008. Như đã trình bày, năm 2008 đánh dấu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu kết hợp với những yếu kém nội tại của nền kinh tế trước đó. Năm 2008 có chỉ
số giá tiêu dùng bình quân tăng 13.57% so với năm 2007, trong đó, nhóm hàng lương thực
thực phẩm tăng 22.84% vì đây là nhóm hàng có tỷ trọng cao trong rổ hàng hoá xét chỉ số
giá. Đồng thời, đây cũng cho thấy khuynh hướng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung.
3.1.2. Chỉ số GDP deflator
Như đã trình bày, chỉ số giá điều chỉnh GDP được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm giữa GDP
danh nghĩa trên GDP thực. Chỉ số giá điều chỉnh GDP so sánh giá của những hàng hóa và
dịch vụ trong năm hiện hành so với giá của những hàng hóa và dịch vụ này trong năm gốc.
Từ Hình 3.5 và Hình 3. 6 ta thấy, GDP của Việt Nam phân bổ chủ yếu trong khu vực
ngoài nông nghiệp, trong đó, chi tiêu khác ngoài chi tiêu cá nhân (bao gồm chi tiêu chính
phủ, đầu tư, xuất khẩu) chiếm tỷ trọng cao.


17

Hình 3.5. GDP theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 1995-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng VND
3.000.000
2.500.000

2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nông, lâm, thủy sản

GDP

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

(Nguồn: Website Tổng cục thống kê/Số liệu thống kê/Tài khoản quốc gia/Tổng sản phẩm
trong

nước

theo

giá

thực

tế

phân

theo


khu

vực

kinh

( />
tế,
nhật

tháng 10/2012)
Hình 3.6. Các thành phần kinh tế trong GDP trong giai đoạn 1995-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng VND
4.500.000
4.000.000
3.500.000
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
GDP

Tiêu dùng cá nhân (C)

Ngoài tiêu dùng cá nhân (G, I, X)

Nhập khẩu



18

(Nguồn: Website Ngân hàng phát triển Châu Á ADB/Data & Research/Statistics and
Databases/Statistical

Database

System/Online

Query/National

Accounts/VietNam,

/>Như vậy, những biến động trong chi tiêu chính phủ, đầu tư, xuất khẩu ròng có ảnh hưởng
lớn đến GDP trong giai đoạn xem xét.
Tóm lại, từ phân tích hai chỉ tiêu đo lường lạm phát chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số deflator,
có thể thấy hai yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng chính đến lạm phát tại Việt Nam trong giai
đoạn nghiên cứu là biến động giá lương thực thực phẩm và chi tiêu công, đầu tư và xuất
khẩu.
3.2. Diễn biến của lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2011
3.2.1. Giai đoạn 1995 – 2006
Lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2006 dừng ở mức một con số và có biến động
tương đối ổn định, trừ năm 1995. Mức lạm phát trong năm 1995 khá cao (khoảng 17%)
được xem là có nguyên nhân từ sự yếu kém trong nền kinh tế của giai đoạn trước đó. Kể từ
năm 1986, khi Việt Nam chính thức mở cửa giao dịch, lạm phát của Việt Nam tăng mạnh
(cao nhất là năm 1986, lạm phát đạt mức 487.2%, sau đó giảm dần đến năm 1995). Đối với
những năm còn lại trong giai đoạn xem xét, lạm phát tương đối ổn định và phù hợp với xu
hướng của các nước lân cận.

Hình 3.7. Lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011
25%
20%
15%
10%
5%
0%
-5%

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
CPI (%)

GDP deflator (%)


19

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF/Thống kê tài chính quốc tế IFS/VietNam_Cập nhật tháng
06/2012)
Hình 3.8. Lạm phát tại Việt Nam và các nước trong khu vực trong giai đoạn 1995-2011
45
40
35
30
25
20
15
10
5
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

(5)
Vietnam

Thailand

Emer.& Develop. Eco.

China,P.R.: Mainland

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF/Thống kê tài chính quốc tế IFS/VietNam, Thailand, Emer
& Develop. Eco, China, P.R. Mainland_Cập nhật tháng 06/2012)
Giai đoạn 1995 – 2006, trong nền kinh tế khu vực Đông Nam Á xảy ra cuộc khủng hoảng
tài chính Thái Lan vào năm 1997. Hầu hết các nước trong khu vực đều chịu ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên, Việt Nam chưa thực sự hội nhập với khu vực nước ngoài
nên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến tăng trưởng của Việt Nam không rõ rệt. Đây
được xem là một ưu điểm của Việt Nam trong giai đoạn này, bên cạnh những điều chỉnh
của chính phủ về tỷ giá hối đoái nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng khu vực.
Năm 2000 được xem là một năm đặc biệt trong giai đoạn xem xét. Lạm phát được đo
lường bằng chỉ số CPI âm, trong khi đo lường bằng chỉ số GDP deflator vẫn dương. Một
giả thiết có thể được lý giải hiện tượng này là do giá lương thực – chiếm tỷ trọng cao trong
CPI – giảm mạnh trong năm 2000 do trúng mùa. Hình 3.4 cho thấy năm 2000 là năm có
chỉ số giá của nhóm hàng lương thực thấp hơn nhóm phi lương thực dù tỷ lệ của nhóm này
chiếm đa số trong rổ hàng hoá.


20

Hình 3.9. Tăng trước kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011
20
15

10
5
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
-5
-10
-15
Việt Nam

Trung Quốc

Thái Lan

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF/Thống kê tài chính quốc tế IFS/VietNam, Thailand,
China, P.R. Mainland_Cập nhật tháng 06/2012)
Hình 3.10. Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010
Bộ ba bất khả thi của Việt Nam
1995-2010
1,2
1
0,8
0,6
0,4
0,2
0
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ERS

MI


KAOPEN

(Nguồn: />

21

Hình 3.11. Cung tiền M2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011
3.500.000

70%

3.000.000

60%

2.500.000

50%

2.000.000

40%

1.500.000

30%

1.000.000

20%


500.000

10%

-

0%
19951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011
Cung tiền M2 (tỷ VND)

Thay đổi M2 (%)

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF/Thống kê tài chính quốc tế IFS/VietNam_Cập nhật tháng
06/2012)
Hình 3.11 cho ta thấy cung tiền M2 của Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổn định,
trừ năm 1999. Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường mở. Sự ra đời của thị trường
mở vào tháng 07 năm 2000 giúp ngân hàng nhà nước có thêm công cụ tác động gián tiếp
vào nền kinh tế. Đây có thể là nguyên nhân gây đột biến trong thay đổi cung tiền M2 trong
giai đoạn này, vì vậy, dường như lạm phát trong giai đoạn này không phải do cung tiền gây
ra.
3.2.2. Giai đoạn 2007 – 2011
Giai đoạn 2007 – 2011 là một giai đoạn có tỷ lệ lạm phát biến động mạnh, trong đó phải kể
đến lạm phát mạnh trong năm 2008 ở cả hai chỉ số đo lường (trên 20%/năm). Tình hình
lạm phát trong giai đoạn này khác với giai đoạn trước ở chỗ tăng trưởng kinh tế trong khu
vực nói chung và Việt Nam nói riêng đều có khuynh hướng giảm; mặt khác, thay đổi trong
cung tiền M2 của giai đoạn này từ sau năm 2007, sau sự bùng nổ của thị trường chứng
khoán và việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cũng giảm dần về mức bình thường
trong những năm còn lại.



22

Năm 2007, lạm phát được đo lường bằng hai chỉ số đều đạt mức 8%. So với giai đoạn
trước, mức lạm phát này được xem là ổn định. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam có dấu hiệu dừng lại và giảm dần. Đây được xem là năm cuối cùng trong giai đoạn
tăng trưởng của Việt Nam. Những tháng cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát Việt Nam có dấu
hiệu tăng dần. Những yếu kém trong quản lý tồn tại trước đây cùng với việc gia tăng cung
tiền đột biến trong năm có nguồn gốc từ sự gia nhập WTO tạo tiền đề cho việc điều chỉnh
quản lý kinh tế vĩ mô liên quan bộ ba bất khả thi trong giai đoạn tiếp theo, cũng như gia
tăng mức độ lạm phát của năm tiếp theo của giai đoạn.
Tiếp nối theo khuynh hướng tăng của các tháng cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát của các
tháng trong năm 2008 tăng dần và đạt đỉnh điểm vào tháng 08/2008 (28.31%). Tỷ lệ lạm
phát của các tháng sau tháng 08/2008 có giảm dần nhưng vẫn duy trì ở tỷ lệ khá cao cho
đến hết năm 2008. Năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát cao không đi kèm với tăng trưởng.
Theo xu hướng thế giới do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có nguồn gốc từ
Mỹ, tăng trưởng của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực có khuynh hướng sụt
giảm. Để đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này, chính phủ đã
tiến hành thực hiện một loạt những điều chỉnh về tài chính nhằm giảm tác động của cuộc
khủng hoảng toàn cầu. Nhưng dường như những điều chỉnh này góp phần đưa kinh tế Việt
Nam đi vào suy thoái trong những năm tiếp theo.
Hình 3.12. Tỷ lệ lạm phát theo CPI từng tháng trong giai đoạn 2006-2011
30,00
25,00
20,00
15,00
10,00
5,00
0,00
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
2006

2007

2008

2009

2010

2011


23

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF/Thống kê tài chính quốc tế IFS/VietNam_Cập nhật tháng
06/2012)
Năm 2009, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giảm mạnh. Tháng 08/2009, tỷ lệ lạm phát chỉ ở

mức 1.98%, thấp nhất trong giai đoạn xem xét trước khi tăng dần theo khuynh hướng vào
cuối năm. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát thấp đã không góp phần giúp kinh tế tăng trưởng trở
lại. Tiếp tục xu hướng giảm cùng với ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu, GDP Việt
Nam tiếp tục giảm 1% so với năm 2008, trong đó chủ yếu giảm do giảm xuất khẩu ròng.
Năm 2010 và 2011, khi kinh tế thế giới dần có dấu hiệu hồi phục, tỷ lệ lạm phát có xu
hướng tăng trở lại gần với mức năm 2007 cho thấy dấu hiệu nền kinh tế Việt Nam đang
dần trở lại ổn định sau những biến động do ảnh hưởng bên ngoài và do nội tại của nền kinh
tế.
Nhìn chung, lạm phát được đo lường bằng chỉ số CPI thường cho kết quả cao hơn chỉ số
GDP deflator. Tuy nhiên, Hình 3.7 mô tả chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số deflator tại Việt
Nam lại cho thấy khuynh hướng diễn ra ngược lại. Đặc biệt, năm 2000, lạm phát được tính
bằng chỉ số CPI âm trong khi lạm phát được tính bằng chỉ số GDP deflator vẫn cho ra kết
quả dương. Như đã trình bày ở trên, GDP của Việt Nam chịu tác động chính từ các thành
phần ngoài chi tiêu cá nhân. Việc đo lường bằng chỉ số GDP deflator cao hơn CPI cho thấy
biến động của giá trong các thành phần này có mức tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, cụ
thể là đầu tư. Trong giai đoạn 1995 – 2006, đầu tư của Việt Nam đã có tốc độ gia tăng
nhanh chóng (tăng 4.7 lần so với năm 1995). Nhưng về mặt khuynh hướng, lạm phát được
đo lường bằng hai chỉ số có cùng khuynh hướng dịch chuyển. Do đó, việc sử dụng chỉ số
CPI để đo lường lạm phát của Việt Nam trong bài nghiên cứu vẫn phù hợp.


24

Chương 4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Mô tả nguồn dữ liệu và kiểm định tính chất của các biến
4.1.1. Mô tả nguồn dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được lấy theo quý từ quý 2 năm 1995 đến quý 2
năm 2011 tại Việt Nam, bao gồm 65 quan sát. Trong đó, ký hiệu và nguồn dữ liệu được mô
tả tại Bảng 4.1 và tính chất thống kê của các biến được mô tả trong Bảng 4.2.
Bảng 4.1. Mô tả các biến và ký hiệu sử dụng:

Biến

Ký hiệu

Đơn vị

Nguồn

Logarit

GPD danh nghĩa

YN

GSO

Tỷ đồng

GDP deflator

PD

IFS

Chỉ số

LNPD

Lạm phát


INF

Tính từ PD

%

LNINF

GPD thực

Y

YN/PD

Tỷ đồng

Cung tiền

M2

IFS

Tỷ đồng

LNY

Vòng quay tiền

V


YN/M2

Lần

LNV

Tỷ giá danh nghĩa

E

IFS

Đồng

LNE

Giá nước ngoài

PF

IFS

Chỉ số

LNPF

Trong đó, số liệu về GDP danh nghĩa được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, những số liệu
về tiền tệ và giá cả được lấy từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF cập nhật vào tháng 06 năm 2012.
Bảng 4.2. Mô tả tính chất thống kê của các biến trong mô hình:

E
Y
Mean
14,998.74
88,815.17
Median
15,472.00
82,902.00
Maximum
20,671.00 167,522.00
Minimum
11,013.00
46,744.00
Std. Dev.
2,250.72
31,102.83
Observations
65.00
65.00
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu nghiên cứu)

V
0.39
0.26
1.06
0.10
0.29
65.00

INF

0.02
0.01
0.09
(0.02)
0.02
65.00

PD
102.07
85.72
197.11
67.06
33.64
65.00

PF
95.91
93.78
113.12
81.33
10.12
65.00


×