Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận Nghiên cứu phát triển nông thôn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.72 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BẮC TRẠCH – BỐ
TRẠCH – QUẢNG BÌNH

I – ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã trở thành vấn đề có tầm chiến lược đặc
biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhưng trước hết phải xuất phát từ
lợi ích của nông dân, phát huy sự tham gia của người dân, trở thành chỗ dựa chính trị
vững chắc của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao
trình độ mọi mặt, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Phát triển nông
nghiệp, nông thôn nhằm chủ động giải quyết các vấn đề về đời sống và đáp ứng các
nhu cầu của nông dân, đặc biệt là tạo điều kiện giúp đỡ để họ có thể tự giải quyết
được vấn đề của mình.
Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 2001 - 2006 cả nước đã triển khai Đề án thí điểm
“Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
dân chủ hóa” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên
200 làng điểm ở các địa phương với hướng tiếp cận từ cộng đồng. Chương trình đã
được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cùng với đó, xã Bắc Trạch, huyện
Bố Trạch, Quảng Bình đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
theo các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Sau gần nhiều năm triển khai
xây dựng, xã đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng cường được niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy được sự tham gia của người dân
vào xây dựng và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi nhận thức của người dân về xây dựng nông


thôn mới còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được sự tham gia của người dân trong xây
dựng và phát triển nông thôn. Vấn đề tăng cường sự tham gia của người dân thực
hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển nông thôn mới vẫn chưa được cụ
thể hoá một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó thành phương pháp để thực hiện có tính
đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế.


Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình trên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục tiêu chung.

Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới,
từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường sự tham gia của họ nhằm
góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn xã Bắc Trạch, huyện Bố
Trạch, Quảng Bình.
2.2.

Mục tiêu cụ thể.

- Đánh giá được nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ của người dân vàthực trạng sự
tham gia của họ trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả đạt được và một số tác động bước đầu của nông thôn mới
đối với địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của
người dân trong xây dựng nông thôn mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu những vấn đề về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi: xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
II - NỘI DUNG.
2.1. Một số khái niệm.
Nông thôn.
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác
Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh
tế, văn hóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư nông
thôn.


Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm phát triển đời sống kinh tế và xã hội
của một nhóm người riêng biệt, người nghèo ở nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng
các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong những người
nghèo nhất, trong những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn.
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người
dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường và ổn định
chính trị. Quá trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông thôn và có sự
hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác
Mô hình nông thôn mới.
Mô hình nông thôn mới là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các chương
trình phát triển nông thôn; mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về

tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ
trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi
trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn.
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong
điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ
(truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
2.2 . Đặc điểm địa bàn xã Bắc Trạch, huyện Bố Trach, tỉnh Quảng Bình

Xã Bắc Trạch nằm ở phía Bắc của huyện Bố Trạch; phía Đông giáp xã Thanh
Trạch, phía Nam giáp xã Sơn Lộc, phía Tây giáp xã Hạ Trạch và phía Bắc giáp sông
Gianh. Bắc Trạch là một xã thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Xã Bắc Trạch có diện tích 17,47 km², dân số năm 1999 là 6447 người, mật độ dân số
đạt 369 người/km². Xã Bắc Trạch nằm ở phía Bắc của huyện Bố Trạch; phía Đông
giáp xã Thanh Trạch, phía Nam giáp xã Sơn Lộc, phía Tây giáp xã Hạ Trạch và phía
Bắc giáp sông Gianh.
2.3. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu.
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
2.3.1.1. Nhận thức của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới

- Hiểu biết của người dân về nông thôn mới
- Nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới
2.3.1.2. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở
địa bàn nghiên cứu.
- Sự tham gia của người dân trong công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng
mô hình nông thôn mới
- Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược phát triển, lập kế hoạch
và công tác quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới
- Sự tham gia của người dân vào các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học kỹ
thuật



- Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới.
- Sự tham gia của người dân trong công tác giám sát xây dựng mô hình nông thôn
mới
- Sự tham gia của người dân trong việc quản lý và sử dụng tài sản hình thành
trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới.
2.3.1.3. Kết quả đạt được và một số tác động bước đầu của nông thôn mới đối
với địa phương.
- Kết quả đạt được của xây dựng nông thôn mới
+ Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Văn hóa, xã hội và môi trường
+ Kinh tế và tổ chức sản xuất
+ Hệ thống chính trị
- Một số tác động bước đầu của nông thôn mới đối với địa phương.
+ Về kinh tế
+ Về cơ sở hạ tầng
+ Về văn hóa - xã hội
+ Về môi trường
+ Về sự công bằng và tính tự của cộng đồng dân cư
2.3.1.4. Một số thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc tham gia xây
dựng mô hình nông thôn mới.
2.3.1.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham
gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.2. Ý nghĩa nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực
trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
- Qua đó giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của xây dựng

nông thôn mới, đưa ra những giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân vào
quá trình xây dựng nông thôn mới.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin số liệu có
sẵn trong các loại sách, bài giảng, các bài báo có liên quan đến đề tài, tài liệu từ các
website có liên quan, các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó, các báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, báo cáo tiến độ và kết quả xây dựng nông
thôn mới tại địa bàn nghiên cứu,…
Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung như: Khái quát về điều kiện
tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội địa bàn nghiên cứu; Tổng quan tài liệu nghiên
cứu.
- Thu thập thông tin sơ cấp


Trong phạm vi đề tài này,thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương
pháp như:
+ Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập
thông tin sơ cấp thông qua quan sát trực tiếp về các vấn đề như tình hình phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới sự tham gia của người dân
trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn 03 thôn: Thôn 3, thôn 5, thôn 7... Các thông
tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm
chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp
khác.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA: PRA là một quá
trình học hỏi lẫn nhau một cách linh hoạt giữa người dân địa phương với nhau, giữa
người dân địa phương với người từ nơi khác đến (cán bộ Khuyến nông, người nghiên
cứu...), tạo điều kiện cho người dân có điều kiện trao đổi, phân tích các hiểu biết vào
điều kiện sống của họ để tiếp thu kinh nghiệm và lập kế hoạch hành động để khơi dậy
được vai trò của người dân sống ở địa phương tham gia xây dựng và thực hiện mô

hình, làm cho mọi người hiểu thêm về môi
trường của địa phương và giúp cho họ thực sự tham gia và mô hình theo phương
châm: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân
hưởng lợi thành quả của mô hình. Tôi sử dụng phương pháp này để lựa chọn nơi điều
tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung, trên cơ sở đó
tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
 Chọn mẫu điều tra:
Chọn địa bàn nghiên cứu: Thôn 3, thôn 5, thôn 7 là 3 thôn có những đặc điểm về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau song đều có vai trò, vị trí
quan trọng chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cả ba thôn này đều
được quy hoạch nằm trong vùng lõi đô thị của xã Bắc Trạch
trong quy hoạch phát triển xã. Có thể thấy sự tương đồng và khác biệt của ba thôn
trên địa bàn nghiên cứu có thể có những tác động khác nhau đến nhận thức cũng như
sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Chọn mẫu điều tra: tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên đối với 90 hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu (15 hộ/thôn) để điều tra bằng
phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước cho mục đích nghiên cứu. Từ đó phân tích, đánh
giá thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới, những thuận
lợi và khó khăn của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới, qua đó đề xuất
giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân nhằm xây
dựng nông thôn mới bền vững.
 Nội dung của phiếu điều tra gồm: Các thông tin chung về hộ; nhận thức của các hộ
về xây dựng nông thôn mới; sự tham gia, mức độ tham gia của hộ trong xây dựng mô
hình nông thôn mới; đánh giá của các hộ về sự tham gia; các ý kiến, nguyện vọng


đóng góp để tăng cường sự tham gia. Những thông tin này được thể hiện qua các câu
hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời đầy đủ.
 Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân tại các

hộ đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được
kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu.
- Đối với thông tin thứ cấp.
Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp
thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin
số liệu, tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Đối với thông tin sơ cấp.
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Excel để nhằm tính toán những số liệu thống kê phản ánh điển hình hiện trạng các nội
dung nghiên cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số
liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung.
+ Mức độ tăng trưởng kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
+ Tỷ lệ hộ nghèo
+ Thu nhập bình quân đầu người
+ Tổng số dân; tốc độ tăng dân số tự nhiên
+ Dân số trong độ tuổi lao động; Dân số bình quân/km2 …
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn
mới.
+ Sự tham gia của người dân trong công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng
mô hình nông thôn mới
+ Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược phát triển, lập kế hoạch và
công tác quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới
+ Sự tham gia của người dân vào các mô hình sản xuất,tập huấn khoa học- kỹ thuật
+ Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới.
+ Sự tham gia của người dân trong công tác giám sát xây dựng mô hình nông thôn

mới
+ Sự tham gia của người dân trong việc quản lý và sử dụng tài sản hình thành trong
quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới.

III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
-

Nhận thức và đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới


Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
2. Kiến nghị.
- Tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã Bắc Trach, Bố Trạch, Quảng Bình là vấn đề cần giải quyết trong
thời gian tới.
+ Đối với các cấp chính quyền
+ Đối với người dân nông thôn
-



×