Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 74 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN








Trần Đông Anh





NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ ĐẠI DIỆN THUỘC HỌ NẤM TÁN PLUTEACEAE
Ở MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI CHÍNH CỦA VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Trần Đông Anh





NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ ĐẠI DIỆN THUỘC HỌ NẤM TÁN PLUTEACEAE
Ở MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI CHÍNH CỦA VIỆT NAM




Chuyên ngành: Vi sinh vật học

Mã số: 60 42 40





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. TRỊNH TAM KIỆT




Hà Nội - 2013


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Đặc điểm chung của nấm lớn

3
1.2. Lược sử nghiên cứu Nấm lớn trên thế giới
6
1.3. Tình hình nghiên cứu Nấm lớn ở Việt Nam
7
1.4. Tình hình nghiên cứu và đặc điểm sinh học họ nấm Pluteaceae
11
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
2.1. Đối tượng, địa điểm và nội dung nghiên cứu
16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
16
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
16
2.1.4. Thiết bị nghiên cứu
16
2.2. Phương pháp nghiên cứu
17
2.2.1. Phương pháp thu mẫu
17
2.2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật
18
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu vật
20
2.2.4. Phương pháp định loại nấm lớn
21
2.2.5. Nghiên cứu sự mọc của nấm trên môi trường thạch và giá thể

21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
24
3.1. Thu thập mẫu nấm thuộc họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái
chính của Việt Nam
24
3.2. Thành phần loài nấm thuộc họ Nấm tán Pluteaceae của Việt Nam và một
số đặc điểm sinh học của chúng
24
3.2.1. Danh lục các loài nấm đã ghi nhận
24
3.2.2. Một số đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài nấm đã ghi nhận
27

3.2.3. Đặc điểm sinh thái của các loài đã được ghi nhận
31
3.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm họ Pluteaceae của Việt Nam
31
3.3. Mô tả đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài đã ghi nhận
32
3.4. Nghiên cứu sự mọc và sự hình thành bào tử của một số chủng Volvariella
volvacea
47
3.4.1. Trong nuôi cấy thuần khiết
47
3.4.2. Nuôi trồng trên giá thể
53
3.4.3. Nghiên cứu sợi nấm các chủng Volvariella volvacea
55
3.4.4. Nghiên cứu sự hình thành bào tử nấm của các chủng Volvariella

volvacea
56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
59
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
61



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Sự mọc của các chủng nấm Volvariella volvacea ở 25
o
C
48
Bảng 3.2. Sự mọc của các chủng nấm Volvariella volvacea ở 30
o
C
50
Bảng 3.3. Sự mọc của các chủng nấm Volvariella volvacea ở 35
o
C
52
Bảng 3.4. Sự mọc của các chủng Volvariella volvacea trên môi trường nhân
giống cấp II ………………………………………………………
54





DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Trang
Hình 1.1. Chu kỳ sống của nấm rơm
15
Hình 3.1. Mũ và phiến nấm Pluteus ephebeus
27
Hình 3.2. Mũ và phiến nấm Pluteus plautus
27
Hình 3.3. Mũ và phiến nấm Pluteus leoninus
27
Hình 3.4. Liệt bào Pluteus ephebeus
28
Hình 3.5. Liệt bào Pluteus plautus
28
Hình 3.6. Bào tử đảm Pluteus plautus trên kính hiển vi thường và kính hiển vi
điện tử quét
28
Hình 3.7. Bào tử đảm Pluteus ephebeus
28
Hình 3.8. Bào tử đảm Pluteus leoninus
29
Hình 3.9. Mũ và phiến nấm Volvariella volvacea
29
Hình 3.10. Mũ và phiến nấm Volvariella murinella
29
Hình 3.11. Bao gốc ở Volvariella volvacea
30
Hình 3.12. Bao gốc ở Volvariella murinella

30
Hình 3.13. Liệt bào Volvariella murinella
30
Hình 3.14. Liệt bào Volvariella volvacea
30
Hình 3.15. Hậu bào tử Volvariella volvacea
30
Hình 3.16. Bào tử đảm Volvariella volvacea
30
Hình 3.17. Quả thể Volvariella bombycina
32
Hình 3.18. Quả thể Volvariella volvacea
33
Hình 3.19. Quả thể Volvariella murinella
35
Hình 3.20. Quả thể Volvariella subtaylori
37
Hình 3.21. Quả thể và bào tử đảm Pluteus leoninus
38
Hình 3.22. Quả thể Pluteus cervinus
39
Hình 3.23. Quả thể và bào tử đảm Pluteus plautus
40
Hình 3.24. Quả thể Pluteus petasatus
41
Hình 3.25. Quả thể Pluteus longistriatus
42

Hình 3.26. Quả thể Pluteus podospileus
44

Hình 3.27. Quả thể và bào tử đảm Pluteus ephebeus
45
Hình 3.28. Quả thể Pluteus tomentosulus
46
Hình 3.29. Quả thể Pluteus sp.
47
Hình 3.30. Hệ sợi các chủng nấm trên môi trường nuôi cấy thuần khiết ở 25
o
C.
47
Hình 3.31. Đồ thị so sánh tốc độ mọc của các chủng nấm ở 25
o
C
48
Hình 3.32. Hệ sợi các chủng nấm trên môi trường nuôi cấy thuần khiết ở 30
o
C.
50
Hình 3.33. Đồ thị so sánh tốc độ mọc của các chủng nấm ở 30
o
C
51
Hình 3.34. Hệ sợi các chủng nấm trên môi trường nuôi cấy thuần khiết ở 35
o
C.
51
Hình 3.35. Đồ thị so sánh tốc độ mọc của các chủng nấm ở 35
o
C
52

Hình 3.36. Đồ thị so sánh tốc độ mọc của các chủng nấm ở các mức nhiệt độ
khác nhau
53
Hình 3.37. Hệ sợi các chủng nấm khi nuôi cấy trên giá thể thóc
54
Hình 3.38. Đồ thị so sánh tốc độ mọc của các chủng nấm trên môi trường agar
và trên giá thể thóc ở 35
o
C
55
Hình 3.39. Sợi nấm Volvariella volvacea trên kính hiển vi thường
56
Hình 3.40. Bào tử vô tính của Volvariella volvacea dưới kính hiển vi thường
57
Hình 3.41. Bào tử vô tính của Volvariella volvacea dưới kính hiển vi điện tử
quét (Độ phóng đại 1000 lần)
57
Hình 3.42. Bào tử đảm và tiểu bính của Volvariella volvacea dưới kính hiển vi
thường
58
Hình 3.43. Bào tử hữu tính của Volvariella volvacea dưới kính hiển vi điện tử
quét (Độ phóng đại 5000 lần)
58


MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của luận văn
Nấm đã và đang có vai trò quan trọng trong hành tinh chúng ta. Chúng làm
biến đổi môi trường sống của chúng ta và không thể thiếu được trong nhiều chức

năng của hệ sinh thái. Nấm hình thành đất, khép kín vòng tuần hoàn vật chất (phân
hủy gỗ, thân và là cây, xác côn trùng, …), tăng cường sự mọc cho cây và lựa chọn
cây từ môi trường của chúng. Chúng gây ngộ độc chúng ta, ký sinh trên cơ thể ta
nhưng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành các vết thương và nhiều bệnh hiểm
nghèo cho chúng ta. Chúng phá hoại mùa màng, nhà cửa, các thiết bị quý và cả
sách vở trong thư viện, tranh trong bảo tàng … nhưng cũng sản sinh ra các sản
phẩm sinh hóa quý giá như rượu, bia, đồ uống, các chất kháng sinh và các chất có
hoạt tính sinh học. Chính vì thế, về cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, việc
đẩy mạnh nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to lớn và ngày càng được đẩy mạnh ở
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển.
Giới Nấm (Fungi) có số lượng loài lớn, bao gồm 97861 loài, 8283 chi (và
gần 5101 synonym), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp đã được mô tả [45] và ước tính số
lượng loài có thể lên tới 1,5 triệu [37] bên cạnh giới Thực vật (Plantae), Động vật
(Animalia), Vi khuẩn (Bacteria). Số lượng loài nấm lớn (Marcrofungi) có quả thể
nhìn thấy bằng mắt thường khoảng 14 nghìn loài và có thể lên tới 22 nghìn loài
[37].
Trong số các loài nấm lớn, họ nấm tán Pluteaceae được biết đến gồm các loài
nấm có kích thước nhỏ đến trung bình, có phiến đính tự do và bào tử màu hồng.
Họ Pluteaceae bao gồm 4 chi trong đó 2 chi Volvariella và Pluteus có phân bố
rộng rãi, 1 chi hiếm gặp là Chamaeota và chi Volvopluteus mới được mô tả năm
2011 dựa trên các kết quả của các phân tích về sinh học phân tử còn chưa được
dẫn ra trong từ điển Nấm của Kirk và các tác giả khác [41]. Trong các loài trong
họ này, loài Volvariella volvacea được chú ý hơn cả bởi giá trị dược liệu và giá trị

thực phẩm của nó, loài này có khu phân bố rộng rãi và cho phép nuôi trồng chủ
động với số lượng ngày càng lớn nên có ý nghĩa kinh tế cao.
Việc nghiên cứu thành phần loài nấm thuộc họ Pluteaceae ở nước ta hầu như
mới chỉ ở mức độ nêu lên danh lục một số loài gặp trong tự nhiên [20]; các đặc
điểm sinh học mới chỉ tiến hành chủ yếu ở loài Volvariella volvacea. Như vậy, nhìn
chung cho tới nay chưa có chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn

diện về nhóm nấm này ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ hơn về các loài nấm này có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn rõ rệt. Nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc
họ Nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam”.

Mục đích của luận văn
- Điều tra thành phần loài nấm thuộc họ Pluteaceae ở một số vùng sinh thái
của Việt Nam.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài quan trọng nhằm bảo tồn
nguồn gen quý và ứng dụng trong thực tiễn.



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm chung của nấm lớn
Giới nấm gồm những cơ thể dị dưỡng (không quang hợp) có kiểu dinh dưỡng
phổ biến là hấp thụ, đôi khi cũng có kiểu dinh dưỡng nuốt thức ăn. Cơ thể dinh
dưỡng điển hình đơn bào hay đa bào dạng sợi không có hay có vách ngăn; những
trường hợp điển hình không có hay có vách ngăn; những trường hợp không điển
hình là một amip trần hay là thể nhày giả, thể nhày chính thức. Thường là những
sinh vật sống bám, sinh trưởng không giới hạn. Dạng điển hình không chuyển động,
nhưng động bào tử, giao tử cũng như chuyển động bằng giả túc của dạng amip và
thể nhày được quan sát thấy. Vách tế bào hay vách của bào tử chủ yếu bằng kitin,
xenlluloza hay cả hai phần trên. Sinh sản vô tính hay hữu tính và phát tán bằng bào
tử có kích thước hiển vi; chỉ có sự phân hóa mô có giới hạn [27].
Giai đoạn nhân: là những cơ thể có nhân chính thức, nhiều nhân; hệ sợi đồng
tản hay dị tản; đơn bội, song hạch hay lưỡng bội. Bao gồm 97861 loài nấm chính

thức, 8283 chi (và gần 5101 synonym), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp đã được mô tả.
Ngoài ra còn 1083 loài nấm nguyên sinh động vật, 103 chi, 26 họ, 9 bộ, 5 lớp; 1033
loài nấm tảo, 124 chi, 29 họ, 16 bộ, 3 lớp [45]. Chúng là những cơ thể hoại sinh,
cộng sinh hay ký sinh trên các sinh vật khác và ngay cả trên nấm (hyperparasit);
phân bố trên toàn thế giới [27].
Nấm lớn (Macro Fungi) bao gồm những nấm có thể sinh bào tử (thường được
gọi là quả thể) đạt kích thước lớn hơn 4 mm trở lên, dù chúng thuộc taxon phân loại
nào. Nấm lớn không phải là những “nấm bậc cao” hay “nấm thượng đẳng” như một
số tác giả quan niệm, vì có nhiều loại nấm ở những bậc taxon thấp lại có quả thể lớn
tới vài centimét, và ngược lại rất nhiều loại nấm bậc cao không hình thành quả thể
hay có quả thể rất bé. Theo quan niệm ấy, nấm lớn bao gồm những nấm nhày có
kích thước lớn của Myxomycetes, một số nấm có quả thể phôi thai của họ
Endogonaceae trong Zygomycetes, một số đáng kể nấm nang có nang quả dạng

chén, dạng đĩa, dạng củ của Discomycetes cũng như nang quả dạng chai nằm sâu
trong mô của Pyrenomycetes và tuyệt đại đa số nấm đảm trừ nấm rỉ, nấm than, nấm
chưa hoàn chỉnh. Chúng bao gồm những nấm mà ta quen gọi là “nấm”. Nấm lớn có
số lượng loài lớn. Châu Âu có khoảng 6000 loài đã được mô tả. Ở Nhật Bản có
khoảng hơn 3000 loài, Trung Quốc có khoảng 8000 loài. Trữ lượng của nấm còn
chưa có những số liệu đầy đủ. Mặc dù vậy, chỉ tính riêng nấm ăn được, sản lượng
hàng năm thu được trên toàn thế giới cũng đã lên đến khoảng 7 triệu [27].
Phát sinh cá thể của nấm lớn
Các nhóm nấm lớn khác nhau trải qua sự phát triển cá thể khác nhau và có
thành phần cấu trúc quả thể khác nhau.
Nấm nhày chính thức Myxomycetes: bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi nảy
mầm cho amíp nhày hay thể nhày chuyển động bằng roi. Chúng có thể kết hợp với
nhau từng đôi một hoặc rụng tiên mao, phân chia cho hàng loạt amíp nhày rồi mới
diễn ra sự trao đổi nguyên sinh chất (plasmogamie) và quá trình hạch giao
(caryogamie). Sau đó, diễn ra sự phân chia có tơ hình thành thể nhày nhiều nhân 2n.
Các thể nhày nhiều nhân cũng có thể kết hợp thêm những thể nhày nhỏ khác. Khi

già thể nhầy thường đặc quánh lại, bò ra trên mặt giá thể và hình thành nên thể sinh
bào tử đặc trưng cho từng loài. Tiếp ngay sau đó diễn ra quá trình giảm nhiễm để
hình thành bào tử, chúng được phát tán đi bằng thể tóc chính thức hay thể tóc giả.
Chu trình sống của nấm nang Ascomycota: nang bào tử nảy mầm hình thành
nên hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Ở nhiều Ascomycetes hình thành conidie
trong giai đoạn này và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong một mùa, qua đó tăng số
lượng lên gấp nhiều lần. Tiếp đó ở những chỗ nhất định của sợi, trong những điều
kiện nhất định, chúng hình thành nên cơ quan sinh sản cái (ascogon) với vòi ở đỉnh
(trichogyn) và cơ quan sinh sản đực (antheredium). Khi tiếp xúc với nhau chúng
hoà tan màng, nội chất và nhân của cơ quan sinh sản đực đi qua vòi sang cơ quan
sinh sản cái và diễn ra sự trao đổi nguyên sinh chất. Các nhân khác tính lúc này sắp
xếp từng đôi một ở xung quanh ascogon, sau đó ascogon mọc ra những mấu lồi,
từng cặp nhân và nguyên sinh chất đi ra hình thành nên sợi sinh nang

(ascogenehyphe). Cuối cùng, đầu tận cùng của sợi sinh nang diễn ra sự hình thành
nang bằng cách mọc ra mấu lồi, hai nhân khác tính phân chia có tơ và hình thành
vách ngăn tạo ra tế bào mẹ của nang, ở đỉnh có hai nhân, tế bào mấu và tế bào gốc
có một nhân. Sau đó tế bào mấu hoà tan màng đổ nội chất vào tế bào gốc, tiếp tục
tham gia vào quá trình sinh màng mới, còn hai nhân của tế bào mẹ của nang kết hợp
với nhau, tăng kích thước cho một nang thực thụ thường hình chuỳ. Nhân 2n vừa
kết hợp xong liền phân chia ba lần, trong đó có một lần giảm nhiễm tạo 8 nhân 1n,
sau đó được nội chất bao quanh hình thành nên 8 nang bào tử nội sinh. Mặt khác,
ngay từ khi giao phối cặp cơ quan sinh sản đã được các sợi nấm đơn bội bao quanh.
Chúng phát triển cao lên cùng với các sợi nang hình thành các sợi ngang
(paraphysa) xen giữa các nang trong lớp sinh sản (hymenium), cũng như bện chặt ở
phía ngoài tạo nên thể sinh bào tử là nang quả (ascocarpe).
Chu trình sống của nấm đảm (Basidiomycota): đảm bào tử khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ nảy mầm cho ta sợi đơn bội, chúng thường hình thành vách ngăn tạo
nên những tế bào một nhân. Dạng sợi này tồn tại rất ngắn, rồi mau chóng tiếp xúc
với sợi khác tính, giao phối sinh chất và diễn ra quá trình song hạch hóa để tạo nên

sợi song hạch. Ở phần lớn các loài, tế bào mọc ra một khuỷu – thường gọi là khoá
(cầu nối) giữa hai nhân khác tính. Sau đó cả hai nhân đều phân chia để cho 4 nhân
con, một nhân đi vào nhánh, một nhân ở lại gốc, còn hai nhân khác tính ở phần đầu
của sợi. Tiếp sau đó khuỷu cong xuống, hoà tan màng, đổ nội chất và nhân vào tế
bào gốc, đồng thời xuất hiện vách ngăn với tế bào đỉnh. Kết quả là hình thành nên
tế bào song hạch mới, tế bào dưới tế bào đỉnh lại trở nên song hạch và vết tích còn
lại như chiếc cầu của ổ khoá nên được gọi là khoá hay cấu nối, móc nối. Quá trình
song hạch hoá còn diễn ra theo một vài cách khác mà không tạo thành khoá như
trên.
Sợi song hạch được tạo thành có khả năng sinh trưởng vô hạn và hầu như
chiếm toàn bộ đời sống của nấm. Trong những điều kiện nhất định, sợi song hạch
bện kết lại tạo nên quả thể nấm với hình dạng, kích thước và cấu trúc đa dạng. Sau
đó, trên quả thể hình thành nên lớp sinh sản, tạo nên chủ yếu do các tế bào song

hạch hữu thụ là mẹ của đảm và đôi khi có cả các tế bào bất thụ như dạng giá, liệt
bào sắp xếp theo dạng bờ rào. Tế bào mẹ của đảm tăng kích thước, chứa chất
nguyên sinh, thường có dạng chuỳ chuyển thành đảm non và diễn ra sự giao phối
hai nhân khác tính. Tiếp sau đó diễn ra sự phân chia hai lần, trong đó có một lần
giảm nhiễm để cho 4 nhân con. Lúc này, ở phần đỉnh của giá mọc ra 4 mấu lồi, nội
chất cũng như nhân từng chiếc một đi qua mấu lồi, hình thành nên 4 đảm bào tử
ngoại sinh bằng cách nảy chồi phình lên và thắt dần lại. Bào tử chín, được phát tán
một cách chủ động vào không gian và lặp lại chu trình sống [27].
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu Nấm lớn trên thế giới
Nấm được xem là sinh vật có kích thước hệ sợi lớn nhất trên hành tinh chúng
ta (ở Armillaria bulbosa hệ sợi lan rộng tới 15ha, trọng lượng ước tính 10 tấn, thời
gian tới 1.500 tuổi) và có giá trị to lớn trong đời sống con người từ xa xưa [57].
Thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn Nấm học phát triển mạnh mẽ với nhiều
công trình nổi tiếng của Patouillard [64,65,66,67,68,69]. Vào đầu thế kỷ XX, Nấm
học phát triển rực rỡ, trở thành một ngành khoa học thực sự [12]. Nhiều công trình
nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong một

thời gian ngắn (30 - 40 năm) nhiều chi nấm mới đã được mô tả dựa vào các đặc
điểm hiển vi và nhiều chi nấm cũ được xem xét lại trên cơ sở các tiêu chuẩn phân
loại hiện đại. Kết quả là đã hình thành được một số hệ thống nấm học khá ổn định ở
châu Âu, Bắc Mỹ như hệ thống của Gilbertson and Ryvarden [53]. Trong thế kỷ XX
nhiều công trình nghiên cứu về nấm học đã được công bố, tiêu biểu như: C. Rea với
công trình nghiên cứu “British Basidiomycetes” [52]; Rolf Singer nghiên cứu bộ
Agaricales trên toàn thế giới “The Agaricales in modern taxonomy” [56]; Hanns
Kreisel công bố công trình “Handbuch Fur Pilzfreunde” [70]. Pegler D. N., Spooner
B. nghiên cứu nấm ở Bắc Mỹ và châu Âu trong tác phẩm “The mushroom
identifier” đã công bố và mô tả 341 loài [50] ; Ryvarden và Gillbertson trong công
trình nghiên cứu nấm lỗ ở châu Âu “European polypores” đã mô tả 322 loài [53].
Teng S. C. nghiên cứu nấm ở Trung Quốc “Fungi of China” đã mô tả 2400 loài với
601 chi [58]. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI các nhà nghiên cứu

đã kết hợp giữa phân loại truyền thống với phân loại dựa trên những tiêu chuẩn hiện
đại như: các phản ứng hoá học, sự phân tính, hệ sợi nấm, kiểu gây mục, đặc điểm
nuôi cấy, mà đặc biệt là cấu trúc phân tử ADN đã mang lại những kết quả chính xác
hơn.
Bên cạnh phương pháp phân loại truyền thống dựa vào hình thái (morpho -
taxonomy), việc sử dụng các phương pháp phân loại dựa vào hoá học (chemo -
taxonomy) và gene (geno - taxonomy) đã loại bỏ được những nhầm lẫn khi phân
loại những loài có hình thái tương đồng. Một số công trình nghiên cứu dựa vào cấu
trúc phân tử ADN như Aime Catherine M. et all với công trình “An overview of the
higher level classification of Puccinionmycotyna based on combined analyses of
nuclear large and small subunit rDNA Sequences” [35].
1.3. Tình hình nghiên cứu Nấm lớn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân đã biết dùng Nấm làm thực phẩm và dược
phẩm. Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ ”
và “Kiến văn tiểu lục” đã đánh giá “Linh chi là một sản vật quý hiếm của đất rừng
Đại Nam”. Ông đã nêu ra những tác dụng lớn của nấm như: kiện não (tráng kiện),

bảo can (bảo vệ gan), cường tâm (mạch tim), kiện vị (giúp tiêu hoá ở dạ dày),
cường phế (giúp phổi), giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu, tăng tuổi thọ.
Trong thời kỳ Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX, một số công trình nghiên cứu
Nấm ở Việt Nam đã được công bố, trong số đó, phải kể đến những công trình của
Patouillard N. nghiên cứu khu hệ nấm ở Đông Dương “Contribution à la flore
mycologique du Tonkin”; nghiên cứu khu hệ nấm ở Việt Nam và Lào “Nouvelle
contribution à la flore mycologique de l’Annam et du Laos”, ông đã công bố 178
loài nấm ở Việt Nam [64,65,66,67,68,69].
Năm 1914, Hariot P. & Patouillard N. công bố công trình “Champignons
recueillies dans l' Annam par M. Eberhardt” [62]. Ngoài ra còn có một số nhà Nấm
học khác cũng nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam như Roger, Petelot, Eberhardt, ;
Heim R., Maleneon G. đã công bố công trình “Champignons du Tonkin recuellies
par M. V. Demange” [63], Joly P. với công trình “Elements de la flore mycologique

du Vietnam” đã định loại 20 loài thuộc chi Xylaria [60].
Ở miền Bắc Việt Nam, việc nghiên cứu nấm được bắt đầu vào năm 1954 tại
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc bấy giờ với các công trình tiêu biểu của Trịnh
Tam Kiệt với đề tài “Sơ bộ điều tra nghiên cứu các loài nấm ăn và nấm độc chính ở
một số vùng miền Bắc Việt Nam” [5]; P. Joly công bố các yếu tố khu hệ nấm Việt
Nam “Elément de la flore mycologique du Vietnam” [60]; Trịnh Tam Kiệt đã công
bố 348 loài thuộc khu hệ nấm lớn vùng Đông Bắc Tam Đảo [6] .
Bước sang thập niên 70, việc nghiên cứu nấm lớn đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, tiêu biểu là các công trình của Trịnh Tam Kiệt: “Đặc điểm khu hệ nấm
lớn ở miền Bắc Việt Nam” - “Einige charakteristika der Grosspilzflora Nord -
Vietnams” [71]; “Những yếu tố hình thành khu hệ nấm lớn ở miền Bắc Việt Nam
và các nhóm sinh thái của chúng” [7]; cũng trong năm 1977, tác giả công bố tiếp
công trình “Góp phần nghiên cứu hệ nấm Heterobasidiomycetidae ở Việt Nam” [9]
và năm 1978 công trình “Đặc điểm khu hệ nấm phá gỗ, tre ở Việt Nam” [8] trong
đó đã giới thiệu 400 loài nấm sống trên gỗ. Từ các kết quả trên, tác giả đã tổng kết
“Đặc điểm khu hệ nấm lớn sống trên gỗ và tre của Việt Nam” [10]. Tính đến năm

1978 đã có 618 loài thuộc 150 chi đã được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam. Bên
cạnh đó còn có các tác giả: Lê Văn Liễu “Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng”
với 118 loài [30]; Joly P., Perreau J. với công trình “Sur quelques champignons
sauvages consomnes au Vietnam Travaux dedies a Georges Viennot-Bourgin” đã
giới thiệu một số nấm hoang dại được sử dụng ở Việt Nam [61]; Pfister D. H. với
công trình “Annotated index to fungi described by Patouillard” đã công bố các kết
quả nghiên cứu liên quan đến khu hệ nấm Việt Nam [51].
Năm 1978, Trịnh Tam Kiệt công bố “Những dẫn liệu về khu hệ nấm sống
trên gỗ vùng Nghệ An” tác giả đã mô tả 90 loài nấm sống trên gỗ [10]. Năm 1982,
Trịnh Tam Kiệt và Ngô Anh công bố công trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ nấm
ở Bình Trị Thiên” đã xác định 111 loài [13]. Năm 1984, Trịnh Tam Kiệt và Phan
Huy Dục với công trình “Góp phần nghiên cứu nấm mực Coprinaceae Rose vùng
Hà Nội” đã công bố 29 loài [14]. Năm 1993, Ngô Anh công bố công trình “Nghiên

cứu nấm lớn ở Thừa Thiên Huế” với 104 loài và công bố “Dẫn liệu bước đầu về họ
Coriolaceae Sing ở Thừa Thiên Huế” đã nêu danh mục 60 loài [1], Trịnh Tam Kiệt
công bố “Danh lục nấm lớn của Việt Nam” gồm 826 loài [16].
Năm 1998, Ngô Anh báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Nghiên
cứu khu hệ nấm lớn (Macrofungi) ở Thừa Thiên Huế” với 272 loài nấm lớn, trong
đó 46 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [1]; Trịnh Tam Kiệt công bố
danh lục khu hệ nấm lớn Việt Nam “Preliminary checklist of macrofungi of
Vietnam” với 837 loài nấm lớn ở Việt Nam đã được công bố [43] và đặc điểm khu
hệ nấm lớn Việt Nam “Charakteristika der Grosspilzflora Vietnam” [72].
Năm 2000, Nguyễn Thị Đức Huệ đã công bố 134 loài nấm lớn ở Tây Ninh,
trong đó có 27 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [4]. Cũng năm
2000, tại Hội nghị Sinh học Quốc Gia, những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sinh
học, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dorfelt đã công bố “Những dẫn liệu
bổ sung về thành phần loài và hoá các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn Việt
Nam”, trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm lớn Việt Nam và
thông báo về các hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm lớn Việt Nam,

trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm lớn Việt Nam đã được
xác định cho khoa học [17].
Tại hội thảo quốc tế sinh học năm 2001 tại Hà Nội có nhiều báo cáo như:
Phan Huy Dục báo cáo “Nấm lớn (Macromyces) ở vườn Quốc gia Tam Đảo Vĩnh
Phúc” công bố 41 loài, 17 họ trong 2 lớp Ascomycetes và Basidiomycetes [3]; Trịnh
Tam Kiệt và Henrich Dorfelt báo cáo “Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt
Nam và ý nghĩa của hệ thống sinh thái của chúng” công bố 9 loài mới cho lãnh thổ
Việt Nam [18]. Cùng năm 2001, Trịnh Tam Kiệt công bố “Nghiên cứu chi
Wolfiporia Ryv. & Gilbin ở Việt Nam” [19]; Kleinwachter P., Trịnh Tam Kiệt,
Ngô Anh, Schlegel B., Dahse H. M, Hartl A. và Grafe U. đã công bố 7 hoạt chất
mới nhóm Triterpenoid: Colossolactones A - G (1-7) được chiết từ loài Ganoderma
colossum (Fr.) C. F. Baker được thu thập ở Thừa Thiên Huế [46].
Năm 2003, Ngô Anh với công trình “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở

Thừa Thiên Huế” đã xác định được 346 loài thuộc 134 chi nằm trong 3 ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota [1].
Năm 2004, Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo trong một số công trình:
“Nghiên cứu dưới chi Elfvingia và chi Tomophagus ở Việt Nam” đã xác định được
13 loài thuộc dưới chi Elfvigia và 1 loài thuộc chi Tomophagus; “Nghiên cứu chi
Phellinus ở Việt Nam” đã xác định 22 loài thuộc chi Phellinus và 1 loài thuộc chi
Phylloporia; “Nghiên cứu thành phần loài nấm đa niên thuộc họ Coriolaceae” đã
công bố 17 loài trong 8 chi [21].
Tiếp đó, đến năm 2008, Trịnh Tam Kiệt với công trình “Poisonous
mushrooms of Vietnam” [44]; Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Tam Bảo với công bố
“Thành phần loài nấm dược liệu của Việt Nam” [24]; Trịnh Tam Kiệt và Phan Văn
Hợp với công bố “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của chi nấm ly
của Việt Nam” [25]; Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt với công bố “Nghiên cứu thành
phần loài nấm Mộc nhĩ Auricularia của Việt Nam” [31]; Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam
Kiệt “Nghiên cứu thành phần loài nấm Ngân nhĩ Tremella của Việt Nam” [32].
Năm 2010, Trịnh Tam Kiệt công bố “Hệ thống của nấm tới các taxon lớn theo

quan điểm hiện đại” đã chỉ ra hệ thống của nấm theo nghĩa rộng tới các bậc phân
loại lớn bao gồm các giới phụ, ngành, ngành phụ, lớp, lớp phụ, bộ [26]. Đến năm
2012 các tác giả đã công bố một số công trình đáng chú ý như công trình của Trịnh
Tam Kiệt, Trần Đông Anh, Trịnh Tam Anh “Một số loài nấm tán mới ghi nhận cho
khu hệ nấm Việt Nam” đã mô tả 5 loài nấm mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam
[29]; công trình của Cổ Đức Trọng, Trịnh Tam Kiệt đã đưa ra 7 loài nấm mới thu
thập ở Nam Bộ và Đà Lạt – Lâm Đồng [33]. Đặc biệt Trịnh Tam Kiệt đã xuất bản
Sách Nấm lớn ở Việt Nam tập I (2011) và Nấm lớn ở Việt Nam tập II (2012) công
bố gần 900 loài nấm lớn của Việt Nam có kèm theo mô tả và tài liệu dẫn cũng như
ảnh màu minh họa đã cung cấp những dữ liệu khá chi tiết về các loài nấm đã ghi
nhận được [27,28].
1.4. Tình hình nghiên cứu và đặc điểm sinh học họ nấm Pluteaceae

Họ Pluteaeae là một họ nấm có kích thước nhỏ đến trung bình, có phiến đính
tự do và bào tử màu hồng. Các loài của họ Pluteaceae có thể bị nhầm với các loài
của họ Entolomataceae nhưng có thể được phân biệt bởi các bào tử góc cạnh và các
phiến đính của chúng. Có 4 chi trong họ Pluteaceae bao gồm 2 chi Volvariella và
Pluteus có phân bố rộng rãi, chi hiếm gặp là Chamaeota và chi Volvopluteus mới
được mô tả năm 2011 là kết quả của các phân tích về sinh học phân tử. Từ điển nấm
học 2008 đã chỉ ra có 364 loài trong họ này [74]. Trong Danh lục các loài thực vật
Việt Nam phần Nấm, Trịnh Tam Kiệt và các tác giả đã đưa ra danh lục họ
Pluteaceae với 15 loài trong đó chi Pluteus có 8 loài bao gồm Pluteus patricius
(Schulzer) Boud. nay là Pluteus petasatus (Fr.) Gillet, Pluteus cervinus (Schaeff.) P.
Kumm., Pluteus plautus (Weinm.) Gillet, Pluteus phlebophorus (Ditmar) P.
Kumm., Pluteus minutus Pat., Pluteus nanus (Pers.) P. Kumm., Pluteus rimosus
Murrill, Pluteus salicinus (Pers.) P. Kumm. và chi Volvariella có 7 loài bao gồm
Volvariella bombycina (Pers. ex Fr) Sing., Volvariella volvacea (Bull.) Sing.,
Volvariella diplasia (Berk. & Broome) Singer, Volvariella murinella (Quél.) M.M.
Moser, Volvariella pseudovolvacea (Berk. & Broome) Singer, Volvariella pusilla
(Pers.) Singer, Volvariella taylorii (Berk. & Broome) Singer [20].

Trong họ Pluteaceae, Pluteus là một chi lớn của nấm với hơn 100 loài. Chúng
sống trên gỗ mục hay chủ yếu trên gỗ mục với bụi bào tử màu hồng và các phiến
đính tự do; không có bao gốc hay vòng nấm (ngoại trừ loài hiếm gặp ở Bắc Mỹ mới
được phân loại gần đây là Pluteus mammillatus và trước đó là Chamaeota
sphaerospora). Dưới kính hiển vi, có thể quan sát thấy nhiều dạng liệt bào khác
nhau; các bào tử thường có dạng hình trứng, bề mặt nhẵn hay gồ ghề. Chi này được
tách biệt với chi Volvariella bởi chúng không có bao gốc và khác với chi Entoloma
bởi chúng sống trên gỗ và đặc trưng của bào tử (chi Entoloma có bào tử hình đa
giác) [75].
Volvariella là chi nấm với phiến và bụi bào tử màu hồng. Chúng không có
vòng và có bao gốc ở cuống giống như chi Amanita. Một vài loài của chi Amanita
nhìn rất giống Volvariella nhưng khác biệt ở chỗ Amanita có bào tử màu trắng và

thường có vòng. Khi còn non các phiến của Volvariella cũng màu trắng do đó
chúng rất dễ bị nhầm với Amanita. Chi này ước tính có khoảng 50 loài. Nhiều
nghiên cứu trước đây đều chỉ ra Volvariella là một chi thuộc họ Pluteaceae, nhưng
những nghiên cứu về ADN gần đây đã tiết lộ ra rằng Pluteus và Volvariella tách
biệt nhau về mặt tiến hóa và có sự khác biệt rất lớn về AND. Những nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng Volvariella có quan hệ rất gần với các loài nấm "schizophylloid" như
Schizophyllum commune. Một số loài Volvariella là những loài nấm ăn phổ biến ở
Châu Âu, chiếm 16% tổng sản lượng nấm nuôi trồng trên thế giới [76].
Chamaeota là một chi thuộc họ Pluteaceae với kích thước nhỏ đến trung bình.
Chúng có cuống đính giữa; phiến tự do; bào tử nhẵn, màu hồng và có một lớp màng
hình thành nên vòng trên cuống. Chamaeota có thể phân biệt được với Volvariella ở
chỗ chúng không có bao gốc và khác với Entoloma ở phiến tự do và bào tử nhẵn.
Các loài của chi Chamaeota rất hiếm gặp, hầu hết đều là loài nhiệt đới nhưng có ít
nhất hai loài được phát hiện ở Hoa Kỳ [77].
Volvopluteus là chi mới được định nghĩa năm 2011 từ những kết quả phân tích
về phân tử [78].
Bên cạnh những nghiên cứu về nấm nói chung, những nghiên cứu về họ

Pluteaceae cũng được nhiều tác giả chú ý đến. Năm 1918, C. H. Kauffman trong
công trình “The Agaricaceae of Michigan” đã đưa ra khóa định loại và mô tả các
loài thuộc Rhodosporeae ở Michigan trong đó có 3 chi với 21 loài hiện nay được
xếp vào họ Pluteaceae, bao gồm chi Volvaria có 7 loài, chi Chamaeota với 2 loài và
chi Pluteus với 12 loài [42]. Năm 1958, Singer R. trong “Contribution toward a
monograph of the genus Pluteus, especially those of the east slope of the Andes and
Brazil” đã đưa ra khóa định loại và mô tả 17 loài thuộc chi Pluteus ở Nam Mỹ [55].
Năm 2002, T. Kobayashi đã nghiên cứu đặc điểm phân loại chi Volvariella ở Hàn
Quốc trong đó tác giả đã xây dựng khóa phân loại và mô tả 10 loài nấm thuộc chi
Volvariella [47]. Tiếp đến năm 2006, Minnis A. M. và cộng sự đã công bố công
trình nghiên cứu về chi Chamaeota ở Hoa Kỳ trong đó đã xác định 2 loài thuộc chi
Chamaeota (Chamaeota sphaerospora và C. mammillata) là synonym của nhau và

gộp lại thành 1 loài chung là Pluteus mammillatus [48]. Năm 2007 cũng có một số
công trình được công bố như “An annotated checklist of Pluteus in the Iberian
Peninsula and Balearic Islands” của Justo A. và cộng sự đã chỉ ra danh lục 33 taxa
thuộc chi Pluteus ở Iberian Peninsula và các đảo Balearic [38]; Yang Z. L. đã công
bố công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi Chamaeota ở Trung Quốc trong đó
tác giả đã chuyển 2 loài Chamaeota dextrinoidespora và Chamaeota sinica sang chi
Leucoagaricus, cả 2 loài này đều được mô tả lại [59].
Năm 2010 cũng xuất hiện một số công trình nghiên cứu về các loài thuộc họ
Pluteaceae như công trình của Ahlawat O. P. và cộng sự nghiên cứu về đa dạng di
truyền của 2 loài bố mẹ và 15 dòng đơn bào tử của loài Volvariella volvacea dựa
trên hoạt tính enzym, ITS và RAPD [34]; Justo A. và cộng sự đã công bố công trình
nghiên cứu hệ thống phân loại và đặc trưng tiến hóa của họ Pluteaceae dựa trên các
dữ liệu sinh học phân tử của các gen ribosome nhân, trong đó các tác giả đã công bố
1 chi mới thuộc họ này là Volvopluteus nâng tổng số chi của họ này lên thành 4 chi
[40]; Minnis A. M. và cộng sự với công trình “Pluteus section Celluloderma in the
U.S.A.” đã xây dựng khóa phân loại và mô tả chi tiết 19 loài thuộc chi Pluteus ở
Hoa Kỳ [49]; cùng năm này Justo A. và cộng sự cũng đã đưa ra danh lục 12 taxa

thuộc chi Volvariella ở Iberian Peninsula và các đảo Balearic [39].
Năm 2011 có một số công trình tiêu biểu như “Species recognition in Pluteus
and Volvopluteus (Pluteaceae, Agaricales): morphology, geography and phylogeny”
của Justo A. và cộng sự đã nghiên cứu cây phát sinh chủng loại của 185 loài thuộc
chi Pluteus và Volvopluteus ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ [Justo
A. (2011)]; Dutta A. K. và cộng sự với công trình “Volvariella of West Bengal,
India I.” đã đưa ra khóa phân loại và mô tả 3 loài thuộc chi Volvariella ở phía Tây
của vịnh Bengal [36]. Năm 2012, Trần Đông Anh, Trịnh Tam Kiệt công bố công
trình “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc
họ nấm tán Pluteaceae” đã chỉ ra 24 loài nấm thuộc họ nấm Pluteaceae ở Việt Nam
trong đó có 16 loài thuộc chi Pluteus và 8 loài thuộc chi Volvariella đồng thời cũng
chỉ ra 8 loài nấm thuộc họ này là mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam [2].

* Đặc tính sinh học của Nấm rơm Volvariella volvacea
Trong các loài thuộc họ Pluteaceae, loài nấm rơm Volvariella volvacea được
xem là loài có ý nghĩa kinh tế và ứng dụng trong thực tiễn hơn cả. Nấm rơm là loài
đồng tản sơ cấp, chu kỳ sống được bắt đầu từ khi quả thể trưởng thành, phóng thích
bào tử đảm vào không khí và được phát tán nhờ các yếu tố khác nhau của môi
trường (hình 1.1). Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm), bào tử đảm nảy mầm,
cho ống mầm đạt chiều dài nhất định thì phân nhánh tạo thành hệ sợi đơn bội
(haploid). Các sợi đơn bội này có thể kết hợp với nhau để tạo nên sợi song hạch tuy
không có khoá (móc nối) được hình thành. Cả hai loại sợi đơn bội và song hạch đều
có khả năng hình thành bào tử màng dày nhiều nhân màu nâu hồng (hậu bào tử),
hậu bào tử gặp điều kiện thuận lợi lại nảy mầm cho ra hệ sợi đơn bội hay hệ sợi
song hạch. Theo tác giả Trịnh Tam Kiệt phần lớn các bào tử đảm của nấm rơm là
các bào tử hữu thụ (75%), tức là từ một đơn bào tử nảy mầm cho ra ống mầm, rồi tự
diễn ra quá trình song hạch hoá để hoàn thành vòng đời mà không cần có sự kết hợp
hệ sợi đơn bội của hai bào tử khác tính, nghĩa là hai tế bào khác tính trên cùng một
sợi nấm giao phối nhau; số còn lại (khoảng 25%) là các bào tử bất thụ, không có
khả năng tự hoàn thành vòng đời mà cần phải có sự kết hợp của hai đơn bào tử khác

tính, đây là các bào tử có ý nghĩa trong chọn tạo giống [15].









Hình 1.1. Chu kỳ sống của nấm rơm

Sau khi được hình thành, sợi song hạch có khả năng sinh trưởng vô hạn và hầu
như chiếm toàn bộ đời sống của nấm. Trong những điều kiện xác định, sợi song
hạch bện kết lại tạo nên các giai đoạn khác nhau của quả thể nấm, sau đó, trên quả
thể nấm hình thành nên lớp sinh sản, tạo nên chủ yếu do các tế bào song hạch là mẹ
của giá (đảm) sắp xếp theo dạng bờ rào [27].
Trên lớp sinh sản, tế bào mẹ của đảm tăng kích thước chứa đầy chất nguyên
sinh thường có dạng hình chuỳ chuyển thành giá non và diễn ra sự giao phối hai nhân
khác tính. Tiếp theo đó có sự phân chia hai lần, trong đó có một lần giảm nhiễm để
cho 4 nhân con. Lúc này, ở phần đỉnh của giá mọc ra 4 mấu lồi, nội chất cũng như
nhân từng chiếc một đi qua mấu lồi, hình thành nên 4 giá bào tử ngoại sinh bằng cách
nảy chồi phình lên và thắt dần lại. Bào tử chín, được phát tán một cách chủ động vào
không khí và lặp lại chu kỳ sống [27].


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm và nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài nấm thuộc họ Pluteaceae thu thập ở một số
vùng sinh thái của Việt Nam.
Để có nguyên liệu nuôi cấy tốt chúng tôi đã chọn những ống giống có cùng
ngày tuổi, cắt lấy hệ sợi ở mép colonie và nuôi cấy trên môi trường nghiên cứu. Các
chủng giống gốc hiện được lưu trữ tại Bộ mẫu Giống gốc Nấm của Phòng Công
nghệ Giống gốc Nấm - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Việc thu thập mẫu được tiến hành chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh kế cận trong
đó bao gồm các vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương; vùng đồi bán sơn địa
và vùng đồng bằng.
Mẫu được xử lý, nghiên cứu đặc điểm sinh học, bảo quản và lưu trữ tại
Phòng Công nghệ giống gốc nấm - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập mẫu ngoài thiên nhiên, xử lý các mẫu thu được, xây dựng bách
thảo, phân lập thuần khiết một số chủng có khả năng ứng dụng.
- Phân tích đặc điểm hình thái và hiển vi nhằm xác định thành phần loài nấm
đã thu thập được.
- Nghiên cứu sự mọc của sợi và sự hình thành bào tử của một số loài quan
trọng trên môi trường nuôi cấy thuần khiết và trên giá thể.
2.1.4. Thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ để thu mẫu ngoài thực địa: túi thu mẫu, nhãn, rìu nhỏ cầm tay, bút
chì, sổ ghi chép, dao nhọn cứng, túi giấy, kính lúp cầm tay, giấy báo và máy ảnh.
- Dụng cụ để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Kính hiển vi Graf – Apsco,

kính hiển vi Olympus CH - 40, Kính hiển vi chụp ảnh Olympus Model CHT, kính
lúp cầm tay, kính lúp 2 mắt Bauch Lomb, kính hiển vi điện tử với độ phóng đại
1000 cho đến 160000, máy ảnh điện tử, máy ảnh Pentax.
- Hoá chất:

1. Dung dịch KOH: KOH: 2-5%, nước
2. Formalin
3. Naphthalene (băng phiến)
4. Agar
5. Glucose
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp của
Trịnh Tam Kiệt [27,28], Rolf Singer [56].
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học: sử dụng các phương pháp nấm
học trong nghiên cứu hình thái quả thể, bào tử và nghiên cứu tốc độ mọc của hệ sợi
nấm theo Trịnh Tam Kiệt [15,27], Schwantes [73].
2.2.1. Phương pháp thu mẫu
Để thu mẫu những nấm sống trên gỗ, trên cây chúng tôi dùng dao nhọn đục,
hoặc dùng rìu nạy, tách hay bổ chúng ra khỏi giá thể. Khi tách cần lấy cả một phần
nhỏ mẫu gỗ mà trên đó nấm sống.
Ghi chép các kiểu gây mục của nấm (trắng, nâu, hỗn hợp, mục vết thương,
mục rễ, mục màng, mục thối, mục tạo nên những khoang trống nhỏ, xốp ), ở phần
nào của cây (cưa ngang để quan sát, ghi chép), tên địa phương và tên khoa học cây
mà trên đó nấm mọc. Gặp nhiều mẫu nấm cần thu thập ở các giai đoạn phát triển
khác nhau thì quan sát và ghi chép sự hình thành quả thể của chúng, kể cả những
dạng không điển hình về màu sắc, hình dạng. Những mẫu đã quá già hoặc bị côn
trùng phá hoại, bị giòi đục không được thu thập lẫn vào để tránh lây lan, phá hỏng
các mẫu nấm khác. Trường hợp mẫu là loại hiếm, không còn mẫu nào khác, có thể
thu để riêng và xử lý đặc biệt trong phòng thí nghiệm.
Mẫu ngay sau khi vừa thu phải ghi ký hiệu và nhãn hiệu.

Ghi bằng bút chì hay bút mực không bị nhoè trong nước. Sau đó phải chú ý
quan sát và ghi chép những đặc điểm dễ biến mất của nấm vào phiếu điều tra đã in
sẵn như: màu sắc, mặt mũ nấm và các phần phụ (khô, nhầy dính, có vảy, lông,
mụn, ), chụp ảnh nấm.

Sau đó gói nấm lại. Dùng giấy báo gói lại thành dạng phễu, đặt phần cuống
nấm xuống đáy phễu còn mũ nấm ở phía trên. Mỗi mẫu nấm được gói riêng, không
để lẫn hay gói lẫn những mẫu nấm, nhất là những loài khác nhau, tránh bào tử nấm
sẽ lẫn lộn nhau. Những nấm có kích thước nhỏ, dễ gãy vỡ được đựng riêng trong
các lọ nhỏ, hộp nhựa, hộp đựng phim Không dùng túi ni lông để đựng mẫu vì nó
không thoát khí và hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển.
Điều tra trong nhân dân để biết thêm giá trị sử dụng, cũng như tác hại của một số
loài nấm.
2.2.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật
Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ướt thì được
thay thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra: kích
thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, bụi bào tử,
cuống nấm, thịt nấm Những mẫu chưa phân tích được và đủ tiêu chuẩn thì cần
tiến hành làm bách thảo nấm (bách thảo khô, bách thảo ngâm, bách thảo nuôi
trồng).
Bách thảo khô: nấm được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy
khô từ từ bằng đốt than củi, bếp điện hay tủ điện ở nhiệt độ 60 - 80
o
C để tránh bị
biến dạng và thay đổi màu sắc nhiều. Phòng thí nghiệm có phương tiện hiện đại,
mẫu có thể được làm khô theo phương pháp khô lạnh ở nhiệt độ và áp suất thấp
trong tủ lạnh, phòng có nhiệt độ thấp, có bơm hút không khí ẩm nên rất ít biến dạng
và giữ nguyên màu sắc.
Nấm được xếp lên phên đan hay lưới thép mắt cáo có gờ xung quanh treo lên
trên nguồn nhiệt. Đối với những nấm nạc có kích thước lớn có thể chẻ đôi hoặc bổ
ra làm nhiều lát mỏng hơn để sấy cho chóng khô. Nấm có thể xếp giữa các lớp giấy
bản, giấy báo, lót và phủ vải mịn rồi ép và sấy khô từ từ và thay giấy để hút bớt độ

×