Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.15 KB, 26 trang )

PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
_____________________________
Một trong những vấn đề có tính quy luật của cách mạng xã hội
chủ nghĩa mà giai cấp công nhân, các Đảng cộng sản, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa phải nhận thức đúng đắn và thường xuyên quan tâm
giải quyết đó là phát huy nhân tố con người. Bởi vì, sức mạnh của
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của các yếu
tố vật chất, tinh thần; cả đường lối chính trị, kinh tế; truyền thống
văn hoá, sức mạnh quân sự, chính sách xã hội… trong đó nhân tố
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong suốt tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
không chỉ là vấn đề có tính quy luật mà còn là vấn đề chiến lược của
mọi chiến lược; là công việc của toàn xã hội, toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Trong đó, phát huy vai trò nhân tố con
người trong quân đọi là bộ phận đặc biệt quan trọng trong phát huy
sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của
Đảng, Nhà nước và nhân dân, có chức năng là đội quân chiến đấu,
đội quân công tác và lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ huấn


luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền quốc gia dân tộc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng
hợp, trong đó phát huy nhân tố con người là vấn đề cơ bản quyết
định đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta.
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cách mạng nước


ta nói chung và Quân đội ta nói riêng đang chịu sự chi phối, tác
động, ảnh hưởng mạnh mẽ của các vấn đề thời đại như: cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, toàn cầu hoá kinh
tế, kinh tế tri thức, môi trường sinh thái, bệnh tật… (bao gồm cả mặt
tích cực và tiêu cực). Mặt khác, kẻ thù chống phá ác liệt vào nước ta
bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”; trong khi đó chính sách nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân
dân ta đang thực hiện cũng có những yếu tố tiêu cực tác động không
nhỏ đến con người. Do đó, cũng đặt ra yêu cầu cấp bách phải phát
huy nhân tố con người trong Quân đội nhằm xây dựng Quân đội ta
thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ
sức đối phó với chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc có sử
dụng vũ khí công nghệ cao, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà
Đảng và nhân dân giao phó.
1. Phát huy nhân tố con người - vấn đề chiến lược trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2


1.1 Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Con người và nhân tố con người là đối tượng nghiên cứu của
nhiều khoa học; dưới góc độ chính trị - xã hội, chủ nghĩa xã hội
khoa học nghiên cứu nhân tố con người với tư cách là chủ thể, là
mục tiêu, động lực của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin tiếp cận nhân tố con người theo
phương pháp hệ thống - cấu trúc, đề cập nó với tư cách là tinh thần
sáng tạo, tính chủ động, tích cực của quần chúng nhân dân lao động
dưới chủ nghĩa xã hội; nhấn mạnh phẩm chất xã hội căn bản của con

người dưới chủ nghĩa xã hội; nghiên cứu con người từ chính chủ thể
hiện thực, con người hiện thực, đang hoạt động xã hội và coi đó là
tiền đề xuất phát để nhận thức tinh thần sáng tạo; nghiên cứu con
người không tách rời tính năng động, hưng phấn bên trong của con
người với những biểu hiện bên ngoài của họ và coi những phẩm
chất đặc trưng ấy là hoạt động tự giác của con người -nhân dân lao
động.
Theo đó, nhân tố con người là một chỉnh thể thống nhất biện
chứng giữa mặt hoạt động và tổng hoà các phẩm chất năng lực của
cá nhân hay cộng đồng người quy định vai trò chủ thể tích cực, tự
giác, sáng tạo trong hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản
thân con người nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Như vậy, theo quan điểm mác xít, nhân tố con người được tiếp
cận trên hai phương diện, hai mặt có mối quan hệ biện chứng, gắn

3


bó mật thiết với nhau tạo động lực bên trong thúc đẩy tính tích cực,
tự giác, sáng tạo của con người phát triển.
Phương diện thứ nhất: Nhân tố con người là chỉ hoạt động của
con người, bao gồm hoạt động thực tiễn và lý luận hoạt động vật
chất và tinh thần. Thông qua hoạt động mà cơ sở là hoạt động thực
tiễn, con người được coi là lực lượng quyết định sự vận động, phát
triển xã hội.
Phương diện thứ hai: Nhân tố con người là chỉ tổng hoà những
đặc trưng về phẩm chất (chính trị, đạo đức, thế giới quan, lý tưởng,
niềm tin, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động, ý thức tổ
chức kỷ luật, ý chí, tác phong ứng xử…) và năng lực (hệ thống tri
thức khoa học, trí thức nghề nghiệp, phương pháp tư duy, năng lực

tổ chức thực tiễn, năng lực giao tiếp, khả năng thích ứng…)
Trong mối quan hệ đó, “nhân tố hoạt động” giữ vị trí tính thứ
nhất còn “nhân tố phẩm chất năng lực” giữ vị trí là tính thứ hai
trong chỉnh thể của nhân tố con người. Đó là sự thống nhất giữa tính
tích cực hoạt động với tính tích cực tiềm năng; giữa hành vi với
nhận thức; giữa hiện tượng với phẩm chất tinh thần bên trong của
con người… Nó vừa tạo điều kiện, tiền đề cho nhau, vừa tạo động
lực thúc đẩy tính tự giác, sáng tạo của con người.
Từ quan niệm chung về nhân tố con người, có thể hiểu nhân tố
con người dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động thực tiễn, cách mạng
của nhân dân lao động với hệ thống tổ chức của mình tham gia tích
cực và sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

4


Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội - chủ nghĩa cộng sản ở từng nước và trên thế giới. Hay nói cách
khác, nhân tố con người dưới chủ nghĩa xã hội là hệ thống các yếu
tố, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo
của nhân dân lao động bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa hoạt
động cách mạng của nhân dân lao động với tổng hoà các đặc trưng
về phẩm chất, năng lực của họ trong quá trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Theo đó, “điểm cốt lõi nhất trong nhân tố con người Việt Nam
là phẩm chất nhân cách, đạo đức, tiêu biểu là lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng, tinh thần nhân ái, nhân đạo, nhân
văn, thuỷ chung, cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm bất
khuất trong đấu tranh, coi trọng học thức, học vấn, trí tuệ…” (1) vì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
là “phát hiện, làm bộc lộ, sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi, bồi
dưỡng, hình thành, phát triển những tiềm năng (phẩm chất, năng
lực) sáng tạo của nhân dân lao động trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa”(2).
Thực chất phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa được xem xét trên hai phương diện cơ bản.

1

Nguyễn Văn Tài: Luận án tiến sĩ “Tích cực hoá nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan Quân đội trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, trang 17.
2
Hỏi đáp CNXHKH, NXB QĐND, H, 2004, trang 110

5


Thứ nhất: Phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa là hệ thống những tác động nhằm khơi dậy, làm bộc lộ,
khai thác sử dụng hết mọi tiềm năng của con người - chủ thể tích
cực, sáng tạo, tự giác của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là
nâng cao, thúc đẩy sự cố gắng nỗ lực của những người …. thể hiện
đầy đủ tính tự giác, tích cực, sáng tạo của mình trong hoạt động
thực tiễn. Đồng thời làm cho mọi người, mọi tập thể phát huy, huy
động hết tiềm năng vốn có một cách tích cực nhất trong hoạt động
thực tiễn - xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Đó chính là những tác động của Đảng, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa; cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội đến quần
chúng nhân dân lao động nhằm không ngừng nâng cao tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của họ, tạo ra động lực thúc đẩy cách mạng
thành công và hoàn thiện chính bản thân quần chúng lao động.
Thứ hai, phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa là tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân lao
động có khả năng vươn lên không ngừng, tự hoàn thiện mình về
mọi mặt, phát triển toàn diện cá nhân, đủ sức tiến tới làm chủ xã
hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ chính bản thân mình. Theo ý nghĩa
đó, phát huy nhân tố con người luôn gắn liền và quan hệ mật thiết
với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phản ánh đúng
bản chất của chủ nghĩa xã hội là hướng tới mục tiêu giải phóng con
người, vì con người, làm cho con người có đủ điều kiện, môi trường

6


bộc lộ và được sử dụng tối đa tài năng của họ trong sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, thực chất phát huy nhân tố con người dưới chủ nghĩa
xã hội là giải quyết tốt và kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa sách
lược và chiến lược cách mạng; vừa khai thác mọi tiềm năng của con
người phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, vừa tạo ra
những điều kiện cần thiết về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội để
mỗi con người dưới chủ nghĩa xã hội không ngừng hoàn thiện phẩm
chất - năng lực của mình; trên cơ sở đó cống hiến cho xã hội ngày
càng nhiều hơn, tốt hơn. Theo đó, con người được phát triển tốt
nhất, thúc đẩy xã hội càng phát triển; và khi xã hội phát triển thì
càng có điều kiện quan tâm đến con người nhiều hơn. Đây là vấn đề
có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung và cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng.
1.2 Vị trí, vai trò của phát huy nhân tố con người trong

cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bất cứ một cuộc cách mạng xã hội, một chế độ xã hội nào đều
phải quan tâm đến vấn đề phát huy nhân tố con người. Trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố con người khác về chất so
với các cuộc cách mạng trước đó và các chế độ xã hội có áp bức bóc
lột. Nếu như dưới các chế độ xã hội bóc lột (chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản) việc phát huy nhân tố con người do giai cấp thống trị
bóc lột tác động nhằm khơi dậy, phát huy tính tích cực, sáng tạo của
con người để thu được lợi nhuận cao hơn, bóc lột nhiều hơn (đặc

7


biệt về kinh tế), thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa phát huy nhân
tố con người nhằm đem lại lợi ích cho người lao động, tiến đến mục
tiêu giải phóng người lao động, để con người được làm chủ tự
nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Cho nên, phát huy nhân tố
con người dưới chủ nghĩa xã hội, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
là vấn đề có tính quy luật, tất yếu trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản.
Theo đó, phát huy nhân tố con người là vấn đề chiến lược của
mọi chiến lược trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là, trong
các nhân tố mang tính chiến lược thúc đẩy cách mạng xã hội chủ
nghĩa trở thành động lực của cách mạng đều được thể hiện qua
chiến lược phát huy nhân tố con người. Chẳng hạn, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội là do con người thực hiện, xây dựng và phục
vụ đời sống của con người; chiến lược phát triển văn hoá cũng của
con người, do con người sáng tạo ra, gìn giữ, phát triển và phục vụ
cho nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân lao động; chiến
lược an ninh - quốc phòng cũng phải do con người, do nhân dân lao

động đóng góp sức người, sức của, tiến hành bảo vệ cuộc sống hoà
bình, ấm no của nhân dân… Do vậy, khẳng định phát huy nhân tố
con người là chiến lược của mọi chiến lược trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa nói chung và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là hoàn toàn có cơ
sở lý luận và thực tiễn, là vấn đề có tính quy luật trong tiến trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

8


Về cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định: Cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, toàn diện nhất, triệt để
nhất và là cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người
để tiến lên chủ nghĩa cộng sản; là cuộc cách mạng tự giác của quảng
đại quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo,
vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc tế… nó đòi hỏi cao
trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của
mỗi con người cũng như toàn thể nhân dân lao động. Mặt khác,
cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa là con đường (duy nhất), vừa là
mục tiêu của sự nghiệp giải phóng con người. Bởi vì, chỉ dưới chủ
nghĩa xã hội con người mới được phát huy đầy đủ và chỉ có dưới
chủ nghĩa xã hội mới tạo điều kiện cho con người cống hiến mọi
khả năng, tiềm năng sáng tạo của mình cho sự phát triển của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Chỉ có chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(1).
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin còn khẳng định:
Phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của

cách mạng xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ học thuyết Mác - Lê nin điểm cốt lõi là nhằm giải phóng con người toàn diện, làm cho con
người trở thành chủ nhân của tự nhiên và của chính xã hội xã hội
chủ nghĩa - đó là điều phản ánh bản chất cách mạng - khoa học nhất
1

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 10, trang 128

9


của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Mặt khác, các Ông còn khẳng định
cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của quần chúng nhân dân,
là sự nghiệp do nhân dân và vì nhân dân; nhân dân là nguồn lực cơ
bản và to lớn của cách mạng. Theo Lê nin: “lực lượng sản xuất hàng
đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (1). Trong
hai quy luật cơ bản quyết định sự vận động, phát triển của xã hội
loài người (quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng), suy cho cùng là do lực lượng sản xuất quyết
định. Trong đó, yếu tố con người là yếu tố năng động nhất quyết
định sự phát triển của lực lượng sảng xuất. Cho nên, khi phát huy
được nhân tố con người - nhân dân lao động - sẽ tác động đến nhân
tố cội nguồn của động lực cách mạng thức đẩy tiến bộ xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định về vai trò của con
người - quần chúng nhân dân lao động - trong cách mạng Việt Nam.
Người cho rằng: “Kách mệnh là việc chung của dân chúng chứ
không phải của một hoặc hai người”(2) và “chủ nghĩa xã hội là do
quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên” (3). Có nghĩa là con
người là sức mạnh đầu tiên và cũng là mục tiêu xuyên suốt, cuối
cùng của cách mạng. Sự nghiệp cách mạng giải phóng thuộc địa

phải do chính anh em thuộc địa tiến hành và Người đã sớm nhìn
thấy động lực to lớn của cách mạng là quần chúng nhân dân lao
1

V.I.Lê nin toàn tập, NXB TB, M, 1977, tập 38, trang 430
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 2, trang 262
3
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 10, trang 133
2

10


động: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu
một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm khi thời cơ đến”(1). Cho nên, quá trình lãnh đạo cách mạng giai
cấp công nhân phải biết tác động, thúc đẩy, khơi dậy, khai thác tiềm
năng của quần chúng nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng.
Nghĩa là phải thức tỉnh, tổ chức quần chúng, phải tác động vào quần
chúng bằng đường lối, chính sách đúng đắn, phải khơi dậy tính tích
cực, sáng tạo, tự giác của quần chúng, làm cho nó trở thành động
lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Từ những nhận thức trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá
nhân tố con người và phát huy nhân tố con người có vai trò chiến
lược, là mục tiêu, là động lực, là yếu tố tất yếu phải xây dựng, phát
huy trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã
hội chủ nghĩa”(2); phải có tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa là con người xã hội chủ nghĩa chắc chắn phải là một nhân
cách tổng hợp bao gồm nhiều mặt cả hệ tư tưởng, phẩm chất chính

trị, đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, đồng thời phải được phát huy cho sự
nghiệp cách mạng.
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một thiên tài trong bồi dưỡng, chăm lo, phát huy, động viên
nguồn lực con người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Người huy động tất cả những người Việt
1
2

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 1, trang 228
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 10, trang 310

11


Nam hễ là “con Lạc”, “cháu Hồng”; hễ là người yêu nước đều phải
đứng ra đánh giặc cứu nước; Người đã huy động được toàn dân
kháng chiến chống giặc ngoại xâm “toàn dân kháng chiến nghĩa là
toàn cả dân, ai cũng đánh giặc; bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già,
trẻ con, ai cũng tham gia kháng chiến” (1). Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí
Minh biết khơi thác, phát huy tận lương tâm, suy nghĩ, tình cảm cảu
mỗi con người Việt Nam, cả những người đã chót lầm đường lạc lối
quay trở về với cách mạng, với nhân dân. Đồng thời Người khai
thác được lòng người của nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ cho
cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết. Thành công, thành công, đại thành công” (2), hay “Lọ là thân chí
ruột rà; Bốn phương vô sản đều là anh em”(3) là những phương châm
chỉ đạo chiến lược trong phát huy nhân tố con người, trở thành động
lực của cách mạng Việt Nam.
Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê

nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con
người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta vận dụng và
phát triển, coi đó là nhân tố tạo nên sức mạnh, là mục tiêu, động lực
của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng ta coi cách mạng
là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân, chính saáh để phát huy nhân
tố con người (tác động trực tiếp) đó chính là chính sách xã hội. Cho
nên “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là
1

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 4, trang 485
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 10, trang 617
3
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H, 2000, tập 11, trang 257
2

12


động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (1). Khi bàn về cơ sở của việc
phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, Đảng ta chỉ rõ: “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo
đảm công bằng xã hội, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công
dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống
vật chất và đời sống tinh thần”(2).
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định vai trò của phát huy nhân
tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt
Nam: “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người với tư
cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng”( 3), “nâng cao
dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt

Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá”(4), “phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (5) và
“nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy
hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ thành
quả phát triển”(6). Muốn vậy, phải “phát huy sức mạnh vật chất, trí
tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát
triển nhanh, bền vững”(7)…
1

Đảng CSVN, “Cương lĩnh xây dựng đất nước…”, NXB ST, H, 1991, trang 13
Đảng CSVN, “Cương lĩnh xây dựng đất nước…”, NXB ST, H, 1991, trang 13
3
Đảng CSVN, NQHN giữa nhiệm kỳ Khoá VII, NXB ST, H, 1994, trang 45
4
Đảng CSVN, VK NQĐH VIII, NXB CQTG, H, 1996, trang 21
5
Đảng CSVN, VK NQĐH IX, NXB CQTG, H, 2001, trang 108
6
Đảng CSVN, VK NQĐH IX, NXB CQTG, H, 2001, trang 163
7
Đảng CSVN, VK NQĐH IX, NXB CQTG, H, 2001, trang 165
2

13


Đây là những quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phát
huy nhân tố con người trong cách mạng Việt Nam, vừa thể hiện sự
trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê

nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; là cơ sở cho chúng ta nhận thức vai
trò ngày càng tăng của việc phát huy nhân tố con người trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa nói chung và việc phát huy nhân tố con người trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.
Về cơ sở thực tiễn
Thực tiễn cách mạng thế giới nói chung và cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta nói riêng cho thấy: Ở đâu, nơi nào, khi nào các
nước xã hội chủ nghĩa hiện thực, các Đảng cộng sản, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa biết phát huy đày đủ nhân tố con người (nghĩa là khơi
dậy, khai thác tiềm năng và bảo đảm đầy đủ điều kiện cho nhân tố
con người phát triển) thì ở đó, nơi đó, khi ấy cách mạng giành thắng
lợi; thành quả cách mạng được giữ vững và ngày càng phát triển.
Ngược lại, ở đâu, nơi nào, khi nào không phát huy được nhân tố con
người thì cách mạng sẽ thất bại, thoái trào hoặc rơi vào khủng
hoảng tan rã.
Lịch sử cách mạng thế giới đã chứng minh, từ khi giai cấp
công nhân giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình (đánh dấu bằng
sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” năm 1848) đến
trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng chưa
thành công - do nhiều nguyên nhân - trong đó việc phát huy nhân tố

14


con người chưa đầy đủ. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsêvich Nga - đứng đầu là Lê nin, cách mạng đã thành công năm
1917, thiết lập một chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, một
xã hội bảo đảm tốt nhất cho con người được phát huy mọi tiềm
năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp cách mạng. Trong quá trình

phát triển, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã trở thành hệ thống thế
giới hùng mạnh, nhân tố con người dưới chủ nghĩa xã hội ngày càng
được phát huy, được biểu hiện rõ nhất là từng bước con người làm
chủ xã hội, chinh phục được tự nhiên, khám phá vũ trụ, mang khoa
học, kỹ thuật, tri thức phục vụ cho cuộc sống con người.
Nhưng trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực
đã có những hạn chế sai lầm, khuyết điểm dẫn đến sự trì trệ, tan rã,
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô, suy
cho cùng là do nhân tố con người ở đó không được bồi dưỡng, chăm
lo (về phẩm chất, năng lực) và chưa được phát huy. Biểu hiện trước
hết là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, một số “sáng tạo” của các
nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản ở đó không phù hợp dẫn đến sự trì
trệ về kinh tế, rối loạn về chính trị dẫn đến đổ vỡ, sụp đổ.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Việt Nam, Trung Quốc,
Cu Ba, Triều Tiên), các Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đã biết khơi dậy, khai thác khả năng sáng tạo của con người trước
hết là nhân dân lao động và những đảng viên cộng sản ưu tú. Ở
nước ta, chính sự sáng tạo của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Đồ Sơn
(Hải Phòng) trong khoán sản xuất nông nghiệp đã mở ra một thời kỳ

15


mới chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sức mạnh của nền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta thực sự là môi trường thuận lợi cho phát huy khả
năng và tính sáng tạo của mọi thành phần kinh tế, của mọi cá nhân
trong kinh doanh sản xuất, từ đó kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho
con người - nhân dân lao động tiếp tục phát huy tiềm năng của mình

trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Mặt khác, thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy: Không có
một lĩnh vực nào của xã hội không liên quan đến nhân tố con người
và phát huy nhân tố con người. Đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc càng phải phát huy nhân tố con người
tối đa cho sự nghiệp ấy. Hiện nay, nếu chiến tranh xâm lược xảy ra
sẽ ở trình độ cao hơn, tính chất huỷ diệt lớn hơn, vì chủ nghĩa đế
quốc có thể sử dụng vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh xâm
lược. Đặt ra vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa vũ khí trang bị ở
trình độ vũ khí công nghệ cao với con người có sự phát triển mới,
nhưng suy cho đến cùng thì nhân tố con người vẫn là yếu tố quyết
định. Bởi vì, cho dù vũ khí trang bị có tối tân, hiện đại đến bao
nhiêu thì vẫn do con người chế tạo và sáng tạo ra và điều khiển. Nếu
không có con người điều khiển, sử dụng, không có ý chí của giai
cấp cầm quyền quyết định vào mục đích chiến tranh thì nó sẽ không

16


phát huy tác dụng. Cho nên, phát huy nhân tố con người trong cách
mạng nước ta vẫn là vấn đề chiến lược của mọi chiến lược.
Phát huy nhân tố con người không chỉ là vấn đề chiến lược mà
còn là vấn đề cấp bách ở nước ta hiện nay. Bởi vì, nước ta đi lên chủ
nghĩa xã hội ở điểm xuất phát thấp, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, kém phát triển. Trong khi đó yêu cầu tất yếu của chủ nghĩa
xã hội là phải tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, cho nên nó đòi hỏi phải bồi dưỡng, phát triển phát huy cao độ
nhân tố con người với tư cách là chủ thể của sự nghiệp ấy. Tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để tiến kịp với các
nước trên thế giới và khu vực cũng như nhu cầu khách quan của hội

nhập kinh tế quốc tế, khu vực hơn lúc nào hết càng phải có những
con người lao động, quản lý, có trình độ mọi mặt cao, vừa có trí tuệ,
vừa sáng tạo, có phẩm chất tốt, có như vậy mới phát huy được tiềm
năng dồi dào của đất nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Vai trò ngày càng tăng của nhân tố con người và phát huy
nhân tố con người ở nước ta hiện nay còn do sự tác động mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, buộc mỗi con
người phải tự vươn lên về mọi mặt cả về trình độ, tri thức, văn hoá,
nghề nghiệp. Đồng thời, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nhân tố
con người và nhân tố khoa học - kỹ thuật không đối lập, mâu thuẫn
mà nó bổ sung, phát triển cho nhau đều nhằm mục đích giải phóng

17


con người khỏi lao động nặng nhọc, độc hại, tạo điều kiện cho con
người phát triển toàn diện.
Xu thế tất yếu của quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế cũng tác
động mạnh mẽ đến cách mạng nước ta nói chung và việc phát huy
nhân tố con người nói riêng. Nó đòi hỏi phải có những con người
thật sự trí tuệ, kiên định, sáng tạo mới có thể lãnh đạo, quản lý, tổ
chức vận hành hoạt động của đất nước. Bảo đảm cho đất nước đủ
điều kiện hội nhập, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Trong mở
cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, thương trường ác liệt như chiến
trường, do vậy nhân tố con người càng phải được bồi dưỡng, phát
huy một cách cao độ, nếu không sẽ thua lỗ, thua thiệt, thậm chí làm
biến chất con người. Những vụ kiện về bán phá giá xuất khẩu tôm,
cá tra, cá ba sa mà phía đối phương đem lại, hoặc vụ đền bù của
Hãng hàng không Airbert, thể thao… là biểu hiện của sự yếu kém

trong nguồn lực con người ở nước ta. Do đó, việc phát huy nhân tố
con người vẫn là nguồn lực to lớn và quyết định nhất đối với sự phát
triển của đất nước trong điều kiện quốc tế hoá, hội nhập, toàn cầu
hoá hiện nay.
Thực trạng phát huy nhân tố con người ở nước ta trong những
năm qua tuy đã có hiệu quả đáng khích lệ, kinh tế - xã hội phát
triển, “đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ
rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động
trong xã hội được nâng lên đáng kể”(1); nhưng vẫn còn những hạn
1

Đảng CSVN, VK ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 150 - 151

18


chế nhất định, như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy đầy
đủ; còn tình trạng mâu thuẫn giữa đào tạo bồi dưỡng với sử dụng
nguồn nhân lực. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, kỹ sư làm việc của
cán bộ trung cấp kỹ thuật còn xảy ra khá phổ biến. Công tác quản lý
nguồn nhân lực chưa chặt chẽ còn để tình trạng chảy máu chất xám,
“lãng phí chất xám rất lớn; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất
nghiệp chiếm 5,39%”(1), “việc phân bố, sử dụng lao động trí tuệ còn
bất hợp lý”(2); đội ngũ lao động trí tuệ, nhất là trí tuệ bậc cao được
đào tạo cơ bản, nhưng lại không được sử dụng đúng chuyên môn,
nhiều người không chuyên tâm dồn hết thời gian và tài trí cho các
hoạt động sáng tạo mà bị chi phối bởi nhiều công việc khác. “Hiện
nay chưa có một cơ quan nào chuyên trách quản lý nguồn nhân lực
để có thể điều tiết mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng trong cơ cấu
kinh tế thị trường”(3); “Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để thu

hút, kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các
cá nhân cho sự phát triển con người”(4); Đầu tư cho phát huy nguồn
trí tuệ, nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu (hàng năm chỉ đạt khoảng
2% GDP trong khi đó Canada 8,8%, Mỹ 8,4%, Nhật 6,6%) (5).
“Phương pháp giáo dục đã hạn chế khả năng tư duy độc lập, sáng
tạo của người học, không khuyến khích được tư duy khoa học phát

1

“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2002, trang 119
“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2002, trang 120
3
Chiến lược nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân thời kỳ 2001 - 2010; Ban Khoa giáo TW, H,
ngày 17/01/2000
4
“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2002, trang 126
5
“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2002, trang 122
2

19


triển, vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực con
người ở nước ta”(1).
Cơ chế chính sách để động viên, phát huy nhân tố con người
còn chưa đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính sáng
tạo của con người trong hoạt động. Mặt khác, công tác giáo dục, bồi
dưỡng phẩm chất con người chưa được quan tâm đúng mức, còn để
“tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối

sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm
trọng”(2); chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tỷ lệ lao động được
đào tạo chỉ đạt 20% (trong khi thế giới là 50%), và “nhân tố văn hoá
và con người trong phát triển chưa được nhận thức đầy đủ và chưa
được coi trọng đúng mức”(3)…
Đây là những biểu hiện hạn chế yếu kém trong phát huy nhân
tố con người của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua.
Những nhược điểm đó do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan do cả môi trường, cơ chế, chính sách và bản thân từng con
người. Do vậy, việc phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng trở thành
vấn đề cấp bách hiện nay.
Như vậy, phát huy nhân tố con người là vấn đề có tính quy
luật, là chiến lược của mọi chiến lược trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay nó không chỉ
1

“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2002, trang 127
Đảng CSVN, VK ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 76
3
Đảng CSVN, NQ HN TW 9, Khoá IX, NXB CTQG, H, 2004, trang 41
2

20


là mục tiêu, động lực mà còn là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quyết
định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Do đó, phát huy
nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay đòi hỏi Đảng, Nhà nước, toàn xã hội phải

tác động đồng bộ cả cơ chế, chính sách, xây dựng môi trường, tạo
điều kiện thuận lợi cho con người - quần chúng nhân dân lao động
phát huy hết mọi tiềm năng sáng tạo của mình cho cách mạng.
2. Phát huy nhân tố con người trong xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
2.1 Phát huy nhân tố con người trong Quân đội nhân dân
Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vị trí, vai trò của phát huy nhân tố con người trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, có thể nhận thức về phát huy nhân tố
con người trong Quân đội ta trên những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Nhân tố con người trong Quân đội là những đặc
trưng trong mô hình nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, “nhân cách người chiến sĩ “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân cách người
Đảng viên cộng sản và nhân cách quân nhân cách mạng” (1). Theo
đó, nhân tố con người trong Quân đội ta là hệ thống các yếu tố, các
đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của cán
bộ, chiến sĩ; bao gồm chỉnh thể thống nhất giữa hoạt động với tổng
hoà những phẩm chất năng lực trong hoạt động quân sự của mọi
1

Nguyễn Văn Tài: Luận án tiến sĩ “Tích cực hoá nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan Quân đội trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, H, 1998, trang 29

21


quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
Hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội bao gồm hoạt

động lý luận và thực tiễn quân sự; đó là chiến đấu, huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu, sản xuất, vận động quần chúng, hoạt động lãnh đạo
chỉ huy, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyên
môn nghiệp vụ.
Phẩm chất năng lực của cán bộ, chiến sĩ là sự kết tinh hệ thống
phẩm chất nhân cách, năng lực hoạt động quân sự; trình độ tri thức
tổng hợp, tình cảm yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí quyết
chiến, quyết thắng, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hy sinh. Đồng thời
phải có kinh nghiệm, kỹ năng đặc biệt trong đấu tranh vũ trang và
phi vũ trang. Biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Quân đội, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế dộ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền dân tộc quốc
gia. Cũng như hệ thống thái độ đối với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc,
nhân dân, kẻ thù, đồng chí đồng đội và bản thân mình.
Trong mối quan hệ ấy, hệ thống phẩm chất, năng lực của cán
bộ, chiến sĩ trong Quân đội làm cơ sở điều kiện bảo đảm cho họ
hoạt động đạt chất lượng cao, hiệu quả. Đồng thời hoạt động thực
tiễn và lý luận quân sự làm nền tảng, cái suy cho cùng quyết định sự
phát triển phẩm chất năng lực của người quân nhân cách mạng đáp
ứng với yêu cầu xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới.

22


Thứ hai: Phát huy nhân tố con người trong Quân đội là quá
trình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích, phát triển đồng thời phát huy,
sử dụng đúng đắn, có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của
cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, tạo động lực phát triển của sự
nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo phương hướng

cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Phát huy nhân tố con người trong Quân đội thực chất là quá
trình tích cực hoá vai trò chủ thể của cán bộ chiến sĩ trong Quân đội.
Đó chính là những tác động của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân
đội vào người quân nhân cách mạng nhằm không ngừng nâng cao
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cán bộ chiến sĩ trong
huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất, công tác… tạo ra
động lực cho xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện và phát triển
phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Phát huy nhân tố con người trong Quân đội bao gồm cả mặt
bồi dưỡng, huấn luyện, cán bộ, chiến sĩ trở thành những quân nhân
cách mạng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; đồng thời xây dựng
môi trường văn hoá quân sự giúp cho mọi cán bộ, chiến sĩ có điều
kiện phát triển toàn diện và đặt trong mối quan hệ với sức mạnh
chiến đấu của Quân đội. Bởi vì, “sức mạnh chiến đấu là tổng thể các
nhân tố vật chất và tinh thần chiến đấu, quy định trạng thái và năng
lực thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang”(1).

1

Bách khoa toàn thư Quân sự Liên Xô, NXB QĐND, H, 1985, trang 469

23


Thứ ba: Do tính chất đặc thù của hoạt động quân sự - là lao
động xương máu, môi trường lao động rất khắc nghiệt, chịu sự chi
phối của quy luật chiến tranh - cho nên, sức mạnh của Quân đội là
sức mạnh tổng hợp, trong đó phát huy nhân tố con người trong
Quân đội là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh

chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Lê nin đã từng khẳng
định một vấn đề có tính quy luật trong chiến tranh đó là “mạnh được
yếu thua” và suy cho đến cùng thắng lợi hay thất bại trên chiến
trường là do tâm trạng người cầm súng quyết định. Thực chất, đây
là luận điểm Lê nin khẳng định vai trò quyết định của nhân tố chính
trị tinh thần - nhân tố con người trong chiến tranh.
Trong chiến tranh, nếu con người có sự vững vàng về tư
tưởng, tâm lý, mục tiêu chiến đấu, có trình độ chiến thuật cao thì
cán bộ, chiến sĩ sẽ phát huy được khả năng chiến đấu, không sợ gian
khổ, hy sinh, mưu trí, sáng tạo, cải tiến vũ khí trang bị, nâng cao
hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị sáng tạo ra cách đánh thông minh,
linh hoạt, phát huy được thế và lực của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét
sâu chỗ yếu của địch; phát huy được nghệ thuật quân sự Việt Nam
trong chiến tranh… Do đó, việc phát huy nhân tố con người trong
Quân đội là nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh chiến đấu của
Quân đội ta.
Thứ tư: Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phát huy nhân tố
con người trong Quân đội càng là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quyết
định đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Bởi

24


lẽ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng một quân đội
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nội hàm của
khái niệm bảo vệ Tổ quốc rộng hơn, yêu cầu cao hơn. Do đó, phát
huy nhân tố con người cũng đặt ra yêu cầu cao hơn, chất lượng
người quân nhân cách mạng phải ưu tú hơn.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách

mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ, kết hợp với răn đe quân sự, chúng tập trung mũi nhọn vào chống
phá Quân đội ta, từng bước làm “phi chính trị hoá” Quân đội. Thực
chất là chúng đánh vào nhân tố con người, làm cho cán bộ, chiến sĩ
phai nhạt lý tưởng chiến đấu, suy thoái về phẩm chất chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống; không còn trung thành với Đảng, Tổ quốc
và nhân dân; xói mòn niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, mất định
hướng chính trị, mất mục tiêu, phương hướng chiến đấu dẫn đến tự
tan rã. Cho nên, việc phát huy nhân tố con người trong Quân đội
càng có vị trí đặc biệt quan trọng cấp bách, cấp thiết hiện nay. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Quân sự không có chính trị như
cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(1) - cái chính trị ở đây chính là
nhân tố con người. Phải xây dựng, phát triển con người trong Quân
đội có “tư tưởng vũng, chính trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ
mạnh thì nhất định thắng”(2). Đây chính là tư tưởng xây dựng con
người phát triển toàn diện, cho nên: “Muốn cho Quân đội ta quyết
1
2

Hồ Chí Minh toàn tâp, NXB CTQG, H, 2000, tập 6, trang 318
Hồ Chí Minh toàn tâp, NXB CTQG, H, 2000, tập 6, trang 320

25


×