Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Moi quan he TSSL va RRo CAPM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.91 KB, 3 trang )

V- Mối quan hệ giữa tỉ suất sinh lợi và rủi ro theo mô hình CAPM:
Tỷ suất sinh lợi (TSSL) của một dự án đầu tư luôn có mối tương quan xác định với
rủi ro với tài sản đó,nghĩa là khi nhà đầu tư (NĐT) thực hiện một dự án đầu tư có rủi
ro thì TSSL mà dự án này mang lại phải bù đắp đủ rủi ro cho NĐT. Chính vì thế giữa
TSSL và rủi ro luôn có mối quan hệ với nhau, nhưng mối quan hệ này được hình
thành trên cơ sở đánh đổi, nghĩa là nếu đầu tư vào dự án có rủi ro cao thì TSSL
nhận được phải cao, còn nếu đầu tư vào dự án có rủi ro thấp thì TSSL nhận được
sẽ thấp.
6.1.

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thị trường (rm).

Công thức tính:

r m = rf

+ Phần bù rủi ro

Với : rf là Lãi suất phi rủi ro
Như vậy : TSSL của thị trường là tổng của lãi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi
ro tìm ẩn trong danh mục thị trường. Vì NĐT lúc nào cũng mong muốn bù đắp được
phần bù rủi ro, nên phần bù rủi ro thường lớn hơn 0, và xác định vào phần bù rủi ro
thị trường trung bình trong quá khứ qua nhiều nghiên cứu trong nhiều năm vừa qua
thì phần bù rủi ro trung bình thị trường là 9,25%
6.2.

Tỷ suất sinh lời của từng chứng khoán

Công thức tính :

r = rf



+ β x (rm – rf )

Với β x(rm – rf) được gọi là phần bù rủi ro.
Như vậy TSSL kỳ vọng của một chứng khoán sẽ bằng tổng của lãi suất phi rủi ro
với β chứng khoán nhân với chênh lệch giữa TSSL thị trường với lãi suất phi rủi ro.
Công thức trên được là mô hình định giá CAPM, mô hình này ngụ ý rằng TSSL
của một nên chứng khoán luôn có mối quan hệ với β chứng khoán. Vì TSSL trung
bình trên thị trường cao hơn lãi suất phi rủi ro tính trung bình cho một thời kỳ dài nên


rm – rf tức phần bù rủi ro thị trường phải là dương (>0).

Từ đó cho thấy TSSL của

một chứng khoán có mối tương quan xác định với β của nó.
- Giả định trường hợp ;β = 0 => r = rf .Nghĩa là TSSL của chứng khoán bằng với
lãi suất phi rủi ro.
- Giả định trường hợp : β = 1 => r = rf + (rm – rf ) = rm .Nghĩa là TSSL của chứng
khoán bằng với TSSL của thị trường.
Tuy nhiên khi phân tích mối quan hệ giữa TSSL và rủi ro theo mô hình CAPM
cần lưu ý đến giả định và hạn chế của mô hình này :
Tỷ suất sinh lời của chứng khoán
Đường thị trường chứng khoán (SML)
.T
rm

.

M


Danh mục thị trường
.S
rf
Trái phiếu kho bạc

0,8

1

Beta của chứng khoán

6.3. Những giả định và hạn chế của mô hình CAPM
Lý thuyết về mô hình CAPM và những ứng dụng của nó trên một số các giả thuyết
quan trọng về thị trường chứng khoán và thái độ cuả NĐT như sau:
• Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó
đòi hỏi về TSSL của NĐT bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống cuả từng
chứng khoán chứ không phải rủi ro tổng thể.
• Các chứng khoán được trao đổi tự do trong thị trường cạnh tranh là thị trường
mà các thông tin về một công ty nào đó và chuyển vọng tương lai của công ty
này là công khai đối với các nhà đầu tư.


• Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này
liên tục không đổi theo thời gian.
• Không có chi phí mô giới cho việc mua và bán chứng khoán.
• Không có thuế.
• Tất cả các nhà đầu tư thích lựa chọn chứng khoán có TSSL cao nhất ứng với
mức độ cho trước của rủi ro hoặc với số lượng rủi ro thấp nhất với mức sinh lợi
cho trước.

• Tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng thuần nhất liên quan đến TSSL kỳ vọng,
phương sai và lập phương sai.
Mặc dù những giả định trên có một số hạn chế trong thực tế nhưng những giả định
thống kê về các hành vi quan sát được trên thị trường chứng khoán có khuynh hướng
ủng hộ cho các kết quả ứng dụng từ mô hình này. Mô hình này đã từng được sử dụng
rộng rãi về cả phương tiện khái niệm lẫn thực tế để xem xét sự đánh đổi giữa TSSL và
rủi ro mà NĐT yêu cầu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên mô hình này vẫn tồn
tại một số vấn đề cần phải xem sét như sau:
• Đánh giá TSSL thị trường trong tương lai.
• Xác định giá tốt nhất beta tương lai của tài sản.
• Xác định giá thích hợp nhất đối với lãi suất phi rủi ro.
• Mâu thuẫn với các kiểm định thông kê cho thấy NĐT không hoàn toàn bỏ qua
rủi ro không hệ thống như mô hình lý thuyết đề xuất.
• Các ước lượng beta từng cho thấy không ổn định theo thời gian, điều này làm
giảm niềm tin của NĐT về beta.
• Có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy còn có các nhân tố khác ngoài lãi
suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống được sử dụng để xác định TSSL mong đợi của
hầu hết chứng khoán.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×