Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại việt nam giai đoạn 1999 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------�ω�----------

PHẠM THỊ MỸ AN

VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI
CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1999 – 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------�ω�----------

PHẠM THỊ MỸ AN

VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI CÁN CÂN
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2010
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý
thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè,
gia đình và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn
Thị Ngọc Trang - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn
Hữu Tuấn đã hỗ trợ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011
Học viên

Phạm Thị Mỹ An


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ
của Cô hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê là trung
thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.

Tp.HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Phạm Thị Mỹ An



Mục Lục
Mở đầu .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƢƠNG MẠI...... 6
1.1 Vai trò của FDI đối với cán cân thƣơng mại ................................................ 6
1.2 Các nghiên cứu trƣớc đây về cán cân thƣơng mại và vai trò của FDI đối
với cán cân thƣơng mại.......................................................................................... 8
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN NGUỒN VỐN FDI VÀ PHÂN TÍCH THỰC
NGHIỆM ẢNH HƢỞNG CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2010 ........................................................ 12
2.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô đến cán cân thƣơng mại .............................. 12
2.2 Thực trạng về nguồn vốn vào FDI và tác động của FDI đối với cán cân
thƣơng mại Việt Nam............................................................................................. 15
2.3 Tác động của nguồn vốn FDI đối với cán cân thƣơng mại Việt Nam ......... 19
2.3.1 Tác động tích cực của FDI đối với cán cân thương mại Việt Nam .............. 19
2.3.2 Những bất cập của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại Việt Nam . 21
2.4 Phân tích thực nghiệm ảnh hƣởng của nguồn vốn FDI đến cán cân thƣơng
mại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 .................................................................... 23
2.4.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm ........................................ 26
2.4.3 Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 28
2.4.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ...................................................................... 28
2.4.3.2 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................ 29
2.4.3.3 Phân tích cân bằng dài hạn ...................................................................... 29
2.4.3.4 Phân tích cân bằng ngắn hạn – Mô hình ECM ....................................... 37
2.4.4 Kết luận .......................................................................................................... 40
2.4.5 Hạn chế của mô hình định lượng ................................................................... 40
CHƢƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ CỦA NGUỒN
VỐN FDI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƢƠNG MẠI ................................................ 41

3.1 Một số hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn FDI ........................................ 41
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao tác động tích cực của nguồn vốn FDI đối với cán
cân thƣơng mại Việt Nam...................................................................................... 44
3.3 Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng dòng vốn FDI tại Việt Nam.............................46


Kết luận ................................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 53
Phụ lục ...................................................................................................................... 55


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA: Thoả thuận thương mại tự

IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế

do giữa ASEAN với Trung Quốc

JPY: Yên Nhật

ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á

KPSS:

ADF: Augmented Dickey-Fuller

Schmidt-Shin

AFTA: Thoả thuận thương mại tự


KRW: Won Hàn Quốc

do trong nội khối ASEAN

M hoặc NK: Giá trị nhập khẩu

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia

MOF: Bộ Tài Chính

Đông Nam Á

NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt

CNY : Nhân dân tệ của Trung

Nam

Quốc

NSNN: Ngân sách Nhà nước

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng

REER: Tỷ giá hối đoái thực đa

DOT: Thống kê thương mại trực

phương


tiếp (của IMF)

SGD: Đô la Singapore

DW: Durbin-Watson

TB: Cán cân thương mại

ECM: Error correction model

THB : Bạt Thái Lan

EUR: Đồng tiền chung Châu Âu

USD: Đô la Mỹ

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

VN: Việt Nam

GATS:

Hiệp

định

Chung

về


Kwiatkowski-Phillips-

WB: Ngân hàng Thế giới

Thương mại Dịch vụ

WTO: Tổ chức Thương mại Thế

GATT: Hiệp định Chung về thuế

giới

quan và Thương mại

X hoặc XK: Giá trị xuất khẩu

GDP: Thu nhập quốc dân

XNK: Xuất nhập khẩu

GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
IFS: Thống kê tài chính


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
1999 – 2010 .....................................................................................................17
Bảng 2.2 Tóm tắt dấu hiệu kỳ vọng của các hệ số ......................................... 24

Bảng 2.3 Kết quả hồi quy mô hình ECM ....................................................... 38
Bảng 2.4 Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê mô hình ECM ....................... 39


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: REER và cán cân thương mại 1999 – 2010 ........................................ 13
Hình 2.2: GDP thực và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010........... 14
Hình 2.3: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 ....................... 16
Hình 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu của
cả nước (1999-2010) ............................................................................................ 20
Hình 2.5: Đường biểu diễn dự báo và phần dư mô hình ECM dựa trên
phần dư phương pháp Engle – Granger ............................................................... 39


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, có nhiều nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố vĩ mô đến cán cân thương mại, chủ yếu tiếp cận theo hướng ảnh hưởng của
các yếu tố như: tỷ giá hối đoái thực, thu nhập quốc dân thực trong nước và thu nhập
quốc dân thực của các đối tác thương mại. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết trong
tình hình hiện nay, khi bất cân bằng thương mại không chỉ diễn ra ở một quốc gia
mà còn là vấn đề chung của toàn cầu. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng tỷ giá
hối đoái là nhân tố chính tác động đến cán cân thương mại và như vậy các nghiên
cứu trong nước đều tập trung vào đo lường ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán
cân thương mại, chưa có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của các nhân tố
khác như các nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI
– Foreign direct investment) đến cán cân thương mại. Vì vậy, mục đích của nghiên

cứu này nhằm bổ sung thêm một góc nhìn sâu hơn về tác động của nhân tố FDI đến
cán cân thương mại, phân tích dựa trên số liệu của Việt Nam trong giai đoạn 1999 –
2010. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật của Engle-Granger để quan sát mối quan hệ
trong dài hạn giữa cán cân thương mại và FDI, sau đó sử dụng mô hình sửa lỗi
(ECM) để khám phá những liên kết trong ngắn hạn. Đây là kỹ thuật được rất nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ứng dụng khi nghiên cứu về cán cân thương
mại, vì nó phù hợp với đặc điểm dữ liệu chuỗi thời gian. Dự kiến các kết quả chứng
minh rằng nguồn vốn FDI có ảnh hưởng tích cực (cải thiện) đến cán cân thương mai
Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác định nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay là
rất cần thiết, vì thâm hụt thương mại phản ảnh nhiều mất cân đối trong nền kinh tế


2

và chỉ khi nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra thâm hụt thì mới có thể đưa
ra các giải pháp hợp lý để đưa cán cân thương mại về trạng thái cân bằng.
Như đã biết, cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vĩ mô và việc đo
lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến cán cân thương mại cũng rất cần để các
nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn công cụ cần thiết khi cần can thiệp vào
nền kinh tế nhằm đạt được hiệu quả như mong đợi. Các nghiên cứu trước đây chủ
yếu tập trung khai thác tác động của các nhân tố như tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc
dân… đến cán cân thương mại, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò của
nguồn vốn FDI. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm một góc nhìn nhằm hoàn
thiện hơn cách nhìn nhận, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương
mại, giúp các nhà làm chính sách có thể đưa ra những chính sách phù hợp, kịp thời,
toàn diện hơn trong thời gian tới.


3. Mục tiêu của đề tài
Nhằm đóng góp thêm một góc nhìn, một quan điểm về các nhân tố tác động đến cán
cân thương mại, tác giả phân tích để xác định tác động của nguồn vốn FDI đối với
cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010. Nghiên cứu sẽ phân tích tác
động riêng rẽ của FDI đối với xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian
trên, đồng thời phân tích tác động chung của FDI lên cán cân thương mại. Trên cơ
sở phân tích tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI
và hướng đến cân bằng cán cân thương mại Việt Nam.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên
cứu như sau:
- Cán cân thương mại Việt Nam;


3

- Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với
Việt Nam;
- Tỷ giá nội tệ của các đối tác này so với đồng USD;
- Chỉ số CPI của Việt Nam và các đối tác thương mại lớn, giá trị xuất nhập
khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn nói trên. Tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam và các đối tác thương
mại, quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI);
- Trị giá xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam.

5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn từ Quý 1 năm 1999 đến Quý 4
năm 2010;

- Tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng lãnh thổ với Việt Nam đồng
(tiền đồng) và với đô la Mỹ. Đồng tiền của các nước và vùng lãnh thổ này
được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với tiền đồng và với USD
theo quý. Trong rổ tiền này có 9 đồng tiền được chọn, đó là đồng SGD
(Singapore), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật), CNY (Trung Quốc), EUR
(Đức), USD (Mỹ); AUS (Úc), NZD (NewZealand), và CAD (Canada).
- Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại, chỉ số
CPI của Việt Nam và các đối tác, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
dân (GDP) của Việt Nam và các đối tác thương mại, quy mô vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI), trị giá xuất nhập khẩu và cán cân
thương mại của Việt Nam và tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối tác này
được thu thập trong khoảng giai đoạn 1999 – 2010.


4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên số liệu thực tế thu thập được
tác giả so sánh với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để từ đó rút ra những điểm
được và chưa được;
- Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ
những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ
hiểu hơn;
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy
đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình ECM để phân tích
cân bằng ngắn hạn tác động của nhân tố FDI đến cán cân thương mại Việt
Nam giai đoạn 1999 - 2010.

7. Nguyên tắc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại

Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, tác giả dựa trên nguyên
tắc cetaris paribus, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định
những nhân tố khác.

8. Dữ liệu nghiên cứu
Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê thứ cấp từ các nguồn dữ liệu từ
Tổng cục thống kê (GSO), Bộ Tài Chính (MOF), Quỹ Tiền tệ quốc (IMF), Ngân
hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố trong khoảng
thời gian từ 1999 đến 2010.


5

9. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn với đề tài “Vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại Việt
Nam giai đoạn 1999 – 2010” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra sẽ có
một số đóng góp không chỉ cho những nghiên cứu sau về nhân tố tác động đến cán
cân thương mại mà còn đưa ra những đề xuất cho việc thực hiện các biện pháp của
Chính phủ nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI và hướng đến cân bằng cán cân
thương mại Việt Nam, cụ thể:
Luận văn hệ thống lý thuyết về những nhân tố tác động đến cán cân thương mại nói
chung và phân tích sâu hơn vai trò của nguồn vốn FDI đối với cán cân thương mại
nói riêng. Phân tích tác động của nguồn vốn FDI đối với xuất khẩu, nhập khẩu và
cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1999 đến Quý 4 năm
2010. Ứng dụng kết quả phân tích để đề xuất các biện pháp cải thiện nhằm thu hút
hiệu quả nguồn vốn FDI và hướng đến cân bằng cán cân thương mại.

10. Bố cục luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương:

Chương I: Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về vai trò của
FDI đối với cán cân thương mại Việt Nam;
Chương II: Thực trạng về cán cân thương mại Việt Nam và nguồn vốn FDI
giai đoạn 1999 - 2010;
Chương III: Đề xuất biện pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI và
hướng đến cân bằng cán cân thương mại Việt Nam hiện nay.


6

CHƢƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
Những tranh luận về cán cân thương mại luôn là đề tài hấp dẫn nhiều nhà nghiên
cứu trong nhiều năm qua, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi tình trạng bất cân
bằng thương mại toàn cầu đang diễn ra ngày càng căng thẳng. Các nghiên cứu tập
trung phân tích, đo lường ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tác động đến cán cân
thương mại, chủ yếu tiếp cận theo hướng tác động của tỷ giá hối đoái, thu nhập
trong nước và nước ngoài (theo các lý thuyết truyền thống về các nhân tố tác động
đến cán cân thương mại), nhằm tìm ra các giải pháp hướng đến cân bằng thương
mại.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô đến
cán cân thương mại dưới một góc độ khác: tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment).
1.1

Vai trò của FDI đối với cán cân thƣơng mại

Nguồn vốn FDI (Foreign Direct Investment) có vai trò tích cực nhờ đi kèm với vốn
FDI là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và tạo điều kiện cho nước nhận vốn
FDI tiếp cận được phương pháp quản lý hiện đại, cách thức tổ chức doanh nghiệp

đa dạng và hiệu quả.
Tác động của FDI lên cán cân thương mại của nước tiếp nhận vốn được xem xét ở
hai khía cạnh, tác động trực tiếp và tác động gián tiếp:
Tác động trực tiếp
Tác động trực tiếp của nguồn vốn FDI lên xuất khẩu của nước chủ nhà được phân
làm bốn nhóm khác nhau theo tính chất của sản xuất:
Chế biến nguyên liệu thô trong nước;
Chuyển đổi ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thành xuất khẩu;


7

Hàng xuất khẩu là thành phẩm mới có tính thâm dụng lao động;
Quy trình sản xuất thâm dụng lao động và chuyên môn hóa vào linh kiện
theo kết hợp hàng dọc bên trong các ngành công nghiệp quốc tế.
Doanh nghiệp ở những quốc gia đang phát triển khi tìm cách mở rộng xuất khẩu của
mình sang những quốc gia phát triển sẽ gặp phải những khó khăn lớn về thiết lập
mạng lưới phân phối, nắm bắt kịp thời các thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng,
hiểu rõ các khía cạnh kỹ thuật của chỉ tiêu công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn, và
xây dựng một hình ảnh sản phẩm mới. Thiếu các kỹ năng đó sẽ là một yếu tố then
chốt ngăn trở việc thâm nhập thị trường của các nhà xuất khẩu từ những quốc gia
đang phát triển. Do đó, việc mở cửa tiếp nhận các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu của nước chủ nhà, do các MNCs có
thể có tiềm năng xuất khẩu tốt hơn các doanh nghiệp địa phương của các quốc gia
đang phát triển, bởi các tiếp xúc kinh doanh của chúng ở nước ngoài, vượt trội về
kỹ năng tiếp thị và công nghệ, cả về sản phẩm và qui trình, và tri thức dồi dào hơn
nói chung. Đặc biệt với những quốc gia đang phát triển thuộc nhóm nghèo nhất, họ
thiếu hầu hết các tài sản này, các hãng nước ngoài có thể là một trong số những giải
pháp để tăng xuất khẩu.
Tác động gián tiếp

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, sự liên kết giữa các MNCs với doanh
nghiệp trong nước cũng có nhiều tác động gián tiếp có lợi cho xuất khẩu. Các doanh
nghiệp trong nước có thể học phương cách để thành công trong các thị trường ở
nước ngoài đơn giản bằng cách bắt chước MNCs. Ví dụ, MNCs có thể có những
công ty thành viên ở những thị trường xuất khẩu mục tiêu để có thể vận động hành
lang cho tự do hóa thương mại, và các doanh nghiệp trong nước có thể hưởng lợi từ
bất kỳ sự cắt giảm nào về hàng rào thương mại mà chúng đạt được. Có thể có công
suất thừa trong các cơ sở tiếp thị và phân phối do MNCs thiết lập, mà các doanh


8

nghiệp trong nước có thể sử dụng ở mức chi phí biên hoặc cao hơn. MNCs còn có
thể đào tạo nhân viên địa phương của chúng về quản lý xuất khẩu, và những kỹ
năng này có thể lan truyền sang các doanh nghiệp trong nước nếu nhân viên của
MNCs thay đổi công việc. Các kênh khác giúp lan truyền thông tin về điều kiện thị
trường nước ngoài là các hiệp hội thương mại hoặc các tổ chức công nghiệp khác,
trong đó các MNCs thường là hội viên quan trọng. “Ngoại tác lan truyền về tiếp cận
thị trường” kiểu này có thể là quan trọng nhất khi các nguồn lực địa phương là yếu
kém nhất, nghĩa là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
1.2

Các nghiên cứu trƣớc đây về cán cân thƣơng mại và vai trò của FDI đối

với cán cân thƣơng mại
Các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài
Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực
đa phương, thu nhập quốc dân thực trong nước và thu nhập quốc dân thực của các
đối tác thương mại đến cán cân thương mại của quốc gia nghiên cứu. Nghiên cứu
của Singh (2002), bằng cách sử dụng lý thuyết đồng liên kết (Cointegration theory)

và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) và sử dụng số liệu
thống kê từ năm 1960-1995 tác giả đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá
hối đoái thực (REER), thu nhập quốc dân thực trong nước và thu nhập quốc dân
thực của đối tác thương mại tác động lên cán cân thương mại của Ấn Độ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực và thu nhập thực trong nước có một ảnh
hưởng đáng kể, trong khi thu nhập của đối tác thương mại tác động không mạnh
đến cán cân thương mại nước này.
Nghiên cứu của Nusrate Aziz thuộc Trường Đại học Birmingham, Vương quốc Anh
nghiên cứu công bố trong tháng 6 năm 2008, trong nghiên cứu tác giả cũng sử dụng
lý thuyết đồng liên kết (Cointegration theory) và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM –
Error Correction Model). Nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực


9

đa phương, thu nhập quốc gia thực trong nước và thu nhập quốc gia thực của đối tác
thương mại tác động đến cán cân thương mại Bangladesh như thế nào. Tác giả đã sử
dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1972 đến năm 2005 để thực hiện nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa phương, thu nhập quốc gia thực
trong nước và thu nhập quốc gia thực của đối tác thương mại có ảnh hưởng đến cán
cân thương mại Bangladesh cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Một số ít hơn các nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đối với cán cân thương mại: Yongqing Wang và Guanghua Wan (11/2008)
với nghiên cứu “China’s Trade Imbalances: The role of FDI”, trình bày tác động
của FDI đối với thặng dư thương mại của Trung Quốc với nguồn dữ liệu từ năm
1979 – 2007, sử dụng mô hình SURE (Seemingly Unrelated Regression Estimation)
(trong ngắn hạn) và mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lags) (trong dài
hạn) để ước lượng tác động của nguồn vốn FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
những nhân tố chính của cán cân thương mại Trung Quốc là: thu nhập quốc gia thực
của Trung Quốc, thu nhập quốc gia thực của thế giới, tỷ giá hối đoái thực và nguồn

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI đã góp phần mở rộng
xuất khẩu và đóng góp tích cực đối với thặng dư thương mại của Trung Quốc. Điều
thú vị là, không có số liệu đáng tin cậy nào về việc cán cân thương mại Trung Quốc
được cải thiện nhờ vào việc định giá thấp đồng nhân dân tệ như các lý thuyết về
đường cong J đã đề xuất.
Nghiên cứu của Nádia Campos Pereira và Cristina Lelis Leal Calegario (2004)
nhằm xem xét mối quan hệ giữa FDI và cán cân thương mại Brazil với số liệu thống
kê từ một số công ty được lựa chọn trong giai đoạn1998 – 2003, sử dụng phân tích
hồi quy OLS (Ordinary Least Square) để ước lượng riêng rẽ mối quan hệ giữa FDI
với xuất khẩu và FDI với nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù trong
ngắn hạn, FDI làm tăng lượng nhập khẩu (8%) nhưng trong dài hạn, FDI đóng vai
trò quan trọng việc gia tăng xuất khẩu (16%).


10

Các nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng
đến cán cân thương mại mà phổ biến là ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đa
phương và thu nhập quốc dân thực, các nghiên cứu sử dụng phương pháp bình
phương bé nhất trong mô hình định lượng, có rất ít nghiên cứu sử dụng lý thuyết
đồng liên kết. Các nghiên cứu sử dụng số liệu hàng quý để phân tích. Dưới đây là
một số nghiên cứu điển hình:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn (2010) về “Thâm hụt thƣơng mại và
hƣớng đến cân bằng cán cân thƣơng mại Việt Nam”, trong nghiên cứu này, tác
giả phân tích tác động của các nhân tố vĩ mô nhằm tìm ra nguyên nhân gây thâm hụt
thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 1999 đến quý 1 năm 2010. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa phương có ảnh hưởng đến cán cân
thương mại nhưng nếu dùng biện pháp phá giá mạnh VND để cải thiện cán cân
thương mại thì không đạt hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay. Nghiên cứu sử dụng

phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle – Granger (1987) và Johansen
(1990) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến, mô hình điều
chỉnh sai số (ECM) để đo lường mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn, dựa trên
cơ sở dữ liệu theo quý giai đoạn 1999 – 2010.
Pham Thi Hong Hanh va Nguyen Thinh Duc (2008) với nghiên cứu nhằm xem xét
mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái thực song phương. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Pedroni, dựa trên cơ sở dữ liệu hàng
năm của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc định
giá thấp tiền đồng của Việt Nam so với các ngoại tệ làm gia tăng cả nguồn FDI vào
Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam đến các đối tác thương mại; nguồn FDI vào
Việt Nam có liên quan đến việc gia tăng xuất khẩu từ Việt Nam đến các nước cung
cấp nguồn FDI; ngược lại, sự gia tăng trong xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong
việc thu hút nguồn vốn FDI. Nghiên cứu cũng chỉ ra: tỷ giá hối đoái thực tác động


11

đến xuất khẩu thông qua 2 kênh: tác động trực tiếp lên giá hàng hóa và tác động
gián tiếp thông qua nguồn FDI.
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu về cán cân thương mại đều sử dụng lý thuyết
đồng liên kết và dùng số liệu do IMF công bố để phân tích hồi quy. Các nghiên cứu
tập trung chủ yếu vào việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân
đến cán cân thương mại. Một số ít hơn khai thác từ khía cạnh tác động của nguồn
vốn FDI. Như vậy, mặc dù đã có không ít các nghiên cứu về tác động của các nhân
tố đến cán cân thương mại, tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào về vai trò
của FDI đối với cán cân thương mại Việt Nam. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu
này nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến cán cân thương mại Việt Nam
trong giai đoạn 1999 – 2010. Nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm một cách nhìn, một
quan điểm về các nhân tố tác động đến cán cân thương mại, đồng thời là cơ sở
nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp hướng đến cân bằng thương mại.

Nghiên cứu “Tác động của nguồn vốn FDI đến cán cân thương mại Việt Nam giai
đoạn 1999 – 2010” sẽ được thực hiện theo 3 bước: Bước một, tác giả thực hiện việc
kiểm định tính dừng và không dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình
thực nghiệm. Bước hai, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của
Engle – Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến
(quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động
trong ngắn hạn giữa cán cân thương mại và các nhân tố xác định nó.


12

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN NGUỒN VỐN FDI VÀ PHÂN TÍCH THỰC
NGHIỆM ẢNH HƢỞNG CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2010
2.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô đến cán cân thƣơng mại
Dưới góc độ thương mại quốc tế, có nhiều nhân tố vĩ mô tác động gây ra thâm hụt
hoặc thặng dư thương mại. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét hai nhân tố là
tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế (GDP), đây là những nhân tố được nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận là nguyên nhân tác động gây nên thâm hụt
thương mại.
Tỷ giá hối đoái
Chênh lệch lạm phát của Việt Nam so với Mỹ từ 2007 đến 2009 luôn cao, nhưng tỷ
giá chính thức VND/USD dường như thay đổi không đáng kể trong thời gian đó,
khiến VND bị định giá cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm
giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu.
Quan sát chỉ số REER trong giai đoạn này cho thấy VND tăng giá mạnh so với các
đồng tiền trong rổ tiền tệ.
Theo một số nghiên cứu, nếu so với năm gốc 1999 thì VND đã tăng giá hơn 10%.
Diễn biến trên của REER kéo tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu giảm liên tục từ 2006, hệ
quả là nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục từ 2,7 tỷ USD trong năm 2006

lên 10,4 tỷ USD năm 2007 và 12,8 tỷ USD trong năm 2008 và giảm xuống còn
khoảng 12,2 tỷ USD năm 2009.


13

Hình 2.1 REER và cán cân thƣơng mại 1999-2010

Nguồn: IMF và tính toán của tác giả
Số liệu thống kê chi tiết cho thấy xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 tăng đều
qua các tháng nhưng qua năm 2008 chỉ tăng đến tháng 07/2008 sau đó giảm dần;
đến tháng 10/2009, xuất khẩu bắt đầu có xu hướng hồi phục. Dù đã có dấu hiệu hồi
phục nhưng đến tháng 04/2010 kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa bằng trước lúc giảm
năm 2008. Sự sụt giảm này một phần do tác động thu hẹp thị trường xuất khẩu của
khủng hoảng tài chính và một phần do tác động của tỷ giá hối đoái được định giá
cao.
Đứng trước tình hình này, NHNN đã điều chỉnh lãi suất đối với các tổ chức kinh tế,
tăng tỷ giá điều hành và giảm biên độ dao động là một quyết định đúng vì đã góp
phần làm tăng chi phí nhập khẩu, hạn chế việc nhập khẩu, giúp giảm bớt được tình
trạng nhập siêu cao và kích thích sản xuất – tiêu dùng hàng hóa trong nước.
Tăng trưởng kinh tế
Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong hơn một thập niên
qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao (trung
bình trên 20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính


14

toàn cầu. Theo đó, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 30% năm 1996 lên tới 68,5% năm
2010, trong khi tỷ lệ nhập khẩu/GDP còn tăng mạnh hơn, từ 45,6% lên đến 80%

trong cùng thời kỳ, khiến tổng giá trị thương mại/GDP đã đạt 150% - thể hiện độ
mở khá lớn của nền kinh tế. Có thể nói, chiến lược hướng về xuất khẩu bắt đầu từ
giữa thập niên 90 đã có những đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong nhiều năm.
Hình 2.2 cho thấy, tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhập khẩu
trong giai đoạn 1999 – 2010 và mức gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ sau khi Việt Nam
chính thức là thành viên của WTO (so với năm 2006, vào năm 2007 mức nhập khẩu
đã tăng 38% và 77% trong năm 2008).
Hình 2.2 GDP thực và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của IMF và GSO

Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân
thương mại ngày càng thâm hụt, và đặc biệt trở nên nghiêm trọng kể từ năm 2007 –
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Trung bình giai
đoạn 2001-2010, nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai đoạn
2007-2010. Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ


15

dấu hiệu cải thiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng,
tiền đồng luôn đối diện sức ép giảm giá, cán cân thanh toán không ổn định, tình
trạng đô la hóa gia tăng,…. Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác,
đã kích hoạt cho những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây.
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI
Dòng vốn FDI đầu những năm 2000 tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ thị
trường trong nước đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu để đầu tư trong khi không tạo ra
tiềm năng xuất khẩu. Kể từ giữa những năm 2000, FDI tập trung vào công nghiệp
chế tạo phục vụ xuất khẩu, làm gia tăng cả nhập khẩu (nhập đầu vào nguyên liệu,

bán thành phẩm và máy móc thiết bị) lẫn xuất khẩu. Tuy nhiên, trong vài năm gần
đây FDI có dấu hiệu tập trung nhiều hơn vào xây dựng, du lịch và thị trường bất
động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và máy móc công nghiệp
nặng, cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân
thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua. Tuy vậy, các dự án cơ sở hạ
tầng lớn của khu vực tư nhân và nhà nước như nâng cấp cảng, hoặc đầu tư cơ sở hạ
tầng là đường xá, nhiều khả năng sẽ làm gia tăng thâm hụt thương mại trong thời
gian tới nhưng sẽ gián tiếp nâng cao năng lực xuất khẩu trong tương lai.

2.2 Thực trạng về nguồn vốn vào FDI và tác động của FDI đối với cán cân
thƣơng mại Việt Nam
Với một nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn hạn chế và công nghệ lạc
hậu là rào cản rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Trong tình hình đó, nguồn vốn
FDI được xem là cách thức nhanh chóng để giải quyết vấn đề này. Nhân công giá
rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, chi phí sản xuất thấp và chính sách ưu đãi của chính
phủ là những nhân tố chính hấp dẫn nguồn vốn FDI.
Việt Nam lần đầu tiên thông qua luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 1987,


16

trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu có vai trò
then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Như vậy, so với các nước trong khu vực, mặc dù thời gian phát triển chưa lâu
nhưng Việt Nam đã thu hút được số lượng lớn các dự án FDI cùng nguồn vốn đầu
tư dồi dào.
Hình 2.3 Nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010
80000


100%

70000

90%
80%

60000

70%

50000

60%

40000

50%

30000

40%
30%

20000

20%

10000


10%

0

0%
2000

2001

2002

Vốn đăng kí (tr.USD)

2003

2004

2005

2006

Vốn thực hiện (tr.USD)

2007

2008

2009

2010


Vốn thực hiện/Vốn đăng kí

Nguồn: GSO

Theo Bảng 2.1, khu vực FDI chiếm trung bình 51% tỷ trọng giá trị xuất khẩu và
30% tỷ trọng giá trị nhập khẩu trong giai đoạn 1999 – 2010. Quy mô FDI liên tục
gia tăng từ năm 1999 đến nay. Hình 2.3 cho thấy xu hướng gia tăng quy mô vốn FDI
giai đoạn 1999 – 2010. Cùng với số lượng các dự án đầu tư (từ 327 dự án năm 1999
tăng lên 1237 dự án năm 2010), số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép cũng
gia tăng nhanh chóng, khi Việt Nam vượt qua khủng hoảng tài chính năm 1997 và ký
kết hiệp định thương mại song phương Mỹ – Việt năm 2001. Mức tăng đột phá khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào
năm 2007, nâng số vốn FDI đăng ký từ 6.839 triệu USD năm 2005 lên 21.347 triệu


×