Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 34 trang )

GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một quốc gia có hơn 80% dân
số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, được xem là ngành sản xuất chính
mang lại nguồn thu nhập. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta tăng
trưởng khá ổn định. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nông nghiệp, nó
được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong xuất
khẩu. Dựa vào các lợi thế vốn có về tài nguyên và áp dụng tốt các thành tựu khoa
học kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam là một trong những nước luôn đứng đầu thế
giới về xuất khẩu gạo mang lại giá trị kinh tế lớn, đóng góp vào nền kinh tế quốc
dân. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi
trường tự nhiên nhằm mang lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao được xem là
một trong những mục tiêu chiến lược phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam nói
chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong đó huyện Tân Hồng là một ví dụ điển
hình.
Huyện Tân Hồng – Đồng Tháp là một huyện biên giới vùng sâu, vùng xa, còn
gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã đạt những tiến
bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Với lợi thế, địa hình bằng phẳng,
đất đai phì nhiêu, huyện đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật mới vào sản xuất, đã
mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao. Nhờ vậy mà những năm qua sản
lượng lúa được ổn định, hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp mang lại là rất lớn.
Tuy nhiên, cùng với tiềm năng và lợi thế vốn có thì huyện Tân Hồng vẫn tồn tại
không ít một số khó khăn như: thiếu vốn trong sản xuất, đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân huyện gặp nhiều khó khăn, không ít một số hộ nông dân sản xuất
kém hiệu quả, mất mùa,…Trước thực trạng đó việc nghiên cứu và tìm hiểu tình
hình phát triển nền nông nghiệp cũng như tìm hiểu các nguồn lực để phát triển nông
nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách của huyện Tân Hồng.
Tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp thông qua việc phân tích các nguồn
lực, thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện


1
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
nhằm phát triển nông nghiệp của huyện tương xứng với tiềm năng, mang lại hiệu
quả kinh tế cao góp phần cải thiện cuộc sống người dân, đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung em xin chọn đề tài “Tìm hiểu tình
hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 –
2010”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng – Đồng Tháp 2006
– 2010.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Phân tích các nguồn lực phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
− Tìm hiểu hiện trạng và phân bố nông nghiệp của huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng
Tháp
− Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng 2015
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tân Hồng –
Đồng Tháp
Phạm vi nghiên cứu: Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
− Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo
thống kê phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
− Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Tân Hồng –
Đồng Tháp
− Niêm giám thống kê tỉnh Đồng Tháp và một số báo cáo tình hình kinh tế- xã
hội của huyện.
2
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
5.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được để thiết
lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ
sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
5.3. Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các
phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
5.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp sử dụng các số liệu thống kê đã được xử lí để vẽ các bản
đồ, biểu đồ thể hiện tỉ trọng, sự tăng trưởng các ngành cũng như sự phân bố nông
nghiệp (bản đồ).
3
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN TÂN HỒNG – ĐỒNG THÁP
1.1. Vị trí địa lí
Tân Hồng là một huyện biên giới, vùng sâu nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng
Tháp, với diện tích đất tự nhiên 294 Km
2
, dân số năm 2005 là 80.325 người. Phía
Bắc

giáp với huyện Sa Đách và huyện
Ta Bét tỉnh Prây Veng thuộc
Campuchia, Tây giáp với Hồng Ngư,
Đông giáp với tỉnh Long An, Nam giáp
với huyện Tam Nông. Có tọa độ từ
10
0
46’20’’ đến 10
0

58’15’’ độ vĩ Bắc và
105
0
22’45’’ đến 105
0
36’30’’ độ kinh
Đông. Huyện Tân Hồng có 9 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn
huyện lỵ và 08 xã: Thị trấn Sa Rài và
các xã An Phước, Bình Phú, xã Tân
Công Chí, xã Tân Hô Cơ, xã Tân
Phước, xã Tân Thành A, xã Tân
Thành B, xã Thông Bình.
Là huyện nằm xa trung tâm tỉnh lỵ, xa trung tâm các thành phố lớn nên giao
thông và cơ sở hạ tầng chưa phát triển gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên Tân Hồng có đường biên giới 29km tiếp giáp với nước bạn
Campuchia, có cửa khẩu Dinh Bà tạo điều kiện thuận lợi cho huyện có thể giao lưu,
phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính trị nhất là tuyến lộ N1 và quốc lộ 30 được
mở rộng, nâng cấp tạo điều kiện hơn nữa cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng
hóa nông sản với CamPuChia và Thái Lan.
Hệ thống giao thông đường bộ gồm có các tuyến đường chính: Quốc lộ 30 điểm
đầu tại xã An Thái Trung thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, đi qua các huyện
Cao Lãnh, Thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, Hồng Ngự
và kết thúc tại cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà. Hệ thống giao thông nhìn chung khá
4
Hình 1.1: bản đồ huyện Tân Hồng
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
hoàn chỉnh, lưu thông giữa các huyện trong tỉnh và nước ngoài. Nếu từ Tân Hồng đi
TP Hồ Chí Minh, bạn sẽ đi theo đường ĐT 842, đi qua huyện Tân Hưng thuộc tỉnh
Long An, sau đó theo Quốc lộ 62, bạn sẽ đi qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc

Hóa, Tân Thạnh rồi đến Thành phố Tân An, ra Quốc lộ N1, tiến thẳng đi TP Hồ Chí
Minh, với toàn bộ quãng đường dài 180Km, nếu đi theo Quốc lộ 30, quãng đường
phải đi là 230Km.
Hệ thống giao thông đường thủy, gồm có các kênh: Phía Bắc giáp Biên
giới Campuchia có sông Sở Hạ, phía Tây có kênh Thống Nhất (giáp ranh huyện
Hồng Ngự), phía Nam có kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, Phía đông có kênh Cái Cái;
ngoài ra còn có các kênh như kênh Tân Thành - Lò Gạch, kênh Sa Rài tạo thành hệ
thống giao thông thủy thuận tiên cho việc giao lưu và phát triển kinh tế với các
Huyện phía Nam của tỉnh và với các huyện Tân Hưng, Vĩnh hưng, Mộc Hóa của
tỉnh Long An.
 Với những thuận lợi đặc biệt về vị trí địa lí, hệ thống giao thông đường bộ và
đường sông lưu thông, là điều kiện cho huyện có thể giao lưu, trao đổi hàng hóa,
sản phẩm một cách dễ dàng. Tân Hồng đã và đang phát huy những lợi thế đó trong
phát triển kinh tế, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp của huyện, đẩy mạnh quá
trình công nghệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của
nhân dân.
1.2. Các nguồn lực tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nên diện tích chủ yếu là đồng bằng phù sa cổ, thềm tích tụ - xâm thực.
Là huyện có địa hình nhìn chung khá phức tạp vùng cao và vùng thấp chênh
lệch khá lớn từ 1 – 1.5m có hai chân gò dọc từ Bắc xuống Nam, có độ nghiêng từ
Tây sang Đông, Phía Đông của tỉnh có địa hình thấp trũng, thường chịu ảnh hưởng
của thủy triều và bị ngập nước vào mùa mưa, nhiễm mặn và nhiễm phèn vào mùa
khô.
5
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Các xã vùng biên giới Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Thông Bình độ cao đất đai biến

thiên từ +2,50 đến +4,00. Các xã phía Nam như An Phước, Tân Công Chí, Trong đó
Tân Phước cao độ đất đai biến thiên từ + 1,50 đến +1,70 chiếm tỉ lệ 4,9% diện tích
toàn huyện.
1.2.2. Khí hậu
Huyện Tân Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90 – 92%
lượng mưa cả năm, trong đó tháng 9 và tháng 10 chiếm 30 – 40 % lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 8 -10% năm.
Lượng mưa trung bình mỗi năm 1.3000 mm/năm
Gió: Thịnh hành theo hai hướng Tây Nam và Đông Bắc(tháng 11 -5) ngoài ra
còn có gió chướng (tháng 2 - 4) trong đó đặc biệt về mùa mưa thường hay xảy ra
lốc xoáy.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 270 C và cao nhất là 34 0C . Thời tiết nóng
ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển quanh
năm.

Như vậy với đặc điểm khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, nóng ẩm
quanh năm là điều kiện thuận lợi cho huyện có thể phát triển, đa dạng quá cơ cấu
cây trồng và vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên khí hậu cũng gây ra
không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của huyện như về mùa mưa tình trạng
mưa lớn gây ra lũ lụt diễn ra trên diện rộng gây ngập úng hoa màu, gây ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngược lại vào mùa khô kéo dài từ tháng XII
đến IV năm sau mực nước sông xuống thấp, nước mặn xâm nhập vào đất liền làm
tăng độ chua và độ mặn trong đât khó khăn trong việc canh tác và sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra huyện còn chịu tác động của lốc xoáy trong trường hợp gặp bão.
Tóm lại với đặc điểm khí hậu này cùng với công tác thủy lợi được quan tâm,
chú trọng xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với các điều kiện khí hậu của
huyện và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí,…thì trên địa bàn huyện có khả năng xen
canh, thâm canh, tăng diện tích gieo trồng,…làm tăng năng suất, sản lượng, góp

phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của huyện.
6
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
1.2.3. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm: trong đó nước mặt hoàn
toàn phụ thuộc vào lượng nước sông Mêkông chảy và sự tác động của chế độ thủy
triều biển Đông nên ảnh hưởng đến mực nước mùa khô trên các kênh rạch của
huyện.
Nguồn nước mặt: Tân Hồng mặc dù không có hệ thống sông lớn chảy qua
nhưng nhìn chung mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch tự nhiên và kênh nhân tạo khá
nhiều và chằng chịt. Nguồn nước mặt khu vực Tân Hồng do sông Tiền, sông Sở Hạ
cung cấp. Nước không bị ô nhiễm mặn, về mùa mưa lũ nước có hàm lượng phù sa
tương đối lớn tập trung vào tháng 7 và 8, hàm lượng 500 – 700g/m3 đáp ứng nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng.
− Sông Sở Hạ chạy từ Tân Thành huyện Tân Hồng dọc theo biên giới Việt Nam –
CamPuChia qua các xã Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Bình Thạnh và đổ ra sông Sở
Thượng tại Tân Hội, sông tương đối nhỏ, uốn lượn ngoằn ngèo, lượng nước khá
phong phú, nhìn chung đầy nước quanh năm.
− Sông Sở Thượng là nhánh sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt
nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị trấn Hồng Ngự. Đoạn
chảy qua địa phận Việt nam dài khoảng 20km, đoạn chảy qua xã Thường Thới Hậu
là biên giới tự nhiên với Campuchia. Sông cung cấp nước chủ yếu cho toàn huyện
phục vụ tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra còn phục vụ nhu cầu
sinh hoạt.
Nước ngầm: Theo kết quả khảo sát thăm dò cho biết, chỉ có huyện Tân Hồng
nguồn nước ngầm tầng nông không bị nhiễm phèn, có thể khai thác dùng trong sinh
hoạt, nước ngầm sâu từ 50 – 200 m trữ lượng không lớn, hiện đang khai thác nhằm
mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu kĩ, khai thác và đưa vào phục
vụ nhiều cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
 Như vậy, huyện Tân Hồng có nguồn tài nguyên nước phong phú tạo điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ…Tuy nhiên mực
nước của sông ngòi trong huyện cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các mùa: mùa
mưa các sông có nhiều nước thường gây ngập úng, còn vào mùa khô sông ít nước
và thường thiếu nước cho sản xuất, là điều kiện cho thủy triều xâm nhập mặn. Bên
7
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
cạnh đó, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng làm cho
nguồn tài nguyên nước của huyện bị cạn kiệt và lãng phí.
1.2.4. Tài nguyên đất
Đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp, là tư liệu sản xuất trực tiếp của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
− Cấu trúc đất đai của huyện Tân Hồng mang cấu trúc đất đai chung của Đồng Tháp
cũng như vùng đồng bằng Sông Cửu Long là loại trầm tích trẻ của sông, biển, thuộc
đệ tứ, tầng đá gốc ở rất sâu, từ 100m đến 200m bao gồm phù sa cổ….
+ Loại đất hình thành trên phù sa cổ có bề dày từ 2 -7m, chủ yếu là đất cát, cát
pha và thịt nhẹ dễ bị rửa trôi và nghèo chất dinh dưỡng. Đất nghèo chất dinh dưỡng
nên không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp cần phải có biện pháp cải tạo
theo hướng thích hợp.
+ Loại đất được hình thành từ trầm tích sông phân bố ven sông lớn, hình thành
đất phù sa chiêm sa chiếm phần lớn diện tích trong huyện. Đây là nhóm đất có độ
màu mỡ cao nên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là lúa và cây công
nghiệp ngắn ngày.
− Tài nguyên đất của huyện Tân Hồng nhìn chung khá phong phú và đa dạng bao
gồm các nhóm đất chính sau đây:
+ Nhóm đất xám trên phù sa cổ với diện tích là 17.704 ha, nhóm đất xám bạc
màu trên phù sa cổ, diện tích 2.492 ha, nhóm đất xám có tầng loang lỗ, diện tích
5.265 ha. Nhóm đất phèn, diện tích 9.750 ha. Nhóm đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ
vàng, diện tích 280 ha.
+ Đối với vùng đất thấp ở phía Đông chủ yếu là đất thịt nặng pha sét. Đối với
đất vùng cao ở phía Tây chủ yếu là đất cát pha thịt nhẹ.

 Tóm lại huyện Tân Hồng có tài nguyên đất khá phong phú, diện tích đất xấu
và nghèo chất dinh dưỡng chiếm diện tích khá nhỏ, đa số là đất phù sa khá màu mở
thích hợp với sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đạt năng suất và
hiệu quả lao động cao. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc cải tạo đất, sẽ góp
phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội
8
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
− Năm 2009 Tân Hồng có 89.450 người. Trong đó dân thành thị chiếm 12,96%. Mật
độ dân số trung bình là 275 người/km2, chiếm 9% về diện tích đất tự nhiên và
chiếm 4,9% về dân số của tỉnh: Đứng thứ 9 về mật độ dân số và thứ 6 về dân số
trong 11 huyện, thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó số người nằm trong độ tuổi
lao động chiếm 59,7% tham gia vào sản xuất nông nghiệp.
− Người lao động Tân Hồng có truyền thống cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất
đặc biệt là cây lúa nước. Như vậy dân số đông và tăng nhanh tạo ra một lực lượng
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn. Do đó tạo điều kiện
cho việc phát triển một số cây trồng cần nhiều lao động như: cây lương thực, các
loại cây rau đậu… và phát triển một nền nông nghiệp với trình độ cao.
1.3.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
− Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, bước đầu được nâng cấp và đầu tư xây
dựng đảm bảo nguồn tưới tiêu. Nhìn chung hầu hết các xã trong huyện đều có các
trạm bơm kiên cố. Tuy nhiên hệ thống kênh thoát nước về cơ bản đáp ứng nhưng
hàng năm phải nạo vét, phải mở rộng kênh phục vụ thoát lũ. Kênh mương nội đồng
còn quá manh mún, chưa hoàn chỉnh. Bờ bao bảo vệ sản xuất chưa hoàn chỉnh,
hàng năm phải tu sữa, nâng cấp chủ động chống lũ.
− Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhiều máy móc đã được sử dụng vào tất
cả các khâu của quá trình sản xuất như máy cày, máy tuốt lúa, máy gieo xạ….
− Nhờ chiến lược nông nghiệp nông thôn hóa, học hỏi kĩ thuật trồng trọt của hội
khuyến nông. Huyện đã mạnh dạn đưa vào sử dụng, thí điểm một số loại giống cây

trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt như giống lúa P6, thơm, khan
dân, cây thực phẩm như dưa lai, bắp lai… Việc đưa vào sản xuất nhiều giống cây
trồng, vật nuôi mới đóng góp vào việc nâng cao năng suất và chất lượng của nông
sản và bảo vệ môi trường.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng
− Mạng lưới giao thông có bước phát triển, nhìn chung có đầy đủ các loại hình giao
thông vận tải, các tuyến đường giao thông, tuyến đường nội ô thị trấn, cụm dân cư,
huyện , tỉnh đều được nối liền trung tâm huyện với các xã, huyện bạn thông qua
quốc lộ 30. Song các tuyến đường trên chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên khả năng
phát huy tác dụng còn nhiều hạn chế.
9
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Như vậy việc nâng cấp, đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ tạo
điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã, các huyện, các tỉnh khác
trong vùng. Đặc biệt là vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp đến thị trường tiêu
thụ đảm bảo chất lượng vận chuyển thuốc trừ sâu, phân bón kịp thời mùa vụ đáp
ứng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giao thông vận tải phát triển là cơ sở, tiền đề
cho huyện phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
− Các cơ sở công nghiệp chế biến: Do huyện vùng xa nên cơ sở chế biến nông sản
còn nhỏ, lẻ. Trên địa bàn huyện có một số cơ sở chế biến chủ yếu phục vụ nhu cầu
trong nước. Một số cơ sở chế biến sản phẩm nông sản như nhà máy chế biến và
xuất khẩu gạo Tân Hồng đặt tại huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh công
nghiệp chế biến nông sản thì công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng khá phát
triển, ngày càng có nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất thức ăn cho chăn nuôi.
− Nông nghiệp nông thôn: hội khuyến nông của huyện được tăng cường và hoàn thiện
hơn, giúp đỡ các hộ nông dân nâng cao trình độ kĩ thuật, ứng dụng tốt các thành tựu
khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ngoài ra các chi cục thú y, bảo vệ thực vật cũng là
một trong những nhân tố góp phần vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp của
huyện.
1.3.4. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Hiện nay ngành nông nghiệp của huyện Tân Hồng đang được thu hút được khá
nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa
bàn huyện qua các năm đều tăng mức bình quân từ 40 – 90 tỷ đồng/ năm. Trong đó
phần lớn nguồn vốn được đầu tư tập trung cho các công trình giao thông, thủy lợi,
kênh mương và hạ tầng thủy sản, chương trình 135, xây dựng các phóng thí nghiệm
các giống vật nuôi , cây trồng. Cũng như chú trọng hỗ trợ vốn cho một số hộ nghèo
đẩy mạnh sản xuất và chăn nuôi mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện khá rộng lớn, bao gồm thị
trường trong và ngoài huyện.
− Thị trường trong huyện: Đời sống của người dân càng cao chính vì vậy mà nhu cầu,
đòi hỏi của con người cũng tăng lên, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa nên việc trao đổi hàng hóa diễn ra trong huyện khá sôi động. Dân số trong
10
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
huyện là một rong những nguồn lực thực sự cho việc phát triển nông nghiệp. Vừa là
nhân tố sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
− Thị trường ngoài huyện: Tân Hồng giáp với các huyện xung quanh Hồng Ngư, Tam
Nông, tỉnh Long An và nước bạn CamPuChia đây là mọt thị trường tiêu thụ rộng
lớn. Tuy nhiên những thị trường này thường hay bị cạnh tranh quyết liệt chính vì
vậy việc cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một việc làm cấp bách.
 Nguồn vốn và thị trường là cơ sở, điều kiện cho nông nghiệp của huyện phát
triển đa dạng, quy mô sản xuất được mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
11
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN TÂN HỒNG – ĐỒNG THÁP
2.1. Tình hình phát triển chung của ngành nông nghiệp
2.1.1. Nông nghiệp đóng góp vào GDP của tỉnh Đồng Tháp
Ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, năm

2010 tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 27,9% trong tổng cơ cấu GDP đóng góp
vào tỉnh, tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%, sản lượng lúa đạt trên 2,4 triệu tấn. Sản lượng
thủy sản nuôi trên 262 nghìn tấn. Đạt được những thành tựu đáng kể này là nhờ
những chính sách phát triển nông nghiệp, tích cực của huyện đó là tăng cường các
giải pháp phát triển đồng bộ, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Đặc biệt huyện đã khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi, mạnh dạn xây
dựng các mô hình thí điểm. Củng cố và phát triển các loại hình sản xuất như trang
trại, tập thể phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm thu nhập cho
nông dân. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn.
Bảng 2.1: Nông nghiệp vào GDP của tỉnh Đồng Tháp (2006-2010)
Khu vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nông-lâm-thủy sản 9163,4 9,640 10.407
Công nghiệp-xây dựng 3,905 4,603 7.404
Thương mại-dịch vụ 9256,7 12.703 16.576
Nguồn: Phòng nông nghiệp Tân Hồng
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhìn chung các ngành đóng góp vào
GDP của tỉnh Đồng Tháp có sự thay đổi qua các năm từ 2006 – 2007.
Ngành nông nghiệp, đóng góp của ngành vào GDP của tỉnh có sự tăng khá
mạnh từ 2006 – 2007 vào năm 2006 đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của
tỉnh Đồng Tháp là 9163,4 tỉ đồng đến 2008 đóng góp vào GDP tỉnh là 10.407 tỷ
đồng tăng 3243,6 tỷ đồng(tăng 45,28%) so với 2006. Nguyên nhân do chính sách
phát triển nông nghiệp của huyện là mở rộng, khai hoang diện tích phục vụ cho sản
xuất, cũng như áp dụng tốt các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Ngành công nghiệp và xây dựng: có tăng nhưng tăng nhẹ từ 2006 – 2008. Năm
2006 đóng góp của ngành công nghiệp xây dựng vào GDP của tỉnh Đồng Tháp là
12
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
3,905 tỉ đồng đến 2008 tăng lên 7,404 tỉ đồng tăng 3.499 tỷ đồng(tăng 89,60%) so
với năm 2006. Nguyên nhân: do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh ảnh hưởng thị

trường thị giới, nguồn điện cung cấp cho sản xuất không ổn định, cũng như vấn đề
đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện còn ít…Ngành công nghiệp của huyện chủ
yếu là công nghiệp chế biến và thức ăn gia súc.
Ngành thương mại và dịch vụ: có dấu hiệu tăng mạnh đóng góp vào GDP của
tỉnh năm 2006 là 9256,7 tỷ đồng đến năm 2008 tăng lên 16.576 tỉ đồng như vậy
tăng khoảng 3446,3 tỷ đồng(tăng 79,07%) so với 2006. Nguyên nhân là do hoạt
động thương mại qua biên giới khá phát triển, cơ sở hạ tầng, giao thông được nâng
cấp và mở rộng tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa giữa 2 tỉnh Đồng Tháp
(Việt Nam) và tỉnh Prayveng (Campuchia) góp phần khai thác, phát huy tiềm năng
kinh tế biên giới. Bên cạnh đó hạ tầng du lịch ngày càng được chú trọng, đầu tư, mở
rộng quảng bá hình ảnh du lịch thông qua các hội chợ và triển lãm trong và ngoài
tỉnh làm gia tăng số khách đến tỉnh ngày càng đông.
Bảng 2.2: Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GDP Tỉnh Đồng Tháp (2006-
2010), Đơn vị:%
Khu vực Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Nông-lâm-thủy sản 41,01 30,27 27,9
Công nghiệp-xây dựng 17,53 21,53 23
Thương mại-dịch vụ 41,46 48,20 49,1
Nguồn: Niêm giám thống kê Đồng Tháp

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy Nông Nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ
cấu ngành đóng góp vào GDP của tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù ngành nông nghiệp
chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành tuy nhiên tỉ trong đóng góp vào GDP
của tỉnh đang có xu hướng giảm dần năm 2006 là 41,01% đến 2010 giảm xuống còn
13
Hình 2.1:Biểu đồ thể hiện tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp vào GDP Tỉnh
Đồng Tháp năm 2006 và năm 2010
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
27,9%. Trong khi đó tỉ trọng đóng góp vào GDP của tình ngành Công nghiệp – xây
dựng và Thương mại – Dịch Vụ tăng do chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.
2.1.2. Nông nghiệp đóng góp vào GDP của huyện
Với Tân Hồng thì Nông nghiệp là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu nền
kinh tế. Với trên 80% dân số hoạt động chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, cũng
như các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành này. Nông nghiệp đã và
đang đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thể hiện qua sự đóng góp của
ngành nông nghiệp vào GDP của huyện Tân Hồng qua các năm sau.
Bảng 2.3: Nông nghiệp đóng góp vào GDP của huyện Tân Hồng 2006 - 2010
Chỉ tiêu 2006
Tỉ trọng
(%)
2008
Tỉ trọng
(%)
2010
Tỉ trọng
(%)
Nông – Lâm
– Thủy Sản
402,34 82,14 503,50 78,79 407,08 70,2
Công nghiệp
– Xây dựng
16,68 3,40 27,70 4,34 35,50 7,4
Thương mại
– dịch vụ
70,83 14,46 107,80 17,87 110,79 24,1
Tổng 489,85 100 639,00 100 747,37 100
Nguồn: Phòng nông nghiệp Tân Hồng
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỉ trọng đóng góp vào GDP của huyện
Tân Hồng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu là ngành Nông lâm Thủy sản, tiếp

theo là Thương mại – dịch vụ và cuối cùng là Công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên
giữa các ngành cũng có sự thay đổi qua các năm 2006 – 2010.
Ngành Nông – lâm – thủy sản: giá trị đóng góp vào GDP của huyện có xu
hướng giảm nhẹ năm 2006 là 402,34 tỷ đồng chiếm 82,14% đến 2010 giảm xuống
còn 407,08 tỷ đồng chiếm 70,2 % nguyên nhân chủ yếu là do hòa chung với xu thế
14
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện nông nghiệp đóng góp vào GDP của huyện Tân Hồng 2006 - 2010
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đây vẫn là ngành chủ đạo chiếm
tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu.
Ngành Công nghiệp – Xây dựng: Nhìn chung có xu hướng tăng năm 2006 là
16,68 tỷ đồng chiếm 3,40% đến 2010 tăng lên 35,50 tỷ đồng chiếm 7,4%.
Ngành Thương mại – Dịch Vụ: Năm 2006 là 70,83 tỷ đồng chiếm 14,46% đến
2010 tăng lên 110,79 tỷ đồng chiếm 24,1% .
Đóng góp vào GDP của ngành nông – lâm – thủy sản đều tăng qua các năm,
nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm, nguyên nhân là do lãnh đạo huyện ưu tiên phát
triển công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, hạn chế việc phát triển nông
nghiệp. Còn ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ đóng góp vào GDP
của huyện và tỷ trọng đều tăng qua các năm tuy nhiên tăng với tốc độ chậm.
2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hồng
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của huyện Tân Hồng
Mặc dù trong hoàn cảnh tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm và biến động khá phức
tạp, tình trạng lạm phát cao, giá cả tăng cao, giá lúa, thủy sản không ổn định có lúc
xuống thấp dưới mức giá thành của thị trường, kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, kinh tế của huyện Tân Hồng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Thủy sản, Công nghiệp – Xây dựng,
Thương mại – Dịch vụ huyện Tân Hồng 2006 – 2010
Khu vực Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Nông-lâm-thủy sản 83,13 82,54 70,3
Công nghiệp-xây dựng 3,51 3,72 6,4

Thương mại-dịch vụ 14,46 13,74 23,3
Nguồn: Phòng nông nhiệp Tân Hồng
15
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Nhìn vào
bảng số liệu ta thấy cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng,
thương mại- dịch vụ có sự chuyển biến rõ nét từ 2006 -2010 trong đó:
Nông – lâm – thủy sản là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu và có xu
hướng giảm, chuyển dịch không ổn định năm 2006 là 83,13% đến 2010 giảm còn
70,3 nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt, hạn
hán cùng với dịch bệnh cũng như chính sách phát triển kinh tế của huyện theo
hướng công nghiệp hóa.
Công nghiệp – xây dựng tăng 2006 là 3,51% đến 2010 là 6,4%, thương mại –
dịch vụ cũng có xu hướng tăng khá mạnh mặc dù hai ngành này chiếm tỉ trọng nhỏ
trong cơ cấu.
 Quá trình công nghiệp hóa đang có những tác động rõ nét vào sản xuất các
ngành kinh tế giảm tỉ trọng khu vực nông lâm và tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp,
dịch vụ. Đối với nông nghiệp thì có sự chuyển dịch trong nội bộ ngành giảm tỉ
trọng ngành trồng trọt và tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định.
2.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp theo ngành
2.2.2.1. Ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Ngành trồng trọt hiện chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Mặc dù
tốc độ tăng trưởng có giảm tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
a) Cây lương thực chính: cây lúa
Nhu cầu lương thực là nhu cầu thiết yếu nhất và thường xuyên của đời sống con
người. Muốn tồn tại được buộc con người phải sản xuất lương thực nuôi sống bản

thân mình. Việc giải quyết tốt vấn đề lương thực sẽ thúc đẩy chăn nuôi phát triển,
thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển tạo nên một thể tổng hợp phát triển kinh tế
tạo ra bước đi vững chắc cho huyện Tân Hồng.
16
Hình 2.3:Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Thủy sản, Công
nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ huyện Tân Hồng 2006, 2010
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Dựa trên đặc điểm, điều kiện tự nhiên với lợi thế chủ yếu đất phù sa thích hợp
cho việc trồng lúa. Và từ nhiều đời nay, trong cơ cấu diện tích và sản lượng của
huyện, cây lúa vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Bảng 2.5: Diện tích-năng suất-sản lượng lúa huyện Tân Hồng giai đoạn
2006-2010
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch Tân Hồng
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng lúa
huyện Tân Hồng có sự thay đổi và chuyển dịch qua các năm từ 2006 – 2010 với xu
hướng khác nhau.
Diện tích canh tác lúa nhìn chung tăng và khá ổn định, từ năm 2006 là 45,5
nghìn ha đến 2010 tăng lên 51,3 nghìn ha. Nguyên nhân là do chính sách phát triển
nông nghiệp của huyện, tích cực mở rộng, khai hoang diện tích đất tự nhiên, đất
mặt. Mục tiêu đưa cây lúa là cây trồng chính mang lại giá trị cao cho huyện là một
trong những chiến lược phát triển nông nghiệp hàng đầu của huyện.
Năng suất lúa tăng qua các năm, tuy nhiên tăng nhẹ năm 2006 là 5,7 tấn/ha đến
2010 tăng lên 6,7 tấn/ha. Năng suất lúa tăng là do nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa
học – kĩ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vất, đưa các giống mới vào trong sản
xuất. Năng suất tăng nhẹ là do việc áp dụng khoa học kĩ thuật vẫn chưa được phổ
biến trong toàn huyện chủ yếu tập trung ở một số xã trọng điểm lúa như xã Tân
Thành A và xã Thông Bình…
Sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm từ 2006 – 2010 . Nguyên nhân chủ yếu
là do chính sách phát triển nông nghiệp mở rộng diện tích gieo trồng cùng với áp
dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật làm tăng sản lượng lúa.Năng suất bình quân

17
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2006 45,3 5,7 258,1
2007 45,8 5,9 268,7
2008 49,2 6,3 311,2
2009 50,5 6,4 322,3
2010 51,3 6,7 342,1
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
cả năm đạt 6,1 tấn/ha, sản lượng đạt 303.000 tấn. Diện tích và sản lượng trong năm
tăng nhờ địa phương tổ chức vận động người dân sản xuất thêm 3 vụ
Nguồn: trang điện tử Tân Hồng
Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Hồng tiến hành canh tác 3 vụ lúa chính:
Bảng 2.6: Diện tích – Năng suất – Sản lượng lúa theo vụ huyện Tân Hồng
giai đoạn 2006 – 2008
Các chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lúa Đông
Xuân
DT(nghìn ha) 21.634 21.599 21.645
NS(tạ/ha) 6,546 6,518 6,70
SL(nghìn tấn) 141.616 140.791 144.210
Lúa Hè Thu
DT(nghìn ha) 21.584 21.624 21.594
NS(tạ/ha) 5,072 5,303 6,20
SL(nghìn tấn) 109,468 114.682 133.129

Lúa Thu
Đông
DT(nghìn ha) 2.088 2.542 6.000
NS(tạ/ha) 3,380 5,189 5,70
SL(nghìn tấn) 7.058 13.191 33.900
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch Tân Hồng
− Vụ lúa đông xuân: từ 2006 – 2007 diện tích có xu hướng biến động không ổn định,
giảm nhẹ không đáng kể do nông dân vụ này đã chuyển sang trồng hoa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày đã làm cho diện tích và năng suất giảm. Tuy nhiên từ 2007
– 2008 diện tích có xu hướng tăng từ 21.599 nghìn ha lên 21.645 nghìn ha năm
2008 do nông dân biết áp dụng tốt thành tựu khoa học vào trong sản xuất từ đó làm
cho năng suất và sản lượng cũng tăng theo.
18
Hình 2.4: Thu hoạch lúa huyện Tân Hồng – Đồng Tháp
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
− Vụ lúa hè thu: Nhìn chung đều có sự tăng mạnh qua các năm về sản lượng, diện tích
và năng suất vì đây được xem là vụ chính của huyện với điều kiện khí hậu, thời tiết
thuận lợi cho việc sản xuất.
− Vụ Thu Đông: cũng tương tự tăng đều qua các năm về sản lượng, diện tích và năng
suất do gặp thời tiết thuận lợi cũng như áp dụng tốt khoa học kĩ thuật, chính sách
phát triển nông nghiệp của huyện. Tuy vậy vụ Thu Đông vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ
trong cơ cấu mùa vụ.
 Cơ cấu mùa vụ trong năm: diện tích lúa luôn tăng qua các năm, năng suất lúa
bình quân cũng tăng qua các năm, nhưng năng suất cao nhất là vụ Đông Xuân. Sỡ
dĩ vụ Đông Xuân luôn có năng suất cao là do lịch thời vụ hàng năm, sau khi nước lũ
rút xuống là bắt đầu xuống giống Đông Xuân khi đó lượng phù sa bồi đắp. Bên
cạnh đó Đông Xuân có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi không chịu ảnh hưởng
của sâu bệnh. Cùng với chính sách phát triển nông nghiệp của huyện tập trung khai
thác các lợi thế từ vụ Đông Xuân mang lại hiệu quả sản xuất cao.
Về phân bố: Cây lúa được trồng phổ biến trên toàn huyện tập trung chủ yếu ở

các xã Tân Thành A, Tân Thành B, An Phước,…
b) Cây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày
Những loại cây lương thực chủ yếu của huyện là ngô, khoai, sắn, rau,… Cây
hoa màu lương thực cũng được huyện đẩy mạnh phát triển bổ sung thêm nguồn
lương thực cho con người và làm thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên cả diện tích và
sản lượng đều nhỏ hơn cây lúa. Trước đây khi vấn đề an ninh lương thực chưa đảm
bảo thì cây hoa màu lương thực có vai trò quan trọng nhăm đáp ứng nhu cầu lương
thực cho nhân dân của huyện. Ngày nay khi sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực cho nhân dân thì cây hoa màu lương thực chủ yếu dung cho thức ăn chăn nuôi .
Bên canh đó cây công nghiệp ngắn ngày là lạc và Đậu tương cũng đang được chú
trọng phát triển cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông
nghiệp.
Bảng 2.7: Năng suất và sản lượng về cây hoa màu lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày 2006 -2010 huyện Tân Hồng
Chỉ tiêu Đvt 2006 2008 2010
Bắp Ha 74,20 83 29
Năng suất Tạ/ha 69 70 72
19
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Sản lượng Tấn 511,90 217 25
Lạc Ha 46 58 72
Năng suất Tạ/ha 24 25 26
Sản lượng Tấn 110,40 245 320
Khoai Lang Ha 18 17 15
Năng suất Tạ/ha 14 25 28
Sản lượng Tấn 525 425 430
Diện tích cây
chất bột khác
Ha 20 10 9.5
Năng suất Tạ/ha 245 300 345

Sản lượng Tấn 490 300 320
Diện tích rau
màu các loại
Ha 1.038 481 432
Năng suất Tạ/ha 94,50 95 98
Sản lượng Tấn 9.809 4.570 6.789
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tân Hồng
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất hoa màu
và cây công nghiệp ngắn ngày qua các năm diễn ra theo chiều hướng khá phức tạp,
chỉ có Lạc tăng năm sau cao hơn năm trước từ 46 ha tăng lên 72 ha năm 2010 kéo
theo năng suất và sản lượng tăng. Còn các cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn
ngày khác đều tăng giảm không ổn định qua các năm như bắp diện tích năm 2006 là
74 ha đến 2008 là 83 ha và giảm xuống còn 29 ha năm 2010. Tương tự cho một số
loại cây khác.
Nguyên nhân: đa số giảm, không ổn định là do phụ thuộc vào thị trường, thiếu
ổn định. Khi nguồn cung < cầu giá tăng cao lợi nhuận nhiều, lúc này người trồng
thấy lợi nhuận cao đổ xô bỏ trồng lúa sang trồng cây hoa màu lương thực. Lúc này
thị trường cung > cầu nên giá giảm người dân bắt đầu phá bỏ hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày, chuyển sang trồng lúa, tuy lợi nhuận không cao nhưng lúc nào
giá cả cũng ổn định và có thị trường tiêu thụ. Để hạn chế tình hình này hiện nay
Huyện đang cố gắng đưa ra các chính sách phát triển nông nghiệp hợp lí hơn.
20
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Nguồn:Trang điện tử Tân Hồng
2.2.2.2. Ngành chăn nuôi
An ninh lương thực được đảm bảo, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia
súc phát triển cùng với những lợi thế về diện tích nước mặt, sự phát triển khoa học
kĩ thuật là cơ sở để ngành chăn nuôi của huyện có mức tăng trưởng khá cao.
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy ngành chăn nuôi huyện Tân Hồng giai đoạn 2006
– 2010 đã góp phần tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực. Đó là

tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, phù hợp với quan điểm đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính. Trong đó chăn nuôi gia cầm chiếm tỉ trọng tuyệt đối với 65%
do khu vực huyện có diện tích nước mặt để chăn, thả cũng như nguồn thức ăn và
khí hậu thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc cũng
khá phát triển, đang được huyện đầu tư thí điểm một số giống mới.
Bảng 2.8: Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Tân Hồng của huyện Tân
Hồng giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu 2006 2008 2010
Gia súc 29.500 32.700 35.690
Gia cầm 550.341 392.000 600.000
Chăn nuôi khác 890 945 1.456
Nguồn: Phòng nông nghiệp Tân Hồng
a) Chăn nuôi gia súc
Nhìn chung số lượng đàn gia súc của huyện trong những năm qua diễn ra khá
phức tạp, bệnh lỡ mồm – long móng trên trâu, bò, dịch heo tai xanh,…đã làm cho
số lượng đàn gia súc có sự biến động như đàn gia súc năm 2006 là 29.500 đến 2007
21
Hình 2.5: Trồng Ngô, đậu tương, lạc, rau xanh
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
huyện Tân Hồng năm 2010 phân theo nhóm ngành
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
tăng lên 41.658 đến 2010 giảm xuống còn 35.690 con. Nguyên nhân là do công tác
tiêm phòng dịch bệnh được thắt chặt, tiêm phòng định kì, tuy dịch bệnh có xảy ra
nhưng ảnh hưởng không lớn đến đàn gia súc. Tuy nhiên đàn gia súc phát triển theo
hướng tăng số lượng con trong tương lai, do chính sách phát triển nông nghiệp của
huyện chú trọng vào - chăn nuôi gia súc.
− Mặc dù dịch bệnh hoành hành, tuy nhiên nhờ những chính sách của huyện, công tác
phòng chống dịch được kiểm soát tốt hơn nên trong những năm trở lại đây đàn gia
súc ở huyện biến động không lớn. Chất lượng đàn không ngừng được cải thiện
thông qua các chương trình: nạc hóa đàn heo, sind hóa đàn bò, chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật, tập huấn chăn nuôi và gieo tinh nhân tạo bò lai sind Tổng đàn trâu, bò
toàn huyện hiện nay trên 10.000 con, trong đó số đã xuất huyện và giết mổ trên
5.000 con. Tổng đàn heo cũng đạt trên 20.000 con. Đàn gia cầm cũng ngày càng
tăng, số lượng hiện nay gần 600.000 con.
− Tân Hồng tập trung phát triển đàn bò vỗ béo: hiện tổng đàn bò trên địa bàn huyện
Tân Hồng là trên 10.000 con. 50% trong số đó là bò thịt, với giống lai tạo lấy từ
CamPuChia. Thời gian gần đây, do nhu cầu bò thịt ở trong nước tăng cao nên ngày
càng nhiều hộ dân ở huyện Tân Hồng phát triển mô hình này từ nhỏ lẻ lên quy mô
lớn. Song song với đó, từ việc chỉ tận dụng nguồn rơm, cỏ tự nhiên, một số hộ đã
chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ đề nuôi bò. Chăn nuôi trâu bò là nghề được huyện
Tân Hồng đánh giá là có tầm quan trọng đứng thứ 3 của địa phương sau cây lúa và
con cá. Do đó, nếu phát triển, mô hình này có thể giải quyết vấn đề an sinh xã hội ở
khu vực dân cư biên giới, ông Nguyễn Chi Lăng – Trưởng phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Tân Hồng nhận định.
22
Hình 2.7: Chăn nuôi gia súc huyện Tân Hồng – Đồng Tháp
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
b) Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gia cầm nước như vịt là thế mạnh của huyện.
Nhìn chung tăng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tuy nhiên biến động và không ổn
định năm 2006 đàn gia cầm có 550.341 con đến 2008 giảm xuống 392.000 con
nhưng đến 2010 lại tăng lên 600.000 con. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh dịch
cúm gia cầm nên đã làm cho số lượng trong gia cầm giảm đáng kể, vịt chạy đồng từ
các tỉnh và huyện lân cận sang nên quá trình kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó
khăn.
Gia cầm được nuôi ở khắp các địa phương trong huyện. Hình thức nuôi có sự
thay đổi, ngoài kiểu chăn nuôi gia cầm như một hoạt động kinh tế phụ, kiểu kinh
doanh gia cầm đã xuất hiện. Nhiều mô hình chăn nuôi mới hiện đại kết hợp với nuôi
trồng thủy sản và làm vườn. Người dân chú trọng đầu tư chuồng trại cũng như con
giống.

c) Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện với diện tích nước
mặt lớn, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi. Trong
2013 kế hoạch phát triển sản xuất chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Tân Hồng
với diện tích ổn định 557 ha, trong đó nuôi các tra thương phẩm chiếm 190 ha, nuôi
các các loại 265 ha, ươm các tra giống 87 ha và tôm càng xanh 15 ha, tổng sản
lượng thu hoạch 30.000 tấn. Do đó, phải giữ ổn định ao hầm, mặt nước hiện có để
phát triển nuôi trồng thủy sản, trong năm 2013 không phát triển mới ao nuôi. Còn
vùng nuôi tôm thì phải bố trí vùng nuôi phù hợp, vận động những hộ nuôi mở rộng
vùng nuôi mới ở những nơi có đủ điều kiện từ kênh Tân Công Chí đến kênh Thống
Nhất, kênh Tân Thành - Lò Gạch; cánh đồng Rọc Muống - Tân Công Chí; cánh
đồng Tân Công Chí - Sarài, tránh nuôi tràn lan phát vở vùng quy hoạch.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản của huyện Tân Hồng 2006 - 2010
(Đvt: Tấn)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010
Cá tra
thương phẩm
8.260 12.936 20.561 40.450
Cá diêu hồng 23 34 46 53
Cá rô phi 19 26 39 45
Cá lóc 35 67 98 109
23
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
Cá bông 20 52 76 97
Nguồn: Phòng nông nghiệp Tân Hồng
Nhận xét: Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung xu hướng tăng ở
tất cả các loại cá. Trong đó cá tra thương phẩm có tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh
nhất năm 2006 là 8.260 tấn đến 2010 tăng lên 40.45 tấn, các diêu hồng năm 2006 là
23 tấn đến 2010 tăng lên 53 tấn các trường hợp cá rô phi, các bông, các lóc cũng
tăng tương tự.

Nguyên nhân là do quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm cho diện tích và sản
lượng cá tự nhiên giảm dần, giá cả tương đối ổn định nhất là cá tra tạo điều kiện cho
việc thu nhập ổn định đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm làm giảm gánh
nặng cho xã hội về việc làm, tệ nạn xã hội.
Nguồn: trang điện tử Tân Hồng
 Tiểu kết: Như vậy trong ngành chăn nuôi thì nhìn chung tỉ trọng ngành chăn
nuôi liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng
chăn nuôi gia cầm và tăng tỉ trọng chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Nguyên
nhân là do hòa chung xu thế của cả nước là phát triển công nghiệp hóa, tăng cường
số lượng đàn gia súc vỗ béo cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm thịt không
qua giết mổ. Bên cạnh đó là nhờ những chính sách, áp dụng tốt các thành tựu khoa
học kĩ thuật hiện đại.
2.3. Hạn chế và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp huyện Tân Hồng
− Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, thời
tiết diễn biến phức tạp do hậu quả nóng lên toàn cầu, sâu bệnh bùng phát đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Bên canh đó tình trạng bệnh
dịch bùng phát lây lan nhanh chóng đặc biệt là dịch cúm gia cầm xảy ra đã khiến
24
Hình 2.8: Nuôi trồng thủy hải sản huyện Tân Hồng – Đồng Tháp
GVHD: Th.S Đoàn Thị Thông
người chăn nuôi thiệt hại lớn, trong khi chưa có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh
này cũng như Tân Hồng là huyện có số đàn vịt lớn nhất tỉnh.
+ Trong năm 2008 tình hình thời tiết khí hậu diễn biến khá phức tạp, nắng
nóng kéo dài kết hợp với những trận mưa trái mùa, mực nước lũ lên sớm làm cho
Rầy nâu bộc phát mạnh mẽ trên vụ lúa Đông Xuân sang Hè Thu muộn và lưu tồn
đến vụ Thu Đông gây khó khăn trong công tác phòng trừ dịch bệnh làm cho năng
suất và sản lượng lúa giảm.
+ Năm 2006 đã xảy ra 6 ổ dịch lỡ mồm – long móng có 24 con heo nhiễm
bệnh, hàng triệu con vịt chết hàng loạt do dịch cúm gia cầm xảy ra.
+ Trong những tháng đầu năm 2013 Tân Hồng nuôi cá trong lồng bè, vèo trên

sông bị chết hàng loạt. Những ngày qua nhiều hộ dân nuôi cá lóc trong lồng bè, vèo
trên sông rạch thuộc xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng bị chết hàng loạt gây thiệt
hại nặng nề cho người nuôi.
25
Hình 2.10: Dịch cúm gia cầm
Hình 2.9: Dịch heo tai xanh
Hình 2.11: Cây lúa bị bệnh
Nguồn: trang điện tử Tân Hồng

×