Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI học KINH NGHIỆM xây DỰNG hậu PHƯƠNG căn cứ địa CÁCH MẠNG được TỔNG kết QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP và CHỐNG mỹ GIÁ TRỊ LỊCH sử và HIỆN THỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.47 KB, 18 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG- CĂN CỨ ĐỊA
VỮNG MẠNH ” ĐƯỢC TỔNG KẾT QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ- GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC.
Dưới ngọn cờ của Đảng, quân và dân ta đã anh dũng đấu tranh kết
thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên thiên anh
hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ
nghĩa xã hội. Thắng lợi của tổng tiến công và nổi dậy mùa xân năm 1975
là một mốc son lịch sử đánh dấu cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước
lâu dài, đầy gian khổ hy sinh của nhân dân ta đã toàn thắng. Thắng lợi đó
đã đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng cộng sản Việt Nam trong
lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi của sự nghiệp
chống mỹ cứu nước của nhân dân ta là thành quả vĩ đại nhất trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc đưa nước ta sang một kỷ nguyên mới hoà bình
thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hai cuộc trường chinh của dân tộc ta chống xâm lược dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Đảng ta đã đúc rút ra nhiều bài học
kinh nghiệm trong đó có bài học vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến
đấu vừa xây dựng căn cứ địa. Bài học đó chẳng những có giá trị trong lịch sử
mà còn có giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội
chủ nghĩa, trong sự nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc vừa chiến đấu vừa xây dựng thực
chất là nói về vai trò to lớn của hậu phương, nhân tố thường xuyên quyết
định thắng lợi của cuộc chiến tranh. bởi nước ta là một nước nhỏ bé, trải qua
hàng ngàn năm bắc thuộc, kinh tế thuần nông là chủ yếu lại phải đối đầu với
tên đế quốc có tiềm lực quân sự mạnh hơn ta rất nhiều lần để có sức mạnh về
mọi mặt để chiến thắng mọi kẻ thù thì phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc


vừa chiến đấu vừa xây dựng căn cứ địa vững mạnh là một yêu cầu khách
quan.


Nhận thức đầy đủ vấn đề trên trong quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc
chiến tranh Đảng ta đã chủ trương đúng đắn, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin
vào cách mạng Việt Nam khi bàn về vấn đề hậu phương và căn cứ địa Lên
nin chỉ rằng: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu
phương được tổ chức vững chắc một quân đội giỏi nhất những người trung
thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu
họ không được vũ trang tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” 1
hoặc “trong chiến tranh ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn
lực lượng,ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu
được nhiều thắng lợi”2. Nắm vững thực tiễn của đất nước Hồ chí Minh đã
nhận thấy thực tiển của Việt Nam một dân tộc vừa thoát khỏi hơn 80 năm
đô hộ của thực dân pháp và phát xít nhật đất nước ta xuất phát từ một nền
nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy khi đất nước
giành được độc lập. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống pháp Hồ
Chí Minh đã chủ trương kháng chiến đi đôi với kiến quốc, kháng chiến có
thắng lợi thì kiến quốc mới thành công, kiến quốc có thành công thì kháng
chiến mới thắng lợi. Nhưng khi nói đến kiến thiết nước nhà người yêu cầu
phải có con người vừa có đức vừa có tài và phải thật sự yêu nướcvì tổ quốc
thân yêu, tuy nước ta chưa có nhân tài nhiều lắm nhưng khéo lựa chọn khéo
phân phối, khéo dùng thì người tài ngày càng phát triển , Người đã phát động
phong trào thi đua ái quốc coi đây là cuộc phấn đấu trường kỳ về mọi mặt
của mọi nguời dân Việt Nam để tiêu diệt giặc ngoại xâm, giặc dốt, giặc đói
đẩy mạnh sản xuất đẩy mạnh chiến đấu. Mà muôn thực hiện được nhiệm vụ
đó thì phải có “chổ đứng chân” trong cuộc chiến tranh nhân thì một những
1
2

Lênin toàn tập tập37 Nxb, tiến bộ, M 1977 tr479
Lênin toàn tập tập39 Nxb, tiến bộ, M 1977 tr271



yếu tố quyết định là giải quyết “chổ đứng chân” để phát huy tiềm lực phục
vụ cho cuộc chiến lâu dài do đó đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “
căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng phục vụ trong vòng vây của
địch, cách mạng dựa vào đó để tích luỹ và phát triển lực lượng của mình về
mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, kinh tế, quân sự,
văn hoá lấy đó là nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh
bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước- căn cứ địa cách mạng là
chổ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chổ dựa để xây dựng và phát
triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng. Trên ý
nghĩa đó, nó là hậu phương của chiến tranh cách mạng” 3. Trên thực tiễn cuộc
kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ đòi hỏi chúng ta vừa kháng
chiến vừa kiến quốc vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, trên cơ sở thực
tế của chiến trường thì thực dân pháp gấp bội phần có 50 triệu dân là nước đế
quốc có nhiều thuộc địa lớn thứ 2 trên thế giới lúc bấy giờ. Có đội quân xâm
lược nhà nghề lão luyện, dày dặn kinh nghiệm trong việc đánh chiếm thuộc
địa, chúng có trang bị vũ khí tối tân còn ta chưa sản xuất được một tấc thép
nào. Chúng được đế quốc Anh lúc đầu, sau đó là đế quốc Mỹ giúp đỡ và có
khả năng huy động một số nhân vật lực lớn của các nước thuộc địa. Chính vì
vậy, để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi đòi hỏi Đảng
ta phải đánh giá đúng so sánh lực lượng ta và địch, khả năng ta và địch để có
chủ chương, đường lối kháng chiến đúng đắn nhằm tạo nên sức mạnh tổng
hợp đánh bại kẻ thù xâm lược. Trên cơ sở đánh giá khả năng của ta và địch,
Đảng ta đã đề ra chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chiến đấu,
vừa xây dựng lực lượng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng khẳng định: “Trong chiến tranh giải phóng trường kỳ, vấn đề xây
dựng căn cứ địa là một vấn đề chiến lược quan trọng ngang hàng vưói vấn đề
Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945- 1975) Nxb qđ trang 9

3



xây dựng lực lượng vũ trang, khong tách rời với vấn đề xây dựng lực lượng
vũ trang là không xây dựng căn cứ địa tức là không tích cực bồi dưỡng phát
triển lực lượng của nhân dân, tức là không tích cực bồi dưỡng nguồn nhân
lực, vật lực cần thiết cho việc xây dựng và phát triển quân đội” 1. Đảng ta
cũng khẳng định: “ Một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm
lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có một nguồn lực dữ trữ dồi dào để cung
cấp lương thực, súng đạn sức người sức của đầy đủ cho tuyền tuyến” 5
“Chúng ta hãy đẩy mạnh thi đua Ái quốc và động viên, đi đôi với bồi dưỡng
sức lao động, phát huy sáng chế, phát minh, triệt để thực hiện tinh giản tiết
kiệm để đáp ứng lại đòi hỏi cấp bách của kháng chiến và để theo kịp trào lưu
thế giới đang dâng cao, chúng ta hãy luôn luôn thấy rõ nhiệm vụ nặng nề mà
không ngừng một phát cố gắng”2.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù tình hình thế
giới và trong nước có nhiều thay đổi, chúng ta không bị bao vây như thời kỳ
đầu kháng chiến chống Pháp và chúng ta đã có miền Bắc xã họi chủ nghĩa
nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch, Đảng ta tiếp tục thực hiện chủ
trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng căn cứ
địa - hậu phương của cuộc kháng chiến. Đảng ta chủ trương: “Xây dựng miền
Bắc vững mạnh không chỉ nhằm xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho
nhân dân miền Bắc, mà chủ yếu nhằm xây dựng thực lực cách mạng cho cả
nước, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam,
tạo điều kiện để có thể chi viện lực lượng ngày càng lớn cho miền Nam và
cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Xây dựng miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là “xây dựng căn cứ địa cách mạng cho cả
nước”3.
ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 345.
Lê Duẩn ta nhất định thắng địch nhất định thua ,Nxbst,H1965 trang28


1,2
5
2
3

ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 95.


Như vậy, chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa
xây dựng lực lượng của Đảng là một chủ trương đúng đắn được xuất phát trên
cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, từ thực tiễn so sánh lực lượng giữa ta và
địch. Đây chính là cơ sở để Đảng ta chỉ đạo thực hiện chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ giành thắng lợi.
Sau Cách mạng Tháng 8 / 1945 thành công, Việt Nam trở thành một
quốc gia độc lập, nhưng nước Việt Nam mới đã phải đương đầu với những
thách thức cực kỳ to lớn: Nạn đói, kinh tế kiệt quệ, thù trong giặc ngoài thi
nhau chống phá, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Để tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, ta phải vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc. Kháng chiến để đảm bảo thành quả cách mạng, giữ
vững nền độc lập, tự do vừa giành được. Muốn kháng chiến thắng lợi phải
xây dựng căn cứ địa - hậu phương vững mạnh. Trong hoàn cảnh ta phải tiến
hành một cuộc kháng chiến không cân sức với địch thì điều đó hơn bao giờ
hết phải kiến quốc, xây dựng chế độ mới về mọi mặt, thực sự đưa lại quyền
lợi cho nhân dân, là phát huy thành quả của cách mạng đồng thời cũng là tạo
dựng căn cứ địa - hậu phương làm cơ sở để giành thắng lợi cho kháng chiến.
Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc là con đường đấu tranh giữ vững chính
quyền từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo nên sức mạnh để
vượt qua mọi thách thức lớn đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược
của đế quốc và tay sai. Nó phải ánh quy luật của cách mạng Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám là xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế

độ mới và ngược lại, bảo vệ chế độ mới phải trên cơ sở xây dựng chế độ mới.
Nội dung xây dựng chế độ mới không phải sau này mới được đề ra mà
những nội dung đó đã được Đảng đề ra trong chương trình cứu nước của Việt
Minh công bố cuối năm 1941. Chương trình đó là một hệ thống các chính


sách mà tinh thần cốt lõi đó là nhằm thực hiện hai mong ước lớn của toàn thể
nhân dân ta:
Một là, làm cho dân tộc Việt Nam được hoàn toàn độc lập.
Hai là, làm cho dân tộc Việt Nam được sung sướng tự do.
Chương trình đó được đúc kết lại thành mười chính sách lớn của Việt
Minh được đem thực hiện ở khu giải phóng Việt Bắc và được Đại hội Quốc
dân Tân trào thông qua ngày 16 tháng 8 năm 1945 trở thành chính sách cơ
bản của chính quyền nhân dân sau khi Cách mạng thành công.
Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xoá bỏ tận
gốc chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập lại chính quyền cách mạng
trên cả nước là vấn đề cơ bản nhất, cấp bách nhất điều hành đất nước theo
đường lối của cách mạng. Sau khi đã thiết lập được chính quyền cách mạng
(Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà) ta đã khẩn trương tạo
thế lập hiến, lập pháp cho Nhà nước Việt Nam độc lập.
Ngày 16 - 1 - 1946 cuộc bầu cử Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu
phiếu được tiến hành cho cả nước, ngay ở Sài Gòn và một số tỉnh lỵ miền
Nam lúc đó đang bị thực dân Pháp chiếm đóng nhưng cuộc bầu cử vẫn thu
được nhiều thắng lợi to lớn. Quốc hội khoá I ở nước ta đã giành được thắng
lợi cùng với Đảng và Chính phủ đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn gay gắt
bước đầu. Trong vòng 9 tháng, Quốc hội đã lập ra Chính phủ liên hiệp kháng
chiến, thông qua Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà và thành lập Chính phủ kháng chiến mới việc thành
lập Uỷ ban nhân dân hai cấp tỉnh và xã thông qua việc bầu cử cũng được tiến
hành ở khắp cả địa phương, tất cả đã được khẳng định Nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà là Nhà nước của dân do dân và vì dân là Nhà nước dân chủ
đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.


Khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc ta đã có chính quyền hợp
pháp, hợp pháp trong cả nước ở tất cả các cấp ta kháng chiến với tư cách là
một quốc gia độc lập có chính quyền, có quân đội, đồng thời kiến thiết nước
nhà dưới sự quản lý điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ từ Trung
ương đến cơ sở. Chính quyền đó ngày càng lớn mạnh được nhân dân tín
nhiệm không chỉ ở vùng tự do, căn cứ và hậu phương kháng chiến mà cả ở
những vùng địch còn tạm chiếm. Uy tín của Nhà nước Việt Nam độc lập, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có vị thế trên trường quốc tế ngày càng
tăng, vị thế của cuộc kháng chiến Việt Nam của cách mạng Việt Nam được
khẳng định mạnh mẽ.
Đi đôi với giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng chính
trị và chính sức mạnh chính trị này là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định
thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa. Sau khi giành chính quyền Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã vạch rõ: Nước lấy dân làm gốc. Trong cuộc kháng chiến, kiến
quốc lực lượng chính là ở nơi dân công tác tuyên truyền, giáo dục vận động
quần chúng càng được đẩy mạnh và mở rộng ở tất cả các giới, các ngành, các
địa phương, lấy sức mạnh quần chúng làm hậu thuẫn cho Chính quyền Nhà
nước, làm cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và triển khai cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ.
Công tác đào tạo cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt
quan tâm “kháng chiến, kiến quốc cần có nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu
gọi nhân dân ta phát hiện người có tài, có đức, đồng thời Đảng và Chính phủ
đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phải gấp rút đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng
kịp thời yêu cầu của đất nước về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao,
văn hoá, giáo dục v.v...Chính sách cán bộ đúng đắn và nghiêm minh của



Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố thành công trong
việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, lực lượng kháng chiến.
Xây dựng, phát triển nền kinh tế dân chủ nhân dân, kinh tế kháng chiến
là một nội dung cốt lõi của công cuộc xây dựng chế độ mới. Nước Việt Nam
vốn là nghèo nàn lạc hậu lại bị thực dân Pháp Nhật vơ vét của cải bị chiến
tranh thiên tai tàn phá nặng nề. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mệnh của
hơn hai triệu người. Sản xuất nông nghiệp tiêu điều, sản xuất nông nghiệp
đình đốn. Ngoại thương bế tắc, kho bạc Nhà nước trống rỗng...Song việc quan
trọng nhất, cấp bách nhất lúc bấy giờ ở miền Bắc là phải nhanh chóng khắc
phục hậu quả của nạn đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Đảng và Chính
phủ đã chủ trương mở ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất cứu đói. Người
kêu gọi toàn dân, toàn quân từ nông thôn đến thành thị, thực hiện khẩu hiệu:
“tấc đất, tấc vàng”, “tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”. Người
còn kêu gọi đồng bào “nhường cơm sẻ áo, đùm bọc lẫn nhau” và đích thân đề
nghị cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa và Người đã thực hiện trước, để giành gạo
giúp người nghèo. Với những biện pháp thích thực, vừa mang ý nghĩa kinh tế
- xã hội, vừa thấm nhần tinh thần cách mạng, nhân đạo ấy, nh ân dân ta đã
thắng được giặc lụt và giặc đói.
Sau khi đã khắc phục được nạn đói, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều
biện pháp đẩy mạnh sản xuất tự cấp, tự túc, từng bước xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ. Ưu tiên hàng đầu là sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu về lương thực, thực phẩm cho bộ đội và cho nhân dân. Mặt trận nông
nghiệp ngay từ đầu đã gắn liền với chính sách ruộng đất của Đảng, việc giảm
tô, giảm tức đã được thực hiện. Việc cải cách rộng đất được đẩy mạnh. Trong
báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải
cách ruộng đất, Người đã nêu rõ ý nghĩa của việc cải cách ruộng đất: “Khẩu
hiện của ta là tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng, kháng chiến đòi hỏi



huy động hết sức người, sức của ngày một nhiều hơn nông dân đã cung cấp
sức người, sức của cho kháng chiến. Phải giải phóng nông dân khỏi ách
phong kiến, phải bồi dưỡng cho nông dân thì mới động viên đầy đủ lực lượng
lớn đó, dốc vào kháng chiến để giành thắng lợi”4.
Về công nghiệp, sau khi giành chính quyền, ta đã thành lập các xưởng
quân giới ở các địa phương, lúc đầu là sản phẩm vũ khí thô sơ, để phục vụ vũ
trang toàn dân. Về sau trong quá trình chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, hàng
vạn tấm máy móc, nguyên liệu, vật liệu từ thành thị đã được chuyển lên chiến
khu. Các cơ sở công nghiệp quốc phòng quy mô lớn đã ra đời và đi vào sản
xuất, đảm bảo được một phần vũ khí, đạn dược cơ bản cho chiến trường. Từ
sức sáng tạo của kỹ sư và công nhân Việt Nam, ta đã tiến lên sản xuất được
một số loại vũ khí có hoả lực mạnh, có tầm bắn xa, có sức phá hoại, sát
thương lớn. Cùng với công nghiệp quốc phòng, các cơ sở công nghiệp sẵn có
trong vùng căn cứ kháng chiến như khai thác than, khoáng sản cũng được
phục hồi; đồng thời ta xây dựng được một số cơ sở công nghiệp mới phục vụ
cho cả quốc phòng và dân sinh như sản xuất thuốc chữa bệnh, cơ khí,
v.v...phát triển một số xí nghiệp nhẹ quy mô nhỏ, một số xưởng tiểu công
nghiệp và thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhân dân và bộ đội trong
vùng tự do như vải, đường muối, giấy, dầu ăn, nông cụ.
Từ năm 1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi
dua Ái quốc được phát động mạnh mẽ, sôi nổi trong cả nước, đã trở thành
một động lực quan trọng thúc đẩy mọi mặt hoạt động kháng chiến. Nội dung
thi đua là hướng mọi năng lực, mọi cố gắng của nhân dân, bộ đội, ở tiền tuyến
cũng như ở hậu phương vào mục đích đẩy cuộc kháng chiến chuyển sang giai
đoạn mới. Ở khắp các Mặt trận và trong vùng sau lưng địch, việc thi đua giết
giặc lập công, phá tề từ gian được đẩy mạnh. Ở căn cứ - hậu phương, các mặt
4

ĐCSVN, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tập 14, tr. 377



sản xuất và bảo vệ sản xuất đã có bước chuyển biến toàn diện. Nhân dân vùng
căn cứ đã góp sức người, sức của ngày càng nhiều cho kháng chiến.
Xoá bỏ nền văn hoá ngu dân, văn hoá xâm lược, thống trị của thực dân
Pháp, xây dựng một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân, một nền văn hoá
dân tộc, khoa học, đại chúng là một chính sách lớn của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà. “Nạn dốt” là một đối tượng phải kiên quyết xoá bỏ cùng
với “nạn đói” và “nạn ngoại xâm”. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính
phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc tộc yếu”. Trong quá trình kháng chiến chúng ta đã đẩy mạnh phong trào
học tập sôi nổi. Chương trình học tập, giảng dạy được cải tiến cho phù hợp,
đáp ứng yêu cầu giáo dục của một nước độc lập và phù hợp với hoàn cảnh
kháng chiến. Thành tựu lớn nhất là chỉ trong một thời gian ngắn ta đã xoá mù
chữ cho hàng triệu người và việc học tập, giảng dạy từ tiểu học đến đại học
đều tiến hành bằng tiếng mẹ đẻ. Phương châm học tập mới là “thiết thực và
kịp thời phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất”, và “vừa
làm vừa học, học ngay trong sản xuất, trong công tác”.
Để thực hiện phương châm kháng chiến toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra khẩu hiệu: “Kháng chiến văn hoá và văn hoá kháng chiến”, xây
dựng một nền văn hoá mang tính chất “dân tộc khoa học, đại chúng”.
Xây dựng chế độ mới trong kháng chiến là xây dựng nền móng cho đất
nước trong tương lai, đồng thời là xây dựng hậu phương vững mạnh cho
kháng chiến, một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
Quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng căn cứ địa, xây dựng hậu phương
kháng chiến, là xuất phát từ điều kiện thực tế của nước ta, kế thừa truyền
thống dân tộc, từ kinh nghiệm thực tiễn và thắng lợi vừa giành được trong
Cách mạng Tháng Tám, thông qua khởi nghĩa vũ trang.



Việc xây dựng, củng cố, phát triển căn cứ địa Việt Bắc được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và thường vụ Trung ương Đảng đặc biệt quan tâm. Ngay sau Cách
mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến trước thực
dân Pháp sẽ quay trở lại xâm lược nước ta. Vì thế, trước khi về thủ đô, Người
đòi đặt việc tiếp tục xây dựng, tăng cường căn cứ địa Việt Bắc thành một
nhiệm vụ quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Do điều kiện địa hình nước ta, căn cứ địa có thể thiết lập ở rừng núi mà
cùng có thể xây dựng ở đồng bằng, vì ở đây thay vì rừng núi, ta có sẵn rừng
người. Địa hình hiểm trở là một yếu tố cực kỳ quan trọng, song chỗ dựa vững
chắc nhất suy cho cùng là lòng dân. Không có lòng yêu nước sâu sắc của nhân
dân, không có tinh thần giác ngộ sâu sắc về cách mạng của đông đảo của quần
chúng thì căn cứ địa nào, dù rừng núi hiểm trở vẫn có thể bị địch bao vây,
đánh thọc sâu, chia cắt. Cho nên, xây dựng căn cứ địa - hậu phương là một
công tác toàn diện, nhiều mặt kết hợp với nhau, có nhân dân, có quân đội
tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhất thiết phải trải qua chiến đấu lâu
dài, vừa đánh vừa xây dựng thì mới tạo được căn cứ địa - hậu phương ngày
càng rộng rãi, vững chắc.
Trong chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ của ta, khái niệm về
hậu phương đã được mở rộng. Đó không chỉ là khu vực phía sau trận tuyến
của ta mà là một hệ thống căn cứ địa - hậu phương với các độ khác nhau. Căn
cứ địa - hậu phương của cả nước, căn cứ địa - hậu phương của từng vùng,
từng hướng chiến lược, của từng chiến trường, căn cứ địa - hậu phương của
từng khu, liên khu, chiến khu, căn cứ địa - hậu phương của liên tỉnh, tỉnh,
thành phố, huyện, liên huyện thậm chí của xã; không chỉ là vùng tự do, giải
phóng mà còn gồm cả chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng và ba thứ
quân của ta ở trong vùng sau lưng địch. Chiến tranh lâu dài, thì tiền tuyến của
ta càng mở rộng về phía sau lưng địch, hậu phương của địch ngày càng thu


hẹp và nhiều vùng dần dần sẽ tiến thành hậu phương của ta. Đó là nét sáng

tạo, độc đáo của cuộc kháng chiến chống Pháp mà tác giả là hàng triệu nhân
dân, hàng triệu trái tim, khối óc được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thức
tỉnh và nuôi dưỡng trong ngọn lửa chiến tranh yêu nước vĩ đại.
Bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, địch muốn đánh nhanh thắng
nhanh, ta chủ trương đánh lâu dài, vừa đánh vừa xây, càng đánh càng mạnh.
Ở tất cả các chiến trường, ta đều đẩy mạnh đánh địch ở các phía trước và phía
sau, kiên quyết thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng; đồng thời tích cực
xây dựng chế độ mới về mọi mặt, tích cực xây dựng, bảo vệ căn cứ địa - hậu
phương làm chỗ dựa vững chắc để kháng chiến lâu dài. Xây dựng chế độ mới
và xây dựng, củng cố căn cứ địa gắn liền với nhau. Tuy hai công việc thuộc
hai loại quy luật khác nhau, một bên là quy luật của chiến tranh giải phóng,
nhưng hai quá trình có mục đích và những nội dung trùng hợp với nhau. Quy
luật của cách mạng và quy luật của chiến tranh đan xen nhau, tác động lẫn
nhau và cùng chi phối quá trình kháng chiến và ở đây quy luật chiến tranh có
vai trò ngày càng quyết định.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) tình hình
trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi với trước đế quốc Mỹ là chủ nghĩa
thực dân mới, có tham vọng bá chủ thế giới...Do vậy, trong chỉ đạo cuộc đấu
tranh chống Mỹ xâm lược, Đảng ta xác định con đường đấu tranh giải phóng
miền nam, thống nhất nước nhà còn lâu dài, gian khổ. Phải chuẩn bị căn cư
địa cho cuộc chiến tranh cách mạn, chuẩn bị hậu phương cho cuộc đấu tranh
giải phóng.
Khi chúng ta tiến hành kháng chiến chống mỹ, miềm bắcgiành được
độc lập tự do. Đây là thành quả cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân
dân cả nước. Miền Nam còn phải tiếp tục đấu tranh do đó miền bắc còn
phải kiến thiết để thiết thực chiếu cố cho miền nam nhận thức vấn đề trên


đảng ta khẳng định : Xây dựng miền bắc vững mạnh không những chỉ nhằm
xây dựng đời sống tự do, hanh phúc cho nhân dân Miền bắc mà còn xây dựng

lực lượng cho cả nước làm hậu thuẩn đấu tranh cho cuộc đấu tranh giải phóng
Miền nam, tạo điều kiện để chi viện ngày càng lớn cho miền nam,và cùng với
miền nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng. Xây dựng miền bắc xã hội chủ
nghĩa là “ xây dựng căn cứ địa cách mạng cho cả nước”
Đảng ta xác định xây dựng miền bắc là căn cứ địa cho cả nước đây là
quyết tâm đúng đắn là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng căn cứ địa cách
mạng xây dựng hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống mỹ xâm
lược.Do đó Miền bắc phải nhanh chóng ổn định chính trị- xã hội nhất là
những vùng bị tạm chiếm nhiều năm, nhanh chóng thực hiện cải cách ruộng
đất, đem lại thiết thực cho nông dân lao động tuy nhiên còn mắc phải một số
sai lầm, nhưng đã khắc phục sữa chửa đã cúng cố niềm tin của quần chúng
nhân dân với đảng, miền bắc từng bước khôi phục kinh tế do chiến tranh để
lại, xây dựng kinh tế miền bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát
triển của cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.Việc xây
dựng quân đội cũng cố quốc phòng có bước tiến mới đặc biệt quân thường
trực rút gọn được huấn luyện sát với thực tế chiến trường lực lượng dự bị và
lực lượng dân quân được tự vệ được xây dựng rộng rãi, kế hoạch phòng thủ
miền bắc được triển khai việc chi viện cho miền nam được đẩy mạnh. Hồ
Chủ Tịchđã từng đánh giá trong mười năm qua, miền bắc nước ta đã tiến
hành những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc đất nước xã hội con
người đều đổi mới . nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương khoá III
(1965) đánh giá : Miền bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng
việt nam trong cả nước, với chế độ ưu việt với lực lượng ngày càng lớn
mạnh. Đó là cơ sở vững chắc để đảng ta cũng cố và nâng cao quyết tâm
chống mỹ xâm lược.


Kết hợp xây dựng hậu phương trong cả nước với xây dựng hậu phương
tại chổ trên các chiến trường miền nam được đẩy mạnh trong hình thái chiến
tranh xen kẻ, cài răng lược ở miền nam các căn cứ địa là bộ phận nòng cốt của

hậu phương trên cả ba vùng chiến lược, cả vùng sau lưng địch.nghị quyết bộ
chính trị năn 1970 nêu rõ : tích cực xây dựng hậu phương tại chổ, mở rộng và
cũng cố căn cứ địa vững mạnh trên các chiến trường là một nhân tố quyết
định quan trong bậc nhất đối với thắng lợi của cách mạng miền nam .
Tại chiến trường miền nam , trong chiến tranh chống mỹ, xây dựng hậu
phương tại chổ khó hơn trong kháng chiến chống pháp vì địch mạnh hơn về
hoả lực về sức cơ động nên phân biệt giữa hậu phương và tuyền tuyến chỉ là
tương đối . do đó việc xây dựng hậu phương tại chổ gắn với bố trí các đòn
phản công, tiến công quyết liệt để mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng
kiểm soát của địch, biến hậu phương địch thành hâụu phương ta từ đó tạo ra
chổ đứng chân vững chắc để bảo vệ cơ sở vật chất cho chiến tranh , nuôi
dưỡng tiềm năng khai thác tại chổ bằng cả của cải của nhân dân phục vụ cho
tuyền tuyến thu mua vùng địch và lấy của địch để đánh địch.
Theo thống kê bước đầu trong 14 năm từ 1961 đến 1975 các chiến
trường miền nam đã khai thác tại chổ khoảng 35 triệu tấn vật chất bằng 1/2
cơ sở vật chất tếp nhận từ hậu phương miền bắc. Xây dựng đường vận tải
giao thông chiến lược chiến dịch cũng là một nội dung quan trọng để đối phó
với kẻ thù hơn ta nhiều lần nên ta đã chủ trương mở trên bộ và trên biển.
Từ tuyến vận tải bằng gùi thồ bí mật mở thành tuyến vận tãi thô sơ và từng
bước phát triển vận tải thành cơ giới .Đến năm 1972 ta đã xây dựng thành
một mạng lưới giao thông vận tãi chiến trường tây trường sơn trên 8340 km
nối thông huyết mạch vận tãi hàng vào miền nam cung cấp cho chiến
trường .để chuẩn bị cho tổng tiến công chiến lược các chiến trường đã mở
rộng địa bàn, nối tuyến giao thông vận tãi chiến lược đông trường sơn từ


đường số 8nối với đường 14 qua các chiến trường đến lộc ninh dài 8480 km
khu vực hậu phương và chiến trường được mở rộng , đẩy địch về phía đông,
các chiến trường trong 2 năm 1973 và 1974đã làm gần 4000km đường ôtô
chiến dịch nối liền với tuyến vận tải chiến lược gồm các trục dọc theo chiều

dài của chiến trường, bố trí các đường chiến lược, đường bộ đường sông bí
mật vào các vùng địch kiểm soát hàng nghìn km. Như vậy đảng và nhà nước
ta đã xác định đúng chiến lược “ chuẩn bị hậu phương cho tuyền tuyến” do
đó khi tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 ta có mạng lưới giao
thông đường bộ đường sông nối từ hậu phương đến chiến trường tiếp giáp
với địch trên các hướng tác chiến, chiến dịch. Do đó, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc cơ động lực lượng, binh khi kỷ thuật chuẩn bị cho chiến dịch
đánh tập trung hiệp đồng binh chủng lớn.
Có thể nói việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải chiến lược chuẩn
bị cho tổng tiến công là một thành công lớn của chuẩn bị tổ chức chiến
trường, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần đảm bảo tác
chiến thắng lợi . Cùng với việc phát triển cũng cố mạng đường vận tải,
việc bố trí triển khai các căn cứ hậu cần phù hợp với phương án tác
chiến, đây cũng là một bộ phận của nội dung bài học xây dựng căn cứ địa
hậu phương trên các chiến trường. Trong những năn 1972- 1974 đảng ta
đã chủ trương tập kết công tác hậu cần về mọi mặt, trên cơ sở vùng giải
phóng được mở rộng các căn cứ hậu cần được hình thành, mạng đường
giao thông vận tải chiến dịch được phát triển, được triển khai thế trận hậu
cần vững chắc, sẵn sàng đảm bảo cho các lực lượng vũ trang tiến công
vào các mục tiêu chiến lược, chiến dịch khi có lệnh các lực lượng hậu
cần quân độiđã kết hợp chặt chẽ với các lực lượng hậu cần địa phương
hậu cần nhân dân tại chổ, triển khai thế trận hậu cần vững chắc phù
hợp với các hướng tiến công liên hoàn bởi mạng giao thông vận tải chiến


lược, chiến dịch thế trận đó đã được kịp thời chuyển hoá lực lượng hậu
cần đã kịp thời cơ động theo dự dự kiến góp phần vào cuộc kháng chiên
thăng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp và kháng
chiến chống mỹ một lần nữa chứng tỏ sức mạnh quật cường của dân tộc
Việt Nam, chứng tỏ sức sáng tạo và tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo

chiến tranh của Đảng: đó là nghệ thuật xây dựng, bảo vệ và phát huy sức
mạnh của hậu phương trong điều kiện có chiến tranh; là nghệ thuật nắm
bắt thời cơ chiến lược để chủ động giáng đòn quyết định làm thay đổi cục
diện chiến tranh; là nghệ thuật tiến công bằng cách sử dụng sức mạnh
tổng hợp của chiến tranh cách mạng đánh vào ý chí xâm lược của đối
phương, bằng cách tạo thế bất ngờ, dùng cách đánh hiểm nhằm vào toàn
bộ mục tiêu yết hầu của địch, vào thời điểm nhạy cảm nhất trong đời sống
chính trị mà dư luận thế giới đang và nhân yêu chuộn g hoà bình đang
ủng hộ Việt Nam … Đó còn là nghệ thuật tổ chức, bố trí, sử dụng lực
lượng cao thắng số lượng đông, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng
số lượng đông, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí
và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh khổng lồ của thực dân pháp
và đế quốc mỹ .
Đó là thành tích nổi bật của công tác hậu cần chiến lược, chiến dịch
cũng là kết quả tất yếu của những năm vừa kháng chiến, vừa kiến quốc vừa
xây dựng lực lượng là một bài học lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc.
Bài học đó không những có giá trị lịch sử mà còn có giá trị trong công cuộc
đổi mới hiện nay dựng nước đi đôi giữ nước là quy luật của tồn tại phát
triển của dân tộc Việt Nam. Nắm vững và vận dụng quy luật đó, trong giai
đoạn hiện nay đảng ta đã khẳng định : xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam. Trong sự nghiệp
đôỉ hiện nay dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển


của dân tộc ta. Trong giai đoạn hiện nay, quy luật đó được biểu hiện tập trung
trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau: xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Trong
các kỳ Đại hội của mình, Đảng ta luôn khẳng định và chỉ đạo sự kết hợp chặt
chẽ hai nhiệm vụ chiến lược đó. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây
dựng đất nước không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự

vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự
kế thừa truyền thống của dân tộc lên một bước mới. Những thành tựu mà
nhân dân ta đạt được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn luôn gắn liền
với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; mặt khác
những thành tựu trong phát triển đất nước là nhân tố bảo đảm khả năng tăng
cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước. Trên cơ sở quán triệt nắm chắc quan điểm cơ bản kết
hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi sức
mạnh bên trong là nhân tố quyết định, nắm vững nhiệm vụ trọng tâm là phát
triển kinh tế lấy đó làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, lấy ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh làm điều kiện để phát triển
kinh tế xã hội. Phải nhận rõ bảo vệ Tổ quốc ngày nay là bảo vệ vững chắc độc
lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi
lĩnh vực; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và lợi ích quốc gia
dân tộc. Đó là mục tiêu, yêu cầu mới, diễn ra trên tất cả các mặt: kinh tế,
chính trị, tưởng, văn hoá, lối sống, đồng thời vẫn tồn tại khả năng đấu tranh
vũ trang ở các quy mô, các hình thức. Công cuộc đổi mới đất nước diễn ra
trong xu thế toàn cầu hoá, hợp tác hoá quốc tế, là thời cơ thuận lợi để cho ta
tận dụng phát triển. Để công cuộc đổi mới thành công, yêu cầu trước hết là
phải mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút vốn, công nghệ cho phát triển đất nư-


ớc trong thời kỳ mới, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng
đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đang ngày đêm
chống phá cách mạng Việt Nam. Là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng
toàn dân, chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa , Quân đội
nhân dân được Đảng ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo xây dựng. Đảng ta xác
định quan điểm chỉ đạo là: Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc,
toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đảng, Nhà nước ta chủ

trương xây dựng Quân đội nhân dân theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
mới cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới đất nước
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu chung là: Độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.



×