Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phương pháp dạy ngữ âm tiếng anh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.56 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH NHẠC
---------–— --------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM TIẾNG ANH 7

GIÁO VIÊN: TRỊNH THỊ THU HUYỀN
TRƯỜNG THCS KHÁNH NHẠC

Khánh Nhạc, tháng 05 năm 2017


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khách quan
Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là ngôn ngữ vô cùng quan trọng trong
cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia trên
thế giới và được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban
Nha (do sự chênh lệch về dân số các quốc gia sử dụng).
Ngoài ra, Tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa
đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Nó giúp cho người học mở mang nhận
thức, phát triển bản thân, tiếp cận với nền văn minh của thế giới. Thông qua
ngôn ngữ chung này mọi người có thể giao tiếp, trao đổi thông tin, nghệ thuật,
văn hóa, cập nhật những tiến bộ và thành tựu của khoa học thế giới.
Chính vì Tiếng Anh có tầm quan trọng như vậy cho nên những năm gần
đây nước ta đã đầu tư rất nhiều cho việc học tiếng Anh, như đầu tư trang thiết bi
giảng dạy, cải cách sách giáo khoa cho phù hợp nhất với chuẩn quốc tế nhằm
mang lại hiệu quả thiết thực cho thế hệ sau này.
Việc giảng dạy tiếng Anh do đó cũng đóng vai trò không kém quan trọng,
học sinh có hiểu bài không? Có vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế


không? Có giao tiếp được với người nước ngoài không? Phần lớn là do cách
hướng dẫn, truyền đạt của giáo viên bộ môn tiếng Anh. Tuy nhiên các kết quả
kiểm tra môn tiếng Anh của các em thì chưa tốt, kết quả không được cao như
mong đợi. Đáng lo ngại hơn là kỹ năng nói của các em còn rất kém, do phát âm
sai nhiều. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải quan tâm, chú
trọng hơn nữa đến vấn đề dạy học và dạy ngữ âm đóng một vai trò then chốt
trong việc học tiếng Anh.
1.2. Lý do chủ quan
Là giáo viên Tiếng Anh đang trực tiếp giảng dạy các em học sinh THCS,
tôi luôn có băn khoăn, trăn trở sau mỗi giờ lên lớp.Tại sao học sinh của mình có
một lượng kiến thức ngữ pháp khá tốt, vậy mà khi các em làm các bài tập về
2


phát triển 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì lại kém. Các em nghe không
được, nói kém và ngại nói.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã nhận ra rằng: do phát âm
sai nên các em rất ngại nói tiếng Anh, vì sợ các bạn cười và sợ người khác
không hiểu, thế nên kĩ năng nói của các em ngày càng hạn chế. Vì thế việc giảng
dạy ngữ âm là vấn đề mấu chốt bởi vì không có từ vựng và ngữ âm thì chắc chắn
không có ngôn ngữ. Chúng ta không thể rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng :
Nghe, Nói, Đọc, Viết cho học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng và
ngữ âm. Khối lượng từ vựng càng nhiều thì giúp cho học sinh hiểu biết và giao
tiếp nhanh chóng có hiệu quả. Việc học và sử dụng từ vựng một cách thường
xuyên, đó là kết quả của quá trình học tiếng. Muốn vậy người giáo viên phải
thực sự là người tổ chức hướng dẫn để các em chủ động, tích cực trong mọi hoạt
động học tập. Giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp
học sinh luyện tập và phát âm tốt hơn, hay hơn. Đồng thời giáo viên phải hướng
dẫn học sinh cách học và tự ôn luyện phát âm ở nhà để ghi nhớ và phát triển kĩ
năng của bản thân. Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo sách giáo

khoa,bạn bè, đồng nghiệp,tìm hiểu tâm lí học sinh… nghiên cứu, ứng dụng
những kiến thức mình có vào quá trìng giảng dạy ngữ âm cho hoc sinh và viết
sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy ngữ âm tiếng Anh 7 ”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm giúp các em học sinh khối lớp 7 trường THCS Khánh Nhạc hiểu
rõ về hệ thống các âm trong Tiếng Anh, đặc biệt là những âm được học trong
chương trình sách giáo khoa lớp 7, học kỳ I. Qua đó các em nhận thức được tầm
quan trọng của ngữ âm trong việc học Tiếng Anh nói chung và giao tiếp Tiếng
Anh nói riêng để các em có thể hiểu được những gì người khác nói cũng như
những gì các em nói người khác có thể hiểu được.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 7 của trường đang tham gia học chương trình Tiếng
Anh 10 năm do tôi giảng dạy.
Lớp 7A:

36 học sinh
3


Lớp 7B:

36 học sinh

Hệ thống các âm trong các bài học của sách giáo khoa lớp 7 học kỳ I,
Gồm các âm:
Âm

Thuộc đơn vị bài học

/ ə /; /ɜ:/

/f/; /v/
/k/; /g/
/∫/; /ʒ/
/o/; / ɔ:/
/t∫/; /dʒ/
4. Phạm vi nghiên cứu.

Unit 1
Unit 2
Unit 3
Unit 4
Unit 5
Unit 6

Trong học kỳ I của năm học 2016-2017 tiến hành trong phạm vi học sinh
khối lớp 7 của trường THCS Khánh Nhạc để rút kinh nghiệm đưa vào áp dụng
cho các khối lớp ở các năm học tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Điều tra thực trạng.
Tổng kết, so sánh đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng trong chương trình giáo dục
phổ thông tại các trường học ở Việt Nam. Về cơ bản, học sinh bắt đầu được học
từ lớp 3, tuy nhiên việc rèn cho các em đọc và nói Tiếng Anh chuẩn cũng còn
gặp rất nhiều khó khăn. Để cải thiện điều này cần đến sự cố gắng rất lớn của đội
ngũ các thầy cô giáo và các em học sinh.
Tiếng Anh chương trình mới là bước đột phá trong thực hiện Đề án ngoại
ngữ 2020. Cấu trúc sách đã dành một phần thích hợp cho rèn phát âm để việc
dạy và học Tiếng Anh trở lên toàn diện hơn.

2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với học sinh khối lớp 7 trường THCS Khánh Nhạc huyện Yên Khánh,
các em đã học Tiếng Anh chương trình 10 được 2 năm nhưng việc phát âm
Tiếng Anh của các em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát âm của các em

4


rất gượng ép, luôn bi Việt hóa dẫn đến đọc sai, nói sai, không nhận ra các âm
trong các từ khi làm các bài tập ngữ âm. Ví dụ như:
Từ Hello: đáng ra các em phải đọc là /hələu/ thì các em lại đọc là /hê lô/
Từ Today: đáng ra các em phải đọc là /tədei/ thì các em lại đọc là /tu đây/
Từ ago: đáng ra các em phải đọc là /əgəu/ thì các em lại đọc là /ơ gâu/ và
còn nhiều từ khác nữa.
Qua kiểm tra khảo sát đối với bài tập xác đinh âm /ə/ và /ɜ:/ (SGK, TA7,
trang 9) được kết quả như sau:
Exercise: Listen and put the words in the correct column /ə/ or /ɜ:/
answer - burn - birth - away - hurt - common - neighbour - heard
* The correct answer:
/ə/
Answer
Away
Common
Neighbour
* Kết quả làm bài của học sinh:
Đúng

Đúng

Đúng


Đúng

Đúng

8 từ

7 từ

6 từ

5 từ

4 từ



HS

số

7A, 7B

72

/ɜ:/
burn
birth
hurt
heard


SL

%

SL

%

SL

%

SL

2

2,7

3

4,2

8

11,1

11

Đúng


1 đến 3 từ
S
% SL %
%
L
15,3 17 23,6 31 43

Khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học ngữ âm thì thu được kết quả
như sau:
Lớp
7A, 7B


số
72

Rất khó
Khó
Bình thường
SL
%
SL
%
SL
%
33
45,8 21
29,2 15
21,4


Dễ
SL %
3 4,2

Ghi chú

Từ kết quả trên đã thôi thúc tôi cần phải làm một điều gì đó giúp các em
cải thiện khó khăn này, hoặc ít ra cũng giúp các em không cảm thấy ngại, thấy
khó khi học phát âm.
3. Nội dung sáng kiến nghiên cứu thực hiện
3.1. Phương pháp cũ thường áp dụng

5


Như chúng ta đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo phương pháp
dạy học cổ truyền ở trong lớp thầygiáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền
đạt kiến thức, chưa rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử
dụng kiến thức, cách nắm bắt vấn đề chủ động.
Việc học tiếng Anh và ngữ âm cũng vậy, phương pháp cũ thường làm là
thầy đọc – học sinh đọc theo; thầy dạy từ nào- học sinh biết từ đó; học sinh hầu
như không có khái niệm gì về ngữ âm và cũng không biết cách phát âm từng từ
như thế nào? Hơn 95% học sinh được hỏi cùng một câu “Em có biết về các âm
trong tiếng Anh không” đều trả lời là “em không biết”. 5% học sinh còn lại có
đưa ra được một vài khái niệm nhưng không chính xác và không đầy đủ.
Trước đây chương trình sách cũ chưa có hệ thống ngữ âm bài bản như hiện nay
nên học sinh không biết cách phát âm các phụ âm và nguyên âm mà các em chỉ
biết âm tiết đó được đọc ná ná, gần giống với từ nào đó trong tiếng Việt. Do vậy
có những từ được viết phiên âm gần giống nhau nhưng các em đọc khác nhau

hoàn toàn ví dụ từ “wall”

[wɔ:l]

học sinh đọc là “gôn” và “walk”

[wɔ:k]

học sinh

đọc là “goắc”
Ưu điểm:
Với phương pháp dạy học này, người thầy đóng vai trò trung tâm điều khiển mọi
hoạt động trong lớp học bằng phương pháp thuyết trình giảng giải. Chúng ta
không thể phủ nhận rằng thuyết trình là một phương pháp cơ bản, quan trọng,
dễ dàng áp dụng để truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin trên mọi lĩnh vực và
đối với các ngành nghề khác nhau. Trong một thời gian ngắn, phương pháp
thuyết trình có thể cung cấp một khối lượng thông tin, kiến thức lớn cho một số
lượng người nghe đông (lớp học đông), đây là ưu điểm nổi bật mà các phương
pháp giảng dạy khác rất khó mà có được.
Ngoài ra, do các trang thiết bi, giáo cụ cho phòng học tiếng Anh còn sơ sài nên
đôi khi giáo viên rất khó tiến hành bài dạy theo phương pháp đổi mới.
Nhược điểm:

6


Phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm không chú
trọng đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã ảnh hưởng sâu sắc
đến khả năng nhận thức độc lập của học sinh ở môn ngoại ngữ- một môn học có

đặc thù riêng là học sinh được rèn luyện độc lập nhiều càng tốt và trong giờ học,
học sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của
mình.
Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã
gọi PPDH này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông
tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết
trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép
và suy nghĩ theo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường
thẳng theo hướng từ trên xuống. Nếu cứ tiếp tục theo phương pháp cũ thì học
sinh sẽ thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên
về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành
dụng vào đời sống thực tế bi hạn chế.
Dần dần học sinh có tư tưởng ỉ lại vào giáo viên, lười vận động, lười suy
nghĩ dẫn đến phát âm kém, nói kém.
3. 2. Giải pháp mới cải tiến
Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay, đã có nhiều khởi sắc, điêù
kiện cơ sở vật chất và thiết bi dạy học đã được trang bi đầy đủ hơn, đội ngũ
giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học
được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù
hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Để đạt được mục đích đó trong
một giờ học ngoại ngữ thì giáo viên là người tạo ra cho học sinh thói quen noi
theo các chủ điểm tình huống do giáo viên tạo ra cho tiết học diễn ra “ Nhẹ
nhàng, sinh động, hiệu quả”.
Đứng trước một vấn đề dạy và học đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra một
phương pháp dạy ngữ âm và những việc làm đó tôi đã viết thành phương pháp
dạy ngữ âm trong một tiết học.

7



Dạy ngữ âm giúp học sinh tạo ra được không khí học ngoại ngữ, phát
âm chuẩn các từ trong bài.Mục đích của việc dạy ngữ âm trong một lớp ngôn
ngữ không nhằm làm cho người học có khả năng phát âm tương tự như người
bản ngữ vì việc này không thực tế, trừ trường hợp người học có năng khiếu
thật đặc biệt và động cơ học rất cao. Mục tiêu dạy ngữ âm là giúp cho người
học đạt được một khả năng phát âm đúng ở một mức độ nào đó để có thể
truyền đạt được điều họ muốn nói với người khác.
Phương pháp của tôi tiến hành theo 3 bước:
Tìm hiểu ngữ âm Tiếng Anh.
Giới thiệu ký hiệu phiên âm trong các đơn vi bài học.
Tổ chức luyện phát âm với các âm bằng các phương tiện nghe nhìn.
a. Tìm hiểu về ngữ âm Tiếng Anh
Vậy ngữ âm là gì? Đó là học ngữ điệu và âm thanh. Bất kỳ ngôn ngữ nào
đều có ngữ điệu và âm thanh riêng. Ở Việt Nam nói riêng và rất nhiều quốc gia
trên thế giới nói chung, những người học tiếng Anh cảm thấy khó phát âm chuẩn
như người bản xứ vì ngữ điệu và âm thanh của Tiếng Anh khác với tiếng mẹ đẻ
của họ. Những nhân tố chính gây nên khó khăn này có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, âm mới. Trong Tiếng Anh xuất hiện một số âm mà trong tiếng
Việt không có, và chúng làm cho học sinh cảm thấy khó có thể phát âm chuẩn
được. Hãy lấy ví dụ với âm /∫/. Khi được nghe qua về cách đọc của phụ âm này
thì học sinh cho rằng thật dễ, song thực tế lại hoàn toàn khác. Có không ít học
sinh không thể phát âm đúng và dễ dàng nản lòng với cách đọc của chỉ một âm,
chứ chưa nói đến những âm khác.
Thứ hai, cách phát âm bị "Việt hoá". Vốn đã quen với cách phát âm trong
tiếng Việt, nên các bộ phận tạo nên âm thanh, đặc biệt như lưỡi, môi, răng rất
khó điều chỉnh để phát âm đúng trong Tiếng Anh. Bản thân học sinh thấy bất
lực trong việc điều khiển chúng theo ý muốn của mình. Khi muốn đặt một chút
đầu lưỡi giữa hai hàm răng để phát âm âm /ð/ thì răng cứ míp chặt và lưỡi lại
thụt vào trong...


8


Thứ ba, trọng âm của từ. Trong Tiếng Anh, với những từ có 2 âm tiết trở
lên thì đều có trọng âm. Trọng âm của từ sẽ rơi vào một trong những âm tiết
nhất đinh, và âm tiết đó sẽ được đọc nhấn mạnh hơn so với những âm tiết còn
lại. Trong tiếng Việt của chúng ta không có trọng âm của từ, vì từ trong tiếng
Việt là những từ có 1 âm tiết. Và đây lại là một khó khăn khác với học sinh.
Thứ tư, ngữ điệu của câu. Ngữ điệu của câu trong tiếng Anh rất đa dạng
và phong phú. Có thể cùng một câu nói, nhưng chúng ta có thể lên giọng, hoặc
xuống giọng ở cuối câu nhằm chuyển tải thông tin khác nhau đến người nghe.
Tiếng Việt cũng vậy. Song chính vì tiếng Việt cũng như vậy, nên lại làm cho
học sinh cảm thấy khó. Các em đã quen với cách lên xuống của câu trong tiếng
Việt, nên khi chuyển sang tiếng Anh, không ít thì nhiều, ngữ điệu của câu trong
tiếng Việt sẽ ảnh hưởng sang tiếng Anh, hoặc nếu không, sẽ mất rất nhiều thời
gian để học và sửa.
Nhìn chung khi học ngữ âm của một ngoại ngữ chúng ta không thể tránh
khỏi những khó khăn nhất đinh về ngữ điệu và âm thanh. Song, điều quan trọng
là làm thế nào để khắc phục chúng và đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng
ngôn ngữ đó như một ngôn ngữ hai. Sự cố gắng, kiên trì và không nản lòng đã
giúp cho nhiều người thành công trong học ngoại ngữ.
b. Học các ký hiệu phiên âm được dùng ở các tiết luyện âm trong sách giáo
khoa Tiếng Anh 7.
Tất cả mọi người khi bắt đầu học ngoại ngữ đều phải học các quy tắc phát
âm, điều này rất quan trọng trong việc phát âm một cách chính xác. Mục đích
chính của việc học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp với mọi người, nhưng phát
âm tồi có thể gây ra nhiều hiểu nhầm không đáng có. Vì thế, các quy tắc phát âm
quan trọng với người học ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Ngay từ tiết đầu tiên của
chương trình Tiếng Anh 7 (an introduction to English 7), tôi đã dành nhiều thời
gian để giới thiệu cho các em biết qua về các ký hiệu phiên âm quốc tế mà các

em sẽ phải làm quen trong quá trình học môn Tiếng Anh. Ban đầu các em có thể
chẳng hiểu gì và biết gì về nó cả. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sau này
các em cũng sẽ không hiểu gì về nó cả. Trong bảng giới thiệu các ký hiệu đó, có
9


các ký hiệu phiên âm quốc tế và các âm tương ứng của nó trong Tiếng Việt để
cho học sinh dễ hình dung. Sau đây là bảng gồm các ký hiệu phiên âm quốc tế
trong sách giáo khoa Tiếng Anh 7 chương trình 10 năm của học kỳ I.
Nguyên âm.
Âm

Trong từ

Ký hiệu

Ví dụ minh họa

Đơn vị bài
học

/ə/

about

/ ə’baʊt /

today, ago, nature, colour

Unit 1


/ɜ:/

fur

/ fɜ:(r) /

stir, nurse, shirt, skirt

Unit 1

/o/

got

/ got /

hot, cod, spot, cock, slot

Unit 5

/ɔ:/

saw

/ sɔ:/

more, course, store, ashore

Unit 5


Phụ âm
Âm

Trong từ

Ký hiệu

Ví dụ minh họa

Đơn vị bài
học

/f/

fall

/ fɔ:l /

photo, finish, fat, cough

Unit 2

/v/

van

/ væn /

voice, very, violent, move


Unit 2

/k/

cat

/ kæt /

cow, copy, skull, thank

Unit 3

/g/

get

/ get /

game, bag, gather, guide, gun

Unit 3

/∫/

shoe

/ ∫u:/

show, sheep, wash, sheet


Unit 4

/ʒ/

vision

/ 'viʒn /

measure, decision, usually

Unit 4

/t∫/

chain

/ t∫ein /

chip, choice, teach, cheers

Unit 6

/dʒ/

jam

/ dʒæm /

bridge, village, join, jam,


Unit 6

Một khi các em đã có bảng phiên âm, với sự trợ giúp của các thầy cô giáo,
các em được hướng dẫn phát âm các từ mà các em thường phát âm sai cũng như
không biết cách phát âm. Khuyến khích các em học thuộc lòng mỗi ngày ít nhất
khoảng 2-3 từ cùng với các ký hiệu phát âm của các từ đó
3.3. Tính mới, sáng tạo của giải pháp:
Để các em học đỡ nhàm chán và không cảm thấy căng thẳng trong các giờ
học phát âm giúp mang lại hiệu quả cao, cá nhân tôi đã tận dụng tối đa cơ sở vật

10


chất hiện có của nhà trường như đài, bảng tương tác điện tử, đường truyền
Internet để phục vụ cho việc dạy và học.
Sưu tầm các bài dạy phát âm trên các trang dạy học Tiếng Anh có uy tín
để minh họa cho việc dạy âm.
Tổ chức cho các em học và luyện tập với các phương tiện nghe nhìn và tổ
chức kiểm tra đánh giá để biết mức độ tiến bộ của các em, từ đó giáo viên và
học sinh có hướng điều chỉnh.
Việc luyện tập chủ yếu tập trung vào các tiết dạy học tăng cường.
Các giải pháp mà cá nhân tôi áp dụng cho đối tượng học sinh của mình
cũng có thể nhiều giáo viên ở các trường khác đã làm. Tuy nhiên đây là lần đầu
tiên tôi áp dụng tại với sự chuẩn bi và tìm tòi chu đáo nhất và bước đầu đã mang
lại hiệu quả cũng như tạo hứng khởi cho học sinh.
Các âm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 7 chương trình 10 năm sẽ lần
lượt được tôi giới thiệu cho học sinh theo từng đơn vi bài học với quy trình: Cho
học sinh quan sát khẩu hình, tìm hiểu cách thức hình thành âm đó, tìm hiểu các
từ đơn có chứa âm, tìm hiểu các câu có chứa âm, rèn luyện âm với các ví dụ và

cuối cùng là vận dụng.
UNIT 1: MY HOBBIES
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 nguyên âm /ə/ và /ɜ:/
a) Short vowel /ə/ Nguyên âm ngắn /ə/)
- /ə/ is a short vowel sound.
- Open your mouth very slightly and
simply.
- The lips and tongue are relaxed.
Ago /əˈɡəʊ/
Open /ˈəʊpən/
I suppose it's possible.
That's an excellent question.

- It's pronounced /ə/...../ə/
Mother /ˈmʌðər/
Picture /ˈpɪktʃər/
/aɪ səˈpəʊz ɪts ˈpɒsəbl/
/ðæts ən ˈeksələnt ˈkwestʃən/

1. "a" được phát âm là /ə/
Examples

Transcription
11

Meaning


Banana
Sofa


/bəˈnænə/
/ˈsəʊfə/

quả chuối
ghế bành

2. "e" được phát âm là /ə/
Examples
Answer
Mother

Transcription
/ˈænsər/
/ˈmʌðə(r)/

Meaning
trả lời
mẹ

3. "o" được phát âm là /ə/
Examples
compare
Control

Transcription
/kəmˈpeə(r)/
/kənˈtrəʊl/

Meaning

so sánh
kiểm soát

4. "u" được phát âm là /ə/
Examples
Picture
Suggest

Transcription
/ˈpɪktʃə(r)/
/səˈdʒest/

Meaning
bức tranh
gợi ý

5. "ou" được phát âm là /ə/
Examples
Famous
dangerous

Transcription
/ˈfeɪməs/
/ˈdeɪndʒərəs/

Meaning
nổi tiếng
nguy hiểm

b) Long vowel /ɜ:/(Nguyên âm dài /ɜ:/)

- /ɜː/ is a long vowel sound.
- Your mouth and tongue should be relaxed.
- It’s pronounced /ɜː/.... /ɜː/.

bird /bɜːrd/

occur /əˈkɜːr/

turn /tɜːrn/
early /ˈɜːrli/
The girl saw the circus first.
/ðə ɡɜːrl sɔː ðə ˈsɜːrkəs fɜːrst/
That is the worst journey in the world. /ðæt ɪz ðə wɜːrst ˈdʒɜːrni ɪn ðə wɜːrld/
Identify the vowels which are pronounced /ɜː/ (Nhận biết các nguyên âm
được phát âm là /ɜː/)
1. "o" thường được phát âm là /ɜː/ trong một số trường hợp
Examples
Work
World

Transcription
/wɜːk/
/wɜːld/

2. "u" còn được phát âm là /ɜː/
12

Meaning
công việc
thế giới



Examples
Burn
Burly

Transcription
/bɜːn/
/'bɜːlɪ/

Meaning
đốt cháy
lực lưỡng, vạm vỡ

3. "i", "e", "ea" và "ou" thỉnh thoảng cũng được phát âm là /ɜː/ khi trọng
âm rơi vào những từ này
Examples
Bird
Girl

Transcription
/bɜːd/
/gɜːl/

Meaning
con chim
cô gái

UNIT 2: HEALTH
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /f/ và /v/

a) Consonant /f/(Phụ âm /f/)
- /f/ is the voiceless consonant sound.
- To make this sound, touch your top teeth with the
bottom lip
- Blow out air between your lip and teeth and don't
use your voice
Five /faɪv/

- It's pronounced /f/...../f/.
Coffee /ˈkɔːfi/

Half /hæf/
This is my family photo.
Ralph’s life is tough, but he laughs.

Photo /ˈfəʊtəʊ/
/ðɪs ɪz maɪ ˈfæməli ˈfəʊtəʊ/
/rɑːfs laɪf ɪz tʌf bʌt hi læfs/

Identify the letters which are pronounced /f/ (Nhận biết các chữ được phát
âm là /f/)
1. "f" thường được phát âm là /f/
Examples
Fan
Feel

Transcription
/fæn/
/fiːl/


Meaning
cái quạt
cảm thấy

2. "ph" và "gh" được phát âm là /f/ trong hầu hết mọi trường hợp
Examples
Photo
Laugh

Transcription
/ˈfəʊtəʊ/
/læf/

b) Consonant /v/ (Phụ âm /v/)

13

Meaning
bức ảnh
cười lớn


- /v/ is the voiced consonant sound.
- To make this sound, practise this
sound /f/ first, then use your voice to
Live /lɪv/

say /v/......./v/.
Very /ˈveri/


Have /hæv/
Steven lives in a village.
We’re leaving at five past seven.

Invite /ɪnˈvaɪt/
/stivn lɪvz ɪn əˈvɪlɪdʒ/
/wɪr liːvɪŋ ət faiv paːst 'sevən/

Identify: Chỉ có "v" được phát âm là /v/
Examples
View
Heavy

Transcription
/vjuː/
/ˈhevi/

Meaning
nhìn, quan sát
nặng

UNIT 3: COMMUNITY SERVICE
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /k/ và /g/
a) Consonant /k/(Phụ âm /k/)
- /k/ is a voiceless consonant sound.
- To make this sound:
- Stop the air with the back of your tongue
- Then move your tongue to release the air and
don’t use your voice.
- It’s pronounced /k/…/k/


Car /kɑːr/

Kitchen /ˈkɪtʃɪn/

Key /kiː/
I’ll make a cake for Mike.
Pick the music up tomorrow.

Carefully /ˈkerfəli/
/aɪl meɪk ə keɪk fər maɪk/
/pɪk ðə ˈmjuːzɪk ʌp təˈmɔːrəʊ/

Identify the letters which are pronounced /k/ (Nhận biết các chữ được
phát âm là /k/)
1. "k" được phát âm là /k/
Examples

Transcription
14

Meaning


Look
Milk

/lʊk/
/mɪlk/


nhìn
sữa

2. "c" được phát âm là /k/ khi nó đứng trước a, u, o, r và l
Examples
Can
Carrot

Transcription
/kæn/
/ˈkærət/

Meaning
có thể
cà rốt

3. "qu" được phát âm là /k/
Examples
Quay
Technique

Transcription
/kiː/
/tekˈniːk/

Meaning
cầu tầu
kỹ thuật

Lưu ý:

"qu" còn được phát âm là /kw/
Examples
Quality
Question

Transcription
/ˈkwɒlɪti/
/ˈkwestʃən/

Meaning
chất lượng
câu hỏi

4. "x" được phát âm là /ks/ và /kʃ/
Examples
Mix
Fax

Transcription
/mɪks/
/fæks/

Meaning
pha trộn
gửi, truyền đi bằng fax

5. "ch" được phát âm là /k/
Examples
School
Chemistry


Transcription
/skuːl/
/ˈkemɪstri/

Meaning
trường học
hóa học

b) Consonant /g/(Phụ âm /g/)
- /g/ is a voiced consonant
sound.
- To make this sound:
- Practice the sound /k/
first, then use the voice to
Girl /ɡɜːrl/

say /g/ ....../g/
Begin /bɪˈɡɪn/

Big /bɪɡ/
Go get your mother’s glasses.

Again /əˈɡen/
/ɡəʊ get jər ˈmʌðər ɡlæsɪz/

15


Peggy begged to go to the art gallery.


/'pegi begd tə ɡəʊ tə ði ɑːrt ˈɡæləri/

Identify: Chỉ có phụ âm "g" được phát âm là /g/
Examples
Get
Glass

Transcription
/get/
/glɑːs/

Meaning
có được, lấy được
thủy tinh

UNIT 4: MUSIC AND ARTS
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /ʃ/ và /ʒ/
a) Consonant /ʃ/(Phụ âm /ʃ/)
Hướng dẫn và luyện tập theo link: />- /ʃ/ is a voiceless consonant sound.
- To make this sound:
- Put your tongue up and back a little
- Push your lip forward into a circle.
- It’s pronounced /ʃ/..../ʃ/

She /ʃi/

Ocean /ˈəʊʃn/

Sure /ʃʊər/

Share the sugar with Charlotte.

Nation /ˈneɪʃn/
/ʃeər ðə ˈʃʊɡər wɪð ˈʃɑːrlət/

She wished she had gone shopping.

/ ʃi wɪʃt ʃi həd ɡɔːn ˈʃɑːpɪŋ/

Identify the letters which are pronounced /ʃ/ (Nhận biết các chữ được phát
âm là /ʃ/)
1. "c" được phát âm là /ʃ/ khi đứng trước ia, ie, io, iu, ea
Examples
Special
Musician

Transcription
/ˈspeʃəl/
/mjuːˈzɪʃən/

Meaning
đặc biệt
nhạc sĩ

2. "s" phát âm là /ʃ/
Examples
Ensure
Insure

Transcription

/ɪnˈʃɔː(r)/
/ɪnˈʃɔː(r)/

16

Meaning
đảm bảo
bảo hiểm


3. "t" phát âm là /ʃ/ khi nó ở bên trong một chữ và đứng trước ia, io
Examples
Nation
Intention

Transcription
/ˈneɪʃən/
/ɪnˈtenʃn/

Meaning
quốc gia
ý đinh

4. Lưu ý: "x" có thể được phát âm là /kʃ/
Examples
Anxious
Luxury

Transcription
/ˈæŋkʃəs/

/ˈlʌkʃəri/

Meaning
lo âu
sự xa xỉ

5. "ch" được phát âm là /ʃ/
Examples
Machine
Chemise

Transcription
/mə'ʃɪːn/
/ʃəˈmiːz/

Meaning
máy móc
áo lót

6. "sh" luôn được phát âm là /ʃ/
Examples
Shall
Sheet

Transcription
/ʃæl/
/ʃiːt/

Meaning
sẽ, phải

lá, tờ

b) Consonant /ʒ/(Phụ âm /ʒ/)
- /ʒ/ is a voiced consonant sound.
- To make this sound:
- Practice the sound /ʃ/ first
-then use the voice to say
Asia /ˈeɪʒə/

/ʒ/ ....../ʒ/
Measure /ˈmeʒər/

Usual /ˈjuːʒuəl/
Take the usual measurements.
They found the treasure in Asia.

Television /ˈtelɪvɪʒn/
/teɪk ðə ˈjuːʒuəl ˈmeʒərmənts/
/ðeɪ faʊnd ðə ˈtreʒər ɪn ˈeɪʒə/

Identify the letters which are pronounced /ʒ/ (Nhận biết các chữ được phát
âm là /ʒ/)
1. "g" được phát âm là /ʒ/
Examples
Massage
Mirage

Transcription
/məˈsɑːʒ/
/məˈrɑːʒ/


17

Meaning
xoa bóp
ảo vọng


2. "s" được phát âm là /ʒ/ khi nó đi sau là một từ nguyên âm đứng trước u,
ia, io
Examples
Usual
Pleasure

Transcription
/ˈjuːʒuəl/
/ˈpleʒə(r)/

Meaning
thông thường
thú vui

3. "t" được phát âm là /ʒ/
Examples
Equation

Transcription
/ɪˈkweɪʒən/

Meaning

phương trình

UNIT 5: VIETNAMESE FOOD AND DRINK
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 nguyên âm /ɒ/và /ɔː/
a) Short vowel /ɒ/(Nguyên âm ngắn /ɒ/)
Cách phát âm: Nguyên âm này ở giữa âm nửa mở và âm mở đối với vi trí
của lưỡi, phát âm tròn môi.
- /ɒ/ is a short vowel sound.
- To make this sound, round your lips a little.
- The front of your tongue is low and
towards the back of your mouth.
- It's pronounced /ɒ/.../ɒ/.
Hobby /'hɒbi/

Dog /dɒg/
Box /bɒks/
John’s gone to the shops
Have you got a lot of shopping?

Coffee /'kɒfi/
/dʒɒnz gɒn tə ðə ʃɒps/
/hæv ju gɒt ə lɒt əvˈʃɒpɪŋ/

Identify the vowels which are pronounced /ɒ/ (Nhận biết các nguyên âm
được phát âm là /ɒ/)
"o" thường được phát âm là /ɒ/ trong một số trường hợp
Examples
Dog
Stop


Transcription
/dɒg/
/stɒp/

Meaning
con chó
dừng lại

b) Long vowel /ɔː/(Nguyên âm dài /ɔː/)

18


- /ɔː/ is a long vowel sound.
- Put the front of your tongue down
- Round your lips.
- It’s pronounced /ɔː/ .... /ɔː/
ball /bɔːl/

water /ˈwɔːtər/

saw /sɔː/
It's all wrong.
How much does coffee cost?

daughter /ˈdɔːtər/
/ɪts ɔːl rɔːŋ/
/haʊ mʌtʃ dəz ˈkɔːfi kɔːst/

Identify the vowels which are pronounced /ɔː/ (Nhận biết các nguyên âm

được phát âm là /ɔː/)
1. "a" được phát âm là /ɔː/ trong những từ có một âm tiết mà tận cùng
bằng "ll"
Examples
Tall
Call

Transcription
/tɔːl/
/kɔːl/

Ngoại lệ: shall /ʃæl/

Meaning
cao
cuộc gọi

phải, sẽ

2. "o" thường được phát âm là /ɔː/ trong những từ có nhóm or+phụ âm
Examples
Born
Sort

Transcription
/bɔːn/
/sɔːt/

Meaning
sinh ra

thứ, loại

3. "au" thường được phát âm là /ɔː/ trong một số trường hợp như:
Examples

Transcription
Meaning
Launch
/lɔːntʃ/
hạ thủy (một chiếc tàu)
Audience
/'ɔːdiəns/
thính giả
4. "aw" thường được phát âm là /ɔː/ khi trong một từ có tận cùng là aw
hay aw+phụ âm
Examples
Draw
Awful

Transcription
/drɔː/
/ˈɔːfl/

Meaning
kéo, lôi
khủng khiếp, hãi hùng

5. "oa" được phát âm là /4ɔː4/ khi đứng trước "r"
Examples
Board

Soar

Transcription
/bɔːd/
/sɔː/

Meaning
tấm ván
bay vút lên

19


UNIT 6: THE FIRST UNIVERSITY IN VIET NAM
Trong đơn vi bài học này, học sinh được học 2 phụ âm /tʃ/ và /dʒ/
a) Consonant /tʃ/ (Phụ âm /tʃ/)
- /tʃ/ is the voiceless consonant sound.
- To make this sound, begin to make /t/, then
move your tongue back and away from the
roof of the mouth as you say /ʃ/.
- Don't use your voice to say /tʃ/......./tʃ/.
Chicken /ˈtʃɪkɪn/

Child /tʃaɪld/
Chips /tʃɪps/
Why don't you sit the chair?
I’ll have a cheese sandwich.

Question/ˈkwestʃən/
/waɪ dəʊnt juː sɪt ɪn ðə tʃer/

/aɪl həv ə tʃiːz ˈsænwɪtʃ/

Identify the letters which are pronounced /tʃ/ (Nhận biết các chữ được
phát âm là /tʃ/)
1. "c" được phát âm là /tʃ/
Examples
Cello
Concerto

Transcription
/ˈtʃeləʊ/
/kənˈtʃɜːtəʊ/

Meaning
đàn Viôlôngxen
bản hòa tấu

2. "t" được phát âm là /tʃ/
Examples
Century
Natural

Transcription
/ˈsentʃəri/
/ˈnætʃərəl/

Meaning
thế kỷ
thuộc tự nhiên


3. "ch" được phát âm là /tʃ/
Examples
Cheap
Chicken

Transcription
/tʃiːp/
/ˈtʃɪkɪn/

Meaning
rẻ
con gà

b) Consonant /dʒ/(Phụ âm /dʒ/)
- /dʒ/ is a voiced consonant sound.
- To make this sound:
- Practice the sound /tʃ/ first
- then use the voice to say /dʒ/ ....../dʒ/
Age /eɪdʒ/

Enjoy/ɪnˈdʒɔɪ/

20


Joke /dʒəʊk/
What did you major in?
Would you arrange travel?

College /ˈkɑːlɪdʒ/

/wʌt dɪd juː ˈmeɪdʒər ɪn/
/wʊd juː əˈreɪndʒ ˈtrævl/

Identify the letters which are pronounced /dʒ/ (Nhận biết các chữ được
phát âm là /dʒ/)
1. "d" được phát âm là /dʒ/
Examples

Transcription
/ˈsəʊldʒə(r)/
/ˈskedʒuːl/

Soldier
Schedule

Meaning
binh lính
lich trình

2. "g" được phát âm là /dʒ/ khi đứng trước e, i, y và nếu một từ có dạng
tận cùng là"ge"
Examples
Stage
Village
Ngoại lệ:

Transcription
/steɪdʒ/
/ˈvɪlɪdʒ/


Meaning
sân khấu
làng

Transcription

Meaning

Examples
Get
Girl

/get/
/gɜːl/

đạt được
cô gái

5. Kết quả thực hiện:
Sau một học kỳ tổ chức triển khai bước đầu thu được kết quả như sau:
* Kết quả qua các bài kiểm tra về ngữ âm đã học của học sinh:


HS

số

7A, 7B

72


Điểm Giỏi

Điểm Khá
(6,5 đến

(8 đến 10)
SL
20

%
28

Điểm TB
(5 đến 6)

7,5)
SL
27

%
37,5

SL
16

%
22

Điểm Yếu

(3,5 đến
4,5)
SL
7

%
9,7

Điểm Kém
(0 đến 3)
SL
2

%
0,3

* Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về việc học ngư âm sau học kỳ I:
Lớp
7A, 7B
7A, 7B

Sĩ số
72
72

Rất khó
SL
%
33
45,8

5
7

Khó
SL
%
21
29,2
13
18

Bình thường
Dễ
SL
%
SL %
15
21,4
3
4,2
39
54,2
15 20,8

Ghi
chú
Trước
Sau

- Sáng kiến này đã được tôi đưa vào thực hiện trong học kỳ I của năm học

2016-2017 đối với học sinh khối lớp 7, chương trình Tiếng Anh 10 năm. Các
đồng nghiệp cùng chuyên môn qua thăm lớp dự giờ đã bày tỏ sự đồng tình với
21


hướng nghiên cứu này và đã đưa vào áp dụng cho cả khối lớp 8 và 9 trong
chuyên đề dạy học tự chọn.
6. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
Hiệu quả kinh tế:
Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy, có phổ biến dạy thực
nghiệm ở tất cả các giáo viên và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, sau mỗi đợt
thi đua.
Các tiết dạy áp dụng đề tài sáng kiến thời gian đầu thường không kip giờ (Vì kĩ
năng chuẩn bi bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa
khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa
học, rút ngắn được ½ thời gian so với lúc đầu.
- Hiệu quả xã hội.
Đối với học sinh:
- Khoảng 80% học sinh trung bình, yếu đã biểu và biết cách phân biệt các
nguyên âm, phụ âm. Một số học sinh khá giỏi có thể phân biệt sự khác nhau của
các nguyên âm, phụ âm và có thể làm tốt các bài tập thực hành ngay trên lớp.
- Học sinh thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi
đến lớp (kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài
tập)
- Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp
phong trào học tập của các em tích cực chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết
học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
Đối với giáo viên
- Giáo viên chuẩn bi soạn giảng một cách chu đáo, logic được nội dung kiến
thức giữa tiết trước và tiết sau với hệ thống câu hỏi và dàn ý tối ưu trong phần

thảo luận. Hình thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung
của kiểu bài lên lớp theo phương pháp dạy học mới.
7. Điều kiện và khả năng áp dụng:
Để sử dụng sáng kiến kinh nghiệm hợp lý cần:
Căn cứ vào đối tượng học sinh từng lớp để đưa ra yêu cầu phù hợp. Đối tượng
học sinh trung bình , yếu – mức độ nhận biết các âm; học sinh khá- phân biệt
được sự khác biệt giữa các âm; học sinh giỏi: vận dụng các âm đã học vào làm
bài tập ngay trên lớp.
Thường xuyên theo dõi, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn đều là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chiu trách nhiệm trước pháp luật.
Khánh Nhạc, ngày 05 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
Người nộp đơn
22


ĐƠN VỊ CƠ SỞ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thị Thu Huyền

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................
1. Lý do chọn đề tài................................................................
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................
II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................

1. Cơ sở lý thuyết...................................................................
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................
3. Nội dung sáng kiến nghiên cứu thực hiện..........................
3.1. Phương pháp cũ thường áp dụng...........................
3.2. Giải pháp mới cải tiến...........................................
3.3. Tính mới, sáng tạo của giải pháp..........................
5. Kết quả thực hiện...............................................................
6. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được.........................
7. Điều kiện và khả năng áp dụng..........................................

23

Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 10
Trang 20
Trang 23
Trang 24




×