Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối quan hệ UBND và HĐND cùng cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.46 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề Trang
B. Giải quyết vấn đề Trang
I. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
Trang
1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân Trang
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Trang
3. Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân
dân
Trang
a. Cơ cấu tổ chức Trang
b. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân Trang
II. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
Trang
1. Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân Trang
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Trang
3. Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân Trang
a. Cơ cấu tổ chức Trang
b. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân Trang
III. Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp
theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang
1.Trong cách thức tổ chức Trang
2. Trong cách thức thành lập Trang
3. Trong hoạt động Trang
C. Kết thúc vấn đề Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao
gồm nhiều cơ quan (loại cơ quan) nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm


vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể
thống nhất. Nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân cũng có các đặc trưng như trên. Hai cơ quan này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, vậy, theo pháp luật hiện hành thì biểu hiện, tính
chất,... của mối quan hệ đó như thế nào? Và dưới đây là phần tìm hiểu của em về đề
tài: “Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp
theo pháp luật hiện hành”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các hình
thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân:
Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân có quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và
cơ quan Nhà nước cấp trên.”.
Qua đó có thể thấy được Hội đồng nhân dân có vị trí, tính chất như sau:
− Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương: Hội
đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà
nước trong phạm vi địa phương mình.
− Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương: Hội
đồng nhân do nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hội đồng nhân dân trong nhà
nước ta là cơ quan gần gũi nhân dân nhất nên có thể hiểu rõ tâm tư,
nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm địa phương.
Hội đồng nhân dân còn là một tổ chức mang tính chất quần chúng, bao
gồm nhiều đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo,...
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân:
Về chức năng của Hội đồng nhân dân, Căn cứ vào những quy định của Hiến
pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, có thể

thấy Hội đồng nhân dân có 3 chức năng cơ bản nhất là:
− Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương: như quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố
quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân đân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả
nước.
− Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước
cấp trên và trung ương ở địa phương.
− Thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động của Thường trực hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của
công dân ở các địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân.
Và những chức năng này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân năm 2003 (Các Điều 11, 12. 13, 14, 15, 16, 17 – đối với Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh; các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 – đối với Hội đồng nhân dân cấp
huyện; các Điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 – đối với Hội đồng nhân dân cấp xã).
3. Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
a. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau thì tổ chức khác nhau. Ở cả ba cấp
tỉnh, huyện, xã Hội đồng nhân dân đều thành lập Thường trực hội đồng nhân dân.
Các ban của Hội đồng nhân dân được thành lập ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp huyện
(Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên
của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng ban của Hội đồng nhân không thể đồng
thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân, chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp) còn Hội đồng nhân dân xã

không thành lập ban.
b. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy định, Hội
đồng nhân dân có các hình thức hoạt động sau:
− Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân: Các kỳ họp chiếm địa vị đặc biệt
quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, vì đó là hình thức
hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân.
− Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng
nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, hoạt động của Tóa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong
việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
− Hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân: Là một cơ quan của Hội
đồng nhân dân, do Hội đông nhân dân thành lập, các ban của Hội đồng
nhân dân sẽ giúp Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình trên
các lĩnh vực khác nhau.
− Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân: Hoạt động của đại biểu Hội
đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các
chủ trương, công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân
không chỉ hoạt động hạn chế trong các kỳ họp, trong các cơ quan thường
trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân mà còn có
những nhiệm vụ và quyền hạn với tư cách là đại biểu của nhân dân địa
phương.
II. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
1. Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân:
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu

là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương,... chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ
quan Nhà nước cấp trên và nghi quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp...”.
Qua đó có thể thấy được Ủy ban nhân dân có vị trí, tính chất như sau:
− Ủy ban nhân dân được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân: Vì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra nên Ủy
ban nhân dân chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chịu trách nhiệm báo cáo
công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
− Ủy ban nhân được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương: Ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành

×