Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐẢNG vận DỤNG bài học PHÁT HUY nội lực và NGOẠI lực TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH đạo hội NHẬP KINH tế QUỐC tế và GIAI đoạn CÁCH MẠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.6 KB, 23 trang )

1

ĐẢNG VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT HUY NỘI LỰC
VÀ NGOẠI LỰC TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO VỀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY
Phát huy nội lực, kết hợp ngoại lực trong cách mạng là một trong
những bài học kinh nghiệp lớn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
đối với cách mạng nước ta. Trong đó nội lực có vai trò quyết định đối với sự
phát triển đất nước. Phát huy, sử dụng tốt nội lực mới thu hút tốt ngoại lực.
Phát huy tốt nội lực sẽ không lệ thuộc vào các yếu tố bên ngoài sẽ chủ động,
tự chủ trong xây dựng, hoạch định về đường lối chiến lược kinh tế –xã hội .
phát huy nội lực mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện
hội nhập kinh tế quốc tế thành công . phát huy nội lực trước hết phát huy
nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của nhà nước. Điều đó
có ý nghĩa quyết định là phải có chính sách phù hợp để phát huy tối đa về
vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân, của các thành phần kinh tế, đặc
biệt là kinh tế tư nhân – một nguồn lực giàu tiềm năng của dân tộc ta để góp
phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát
triển kinh tế xã hội. Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Kết
hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất
nước. Ngoại lực bao gồm cả vốn , tri thức, công nghệ, kỷ năng quản lý và thị
trường …. Bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng
nội lực có hiệu quả hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế ngoại lực càng trở nên quan trọng. Một nước đang phát triển ở trình
độ thấp như nước ta, muốn vươn lên theo kịp các nước, không thể coi nhẹ
việc thu hút sử dụng tốt nhất ngoại lực. Muốn phát huy tốt ngoại lực, phải có
một chiến lược phù hợp và môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, trước
hết là một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành chính minh



2

bạch hiệu lực hiệu quả. Kết hợp nội lực và ngoại lực trong quá trình cách
mạng, đây là một bài học mà Đảng ta tổng kết trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam và đã đưa cách mạng Việt Nam thành công sự nghiệp giải
hóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày
nay Đảng luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo bài học kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế phát huy
nội lực tranh thủ ngoại lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan
Trong cương lĩnh đầu tiên đảng ta đã xác định Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. Theo quan
điểm đó, trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ, Đảng luôn
đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để duy trì sự kết hợp sức mạnh
dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến
thắng kẻ thù. Khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng cả nước thống nhất Đảng
ta lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. Đảng đã phát huy sức mạnh tổng
hợp về yếu tố chính trị tinh thần, về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân
lực, kinh nghiệm bước đầu qua 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc; đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài sự giúp đỡ của các nước xã
hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước.Trong công cuộc đổi mới đất nước
Đảng tiếp tục gương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc
tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm
nhiệm vụ dân tộc và làm tròn nhiệm vụ dân tộc và làm tốt nhiệm vụ quốc tế
đối ới nhân trên thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta xác
định: “ ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ
vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở đông



3

Nam á và trên thế giới, tăng cường đặc biệt giữ ba nước Đông dương, tăng
cương quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong
cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đồng thời tích cực cực
góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc
lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội” 3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
quốc thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế ngày nay trước
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trước sự phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mạnh mẽ nền kinh tế thế
giới, càng hải kết hợp chặt chẻ các yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế , yếu tố
truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên” 1. Theo quan điểm
đó đảng đã lãnh đạo cách mạng thu được nhiều thành tựu quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực; về kinh tế đã đẩy nhanh phát triển kinh tế hoàn thành vượt
mức nhiều mục tiêu chủ yếu; đã tạo được một số chuyển biến tích cực về
mặt xã hội; giữ vững được ổn định chính trị , cũng cố quốc phòng an ninh;
thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị; phát
triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích
cực vào đời sống cộng đồng quốc tế , năng động trong đường lối đối ngoại,
độc lập tự chủ đa phương hoa đa dạng hoá, khôi phục và mở rộng quan hệ
hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; Tăng cường quan hệ hữu nghị,
hợp tác với các nước láng giềng, và các nước truyền thống như Liên Bang
Nga các nước cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước đông âu, các nước
công nghiệp phát triển, bình thường hoá với Mỹ, thiết lập quan hệ các nước
3
1


Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb CTQG, H2005, trang 311-312


4

không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực. Phát huy và mở rộng quan hệ
đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hoà bình, phá thế bị
bao vây cấm vận cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo
môi trường thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng là sự
đóng góp tích cực của nhân dân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân trên thế
giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực tế đã cho
thấy trong năm năm 1991 –1995 nhịp độ tăng bình quan hằng năm về tổng
sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%( kế hoạch là 5,5 - 6,5%) về sản xuất
công nghiệp là 13,3% sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%.
…kết quả cho thấy chu trương mở rộng quan hệ đối ngoại thu hút đầu tư
tranh thủ nguồn lực bên ngoài không những để phát triển kinh tế đơn thuần
mà còn tiếp thu khoa học công nghệ của các nước tiên tiến để không ngừng
để tiếp tục nghiên cứu để phục vụ cho nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX Đảng ta tiếp tục khẳng định : “ đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân
tộc và sức mạnh thời đại”2, Đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ X Đảng tiếp
tục khẳng định “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại
lực, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Phát huy nội lực xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng
thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác
quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực tốt hơn, nhằm
tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ
vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa” 3. Để thực hiện mục

tiêu mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định “Phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử
2

Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb CTQG, H 2005, trang 632
3
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006 , trang71


5

dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát
triển văn hoá; thực hiện và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an
ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ
vững và ổn định chính trị – xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại” 4.Để thực hiện mục tiêu đó trước hết Đảng
phải quán triệt sâu sắc bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, từ đó tranh thủ mọi nguồn lực trong nước như sức lao động, Vốn, tài
nguyên, công nghệ trong đó phát huy nguồn lực con người là vấn đề cơ
bản .Đồng thời, Đảng chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại tiếp thu những
tinh hoa của nhân loại , chủ động chuẩn bị mọi mặt cần và đủ cho hội nhập
kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tối đa nội lực
trong quá trình hội nhập, nghĩa là phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự
chủ, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế nhưng phải trên cơ sở quan điểm của
Đảng xác định xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là nhiệm vụ chiến lược kinh tế trong thời
kỳ mới. Như vậy nội lực theo quan điểm của đảng ta là: nguồn lực bên trong

của một quốc gia dân tộc cả về con người, vị thế về địa địa lý và nguồn tài
nguyên, khoáng sản, vốn, công nghệ, và chế độ chính trị, truyền thống cách
mạng của Đảng truyền thống đấu tranh để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .
Nội lực có vị trí, vai trò rất quan trọng, nó quyết định đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia dân tộc. Muốn phát huy nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu
quả ngoại lực. Bởi khi nội lực được phát huy sẽ đảm bảo được độc lập tự
chủ về đường lối, về chính sách trong phát triển kinh tế xã hội mới nâng cao
vị thế của đất nước trên trường quốc tế . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
4

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006 , trang23


6

khi coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm do đó Đảng và nhà nước ta
phải xây dựng các nền tảng đồng bộ cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế thành công. Cần phải Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực
con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao, hình thành cơ bản và vận
hành thông suốt, có hiệu quả các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Khai thác xây dựng
tiềm lực kinh tế xây dựng cơ sở vật chất có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và sử dụng tốt các nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời phải xây dựng một hệ thống
chính sách phù hợp để phát huy tối đa về vật chất, trí tuệ, tài năng và tinh
thần của mọi cấp mọi ngành mọi thành phần kinh tế trong đó phát huy vai
trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.
Nội lực là yếu tố quyết định của sự phát triển của đất nước , nhưng
đồng thời phải kết hợp chặt chẽ các nguồn lực bên ngoài sự giúp đỡ của các
bạn bè trên thế giới (ngoại lực). Theo chủ nghĩa Mác –Lênin thì “Vô sản tất

cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”, như vậy giai cấp vô sản
mới có tạo ra sức mạnh, mới có khả năng chiến thắng kẻ thù. Trong quá
trình tìm đường cứu nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận trong cách mạng thế giới, ai làm cách mạng
trên thế giới đều là đồng chí của dân Việt Nam cả ”. khi bàn về phát huy
nội lực Hồ Chí Minh luôn căn dặn phải chủ động, tự lực tự cường không
được trong chờ ỷ lại “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. 5 Nhưng Người
cũng chỉ rõ cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải biết đoàn kết,
tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

5

. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2002, tr.522.


7

Ngoại lực, là sự giúp đỡ, hợp tác, chuyển giao của nước ngoài cho một
quốc gia dân tộc bao gồm vốn, tri thức, công nghệ, khoa học kỷ thuật, kỹ
năng quản lý và thị trường…Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước, nó bổ sung tăng cường sức mạnh nội lực, tạo thêm điều
kiện tốt để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả cao hơn. Đây là mối quan
hệ biện chứng giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa trong nước và
quốc tế, giữa dân tộc và thời đại.
Trên cơ sở đó, vừa tranh thủ, tận dụng được sự ủng hộ, giúp đỡ của
quốc tế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý phương thức sản xuất, chính sách
thu hút nhân tài vật lực nhưng phải giữ vững ổn định chính trị- xã hội, củng
cố quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế , giữ vững an ninh quốc gia. đảm
bảo cho kinh tế phát triển vững chắc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

của đảng xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 đến
2010 nhằm “ đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt về
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực
kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường ; thể chế kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản vị thế nước ta trên trường quốc tế
được nâng cao.”6
Như vậy mục tiêu mà đảng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh
xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta
phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội đồng thời Gắn chặt xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là là những vấn
6

Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb CTQG, H2005, trang 638


8

đề cơ bản có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó độc lập tự chủ phát
huy nội lực để phát triển về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có
hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ. Ngày nay
gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế đây là vấn đề cơ bản trong khi tham gia hội nhập toàn cầu hoá
kinh tế, và toàn cầu hoá .
Toàn cầu hoá mà cốt lỏi là toàn cầu hoá kinh tế, là chỉ hoạt động kinh
tế của một nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó làm cho hoạt động
kinh tế và vận hành kinh tế có nội dung và ý nghĩa quốc tế. Xét về thể chế

kinh tế, đó là kinh tế mở cửa ra bên ngoài vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, tức
là thực hiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa. Toàn cầu hoá vừa là một khái
niệm chỉ phạm vi, tức là kinh tế của tuyệt đại đa số quốc gia được đưa vào
trong phạm vi đại thị trường thế giới, vừa là một khái niệm về trình độ, chỉ
những yếu tố kinh tế chủ yếu trên thế giới phải có năng lực và điều kiện để bố
trí trong phạm vi toàn cầu. Mặc dù xác định một tiêu chuẩn lượng hoá cho
toàn cầu hoá kinh tế là tương đối khó khăn, nhưng nhận thức về góc độ định
tính, chí ít phải có ba tiêu chí sau đây: Một là thông tin hoá, hai là thị trường
hoá, ba là xuyên quốc gia hoá, lưu động tự do các yếu tố sản xuất. Không có
ba tiêu chí trên, tức là không có giao thông cao tốc và kỹ thuật thông tin vệ
tinh phát triển làm cho hành tinh của chúng ta thu nhỏ lại thành “làng trái
đất”; không có thông tin hoá toàn cầu được hình thành do kỹ thuật máy tính
và Internet phát triển nhanh chống; không có tính bất khả kháng của quy luật
thị trường làm cho kinh tế toàn cầu thị trường hoá, không có sự lưu động
xuyên quốc gia của các yếu tố sản xuất như tư bản, kỹ thuật, sức lao động …,
cũng như sự lưu động xuyên quốc gia trong phạm vi toàn cầu của tiền vốn do
sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán tạo ra, thì căn bản không
thể nói gì đến toàn cầu hoá kinh tế thế giới.


9

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của sự phát triển sản xuất loài
người. Lực lượng sản xuất xã hội loài người mấy năm qua kể từ cuộc cách
mạng công nghiệp, đã trải qua ba giai đoạn phát triển lớn, từ xã hội hoá sản
xuất phát triển đến quốc tế hoá sản xuất, ngày nay lại tiến thêm một bước phát
triển theo hướng toàn cầu hoá kinh tế. Thế kỷ trước, sau khi hoàn thành cách
mạng công nghiệp, đã từng bước thực hiện xã hội hoá sản xuất. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, xã hội hoá sản xuất lại tiến thêm một bước phát triển
theo hướng quốc tế hoá, chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, làm cho sản

phẩm “nhãn hiệu đa quốc gia” ngày càng nhiều. Sự phát triển nhanh chống
của quốc tế hoá sản xuất là do xuất hiện của rất nhiều ngành công nghiệp mới,
với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, một doanh nghiệp, một quốc gia không
thể chiếm ưu thế đồng đều trong mọi lĩnh vực kỹ thuật do vậy phải tiến hành
sản xuất hợp tác xuyên quốc gia để tập trung cái mạnh của các doanh nghiệp,
các quốc gia, nâng cao trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra,
hợp tác xuyên quốc gia cũng có lợi cho việc giải quyết nguồn vốn khổng lồ và
mỡ rộng thi trường tiêu thụ. Vì vậy mấy chục năm gần đây các công ty xuyên
phát triển nhanh chống. Đến năm 1997 có hơn 53.000 công ty xuyên quốc gia
toàn cầu, xuất khẩu hàng năm đạt hàng nghìn tỷ USD, chiếm 1/3 kim ngạch
xuất khẩu thị trường thế giới, hiện nay cùng với sự phát triển của máy tính, kỹ
thuật thông tin vệ tinh, mạng thông tin toàn cầu, sự lưu động vốn quốc tế tăng
nhanh, kinh tế thế giới không chỉ hạn chế trong phân công quốc tế và hợp tác
quốc tế các lĩnh vực sản xuất, mà các lĩnh vực khác đều nhanh chống tiến tới
toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa, sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ,
của kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế là những quá trình đang nảy sinh và phát
triển ở các nước tư bản phát triển và hiện đang lan ra toàn cầu, lôi cuốn mọi
quốc gia dân tộc trên thế giới, kể cả các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Toàn
cầu hóa về kinh tế là sự điều chỉnh và thích ứng với sản xuất tư bản chủ


10

nghĩa, phù hợp với sự xã hội hóa cao độ của lực lượng sản xuất xã hội, đang
diễn ra trong lòng các nước. Toàn cầu hóa, thực tế đang tạo ra cho các nước
kém phát triển và đang phát triển cơ hội mới để đi lên phía trước nhanh hơn.
Với toàn cầu hóa kinh tế “khu vực trung tâm” cần một sự phát triển nào đó
của “ngoại vi”, trở thành thị trường hàng hóa và dịch vụ, tiếp nhận đầu tư phù
hợp với quy mô cơ cấu và chất lượng của nền kinh tế ở trung tâm. Chính điều
này cắt nghĩa vì sao trong những thập niên gần đây việc lưu thông trao đổi

hàng hóa dịch vụ, chuyển giao công nghệ lại nhộn nhịp giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển. Bối cảnh phát triển của thế giới đương đại
cho thấy, bất cứ quốc gia nào, không phân biệt trình độ phát triển, chỉ có thể
phát triển thuận lợi trong một môi trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá xuất hiện như là một xu thế tất yếu của phát triển kinh tế mỗi
quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hoá xu thế khách quan, nó như
là một “dòng chảy” của thời đại mà không một quốc gia nào có thể ngoảnh
mặt làm ngơ với dòng chảy đó. Nó đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt
của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội thế giới mà hệ quả rất phức
tạp, có cả mặt tích cực và cả mặt tiêu cực, mang lại những cơ hội lớn đồng
thời đặt ra nhiều thách thức mới cho các quốc gia dân tộc.
Nó là một xu thế khách quan, có những tác động sâu sắc và toàn diện
tới các nước và toàn bộ quan hệ quốc tế. Quá trình này sẽ tiếp tục phát triển
và có ảnh hưởng lớn tới tương lai của nhân loại. Toàn cầu hóa (kinh tế) là quá
trình phát triển ở mức cao của các quan hệ kinh tế quốc tế, được biểu hiện chủ
yếu thông qua sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch
vụ, vốn, công nghệ và nhân công giữa các nước; và là sự hình thành, phát
triển của các thiết chế, tổ chức quốc tế nhằm điều tiết, quản lý các dòng lưu
chuyển quốc tế này. Do vậy, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là quá trình xóa bỏ
các rào cản đối với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn, công


11

nghệ và nhân công giữa các nước, làm cho các thị trường quốc gia mất dần
biên giới, hình thành những thị trường khu vực chung và tiến tới hình thành
một thị trường thống nhất trên toàn cầu. Nhìn ở góc độ phân công lao động thì
có thể nói, toàn cầu hóa thực chất là sự phát triển cao và mở rộng quá trình
phân công lao động trên phạm vi các khu vực và toàn thế giới. Để phát triển
trong bối cảnh như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một đòi hỏi không

thể né tránh đối với các nước.
Đây là con đường đi phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, cho phép các
nước tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi mà quá trình toàn cầu
hóa tạo ra để phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều khó khăn,
thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Vì lợi ích
trước hết của chính mình, hầu hết các nước đều đã và đang tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế. Đứng ngoài xu thế này sẽ không những không tận dụng được
các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển, mà còn tự tước đi khả năng
đối phó với những thách thức do quá trình toàn cầu hóa đặt ra cho tất cả các
nước, bất kể có tham gia hay không, thông qua sự hợp tác giữa các thành viên
trong những cơ chế liên kết kinh tế rất đa dạng.
Nhận thức rõ xu thế phát triển khách quan đó, Đảng ta chủ trương tích
cực tiến hành đổi mới đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Về thực
chất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của
dân tộc, phát triển kinh tế đất nước, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua đã thu được
nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà chúng ta đã tận
dụng được - thông qua việc tham gia vào xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế


12

nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do tác động tiêu cực của quá
trình toàn cầu hóa. Tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa thể hiện cả
trong quá trình xây dựng và duy trì nền kinh tế độc lập tự chủ của nước ta.
Một nền kinh tế độc lập tự chủ theo cách hiểu thông thường và truyền
thống là một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự thỏa mãn những

nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, của an ninh, quốc phòng và quá trình tái
sản xuất; không bị lệ thuộc vào bên ngoài cả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm, để có thể vận hành một cách bình thường và bảo đảm được nền tảng
cho việc duy trì an ninh quốc gia. Một nền kinh tế như vậy nhìn chung chỉ tồn
tại trong điều kiện các quốc gia có đầy đủ mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên,
điều kiện địa lý, khí hậu lý tưởng, quy mô thị trường quốc gia đủ lớn, trình độ
phát triển cao về khoa học - công nghệ và không cần phải có quan hệ kinh tế
với nhau mà vẫn có thể tự tồn tại, phát triển được.
Ngày nay, khi toàn cầu hóa đã phát triển ở mức cao, các thị trường
quốc gia đã và đang tiếp tục mất đi những hàng rào ngăn cách quan trọng để
từ đó tạo điều kiện hình thành thị trường thống nhất trên phạm vi các khu vực
và toàn cầu, thì các luồng lưu chuyển khổng lồ về hàng hóa, dịch vụ, thông
tin, vốn, công nghệ, nhân công và các mạng lưới công ty đa quốc gia rộng
khắp toàn cầu đã gắn kết các quốc gia lại với nhau, làm cho chúng lệ thuộc
vào nhau trong cả quá trình sản xuất lẫn quá trình tiêu thụ sản phẩm. Toàn cầu
hóa càng phát triển thì sự tương tác, tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước càng
tăng. Khủng hoảng kinh tế hay những chấn động kinh tế, tài chính xảy ra ở
một nền kinh tế nào đó đều có tác động đến các nền kinh tế mà nó có quan hệ.
Mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của nền kinh tế đó và
sức nặng của nó trong quan hệ với các nền kinh tế khác. Thực tế cho thấy,
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở một số nước Đông Nam Á năm 1997
đã gây ra ảnh hưởng dây chuyền nghiêm trọng đối với tất cả các nước trong


13

khu vực và cả nhiều nước khác trên thế giới. Suy thoái kinh tế ở Mỹ và một
số nước khác năm 2001 cũng đã kéo theo suy thoái kinh tế ở rất nhiều nước
trên thế giới và có tác động mạnh đến hầu hết các nước. Như vậy, rõ ràng một
“nền kinh tế độc lập tự chủ” theo cách hiểu truyền thống không còn tồn tại

trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Điều này buộc chúng ta phải có nhận
thức mới phù hợp hơn với thực tiễn về khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ.
Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể được hiểu
là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình
quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống
nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã
hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng của đất nước.
Để có một nền kinh tế độc lập tự chủ, cần đáp ứng được những yêu cầu chủ
yếu sau:
-Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết.
- Nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối; cơ cấu mặt hàng đa dạng,
phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị gia tăng lớn chiếm
ưu thế; cơ cấu thị trường quốc tế đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tập trung
quá nhiều vào một vài mục tiêu.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một ngành kinh tế, nhất là những
ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối nền kinh tế; hạn chế
hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm.
Đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cân bằng cần thiết
trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh.
Toàn cầu hóa tạo động lực để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Quá trình này buộc chúng ta phải
đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng của các nước và giữa các doanh


14

nghiệp cả trong nước lẫn ngoài nước. Sự cạnh tranh như vậy là động lực thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới
và hoàn thiện về mọi mặt để tăng tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh của

toàn bộ nền kinh tế và của các doanh nghiệp.Toàn cầu hóa tạo cơ hội để
chúng ta tiếp cận, huy động các nguồn vốn, FDI, các công nghệ mới, chất
xám và kỹ năng cao cấp từ bên ngoài để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
cần thiết cho việc duy trì kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế và các doanh nghiệp.Toàn cầu hóa tạo điều kiện để mở rộng,
đa dạng hóa thị trường quốc tế và đối tác quốc tế, tránh bị lệ thuộc tập trung
vào một số thị trường và đối tác nước ngoài, giữ độ an toàn cao hơn cho nền
kinh tế; tạo cơ hội để tăng cường xuất khẩu và tích lũy, nâng nguồn dự trữ
quốc gia, tạo khả năng ứng phó cao hơn đối với các biến cố về tài chính có
thể xảy ra, hạn chế việc phải xin viện trợ bên ngoài. Quá trình toàn cầu hóa
cũng tạo động lực thúc đẩy chúng ta phải cải cách hệ thống tài chính - ngân
hàng, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện để phát triển kinh tế
và từ đó hạn chế bớt nguy cơ bị lệ thuộc vào bên ngoài về tài chính.Toàn cầu
hóa tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin, tri thức mới một
cách nhanh chóng, kịp thời và tối đa, từ đó giúp cho việc phân tích, đánh giá
tình hình và hoạch định chính sách kinh tế một cách phù hợp, nâng cao năng
lực quản lý và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó quá trình toàn cầu
hóa còn tạo điều kiện để đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ các nhà khoa
học, các nhà quản lý doanh nghiệp và tay nghề chuyên môn của đội ngũ lao
động, dần dần theo kịp với trình độ chung của thế giới.Chủ động hội nhập
trong xu thế toàn cầu hóa sẽ giúp chúng ta tạo dựng được các mối quan hệ
quốc tế đan xen ở nhiều cấp độ, tránh bị phân biệt đối xử trong quan hệ kinh
tế quốc tế, nâng cao vị thế và tiếng nói của nước ta trong quan hệ với các
nước và tổ chức quốc tế, từ đó có điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích và độc


15

lập tự chủ của nước ta.Tuy vậy, Toàn cầu hóa làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia trên nhiều phương diện, đặc biệt là về kinh tế, từ đó làm suy

giảm hay hạn chế sự độc lập tự chủ về kinh tế của các nước theo quan niệm
truyền thống. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phân công
lao động quốc tế theo hướng mỗi nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực họ
có ưu thế và hiệu quả kinh tế cao, do vậy, ít chú ý hoặc bỏ rơi hẳn những
ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp. Toàn cầu hóa làm gia tăng sự lưu
chuyển của các nguồn vốn mà chính phủ không dễ dàng kiểm soát được. Nó
cũng làm cho những dòng FDI đổ vào các nước ngày càng nhiều hơn. Ngày
nay, PDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia cung cấp; chúng có thế lực
hùng mạnh, cắm chân rết trên khắp thế giới. Có không ít bài học lịch sử về sự
can thiệp làm khuynh đảo kinh tế và chính trị của nhiều nước bởi các công ty
xuyên quốc gia.Về lâu dài, quá trình toàn cầu hóa sẽ làm mờ nhạt đi biên giới
giữa các không gian kinh tế quốc gia và dần dần hình thành nên những không
gian kinh tế rộng lớn hơn bao gồm nhiều nước và lãnh thổ kinh tế. Thậm chí
có thể sẽ đến lúc cả thế giới trở thành một nền kinh tế thống nhất với nhiều
không gian kinh tế khác nhau ở những khía cạnh nhất định, nhưng cùng vận
hành trên những nguyên tắc cơ bản cho toàn bộ hệ thống. Các nền kinh tế
quốc gia sẽ mất dần tính độc lập tương đối như hiện nay, và trở thành những
thực thể kinh tế giống như là những bộ phận của một "nền kinh tế quốc gia"
rộng lớn hơn Hiện nay, các nền kinh tế thuộc các nước thành viên EU đang
thực hiện quá trình hội nhập rất cao trong một liên minh kinh tế chung. Trong
đó, từng nền kinh tế quốc gia chấp nhận chuyển nhiều thẩm quyền về kinh tế
thuộc chủ quyền quốc gia cho một kiểu "Nhà nước cộng đồng", và dần dần sẽ
trở thành một bộ phận của "nền kinh tế EU". Nhiều tiến trình hội nhập kinh tế
ở các khu vực khác nhau trên thế giới cũng đang hoặc sẽ tiến theo hướng này,
mặc dù có thể còn rất lâu mới đạt được kết quả tương tự.


16

Với nhận thức như trên về chiều hướng phát triển và tác động lâu đài

của toàn cầu hóa, chúng ta cần có sự đổi mới phù hợp hơn về tư duy kinh tế
độc lập tự chủ trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế để xác
định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn
cũng như các chính sách kinh tế cụ thể, đưa đất nước ta tiến nhanh, mạnh và
vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Như vậy, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thì vấn đề có tính
quyết định sống còn là phải khơi dậy và phát huy tối đa các nguồn nội lực,
khai thác mọi lợi thế so sánh của đất nước làm ra những hàng hoá xuất khẩu,
thu ngoại tệ, rồi nhập khẩu những hàng hoá, đặc biệt là những tư liệu sản xuất
trong nước không có điều kiện sản xuất hoặc sản xuất không có hiệu quả.
Như vậy, thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại để chuyển việc sản xuất
những hàng hoá trong nước có lợi thế so sánh để đổi lấy tư liệu sản xuất phục
vụ cho tái sản xuất mở rộng ở trong nước.Đảng ta cho rằng : “Nội lực có vai
trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và
sử dụng có hiêu quả ngoại lực ” 6 .Nguồn nội lực là nguồn đối ứng để tiếp
nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực, biến ngoại lực thành nội lực.
Như vậy, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế trở thành nhân tố quan
trọng để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế. Điều đó thể hiện mối quan hệ biện chứng: phát huy tối đa nội
lực xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ thì sẽ tăng cường thế và lực để mở
rộng hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; đến lượt mình,
càng nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế thì càng phát huy được nội
lực, biến ngoại lực thành nội lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ ngày càng phát triển.
6

Sdd, t180



17

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 Đảng ta
khẳng định: Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế.Bởi vì : “Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển . Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp
xây dựng đất nước”7 Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần
thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ.
Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường
lối phát triển theo định hướng XHCN; đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiềm lực
kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ
sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp, tạo điều kiện
thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế..Theo đó, cần thực hiện
tốt chính sách phát huy các nguồn lực : thực hiện nhất quán các chính sách
tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư , kinh doanh và phát triển
mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp ; tiếp tục đổi mới sắp xếp , nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ; tiếp tục đổi mới , tạo
động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể ; tiếp tục phát
triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư
nhân ; thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài , đổi mới chính
sách đầu tư theo hướng : “Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư ,
xoá bỏ các hình thức phân biệt đối sử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong
nước và thu hút vốn trực đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài”8

7
8


Sdd, t180
Sdd, t239


18

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển
trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền
quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác vừa
đấu tranh; đang phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; đề
cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.Trong quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao
chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần
hàng rào bảo hộ. Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cường vai trò
và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế khu vực và thế giới
Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình xây dựng và phát triển nền kinh
tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN là hai mục tiêu của cùng quá trình
phát triển. Hai mục tiêu này không tách rời nhau mà gắn chặt với nhau, hội
nhập là phương tiện để đạt tới nền kinh tế độc lập tự chủ một cách hiệu quả
hơn và ngược lại. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng ta phải độc lập tự chủ
về đường lối chính trị, đường lối kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
... để đất nước phát triển theo định hướng XHCN. Trước sau như một, Đảng
ta hoàn toàn độc lập tự chủ về đường lối phát triển đất nước theo con đường
đi lên CNXH mà Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn.Đồng thời, phải chủ động
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then
chốt, chủ yếu tạo ra tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học – công nghệ, cơ sở
vật chất – kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và có
sức cạnh tranh trên trường quốc tế; xây dựng và ngày càng hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo

đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức
tạp, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả cao cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Khẩn trương xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập, trong đó các công
việc về hoàn thiện môi trường chính sách pháp luật, chiến lược đầu tư và


19

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cải cách
nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước phải được thiết kế đồng bộ, khả thi,
có lợi cho hội nhập một cách có hiệu quả. Trong chỉ đạo triển khai thực hiện
chiến lược hội nhập cần giữ vững lập trường lợi ích dân tộc trên nguyên tắc
bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để
tránh bị động vào yêu sách của các tổ chức quốc tế và nước ngoài mà làm tổn
hại đến lợi ích của đất nước. Song cũng cần đấu tranh với tư tưởng và hành
động bảo thủ, vin vào những lợi ích cục bộ, ngắn hạn để cản trở quá trình hội
nhập chung. Bởi vì, hội nhập có lợi nhiều hơn có hại, nhưng chỉ khi chúng ta
biết hội nhập một cách khôn ngoan. Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát
triển chứng minh cho điều đó. Tích cực sửa đổi những sai lầm khiếm khuyết
đã thấy rõ trong hệ thống các văn bản pháp lý, hệ thống chính sách và cung
cách điều hành của Nhà nước để đẩy mạnh quá trình hội nhập có lợi cho Việt
Nam. Tranh thủ thời cơ để tận dụng các cơ hội hiếm hoi giành cho các nước
hội nhập trước trên thị trường thế giới. Hơn nữa, quá trình cải cách này tự nó
cũng nâng cao sức cạnh tranh chung của nền kinh tế Việt Nam. Nhanh chóng
hoàn thiện môi trường thị trường trong nước, kiên quyết cắt bỏ bao cấp của
Nhà nước nhằm tạo điều kiện tập dượt cho các doanh nghiệp Việt Nam để khi
mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp của chúng ta có thể trụ được trước sự
cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt nhanh chóng cho phép
hình thành các thị trường hiện còn yếu ớt như thị trường tài chính, thị trường
bất động sản, thị trường lao động, thì trường quyền sở hữu trí tuệ ... Không

những tạo điều kiện cho những thị trường này ra đời mà ngay từ đầu cần đưa
chúng vào hoạt động theo thông lệ quốc tế. , Đẩy mạnh cải cách hệ thống
doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính, ngân sách để vừa giảm nhẹ gánh
nặng bao cấp của Nhà nước theo các cam kết đã ký vừa tạo ra chỗ dựa vững
chắc để Nhà nước kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Tuyên truyền sâu rộng về yêu


20

cầu, nội dụng, lộ trình hội nhập cho từng người dân, đồng thời giúp họ tìm
phương thức ứng xử hợp lý nhất qua các hình thức thông tin đa dạng, thông
qua các hoạt động cuả các tổ chức và đặc biệt cắt bỏ kiên quyết những bao
cấp và bảo hộ không thích đáng để tạo sức ép cho người dân chủ động chuẩn
bị hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình khó khăn phức tạp đòi
hỏi không chỉ tài năng của Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân mà còn cả
sức mạnh của một nước. Chỉ với sự chuẩn bị cẩn thận, khoa học nhất
chúng ta mới mong thu được lợi ích từ chính quá trình hội nhập đó.
Đồng thời, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ và định hướng XHCN
trong đường lối đối ngoại .
Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước - một bộ phận trong
đường lối chính trị của Đảng góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam. Năm 1986, tại Đại hội VI, Đảng ta khởi xướng công
cuộc đổi mới trong bối cảnh đất nước đang ở trong tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xã hội trầm trọng, bị bao vây, cấm vận, đồng thời đứng trước những
thách thức và tác động sâu sắc từ những đảo lộn diễn ra trên thế giới. Tiến
hành đổi mới, về mặt đối ngoại, có hai vấn đề lớn, hết sức cấp bách mà chúng
ta phải xử lý: một là, phá thế đất nước bị bao vây, cấm vận; hai là, thích ứng
bối cảnh khách quan của thế giới đang biến đổi sâu sắc với quá trình toàn cầu
hóa kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, với sự sụp đổ

chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô, với những đảo lộn
trong cục diện chính trị thế giới... Chính từ việc xử lý các vấn đề này, Đảng ta
đã đổi mới đường lối đối ngoại, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các
mối quan hệ đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ.
Từ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, đến nay
nước ta đã phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các chủ thể quan hệ


21

quốc tế. Với sự ổn định về chính trị - xã hội, truyền thống văn hóa, sự phát
triển kinh tế năng động và chính sách đối ngoại rộng mở, môi trường đầu tư
thông thoáng, Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến an toàn và hấp
dẫn cho hợp tác và đầu tư quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng
góp gần 15% GDP và 4,9% tổng thu ngân sách nhà nước, chiếm trên 30%
tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm. Mở rộng và
củng cố quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo lập lợi ích đan xen, nhất là với các đối
tác chủ yếu. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tham gia các hiệp định thương mại
tự do song phương và đa phương; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tích
cực tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, thu hút FDI, chuyển
giao công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh
tế, thương mại và đầu tư lâu dài. Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm
tối đa những thách thức, khi nước ta là thành viên WTO.Chăm lo bảo vệ
quyền lợi chính đáng của bà con Việt kiều phù hợp với luật pháp và thông lệ
quốc tế; khuyến khích đồng bào hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật
pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống thành đạt, nêu cao tinh thần
tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền
thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau;
vận động bà con hướng về quê hương, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực phát huy vai trò là "cầu nối" hữu nghị,
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác giữa nước sở tại mà họ
sinh sống với Việt Nam.Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự
quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp
chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà
nước và hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối


22

ngoi, hot ng i ngoi v hot ng quc phũng, an ninh, gia thụng tin
trong nc v thụng tin i ngoi, to thnh sc mnh tng hp trờn lnh vc
cụng tỏc i ngoi. Phõn cụng, phõn nhim rừ rng, cao trỏch nhim v
vai trũ ch ng ca cỏc ngnh, cỏc cp trong vic thc hin cỏc chc nng,
nhim v c giao liờn quan n i ngoi; bo m s giỏm sỏt, kim tra
cht ch. nhm ; Thc hin tt ng li , chớnh sỏch i ngoica ng v
nh nc ; ch ng tớch cc hi nhp kinh t sõu hn , y hn vi khu
vc v th giúi9
Túm li , t thc tin thực hiện chủ trơng phát huy sức mạnh dân tộc
(nội lực) và sức mạnh của thời đại (ngoại lực) trong xây dựng và bảo vệ tổ
quốc phát triển đất nớc trong suốt các thời kỳ cách mạng nói chung và
phỏt trin kinh t - xó hi trong nhng nm qua nói riêng , ỏp ng vi xu
th ton cu hoỏ nn kinh t th gii các thông lệ của tổ chức thơng mại thế
giới (WTO) , ng ta ó rỳt ra nhng bi hc kinh nghim v cng l t
tng ch o phỏt trin kinh t - xó hi : bi hc huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, nhất là nội lực; v phỏt trin nhanh v bn vng ; v
hi nhp kinh t quc t v xõy dng nn kinh t t ch ; v phỏt trin kinh
t th trng ng thi chm lo ngy cng tt hn phỳc li xó hi ; v cụng
tỏc t chc thc hin v tuyn chn, b trớ ỳng cỏn b , c bit l v huy

ng v s dng cú hiờu qu cỏc ngun lc, nht l ni lc nm bt thi
c , vt q1ua thỏch thc , quyt tõm i mi ton din v mnh m đất nớc theo con ng XHCN nhm thc hin mc tiờu dõn giu, nc mnh,
xó hi cụng bng, dõn ch, vn mnh sỏnh vai cựng cỏc nc trờn th gii
trong nhp bc khn trng ca thi i .

9

Sdd, t204


23



×