Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tổng quan về một số cơ quan phục vụ công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 30 trang )

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ QUAN XÍ NGHIỆP
1.1.

Bến Xe Miền Đông:

Hình 1.1: Bến xe miền đông
-

Là bến xe khách lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á về lượng khách vận chuyển
mỗi năm và về lưu lượng xe mỗi ngày do đây là bến xe đầu mối cho tất cả các chuyến xe
khách đi và đến Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam và miền Trung
Việt Namvà cả một số tuyến miền Tây Nam Bộ. Bến xe Miền Đông tọa lạc tại 292 Đinh
Bộ Lĩnh, F26, quận Bình Thạnh, TPHCM. Đây là một trong hai bến xe khách chính của
thành phố, bến kia là Bến xe Miền Tây phục vụ cho xe khách các tuyến đi các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long.

-

Bến Xe Miền Đông có từ trước năm 1975 với tên gọi là Xa Cảng Miền Đông, trụ sở đặt tại
số 286 đường Lê Hồng Phong, phường 1, Quận 10. Sau ngày đất nước thống nhất
30/04/1975, Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn Gia Định đã giao cho ngành Giao thông
Vận tải tiếp quản, tổ chức điều hành Xa Cảng Miền Đông thực hiện nhiệm vụ chính trị,
vận tải giao lưu thông thương giữa hai miền Nam – Bắc. Ngày 11/12/1976 Xa Cảng Miền
Đông Trung Bộ ra đời là tiền thân của Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông
ngày hôm nay.

-

Đến năm 1978 theo chủ trương của thành phố, Công ty Xe khách liên tỉnh Miền Đông ra
đời và Bến xe khách Miền Đông là đơn vị trực thuộc Công ty Xe khách liên tỉnh Miền



Đông, hạch toán nội bộ, năm 1981 thành phố quyết định chuyển Bến xe Miền Đông đến vị
trí phường 26, quận Bình Thạnh và đầu tư cơ sở vật chất ,trang thiết bị ban đầu. Bến xe
Miền Đông xây dựng từ 1985 trên diện tích khu đất 67.857 m2 (có vị trí địa lý tại cửa ngõ
phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh bởi các đường Quốc lộ 13, Nguyễn Xí
và Đinh Bộ Lĩnh, phường 26 – Quận Bình Thạnh). Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật xây
dựng công trình Bến xe Miền Đông được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê
duyệt theo quyết định số 182/CT-UB ngày 25/12/1984 với tất cả 19 hạng mục công trình
nhưng việc thi công mới được 10 hạng mục công trình và phải tạm dừng năm 1990.
-

Thực hiện cơ chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Nghị định
388/NĐ-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) Bến Xe miền
Đông được thành lập lại theo thông báo thỏa thuận số 27/TB ngày 11/01/1993 của Bộ Giao
thông Vận tải và quyết định số 40/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Ủy Ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh và chính thức trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải
TP.HCM. Tháng 11/1996 thực hiện quyết định của Thành phố Bến xe Miền Đông đã tổ
chức tiếp nhận chuyển giao một số luồng tuyến từ Bến xe Văn Thánh về Bến xe Miền
Đông đồng thời được chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo nghị
định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ và quyết định số 5347/QĐ-UB ngày
02/10/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cũng trực thuộc Sở Giao
thông Vận tải thành phố.

-

Ngày 15/7/2004 Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 172/2004/QĐUB về việc thành lập Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn thí điểm hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con (Bến xe Miền Đông là thành viên của Tổng Công
ty); đồng thời ngày 30/12/2005 Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số
6683/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty Nhà nước Bến xe Miền Đông thành Công ty
TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông (sau đây goi tắt là Bến xe Miền Đông).

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC :


1.2.

Bến Xe Miền Tây:

Hình 1.2.1: Bến Xe Miền Tây

Bến xe miền tây cũng là một cửa ngỏ vào thành phố hồ chí minh lớn tiếp theo Bến xe
miền đông. Trong quá trình tìm hiểu ta có các thông tin về Bến xe miền tây như sau:
-

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975, chính quyền Cách Mạng tiếp quản
Xa Cảng Miền Tây tiếp tục nhiệm vụ phục vụ khách hàng. Trong những ngày đầu giải


phóng cùng với những khó khăn chung của cả nước, việc đi lại của nhân dân thành phố về
các tỉnh Miền Tây tăng cao trong khi phương tiện phục vụ lại hạn chế, nhằm củng cố đội
ngũ cán bộ quản lý phối hợp với nhân viên lưu dụng, tháng 07/1975 Cục Vận Tải Đường
Bộ thành lập Ban quản trị và đổi tên thành Bến xe Miền Tây với diện tích mở rộng là
39.000m2.Năm 1976 Cục Vận Tải Đường Bộ giao bến xe Miền Tây lại cho sở giao thông
Vận tải thành phố Hồ Chí Minh quản lý, căn cứ theo quyết định số 262/QĐ–TCCB ngày /
/1976 của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập công ty Xe
Khách Miền Tây mà Bến xe Miền Tây là đơn vị trực thuộc.

:
Hình 1.2.2: cửa vào bến xe

-


Từ năm 1975 đến năm 1992 Bến Xe Miền Tây là đơn vị sự nghiệp có thu (hoạt động theo
hình thức lấy thu bù chi). Năm 1992, Bến xe Miền Tây được chuyển thành doanh nghiệp
Nhà nước theo quyết định số 159/QĐ – UB ngày 03/12/1992 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và kinh doanh bến xe, đại lý và các dịch vụ khác.
Bến Xe Miền Tây được chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công íchtheo
quyết định số 3545/QĐ–UB KT–CN ngày 11/07/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh.


Hình 1.2.3 : cổng chính vào bến xe

-

Thực hiện quyết định số 2368/QĐ–UB ngày 21/05/2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 07/2004, Bến Xe Chợ Lớn sáp nhập vào Bến xe Miền
Tây. Tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vốn, tài sản, các hợp đồng
kinh tế dở dang, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Bến Xe Chợ Lớn. Ngày 15/07/2005, Bến
xe Miền Tây được chuyển từ Sở Giao thông công Chính thành phố Hồ Chí Minh sang tổng
công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn quản lý trên cơ sở hoạt động thí điểm theo mô
hình công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 172/2004/QĐ–UB của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy
động thêm vốn, tạo động lực mới và phát huy quyền làm chủ thực sự của người lao động
trong doanh nghiệp. Bến xe Miền Tây được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh
chọn để xây dựng đề án chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định số 1552/QĐ-UB
ngày 08/04/2005 và ngày 31/08/2005 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có
quyết định số 4552/QĐ-UB và quyết định số 5403/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 phê duyệt
phương án và chuyển Bến xe miền Tây thành Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây. Ngày
03/05/2006 Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép

kinh doanh số 4103004698 do Sở kế hoạch đầu tư cấp phép.

Hình 1.2.4 : bến xe miền tây


-

Công ty cổ phần Bến xe Miền tây nằm ở cửa ngỏ phía tây thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ
hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với hơn 150
doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác 200 tuyến đường thuộc các tỉnh: Long An, Tiền
Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiêng Giang,
Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre. Ngày 14/05/1969 bến xe được khởi công xây
dựng, ngày 08/06/1972 hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng, ngày 05/03/1973 với
tổng diện tích mặt bằng là: 29.700m2 được chính quyền Sài Gòn đặt tên là Xa Cảng Miền
Tây.

-

Công ty cổ phần Bến Xe Miền Tây có nhiệm vụ: Khai thác và kinh doanh bến xe, vận tải
hành khách công cộng liên tỉnh và nội địa, khai thác dịch vụ phục vụ trong bến xe, khai
thác kinh doanh vận chuyển hành khách tham quan du lịch liên tỉnh và nội địa. Cho thuê
mặt bằng và kiốt, bãi đậu xe vận tải hàng hóa. Giữ và chuyển hàng hóa, hành lý, bao, gói.
Mua bán phụ tùng vật tư, ô tô, xăng dầu. Lau rửa, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Dịch vụ vui
chơi giải trí, cho thuê nghỉ trọ. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và lưu đậu qua đêm của phương
tiện vận tải.

1.3.

Ga Sài Gòn:


Hình 1.3.1: Ga Sài Gòn


-

Là một nhà ga lớn nhất của ngành ở khu vực phía Nam, ga Sài Gòn đứng trên địa bàn quận
3, TP.Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nứơc nhưng đồng thời cũng là
một địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Quá trình hoạt động gặp phải sự cạnh tranh
gây gắt của các phương tiện vận tải khác, trong khi cơ sở vật chất của ga còn nhiều hạn
chế, hàng ngày nhà ga tổ chức đón tiễn từ hàng nghìn lượt hành khách đi tàu trên các tuyến
đường sắt Thống nhất, các tuyến địa phương. Vì vậy, ga đặc biệt chú trọng nâng cao chất
lượng phục vụ hành khách và đảm bảo an toàn mọi mặt. Ga đã có nhiều nỗ lực, khắc phục
mọi khó khăn, thực hiện tốt các nhiệm vụ như: chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ
chức phục vụ các đợt cao điểm Tết, hè, các ngày lễ; nghiên cứu biến động luồng khách để
đề xuất nối thên toa, tăng thêm tàu, bán ghế phụ... Tổ chức nhiều hoạt động tiếp thị quảng
cáo thu hút hành khách, chủ hàng, gặp gỡ các công ty du lịch, các doanh nghiệp có nhiều
lao động đi lại bằng tàu hoả, tổ chức nhiều buồi toạ đàm về việc nâng cao chất lượng phục
vụ hành khách, chủ hàng, tăng cừơng khai thác dịch vụ bán vé qua điện thoại, giao vé tận
nơi theo yêu cầu, chủ động đ ề xuất việc vận chuyển hàng hoá bằng nhều phương thức
nhằm thu hút hàng hoá về với Đờng sắt trong thời gian thấp điểm. Đặc biệt trong công tác
bán vé, ga Sài Gòn cùng với Công ty VTHK ĐS Sài Gòn thực hiện nhều hih thức bán vé
tàu hoả hiện đi như bán vé tàu qua mạng internet, qua email, đặt chỗ qua đện thoại- giao vé
tận nơi theo yêu cầu (không thu phí dịch vụ trong vòng bán kính 7km), bán vé tại các đại lý
nối mạng, bán vé qua các Dịch vụ mua vé hộ tại nhiều tỉnh thành, lắp đặt thiết bị lấy số thứ
tự qua tin nhắn điện thoại...

-

Ga Sài Gòn đã đi tiên phong trong việc hình thành sự kết nối giữa Đường sắt với du lịch
thông qua hội nghị được tổ chức nghiêm túc, có quy mô vào thời điểm du lịch đến 2 tháng.

Rất nhiều đại biểu đại diện cho các hãng lữ hành ở TP.Hồ Chí Minh và khu vực đã đóng
góp nhiều ý kiến bổích trong công tác khai thác thị trường vận chuyển du khách. Cách làm
này không những tạo ra mối quan hệ sâu sắc giữa hai bên trở nên khăng khít, có hiệu quả
từ sự phối hợp Đường sắt cới du lịch mà còn tạo ra hình ảnh các đoàn tàu thống nhất và địa
phương luôn đông khách. Tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống các doanh nghiệp mua vé
tàu tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông, Tây Nam bộ. Nhu cầu giải trí, sinh hoạt
của khách chờ tàu, chờ mua vé được đáp ứng tốt nhất trong phòng đợi rộng rãi, trật tự, có
máy lạnh, tivi màn hình lớn, quầy bưu điện, sách báo, giải khát, vệ sinh... Và mới đây, nhà
ga mới có tổng diện tích hơn 2.500m2, đợc trang bị hơn 200 ghế/phòng, có hệ thống máy
đều hoà phục vụ hành khách đến ga mua vé và chờ ta cng với khu vực bán vé dành riêng
cho hành khách có nhu cầu đi ngay đợc đi vào sử dụng với tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cuả hành khách khi ến với ga Sài Gòn. Cùng với các biện
pháp sản xuất kinh doanh, lãnh đạo ga đã xác định: chất lượng phục vụ đi đôi với an toàn
là điều kiện sống còn của một đơn vị kinh doanh vận tải. Vì vậy trong những năm qua, ga
Sài Gòn đã có nhiều cố gắng để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị


chạy tàu; đảm bảo an toàn chạy tàu tuyệt đối, tàu đi đúng giờ đạt 100%, không để xảy ra
chậm tàu do chủ quan gây ra, không có tai nạn lao động; hoàn thành khối lượng vận tải
hành khách, hàng hoá, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
-

Ga Sài Gòn bao gồm 1 trưởng ga và 2 phó ga; gồm có các phòng : phòng hành
chính, phòng kế hoạch kỹ thuật an toàn vận tải với nhiệm vụ của phòng là đảm bảo
an toàn chạy tàu, sản xuất kinh doanh…, phòng tài chính kế toán, phòng tài vụ và
phòng kiểm thu vé xe. Đội vé gồm có 30 người được chia ra làm 3 tổ, có 1 tổ bán
vé giao tận nhà trong vòng bán kính 7km không thu phí.

-


Về an toàn chạy tàu thì 1 đội tàu gồm có 36 người được chia làm 3 tổ, đội bảo vệ
gồm có 21 người được chia làm 3 tổ kết hợp với đội trật tự an ninh địa phương (chủ
yếu là các phường: phường 9, phường 10 , phường 11 của quận 3) làm nhiệm vụ an
ninh trật tự trong ga, phòng chống cháy nổ, và làm việc một cách có hệ thống hiệu
quả.

-

Các tổ chức về hành lý, dịch vụ bán hàng, y tế, môi trường…, phối hợp với đội xe
ôm tự quản phục vụ hành khách trong ga, việc làm này được sự đồng tình của
Quận. Tuy nhiên trong ga chưa hình thành đội bốc xếp – đây cũng là mặt hạn chế
trong ga, ngoài ra các hệ thống camera theo dỗi, kiểm soát vé tự động chưa thực
hiện được.

-

Phòng trực ban tại ga : được chú Phương chỉ dẫn về sơ đồ ga gồm có 6 đường,chỉ
số trên toa xe gồm có 2 màu:số màu đỏ là toa khách dài 21m, số màu xanh là chỉ
toa hàng dài 15m. Trên sơ đồ ga ta thấy được trên mỗi đường đều có một nút đèn,
đèn đó cho biết khi nào đèn sáng thì có tàu chạy trên đường đó và cho biết khi nào
thì cho phép tàu quay tàu, cho phép tàu vào ga hay không…được truyền tín hiệu từ
trung tâm điều hành ở trụ sở chính tại Tổng Công ty vận tải hành khách đường sắt
Sài Gòn.

Một số hình ảnh về Ga Sài Gòn:


Hình 1.3.2: Lối vào ga

Hình 1.3.4: bảng thông báo quy định với

trẻ em

Hình 1.3.3: hệ thống bán vé

Hình 1.3.5: bảng giá vé tàu


Hình 1.3.6: bảng thứ tự đang bán vé

Hình 1.3.7: danh sách doanh nghiệp dịch
vụ mua vé tàu


Hình 1.3.9: bảng điều khiển chạy tàu

Hình 1.3.10:hệ thống đường ray

Hình 1.3.11: Gi chuyển hướng

1.4.

Hình 1.3.8: biểu đồ chạy tàu trong ga

-

Sân Bay Tân Sơn Nhất:

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là
cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của
Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với 850 ha so với diện tích 750 ha của Sân bay



quốc tế Cam Ranh và 650 ha của Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Đà Nẵng.[2]
[3]) và về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm - quá tải
khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của Nội Bài là
6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 2 triệu[3]) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt
Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.
-

Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam.

-

Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc
sự quản lý và khai thác của Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam (SAC), trực thuộc
Bộ Giao Thông Vận Tải.
-

Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp,
tỉnh Gia Định.

-

Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm
1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.

-

Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.


-

Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông.
Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.

-

Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội
Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân
bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

-

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng
25R dài 3.048 m rộng 45m, đường băng 25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể
phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với tám cầu lồng
hàng không (bốn cái nhiều hơn ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy
bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300; Airbus A
340-300/500/600, Boeing 747 và Boeing 767.

Sân bay gồm có sân bay nội địa và sân bay quốc tế:
-

Nội địa: Sau khi khánh thành nhà ga mới, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành
nhà ga quốc nội. Nhà ga quốc nội với diện tích là 30.000m2, công suất phục vụ hành khách
đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách; số quầy làm thủ tục check-in: 88 ; số cửa
boarding: 14 ; 4 máy soi chiếu hành lý xách tay; 4 cổng từ, 6 băng chuyền hành lý, 9 cửa
kiểm tra an ninh, 2 thang máy, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng, có
thể phục vụ tối đa 6 triệu khách mỗi năm. Dự kiến vào cuối năm nay thì nhà ga sân bay nội

địa sẽ được mở rộng thêm 1.500m2 về phía khu vực sân bay quốc tế để làm nhà chờ phục
vụ cho hành khách đi xe bus.


-

Sân bay quốc tế: Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 10 triệu lượt hành khách/năm [9] với
tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ
hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM - Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda).

-

Nhà ga có diện tích: 93.000 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện
tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².

-

Nhà ga được trang bị: 8 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 6 băng chuyền hành lý, 8
băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy
soi chiếu, 10 cổng từ: 20 cổng ra máy bay, có thể đáp ứng cùng 1 lúc 20 chuyến bay vào
giờ cao điểm. Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14
tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã
phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức
kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007

-

Theo Bộ Giao thông vận tải cho biết, công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất (nội địa
và quốc tế) có thể lên đến 25 triệu hành khách/năm.


-

Khu đến và đi được chia thành hai lầu riêng biệt.
Một số hình ảnh về sân bay Tân Sơn Nhất:

Hình 1.4.1: ga sân bay nội địa

Hình 1.4.2: khu vực đến ga


Hình 1.4.3: hành trình bay của ga

Hình 1.4.4: sảnh chờ trong ga nội địa

Hình 1.4.5: khu vực bán vé

Hình 1.4.6: khu vực giải khát


Hình 1.4.7: khu vực trong sân bay quốc tế

Hình 1.4.8: hệ thống camera theo dõi

Hình 1.4.9: lịch trình bay của ga quốc tế

Hình 1.4.10: bãi đỗ xe của sân bay


Hình 1.4.11: sơ đồ sân bay


Hình 1.4.12: khu vực chờ trong sân bay


PHẦN II: CÁC CÔNG TRÌNH THỰC TẾ ĐƯỢC THAM QUAN

2.1. Đại lộ Đông – Tây
-

Đại lộ Đông Tây là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh, đang được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng
thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam
theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và
các trục chính trong thành phố. Tuyến đường này đáp ứng yêu cầu lưu thông
cho các cảng của thành phố đi các nơi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tạo trục giao thông sang Thủ Thiêm, và
cải thiên môi trường ven kênh mà nó đi qua, tăng vẻ mỹ quan cho thành
phố.Đại lộ chạy dọc theo kênh từ Quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba
đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, Quận 1, vượt sông Sài gòn
bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã Ba Cát Lái, quận 2,
Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8,
Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố. Đại lộ Đông – Tây
tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn
và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm
thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương
trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.


Hình 2.1.1: Họa đồ vị trí tuyến đường

-


-

Quá trình xây dựng: Lập dự án: Các nghiên cứu khả thi của dự án được tiến
hành từ năm 1997. Bản kế hoạch dự án được thành lập từ tháng 1 đến tháng
9 năm 1999 do SAPROF (Special Assistance for Project Formation) tư
vấn. Dự án Đại lộ đông tây có tổng mức đầu tư là 9.864 tỷ đồng. Trong đó,
vốn vay nước ngoài là 6.394 tỷ đồng từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật
Bản - JBIC và vốn đối ứng ngân sách nhà nước 3.470 tỷ đồng.
Giải phóng mặt bằng:TP.HCM đã thực hiện đền bù giải tỏa mặt bằng trong 4
năm, gồm 6.754 hộ dân, 368 cơ quan, trên tổng diện tích 201,63ha.
Ngày 2/9/2009 đã thông xe đoạn đường 13,4 km từ đường Bến Chương
Dương (gần bờ sông Sài Gòn, Q.1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh).


Hình 2.1.2: Tuyến đường Đại lộ Đông - Tây

-

Lợi ích: Đại lộ Đông - Tây được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của cửa
ngõ đi vào Thủ Thiêm, góp phần cho việc giãn dân cư đô thị về phía Đông và
phía Nam thành phố, đặc biệt đối với trung tâm thương mại Thủ Thiêm thuộc
quận 2 và giúp nơi này trở thành trung tâm của thành phố trong tương lai, khi
TP.HCM xác định sẽ phát triển về hướng đông và hướng nam. Một giá trị lớn
khác của đại lộ Đông Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan
thành phố. Khi đại lộ này hoàn thành, những nhà chòi ổ chuột của 10.000 hộ
ở hai bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thay bằng những công viên cây
xanh, công trình công cộng công cộng.Trong tương lai, điểm đầu của Đại lộ
Đông – Tây ( huyện Bình Chánh ) sẽ được kết nối với đường cao tốc Thành
Phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, và khu vực điểm cuối của Đại lộ Đông Tây (Quận 2) sẽ được kết nối với đường cao tốc TP HCM – Long Thành –

Dầu Dây, do đó sẽ giúp giao thông từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Trung, miền Bắc thông suốt khi đi qua khu
vực này, góp phần cho việc phát triển kinh tế của TP.Hồ Chí Minh nói riêng
và cả vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung. Đặc biệt khi
Sân Bay Quốc tế Long thành xây dựng xong sẽ giúp giao thông tại Đồng


Bằng Sông Cửu Long, TP.Hồ Chí Minh và cả vùng Đông Nam Bộ được kết
nối với Sân Bay quốc tế Long Thành theo tuyến đường trên.

Hình 2.1.3: Đại lộ Đông Tây đoạn vừa thông xe hôm 2/9/2009 - đoạn đường
được đề xuất mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Đoạn được đề xuất đặt tên của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dài 13,4 km, là
đoạn đã hoàn tất và thông xe trong ngày kỷ niệm Lễ Quốc khánh vừa qua.
Khi toàn bộ công trình này hoàn tất, theo con đường này đi cửa ngõ miền
Đông đến cửa ngõ miền Tây sẽ rút ngắn được một nửa thời gian so với bất
cứ lộ trình hiện có nào. Nhờ đó, áp lực giao thông tại khu vực trung tâm TP
sẽ được giảm thiểu rất nhiều, góp phần giúp kinh tế - xã hội phát triển.
-

Một số mặt tiêu cực:

-

Tại đầu tuyến - ngay cửa hầm chui Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn - có một
biển báo giao thông hướng dẫn đoạn đường đi Bến Thành (không biết là chợ
Bến Thành hay ranh giới phường Bến Thành) là 200m. Trên thực tế, quãng
đường từ nơi đặt biển báo này dù đến chợ Bến Thành hay phường Bến Thành
đều phải từ 1km đến 2km



Hình 2.1.4: biển báo ra khu vực Bến Thành
Suốt tuyến Đại lộ Đông Tây còn có nhiều biển báo giao thông bị gắn ngược, mặt
trái tấm bảng hướng về phía chiều xe chạy. Muốn xem được những biển báo chỉ dẫn
giao thông này, người điều khiển phương tiện giao thông phải chạy qua và ngoái cổ
lại mới có thể nhìn được (ảnh 2).
2.2. Đường hầm Thủ Thiêm.
-

Đường hầm Thủ Thiêm một đường hầm vượt Sông Sài Gòn được xây dựng
tại TP HCM, đây là một phần dự án Đại Lộ Đông Tây nối Quận 1, TP HCM
với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có sáu làn xe ô tô, được dìm
dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông).


Hình 2.2.1: Hầm thủ thiêm

-

-

-

-

Nguồn vốn đầu tư từ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật
Bản có vốn đối ứng của Chính Phủ Việt Nam. Tổng thầu thi công là liên
danh các nhà thầu Nhật Bản. Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm
được kết nối với đô thị hiện hữu bằng một số cây cầu như: Cầu Thủ

Thiêm nối Quận Bình Thạnh, cầu Ba Son nối với Quận 1, Cầu Phú Mỹ nối
với Quận 7 và một cây cầu nữa nối với Quận 4.
Thi công: Bốn nhà thầu Nhật Bản thi công gồm Obayashi
Corporation, Taisei Corporation, Kumagai-Kajima và Toa Corporation.
Đường hầm sẽ bao gồm bốn đốt, mỗi đốt dài 93m, rộng 33m,cao 9m, và
nặng 27.000 tấn. Các phần đã được chế tạo tại một công trường xây dựng tại
Nhơn Trạch Đồng Nai và được làm bằng bê tông cốt thép 1 m đến 1,2 m
dày.
Độ dốc tối đa của đường hầm sẽ là 4% để đảm bảo an toàn cho xe máy và
các
loại
phương tiện di chuyển giữa quận 1 và quận 2.
Quân 2 dự kiến sẽ trở thành một trung tâm thương mại để cạnh tranh với
Hông Kông.


Hình 2.2.2: sơ đồ 4 đốt hầm thủ thiêm
-

-

-

Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm. Phương pháp
này có nhiều ưu thế hơn do có thể tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thời
gian thi công. Cùng lúc với việc đào hầm, các cấu kiện cơ bản như khung
hầm sẽ được đúc sẵn, sau đó đưa đến vị trí đã đào đủ độ sâu để đánh chìm
xuống. Trường hợp làm hầm đào thì phải đổ bê-tông dưới nước, mất thời
gian hơn rất nhiều. Một ưu điểm khác là chiều dài hầm dìm chỉ bằng 1/3 so
với hầm đào; khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3-4m trong khi với

hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần.
Một số thông số kỹ thuật: Hầm dìm dài khoảng 1,49km, rộng 33m, cao 9m,
có sáu làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy, chưa kể hai làn thoát
hiểm. Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93 m, và nặng 25.000 tấn, bề
dày hơn 1,2 m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế
đạt 60 km/giờ. Công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm.
Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng hầm loại
này.Theo thiết kế, vấn đề an toàn được bảo đảm bằng các hệ thống kỹ thuật
bên trong hầm như hệ thống thông gió, bơm nước, cấp nước, hút ẩm, chiếu
sáng, thông tin liên lạc báo động, chống cháy nổ và những bộ phận tự động
đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Trường hợp tiếng ồn, độ ẩm quá mức cho phép,
các bộ phận này sẽ báo động và tự điều chỉnh bằng cách hút ẩm ra bên ngoài
hoặc báo lại trung tâm điều khiển ở cửa hầm, dự kiến xây dựng ở phía Thủ


Thiêm. Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống camera theo dõi lưu
thông và điều khiển tất cả các hệ thống bên trong hầm để xử lý kịp thời các
tình huống. Mặt khác, hai bên hông hầm còn có hai đường thoát hiểm. Khi
có sự cố, các cửa vào đường thoát hiểm sẽ mở ra cho các phương tiện tiếp
tục lưu thông hoặc quay ngược trở lại. Một hệ thống cung cấp điện cũng
được dự phòng cho trường hợp cúp điện.

Hình 2.2.3: Sơ đồ mặt cắt thiết kế hầm Thủ Thiêm

-

Các sự cố

Tháng 5-2008, theo báo cáo kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu
nhà nước về chất lượng công trình đại lộ Đông - Tây, hàng loạt vết nứt nứt

trên tường và bản nắp trên các đốt hầm đã được ghi nhận. Các vết nứt ở
thành tường thẳng đứng kéo dài từ 2m - 3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt
rộng đến 1 mm (theo tiêu chuẩn JSCE 2002 do nhà thầu Obayashi đưa ra thì
mức độ bề rộng vết nứt cho phép đối với hầm là dưới 0,28 mm). Các vết nứt
cũng xuất hiện ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bê tông của mỗi đốt hầm. Các
vết nứt này thẳng đứng kéo dài gần như hết chiều cao đốt hầm, bề rộng vết
nứt đến 0,3 mm. Các vết nứt này được khắc phục bằng cách phủ keo epoxy
lên bề mặt vết nứt.
2.3. Cầu Phú Mỹ.
-

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc
qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của
của Thành phố Hồ Chí Minh.


-

Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư theo mô hình BOT .

-

Bắt đầu xây dựng tháng 3 năm 2007 và khai trương ngày 2-9-2009 được xây
dựng bởi các công ty Baulderstone, Bilfinger, Freyssinet internation và công
ty Việt CC620 và được tư vấn thiết kế bởi người Pháp là Arcadis và Cardno.

-

Lợi ích: Đây là cây cầu dây văng có 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ
Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối Quận 7 với Quận 2 và Quận 9. Cầu

cũng giúp việc lưu thông trên Quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung
đi Đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được
rút ngắn, sau khi Cầu Phú Mỹ và các đường vành đai nối đến cầu hoàn thành
sẽ góp phần làm giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông đường bộ ở
TP.HCM, khi ấy các xe tải loại lớn và xe container sẽ không chạy trong nội
thành nữa, góp phần vào việc giảm ô nhiễm cho nội thành. Cầu Phú
Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công
trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ
thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.

-

Các thông số chủ yếu

-

Chiều dài: hơn 2000m, không kể đường dẫn.

-

Giải phóng mặt bằng dưới 45 mét

-

Chiều rộng: 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ.

-

Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m.


-

Cầu có thể cho phép 100.000 lượt xe lưu thông qua cầu mỗi ngày

-

Công trình do nhà thầu Bilfinger Berger (Đức), tổng thầu của dự án, cùng
với các nhà thầu khác là Baulderstone Hornibrook (Úc), Freyssinet
International et Companie và Arcadis (Pháp) thi công.


×