Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

ĐỀ tài xây dựng quy hoạch đô thi Tỉnh tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 117 trang )

Phần 1. Mở đầu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, ngành giao thông vận tải chủ yếu dựa trên quá trình đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch và trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị và nông thôn
và sinh ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Hơn nữa, nó còn là nguyên nhân
gây ra các tác động xấu khác đến xã hội và môi trường, từ việc mất đất và không gian mở
đến những phiền toái liên quan đến tiếng ồn, chấn thương, và tử vong phát sinh từ những
vụ tai nạn. Tuy nhiên, việc vận chuyển người và hàng hóa là rất quan trọng cho sự phát
triển xã hội và kinh tế vì nó kích thích thương mại và tạo cơ hội cho giáo dục, việc làm và
giải trí. Do đó chúng ta cần phải phát triển theo hướng linh động bền vững.
Nhiều quốc gia, thành phố ở các nước đang phát triển vẫn có thị phần cao về phương
tiện giao thông công cộng và phi cơ giới hóa trong các đô thị nhưng hai thị phần này đang
bị thu hẹp vì không có khả năng đáp ứng được sự phát triển của dân số và kinh tế. Thách
thức đặt ra là duy trì thị phần này bằng cách liên tục cải thiện các hệ thống hiện có.
Cải tiến trong lĩnh vực giao thông công cộng tạo ra cơ hội lớn nhất để tránh lượng
khí thải do phương tiện giao thông trong tương lai và phát triển một hướng đi tối ưu cho
ngành giao thông vận tải. Những lợi ích tổng thể mà ngành giao thông mang lại cho con
người có thể đạt được nhờ việc lựa chọn đúng công nghệ, đầu tư về cơ sở hạ tầng, bổ sung
các chính sách thích hợp và khung pháp lý. Một hệ thống giao thông công cộng sạch và
hiệu quả là hệ thống tiêu thụ ít năng lượng và phát thải thấp đối với mỗi hành khách/hàng
hóa trên 1 km du lịch/vận chuyển. Phương tiện vận tải công cộng (xe buýt, đường sắt nhẹ,
tàu điện ngầm, và xe lửa) sử dụng ít không gian để vận chuyển hàng hóa và dịch vụ trái
ngược hẳn với các phương tiện cá nhân; điều này giúp việc quản lý sử dụng đất tối ưu cho
hoạt động xã hội và kinh tế trong khi vẫn bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn, nó cung cấp
các dịch vụ vận tải công bằng cho một bộ phận lớn dân số.
Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển thành phồ Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm
2025, thành phố sẽ là đô thị năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là
vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là
trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ


cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá, đào tạo, y tế chất
lượng cao; là vùng có cảnh quan và môi trường tốt. Hiện nay, với dân số hơn 7 triệu người,
TP.HCM đang trong tình trạng quá tải. Đối phó với nguy cơ trên, trong định hướng phát
triển đến năm 2025, thành phố xác định việc phát triển không gian đô thị sẽ theo hướng đa
tâm, phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh để giảm áp lực dân số.

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 1


Phần 1. Mở đầu

Tỉnh Tây Ninh là đầu mối và cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng phía Tây Nam
của tổ quốc; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao
thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch của các nước tiểu vùng sông
Mêkông vì có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng: trục dọc có
tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến
đường Xuyên Á (thành phố Hồ Chí Minh – cửa khẩu Mộc Bài) và quốc lộ 22B (Gò Dầu cửa khẩu Xa Mát).Theo phân vùng kinh tế, tỉnh Tây Ninh nằm trong khu vực biên
giới Tây Nam thuộc tiểu vùng III (bao gồm các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước là những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).Trong đó, theo “Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2000 - 2010” xác định: “Trảng
Bàng là hạt nhân cực tăng trưởng kinh tế xã hội vùng tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch
vụ”. Trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tp. Hồ Chí Minh
xác định Trảng Bàng là một điểm đô thị công nghiệp dịch vụ trong hệ thống đô thị vùng.
Năm 2020, TP.HCM liên kết với tỉnh Tây Ninh, phát triển Trảng Bàng thành các cụm công
nghiệp lớn. Đã có chính sách xây dựng các khu ở cho công nhân, trung tâm dịch vụ du
lịch, di tích lịch sử cách mạng và nghỉ ngơi cuối tuần cho nhân dân thành phố.
Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm
tương lai, cần phải đánh giá lại mạng lưới giao thông hiện tại và khả năng thu hút, phục vụ
trong tương lai để từ đó có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp cho từng giai đoạn,

tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ và bền vững cho khu vực Tây Bắc TP.HCM. Vì vậy đề tài
“Quy hoạch tuyến đƣờng sắt nhẹ An Sƣơng – Trảng Bàng” nhằm mục đích đánh giá
được tổng quát hiện trạng giao thông hiện tại trong khu vực, dự báo sơ bộ nhu cầu vận tải
trong tương lai và đưa ra được một giải pháp quy hoạch phát triển xây dựng loại hình giao
thông mới nhằm tăng hiệu quả phục vụ của mạng lưới giao thông.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 2


Phần 1. Mở đầu
2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát hiện trạng giao thông khu vực lập quy hoạch.
- Lập mô hình dự báo nhu cầu kết nối giao thông của tuyến quy hoạch và các khu
đô thị, khu công nghiệp trên toàn tuyến.
- Nghiên cứu loại hình đường sắt nhẹ LRT, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt
nhẹ An Sương (TP.HCM) – Trảng Bàng (Tây Ninh).
- Đánh giá hiệu quả của tuyến, đánh giá tác động kinh tế - xã hội, môi trường của
dự án đối với khu vực nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Quy hoạch tuyến đường sắt nhẹ An Sương - Trảng
Bàng" lựa chọn tuyến và loại phương tiện phù hợp với quy hoạch và phát triển giao thông
vận tải trong khu vực nghiên cứu, có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Phạm
vi hành lang nghiên cứu từ bến xe An Sương đến trung tâm thị trấn Trảng Bàng - Tây
Ninh.
4. Mục đích, mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục đích của đề tài
- Lập quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt nhẹ An Sương (TP.HCM) – Trảng Bàng
(Tây Ninh).
- Góp phần giải quyết nhu cầu giao thông vận chuyển hành khách và hàng hóa, kết

nối, phát triển không gian đô thị TP.HCM và Tây Ninh.
- Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, phát triển KT - XH
tỉnh Tây Ninh.
4.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng và lựa chọn phương án tuyến hợp lý và lựa chọn phương tiện trên
tuyến.
- Xây dựng và lựa chọn các mẫu nhà ga, trạm dừng nhà chờ trên tuyến.
- Sơ bộ khối lượng và kinh phí đầu tư.
- Đánh giá hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của dự án.
4.3 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài là phương án quy hoạch tuyến đường sắt
nhẹ An Sương - Trảng Bàng.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 3


Phần 1. Mở đầu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu định tính;
- Điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp dữ liệu;
- Phương pháp dự báo mô hình đàn hồi; dự báo mô hình hành lang;
- Phương pháp kinh nghiệm: theo ý kiến chuyên gia.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung của luận văn
Chương 1: Đặc điểm khu vực nghiên cứu từ An Sương đến thị trấn Trảng Bàng
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý cho việc lập quy hoạch tuyến đường sắt nhẹ

An Sương - Trảng Bàng
Chương 3: Quy hoạch tuyến đường sắt nhẹ An Sương - Trảng Bàng
Chương 4: Tính toán sơ bộ chi phí tuyến đường sắt nhẹ
Chương 5: Tác động kinh tế - xã hội - môi trường khu vực nghiên cứu
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 4


Chương 1. Hiện trạng khu vực
CHƢƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
ĐOẠN TỪ BẾN XE AN SƢƠNG ĐẾN THỊ TRẤN TRẢNG BÀNG
1.1 TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH GIAO THÔNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, khu vực nghiên cứu được xác định là khu vực thành phố Hồ Chí
Minh (Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi) và khu vực tỉnh Tây Ninh (huyện Trảng
Bàng). Đây là hướng phát triển về phía Tây Bắc theo Quy hoạch chung phát triển không
gian TP.HCM trong tương lai với đặc điểm phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp bám
sát dọc theo trục hành lang Quốc lộ 22 – được xác định từ Bến xe An Sương (thuộc địa
phận giáp ranh giữa phường Trung Mỹ Tây của Quận 12 và xã Bà Điểm huyện Hóc Môn)
kéo dài đến thị trấn Trảng Bàng - Tây Ninh, được xác định khoảng 37km.
Dưới đây là tổng hợp một số nội dung về hiện trạng khu vực, các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội, điều kiện tự nhiên có liên quan đến quá trình lập quy hoạch.
1.1.1

Hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế-thương mại-văn hóa-khoa học lớn
nhất ở khu vực phía Nam và có vị trí thứ hai sau thủ đô Hà Nội. Thành phố có diện tích
2.095,239km2, giáp các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long
An và Tiền Giang; phía Nam giáp biển Đông.
TP.HCM hiện là một đầu mối giao thông, kinh tế lớn của cả nước. Do lượng dân
nhập cư là khá đông nên uớc tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của
thành phố hiện nay vượt trên 9 triệu người. Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là
7.437,9 ngàn người. Tỷ lệ tăng cơ học là 20,72%; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 10,35%.
Bảng 1.1 Dân số, GDP và lƣu lƣợng giao thông Tp.Hồ Chí Minh các năm
Dân số
(nghìn ngƣời)
GDP
(tỷ vnd)
Hành khách
(nghìn HK)
Hàng hóa
(nghìn tấn)

2000

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

5,248

6,062

6,239

6,426

6,787

7,000

7,201

7,396

75,863

137,087 165,297

190,561

229,197 287,513 337,040 414,068

178,002 218,864 227,535


239,026

275,158 330,821 386,173 502,881

26,022

60,843

62,978

45,909

47,046

68,146

78,810

94,695

*Nguồn: Niên giám thông kê TP.HCM
Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã
được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 10/1998/QĐ ngày 23/01/1998 thành phố Hồ
Chí Minh là đô thị trung tâm cấp quốc gia và cũng là đô thị hạt nhân của Vùng kinh tế
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 5



Chương 1. Hiện trạng khu vực
trọng điểm Phía Nam. Với vai trò quan trọng đối với quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh
ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển, là khu vực tạo được nhiều sự thu hút và tạo ấn
tượng cho một quốc gia.
Trong luận văn này, với khu vực TP.HCM, ta cần xét nghiên cứu hiện trạng tại 3
quận huyện thuộc vùng ven phía Tây Bắc thành phố là Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện
Củ Chi.
a. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Quận 12
Quận 12 có diện tích 5.274,91 ha, nằm về phía Tây Bắc TP.HCM; Phía Đông giáp
sông Sài Gòn (tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh); Phía Tây giáp
xã Bà Điểm, xã Tân Xuân huyện Hóc Môn; Phía Nam giáp quận Tân Phú, Tân Bình, Gò
Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức; Phía Bắc giáp xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Quận 12
Dân số của Quận 12 là 299.306 người. Tỷ lệ tăng dân số rất nhanh, do tác động của
quá trình đô thị hóa. Hệ quả là sự hình thành nhiều khu dân cư, cụm công nghiệp. Tốc độ
gia tăng dân số của quận cao so với tốc độ tăng chung của dân số toàn thành phố, phần lớn
dân đến từ các quận nội thành cũ và nhập cư các tỉnh khác đến làm việc. Hiện dân nhập cư
chiếm khoảng 47,24% tổng số dân của quận. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn quận là
57 người/ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên quận 12 là 5274,9 ha, bằng 2,5% diện tích thành phố. Các
diện tích đất cần xác định trong quá trình thực hiện quy hoạch cụ thể: đất công trình công
cộng chiếm 95,92 ha, bình quân 3,2m2/người. Ngoài ra có 15,7 ha đất công trình công cộng
cấp thành phố; đất công viên cây xanh hiện có 6,6 ha; đất giao thông: 333,9 ha, trong đó
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 6


Chương 1. Hiện trạng khu vực

giao thông đối nội chiếm 229,1 ha trong đó bến xe là 3,0 ha và giao thông đối ngoại chiếm
104,8 ha. Chỉ tiêu đất giao thông đối nội hiện rất thấp 7,7 m2/người (năm 1997 đạt 13,8
m2/người). Đất các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng chiếm 21 ha, gồm trạm điện, hành
lang kỹ thuật.
Trên địa bàn quận có các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn như khu công
nghiệp Tân Thới Hiệp và các cụm công nghiệp nhỏ quy mô khoảng 10 - 30 ha, đang hình
thành và phát triển có tác động tích cực đến nền kinh tế của Quận và của Thành phố. Ngoài
ra, quận 12 còn là địa điểm phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có tính chất đầu mối thiết
yếu cho quá trình phát triển thành phố như trạm phát tín thành phố, trạm và tuyến cấp điện,
tuyến cấp nước, ga hàng hóa, bến bãi dọc sông Sài Gòn ...
b. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Hóc Môn
Hóc Môn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Phía
Bắc giáp huyện Củ Chi. Phía Nam giáp quận 12. Phía Đông giáp huyện Thuận An của tỉnh
Bình Dương, ranh giới là sông Sài Gòn. Phía Tây giáp huyện Đức Hoà của tỉnh Long
An, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn
Hóc Môn và 11 xã khác nhau là: Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh,
Nhị Bình, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Bà Điểm, Tân Xuân, Trung Chánh, Xuân
Thới Đông.

Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn
Diện tích đất tự nhiên của huyện Hóc Môn là 10.943,4ha. Đến năm 2020, đất dân
dụng: 6.657,99ha, chiếm tỷ lệ 60,8%, trong đó: đất ở: 4.352,22ha (đất khu dân cư đô thị:
3.031,22 ha và khu nông thôn 1.321 ha), đất khu hỗn hợp: 104 ha, đất công trình công
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 7


Chương 1. Hiện trạng khu vực
cộng: 346ha, đất cây xanh: 917ha, đất giao thông: 938,77ha; đất khác trong khu dân dụng:

1.004,2ha, chiếm tỷ lệ 9,2%, trong đó: đất công trình công cộng cấp thành phố: 520ha, đất
giao thông đối ngoại: 315,22ha, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 98ha.
Dân số của huyện Hóc Môn dự kiến đến năm 2020 là 650.000 người, được phân bổ
theo 6 khu gồm:
Bảng 1.2 Phân bố dân cƣ trên địa bàn Huyện Hóc Môn
Khu
số

Đặc điểm

Diện tích

Dân số hiện
trạng 2007

Dân cƣ đô thị dự kiến khoảng 550.000 ngƣời chiếm 84,6% tổng số dân
Khu dân cư đô thị Tây Bắc, Tân Thới Nhì,
1
1.306 ha 12.294 người
Xuân Thới Sơn và xã Xuân Thới Thượng
Khu đô thị Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn
2
1.093 ha 14.855 người
và xã Tân Hiệp
3

Khu dân cư Xuân Thới Sơn, Xuân Thới
Đông và một phần Xuân Thới Thượng

-


46.937 người

Khu dân cư Xuân Thới Đông, Xuân Thới
1.017 ha 47.545 người
Thượng và xã Bà Điểm
Khu dân cư thị trấn Hóc Môn, Tân Xuân,
5
Trung Chánh, Thới Tam Thôn và xã Đông
1.140 ha 84.287 người
Thạnh
6
Khu dân cư sinh thái xã Nhị Bình
656 ha
8.942 người
Dân cƣ nông thôn dự kiến khoảng 100.000 ngƣời chiếm 15,4% tổng số dân
1
Khu dân cư Tân Hiệp, Thới Tam Thôn
681 ha
25.350 người
2
Khu dân cư Đông Thạnh, Thới Tam Thôn
600 ha
28.330 người
3
Khu dân cư Xuân Thới Sơn
385 ha
8.326 người
4


Dân số dự
kiến 2020
90.000 người
110.000 người
90.000 người
105.000 người
125.000 người
30.000 người
41.000 người
36.000 người
23.000 người

*Nguồn: Phòng Công thương huyện Hóc Môn
Trung tâm hành chính huyện dự kiến sẽ bố trí tại khu đất có quy mô 4,5 ha (cạnh
cụm công nghiệp Khánh Đông thuộc xã Xuân Thới Sơn). Mỗi khu đô thị, xã đều có bố trí
trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ,
diện tích bình quân một chỗ học là 10 m2. Trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ đặt tại
khu vực ngã ba Giòng - Xuân Thới Thượng, diện tích đất khoảng 40ha.
c. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Củ Chi
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh. Huyện
Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến
106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 20 xã và một thị
trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố. Phía Bắc
giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Phía Nam giáp
huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp tỉnh Long An. Thị trấn Củ Chi là trung
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 8



Chương 1. Hiện trạng khu vực
tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây
Bắc theo đường xuyên Á.
Theo điều tra dân số 1/4/2009, dân số tại huyện Củ Chi là 343.132 người với mật độ
dân là 790 người/km2. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có những phê duyệt những quy
hoạch khu dân cư 1/2.000 trên khắp địa bàn như khu dân cư thị trấn Tân Phú Trung, xã
Tân Phú Trung, huyện Củ Chi có quy mô khu vực quy hoạch 51,6 ha, giới hạn phạm vi
quy hoạch phía Đông-Bắc giáp tỉnh lộ 2, phía Tây-Bắc giáp đường nhựa hiện hữu, phía
Tây-Nam giáp quốc lộ 22 quy mô dân số quy hoạch là 5.500 người; khu dân cư Phước
Thạnh (khu 4) xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi có quy mô 37,96 ha, phía Đông giáp khu
dân cư nhà vườn hiện hữu và đất nông nghiệp, phía Tây giáp khu dân cư nhà vườn hiện
hữu và đất nông nghiệp, phía Nam giáp kênh N40.4, phía Bắc giáp quốc lộ 22. Dân số dự
kiến khoảng 4.200 người; khu dân cư Phước Thạnh, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi với
quy mô khu vực quy hoạch 54,4ha, phía Đông và Đông-Nam giáp đường nhựa hiện hữu,
phía Tây-Bắc giáp tỉnh lộ 7, phía Tây-Nam giáp quốc lộ 22, phía Đông-Bắc giáp khu dân
cư hiện hữu và đất nông nghiệp. Dân số dự kiến 5.500 người.

Hình 1.3 Bản đồ hành chính huyện Củ Chi
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp và 3 Cụm công nghiệp đang hoạt
động bao gồm: KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Tân Phú Trung, cụm CN Tân Qui – khu A,
cụm CN Tân Qui – khu B và cụm CN cơ khí Samco.
Theo qui hoạch sử dụng đất đai huyện Củ Chi đến năm 2025, dự kiến trên địa bàn
huyện sẽ tiếp tục hình thành và phát triển thêm 2 Khu công nghiệp tập trung và 3 cụm công
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 9


Chương 1. Hiện trạng khu vực
nghiệp, đó là: KCN Đông Nam Củ Chi, KCN Bàu Đưng, cụm CN Phạm Văn Cội và cụm

CN Bàu Trăn. Ngoài ra còn 1 Khu công nghiệp huyện đã trình và đang chờ thành phố phê
duyệt, đó là Khu công nghiệp hóa dược Phước Hiệp có diện tích 200 ha. Cũng theo qui
hoạch, Huyện còn hình thành Trung tâm nông nghiệp kỹ thuật cao với diện tích 100ha tại
xã Phạm Văn Cội.
1.1.2

Hiện trạng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực tỉnh Tây Ninh

Trong luận văn này, với khu vực tỉnh Tây Ninh, ta cần xét đến huyện Trảng Bàng đặc biệt là khu vực thị trấn Trảng Bàng - địa phận tiếp giáp trực tiếp với TP.HCM.

Hình 1.4 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bàng
Huyện Trảng Bàng nằm phía Nam tỉnh Tây Ninh; có diện tích 341,12km2, gồm 10
xã. Riêng thị trấn có diện tích khoảng 3km2. Trong đó, phần trung tâm thị trấn có diện tích
khoảng 0.75km2 .
Ranh giới địa chính tứ cận của huyện: Phía Đông giáp Củ Chi (tp.Hồ Chí Minh).
Phía Tây giáp biên giới Campuchia. Phía Bắc giáp Gò Dầu (Tây Ninh) và sông Sài Gòn.
Phía Nam giáp Đức Hòa, Đức Huệ (Long An). Chảy qua huyện có sông Vàm Cỏ Đông và
rạch lớn Trảng Bàng chảy từ Đông sang Tây.
Thị trấn Trảng Bàng có các tuyết đường huyết mạch chạy xuyên qua, bao gồm:
Đường xuyên Á (Quốc lộ 22): đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng: Nối Thành phố
Hồ Chí Minh và Campuchia.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 10


Chương 1. Hiện trạng khu vực
Đường tỉnh lộ 8: Nối Tp. HCM và Đức Hoà (Long An)
Đường ĐT782: Nối huyện Trảng Bàng với huyện Dương Minh Châu và thị xã
Tây Ninh.

Thị trấn Trảng Bàng có nhiều khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh bao quanh như:
Khu công nghiệp Trảng Bàng (1.650 hecta), Khu công nghiệp và Chế xuất Linh Trung 3,
Khu công nghiệp và đô thị Phước Đông - Bời Lời (3.000 hecta), Vườn công nghiệp An
Hoà ; Và nhiều cụm công nghiệp khác như Khu công nghiệp Gia Bình (200 hecta), Khu
công nghiệp Bàu Rông (200 hecta), Khu công nghiệp Bàu Hai Năm (200 hecta).
Thị trấn Trảng Bàng cách: Trung tâm TP. HCM 52km; sân bay Tân Sơn Nhất 39km;
Cảng Sài Gòn 44km; Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài: 30km; Cửa khẩu Xa Mat 97km; cách thị
xã Tây Ninh 46km, Hòa Thành 40km, Núi Bà Đen 46km. Trảng Bàng là cánh cửa của Tây
Ninh liên hệ với tp.Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngƣời

Bảng 1.3 Thống kê dân số trên địa bàn huyện Trảng Bàng qua các năm
160,000
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
-

1990

1994

2001

2003


Toàn huyện

122,232

134,500

141,458

148,224

Thị Trấn

11,415

12,500

13,942

14,636

*Nguồn: Website tỉnh Tây Ninh
Mức đô thị hóa thấp so với toàn Tỉnh Tây Ninh là 10%, rất thấp so với vùng kinh tế
trọng điểm là trên 30% và dự kiến 40 - 60% vào năm 2010. Tỉ lệ tăng dân số của huyện
Trảng Bàng tương đối cao.
Lao động toàn huyện khoảng 56.000 LĐ chiếm 40% dân số. Trong đó :
Nông nghiệp: 45.000 LĐ, chiếm 80.4% LĐ;
Phi nông nghiệp: 11.000 LĐ, chiếm 19.6% LĐ.
Toàn thị trấn có 5600 lao động, phân bố trong các ngành :
Quản lí hành chính: 1500 chiếm 26.8% LĐ;

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 11


Chương 1. Hiện trạng khu vực
CN, TTCN, XD, GT: 2000 chiếm 35.7% LĐ;
Thương nghiệp - dịch vụ: 1600 chiếm 28.6% LĐ;
Nông nghiệp: 500 chiếm 8.9% LĐ.
Thực tế tham gia vào nông nghiệp còn thu hút các lao động phụ.
Lao động công nghiệp tham gia trong các nhà máy giày dép của tỉnh và nhà máy dầu
thực vật của Trung ương đặt tại huyện. Lao động tiểu thủ công nghiệp nằm trong các
xưởng của gia đình.
Nguồn lao động của huyện Trảng Bàng tương đối dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu về
nông nghiệp, các ngành thủ công truyền thống của địa phương, mặt khác nguồn lao động
này cũng tham gia vào các nhà máy công nghiệp.
Về phát triển kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan
trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là
tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhân dân của tỉnh phần đông
sống bằng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu như sau: Nông nghiệp: 72%,
Công nghiệp - xây dựng: 8,8% và Lao động trong ngành dịch vụ: 19,2%. Trong những
năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được
những thành tựu và đáng khích lệ:
Bảng 1.4 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Tây Ninh
(GDP theo giá cố định 1994)
Năm
1986-1995
1996-2000
2001-2005

2005-2006
2006-2007
2007-2008

Tốc độ tăng trƣởng bình quân
8,78%
13,50%
14,02%
17,87%
17,00%
13,98%
*Nguồn: Website tỉnh Tây Ninh

Trảng Bàng là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công
truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công gắn
liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Trên tuyến tp. Hồ Chí Minh – tây Ninh,
bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân quen thuộc
đối với khách du lịch. Bánh canh Trảng Bàng nổi tiếng nhờ tên gọi dễ nhớ bởi nó gắn liền
với tên hành chính địa phương. Chính nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các lò bánh ở địa
phương nên những huyền thoại về bánh canh Trảng Bàng không những không bị mai một
mà ngày còn ngon hơn và hấp dẫn hơn, quen thuộc hơn. Mỗi lò đều cố gắng thu hút khách
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 12


Chương 1. Hiện trạng khu vực
hàng bằng bí quyết riêng của mình trong từng con bánh, từng loại gia vị và cách pha chế
gia truyền của mỗi lò.
Dịch vụ ăn uống ở Trảng Bàng cũng có nhiều ưu thế: đặc sản Trảng Bàng có bánh

tráng phơi sương, rau sống các loại, thịt tươi ngon và kỹ thuật chế biến luộc thịt độc đáo.
Khách đi Tây Ninh đều qua Trảng Bàng - hàng năm riêng từ Tết tới hết tháng 2
lượng du khách đi lễ hội ở toà thánh Tây Ninh, Núi Bà Đen trên 1 triệu người, thường lấy
Trảng Bàng làm nơi dừng chân ăn uống và còn đặt mang đồ ăn vào nơi lễ hội có ngày mấy
nghìn suất (cao điểm khách tới Núi Bà có hôm trên 40.000 người/ngày).
Nền kinh tế của huyện Trảng Bàng dựa vào nông nghiệp là chính, Trảng Bàng chưa
khai thác hết tiềm năng hiện có (như vị trí giao thông thuận lợi, có nhiều ngành nghề
truyền thống…) để phát triển công nghiệp và dịch vụ.
1.2 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
Việc tổng hợp, phân tích và đánh giá hiện trạng mạng lưới đường hiện hữu là một
nội dung rất quan trọng trong việc lập quy hoạch một tuyến đường mới hoặc một loại hình
mới trong khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc nắm rõ được các quyết định quy hoạch
giao thông trong khu vực cũng là cơ sở quan trọng, là tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch
mới dựa trên nền bản quy hoạch của địa phương.
Khu vực nghiên cứu được xác định là từ khu vực bến xe An Sương (phường Tân Phú
Trung giáp ranh xã Bà Điểm huyện Hóc Môn) kéo dài đến khu vực trung tâm thị trấn
Trảng Bàng, Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Phần giao thông quy hoạch chính được xét
trên đường Quốc lộ 22 và phần giao thông kết nối là khu vực giao thông kết nối trong khu
vực các khu vực dân cư, đô thị và khu công nghiệp dọc suốt hai bên đường Quốc lộ 22.
1.2.1

Quốc lộ 22

Quốc lộ 22 là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài,
tỉnh Tây Ninh, dài 58.6 km. Đây là con đường nằm trong dự án đường xuyên Á giữa
Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh.
Quốc lộ 22 bắt đầu tại ngã tư An Sương, quận 12, đi qua các huyện Hóc Môn, Củ
Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Trảng Bàng, Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh), và kết thúc tại cửa
khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh).


Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 13


Chương 1. Hiện trạng khu vực

Hình 1.5 Bản đồ tổng thể Quốc lộ 22 trong khu vực nghiên cứu
a. Hiện trạng đƣờng Quốc lộ 22
Đoạn qua địa phận TP.Hồ Chí Minh dài 30.1 km:
Trên địa bàn huyện Hóc Môn: Bề rộng mặt đường từ đầu đường Quốc lộ 22 –
cầu vượt An Sương đến cầu An Hạ rộng từ 25m đến 31m thảm BTN, 4 làn xe,
đạt tiêu chuẩn cấp II, đã có dải phân cách (DPC), một số giao lộ có tiểu đảo (TĐ).
Trên địa bàn huyện Củ Chi: Bề rộng mặt đường từ Cầu An Hạ đến ranh tỉnh
Tây Ninh rộng từ 17m đến 25m, thảm BTN, 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn cấp II, đã có
dải phân cách (DPC), một số giao lộ có tiểu đảo (TĐ).
Trên tuyến đường có 01 cầu vượt kênh (cầu An Hạ), 01 cầu vượt cạn (cầu vượt thị
trấn Củ Chi) và 1 cầu cống Thủy Lợi, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, mới
xây dựng cùng với đường nên sử dụng tốt.
Đoạn qua địa phận Tỉnh Tây Ninh dài 28,5 km:
Trên địa bàn huyện Trảng Bàng: Bề rộng mặt đường từ ranh Thành phố Hồ Chí
Minh qua Trảng Bàng đến ranh thị trấn Gò Dầu rộng 18m thảm BTN, 4 làn xe,
đạt tiêu chuẩn cấp II.

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 14



Chương 1. Hiện trạng khu vực
Trên tuyến có 01 cầu cống Thủy Lợi, 02 cầu vượt kênh là Cầu Suối Sâu và Cầu
Trưởng Chùa, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, mới xây dựng cùng với
đường nên sử dụng tốt.
b. Quy hoạch đƣờng Quốc lộ 22
Đoạn qua địa phận TP.Hồ Chí Minh dài 30.1 km:
Trên địa bàn huyện Hóc Môn: lộ giới 60 - 120 m, kết cấu mặt đường bê tông
nhựa. cầu An Hạ có chiều rộng 14m và tải trọng 30 tấn. Đây là tuyến trục đường
hướng tâm thành phố nối kết Tp. Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh dự kiến nâng
cấp mở rộng với 12 làn xe cơ giới và 4 làn xe thu gom, lộ giới 60 - 120m. Riêng
đoạn có lộ giới 60m, dự kiến mở rộng nâng cấp với 12 làn xe cơ giới hoặc 8 làn
xe cơ giới và 4 làn xe thu gom.
Bảng 1.5 Quy hoạch Quốc lộ 22 địa bàn huyện Hóc Môn
TT

Tên
đƣờng

Chiều dài
(m)

1

Quốc lộ
22

2.424
7.704

Mặt cắt ngang quy hoạch (m)

Lề
Lòng đƣờng
Lề
đƣờng
(giải phân cách)
đƣờng
6,00
8 (22) 23 (2) 23 (22) 8
6,00
6,00
23 (2) 23
6,00

Lộ giới
(m)
120
60

*Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Hóc Môn đến 2020, tháng 4/2010
Trên địa bàn huyện Củ Chi: có lộ giới 60 - 120m, kết cấu mặt đường bê tông
nhựa. Dự kiến mở rộng 12 làn xe cơ giới và 6 làn tổng hợp, dài 20.296 m, lộ giới
60m ;120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Bảng 1.6 Quy hoạch Quốc lộ 22 địa bàn huyện Củ Chi
TT
1

Giới hạn

Tên
đƣờng


Từ…
ranh huyện
Quốc lộ
đưòng D6 A
22
Nguyễn Thị Rành

đến…
đưòng D6 A
Nguyễn Thị Rành
ranh huyện

Lộ giới Khoảng lùi xây dựng
(m)
Lề trái
Lề phải
120
7
6_7
60
7
6_7
120
3_7
3_7

*Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi, tháng 6/2008
Đoạn qua địa phận Tỉnh Tây Ninh dài 6.9 km:
QL22 sẽ là đường chính đô thị Trảng Bàng. Mặt cắt ngang đường có lộ giới 70m

trong đó có 6 làn xe lưu thông nhanh và 4 làn xe lưu thông tiếp cận lưu thông cả
hai chiều, vỉa hè mỗi bên rộng 10m một mặt giải quyết nhu cầu đi bộ mặt khác tạo
cảnh quan cho đô thị.

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 15


Chương 1. Hiện trạng khu vực
Trước mắt đây vẫn là đường Xuyên Á, mang tính chất là đường chính vùng Kinh
tế trọng điểm phía Nam, nên khi đi qua trung tâm cần có phải có những biện pháp
an toàn giao thông như: Giữa phần lưu thông nhanh và lưu thông tiếp cận cần phải
có dải cách ly bằng cây xanh, mặt khác giữa hai dòng lưu thông ngược chiều cũng
phải có dải cách ly bằng cây xanh. Một mặt tạo an toàn cho xe khi lưu thông, mặt
khác tạo cảnh quan cho đô thị. Ngoài ra cũng cần phải xây dựng thêm 1 số cầu
vượt để giải quyết giao thông qua đường.
Xây dựng giao cắt đồng mức tại các nút giao sau:
Bảng 1.7 Quy hoạch các nút giao trên hành lang tuyến QL22
TT
Nút giao thông
1 Ngã 4 Quốc tế (QL22-QL14c)

Kiểu nút
Vòng xuyến, tín
hiệu giao thông

2

KCN Trảng Bàng-QL22


3

KCN Trâm Vàng-QL22

4

QL22-QL14

Vòng xuyến

5

QL22-đường tránh QL22

Tín hiệu GT

Giai đoạn xây dựng
2010-2015
Khi KCN được lấp đầy
Khi QL14, đường tránh
xây dựng

*Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Tây Ninh đến 2010, định hướng 2020
1.2.2

Mạng lƣới giao thông kết nối trong khu vực

a. Khu vực TP.HCM
Quận 12 có mạng lưới đường đã có một cơ cấu tương đối thuận lợi cho việc phát

triển thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Quận được hình thành trên cơ sở huyện
Hóc Môn cũ, có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội với vị trí đặc biệt là cửa
ngõ phía tây bắc thành phố, có vai trò quan trọng là đầu mối giao thông. Với trục giao
thông quan trọng cấp quốc gia (đường xuyên Á) gồm xa lộ vành đai (Quốc lộ 1A) là trục
xuyên qua quận theo hướng Đông - Tây nối kết giữa thành phố với các tỉnh đồng bằng
Sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra có các tuyến đường khác liên kết với huyện
Thuận An tỉnh Bình Dương, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, quận Thủ Đức, khu vực
nội thành cũ…
Huyện Hóc Môn có hệ thống đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh.
Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí
thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư
đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
Huyện Củ Chi có mạng lưới giao thông trong khu đô thị có tuyến đường gom chạy
dọc theo tỉnh lộ 8 với lộ giới 60m; đuờng trục chính dân cư chạy theo hướng Đông – Tây
của khu vực với lộ giới 40; đường chính khu vực: bao gồm hệ thống đường chây theo
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 16


Chương 1. Hiện trạng khu vực
hướng nối các khu ở với trung tâm công cộng của khu dân cư mới, rộng từ 25 – 40m;
đường nhánh, đường nội bộ có lộ giới từ 10,5 – 21m.
b. Khu vực huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
Các trục đường chính của đô thị bao gồm: TL787, đường N1, N6 và D4 mang tính
chất là các trục chính của đô thị, có nhiệm vụ liên hệ giữa các khu vực chức năng từ khu
trung tâm ra các khu dân cư và khu công nghiệp xung quanh. Đường có lộ giới 40m trong
đó có 6 làn xe lưu thông hai chiều ngăn cách bởi dải cách ly cây xanh 3m ở giữa, vỉa hè
mỗi bên rộng 7.0m. Khoảng cách giữa các trục giao thông chính từ 800-1000m và mật độ
khoảng 2.1 km/km2.

Hệ thống mạng lưới đường khu vực khá hoàn chỉnh với khoảng cách trung bình giữa
2 trục từ 400-600m. Tuy nhiên trong khu trung tâm thì mật độ tương đối dày nhằm giải
quyết nhu cầu lưu thông trong các khu vực và là mối liên hệ giữa các trục chính lại với
nhau với mật đô khoảng 4.4 km/km2.
Hệ thống mạng lưới các trục chính đô thị và mạng lưới đường khu vực trong khu
trung tâm thị trấn kết hợp với nhau tạo thành hệ thống mạng lưới đường hoàn chỉnh có
dạng hình bán khuyên xuyên tâm. Cự li đi lại trung bình khoảng tới trung tâm 2km, tới khu
công nghiệp 3 km. Nhằm giải quyết nhu cầu giao thông đi lại cho bà con trong vùng đến
các khu vực chức năng trong nội thị và đến các vùng lân cận khác.
1.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các công trình phục vụ GTVT
a. Khu vực TP.HCM
Trong khu vực nghiên cứu thuộc địa phận TP.HCM, hiện có 3 bến xe đang hoạt động
là Bến xe An Sương, bến xe Hóc Môn và Bến xe Củ Chi.
 Bến xe An Sƣơng (Ngã tư An Sương, Quốc lộ 22, xã Bà Điểm, Huyện Hóc
Môn, TPHCM) tọa lạc tại Ngã tư An Sương, cửa ngõ quan trọng phía Tây Bắc của Thành
phố.
Hiện tại mỗi ngày có trên 224 lượt xe khách liên tỉnh xuất bến với lượng hành khách
qua bến 3.955 hành khách/ngày.
Về xe buýt xuất bến có khoảng 1.457 lượt/ngày với lượng hành khách nội tỉnh qua
bến trên 44.904 hành khách/ngày. Ngoài ra mỗi ngày có khoảng 248 lượt xe lưu đậu.
Tuy nhiên với diện tích gần 17.000 m2 thì Bến xe An Sương luôn hoạt động hết công
suất và ở trong trình trạng quá tải. Mặt khác, các dịch vụ hỗ trợ của Bến xe còn hạn chế,
chưa đáp ứng hết yêu cầu ngày càng phát triển của giao thông thành phố.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 17



Chương 1. Hiện trạng khu vực

Hình 1.6 Vị trí bến xe An Sƣơng
Ngay cổng ra vào bến có bố trí chỗ riêng đễ hành khách đứng đón xe, song không có
mái che hoặc ghế ngồi. Vị trí này thường xuyên đông đúc, nhộn nhịp nhưng không được
quản lý chặt chẽ, tập hợp nhiều đối tượng bán hàng rong và ăn xin; xe buýt ra vào liên tục
từ 4h30 sáng đến 7-8h tối, gây mất an toàn cho cà phương tiện và hành khách.
Bên trong bãi được bố trí khá rộng rãi, song chưa bố trí chỗ hoặc nhà giữ xe máy, xe
ô tô cho hành khách nên rất bất tiện. Trong quá trình khảo sát, khảo sát viên đã ghi nhận
một vài ý kiến về việc bố trí chỗ xe đậu chưa hơp lý và quản lý xe buýt ra vào bãi chưa
chặt chẽ từ các tài xế xe buýt, gây hiện tượng ùn tác cục bộ ngay bên trong bãi, ảnh hưởng
đến giờ xe chạy.

Hình 1.7 Một vài hình ảnh bãi đỗ xe buýt bến xe An Sƣơng
Hiện nay, đã có chỉ đạo của UBND TPHCM về việc cải tạo xây dựng lai Bến xe An
Sương theo hướng hiện đại, văn minh, có mô hình hoạt động đa chức năng và dành phần
diện tích phù hợp để đảm bảo nhiệm vụ của bến đầu mối, trung chuyển hành khách đi lại
bằng xe buýt tại cửa ngõ Tây Bắc ra vào thành phố. Bến xe An Sương mới với tổng diện
tích 48.000m² sẽ gồm: nhà bến kết hợp khu trung tâm thương mại dịch vụ, dự kiến cao 6
tầng; khu triển lãm tổ chức sự kiện cao 6 tầng; khu nhà để xe cao 6 tầng; khu dịch vụ kỹ
thuật và kho kín; khu tác nghiệp vận tải hành khách; đường nội bộ, tiền sảnh, vỉa hè, cây
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 18


Chương 1. Hiện trạng khu vực
xanh. Có 3 yêu cầu đề ra đối với các phân khu chức năng là phải đảm bảo tách biệt hoàn
toàn khu vực giao thông nội bộ của bến và giao thông bên ngoài; loại trừ các giao cắt giữa
người đi bộ và phương tiện giao thông; phân tách giữa dòng hành khách đi và đến.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 1.764 tỷ đồng, được phân thành 02 kỳ
đầu tư:
Giai đoạn 1: Mở rộng Bến xe về phía ngã tư Trung Chánh, diện tích mở rộng thêm
khoảng 29.000 m2. Xây dựng khu văn phòng nhà bến kết hợp thương mại, dịch vụ; mặt
bãi, khu tác nghiệp đón trả khách; khu hậu cần kỹ thuật và dịch vụ sửa chữa.
Giai đoạn 2: Đưa vào khai thác giai đoạn 1, chuyển toàn bộ hoạt động của Bến xe
sang khu vực đã xây dựng xong. Tiến hành mở rộng về phía ngã tư An Sương, diện tích
khoảng 1.850 m2. Thực hiện đầu tư giai đoạn 2 bao gồm: bãi đậu xe cao tầng (diện tích
khoảng 5.500 m2 x 6 tầng); các khu dịch vụ, thương mại phục vụ hành khách thông qua,
lưu lại bến.

Hình 1.8 Phối cảnh bến xe An Sƣơng sau khi mở rộng
(Phần thống kê các tuyến xe buýt và xe liên tỉnh tại bến xe An Sương
được trình bày trong Phụ lục I.1)
 Bến xe Hóc Môn (Hương lộ 60B, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) nằm ở
khu vực bãi xe cũ của HTX 19/5. Hoạt động chủ yếu của bến xe hiện nay là tiếp nhận xe
đầu cuối tuyến, quay vòng cho các tuyến 24 (BX miền Đông – BX Hóc Môn), 78 (Thới An
– BX Hóc Môn), 86 (BX Hóc Môn – KCN Nhị Xuân). Tuy nhiên, do vị trí của bến nằm
trong Hương Lộ 60B, cách QL22 hơn 200m nên bố trí trạm dừng xe cho khách lên xuống
đầu cuối bến ở khu vực ngã 3 Lam Sơn (giao QL22 và Hương lộ 60B), trước trường THCS
Lý Thường Kiệt. Điều này dẫn đến việc hiển nhiên là phần diện tích bến chỉ sử dụng cho
việc quay đầu xe, hành khách không tiếp cận trực tiếp với bến, chưa thực hiện được vai trò
là bến xe đầu cuối tuyến, trung chuyển hành khách. Do đó, ta cần đề xuất hướng giải quyết
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 19


Chương 1. Hiện trạng khu vực
di dời bến đến vị trí dễ dàng tiếp cận hơn, thuận tiện cho việc mở rộng các tuyến và tạo

điều kiện thuận tiện cho hành khách sử dụng phương tiện công cộng.

Hình 1.9 Vị trí bến xe Hóc Môn
 Bến xe Củ Chi

Hình 1.10 Một vài hình ảnh bãi đỗ xe buýt bến xe Củ Chi
Đây là bến xe nằm ngay tại trung tâm thị trấn Củ Chi, với diện tích khoảng 5187.53
2

m , cách chợ Củ Chi 100m về hướng đi Tây Ninh. Đây được xem như bến xe trung chuyển
giữa trung tâm TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Hoạt động chủ yếu của bến xe là tiếp nhận xe
buýt, đậu đỗ và quay vòng của các tuyến xe buýt từ TP.HCM đến Củ Chi và từ Củ Chi đi
các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh. So với giá của một chuyến xe khách đi thẳng từ Bến xe An
Sương – Tây Ninh là 50-60 ngàn /chuyến; khi sử dụng xe buýt từ An Sương – Củ Chi, sau
đó chuyển xe từ Củ Chi đến 1 địa điểm khác thuộc Tây Ninh vẫn lợi hơn về mặt tài chính.
Vì vậy, ngày càng nhiều người sử dụn phương tiên xe buýt để di chuyển, nhất là đối tượng
học sinh, sinh viên và công nhân học tập và làm việc xa nhà.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 20


Chương 1. Hiện trạng khu vực
Bến xe Củ Chi được sự quản lý chặt chẽ nên bãi đỗ xe được sắp xếp khá thuận tiện
cho xe ra vào, bên trong bến bãi không có hiện tượng bán hàng rong hay ăn xin gây mất
trật tự bên trong bãi. Tuy nhiên, cần bố trí thêm khu vực hành khách lên xuống xe, chờ đón
xe có mái che và ghế ngồi, nhằm phục vụ khách tốt hơn trong tình trạng thời tiết xấu.
Hành khách ở BX Củ Chi có thể tiếp cận với các tuyến sau:
74: BX An Sương – BX Củ Chi
13: Bến Thành – BX Củ Chi

94: BX Chợ Lớn – BX Củ Chi
87: BX Củ Chi – An Nhơn Tây
100: BX Củ Chi – Cầu Tân Thái
107: BX Củ Chi – Bố Heo
126: BX Củ Chi – Bình Mỹ
b. Khu vực tỉnh Tây Ninh
Thị trấn Trảng Bàng hiện có một bến xe nằm trên QL22, diện tích 5,948 m2, đơn vị
chủ quản là Phòng Kinh tế HTNT Huyện. Vị trí này thuận lợi cho hướng đi TPHCM, TX
Tây Ninh và thị trấn Mộc Bài. Hiện bến xe đang có nhiệm vụ là nơi trung chuyển các
tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Hình 1.11 Vị trí bến xe Trảng Bàng

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 21


Chương 1. Hiện trạng khu vực
1.3.2 Các công trình hạ tầng kỹ thuật
a. Khu vực TP.HCM
 Huyện Hóc Môn
Trên địa bàn Huyện Hóc Môn có các đường dây cao thế 110kV, 220kV, 500kV
Đường dây 110kV từ trạm 220/110kV Hóc Môn đến các trạm: Củ Chi, Tân Hiệp,
Bà Quẹo có chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 8,8km.
Đường dây 220kKV từ trạm Hóc Môn đến trạm Phú Lâm có chiều dài qua địa bàn
huyện Hóc Môn khoảng 5,9km.
Đường dây 500kV từ trạm Phú Lâm đến các trạm Tân Định , Pleiku, đoạn qua địa
bàn huyện có chiều dài khoảng 5,5km .
 Huyện Củ Chi

Trên địa bàn Huyện Củ Chi có các đường dây cao thế 110KV, 220KV, 500KV
Đường dây 110KV đến các trạm: Củ Chi, Phú Hòa Đông, Bến Cát, Trảng Bàng, Gò
Đậu có chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 64,52km.
Đường dây 220KV từ trạm Tân Định (Bình Dương) đến trạm Trảng Bàng (Tây
Ninh) có chiều dài qua địa bàn huyện Củ Chi khoảng 15,2km.
Đường dây 500KV từ trạm Phú Lâm đến các trạm Tân Định, Pleiku, đoạn qua địa
bàn huyện có chiều dài khoảng 24 km.

Hình 1.12 Mạng lƣới điện TP.HCM từ năm 2005

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 22


Chương 1. Hiện trạng khu vực
b. Khu vực tỉnh Tây Ninh
Hiện tại Tây Ninh được cung cấp điện từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ qua đường
dây 110 KV Thác Mơ – Tây Ninh và được kết nối với trạm 210/110 KV Hóc Môn qua
đường dây 110 KV Hóc Môn - Củ Chi - Trảng Bàng (Tây Ninh) ; hệ thống điện được thiết
kế mạch vòng 110 KV về Tây Ninh để khi có sự cố, sẽ có sự đấu nối với nhau.
Nguồn điện: hiện có trạm 110 KV-2x25MVA Trảng Bàng. Tuyến 110KV cấp cho
trạm 110/22KV lấy từ trạm 220KV Hóc Môn dẫn tới .
Lưới điện: gồm có các cấp điện áp 15KV, 22KV, 0,2KV và 0,4 KV.
Tổng chiều dài đường cao thế 110kv là 8,6km.
Tổng chiều dài đường trung thế 22kv là 18,854km.
Tổng chiều dài đường hạ thế 0,2 - 0,4kv là >18,662km.
(Phần quy hoạch mạng lưới cấp điện dọc hành lang Quốc lộ 22
được trình bày trong Phụ lục I.2)
1.4 TỔNG QUAN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH CÁC KHU ĐÔ THỊ TRONG KHU

VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1 Khu vực TP.HCM
Trong phạm vi lãnh thổ TP.HCM, ta cần nghiên cứu đến sự hình thành, định hướng
quy hoạch phát triển khu đô thị Tây Bắc vì đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng đến lưu lượng hành khách trên tuyến đường Quốc lộ 22 nối TP.HCM đến Mộc
Bài (Tây Ninh).

Hình 1.13 Bản đồ Quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 23


Chương 1. Hiện trạng khu vực
Khu đô thị Tây Bắc hình thành với mục tiêu tạo động lực phát triển nhanh khu vực,
kể cả các huyện thuộc tỉnh Long An, Tây Ninh giáp ranh thành phố cùng phát triển;
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương sang dịch vụ đô thị, công
nghiệp, sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất hiện hữu, góp phần cải thiện đời sống người dân
qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm mới, tăng quỹ đất phát triển đô thị ở
ngoại vi thành phố, góp phần giảm áp lực dân cư trong khu vực nội thành, điều hoà dân số,
lao động ở các khu vực hiện tập trung quá đông, quá tải về giao thông và khó khăn về tổ
chức môi trường sống đô thị.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch có diện tích khoảng 6000 ha gồm một phần diện tích
xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn, xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn
Củ Chi và xã Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi. Hiện có 40.810 người, với khoảng 10.566
căn nhà. Mật độ dân số trung bình khoảng 7 người/ha. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo
Quốc lộ 22 (Phước Hiệp, Bàu Sim, Ấp Chợ), xung quanh thị trấn Củ Chi và Tỉnh lộ 8.
Khu đô thị Tây Bắc nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố cách trung tâm thành
phố 30 km giao điểm của các trục giao thông chiến lược:

Theo hướng Bắc Nam là đường Xuyên á (Quốc lộ 22) nối kết giữa trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh - tỉnh Tây Ninh – cửa khẩu Mộc Bài và Campuchia.
Theo hướng Đông Tây từ tỉnh Long An - thành phố Hồ Chí Minh - tỉnh Bình Dương
là Tỉnh lộ 8.
 Tình hình giao thông ở khu vực nghiên cứu:
Xây dựng đường xuyên tâm lộ giới 60m tạo trục trung tâm nối kết các khu chức
năng đô thị, gắn kết các bãi xe, quãng trường và hệ thống đô thị.
Mở rộng đường Tam Tân dọc kênh Thầy Cai lộ giới 60m.
Xây dựng 2 cây cầu qua kênh Thầy Cai nối huyện Củ Chi và Hóc Môn.
Gắn kết đường giao thông đối ngoại (đường xuyên Á lộ giới 120m) đường xuyên
tâm, bồ trí các tuyến đường chính khu vực, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
Bến xe vân tải liên tình (dự kiến chuyển bãi xe An Sương hiên hữu ra)
Tổ chức đường vận tải công cộng đô thị bánh sắt nối nội thành hiên hữu. Bố trí gắn
kết đường sắt và hệ thống ga đường sắt quốc gia.
Khai thác mạng lưới đường thủy kênh thầy cai, xây dựng bến thuyền cho dân dụng
và vận tải hàng hóa từ 500 – 1000 tấn.

Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 24


Chương 1. Hiện trạng khu vực
1.4.2 Khu vực tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh được đánh giá có khả năng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Hiện nay, tính riêng trong khu vực nghiên cứu quy hoạch này – tức là huyện Trảng Bàng,
có 3 khu công nghiệp, 1 khu chế xuất và 1 cụm công nghiệp bao gồm:
Bảng 1.8 Tổng hợp các KCN, KCX, CCN trong khu vực nghiên cứu - tỉnh Tây Ninh
STT


LOẠI HÌNH

1
2

TÊN

VI TRI

KCN Trảng Bàng
Khu công nghiệp

3

KCN Gia Bình

Trảng Bàng

KCN Bàu Rong

4

Khu chế xuất

5

Cụm công nghiệp

KCX Linh Trung 3
CCN Cửa khẩu Mộc Bài


Trảng Bàng
Trảng Bàng và Bến Cầu
*Nguồn: Website tỉnh Tây Ninh

Đặc biệt, ta cần quan tâm đến sự hình thành và phát triển của khu đô thị nâng cấp
vùng – thị trấn Trảng Bàng thuộc huyện Trảng Bàng:

Hình 1.14 Bản đồ Quy hoạch khu đô thị thị trấn Trảng Bàng
Đô thị được quy hoạch xây dựng trên cơ sở thị trấn cũ và các khu dân cư hiện có
phát triển. Hạn chế chuyển đổi đất ở và đất nông nghiệp. Khu đô thị mới, khu ở công nhân
phát triển gắn bó với phần nội thị trong hệ thống giao thông, hạ tầng, phục vụ công cộng và
môi trường cảnh quan. Mở rộng khu công nghiệp theo khu công nghiệp cũ và phát triển
thêm khu công nghiệp về phía Bắc của khu đất qui hoạch.
Phạm Hoàng Mai – QG07

Trang 25


×