Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Thuyết trình báo cáo môn học SIP voip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 35 trang )

1

CÔNG NGHỆ MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

BÁO CÁO MÔN HỌC

SIP / VoIP
GVHD:

PGS.TS Lê Trung Quân

Học viên thực hiện:
Trương Hoàng An

CH1502026

Trương Xuân Vinh

CH1502044


2

Introduction
● SIP
➢ Tổng quan
➢ Kiến trúc của SIP
➢ Các thông điệp trong giao thức SIP
➢ Thiết lập tiến trình
➢ Registration
● VoIP


➢ Tổng quan
➢ Ưu, khuyết điểm của VoIP
➢ Kiến trúc
➢ Các hình thức gọi VoIP
➢ Bảo mật trong VoIP


3

SIP - Tổng quan
● Ý tưởng về truyền dữ liệu thoại qua mạng Internet là không mới, nó được

khởi nguồn ngay từ năm 1977.
● Đầu tiên SIP chỉ đơn thuần là một giao thức dùng để thiết lập phiên quảng

bá cho Internet (từ giữa đến cuối thập kỷ 90), sau đó người ta đã phát hiện
ra rằng nó cũng rất thích hợp trong liên lạc cá nhân.
● SIP được tiêu chuẩn hóa lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1999 trong bộ tiêu

chuẩn RFC 2543. SIP được sửa đổi vào tháng 5 năm 2002 trong tiêu chuẩn
RFC 3261


4

SIP - Tổng quan
● Giao thức SIP (Secssion Initiation Protocol ) là giao thức báo hiệu điều
khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên
truyền thông đa phương tiện ( multimedia ) có một hoặc nhiều người tham
gia.

● Các phiên multimedia bao gồm thoại internet, hội nghị và các ứng dụng
tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm
thanh, hình ảnh và dữ liệu.
● SIP hỗ trợ các phiên đơn (unicast) và đa (multicast) tương ứng các cuộc
gọi điểm tới điểm và cuộc gọi đa điểm.


5

SIP - Kiến trúc


6

SIP - Kiến trúc
● SIP User Agent Client (UA Client)
➢Khởi tạo yêu cầu cuộc gọi
➢Gửi các thông điệp SIP request

● SIP User Agent Server (UA Server)
➢Đáp ứng yêu cầu cuộc gọi
➢Chấp nhận, gửi lại và từ chối các thông điệp SIP request

● SIP User Agent (UA) trong một vài trường hợp có thể hoạt động ở cả
vai trò là UA Client và UA Server.
➢Một thiết bị đầu cuối SIP phải thực hiện chức năng của cả SIP Client và SIP
server vì nó phải gửi SIP request và trả lời SIP response


7


SIP - Kiến trúc

● Proxy Server: có chức năng chuyển tiếp các thông điệp yêu cầu
(request) và trả lời (response).
➢Một số tính năng khác của Proxy Server: xác định tính hợp lệ của bản tin, xác
thực người sử dụng, phân nhánh các request, phân giải địa chỉ, hủy bỏ các
cuộc gọi đang chờ.
➢Một Proxy Server được thiết kế trong suốt với các UA. Các Proxy Server
được phép thay đổi các bản tin chỉ theo một số cách cụ thể và hạn chế.
➢Các Proxy Server có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau và trong
các vị trí khác nhau trong mạng.


8

SIP - Kiến trúc

● Redirect Server: làm chức năng định vị và truy nhập dữ liệu để tìm và
gửi trả lại cho các yêu cầu request bằng địa chỉ IP của người dùng
hoặc của Location Server.
● Registrar/Registration Server: làm nhiệm vụ mapping giữa định danh
người dùng(user ID) và địa chỉ IP của họ.
● Location Server:
➢Cơ sở dữ liệu lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP.
➢Thông thường sẽ được kết nối với Registration Server
➢Một hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ định vị tương tự như DNS server.


9


SIP - Các thông điệp



Có hai loại thông điệp trong giao thức SIP:
➢Thông điệp Request: được gửi bở các UA Client tới một hoặc nhiều UA
Server khác nhau.
➢Thông điệp Response: được gửi bởi UA Server để trả lời các thông điệp
Request

● Thông diệp của SIP được mã hóa dưới dạng text.


10

SIP - Các thông điệp
Các bản tin Request của giao thức SIP gồm có:
● INVITE : bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời thiết bị đầu cuối
khác tham gia.
● ACK : bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được bản tin trả lời cho bản tin
INVITE.
● BYE : bắt đầu kết thúc cuộc gọi.
● CANCEL : hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi.
● REGISTER : đầu cuối SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với Registration Server.
● OPTION : sử dụng để xác định chức năng của máy chủ.
● INFO : sử dụng để tải các thông tin như âm báo DTMF.


11


SIP - Các thông điệp
Giao thức SIP có nhiều điểm trùng hợp với giao thức HTTP. Các bản tin Response cho
các bản tin SIP Request gồm có :
● 1xx – các bản tin chung
● 2xx – thành công
● 3xx - chuyển địa chỉ
● 4xx – yêu cầu không được đáp ứng
● 5xx - sự cố của máy chủ
● 6xx - sự cố toàn mạng
Các bản tin SIP có khuôn dạng text, tương tự như HTTP. Mào đầu của bản tin SIP cũng
tương tự như HTTP và SIP cũng hỗ trợ MIME (một số chuẩn về email).


12

SIP - Các thông điệp


13

SIP - Thiết lập cuộc gọi qua Proxy Server


14

SIP - Thiết lập cuộc gọi qua Proxy Server


Bước 1: gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền hotmail.com, bản tin này đến proxy

server SIP của miền hotmail.com (Bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và
được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com).



Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định
vị trí hiện tại của UserB.



Bước 3: Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử là ).



Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới Proxy server thêm địa chỉ của nó trong
một trường của bản tin INVITE.



Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.



Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về



Bước 7: gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy server.




Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho



Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm cuối
để truyền tín hiệu thoại.



Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE và
ACK giữa hai điểm cuối.


15

SIP - Thiết lập cuộc gọi qua Redirect Server


16

SIP - Thiết lập cuộc gọi qua Proxy Server
● Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu này có
thể đi từ một proxy server khác).
● Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.
● Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.
● Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát yêu
cầu INVITE như proxy server.
● Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự
trao đổi thành công.

● Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ đượctrả lại bởi
Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 OK),
và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập.


17

SIP - Registration
● UA đăng kí ánh xạ giữa địa chỉ IP và địa chỉ SIP với Registration Server.

● Registration Server có nhiệm vụ duy trì một cơ sở dữ liệu phục vụ cho
Proxy Server dùng trong việc route các thông điệp SIP Request tới đích
một cách chính xác.


18

SIP - Registration


19

VoIP - Tổng quan


Dịch vụ điện thoại IP (VoIP) là dịch vụ ứng dụng
cao cấp cho phép truyền tải các cuộc đàm thoại sử
dụng hạ tầng mạng IP.




Nguyên tắc VoIP gồm việc số hóa tín hiệu giọng nói,
nén tín hiệu đã số hóa, chia tín hiệu thành các gói và
truyền những gói số liệu này trên nền IP. Đến nơi
nhận, các gói số liệu được ghép lại, giải mã ra tín
hiệu analog để phục hồi âm thanh.



Trong dịch vụ điện thoại IP có thể có sự tham gia 3
loại đối tượng cung cấp dịch vụ như sau:
➢ Nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP
➢ Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet ITSP
➢ Nhà cung cấp dịch vụ trong mạng chuyển
mạch kênh


20

VoIP - Ưu, khuyết điểm
Các ưu điểm của VoIP:

Các khuyết điểm của VoIP:

● Giảm chi phí cuộc gọi

● Kỹ thuật phức tạp

● Khả năng mở rộng


● Vấn đề về bảo mật

● Không cần nhiều thông tin điều

● Không thể kết nối các dịch vụ

khiển để thiết lập kênh truyền
vật lý.

khẩn cấp
● Không thể sử dụng khi mất điện

● Quản lý băng thông

Ngoài ra, VoIP còn gặp phải một số

● Nhiều tính năng dịch vụ

khó khăn khi triển khai dịch vụ

● Khả năng Multimedia

● Vấn đề tiêu chuẩn
● Vấn đề mạng truyền tải
● Vấn đề dung lượng thiết bị


21

VoIP - Kiến trúc

● Mô hình kiến trúc mạng VoIP


22

VoIP - Kiến trúc

● IP Phone (hay còn gọi là SoftPhone): Là thiết bị giao diện đầu cuối
phía người dùng với mạng VoIP. Cấu tạo chính của một IP Phone
gồm hai thành phần chính:
➢Thành phần báo hiệu mạng VoIP: Báo hiệu có thể là H.323 sử dụng giao thức
TCP hay SIP sử dụng UDP hoặc TCP làm giao thức truyền tải của mình
➢Thành phần truyền tải media: Sử dụng RTP để truyền luồng media với chất
lượng thời gian thực và được điều khiển theo giao thức RTCP.


23

VoIP - Kiến trúc
● VoIP Server: Chức năng chính của Server trong mạng VoIP tùy thuộc
vào giao thức báo hiệu được sử dụng. Nhưng về mô hình chung thì VoIP
Server thực hiện các chức năng sau:
➢ Định tuyến bản tin báo hiệu trong mạng VoIP.
➢ Đăng kí, xác thực người sử dụng.
➢ Dịch địa chỉ trong mạng.
● VoIP Server trong mạng như là đầu não chỉ huy mọi hoạt động của
mạng. Server có thể tích hợp tất cả các chức năng (SoftSwitch) hoặc nằm
tách biệt trên các Server chức năng khác nhau (Location Server,
Registrar Server, Proxy Server,…)



24

VoIP - Kiến trúc
Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua hai bước:
● Call setup: trong quá trình này, người gọi phải xác định vị trí (thông qua
địa chỉ của người nhận) và yêu cầu một kết nối để liên lạc với người nhận.
Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server giữa
hai người sẽ thiết lập một cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu
voice.


25

VoIP - Kiến trúc
● Voice data processing: tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi
sang tín hiệu số (digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền
(bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa. Các voice samples sau đó sẽ được
chèn vào các gói dữ liệu để vận chuyển trên mạng.
● Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (real-time transport
protocol). Một gói tin RTP có các field chứa dữ liệu cần thiết cho việc
biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe.
● Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP. Ở thiết bị cuối, tiến
trình được thực hiện ngược lại.


×