Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG LÃNH đạo đấu TRANH CHỐNG CHIẾN DỊCH BÌNH ĐỊNH MIỀN NAM TRONG 18 THÁNG (1961 1962)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.43 KB, 12 trang )

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH
“BÌNH ĐỊNH MIỀN NAM TRONG 18 THÁNG” (1961 - 1962)

1.1. Chương trình bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
“xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Sau khi hất cẳng Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam, Mỹ đã dựng
lên một chính quyền tay sai nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa
kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã
hội lan xuống Đông Nam Á và làm bàn đạp tiến công miền Bắc Việt Nam.
Theo tính toán lúc đầu, Mỹ định dùng hình thức điển hình của chủ nghĩa
thực dân mới để xâm lược miền Nam, bằng chính sách viện trợ quân sự và
kinh tế, bằng hệ thống cố vấn trực tiếp kiểm tra và điều khiển bộ máy và mọi
hoạt động về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá...Mỹ và chính quyền Sài Gòn
một mặt thực hiện một số chính sách lừa bịp, mị dân như hô hào “độc lập, dân
chủ”, “thẳng tiến cần lao”, “cải cách điền địa”...mặt khác ráo riết tiến hành “tố
cộng”, “diệt cộng”, dồn dân lập khu trù mật, lập trại dinh điền nhằm kìm kẹp
nhân dân, cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Âm mưu, kế
hoạch và những thủ đoạn đánh phá tàn bạo, dã man của Mỹ và chính quyền
Ngô Đình Diệm đã gây cho phong trào cách mạng miền Nam những tổn thất
vô cùng nặng nề. Nhưng rồi phong trào đồng khởi cuối năm 1959, đầu năm
1960 đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đơn phương” của địch
ở miền Nam Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, sau khi lên cầm quyền, Tổng
thống Mỹ Gi, Kenơđi đã tập trung mọi cố gắng để điều chỉnh lại chiến lược
toàn cầu phản cách mạng, trước mắt là để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản phát
triển ở Đông Nam Á.
Ngày 19/6/1961, một phái đoàn được mệnh danh là phái đoàn “kinh tế
đặc biệt” của Mỹ do tiến sĩ E. Xtalây thuộc Viện Nghiên cứu Stamphót dẫn
đầu sang Việt Nam giúp Ngô Đình Diệm xây dựng chương trình bình định.


Chỉ trong một thời gian ngắn, E.Xtalây đã hoàn thành một bản cáo về miền


Nam Việt Nam dầy 2,5cm với 3 nội dung chủ yếu: tập trung dân ở nông thôn;
tăng cường xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới gián điệp, biệt
kích hoạt động trong vùng giải phóng; đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang
bao gồm quân chủ lực, bảo an, dân vệ với những phương tiện chiến tranh hiện
đại. Kế hoạch của E. Xtalây nhanh chóng được người Mỹ chấp thuận và tổ
chức thực hiện ngay ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 17/9/1961, Ngô Đình Diệm mời R.Tômxơn, một chuyên gia người
Anh đã thực hiện thành công chương trình bình định nông thôn ở Malaysia
đến Sài Gòn trực tiếp làm cố vấn trong việc thực hiện chương trình bình định,
gom dân, lập ấp chiến lược. Ngày 18/10/1961, Chính phủ Mỹ lại cử đại tướng
M. Taylo cầm đầu một phái đoàn quân sự đến miền Nam Việt Nam để nghiên
cứu, bổ sung và hoàn thiện chương trình hành của E. Xtalây. M. Taylo
nguyên là Tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên
(1950 - 1953), Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ và đang là
cố vấn quân sự cho Tổng thống Gi. Kenơđi. Trên cơ sở đó, kế hoạch Xtalây Taylo ra đời. Đó cũng là nội dung chủ yếu trong giai đoạn đầu của chiến lược
chiến tranh mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là một chiến lược nguy hiểm.
Tuy nhiên, đế quốc Mỹ chưa lường được hết những khó khăn, những chỗ yếu
cơ bản không thể khắc phục được. Mỹ triển khai chiến lược mới trong thế bị
động đối phó với cao trào cách mạng ở miền Nam. Cách mạng miền Nam đã
phát triển từ khởi nghĩa từng phần sang thời kỳ chiến tranh cách mạng, sang
thế tiến công.
Theo kế hoạch của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, chiến tranh đặc biệt
gồm 3 bước:


Bước 1: Bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng, kết thúc vào
cuối năm 1962.
Bước 2: Phục hồi kinh tế miền Nam, hoàn thiện công cuộc bình định và
tăng cường xây dựng quân đội.

Bước 3: Phát triển kinh tế, ổn định tình hình miền Nam Việt Nam.
Mỹ cho rằng trong 3 bước này thì bước 1 có tầm quan trọng và có ý
nghĩa quyết định nhất. Tháng 11 -1961, Tổng thống Mỹ Gi. Kenơđi chính
thức ký văn bản thông qua kế hoạch Xtalây - Taylo. Đây là kế hoạch chiến
lược cơ bản đầu tiên để thực hiện “chiến tranh đặc biệt” nhằm nhanh chóng
bình định miền Nam. Kế hoạch này là sự tổng hợp những kinh nghiệm chống
phong trào cách mạng và chiến tranh du kích ở Malaysia, Philíppin, Đông
Dương, Angiêri, Trung Đông và miền Nam Việt Nam.
Kế hoạch Xtalây - Taylo là “một chương trình đình định cấp tốc” để cứu
ván sự suy sụp của chế độ Ngô Đình Diệm và đánh bại lực lượng cách mạng,
khắc phục những nhược điểm của quân đội Sài Gòn, giành lại thế chủ động
trên chiến trường, chiếm lại những vùng đất đã mất, chuẩn bị cơ sở để Mỹ có
thể can thiệp vũ trang với quy mô lớn vào miền Nam khi cần thiết. Mỹ đề ra 3
biện pháp chiến lược để thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylo:
Một là, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn do cố vấn Mỹ chỉ huy.
Dùng quân đội và máy bay trực thăng, xe thiết giáp để tiêu diệt lực lượng
cách mạng.
Hai là, giữ vững thành thị, dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn,
tiến hành lập ấp chiến lược và đình định đồng bằng.
Ba là, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, kiểm soát vùng biên giới và
ven biển, cô lập cách mạng miền Nam, khi cần sẽ ném bom miền Bắc, tăng
cường chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp.


Trong 3 biện pháp trên thì chương trình bình định nông thôn đồng bằng
là nội dung cơ bản. Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy
viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV - Military Assistance Command in
Vietnam) do đại tướng P. Hakin cầm đầu. Cũng gần giống như M. Taylo,
P.Haki nguyên là Tham mưu trưởng quân đoàn của Mỹ trong cuộc chiến
tranh xâm lược Triều Tiên, và lúc đó Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng lục

quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Thực chất đây là bộ chỉ huy quân sự tối cao của
Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Một số lực lượng đặc biệt và không quân Mỹ
cũng dược đưa vào miền Nam. Nhiều chuyên gia chống chiến tranh du kích
được mời đến Sài Gòn. Nhiều sĩ quan quân đội Sài Gòn được gửi sang các
nước Đông Nam Á học tập kinh nghiệm đàn áp du kích. Chúng tăng số quân
đội lên Sài Gòn lên gần 50 vạn. Những vũ khí hiện đại được coi là biện pháp
chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Thi
hành chương trình bình định, Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm 3 mục đích:
Một là, kìm kẹp nhân dân, chủ yếu là nông dân để biến chỗ dựa của cách
mạng thành chỗ dựa của chúng.
Hai là, tách các lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để thực hiện “tát
nước bắt cá”, lùng bắt cán bộ, đảng viên cộng sản làm cho cán bộ phải bật ra
ngoài, còn dân bị dồn vào các căn cứ để tập trung đánh tận gốc phong trào
đấu tranh cách mạng của quần chúng.
Ba là, vơ vét nhân tài, vật lực để lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng
người Việt đánh người Việt theo chính sách cổ truyền của chủ nghĩa thực dân.
Bộ Nội vụ của chính quyền Sài Gòn đã xác định việc thực hiện chương
trình bình định là công tác được đặt vào hàng ưu tiên số một. Để thực hiện
chương trình bình định, Ngô Đình Diệm thành lập Uỷ ban Liên bộ đặc trách
chương trình ấp chiến lược của Chính phủ do cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu
đứng đầu. Chúng biết rõ phong trào cách mạng có ưu thế là được nhân dân


ủng hộ, mọi việc đều dựa vào dân. Vì vậy, phải dồn dân, lập ấp chiến lược để
tách rời bộ đội, cán bộ, đảng viên với nhân dân làm mất chỗ dựa của phong
trào cách mạng.
Trong chương trình bình định, địch coi ấp chiến lược là một cuộc “cách
mạng thu hẹp” từ phạm vi quốc gia vào một xã ấp, là một phương sách chống
cộng hữu hiệu nhất. Phương sách mà địch áp dụng để chống lại phong trào
cách mạng trong chương trình bình định chính là sự khủng bố, đàn áp, khống

chế quần chúng ở nông thôn để cô lập lực lượng cách mạng.
Địch tin tưởng ở thắng lợi vì sáng kiến lập ấp chiến lược là của
R.Tômsơn, một chuyên gia người Anh chống du kích đã được thực hiện thành
công tại Malaysia. Tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam,
đế quốc Mỹ tin rằng chỉ cần thông qua một đội quân tay sai với vũ khí và
phương tiện chiến tranh do Mỹ cung cấp, hoạt động theo kế hoạch dưới sự chỉ
huy của Mỹ là có thể đối phó và dập tắt được phong trào cách mạng. Mỹ cho
rằng đó cũng là một sáng tạo của Mỹ dùng để đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc. “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là một hình thức đặc thù của chủ
nghĩa thực dân mới, là thứ chiến tranh xâm lược của đế quốc và các thế lực
phục thù phong kiến, tư sản mại bản thân Mỹ ở miền Nam với vũ khí, kỹ
thuật hiện đại, những biện pháp khủng bố, đàn áp cực kỳ dã man. Lực lượng
chủ yếu của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt là quân đội Sài Gòn với vũ khí,
phương tiện chiến tranh, tiền của Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy.
Với tham vọng đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản, Mỹ chọn miền Nam Việt
Nam làm nơi thí nghiệm “chiến tranh đặc biệt” vì Việt Nam là một trọng
điểm trong chương trình chống chủ nghĩa cộng sản đối với Mỹ. Vì vậy, Mỹ
quyết tâm tiêu diệt phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, thôn tính
miền Nam, biến thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự chống cộng
của Mỹ ở Đông Nam Á.


Miền Nam Việt Nam trở thành nơi thể nghiệm các chính sách, phương
pháp chiến tranh, vũ khí và sức mạnh quân sự mới nhất của Mỹ. Mỹ chọn
miền Nam Việt Nam làm nơi thí nghiệm “chiến tranh đặc biệt”, trước hết là
để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam rồi đem áp dụng ở
các nơi khác ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ latinh, nhằm chống phá, đàn áp
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đe dọa các nước mới giành được
độc lập, buộc phải chấp nhận chính sách thực dân mới của Mỹ. Mỹ tin rằng,
sức mạnh về quân sự và kinh tế Mỹ đủ sức tiến hành cùng một lúc 2 cuộc

chiến tranh như ở miền Nam Việt Nam và chiến thắng ở Việt Nam đang nằm
trong tầm tay.
Chương trình bình định, lập ấp chiến lược được thực hiện chặt chẽ, tổ
chức, kiểm tra thường xuyên, có điểm, có diện, làm từng bước với các thủ
đoạn rất thâm độc. Chúng chỉ thực hiện chương trình bình định, lập ấp chiến
lược đối với vùng an ninh và bán an ninh. Các vùng bị coi là bất an thì áp
dụng chính sách khác. Chúng chia các vùng trong toàn miền Nam ra làm 3
loại. Loại A là các vùng kiểm soát được. Loại B là vùng không kiểm soát
được hết nhưng có ưu thế. Loại C là các vùng cách mạng chiếm ưu thế.
Chúng cho rằng lập ấp chiến lược trong các vùng loại A, loại B thì mới bao
vây được các vùng do cách mạng kiểm soát. Nguyên tắc bình định, lập ấp
chiến lược là chỉ thực hiện ở vùng an ninh, tiếp đến là những vùng bán an
ninh. Những vùng bất an ninh tạm thời chưa được thực hiện. Chúng lập cùng
một lúc tại một địa phương nhiều ấp chiến lược theo thế trận liên hoàn thành
một hệ thống các ấp có thể liên kết, bảo trợ cho nhau. Tổ chức chương trình
an ninh cho các ấp chiến lược với những tiểu đội thanh niên chiến đấu cho
vùng A, dân vệ cho vùng B và bảo an, quân đội chính quy cho vùng C. Ở mỗi
vùng, chúng lại chia ra thành 3 loai chiến lược: loại A ở gần thị xã và đường
giao thông, loại B là khu dân cư đông đúc, loại C là khu vực kinh tế quan


trọng. Địch bắt đầu thực hiện ở những quận, xã, xung quanh thị xã, thị trấn rồi
mở rộng dần. Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng một chương trình cụ thể
để thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược. Mỗi quận bắt đầu làm từ 1 xã và mỗi
xã bắt đầu từ 1 ấp. Trong 1 tháng hoặc tháng rưỡi mỗi quận làm 1 xã. Một
năm hoàn thành trong cả quận và trong năm 1962 sẽ hoàn thành trong cả miền
Nam 10.000 ấp chiến lược trong tổng số 16.232 ấp của cả miền Nam.
Đầu năm 1962, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã có cả một “kế hoạch
quốc gia” nhằm bình định miền Nam qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Bình định
đồng bằng, trước hết là đồng bằng Nam Bộ và hành quân tiêu diệt bộ đội địa

phương và du kích cách mạng trong toàn miền Nam. Giai đoạn 2: Tập trung
lực lượng đánh phá quy mô, liên tục và chiếm cứ các mật khu, tiêu diệt lực
lượng chủ lực của cách mạng. Giai đoạn 3: Tiếp tục bình định và xây dựng
kinh tế.
Trong giai đoạn 1, địch chủ trong tiến hành các biện pháp chính sau đây:
1. Ra sức thực hiện kế hoạch lập ấp chiến lược, dự định đến cuối năm 1962
sẽ hoàn thành. yêu cầu của địch trong giai đoạn 1 là phải biến 2/3 số ấp ở miền
Nam thành ấp chiến lược, tập trung 2/3 dân số, khống chế vùng đồng bằng dồi
dào nhân lực, vật lực, trước hết là đồng bằng Nam Bộ. Biến các ấp chiến lược
trong vùng chúng đang kiểm soát và các ấp chiến đấu trong vùng tranh những hệ
thống an toàn nhằm thiết lập thế kìm kẹp vững chắc ở nông thôn.
2. Liên tục càn quét, đánh phá các cơ sở, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng vũ
trang và bán vũ trang địa phương của cách mạng, không cho ta có thời gian
nghỉ ngơi và rảnh tay đối phó với kế hoạch lập ấp chiến lược của chúng.
3. Tích cực dồn dân vùng dân thiểu số để khống chế miền núi, thiết lập
các “vùng trắng” ở đồng bằng nhằm phân chia rõ rệt vùng địch, ta, tạo điều
kiện thuận lợi để tiêu diệt lực lượng cách mạng địa phương.


4. Bao vây, chia cắt, lấn chiến từng bước các vùng giải phóng và căn cứ
cách mạng, từng căn cứ lớn và dùng quân chính quy kiểm soát các trục giao
thông, liên lạc của cách mạng.
5. Kết hợp với biện pháp chính trị ở Lào, tăng cường đánh phá hành lang
biên giới và bờ biển Bắc - Nam để cô lập miền Nam, ngăn chặn nguồn tiếp tế
từ Bắc vào Nam. Trong đất liền chú trọng đánh vào các đầu mối giao thông.
6. Phát triển hoạt động biệt kích phá hoại có chiều sâu kết hợp với những
hành động tập kích vùng căn cứ cách mạng, nhất là căn cứ miền núi.
7. Để thực hiện các chủ trương trên, địch chú trọng củng cố và phát triển
cả 3 thứ quân, nhưng trước mắt chủ yếu là phát triển bảo an, dân vệ để các lực
lượng này đối phó được với du kích địa phương. Dự kiến đến cuối 1962, sẽ

trang bị, huấn luyện xong bảo an, giữa 1963, tổ chức và trang bị xong dân vệ.
Cuối 1963, căn bản rút dân vệ ra khỏi ấp chiến lược, giao nhiệm vụ bảo vệ ấp
chiến lược cho thanh niên chiến đấu, tập trung bảo an, dân vệ thành trung đội,
đại đội làm nhiệm vụ ứng chiến của tỉnh, quận, xã.
8. Trong khi tiến hành các biện pháp trên, địch còn chủ trương kết hợp
các biện pháp toàn diện khác như triệt phá kinh tế, rải chất độc hoá học với
quy mô lớn, đẩy mạnh hoạt động chiêu an, chiêu hồi, mua chuộc bằng kinh tế.
9. Tiến hành đánh phá miền Bắc, làm giảm áp lực của miền Bắc đối với
miền Nam.
Trong các biện pháp trên đây thì chương trình ấp chiến lược, lập “vùng
trắng”, ngăn chặn biên giới và bờ biển, xây dựng lực lượng địa phương chống
du kích, tập trung quân chính quy là những biện pháp quan trọng nhất. Ấp
chiến lược là công việc thực hiện chủ yếu của chương trình bình định của địch
ở giai đoạn 1. Chủ trương của địch là khi hoàn thành cơ bản nội dung bình
định ở giai đoạn 1, tức là lập được 2/3 số ấp chiến lược, tập trung 2/3 dân cư,
2/3 lực lượng bảo an, dân vệ sẽ tổ chức những đơn vị lưu động, quân chính


quy tập trung cơ động 1 đến 2 sư đoàn, đánh tiêu hao, tiêu diệt lực lượng vũ
trang quân giải phóng ở địa phương.
Từ tháng 3 - 1962, Mỹ và chính quyền Sài Gòn bắt đầu thực hiện giai đoạn
1 và dự định hoàn thành trong thời gian ngắn để giai đoạn 2 sẽ bắt đầu vào mùa
hè 1962. Nhưng từ giữa đến cuối năm 1962, phải chịu nhiều thất bại nên địch
điều chỉnh lại. Theo nghị quyết của Uỷ ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược,
ngày 7 - 12 - 1962, kế hoạch thực hiện ấp chiến lược toàn quốc được phân chia
thành giai đoạn chiến lược hoá và kiện toàn ấp chiến lược, giai đoạn phát triển
kinh tế, văn hoá - xã hội. Thời gian cụ thể cho giai đoạn 1 như sau:
Đợt 1: Từ tháng 3 - 1962 đến cuối tháng 3 - 1963: tập trung xây dựng ấp
chiến lược. Từ ngày 1 - 4 - 1963 tới ngày 30 - 6 - 1963: tiếp tục hoàn tất kế
hoạch xây dựng ấp chiến lược và kiện toàn số ấp đã xây dựng trong năm

1962.
Đợt 2: Từ ngày 1 - 7 - 1963 và kết thúc 30 - 9 - 1963: hoàn tất việc kiện
toàn số ấp đã xây dựng trên toàn miền Nam.
Giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội từ tháng 10 - 1963 nhằm
thực hiện mục tiêu thứ 3 của “quốc sách” ấp chiến lược.
Mỹ và chính quyền Sài Gòn chia miền Nam ra thành 11 vùng để tiến
hành bình định và thành lập tại mỗi tỉnh 1 ban chỉ đạo chung và 1 ban “văn
nghệ” để tuyên truyền. Tại mỗi vùng, khu chiến thuật, tỉnh, quận, địch đều có
kế hoạch tiến hành theo thứ tự ưu tiên.
Như vậy, mục đích của chương trình bình định, gom dân, lập ấp chiến
lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là xây dựng hệ thống chính quyền các
cấp để làm công cụ kìm kẹp, biến các làng xã thành trại tập trung, biến nhân
dân thành những người tù, tách nhân dân khỏi lực lượng vũ trang để cuối
cùng tiêu diệt chủ lực và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Chương trình
bình định, gom dân, lập ấp chiến lược chính là “xương sống” của “chiến tranh


đặc biệt”. Đây là một âm mưu vô cùng thâm độc được thực hiện bằng mọi
biện pháp, lừa bịp bằng tư tưởng, mua chuộc bằng kinh tế, cưỡng bức bằng
bạo lực. Với thủ đoạn này, địch hy vọng có thể tiêu diệt được các lực lượng
cách mạng miền Nam. Với những thủ đoạn hết sức nhan hiểm, vừa làm vừa
rút kinh nghiệm, theo dõi chặt chẽ, tổng kết và phổ biến nhanh chóng, địch đã
gây cho ta vô vàn khó khăn.
Để thực hiện chương trình bình định, ngay từ cuối năm 1961, cố vấn Mỹ
thường xuyên xuống tỉnh, quận để tăng cường chỉ đạo phá cách mạng. Chúng
trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu, các cứ điểm quan trọng, công tác tham
mưu tác chiến, huấn luyện, hậu cần, truyền tin, các binh chủng chuyên môn,
thiết kế hệ thống phòng thủ, căn cứ quân sự, huy động máy bay, xe tăng, thiết
giáp, các loại xe quân sự, giang thuyền hỗ trợ cho các tỉnh, quận, thiết lập hệ
thống truyền tin hiện đại xuống các khu ấp chiến lược và tăng cường do thám,

gián điệp. Để thực hiện chương trình bình định, địch ra sức củng cố, phát triển
lực lượng quân sự, nhất là lực lượng địa phương, mở rộng các căn cứ quân sự,
hệ thống đồn bốt, đào tạo nhân viên cho biệt kích và cài người vào tổ chức
cách mạng, tiến hành chiêu hàng, dụ hàng.
Nội dung chủ yếu của chương trình bình định của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn là thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược. Sau hơn nửa năm thể
nghiệm, chương trình thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược được chính quyền
Sài Gòn chính thức phát động vào ngày 17 - 4 - 1962. Chúng tổ chức nhiều
hội nghị bàn kế hoạch đào tạo cán bộ các cấp, tuyên truyền rầm rộ, huy động
đến mức cao nhất bộ máy chiến tranh vào việc thực hiện “quốc sách” ấp chiến
lược. Trong năm 1961, chúng cho tiến hành điều tra nghiên cứu, thụ huấn cán
bộ, lập ấp chiến lược ở một vài nơi làm thí điểm rút kinh nghiệm và chuẩn bị
cơ sở vật chất để thực hiện trên diện rộng trong năm 1962 - 1963. Ngoài việc


chuẩn bị xây dựng các ấp chiến lược, địch còn xúc tiến việc tiếp tục lập lại
các khu dinh điền.
Địch sử dụng các đơn vị bảo an, tổng đoàn dân vệ làm biệt kích. Tăng
cường huấn luyện chiến thuật, trang bị mạng và nhẹ, bổ sung quân số, xây
dựng bộ máy hành chính cấp quận, nhất là các ngành thông tin, công dân vụ,
công an, do thám, gián điệp, những kẻ chiêu hồi đầu hàng, các tổ chức chính
trị như phong trào thanh niên, phụ nữ, Đảng Cần lao nhân vị. Từ quận trưởng
đến cán bộ, nhân viên, công chức đều phải học lớp huấn luyện cán bộ bình
định, xây dựng ấp chiến lược và sung vào các đoàn bình định bao gồm các lực
lượng như công dân vụ, công an, bảo an, dân vệ, quân đội...về thôn xã, đi sâu
vào các tầng lớp nhân dân để lừa gạt, kiểm soát, đàn áp, khủng bố phong trào
cách mạng. Chúng tổ chức phát động nhân dân chống cộng. Dùng chiến thuật
vết dầu loang vưói phương tiện và quân số tối đa của mỗi quận càn quét từng
vùng để tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng. Đẩy mạnh những hoạt động
chiêu an, dụ hàng, lôi kéo du kích ra đầu hàng, chỉnh đốn hệ thống tình báo từ

tỉnh đến quận, xã. Tăng cường hoạt động tình báo trong quân đội, cảnh sát,
dân vệ, không chế binh lính để chống mũi tiến công binh vận của ta. Chúng ra
sức cài cắm do thám, gián điệp vào các ấp chiến lược, vào vùng giải phóng,
sử dụng thanh niên nữ nghi trang bằng các nghề buôn bán hoặc tham gia vào
các tổ chức quần chúng cách mạng để thu lượm tin tức và hoạt động phá hoại.
Địch lấy đơn vị ấp làm mục tiêu chính để thực hiện chương trình bình
định. Theo chúng, đơn vị ấp còn bao gồm cả những nhóm dân cư vùng đô thị.
Nhưng vùng nông thôn mới là nơi địch đặc biệt quan tâm, bởi chúng ý thức
được tầm quan trọng của thôn ấp. Thôn ấp còn là một kho nhân lực, vật lực.
Ấp lại bao quanh thành thị và đường xá giao thông. Chúng cho thôn ấp là vấn
đề sinh tử và quyết định sự thắng bại vì lực lượng cách mạng phải dựa vào
dân để sống và hoạt động. Thấy rõ điều đó cho nên địch quyết tâm tách dân ra


khỏi phong trào cách mạng bằng cách lập ấp chiến lược. Cuộc đấu tranh giành
đất, giành dân giữa ta và địch ở nông thôn diễn ra hết sức gay go, quyết liệt.



×