Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TƯ TƯỞNG của lê NIN về KINH tế CHÍNH TRỊ TRONG THỜI kỳ QUÁ độ ý NGHĨA đối với nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.99 KB, 14 trang )

1

TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ KINH TẾ- CHÍNH TRỊ TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ . Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY
Bộ phận quan trọng trong học thuyết của V.I.V.I.Lênin về xây dựng
chủ nghĩa xã hội là lý luận về kinh tế – chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Theo đó, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng
sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định. Trong chuyên đề này tác giả
làm rõ tính tất yếu khách quan con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta thông qua tư tưởng của V.L.Lênin được thể
hiện trong tác phẩm: “ Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”.
Tác phẩm: “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” của
V.I.Lênin về thực chất là một bài báo, được viết trong những năm khó khăn
của cuộc nội chiến cách mạng (1918-1921) Nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày
thành lập chính quyền Xô viết dưới dạng đề cương ngắn gọn. Nước Nga lúc
bấy giờ tình hình rất nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị ,
xã hội. Do chiến tranh và cuộc nội chiến kéo dài, vì vậy nền kinh tế bị tàn phá
nặng nề, chủ nghĩa cơ hội và bọn phản động ra sức chống phá chính quyền Xô
viết non trẻ, chúng ra sức tuyên truyền, kích động các phần tử nổi loạn, bóp
méo sự thật hòng lật đổ chính quyền cách mạng, làm ảnh hưởng rất lớn đến tư
tưởng của cán bộ đảng viên và nhân dân về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Đảng Bôn sê vích. Từ tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cần phải có sự
phân tích về kinh tế, chính trị của thời kỳ đó.Tác phẩm ra đời vào ngày
30/10/1919 và được công bố ngày 07/11/1919. Về nội dung tác phẩm đề cập
một số vấn đề sau đây:
Một là: V.I.Lênin nêu lên đặc điểm chung và tính tất yếu của thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin cho rằng, thời kỳ
quá độ bao gồm 2 kết cấu kinh tế là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa



2

cùng tồn tại trong một nền kinh tế thống nhất, là thời kỳ đấu tranh gay gắt
giữa 2 kết cấu xã hội ấy và xu thế chung là kết cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ
dần dần lấn át kinh tế tư bản chủ nghĩa. Về tính tất yếu của thời kỳ quá độ
V.I.Lênin khẳng định, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải
trải qua thời kỳ quá độ. “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ
nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc
đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy” 1 .
Hai là: Kết cấu kinh tế và giai cấp của thời kỳ quá độ. V.I.Lênin chỉ ra
những lực lượng cơ bản và những hình thức của nền kinh tế- xã hội. V.I.Lênin
xem xét các thành phần kinh tế trong trạng thái đấu tranh, chỉ ra các thuộc
tính, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh của những lao động liên
hợp theo nguyên tắc công sản chủ nghĩa trong phạm vi quốc gia rộng lớn
chống lại nền tiểu sản xuất hàng hoá và chống lại chủ nghĩa tư bản. Theo
V.I.Lênin, để có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải: Quốc hữu hoá tài sản của
địa chủ, tổ chức nông trường quốc doanh, tổ chức hợp tác xã tiểu nông và
Nhà nước thiết lập thương nghiệp doanh nghiệp. Ông cũng khẳng định sự cần
thiết phải có chuyên chính vô sản nhằm chống lại bọn phản cách mạng, đồng
thời phân tích sâu sắc sự biến đổi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, xây
dựng liên minh công nông lên một trình độ mới, hình thức mới, xoá bỏ sự
khác biệt giữa công nhân và nông dân làm cho mọi người trở thành người lao
động có ích- Đó là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài.
Ba là: Về chuyên chính vô sản. V.I.Lênin xem như đó là một công cụ
để đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, cải tạo kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định chuyên chính vô sản đảm bảo cho
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức xây dựng xã
1


Lê nin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến cộ Mát x cơ va, 1977, Tr 311


3

hội mới và bảo vệ tổ quốc. Đó là những vấn đề rất cơ bản được V.I.Lênin
trình bày trong tác phẩm này.
Qua nghiên cứu vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ, chúng ta thấy tư
tưởng của Ông là: Về tính tất yếu thời kỳ quá độ, V.I.Lênin xem xét ở 2 góc
độ. Về mặt lý luận không có gì ra đời từ hư vô, phải có sự ra đời, tồn tại và
phát triển. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tự nhiên mà có,
chính là chủ nghĩa xã hội ra đời từ trong lòng xã hội tư bản, vì vậy cần phải
có thời gian để các yếu tố của chủ nghĩa xã hội hình thành và phát triển.
“Không riêng gì đối với một ngời mác-xít, mà cả đối với bất cứ một người
trí thức nào đã hiểu theo cách này hay cách khác thuyết tiến hóa, thì tính tất
yếu của cả một thời đại lịch sử mang những đặc điểm ấy của một thời kỳ quá
độ, tự nó cũng đã là hiển nhiên rồi” 2. Mặt khác, theo lý luận cách mạng
không ngừng của chủ nghĩa Mác- Lê nin thì, giữa cách mạng dân tộc dân chủ
và cách mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách, nghĩa là từ
cách mạng dân tộc dân chủ thắng lợi phải tiến hành ngay cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa và tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. Về thực tiễn, việc xác
định thời kỳ quá độ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các Đảng cộng sản
đề ra nhiệm vụ chiến lược, sách lược đúng đắn trên con đường đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin cũng phân tích đặc điểm kinh tế- chính trị
trong thời kỳ quá độ nói chung và đi sâu phân tích ở nước Nga, từ đó rút ra
những kết luận chung cho tất cả các nước. V.I.Lênin cho rằng: các hình thức (
thành phần kinh tế) có sự tồn tại của thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, xã
hội chủ nghĩa và sản xuất nhỏ và tương ứng với nó là sự tồn tại của các giai
cấp tư sản, vô sản, nông dân và tiểu tư sản.
“Những hình thức cơ bản ấy của nền kinh tế xã hội là: chủ nghĩa tư bản,

tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa cộng sản. Những lực lượng cơ bản ấy là:
giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản”3.
Về đặc điểm chính trị, trong thời kỳ quá độ sẽ còn tồn tại những mâu thuẫn
2

Lê nin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến cộ Mát x cơ va, 1977, Tr 311

3

Lê nin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến cộ Mát x cơ va, 1977, Tr 311


4

xã hội là điều tất yếu, đó cũng là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa tư
bản với chủ nghĩa xã hội đang phát triển. Do vậy, sự tồn tại của các giai cấp
trong suốt thời kỳ quá độ cũng là một tất yếu khách quan. “ Trong thời đại
chuyên chính vô sản, các giai cấp vẫn tồn tại, nhưng bộ mặt của mỗi một giai
cấp đều có thay đổi; quan hệ qua lại giữa các giai cấp cũng biến đổi. Cuộc
đấu tranh giai cấp chưa chấm dứt dưới thời chuyên chính vô sản, nó chỉ diễn
biến ra dưới những hình thức khác mà thôi”4.
Từ đó V.I.Lênin chủ trương bàn về chuyên chính vô sản với các thành phần
kinh tế, về cách ứng xử với từng thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát triển.
Có thể nói tác phẩm: “Kinh tế chính trị trong thời đại chuyên chính vô
sản”. của V.I.Lênin đã nêu lên những vấn đề rất cơ bản về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản.Tác phẩm
không chỉ có ý nghĩa với nước Nga mà còn có ý nghĩa rất thiết thực với các
nước đang lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong đó có nước ta.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại nhân loại đã mở ra
một trang sử mới trong đời sống nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

định: Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra con đường giải phóng
cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Dưới ánh sáng của cách mạng tháng 10 Nga hàng loạt nước châu á, châu Phi,
châu Mỹ la tinh đã giành độc lập và đi theo con đường cách mạng xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống.
Đường lối của Đảng ta đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau
khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ là duy nhất đúng đắn. Sự lựa
chọn đó hoàn toàn đúng đắn với lý luận Mác - Lênin về phạm trù hình thái
kinh tế xã hộị. Lý luận Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của các hình
4

Lê nin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến cộ Mát x cơ va, 1977, Tr 311


5

thái kinh tế -xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, song không phải quốc
gia dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế -xã
hội đã có trong lịch sử và do những điều kiện khách quan chủ quan nhất
định một quốc gia dân tộc nào đó có thể bỏ qua một vài hình thái kinh tếxã hội để tiến lên một hình thái kinh tế xã hội cao hơn vẫn phù hợp với quá
trình lịch sử tự nhiên. Như vậy, Việt Nam lựa chọn con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng hoàn
toàn phù hợp với quá trình lịch sử tự nhiên.
Trên cơ sở xác định đặc điểm lớn nhất của Việt Nam trong thời kỳ
quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lựa chọn con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam là con đường phát
triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Quá độ lên chủ nghĩa xã
hội theo Hồ chủ tịch là một tất yếu khách quan của lịch sử, là xu thế phát

triển tất yếu của thời đại ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chúng
ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa bởi đó là chế độ áp bức bóc lột và nô
dịch con người, song bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là bỏ
qua mọi thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, những
thành tựu đó cần phải tiếp thu, khai thác vì sự thành công của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội là tiến dần,
đúng quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước và
xu thế thời đại, với nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới,
nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .
Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp
với chính thực tiễn cách mạng nước ta, là sự lựa chọn của Đảng ta và chủ


6

tịch Hồ Chí Minh và đó cũng chính là sự lựa chọn của chính lịch sử dù
trong bối cảnh là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lượng sản
xuất phát triển không đều lại bị tàn phá rất nặng nề trong chiến tranh. Thực
tiễn đó được thể hiện trên hai phương diện kinh tế và chính trị.
Về phương diện chính trị: chúng ta có đầy đủ các yếu tố cần thiết như,
yếu tố thời đại- Đó là thời đại quá độ từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa
xã hội ; có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản- một Đảng dày dạn kinh nghiệm,
có Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước của dân, do dân và vì dân…Sự
lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được Bác Hồ nêu
trong “Chính cương sách lược vắn tắt” Người chỉ rõ: “Cách mạng Việt Nam
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản chủ nghĩa”. Luận cương chính trị tháng10/ 1930 của Đảng cũng khẳng
định : cách mạng Việt Nam sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Đó
là sự trung thành của Đảng và cũng là phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Về phương diện kinh tế: Chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, tài
nguyên thiên nhiên ưu đãi. Những cơ sở vật chất kỹ thuật mà chúng ta giành
được từ tay các thế lực xâm lược cùng với quá trình xây dựng đất nước và sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây tuy còn ít song đó là những
tiền đề ban đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng trong 20 năm qua ngày càng khẳng định sức sống và con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Nhận thức về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống
quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con


7

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ
bản”5
Chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với quy luật
khách quan, với trình độ của lực lượng sản xuất của nước ta trong thời kỳ
quá độ. Trong đó, sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế tư bản tư
nhân và tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ làm sự nảy sinh và biến đổi trong cơ cấu
giai cấp và cũng từ đó tất yếu làm nảy sinh trong lòng xã hội những quan hệ
kinh tế và chính trị rất phức tạp, đồng thời với sự tồn tại của thành phần kinh
tế tư bản chủ nghĩa có thể sẽ dẫn đến sự trượt dài sang quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa, nếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước không chặt chẽ,
không duy trì được sự phát triển của nó trong quỹ đạo xã hội chủ nghĩa,

không bảo đảm được vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước và kinh tế tập
thể. Xét cho cùng, cái bảo đảm cho thắng lợi của định hướng xã hội chủ
nghĩa vẫn là quan hệ so sánh lực lượng cả về vật chất và ý thức tư tưởng.
Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước là chiếc cầu dẫn đến chủ nghĩa xã hội nên Nhà
nước phải thực sự mạnh, phải có các chính sách đúng đắn để tập hợp mọi
lực lượng xây dựng đất nước. Đồng thời phải định hướng sự phát triển của
nó theo đúng quỹ đạo. Do đó tiền đề cơ bản đầu tiên cho thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội ở nước ta phải có một nhà nước mạnh, với cơ sở kinh tế là
kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể làm nền tảng, một nhà nước thực sựù
dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước pháp quyền, nhà
nước quản lý và điều hành xã hội một cách có hiệu quả. Cốt lõi để có một
nhà nước như vậy là Đảng cộng sản phải được xây dựng ngang tầm với yêu
cầu nhiệm vụ, có sức chiến đấu cao, trong sạch, vững mạnh toàn diện,

5

Báo nhân dân thứ tư ngày 07 tháng 6 năm 2006


8

Đảng phải thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn cho phù hợp với yêu cầu
của cách mạng.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm
tạo ra sự phát triển về lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới, nhanh chóng xây dựng nền kinh tế hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa . Trong bối cảnh của thời đại ngày nay chính là con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là
một nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn để nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới, mở ra vận hội

mới đưa nước ta tiến lên. Trước những năm đổi mới đất nước, chúng ta đã
xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Song do chủ quan duy ý chí, nóng vội
muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế tư bản, đặt công nghiệp hoá, hiện
đại hoá xã hội chủ nghĩa ở vị trí đối lập hoàn toàn với công nghiệp hoá tư
bản chủ nghĩa . phát triển công nghiệp nặng trong khi trình độ lực lượng
sản xuất chưa phát triển, cơ sở vật chất đất nước còn quá nghèo nàn và lạc
hậu, ít chú trọng phát triển nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Đường lối công nghiệp hoá với quan niệm đơn giản như vậy đã mắc phải
những sai lầm nghiêm trọng cả về mục tiêu, nội dung và cách thức tiến
hành. Trong những năm đó nền công nghiệp nước ta được đầu tư quá lớn
song hiệu quả thu được được thấp, tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng
nghiêm trọng, nhiều nhà máy xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ kéo
dài, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân không đáng kể.
Trong những năm đó nền nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng khủng
hoảng triền miên, lương thực không đủ ăn phải trông vào sự viện trợ của
nước ngoài, công nghiệp nhẹ không được đầu tư đúng mức khiến cho
những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân không được bảo đảm,


9

nợ nước ngoài chồng chất, tính năng động và khả năng sáng tạo của cá
nhân cũng như tập thể người lao động không được khơi dậy. Đó là
những bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để Đảng ta đề ra chủ
trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
vẫn đang được coi là phương hướng chủ đạo, là con đường tất yếu phải
trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta, khi những tư
tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội được nhận

thức lại một cách sâu sắc, với tư cách là cơ sở lý luận nền tảng cho công
cuộc đổi mới đất nước thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá được quan niệm
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội,
từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao. Đó chính là quá trình
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm cải biến một nước
nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, gắn với việc hình
thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, thể hiện ngày một đầy đủ hơn
bản chất ưu việt của chế độ mới. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp
mới trong khu vực và thực tiễn 20 năm đổi mới đất nước theo định hương
xã hội chủ nghĩa ở nước ta cho thấy, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay Đảng
ta đã xác định: “có thể rút ngăn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự,
vừa có những bước nhảy vọt để phát huy những lợi thế của đất nước và tận
dụng những khả năng vốn có để nhanh chóng đạt trình độ công nghệ tiên
tiến đặc biệt là công nghệ tin học và sinh học, đồng thời tranh thủ ứng
dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức” 6
6

Lênin toàn tập tập 41 Nxb Tiến bộ Matxcơva 1978 tr 189


10

Chỉ có như thế chúng ta mới có thể tận dụng và phát huy được nguồn lực
trí tuệ và sức mạnh tinh thần vốn có của người Việt Nam, mới hy vọng biến
khoa học- công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Đối với nước ta hiện nay công nghiệp hoá nhất thiết phải gắn với
hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công

nghệ tiên tiến của thời đại. Đảng ta đã khẳng định: “Công nghiệp hoá
thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó
không chỉ đơn giản tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp
trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn
bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao
và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá phải đi đôi
với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc
tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu, hình thành mũi nhọn phát triển
theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới” 7
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã định hình mô
hình chủ nghĩa xã hội trong tương lai đó là một xã hội mà cơ sở vật chất
không nhất thiết phải vượt xa trình độ của các nước tư bản phát triển
nhưng tiếp cận được trình độ của phát triển của các xã hội hiện đại và
văn minh. Năng suất lao động vẫn là tiêu chí kinh tế quan trọng nhất, đó
là một nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
một chế độ công hữu không hoàn toàn phủ định và gạt bỏ những nhân tố
tích cực của chế độ tư hữu mà biết liên kết, dung nạp những nhân tố đó
thành một chế độ kinh tế có sức sống dồi dào.
Trong báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định:
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giầu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền
kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa
7

Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, HN 1994 tr 27


11


tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức bất
công, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”8..
Như vậy trên cơ sở lý luận Mác- Lênin và thực tiễn cách mạng. Đảng ta
đã thường xuyên tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để bổ
sung và hoàn chỉnh đường lối đổi mới đất nước, đưa nước ta vững bước tiến
lên trên con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa
chọn.
Lý luận về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ và khả năng xây dựng
chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là một bộ
phận quan trọng nhất được đề cập trong tác phẩm: “Kinh tế chính trị trong thời
đại chuyên chính vô sản”của Lênin, nó là cơ sở lý luận cách mạng và khoa
học cho công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta. Có thể nói chúng ta không
thể đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến
thành công nếu xa rời lập trường, quan điểm, phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mác- Lênin. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang
từng bước được hình thành và ngày càng rõ nét đã khẳng định tính đúng đắn
về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân
dân ta đã lựa chọn.
Cần nhận thức rằng, nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua
một hình thái kinh tế – xã hội hoàn chỉnh, nghĩa là trong lịch sử phát triển của
nước ta sẽ không có một giai đoạn mà ở đó giai cấp tư sản và hệ tư tưởng tư
sản giữ vị trí thống trị, chúng ta bỏ qua với tư cách là sự phát triển “rút ngắn”
chứ không phải bỏ qua những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển
8

Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tr 329



12

từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bỏ qua không có nghĩa là
đốt cháy giai đoạn, phủ nhận sạch trơn những thành tựu mà dưới chủ nghĩa tư
bản đạt được. Quá trình cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản
xuất mới xã hội chủ nghĩa dứt khoát phải tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phát triển
kinh tế hàng hoá với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế chính là giải pháp
đúng đắn nhất để làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động và hiệu
quả hơn, đồng thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ làm cho lực
lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và đó chính là cơ sở để chúng ta hoàn
thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế hàng hoá là
một tất yếu khách quan, tuy nhiên điểm khác biệt giữa kinh tế hàng hoá nước
ta với kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đó chính là định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường bên cạnh mặt tích cực của nó như:
phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hoá sản xuất, tăng năng suất lao động…thì bản thân kinh tế hàng hoá, cơ chế
thị trường cũng bộc lộ những khuyết tật của nó như phân hoá giàu- ngèo, tự
phát đi lên con đường tư bản chủ nghĩa, làm nảy sinh nhanh chóng các tiêu
cực và tệ nạn xã hội…vì lẽ đó, cần phải có sự định hướng và kiểm soát của
Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khi hoàn thành mục tiêu của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân,
nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với tiến
trình lo gích của lịch sử, xu thế thời đại và nguyện vọng thiết tha của nhân
dân, song với đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp, điểm xuất phát
thấp. Do đó, chắc chắn thời kỳ quá độ sẽ diễn ra dài và khó khăn phức tạp
hơn. Để giành thắng lợi trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải xây dựng
Đảng thực sự ngang tầm với yêu cầu và nhiện vụ mới, điều đó phải được thể

hiện ở trình độ, năng lực đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn, nắm bắt những


13

thời cơ và vận hội của đất nước, đoàn kết, tập hơp mọi lực lượng để xây dựng
đất nước.
Phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của
dân, do dân, vì dân có đủ năng lực điều hành các hoạt động của xã hội, lắng
nghe ý kiến của nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với tệ tham nhũng, buôn lậu
và các tệ nạn xã hội khác.
Đoàn kết toàn dân trong một mặt trận thống nhất, có chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế trên
cơ sở nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có
lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để thu hút ngoại lực, phát
huy nội lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng thế trận chiến
tranh nhân dân và an ninh nhân dân, giữ vững chế độ chính trị, trật tự an toàn
xã hội, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Tóm lại, từ những vấn đề trong tư tưởng kinh tế – chính trị của
V.I.Lênin trong thời kỳ quá độ được đề cập trong tác phẩm: “Kinh tế chính trị
trong thời đại chuyên chính vô sản”, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước và
xu thế thời đại. Đảng ta xác định: Đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở khoa học,
không như kẻ thù đã xuyên tạc. Thực tiễn sự nghiệp đổi mới là bằng chứng sinh
động nhất chứng minh cho đường lối đúng đắn đó. Điều quan trọng hiện nay là
phải nâng cao năng lực và sức chiến đấu của của đội ngũ đảng viên, xây dựng
Đảng vững mạnh về mọi mặt, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị để Đảng, Nhà nước ta có đầy đủ năng
lực và trí tuệ để đề ra những chủ trương và đường lối đúng đắn nhất lãnh đạo, và

điều hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải trung
thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác- lênin, tiếp tục nghiên cứu bổ sung và phát


14

triển để phù hợp với tình hình mới, phải có nhận thức đúng đắn các nguyên lý,
quy luật vận động và phát triển của xã hội. Trên phương diện kinh tế, phải tuân
thủ quy luật, biết tận dụng và kế thừa những hạt nhân hợp lý của chủ nghĩa tư bản
để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải tuân thủ quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, biết sử dụng những hình thức trung gian quá độ để không vấp phải
những sai lầm như trước đây.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa là một quá trình đấu tranh phức tạp, khó khăn và lâu dài. Song với với
những thành tựu đạt được, chúng ta tin tưởng rằng sự nghiệp cách mạng do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo chắc chắn sẽ giành được những thắng cuối cùng.



×