Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Đặc Điểm Phân Bố Của Thân Mềm Chân Bụng (Gastropoda) Trên Cạn Ở Rừng Thạch Thành (Thanh Hóa) Thuộc Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 108 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

Header Page 1 of 126.

/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG VĂN HÀO

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA THÂN MỀM
CHÂN BỤNG (Gastropoda) TRÊN CẠN Ở
RỪNG THẠCH THÀNH (THANH HOÁ)
THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ VĂN NHƯỢNG

Thái Nguyên, 2013

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thực địa ở rừng Thạch
Lâm, Thạch Thành (Thanh Hóa) thuộc Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Việt
Nam dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Văn Nhƣợng. Các số liệu
về kết quả của luận văn là trung thực, khách quan và chƣa đƣợc công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Lương Văn Hào

Footer Page 2Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 3 of 126.

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn trƣớc tiên tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS. TS. Đỗ Văn Nhƣợng đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức
thực tế, phƣơng pháp luận, đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Vƣờn Quốc gia Hoàng
Liên, đặc biệt ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vƣờn đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi đƣợc tham gia học tập; cảm ơn ông Trƣơng Quang Bích và ông Đỗ

Văn Lập, Ban giám đốc VQG Cúc Phƣơng đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong
quá trình nghiên cứu thực địa, cung cấp các tài liệu tham khảo viết luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng vô cùng biết ơn các em sinh viên, Lƣu Thị Thanh Hƣơng
(Đại học Sƣ phạm Hà Nội) đã giúp đỡ rất nhiều trong phân tích mẫu, Lƣơng
Văn Hoàng (Đại học Nông Lâm Bắc Giang), Đỗ Đức Sáng (nghiên cứu sinh,
Giảng viên Đại học Tây Bắc) cùng đồng nghiệp và bạn bè Hoàng Trƣờng
Giang, Lã Thị Quỳnh, Chu Văn Tấn, Nguyễn Kim Hoàng, ngƣời vợ và là
đồng nghiệp Nguyễn Thị Hồng Thắm đã trợ giúp và khích lệ tôi trong quá
trình thu thập mẫu vật, tài liệu, chỉnh sửa ảnh, tính toán số liệu phục vụ viết
luận văn.
Nhiều sự giúp đỡ quý báu của cá nhân, ngƣời dân địa phƣơng đã
tham gia trực tiếp vào công việc thực địa, trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện
nơi ăn, chỗ ở, qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó.
Lời cảm ơn chân tình tới các đồng nghiệp nƣớc ngoài, Giáo sƣ Fred
Naggs (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh), Tiến sĩ Miklos Szekeres
(Viện sinh học thực vật, Viện hàn lâm khoa học Hungari) đã trợ giúp về kinh
phí thu thập số liệu hiện trƣờng, cung cấp tài liệu và giúp kiểm tra mẫu vật,
định tên một số loài Ốc cạn ở Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Lương Văn Hào

Footer Page 3Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>


Header Page 4 of 126.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................... 4
1.1. 1. Nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên thế giới ................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam ..................................... 5
1.1.3. Nghiên cứu ở VQG Cúc Phương ............................................................ 8
1.2. Một số nét khái quát khu vực nghiên cứu ............................................... 10
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................ 10
1.2.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 12
1.2.3.1. Chế độ nhiệt ...................................................................................... 12
1.2.3.2. Chế độ mưa ....................................................................................... 12
1.2.3.3. Độ ẩm không khí .............................................................................. 12
1.2.3.4. Thủy văn ............................................................................................ 13

1.2.3.5. Đặc điểm khu hệ động, thực vật ở Thạch Lâm, Thạch Thành .......... 14
1.2.4. Tình hình kinh tế và xã hội ................................................................... 16
1.2.4.1. Cơ cấu kinh tế ................................................................................... 16
1.2.4.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 17
1.2.4.3. Tình hình y tế, giáo dục, văn hóa ...................................................... 17
1.2.4.4. Thành phần dân tộc ........................................................................... 17
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 19
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên cạn ........................... 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 20

Footer Page 4Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 5 of 126.

iv
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 20
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 20
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 21
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 21
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .......................................... 21
2.3.1.2. Điều tra, phỏng vấn dân địa phương ................................................. 23
2.3.1.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .............................. 23
2.3.1.4. Giải pháp thực hiện đề tài ................................................................. 25

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 27
3.1. Thành phần loài và đa dạng thân mềm chân bụng ở khu vực nghiên cứu ....... 27
3.1.1. Thành phần loài khu vực nghiên cứu ................................................... 27
3.1.2. Mức độ đa dạng các loài Ốc cạn khu vực nghiên cứu ......................... 34
3.1.2.1. Đa dạng loài khu vực nghiên cứu ..................................................... 34
3.1.2.2. Đặc điểm hình thái các loài trong khu vực nghiên cứu .................... 36
3.2. Đặc điểm phân bố ở khu vực nghiên cứu ............................................... 55
3.2.1. Phân bố loài theo sinh cảnh ................................................................. 61
3.2.1.1. Rừng già trên núi đá vôi (Rgnđ) ....................................................... 61
3.2.1.2. Rừng thứ sinh trên núi đá vôi (Rtsnđ) ................................................ 63
3.2.1.3. Rừng nghèo trên núi đá vôi (Rnnđ) ................................................... 66
3.2.1.4. Rừng thứ sinh trên đồi đất (Ttsđđ) .................................................... 68
3.2.1.5. Tre, nứa (Tr) ...................................................................................... 70
3.2.1.6. Rừng tái sinh sau nương rẫy (Rtsnr) ................................................ 72
3.2.1.7. Sinh cảnh nhân tác (Nr) .................................................................... 74
3.2.2. Phân bố theo địa hình núi đá vôi và núi đất ........................................ 74
3.2.2.1. Thành phần loài phân bố theo địa hình núi đá vôi ............................ 76
3.2.2.2. Thành phần loài phân bố theo địa hình núi đất ................................. 78
3.3. Giá trị sử dụng ......................................................................................... 80
3.3.1. Nhận biết về thành phần loài và tình trạng Ốc cạn ở Thạch Lâm ...... 80
3.3.2. Về giá trị sử dụng làm thực phẩm và thương mại ............................... 81
3.3.3. Giá trị y dược ....................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 84
1. Kết luận ...................................................................................................... 84
2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp bảo tồn ...................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 89

Footer Page 5Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu


/>

Header Page 6 of 126.

v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

VQG

: Vƣờn Quốc gia

Rgnđ

: Rừng già trên núi đá vôi

Rtsnđ

: Rừng thứ sinh trên núi đá vôi

Rnnđ

: Rừng nghèo trên núi đá vôi

Rtsđđ

: Rừng thứ sinh trên đồi đất

Rtsnr


: Rừng tái sinh sau nƣơng rẫy

Tr

: Rừng tre nứa

Nr

: Nƣơng rẫy

Footer Page 6Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 7 of 126.

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực VQG Cúc Phƣơng................ 13
Bảng 1.2: Số lƣợng Taxon trong các ngành thực vật bậc cao ở Cúc Phƣơng........ 15
Bảng 2.1: Phân chia mức độ phân bố Ốc cạn theo sinh cảnh ......................... 25
Bảng 3.1: Danh sách các loài Ốc cạn ở Thạch Lâm, Thạch Thành ................ 28
Bảng 3.2: Tính đa dạng các loài thuộc các họ Ốc cạn ở Thạch Lâm ............. 34
Bảng 3.3: Đa dạng Ốc cạn ở một số vùng núi đá vôi ở Miền Bắc Việt Nam. ......... 35
Bảng 3.4: Vị trí các ô nghiên cứu ở Thạch Lâm, Thạch Thành ..................... 54


Footer Page 7Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 8 of 126.

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ khu vực Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng .................................. 11
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu Ốc cạn ở Thạch Lâm ................................. 20
Hình 2.2: Hình thái ngoài và một phần bên trong của vỏ Ốc cạn ................... 23
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc phân loại Ốc cạn ở Thạch Lâm, Thạch Thành
(VQG Cúc Phƣơng) ....................................................................... 33
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh đa dạng loài Ốc cạn giữa một số vùng
núi đá vôi ở phía Bắc Việt Nam .................................................... 36
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố các loài theo sinh cảnh . ....................................... 55
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố các họ theo sinh cảnh ........................................... 57
Hình 3.5. Biểu đồ phân bố các họ theo địa hình ............................................. 58
Hình 3.6. Biểu đồ phân bố các loài trên cả hai kiểu địa hình ...................................59
Hình 3.7. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng già trên núi đá vôi.........62
Hình 3.8. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi . ....... 65
Hình 3.9. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng nghèo trên núi đá vôi.......... 67
Hình 3.10. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng thứ sinh trên đồi đất .. ....... 69
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng tre nứa ........................ 71
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố loài theo sinh cảnh rừng thứ sinh sau nƣơng rẫy ......... 73
Hình 3.13. Biểu đồ phân bố các loài trên cả hai kiểu địa hình ....................... 75
Hình 3.14. Biểu đồ phân bố loài trên địa hình núi đá vôi ............................... 77

Hình 3.15. Biểu đồ phân bố loài trên địa hình núi đất ................................... 79

Footer Page 8Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 9 of 126.

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7 lớp thuộc
Ngành thân mềm (Mollusca) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái
và giá trị thực tiễn đối với con ngƣời. Trong lớp Chân bụng có 3 phân lớp:
phân lớp Mang trƣớc (Prosobranchia), phân lớp Mang sau (Opisthobranchia)
và Phân lớp Có phổi (Pulmonata). Trong 3 phân lớp này, phân lớp Mang sau
hoàn toàn ở biển, phân lớp mang trƣớc tỷ lệ loài sống ở nƣớc chiếm phần lớn
còn một số ở cạn, phân lớp Pulmonata sống trên cạn.
Trải qua sự tiến hóa hàng triệu năm của Thân mềm Chân bụng đã phát
sinh nhiều loài và có số lƣợng loài phong phú chỉ đứng thứ hai sau lớp Côn
trùng [159, 174]. Đặc biệt nhóm ở cạn với các môi trƣờng sống đặc trƣng đã
hình thành nên đa dạng cao. Rất nhiều loài trong số chúng là nguồn thực
phẩm quan trọng đối với con ngƣời [2, 166]. Cách đây khoảng 7.500 năm,
những hóa thạch giống Cyclophorus (Cyclophoridae) ở động Ngƣời Xƣa
Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng là minh chứng ngƣời cổ đại đã sử dụng làm
nguồn thực phẩm [16]. Trong hệ sinh thái, Ốc cạn là thành phần không thể
thiếu trong chuỗi và lƣới thức ăn, đặc biệt với một số loài chim, loài thú ăn

thịt nhỏ. Trong chu trình phân giải vật chất, Ốc cạn là nhóm ăn thực vật bậc
thấp và mùn bã ở tầng thảm mục.
Tuy nhiên nhiều loài trong số chúng là vật chủ trung gian, lan truyền
gây bệnh cho con ngƣời và động vật [164, 165]. Ngoài ra, một số loài có thể
phá hoại mùa màng (Ốc sên- Achatina fulica) [165].
Ở Việt Nam các nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng còn hạn chế,
nhiều vùng chƣa có dẫn liệu. Các nghiên cứu tuy từ rất sớm nhƣng kéo dài
nhiều thế kỷ, kết quả nghiên cứu chƣa phản ảnh đầy đủ về đa dạng, đặc trƣng
về hình thái, kích thƣớc, phân loại, phân bố, giá trị trong thực tiễn.

Footer Page 9Số
of hóa
126.bởi trung tâm học liệu

/>

Header Page 10 of 126.

2
Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng hiện tại bị chia cắt thành 2 phần độc lập
bởi sông Bƣởi và đƣờng Hồ Chí Minh. Phần lớn diện tích (18.000 ha) nằm ở
phía Đông của sông Bƣởi và khoảng 2.000 ha rừng nằm ở phía Tây sông Bƣởi
[8]. Phần phía Tây bao gồm các xã Thạch Lâm (chiếm đại bộ phận diện tích
rừng trên núi đá vôi) và các xã Ân Nghĩa, Tân Mỹ thuộc tỉnh Hòa Bình.
Vì đặc trƣng khu vực VQG Cúc Phƣơng hiện tại chia cắt thành 2 vùng
nhƣ trên, cho nên trong khuôn khổ của luận văn này chỉ dừng lại ở mức độ
nghiên cứu về thành phần loài và đặc trƣng phân bố của Thân mềm Chân
bụng ở cạn khu vực phía Tây của sông Bƣởi thuộc Thạch Thành, Thạch Lâm
(Thanh Hóa), VQG Cúc Phƣơng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng

(Gastropoda) trên cạn ở rừng Thạch Thành (Thanh Hóa) thuộc Vườn Quốc
gia Cúc Phương”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung: bƣớc đầu xây dựng cơ sở thông tin về đa dạng khu
hệ Ốc cạn, xem xét mối quan hệ của chúng với sinh cảnh tự nhiên và mối liên
quan đến cộng đồng dân cƣ sống gần rừng; đồng thời là cơ sở khoa học và
thực tiễn cho chính quyền địa phƣơng và Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh
Ninh Bình đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định thành phần và đa dạng các loài Thân mềm Chân bụng trên
cạn trong khu rừng Thạch Lâm, Thạch Thành (Thanh Hóa) thuộc Vƣờn Quốc
gia Cúc Phƣơng;
+ Tìm hiểu đặc điểm phân bố của chúng trên các sinh cảnh và địa hình
thuộc khu vực nghiên cứu và giá trị sử dụng chúng;
+ Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của cộng đồng dân
cƣ vùng đệm vào tài nguyên rừng Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 10
126.

/>

Header Page 11 of 126.

3
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề cập đến thành phần loài Thân mềm Chân bụng ở cạn với
các bậc phân loại, phát hiện sự đa dạng về hình thái, phân bố trong các kiểu

rừng, trên các kiểu địa hình núi đá vôi và đồi đất.
Tìm hiểu về giá trị thực tiễn và tình trạng của chúng. Các nghiên
cứu đƣợc tiến hành trên các sinh cảnh, các ô nghiên cứu đại diện ở phía
Tây sông Bƣởi thuộc xã Thạch Lâm, Thạch Thành (Thanh Hóa) thuộc
VQG Cúc Phƣơng.
4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý luận khoa học và
thực tế cho công tác điều tra đa dạng thành phần loài Ốc cạn ở khu vực Thạch
Lâm, Thạch Thành, đồng thời tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về sự phân bố
của chúng trong các kiểu sinh cảnh và địa hình trong khu vực, đặc biệt là
phân bố trên các kiểu sinh cảnh thuộc núi đá vôi.
Việc nghiên cứu về tình trạng và giá trị của chúng còn ít đƣợc quan tâm
vì thế với kết quả và phƣơng pháp nghiên cứu ban đầu này sẽ tạo tiền đề cho
việc thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về giá trị của các loài Thân mềm Chân
bụng ở các khu rừng núi đá vôi và bổ sung thông tin cho tình trạng các loài
đƣợc phát hiện đặc biệt đối với các loài chỉ thu đƣợc mẫu chết.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 11
126.

/>

Header Page 12 of 126.

4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. 1. Nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên thế giới
Nghiên cứu phân loại sinh vật nói chung và Ốc cạn nói riêng có lịch sử
lâu đời, sớm nhất có thể kể đến nhà khoa học ngƣời Hy Lạp, Aristotle (384322 trƣớc công nguyên) và sau đó ngƣời đƣa ra hệ thống phân loại sinh vật
chuẩn xác hơn, nhà khoa học nổi tiếng Carolus Linnaeus, trong ấn phẩm “Hệ
thống tự nhiên”, xuất bản năm 1735. Việc hoàn thiện hệ thống phân loại sinh
vật tiếp tục đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện vào thế kỷ XVIII, XIX, và XX:
Haeckel, 1866; Chatton, 1925; Copeland, 1938; Whittaker, 1969; Woesse và
cộng sự, 1990 và Cavalier-Smith, 1998 [174]. Đây là giai đoạn khởi đầu của
nghiên cứu cơ bản về sinh vật nói chung và Ốc cạn nói riêng vì thế số lƣợng
nhà nghiên cứu còn ít, trong phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu thực hiện trong
các nhà bảo tàng và một số quốc gia Châu âu.
Ốc cạn nói chung đƣợc nghiên cứu từ giữa cuối thế kỷ XVIII bằng việc
sắp xếp hệ thống tên cho các bậc phân loại. Linnaeus, 1758 đã định tên cho
Ngành thân mềm (Mollusca), Cuvier, 1795 đã xác định tên cho lớp Chân
bụng (Gastropoda). Ở thế kỷ XVIII kết quả nghiên cứu về Ốc cạn mới chỉ
dừng lại trong phạm vi xây dựng hệ thống phân loại và mới tới ngành và lớp
là chủ yếu, các nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu và phân loại tới giống, loài
hầu nhƣ chƣa làm đƣợc.
Từ đầu thế kỷ XIX tới giữa thế kỷ XXI là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
của ngành khoa học nghiên cứu cơ bản về sinh vật nói chung và Ốc cạn nói
riêng. Hầu hết các phát hiện trong giai đoạn này có số lƣợng lớn, đƣợc công
bố bởi nhiều nhà khoa học, tiến hành trên phạm vi rộng khắp thế giới. Các
nhà khoa học tiêu biểu nghiên cứu về Châu Á thuộc các nƣớc Pháp, Anh,
Đức, Hà Lan. Nhiều công trình có ý nghĩa và giá trị khoa học cao, tiêu biểu
Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 12
126.


/>

Header Page 13 of 126.

5
thuộc các tác giả: Souleyet (1841,1841); Pfeiffer (1848-1877) Morlet, L .
(1886); Fisher, P. (1898); Bavay, A. và Dautzenberg (1899-1912); Fischer, H.
và Dautzenberg (1904); Mabille, J. (1887)... Giai đoạn này nhiều bảo tàng
trên thế giới đã thu thập đƣợc một khối lƣợng mẫu khổng lồ, các tác giả đã
công bố đƣợc một số lƣợng loài lớn với các mô tả chi tiết hơn về hình thái và
giải phẫu. Có thể nói quá trình nghiên cứu trong giai đoạn này đã tạo đƣợc đà
nghiên cứu sâu và rộng hơn về Ốc cạn trên toàn thế giới, tuy nhiên vì kết quả
nghiên cứu và các công bố trƣớc đây (cả mẫu vật và tài liệu in ấn) chỉ tập
trung ở một số bảo tàng lớn trên thế giới nên việc tiếp cận và sử dụng các tài
liệu này còn hạn chế, không phổ biến.
1.1.2. Nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng trên cạn ở Việt Nam thực sự
bắt đầu vào những năm giữa của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ yếu do các
tác giả nƣớc ngoài thực hiện.
Các dẫn liệu đầu tiên về Ốc cạn ở Việt Nam đã có trong công trình
khảo sát về trai Ốc cạn ở Đông Dƣơng của Souleyet từ năm 1841-1842, trong
đó đã ghi nhận một số loài Ốc cạn ở miền Trung Việt Nam, nhƣ: Streptaxis
aberratus, S. deplexus, Eluota touranensis..
Năm 1848-1877, công trình nghiên cứu của L. Pfeiffer đã cho những
dẫn liệu về Ốc cạn ở các đảo Nam Bộ nhƣ Côn Đảo, Phú Quốc, đã phát hiện
tới hàng chục loài mới: Streptaxis ebuneus, Trochomorpha saigonensis..[15]
Những nghiên cứu về Ốc cạn ở vùng Nam Bộ và Trung Bộ đƣợc tiếp
tục đến những năm 60 của thế kỷ XIX, điển hình nhƣ công trình của Crosse et
Fischer (1863,1864,1869), Mabile et Le Mesle (1866), Cross (1867,1868).
Trong giai đoạn này, những dẫn liệu về Ốc cạn ở khu vực phía Bắc

Việt Nam còn rất ít, chỉ có một số loài nhƣ Camaena illustris trong nghiên
cứu của Pfeiffer ở Lạng Sơn, Alycaeus anceyi trong nghiên cứu của Souleyet
ở đảo Kế Bào (Quảng Ninh)... Các công trình về Ốc cạn ở miền Bắc chỉ xuất

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 13
126.

/>

Header Page 14 of 126.

6
hiện nhiều vào cuối thế kỷ XIX, với các nghiên cứu của Fischer (1848, 1864);
Morlet (1886, 1891, 1892); Hamonville (1887), Dautzenberg (1893); Bavay et
Dautzenberg (1899, 1900-1903); Dautzenberg et Fischer (1905)..
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX
ở Việt Nam, đã phát hiện 448 loài và phân loài Ốc cạn, đã công bố trong 83
tài liệu xuất bản từ năm 1841 đến 1900 [15]. Tuy nhiên thành phần loài Ốc
cạn ở Việt Nam trong thời gian này còn chƣa đầy đủ và cần phải xem xét về
phân loại học.
Trong thời gian từ đầu thế kỉ XX đến 1975, chiến tranh vẫn diễn ra ở
Việt Nam, việc nghiên cứu Ốc cạn cũng nhƣ các nhóm Ốc khác ở Đông
Dƣơng hầu nhƣ ngừng lại. Chỉ có một số ít khảo sát kết hợp với địa chất ở các
đảo: Hoàng Sa (Paracels), Bạch Long Vĩ (Saurin, 1955,1960) và một số điểm
khác ở Bắc Bộ (S.Jaeckel, 1950; Varga, 1963)[3]. Các công trình trong giai
đoạn này bổ sung thêm 82 loài cho khu vực Ốc cạn ở Việt Nam.
Sau chiến tranh rất lâu, các công trình nghiên cứu về Thân mềm Chân
bụng trên cạn mới tiếp đƣợc tiến hành do các tác giả nƣớc ngoài thực hiện.

Năm 2003, Vermeulen và Maassen đã khảo sát thành phần loài và phân bố
của Ốc cạn ở một số khu vực phía Bắc nhƣ: Pù Luông (Thanh Hóa), Hạ Long,
Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà Nam) nhƣng
công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở báo cáo, chƣa đƣợc công bố. Trong
báo cáo này, phân lớp Mang trƣớc có 73 loài, ốc Có phổi có 186 loài, 123 loài
chƣa xác định đƣợc vị trí phân loại, có thể là loài mới cho khoa học [21]. Năm
2006, Wim J.M. Maaseen công bố 4 loài ốc mới (Arina angduensis, A.
lounboesis, Eostrobilops infrequens, Hemiplecta esculenta) ở phía Bắc Việt
Nam [49]. Năm 2007, Wim J. M. Maassen và E. Gittenberger đã công bố 3
loài Ốc cạn mới (Leptacme cuongi, Oospira duci, Atraiphaedusa smithi)
thuộc họ Clausiliidae ở phía Bắc Việt Nam [48].

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 14
126.

/>

Header Page 15 of 126.

7
Trong giai đoạn 2007-2013 một số công trình nghiên cứu trên diện
rộng, từ miền Trung ra miền Bắc Việt Nam đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa
Việt Nam và nƣớc ngoài, trong đó có các công trình: nghiên cứu khu hệ Ốc
cạn miền Bắc Việt Nam của nhóm nghiên cứu Ohara, K., Okubo, K., Otani,
U.J., Lƣơng Văn Hào (2008, báo cáo chƣa xuất bản) phát hiện đƣợc 107 loài
thuộc 17 họ; Kenji Ohara, K. Okubo, K., Ishibe, T., Nakahra, Y., Otani, U.J.,
Lƣơng Văn Hào, Phạm Văn Sáng, (2009, báo cáo chƣa xuất bản) phát hiện
đƣợc 165 loài thuộc 18 họ; Fred Naggs, John Albert, Lƣơng Văn Hào, Phạm

Văn Sáng (2007-2013, bản thảo chuẩn bị công bố) với số lƣợng loài tới gần
200 loài thuộc 20 họ (tài liệu cá nhân chƣa công bố).
Ngoài các tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu về Ốc cạn, mới đây, năm
2005, các tác giả Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuân, Hoàng Đức Đạt
mới đề cập đến hai loài ốc núi là: Cyclophorus anamiticus H.Cros, 1867 và
C.martencianus Mollendoff, 1874 đang dùng làm thực phẩm ở núi Bà Đen
(Tây Ninh) [4]. Năm 2006, Nguyễn Thị Cậy đã cung cấp dẫn liệu 29 loài và
đặc điểm phân bố của Ốc cạn của khu vực thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
trong đó có 8 loài lần đầu gặp ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Việt Nam [1]. Năm
2009, Khổng Thúy Anh đã nghiên cứu tại xóm Dù thuộc VQG Xuân Sơn,
(Phú Thọ), đã xác định đƣợc 44 loài [9].
Từ năm 2009 đến 2013, Đỗ Văn Nhƣợng và cộng sự đã có hàng loạt
công bố phát hiện về thành phần loài ở một số khu vực phía Bắc Việt Nam,
nhƣ: 29 loài ở Tam Đảo, 44 loài ở xóm Dù, VQG Xuân Sơn (Phú Thọ), 23
loài ở núi đá vôi Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), 36 loài ở núi Voi (An Lão, Hải
Phòng), 46 loài ở thôn Rẫy (Quyết Thắng, Hữu Lũng, Lạng Sơn)[10,11,12].
Các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ bắt đầu nghiên cứu về Ốc cạn,
tháng 10/2010, Đinh Phƣơng Dung đã xác định đƣợc 50 loài ở Tây Trang
(Điện Biên), ngay tiếp đó, Nguyễn Thị Ngọc Anh cung cấp 48 loài Ốc cạn,
trong đó có 36 loài chƣa từng gặp ở nơi nào khác tại Việt Nam ngoài khu vực

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 15
126.

/>

Header Page 16 of 126.


8
Hàm Rồng (Thanh Hóa)[9]. Năm 2011, Nguyễn Thị Nhàn trong nghiên cứu
về thành phần loài và đặc điểm phân bố của Ốc cạn ở Thúc Thủy (An Khang,
thị xã Tuyên Quang), đã xác định đƣợc 58 loài, thuộc 18 họ. Năm 2012,
Nguyễn Thị Quỳnh đã phát hiện 62 loài thuộc 20 họ, trong đó có 12 loài còn
chƣa xác định đƣợc chính xác tên loài. Cùng năm này, Trần Thập Nhất cũng
công bố 73 loài, trong đó mới xác định đƣợc 50 loài. Những đóng góp trên rất
có ý nghĩa để sau này có hệ thống dẫn liệu Ốc cạn ở Việt Nam nói chung.
Nhƣ vậy, có thể thấy, Ốc cạn ở Việt Nam đã đƣợc điều tra nghiên cứu
từ rất sớm (thế kỷ XIX), tuy nhiên việc nghiên cứu không đƣợc diễn ra liên
tục từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XXI. Mặt khác, địa bàn nghiên cứu Ốc
cạn cho đến nay chủ yếu là vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Bộ của Việt
Nam. Vùng đồng bằng và vùng ven biển còn ít đƣợc khảo sát. Dựa trên những
nghiên cứu cũ và mới, thống kê đƣợc thành phần loài Ốc cạn ở Việt Nam hiện
nay khoảng 884 loài [15]. Trong đó, các loài mang nhiều tính đặc trƣng, rất
nhiều loài mới mô tả ở Việt Nam và nhiều loài là đặc hữu.
Từ tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy: Khu hệ Ốc cạn ở Việt Nam
hiện nay chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, phân bố, sinh học,
sinh thái, cũng nhƣ các vấn đề nghiên cứu ứng dụng. Vì vậy, cần đƣợc tăng
cƣờng nghiên cứu Ốc cạn ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Khu vực rừng Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa) nằm phía tây
sông Bƣởi thuộc VQG Cúc Phƣơng cho tới nay vẫn chƣa có dẫn liệu về Thân
mềm Chân bụng ở cạn. Vì vậy, nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng trên cạn
ở khu vực này là cần thiết để cung cấp các dẫn liệu đa dạng về nhóm này ở
VQG Cúc Phƣơng và ở Việt Nam.
1.1.3. Nghiên cứu ở VQG Cúc Phương
Hầu nhƣ những kết quả nghiên cứu trƣớc đây ở Cúc Phƣơng đều còn
mang tính chất nhỏ lẻ và chƣa có nghiên cứu nào đƣợc công bố về khu hệ Ốc
cạn ở khu vực Thạch Lâm thuộc VQG Cúc Phƣơng. Trƣớc thập niên 90 chƣa


Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 16
126.

/>

Header Page 17 of 126.

9
có tài liệu nào công bố về nghiên cứu thành phần Ốc cạn ở VQG Cúc Phƣơng,
những tài liệu dẫn liệu về Đa dạng Sinh học ở Cúc Phƣơng chỉ là thực vật,
động vật có xƣơng sống và một số nhóm Côn trùng phổ biến.
Kể từ cuối thập niên 90 đến nay, nghiên cứu về Ốc cạn ở Cúc Phƣơng
nói chung đã đƣợc một số nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đề cập đến nhƣ:
J.J. Vermeulen và A.J. Whitten (1998, báo cáo chƣa xuất bản) xác định đƣợc
125 loài nhƣng mới định loại đƣợc 46% [75]; Lƣơng Văn Hào và cộng sự ở
VQG Cúc Phƣơng (2005, báo cáo chƣa xuất bản) phát hiện đƣợc 30 loài
thuộc 13 họ, trong đó có một số ít loài có mẫu vật thu ở khu vực Thạch Thành
(thuộc các họ Cyclophoridae, Clausiliidae) [6]; Yago, M., Lƣơng Văn Hào,
Hà Quang Hùng và cộng sự (2007) đã phát hiện 10 loài thuộc 5 họ [51];
Lƣơng Văn Hào, Fred Naggs và cộng sự (2007-2013) đã nghiên cứu nhiều
đợt nhƣng chƣa công bố về số lƣợng loài (thông tin cá nhân chƣa xuất bản).
Hầu hết các nghiên cứu ở đây tập trung vào việc thu thập bộ mẫu để lập
danh lục, và việc thu thập cũng diễn ra trong một thời gian ngắn. Kết quả định
loại phần lớn dựa vào hình thái vỏ và danh sách loài công bố đại đa số dừng
lại ở taxon bậc Giống. Trong báo cáo của Vermeulen và Whitten (2003) thống
kê đƣợc 125 loài và dạng loài (trong đó định danh đƣợc 46%, cũng trong báo
cáo này các tác giả cho rằng ở Cúc Phƣơng có khoảng 300 loài và 75% trong
số chúng là đặc hữu ở Miền Bắc VN)[76]; Lƣơng Văn Hào và cộng sự (2005)

thống kê đƣợc 30 loài và dạng loài [6].
Có thể tổng kết là khu hệ Ốc cạn ở Thạch Lâm hầu nhƣ chƣa đƣợc
nghiên cứu, các nghiên cứu ở VQG Cúc Phƣơng thƣờng tập trung vào vùng
rừng chính thuộc phía Đông sông Bƣởi [13]. Các nghiên cứu tập trung chủ
yếu vào việc thu thập mẫu, định danh để xác lập danh mục về chúng. Vì vậy
các nghiên cứu nhằm phát hiện thành phần loài của khu vực này là cần thiết
để bổ sung các dẫn liệu cho cả Vƣờn, tiến tới các nghiên cứu hoàn chỉnh và
đầy đủ thành phần loài Ốc cạn ở VQG Cúc Phƣơng.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 17
126.

/>

Header Page 18 of 126.

10
1.2. Một số nét khái quát khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm trong tọa độ từ 20020' đến 20022' vĩ độ Bắc,
105029' đến 105034' kinh độ Đông, cách trung tâm VQG Cúc Phƣơng khoảng
20 km về hƣớng Tây-Bắc và cách biển Đông khoảng 60 km theo đƣờng chim
bay. Tổng diện tích khu vực phía Tây sông Bƣởi khoảng 2.080 ha, nằm trên
địa giới hành chính của hai tỉnh là Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó diện tích
thuộc Thạch Lâm, Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), khoảng 1.140 ha (chiếm
khoảng 55%). Đây là phần diện tích có nhiều núi đá vôi với đa dạng địa hình.
Diện tích còn lại là khoảng 940 ha thuộc tỉnh Hòa Bình và phần diện tích này
không có nhiều núi đá vôi [13].

1.2.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu là một phần của VQG Cúc Phƣơng, nằm ở phần
cuối của dãy núi đá vôi chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam từ Trung Quốc
qua vùng Tây Bắc của Việt Nam đến tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh
Bình. Dải núi đến Cúc Phƣơng lại nhô cao hơn hẳn so với các vùng xung
quanh. Phía Bắc và Đông Bắc của khu vực nghiên cứu địa hình thấp xuống và
nối liền với cánh đồng hẹp khá bằng phẳng chạy dọc hai bên đƣờng quốc lộ
12 từ Thị trấn Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc
Sơn (tỉnh Hòa Bình). Phía Đông là một thung lũng chạy dài và là phần không
còn rừng bởi làng bản, đồng bằng, đƣờng Hồ Chí Minh và sông Bƣởi; phía
Nam là vùng đồi thấp, có đƣờng mòn nối liền các thôn, bản và sông Ngang
kéo từ khu bảo tồn Pù Luông đổ ra sông Bƣởi.
Địa hình khu vực nghiên cứu đƣợc tạo bởi một dãy núi đá vôi chạy theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Tiếp giáp với dãy núi đá vôi về phía Nam là đồi
thấp và suối, tiếp giáp về phía Bắc là những núi đá thấp, thung lũng hẹp xen
kẽ một số đồi gò đất thấp xuôi dần về các làng bản. Khoảng 1/2 diện tích ở
khu vực nghiên cứu là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 200 – 300m.
Cao nhất là đỉnh núi Ông Lão (473m) nằm ở phía Đông - Nam của khu vực
nghiên cứu. Khu vực này có dạng địa hình Castơ nửa che phủ, khác với địa

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 18
126.

/>

Header Page 19 of 126.

11

hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh. Nó cũng nằm trọn
vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực. [13]

Hình 1.1: Sơ đồ khu vực Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng
Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 19
126.

/>

Header Page 20 of 126.

12
1.2.3. Khí hậu, thủy văn
1.2.3.1. Chế độ nhiệt
Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tƣợng Bống (Cúc Phƣơng) từ
năm 1963 đến 1978 cho thấy, nhiệt độ trung bình năm là 20,600C. Năm 1966,
nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là 21,200C. Năm 1971, nhiệt độ bình quân
năm thấp nhất là 19,900C [15]. Nhƣ vậy, chênh lệch giữa nhiệt độ bình quân
chung so với nhiệt độ bình quân năm cao nhất và năm thấp nhất chỉ chƣa đến
100C (0,600c và 0,700C). Nhiệt độ bình quân năm tƣơng đối ổn định là một
thuận lợi cho sự phát triển của hệ động thực vật ở đây.
Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể
biến động rất lớn, có năm rất lạnh nhƣng chỉ kéo dài 4-5 ngày hoặc rất nóng
chỉ 1-2 ngày. Trong 15 năm quan trắc, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,700C
(ngày18/1/1967) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,500C (20/7/1979).
Chế độ nhiệt ở khu vực nghiên cứu giống Cúc Phƣơng, chịu ảnh hƣởng
của độ cao và thảm thực vật rừng. Nó tƣơng đồng với khí hậu và nhiệt độ thu
đƣợc ở trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh, nhiệt độ bình quân năm là

20,600C [13].
1.2.3.2. Chế độ mưa
Lƣợng mƣa bình quân năm biến động từ 1.800 mm đến 2.400 mm,
bình quân năm là 2.138 mm. Tổng lƣợng mƣa tƣơng đối lớn so với vùng
xung quanh.
Lƣợng mƣa từ 100 mm trở lên có tới 8 tháng mƣa và mùa mƣa kéo dài
từ tháng 4 đến tháng 11. Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 9 với lƣợng
mƣa bình quân 410,9 mm, trong khi đó các tháng 12, 1, 2 và 3 lƣợng mƣa mỗi
tháng chƣa đƣợc 50 mm. Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhƣng phân biệt rất rõ
với mùa mƣa. Mƣa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở Cúc Phƣơng
tƣơng đối khắc nghiệt về mùa Đông [13].
1.2.3.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tƣơng đối không khí trung bình năm khoảng 90%, tháng thấp
nhất không dƣới 88%. Trong khi đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống nhƣ
nhiệt độ trong không khí.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 20
126.

/>

Header Page 21 of 126.

13
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu khí hậu trung bình khu vực VQG Cúc Phương
năm 1963-1978
Tháng


Nhiệt độ (độ c)

Lƣợng mƣa (mm)

Độ ẩm (%)

1

13,9

23,3

91

2

15,1

31,9

91

3

17,2

42,4

92


4

21,5

95,4

91

5

24,6

221,2

89

6

25,5

295,7

90

7

25,8

308,4


90

8

25,1

357,2

92

9

23,7

410,9

91

10

21,1

208

89

11

17,5


121

89

12

15,4

32,3

88

Trung bình

20,6

2.147,70

90

Mùa hè nhiều ngày có gió Lào thổi mạnh, thƣờng vào tháng 6. Tuy vậy,
do điều kiện địa hình, gió sau khi vƣợt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu
vào rừng bị thay đổi hƣớng rất nhiều và tốc độ gió thƣờng là 1-2 m/s [13].
1.2.3.4. Thủy văn
Khu vực nghiên cứu là địa hình Castơ nên ở đây có ít dòng chảy mặt,
ngoại trừ sông Bƣởi và sông Ngang ở phía Bắc có nƣớc quanh năm, còn lại là
các khe suối có nƣớc theo mùa. Sau cơn mƣa, nƣớc từ các suối chảy vào lỗ
hút, chảy ngầm trong lòng núi rồi phun ra ở một số vó nƣớc. Chỗ nào nƣớc

Sốofhóa

bởi trung tâm học liệu
Footer Page 21
126.

/>

Header Page 22 of 126.

14
dồn về nhiều sau cơn mƣa lớn, các lỗ hút không hút kịp thì nƣớc ứ đọng lại,
gây nên ngập úng tạm thời [13].
1.2.3.5. Đặc điểm khu hệ động, thực vật ở Thạch Lâm, Thạch Thành
Về đa dạng thảm thực vật, khu hệ động thực vật ở khu vực Thạch Lâm
chƣa có công bố riêng rẽ nào, tuy nhiên các báo cáo chung cho toàn Cúc
Phƣơng, bao gồm cả Thạch Lâm thì khu hệ sinh thái ở đây có một số đặc
điểm nhƣ sau:
+ Thảm thực vật
Thảm thực vật ở đây là rừng mƣa nhiệt đới thƣờng xanh. Cúc Phƣơng
là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ
có 0,07% so với cả nƣớc, nhƣng có số họ thực vật chiếm tới 57,93%, số chi
36,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số họ, chi và loài của cả nƣớc.
Cúc Phƣơng là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cƣ cùng sống với
nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long
não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Đại diện
cho luồng di cƣ từ phƣơng Nam ấm áp là các loài trong họ Dầu
(Dipterocarpaceae). Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phƣơng Bắc
là các loài trong họ Dẻ (Fagaceae).
Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng của các nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc những năm gần đây (2001-2004) đã thống kê đƣợc 2.103 loài thuộc 917
chi, 231 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có rất nhiều loài có giá trị:

430 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn đƣợc, 137 loài cho tanin..., 118 loài đƣợc
ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN.
Qua số liệu thống kê ở Bảng 1.2 cho thấy, ở Cúc Phƣơng ngành Hạt kín
chiếm ƣu thế với 87,06% trong tổng số loài thực vật bậc cao.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 22
126.

/>

Header Page 23 of 126.

15
Bảng 1.2: Số lượng Taxon trong các ngành thực vật bậc cao ở Cúc Phương
TT

Ngành

Bộ

Họ

Chi

Loài

1


Ngành Rêu (Bryophyta)

9

31

74

127

2

Ngành Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

1

1

1

3

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)

2

2


2

9

4

Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

1

1

1

5

Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta)

7

27

56

129

6


Ngành Hạt trần (Gymnospermae)

3

3

3

5

7

Ngành Hạt kín (Angiospermae)

86

166

780

1.831

+ Lớp Hai lá mầm

135

597

1.451


+ Lớp Một lá mầm

31

183

380

231

917

2.103

Tổng

109

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy ngành Hạt kín có số lƣợng loài đa
dạng và phong phú bậc nhất (chiếm 91% tổng số loài thực vật rừng Cúc
Phƣơng), đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết khí hậu, duy trì sự
cân bằng sinh thái, đa dạng trong hệ sinh vật của Cúc Phƣơng.
+ Khu hệ động vật
Đến thời điểm hiện nay, động vật có xƣơng sống trên cạn và dƣới nƣớc
có 660 loài. Trong đó lớp Thú có 136 loài, lớp Chim có 336 loài, lớp Bò sát
76 loài, lớp Lƣỡng cƣ 46 loài và lớp Cá 66 loài. Nhƣ vậy số loài động vật có
xƣơng sống ở Cúc Phƣơng chiếm 32,9% so với cả nƣớc Việt Nam, có tính
đặc trƣng cho vùng núi đá vôi thấp khu vực miền Bắc Việt Nam.
Cúc Phƣơng còn là nơi đa dạng về động vật đặc sắc và quý hiếm ở Việt
Nam. Riêng các loài thú chiếm 54,6%; chim 37%; lƣỡng cƣ 52,4% so với các

loài trên có ở Việt Nam. Trong số các loài động vật có 64 loài có trong Sách
đỏ Việt Nam (2007) và 33 loài có trong Danh lục đỏ 2009 của IUCN. Đặc
biệt là có 3 loài đặc hữu mới phát hiện cho khoa học là Sóc bụng đỏ đuôi hoe
Calloscirus erythracus cucphuongensis, cá Niết cúc phƣơng Pterocryptis
Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 23
126.

/>

Header Page 24 of 126.

16
cucphuongensis và Thằn lằn tai Cúc Phƣơng Tropidophorus cucphuongensis [13],
10 loài Ốc cạn thuộc 5 họ [51].
1.2.4. Tình hình kinh tế và xã hội
1.2.4.1. Cơ cấu kinh tế
Nhìn chung nền kinh tế huyện Thạch Thành trong những năm gần đây
có mức tăng trƣởng khá nhanh, ở khoảng 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hƣớng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, thƣơng
mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp. Thế mạnh về đất
đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bƣớc đƣợc khai thác hiệu quả.
Vùng kinh tế hàng hoá đƣợc hình thành, cây công nghiệp mũi nhọn (cây mía)
đƣợc xác định rõ, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, diện mạo nông
thôn không ngừng đổi mới. Trong đó:
Ngành lâm nghiệp, nhiều chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán,
khoanh nuôi tái sinh chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản tăng mạnh qua
các năm. Ðến nay, các khu rừng của Thạch Thành đƣợc chăm sóc tốt, độ che
phủ của rừng hầu nhƣ đạt kế hoạch đã đề ra. Công tác phòng cháy, chữa cháy

đƣợc thực hiện tốt, nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Ngoài ra, tính đến
năm 2002, toàn huyện có 395,1ha cây ăn quả. Bên cạnh đó diện tích trồng cây
cao su cũng đã phát triển mạnh, từ hơn 400 ha cao su năm 1997 lên 4.000ha.
Với ngành chăn nuôi: Bò sữa đƣợc đƣa vào chăn nuôi đƣa tổng số
đàn bò lên 7.109 con (năm 2002), tăng 15% so với năm 1997; tổng đàn lợn
tính đến năm 2002 là 58.588 con, tăng 39,9% so với năm 1997.
- Là huyện đầu tiên trong tỉnh kết hợp mô hình kinh tế nông trƣờng
và kinh tế hộ, đến nay đã có 3 nông trƣờng tham gia vào mô hình này. Hoạt
động của các nông trƣờng chủ yếu trồng mía, đƣa diện tích trồng mía trong
huyện lên tới trên 4.507,7 ha. Ngành nghề trồng và sản xuất mía đƣờng đã
giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhiều hộ gia
đình trong huyện Thạch Thành.

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 24
126.

/>

Header Page 25 of 126.

17
- Ngành thƣơng mại - dịch vụ của Thạch Thành tuy phát triển mạnh
nhƣng không toàn diện, chủ yếu là cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu và dịch
vụ trong nông nghiệp13].
1.2.4.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông nông thôn và hệ thống kênh tƣời tiêu đã đƣợc kiên cố hóa,
đảm bảo yêu cầu giao thông tốt và đáo ứng đƣợc sản xuất nông nghiệp. Nhiều
công trình phúc lợi, trƣờng học, bệnh viện, công sở cũng đƣợc đầu tƣ nâng

cấp và xây dựng mới. Tính đến nay, toàn huyện đã có 24/25 xã đƣợc sử dụng
điện lƣới quốc gia [13].
1.2.4.3. Tình hình y tế, giáo dục, văn hóa
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đƣợc quan tâm về chất
lƣợng và số lƣợng. Số bệnh nhân vào khám và điều trị tại trung tâm y tế
huyện, các trạm xá, thị trấn ngày càng nhiều. Nhờ làm tốt công tác phòng
chống, trong nhiều năm liền, Thạch Thành không để xảy ra dịch bệnh lớn.
Công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Ðảng, chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phƣơng
đƣợc thực hiện tốt. Thực hiện chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở,
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hoá - xã hội, tính đến năm
2002, toàn huyện có 156 đơn vị khai trƣơng làng, cơ quan, trƣờng học văn
hoá. Hoạt động thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến, các phong trào hoạt
động thể dục thể thao cơ sở thu hút đông đảo quần chúng tham gia...
Công tác giáo dục đƣợc đẩy nhanh cả về quy mô và chất lƣợng. Hàng
năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt bình quân 95 - 99%. Toàn huyện đã hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đang thực hiện phổ cập trung
học cơ sở.
1.2.4.4. Thành phần dân tộc
Huyện Thạch Thành có hai dân tộc sinh sống là dân tộc Mƣờng và dân
tộc Kinh. Dân tộc Mƣờng ở đây thuộc nhánh Mƣờng ngoài từ tỉnh Hòa Bình

Sốofhóa
bởi trung tâm học liệu
Footer Page 25
126.

/>


×