Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BIEN PHAP TO CHUC THI CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.74 KB, 15 trang )

A – TRÌNH TỰ THI CÔNG
I -Tháo dỡ các kết cấu công trình
- Tháo dỡ bản giảm tải.
- Tháo dỡ lăng thể đá sau bến, đào một phần cát sau bến.
- Đục bê tông dầm bản kết cấu hiện hữu.
- Đào hố chôn bản neo.
II- Gia công thanh neo và các phụ kiện
III– Thi công dầm gia cường, thi công bản neo.
- Lắp ván khuôn cốt thép dầm gia cường, đổ bê tông bản neo
- Lắp ván khuôn, cốt thép ván khuôn và đổ bê tông bản neo.
- Đóng cọc tràm gia cố nền bản neo, thi công lớp cát, đá đệm bản neo.
IV- Thi công lăng thể đá sau bến, lắp đặt bản neo
- Thi công lăng thể đá sau bến đến cao độ lỗ sỏ thanh neo.
- Thi công lắp đặt bản neo, đổ đá hộc bản neo đến cao độ lỗ xỏ thanh neo.
- Đào cát san lấp đến cao độ +0.00.
V – Thi công vải địa kỹ thuật, san lấp cát.
- Trải vải địa kỹ thuật lớp cao độ +0.00
- Đắp cát đến cao độ +0.50.
- Lắp đặt thanh neo và các phụ kiện
- Đổ đá hộc bản neo. Căng thanh neo
- Tiếp tục san lấp cát các lớp còn lại.
- Hoàn thiện

B - BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
I -Tháo dỡ các kết cấu công trình
1 - Tháo dỡ bản giảm tải: Bản giảm tải của công trình bến cũ được sử dụng cần trục cẩu
và xếp gọn trên mặt bãi của kè. Trong quá trình tháo dỡ cần theo dõi bảo đảm an toàn,
tránh va chạm mạnh gây nứt vỡ, khi xếp trên mặt bãi cần kiểm tra độ bằng phẳng của nền
cát để tránh nứt, vỡ để có thể sử dụng lại.
2 - Tháo dỡ lăng thể đá sau bến: Tháo dỡ bằng máy đào kết hợp nhân công tháo dỡ và
xếp gọn trên mặt bến, trong quá trình tháo dỡ kết hợp nhân công để phân loại đá để có thể


tận dụng lại, giảm bớt tỷ lệ hao hụt.
3 - Tháo dỡ bê tông bản, dầm của bến cũ: Sau khi tháo dỡ xong lăng thể đá của bản
giảm tải sẽ tiến hành kê, chèn bản giảm tải với hệ cọc đứng của bến xà lan cũ để tránh
dịch chuyển của bản giảm tải sau khi đục, tháo dỡ phần bê tông theo yêu cầu. Sau khi kê,
chèn chắc chắn sẽ tiến hành dùng máy đục bê tông đục phá bê tông của sàn và bản giảm
tải. Để việc đục bê tông được chính xác kích thước theo thiết kế, trước khi đục bê tông sẽ
tiến hành lấy dấu và kẻ vạch sơn phần cần đục phá. Sau khi đục phá xong, phần xà bần bê
1


tông được thu dọn sạch phần rơi vãi dưới gầm bến và có thể sử dụng lại để san lấp phần
bãi sau bến nếu chủ đầu tư cho phép.
4- Tháo dỡ nền cát đắp sau bến: Nền cát đắp sau bến được đào bằng máy đào và xếp ra
xung quanh và phần bãi phía sau bến. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống kè hiện hữu, cát
đào lên được san phẳng với chiều cao tối đa do đơn vị thiết kế hoặc giám sát quy định,
phần còn lại sẽ được chất tại phần bãi phía sau thuộc mặt bằng san lấp. Trong quá trình
đào tổ chức thực hiện phân loại cát với đất để đảm bảo có thể tận dụng để san lấp sau này.
II - Thi công dầm gia cường
Sau khi đục phá bên tông bản tiến hành thi công dầm gia cường. Việc thi công dầm
gia cường được thực hiện theo biện pháp sau:
1 - Làm sạch bề mặt bê tông đã đục bằng bàn chải sắt kết hợp với vòi phun nước.
2 - Cốt thép dầm gia cường được gia công tại bãi gia công trong công trường, đối với
cốt thép lớn được cắt bằng máy cắt hoặc mỏ cắt, cốt thép nhỏ cắt bằng thủ công. Uốn cốt
thép bằng nhân công. Hàn nối cốt thép bằng máy hàn điện. Các chi tiết thép gia cường lỗ
bắt bu lông thanh neo được gia công chế tạo tại xưởng cơ khí. Sau khi gia công xong cốt
thép được vận chuyển đến vị trí lắp đặt và tiến hành buộc, lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết
kế.
3 - Lắp dựng ván khuôn dầm gia cường theo đúng kích thước, cao độ theo hồ sơ thiết
kế. Sau khi lắp dựng xong tiến hành kiểm tra cốt thép, ván khuôn bảo đảm đạt yêu cầu kỹ
thuật mới tiến hành đổ bê tông.

4 - Bê tông được trộn bằng máy tại công trường, đầm bê tông bằng đầm dùi. Trước khi
đổ bê tông phần tiếp giáp với bê tông cũ được quét vật liệu kết dính Sika. Quy trình quét
chất kết dính thực hiện đúng theo quy trình do nhà sản xuất quy định.
5 - Sau khi bê tông đủ cường độ theo quy định sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn và hoàn
thiện.
III - Thi công đúc bản neo, lắp đặt bản neo
1 - Đúc bản neo
- Bản neo được thi công đúc trên mặt bến xà lan cũ.
- Cốt thép bản neo được gia công tại bãi gia công trong công trường, đối với cốt thép
lớn được cắt bằng máy cắt hoặc mỏ cắt, cốt thép nhỏ cắt bằng thủ công. Uốn cốt thép bằng
nhân công. Hàn nối cốt thép bằng máy hàn điện. Các chi tiết thép gia cường lỗ bắt bu lông
thanh neo được gia công chế tạo tại xưởng cơ khí. Sau khi gia công xong cốt thép được
vận chuyển đến vị trí đúc để lắp đặt và tiến hành buộc, lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế.
- Lắp dựng ván khuôn bản neo theo đúng kích thước, cao độ theo hồ sơ thiết kế. Sau
khi lắp dựng xong tiến hành kiểm tra cốt thép, ván khuôn bảo đảm đạt yêu cầu kỹ thuật
mới tiến hành đổ bê tông.
- Bê tông được trộn bằng máy tại công trường, đầm bê tông bằng đầm dùi. Sau khi bê
tông đạt cường độ theo quy định sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn.
- Khi bê tông đạt đủ mác thiết kế sẽ tiến hành cẩu lắp. Việc cẩu lắp được sử dụng cần
trục sức nâng trên 10tấn để cẩu từ vị trí đúc xuống lắp đặt tại hố chôn bản neo.
2 - Thi công hố chôn bản neo
- Thi công hố đào chôn bản neo: Tận dụng đê bao hiện hữu sẵn có trên mặt bằng để
ngăn nước triều cường, tiến hành đào hố đào chôn bản neo bằng máy đào. Đất đào và cát
san lấp được phân loại riêng biệt để sau này tận dụng lại để san lấp. Khi thi công gần đến
cao độ thiết kế dùng nhân công để hoàn thiện mặt bằng và bảo đảm sai số hoàn thiện.
2


- Đóng cọc tràm được tiến hành bằng phương pháp sử dụng máy đào ép xuống cao độ
thiết kế. Khi ép được thực hiện theo thứ tự từng cây một.

- Đổ lớp đệm cát đầu cừ bằng cách dùng máy đào xúc cát đổ xuống hố đào sau đó kết
hợp nhân công để san phẳng.
- Đổ lớp đệm cát đầu cừ bằng cách dùng máy đào xúc đá đổ xuống hố đào sau đó dùng
nhân công san và xếp theo đúng kích thước và cao độ thiết kế.
- Trong quá trình thi công nếu xảy ra mưa lớn gây ngập nước sẽ dùng máy đào múc
nước từ hố thu nước của hố đào hoặc dùng máy bơm hút nước ra khỏi hố đào.
3 - Gia công chế tạo thanh neo và các phụ kiện
- Toàn bộ thanh neo và các phụ kiện như tăng đơ, thép đệm, bu lông, ecu được gia
công, chế tạo tại xưởng cơ khí chuyên dùng.
- Gia công thanh neo: Thanh neo được chế tạo từ thép tròn đặc D50mm. Trước khi gia
công được tiến hành cắt trên máy cưa thép để đảm bảo sau khi gia công tổ hợp đủ chiều
dài theo quy định. Sau khi gia công cắt được được tiến hành tiện ren trên máy tiện ngang.
- Bu lông thanh neo được chế tạo từ thép tròn đặc D100, việc chế tạo phôi được tiến
hành trên máy cưa thép, sau đó tiến hành khoan lỗ trên máy khoan đứng, tiện ren trên máy
tiện ngang, phay mặt và mài hoàn thiện.
- E cu tăng đơ được chế tạo từ thép tròn đặc D150 mm, việc chế tạo phôi được tiến
hành trên máy cưa thép, sau đó tiến hành khoan lỗ trên máy khoan đứng, tiện ren trên máy
tiện ngang, phay mặt và mài hoàn thiện.
- Thép tấm, thép tròn chế tạo tăng đơ được cắt bằng máy cắt tại xưởng sau đó tiến
hành hành thép tròn D30, thép tấm đệm với ecu tăng đơ bằng máy hàn điện.
- Thép đệm 30x30 được chế tạo từ thép tấm dày 40mm sau đó dùng máy cắt ôxy –
acetylel cắt thành tấm có kích thước 30x30cm. Sau khi cắt được đưa lên máy phay mặt tạo
độ nghiêng và máy mài để hoàn thiện.
- Sau khi gia công, thanh neo, bản neo được sơn chống gỉ 03 lớp bằng chổi quét sơn.
IV - Lắp đặt bản neo thanh neo và các phụ kiện
- Bản neo được tiến hành cẩu lắp khi bê tông đạt đủ mác. Việc cẩu lắp được sử dụng
cần trục sức nâng trên 10tấn để cẩu từ vị trí đúc xuống lắp đặt tại hố chôn bản neo.
- Trải vải địa kỹ thuật tại hố chôn bản neo, việc nối vải được tiến hành bằng náy may.
- Lớp cát đắp trên vải địa kỹ thuật được đắp bằng thủ công, tiến hành song song với
xếp đá hộc chèn bản neo. Khi đến cao độ +0.25 (ngang cao độ lắp đặt thanh neo) tiến

hành công tác lắp đặt thanh neo.
- Đóng cọc đỡ thanh neo bằng máy đóng cọc đến cao độ thiết kế. Hàn thép tấm liên
kết cọc đỡ và đỡ thanh neo bằng máy hàn điện.
- Đặt các gối kê bằng gỗ hoặc thép trên nền cát đã san lấp (phần đắp cát trình bày ở
mục sau) sao cho đảm bảo độ vồng của thanh neo theo thiết kế.
- Dùng cần trục kết hợp với thủ công đặt đặt thanh neo lên gối kê và cọc đỡ. Gá lắp
các phụ kiện tăng đơ, thép đệm, đai ốc và xiết bu lông với lực xiết nhỏ.
- Thi công sếp khối đá hộc phản áp phía trước bản neo bằng nhân công
- Căng thanh neo tạo lực căng 3T bằng cờ lê lực. Lực xiết bu lông do thiết kế quy
định.

3


- Sơn lại thanh neo và các phụ kiện tại các vị trí bị trầy, xước và tiến hành quấn 03 lớp
bao tải tẩm nhựa đường nóng.
- Sau khi căng thanh neo, các gối đỡ được tháo dỡ và thi công xếp khối đá hộc sau bản
neo.
V- Thi công lăng thể đá sau bến
- Sau khi thi công dầm gia cường tiến hành dùng máy đào kết hợp thủ công thi công
san lớp đá đệm.
- Dùng máy đào kết hợp nhân công xếp lăng thể đá sau bến.
- Dùng nhân công đắp lớp đá đệm.
- Trải vải địa kỹ thuật loại lọc bằng nhân công.
- Sau khi căng thanh neo tiến hành lắp bản giảm tải trước kia đã tháo dỡ bằng cần trục.

VI - Thi công đào đắp cát, trải vải địa kỹ thuật gia cường và hoàn thiện mặt
bằng
- Tháo dỡ nền cát đắp sau bến: Nền cát đắp sau bến được đào bằng máy đào và xếp ra
xung quanh và phần bãi phía sau bến. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống kè hiện hữu, cát

đào lên được san phẳng với chiều cao tối đa do đơn vị thiết kế hoặc giám sát quy định,
phần còn lại sẽ được chất tại phần bãi phía sau thuộc mặt bằng san lấp. Trong quá trình
đào tổ chức thực hiện phân loại cát với đất để đảm bảo có thể tận dụng để san lấp sau này.
- Sau khi đào cát đến cao độ san lấp +0.00 tiến hành trải vải địa kỹ thuật chống trượt.
Hướng trải vuông góc với tuyến bến. Việc may nối vải thực hiện bằng máy may có
khoảng cách mũi 7 đến 10mm.
- Sau khi trải vải kỹ thuật, dùng máy đào xúc cát từ bãi chứa cát đắp và kết hợp với nhân
công san cát , lu bằng máy lu mini đến cao độ +0.5.
- Trải vải địa kỹ thuật lớp thứ 2 cao độ +0.50 hướng trải vuông góc với tuyến bến.
- Sau khi trải vải kỹ thuật, dùng máy đào xúc cát từ bãi chứa cát đắp và kết hợp với nhân
công san cát , lu bằng máy lu mini đến cao độ +1.00
- Trải vải địa kỹ thuật lớp thứ 3 cao độ +1.00 hướng trải vuông góc với tuyến bến.
- Sau khi trải vải kỹ thuật, dùng máy đào xúc cát từ bãi chứa cát đắp và kết hợp với nhân
công san cát , lu bằng máy lu mini đến cao độ +1.29
- Sau khi hoàn thiện đắp cát, đắp đá tiến hành hoàn thiện, dọn vệ sinh mặt bằng. Bùn đất
được vận chuyển bằng ô tô ra khỏi công trường.

C- BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
I - Biện pháp bảo đảm chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào công trình
BẢNG DANH MỤC VẬT TƯ, VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH
STT

1

TÊN VẬT LIỆU

Xi măng

Tiêu chuẩn, đặc tính kỹ
thuật


Nguồn
gốc, xuất
xứ

Tên nhà
sản xuất

TCVN 6260-1997

Việt Nam

Hạ long
hặc

Ghi chú

4


TCVN 2682-1999

Holcim

2

Thép gân

Loại AII -TCVN16511985


Việt Nam

POMINA

3

Thép tròn trơn

Loại AI - TCVN16511985

Việt Nam

POMINA

4

Vải địa kỹ thuật
lọc

……………

Việt nam

………

5

Vải địa kỹ thuật
dệt


Cường độ chịu kéo: 50(KN/m).
Độ giãn dài kéo đứt: 10(%).
Chiều dày: 2(mm).

Việt Nam

……

Khối lượng: 295(g/m2).

6

Đá các loại

TCVN1771-87

Đồng Nai,
Bình
dương

7

Cát các loại

TCVN 1770-1986

Đồng Nai

8


Thép neo

Loại AI -TCVN1651-1985

……..

9

Sơn chống gỉ

Việt Nam

KOVA,
Bạch
Tuyết

10

Chất kết dính
Sikadur 732

Việt nam

SIKA

1 – Xi măng
- Xi măng sử dụng loại xi măng Pooclăng thường PC40 hoặc xi măng Pooclăng hỗn hợp
PCB 40 và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam :
+ TCVN 6260-1997 – xi măng Pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 2682-1999 – xi măng Pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật.

- Khi đưa về công trường phải kiểm tra và có đủ chứng chỉ từng lô do nhà máy cung cấp.
Ngoài ra phải làm thí nghiệm với từng lô để kiểm tra các chỉ tiêu: cường độ, thời gian
ninh kết …, mẫu thử xi măng phải được tiến hành thí nghiệm ngay không chậm hơn một
tháng kể từ ngày lấy mẫu và không chậm hơn hai tháng kể từ ngày sản xuất. Khi lô hàng
không có chứng chỉ hoặc thí nghiệm không đạt yêu cầu phải loại lô đó ra không được
dùng.
- Xi măng trở về công trường phải đánh dấu lô sản phẩm và phải có phiếu ghi chép tương
ứng, xi măng phải được bảo quản tốt để chống bị thấm nước, bị ẩm do khí hậu. Kho
đảm bảo chống dột, chống nắng, chống gió và có sàn cao hơn mặt nền >=0.3m, chiều
5


cao xếp <=10 bao hoặc <=1.5m và cách tường vách 0.5m. Luân chuyển vào trước dùng
trước, để lâu phải đảo xi măng theo quy định.
2 – Thép các loại
- Thép các loại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi nhập về công trường phải kiểm tra
chủng loại, nhãn mác và đối với mỗi lô hàng nhập về phải tiến hành thí nghiệm mới được
đưa vào sử dụng.
Tính năng cơ lý :
- Tính năng kỹ thuật của cốt thép cán nóng phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn sau:
Nhóm

d

Cường độ
cực hạn

cốt thép

(mm)


da N/cm2

Giới hạn
chảy

Độ dãn dài
Tương đối

(daN/cm2)

δ (5%)

TN uốn nguội
d uốn

Góc uốn

Không bé hơn
AI

6 ÷ 40

3800

2400

25

0.5d


180o

AII

10÷ 90

5000

3000

19

3d

180o

- Các loại cốt thép khác chiếu theo những tính chất tương tự.
- Loại mác và đường kính của cốt thép được dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN1651-1985.
- Cốt thép sử dụng phù hợp với các quy định thiết kế, trường hợp thay thế loại mác,
đường kính thép phải được cơ quan thiết kế đồng ý.
Độ sạch :
- Cốt thép sử dụng để đổ bê tông cốt thép trước khi gia công phải thỏa mãn các yếu cầu
sau :
+ Bề mặt sạch (không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám vào) không có vẩy sắt và rỉ rơi ra
khi gỏ búa.
+ Cốt thép bị giảm diện tích mặt cắt do cạo rỉ hay do các điều kiện ăn mòn khác
không được vượt quá 5% diện tích mặt cắt. Trên bề mặt cốt thép, kể cả bề mặt gân
và gờ không được có vết nứt, rỗ máng, nếp nhăn. Không cho phép gân, gờ bị mẻ,

sứt, nứt. Sự phá hủy gân, gờ cục bộ với số lượng không lớn hơn 3 chỗ trên 1m
chiều dài của thanh thép. Các vết rỉ nhỏ, vết lõm, rỗ khí, nứt tóc nhỏ và các vết sần
trong giới hạn sai lệch, giới hạn không coi là dấu hiệu phế phẩm.
+ Các thanh thép phải uốn thẳng trước khi gia công theo hình dạng yêu cầu của thiết
kế, độ cong vênh còn lại không được vượt quá sai lệch cho phép của chiều dày lớp
bảo vệ.
3 – Vải địa kỹ thuật
- Vải địa kỹ thuật các loại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi nhập về công trường
phải kiểm tra chủng loại, nhãn mác và đối với mỗi lô hàng nhập về phải tiến hành thí
nghiệm mới được đưa vào sử dụng. Việc thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu do thiết kế quy
định. Khối lượng kiểm tra 10.000m2/ mẫu hoặc khi thay đổi lô hàng nhập.
- Khi nhập vải địa kỹ thuật về công trường cần có bao bọc bằng bạt màu đen không cho
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Chỉ khâu vải phải là chỉ chuyên dùng có đường kính 1-1.5mm , lực kéo đứt 40N/sợi
4 – Đá, cát các loại

a) Cốt liệu đá trong bê tông:
6


-

-

-

-

Yêu cầu về cường độ :
Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên xác định theo độ nén đập trong xi lanh

(105N/m2) phải cao hơn mác bê tông không dưới 2 lần đối với bê tông mác 300.
Các qui định của đá dăm dùng khi đổ bê tông phải tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN1771-87.
Khống chế hàm lượng hạt dẹp và hạt kém cường độ trong đá dăm :
Các hòn dẹp và hình thoi trong sỏi và đá dăm không được lớn hơn 15% tính theo
khối lượng.(Hòn dẹp và hòn thỏi là hòn có chiều dày hoặc chiều ngang bé hơn
1/3 chiều dài).
Lượng hạt của nham thạch yếu xấu trong sỏi và đá dăm không được vượt quá 5%
theo khối lượng
Trong cốt liệu lớn không được có đất sét cục.
Đường kính hạt lớn nhất < 40mm cho bêtông có chiều dày lớp bảo vệ > 40mm.
Đường kính hạt lớn nhất < 20mm cho bêtông có chiều dày lớp bảo vệ < 40mm.
Hàm lượng tạp chất cho phép trong đá dăm :
Hàm lượng bụi bùn, đất sét : 1% theo khối lượng
Hợp chất sulfat và sulfur tính đổi ra SO3 : 0.5% theo khối lượng.
Hàm lượng chất hữu cơ kiểm tra bằng phương pháp so sánh màu sắc của dung
dịch kiểm tra không được thẫm hơn màu tiêu chuẩn. Trường hợp thẫm hơn, cần
đúc mẫu để thí nghiệm ảnh hưởng tạp chất hữu cơ đến cường độ bê tông, làm cơ
sở cho việc xem xét việc sử dụng loại đá này cho công tác bê tông.
Lượng Cl- hoà tan < 0.01% khối lượng cốt liệu lớn, thử theo TCXDVN 2622001.
Giới hạn đường biểu diễn thành phần hạt của đá 1x2 dùng cho bê tông.
Kích thước lỗ sàng
(mm)

Lượng sót tích lũy trên sàng
(% Theo khối lượng)

10

90 ÷ 100


15

40 ÷ 70

20

0 ÷ 10

25

0

b) Cát đổ bê tông:
- Cát dùng để trộn bê tông có đường kính dưới 5mm, là những hỗn hợp thiên nhiên
của các loại nham thạch rắn chắc (như thạch anh, trường thạch) hay là cát nhân
tạo được nghiền từ những loại nham thạch rắn và chắc.
- Cấp phối tốt nhất của cát, phù hợp với các trị số ở bảng dưới. Nếu cấp phối
không phù hợp với những qui định ở bảng này, nhưng có cơ sở kinh tế kỹ thuật
bảo đảm, vẫn được phép sử dụng.
CẤP PHỐI CỦA CÁT
Kích thước của lỗ sàng (mm)
7


Loại cát

10

5


2.5

1.2

0.3

0.15

Lượng cát còn lại trên sàng (%)
Cát thô

0

8-15

25-40

50-70

83-95

94-97

Cát trung

0

0-8


10-25

30-50

70-83

90-94

Cát nhỏ

0

0

3-10

5-30

5-70

85-90

- Trong cát không cho phép lẫn những hạt si và đá dăm có kích thước lớn hơn 10
mm; những hạt có kích thước từ 5 đến 10 mm cho phép lẫn trong cát không quá
5% khối lượng.
- Lượng hạt bụi, bùn, đất sét và các tạp chất khác cho phép như sau :
+ Lượng bụi, bùn, đất sét không được vượt quá 3 % khối lượng
+ Trong đó hàm lượng đất sét không được vượt quá 1 % khối lượng.
+ Hợp chất Sulfat và sulfur tính đổi ra SO3 không được vượt quá 1 % khối
lượng

+ Hàm lượng mica không được vượt quá 1 % khối lượng
+ Hàm lượng chất hữu cơ : Kiểm tra theo phương pháp so sánh màu sắc; màu
sắc của dung dịch kiểm tra không được thẫm hơn màu tiêu chuẩn. Nếu thẫm
hơn, cần đúc mẫu để thí nghiệm cường độ; (Thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng
hàm lượng chất hữu cơ đến cường độ vữa - tiêu chuẩn Việt Nam) làm cơ sở
xem xét khả năng xây dựng loại cát này cho bê tông. Khi cát có hàm lượng
kiềm vượt quá 0.6% thì phải nghiên cứu riêng. Trong cát không được có đất
sét cục.
Cát phải có mô đun độ lớn trong giới hạn M = 2 ÷ 3.3 :
M =

A2.5 + A1.2 + A0.6 + A0.3 + A0.15
100

A2,5 +
A1,2 + A0,6 + A0,3 + A0,15 là % theo khối lượng tích lũy trên rây sàng 2.5; 1.2; 0.6;
0.3; 0.15 m
- Không gây phản ứng kiềm, silic, thử theo TCXDVN 238-1999
- Lượng Cl- hoà tan < 0.05% khối lượng cát cho bêtông cốt thép thường, < 0.01%
cho bêtông cốt thép ứng suất trước , thử theo TCXDVN 262-2001.
- Các chỉ tiêu khác theo TCVN 1770-1986.
c) Đá hộc:
Đá hộc có đường kính trung bình ≥ 30cm.
d) Đá đệm bản neo:
- Đá dăm phải chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% khối lượng.
- Thành phần hạt đá dăm 4x6 đảm bảo tiêu chuẩn.
Kích thước lỗ sàng (mm)

Lượng tích lũy trên sàng (%)


40

90-100

50

40-70
8


60

0-10

70

0

- Hàm lượng hạt thoi dẹt không quá 35% khối lượng.
- Hàm lượng hạt mềm yếu, phong hóa trong đá dăm không lớn hơn 10%.
- Hàm lượng tạp chất sulfat và sulfit không vượt quá 1%.
e) Vật liệu kết dính Sikadur 732:
- Sử dụng chất kết dính Sikadur 732 có các thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế
như sau:
+ Cường độ chịu nén sau 7 ngày: > 35N/mm2.
+ Modun nén
7 ngày: > 600Mpa.
+ Cường độ chịu kéo
7 ngày > 14N/mm2.
+ Độ giãn dài đến đứt 7 ngày > 1%.

+ Cường độ dính kết bê tông 2 ngày: > 7N/mm2.
+ Cường độ dính kết bê tông 14 ngày: > 10N/mm2.
+ Thời gian thi công:
Nhiệt độ 400 C : 20 phút
Nhiệt độ 300 C : 40 phút
Nhiệt độ 200 C : 90 phút
II – Biện pháp bảo đảm chất lượng thi công
I -Tháo dỡ các kết cấu công trình
1 - Tháo dỡ bản giảm tải: Bản giảm tải của công trình bến cũ được sử dụng cần trục cẩu
và xếp gọn trên mặt bãi của kè. Trong quá trình tháo dỡ cần theo dõi bảo đảm an toàn,
tránh va chạm mạnh gây nứt vỡ, khi xếp trên mặt bãi cần kiểm tra độ bằng phẳng của nền
cát để tránh nứt, vỡ để có thể sử dụng lại.
2 - Tháo dỡ lăng thể đá sau bến: Tháo dỡ bằng máy đào kết hợp nhân công tháo dỡ và
xếp gọn trên mặt bến, trong quá trình tháo dỡ kết hợp nhân công để phân loại đá để có thể
tận dụng lại, giảm bớt tỷ lệ hao hụt.
3 - Tháo dỡ bê tông bản, dầm của bến cũ: Sau khi tháo dỡ xong lăng thể đá của bản
giảm tải sẽ tiến hành kê, chèn bản giảm tải với hệ cọc đứng của bến xà lan cũ để tránh
dịch chuyển của bản giảm tải sau khi đục, tháo dỡ phần bê tông theo yêu cầu. Sau khi kê,
chèn chắc chắn sẽ tiến hành dùng máy đục bê tông đục phá bê tông của sàn và bản giảm
tải. Để việc đục bê tông được chính xác kích thước theo thiết kế, trước khi đục bê tông sẽ
tiến hành lấy dấu và kẻ vạch sơn phần cần đục phá. Sau khi đục phá xong, phần xà bần bê
tông được thu dọn sạch phần rơi vãi dưới gầm bến và có thể sử dụng lại để san lấp phần
bãi sau bến nếu chủ đầu tư cho phép.
4- Tháo dỡ nền cát đắp sau bến: Nền cát đắp sau bến được đào bằng máy đào và xếp ra
xung quanh và phần bãi phía sau bến. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống kè hiện hữu, cát
đào lên được san phẳng với chiều cao tối đa do đơn vị thiết kế hoặc giám sát quy định,
phần còn lại sẽ được chất tại phần bãi phía sau thuộc mặt bằng san lấp. Trong quá trình
đào tổ chức thực hiện phân loại cát với đất để đảm bảo có thể tận dụng để san lấp sau này.
II – Công tác bê tông (đúc dầm gia cường và bản neo):
Tuân thủ theo các quy định tại TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

toàn khối – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
9


1 - Làm sạch bề mặt bê tông: làm sách bê tông đã đục bằng bàn chải sắt kết hợp với
vòi phun nước.
2- Công tác ván khuôn:
Để đảm bảo chất lượng công trình cốt pha được thi công đảm bảo độ cứng, độ ổn định,
có kích thước chính xác và được lắp ghép bảo đảm độ kín khít để không làm mất nước xi
măng.
Trong quá trình lắp dựng cần kiểm tra các nội dung:
- Hình dạng, kích thước, độ phẳng của các tấm cốt pha, độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt
thép.
- Kết cấu cốt pha.
- Độ kín khít giữa các tấm cốt pha.
- Vệ sinh cốt pha, lớp chống dính cốt pha.
- Các chi tiết đặt ngầm (thép gia cường lỗ đặt thanh neo)
Các sai lệch trong quá trình kiểm tra phải đảm bảo trong giới hạn cho phép quy định
tại tại TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu.
3 – Công tác cốt thép:
Để đảm bảo chất lượng công tác cốt thép nhà thầu tiến hành kiểm tra các nội dung:
- Kiểm tra sự phù hợp của các loại cốt thép theo hồ sơ thiết kế.
- Bề mặt sạch (không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám vào) không có vẩy sắt và rỉ rơi ra
khi gỏ búa.
- Cốt thép bị giảm diện tích mặt cắt do cạo rỉ hay do các điều kiện ăn mòn khác không
được vượt quá 5% diện tích mặt cắt. Trên bề mặt cốt thép, kể cả bề mặt gân và gờ
không được có vết nứt, rỗ máng, nếp nhăn. Không cho phép gân, gờ bị mẻ, sứt, nứt.
Sự phá hủy gân, gờ cục bộ với số lượng không lớn hơn 3 chỗ trên 1m chiều dài của
thanh thép. Các vết rỉ nhỏ, vết lõm, rỗ khí, nứt tóc nhỏ và các vết sần trong giới hạn

sai lệch, giới hạn không coi là dấu hiệu phế phẩm.
- Các thanh thép phải uốn thẳng trước khi gia công theo hình dạng yêu cầu của thiết
kế, độ cong vênh còn lại không được vượt quá sai lệch cho phép của chiều dày lớp bảo
vệ.

- Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt, uốn, hàn nối cùng các trị số sai
lệch gồm: Sai số về khoảng cách giữa các thanh ngang, khung hàn, Sai số về
khoảng cách giữa các thanh chịu lực, Sai lệch vị trí uốn của thanh.
+ Sai số cho phép khi gia công thanh thép :
Theo chiều dài cấu kiện : 10mm
Theo chiều rộng cấu kiện : 5mm
+ Sai số cho phép khi lắp đặt các thanh thép vào cấu kiện :
Vị trí thanh : ± 0.5 đường kính thanh
Mặt phẳng lưới : ± 10mm
- Kiểm tra phương pháp hàn, thiết bị hàn, các mối nối hàn bảo đảm chiều dài, chiều
dày theo quy phạm, mối nối hàn bảo đảm không cháy, không nứt, rỗ có bọt, không đứt
quãng và bề mặt nhẵn. Không nối hàn tại các vị trí chịu lực lớn, tránh nối quá 25% số
thanh chịu lực trên cùng một mặt cắt. Đối với mối nối buộc chiều dài chồng nối phải
đảm bảo theo quy phạm, chiều dài mối nối không được dưới 30d
10


- Kiểm tra các chi tiết thép gia cường lỗ bắt bu lông thanh neo được gia công chế tạo
tại xưởng cơ khí, kiểm tra vị trí lắp đặt.
- Độ dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế, để đảm bảo chiều dày của bê tông bảo vệ,
cần kê cốt thép bằng các cục bê tông hoặc vữa có mác tương đương mác bê tông cấu
kiện, hoặc sử dụng các gối sắt chuyên dùng. Cấm việc sử dụng các viên đá để kê kích
thép
4 – Công tác bê tông
Để đảm bảo chất lượng công tác bê tông nhà thầu tiến hành kiểm tra các nội dung:

- Kiểm tra vật liệu sử dụng cho đổ bê tông gồm xi măng, cát, đá, nước.
- Cấp phối bê tông được thiết kế và thí nghiệm bởi phòng thí nghiệm được công nhận
theo quy định của pháp luật. Khi đổ bê tông phải tiến hành kiểm tra cấp phối đã đổ
bằng cách tính liều lượng vật liệu cho từng mẻ bê tông dựa trên cấp phối đã được thiết
kế và tư vấn giám sát chấp thuận. Trong quá trình thi công đảm bảo sai số của:
+ Xi măng và phụ gia: ≤ 1% theo khối lượng.
+ Cát, đá
+ Nước

≤ 5 % theo khối lượng
≤ 3 % theo khối lượng

Trong quá trình thi công, tùy theo độ ẩm của cát, đá để điều chỉnh lượng nước đẻ đảm
bảo độ sụt của bê tông.
Dụng cụ đo lường phải được kiểm tra và hiệu chỉnh thường xuyên.
- Kiểm tra độ sụt bê tông:
+ Bê tông đúc bản neo:

S = 6 cm ± 1 cm

+ Bê tông đúc dầm gia cường: S = 10 cm ± 2 cm.
- Bê tông phải được trộn bằng máy, chất lượng trộn phải ổn định. Thời gian trộn bê
tông và tốc độ vòng quay của cối trộn phải được quy định tương ứng để đảm bảo chất
lượng bê tông.
- Đổ và đầm bê tông:
+ Hạn chế đổ bê tông vào những ngày mưa. Trường hợp đổ bê tông trong mùa mưa
cần chuẩn bị vải bạt để phủ phòng khi trời mưa.
+ Bê tông phải được đầm bằng đầm rung, số lượng đầm phải đủ để đảm bảo chất
lượng bê tông, đồng thời phải dự phòng bổ sung trường hợp những máy đầm bị hư.
+ Việc đổ bê tông phải thực hiện liên tục. Thời gian tạm dừng nếu quá thời gian cho

phép thì phải xử lý bề mặt bê tông tại chỗ dùng như mạch ngừng thi công trước khi
tiếp tục.
Bảo dưỡng bê tông sau khi bê tông bắt đầu ninh kết
- Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết, tuyệt đối không đi lại hay rung động ở khu vực lân cận
nơi có thể ảnh hưởng đến chất lượng bê tông trong thời kỳ đông cứng. Công tác bê tông
phải lưu ý về hướng đổ bê tông, tốc độ đổ bê tông để tránh ảnh hưởng từ khu vực đang
đổ bê tông đến khu vực bê tông ninh kết.
- 24 giờ sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng bằng phủ bao tải và tưới ẩm thường
xuyên trong vòng một tuần.
 Tháo dỡ ván khuôn
- Chỉ được phép tháo dỡ ván khuôn khi bê tông bản, dầm đạt cường độ thiết kế. Trường
hợp sớm hơn, cần phải có tính toán thuyết minh cụ thể và phải được chấp thuận của bộ
phận thiết kế cũng như kỹ sư điều hành kỹ thuật công trường.
11


- Trường hợp các vết rỗ trong phạm vi cho phép, việc sửa chữa sai sót trên bề mặt bê tông
phải được thực hiện với loại vữa bê tông với thành phần hạt bé hơn bê tông cấu kiện, có
trộn phụ gia chống co ngót hoặc phải được thi công bằng phương pháp nén vữa. Trước
khi lấp vữa, bề mặt của bê tông tại vị trí cần sửa chữa phải được xử lý với SIKA hoặc
MPT...
Kiểm tra chất lượng bê tông
- Tại hiện trường :
+ Chất lượng vật liệu sử dụng cho công tác bê tông.
+ Sự làm việc của các thiết bị đo lường.
+ Công tác ván khuôn, dàn giáo, cầu công tác, chi tiết đặt sẵn trong bêtông.
+ Chất lượng các kết cấu sau khi đổ bê tông biện pháp xử lý sai sót.
- Trong phòng thí nghiệm :
+ Cường độ bê tông được kiểm tra bằng phương pháp ép mẫu trong phòng thí nghiệm
sau 7 ngày. Công tác kiểm tra thực hiện tại trạm trộn và tại đơn vị kiểm nghiệm.

+ Trường hợp mẫu bê tông không đạt độ yêu cầu, cần phải tiến hành kiểm tra bê tông
trong kết cấu tại hiện trường bằng khoan lấy mẫu hoặc súng bắn bê tông thay các
thiết bị chức năng tương đương.
+ Kích thước mẫu 15x15x15cm3.
- Phương pháp kiểm tra : theo cách hướng dẫn của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tại
phòng thí nghiệm được công nhận theo luật của Nhà nước Việt Nam
Mạch ngừng thi công
- Đối với hạng mục thiết kế này do khối lượng đổ bê tông ít và để đảm bảo tính toàn khối
của kết cấu nên không có mạch ngừng thi công.
Nghiệm thu
- Bê tông phải đạt cường độ thiết kế và các sai số kích thước hình học không được vượt
quá.
+ Sai số cục bộ về bề mặt : ≤ 8mm/2m
+ Sai số chiều dài và chiều rộng : ≤ 20mm
+ Sai số kích thước tiết diện : ≤ 8mm
+ Sai số rãnh, hầm đặt thiết bị : ≤ 10mm
- Khi bê tông đạt đủ mác thiết kế sẽ tiến hành cẩu lắp. Việc cẩu lắp được sử dụng cần
trục sức nâng trên 10tấn để cẩu từ vị trí đúc xuống lắp đặt tại hố chôn bản neo. Công tác
kê, kích phải đúng vị trí quy định để tránh gây ứng suất phụ làm nứt bản neo.Đường vận
chuyển cọc phải bằng phẳng, tốc độ xe phải được quy định để tránh va, xốc gây nứt bản
neo.Tại bãi dự trữ bản neo, bản neo phải được chồng lên nhau qua các gối kê bằng gỗ,
khoảng cách đúng theo quy định, đề phòng va quệt trong quá trình nâng, hạ bản neo. Nền
bãi bản neo phải đủ cứng dưới tác dụng của trọng lượng các lớp bản neo bên trên, tránh
việc dịch chuyển của các gối gây nứt bản neo.
2 - Thi công hố chôn bản neo
- Trước khi đào đất cần tiến hành kiểm tra các mốc cơ sở, các mốc phụ định vị tim hố
đào, xác định đường biên hố đào.
- Máy đào sẽ tiến hành đào đến cách cao độ thiết kế khoảng 30 – 50cm và tiến hành
đào bằng thủ công đến cao độ thiết kế, tạo độ dốc theo đúng hồ sơ thiết kế.
- Trong quá trình đào luôn có cán bộ kỹ thuật theo dõi để kiểm tra hố đào bao gồm tọa

độ tim hố đào, cao độ hố đào, kích thước hố đào.
12


3 - Gia công chế tạo thanh neo và các phụ kiện
Để đảm bảo chất lượng công tác chế tạo nhà thầu tiến hành kiểm tra các nội dung:
- Kiểm tra vật liệu thép, que hàn sử dụng để chế tạo thanh neo và các phụ kiện bao
gồm chủng loại, nhãn mác.
- Khi đo đạc đối với chiều dài phải dùng thước thép có độ chính xác cấp 2, đối với các
lỗ khoan, đường kính phải dùng thước cặp.
- Đối với mối hàn tăng đơ thanh neo khi kiểm tra hình dáng bên ngoài cần thỏa mãn:
+ Bề mặt nhẵn, đều đặn, không chảy tràn, chảy chân, co hẹp, ngắt quãng, không
chuyển tiếp đột ngột từ bề mặt mối hàn sang bề mặt thép cơ bản. Bề mặt mối hàn phải
chuyển tiếp đều đặn từ mối hàn sang mặt thép cơ bản.
+ Kim loại mối hàn phải chắc đặc không có vết nứt và không có khuyết tật.
+ Miệng hàn phải được lấp đầy.
- Đối với thanh neo, chiều dài tiện ren phải đủ theo quy định để sao cho khi khi căng
thanh neo cần bảo đảm chiều dài tối thiểu nhô ra khỏi ecu phần có ren của thanh neo là 1,5
lần đường kính thanh neo (7.5 cm)
IV - Lắp đặt bản neo thanh neo và các phụ kiện
- Bản neo được tiến hành cẩu lắp khi bê tông đạt đủ mác ,việc cẩu các bản neo ra khỏi
vị trí đúc để tiến hành lắp đặt chỉ được phép tiến hành sau khi bê tông đã đạt được 70%
của cường độ so với thiết kế. Bãi chứa các tấm tường góc phải được bố trí đảm bảo cho
cần cẩu có thể đi lại một cách thuận tiện. Chỉ cho phép xếp các tấm bản 1 tầng. Trong
trường hợp khu vực bãi chứa chật hẹp, có thể xếp đến tối đa là 2 tầng, nhưng phải đảm
bảo các điểm kê không bị lún và đúng vị trí theo yêu cầu của thiết kế
- Các bản neo chỉ được lắp đặt trên nền đã được chuẩn bị, đồng thời phải tiến hành
quan trắc vị trí của chúng đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết kế.
Các sai số của việc lắp đặt bản neo phải bảo đảm:
+ Trị số sai số cao trình đỉnh bản neo không vượt quá 80mm.

+ Độ nghiêng lớn nhất của bản trong mặt phẳng song song hoặc vuông góc với mặt
dẫm gia cường là 100:1.
+ Góc quay lớn nhất của bản trong mặt bằng không lớn hơn 2 grad.
- Các bản neo đã đặt cần được liên kết tạm thời để đảm bảo khả năng lắp ráp các thanh
neo.
- Trước khi lắp đặt thanh neo cần kiểm tra các thanh neo và phụ kiện đã được chế tạo
đúng thiết kế.
- Tất cả các thanh neo cần được đặt với độ căng giống nhau. Điều kiện đó cần được
thực hiện bằng cách bảo đảm độ căng lắp ráp của các thanh neo theo quy định của thiết kế
và được kiểm tra bằng cơ lê đo lực. Lực xiết bu lông do thiết kế quy định.
- Chỉ được phép tiến hành căng các thanh neo khi đã có lăng thể đá trước bản neo đủ
để đảm bảo sự ổn định của nó.
- Sau khi căng thanh neo cần bảo đảm chiều dài tối thiểu nhô ra khỏi ecu phần có ren
của thanh neo là 1,5 lần đường kính thanh. Việc kiểm tra được thực hiện đối với tất cả các
thanh neo.
- Độ lệch của trục thanh neo so với góc thiết kế đối với phương tường mặt và các bản
neo trong mặt phẳng thẳng đứng là 0.5 grad.

13


- Khi p cỏt v ỏ cn kim tra thng xuyờn cú bin phỏp kp thi ngn nga
khụng cho cỏc thit b neo v lp ph chng g cỏc thanh neo b h hng. Cho phộp xe lu
v mỏy múc lm t di chuyn trờn cỏc thanh neo ó c ph mt lp t khụng nh hn
0,8m (lp t ph khụng phi l ỏ hc hay ỏ tng ln).
V- Thi cụng lng th ỏ sau bn
- Chun b mt bng trc khi xp ỏ:.
+ Dọn sạch gốc cây, cỏ rác và các vật liệu khác
+ Đào đất đến cao độ thiết kế xp ỏ
+ San phẳng đất nền trớc khi xp ỏ

+ Ch khi thy triu xung tin hnh cụng tỏc xp ỏ
- Kim tra trong quỏ trỡnh thi cụng:
+ Kim tra cht lng vt liu trc khi thi cụng gm ỏ hc, ỏ dm.
+ Kim tra kớch thc v cao hỡnh hc ca nn t o trc s chng kin ca k s
giỏm sỏt mi c tin hnh xp ỏ.
+ Kim tra kớch thc hỡnh hc, cao , mỏi dc khi ỏ xp.
+ Kim tra dy lp ỏ dm trờn mỏi dc.
+ Khi lng th ỏ v tng lc ngc sau tng bn cn thc hin cỏc bin phỏp ngn
nga s h hng ca cỏc lp ph chng r thanh neo, cn kim tra s bo ton ca nú
trong quỏ tr.nh thc hin cỏc thao tỏc thi cụng. Cỏc v trớ h hng cn c sa cha
ngay.

VI - Thi cụng o p cỏt, tri vi a k thut gia cng v hon thin mt
bng
- Thỏo d nn cỏt p sau bn: Nn cỏt p sau bn c o bng mỏy o v xp ra
xung quanh v phn bói phớa sau bn. m bo an ton cho h thng kố hin hu, cỏt
o lờn c san phng vi chiu cao ti a do n v thit k hoc giỏm sỏt quy nh,
phn cũn li s c cht ti phn bói phớa sau thuc mt bng san lp. Trong quỏ trỡnh
o t chc thc hin phõn loi cỏt vi t m bo cú th tn dng san lp sau ny.
- Chun b mt bng trc khi tri vi a k thut:
+ Bơm hút nớc hoặc tháo khô nền đờng toàn bộ diện tích rải vải địa kỹ thuật.
+ Dọn sạch gốc cây, cỏ rác và các vật liệu khác
+ Đào đất đến cao độ thiết kế trải vải
+ San phẳng đất nền trớc khi trải.
- Trải và nối vải địa kỹ thuật: Sau khi tạo mặt bằng, tiến hành trải vải và nối vải. Việc
nối vải phải tiến hành bằng máy khâu , dờng khâu cách biên 5-15cm; khoảng cách mũi chỉ
là 7-10mm.
- p cỏt trờn vi: Sau khi tri vi s tin hnh p cỏt trờn vi, vic san cỏt p thc
hin bng mỏy o kt hp th cụng (do chiu dy lp cỏt p nh), trong quỏ trỡnh san
khụng c cho mỏy múc thi cụng di chuyn trc tip trờn mt vi.

- Kim tra trong quỏ trỡnh thi cụng:
+ Kim tra cht lng vt liu trc khi thi cụng gm vi a k thut, ch may.
14


+ Kiểm tra kích thước và cao độ hình học của nền đất đào trước sự chứng kiến của kỹ sư
giám sát mới được tiến hành trải vải.
+ Kiểm tra sự tiếp xúc của vải với nền. Vải không được gấp, cuộn. Phần thữa mỗi bên
được cuốn lên theo quy định của thiết kế.
+ Kiểm tra các mối nối vải bằng mắt, khi phát hiện đường khâu có lỗi phải khâu lại.
+ Kiểm tra độ chặt của nền cát đắp các lớp.

C- BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO CÁC CÔNG TRÌNH
LÂN CẬN CÓ LIÊN QUAN
I – Bảo đảm an toàn cho công trình bến xà lan, bờ kè
- Trong quá trình thi công đào đất, cát không chất tải tại bãi có chiều cao lớn quá tải trọng
cho phép là 2T/m2.
- Không sử dụng máy ủi để san cát theo hướng từ trong bờ ra bờ sông.
- Chỉ sử dụng thiết bị lu công suất nhỏ để tiến hành lu lèn nền cát.
- Kết hợp với chủ đầu tư quan trắc biến dạng, chuyển vị của công trình.
II – Bảo đảm an toàn cho công trình hệ thống cấp nước
- Xác định vị trí tuyến ống cấp nước, thoát nước đi ngang qua kho vực thi công.
- Khi đào cát cần có biện pháp đỡ ống bằng các cọc đỡ tạm để tránh võng gây hư hỏng đường
ống.
- Khi thi công san lấp cần lưu ý công nhân tránh va chạm gây nứt, gãy he hỏng đường ống
- Khi đầm đất nền bãi cần đánh dấu và lưu ý công nhân vị trí đường ống để có phương pháp
thi công thích hợp.

15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×