Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây ba kích tím

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.3 MB, 74 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh giới nói chung và
con người nói riêng. Thực vật cung cấp cho con người nguồn lương thực,
thực phẩm, nhiên liệu phục vụ các hoạt động, nguyên liệu để sản xuất,…
ngoài ra thực vật còn là nguồn cung cấp dược liệu quý. Tuy nhiên hiện nay,
cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì nhu cầu về cây thuốc ngày càng
tăng cao. Bên cạnh đó việc khai thác từ thiên nhiên ngày càng gia tăng với
tính chất tận diệt đã dẫn đến việc suy giảm sự đa dạng phong phú của cây
dược liệu trong tự nhiên. Để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cây dược
liệu thì cần có những giải pháp phát triển nguồn dược liệu một cách bền vững.
Ba kích (Morinda officinalis How) là một trong những loài dược liệu
quý, với nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe của con người nên nhu
cầu khai thác từ tự nhiên, sử dụng và xuất khẩu loài cây này làm dược liệu
đang ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh chóng số lượng
và khu vực phân bố tự nhiên. Năm 2002, ba kích được đưa vào danh sách
thực vật hoang dã hạn chế khai thác và sử dụng (Nghị định số 48/2002/NĐCP). Và là loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 [32]. Vì vậy,
loài cây này được bảo vệ, nghiên cứu nhân giống, tiến đến xây dựng mô hình
trồng và phát triển hiệu quả trong tương lai.
Hiện nay, cây ba kích được trồng chủ yếu ở những vùng có đặc trưng
sinh thái nhất định, chủ yếu theo hình thức tự phát. Trên thực tế, cây ba kích
đã được di thực thành công ở một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ như tỉnh
Thanh Hóa, tỉnh Quảng Ninh (Cô Tô),… ngoài ra cây ba kích tím còn được
phát hiện trong và trồng ở tỉnh Quảng Nam (Tây Giang, Đông Giang), thành

1


phố (TP) Đà nẵng (chân đèo Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà,…), tỉnh Đăk Lăk
(Buôn Ma Thuật, Krông Năng,…). Tuy nhiên việc phát triển tự phát cây dược
liệu nói chung, cây ba kích tím nói riêng khi chưa có những nghiên cứu đầy


đủ về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và chất lượng củ của cây ba kích tím không phải là một hướng đi bền
vững.
Thành phố (TP) Đà Nẵng có diện tích rừng lớn với tổng diện tích rừng
và đất lâm nghiệp của TP Đà nẵng là 62.929,5ha (Quyết định 5924/QĐUBND ngày 27/08/2013 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Đà nẵng), đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu. Cùng với định hướng phát
triển nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu nông nghiệp thì TP Đà Nẵng
cũng xây dựng định hướng về quy hoạch phát triển vùng dược liệu (theo
quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 24/04/2012 của UBND TP Đà Nẵng).
Tuy nhiên chưa có công trình khảo sát, điều tra về ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng, phát triển và dược tính của cây dược liệu nói chung,
cây ba kích tím nói riêng tại TP Đà nẵng. Vì vậy, việc nghiên cứu có tính hệ
thống về các điều kiện cần thiết để mở rộng sản xuất loài cây dược liệu này
tại TP Đà Nẵng là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng
của cây ba kích tím (Morinda officinalis How) in vitro tại phường Hòa
Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”.

2


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số nhân tố sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng của
cây ba kích tím, làm cơ sở để xây dựng mô hình trồng cây ba kích tím tại
phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số vùng sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng của
cây ba kích tím trong giai đoạn vườn ươm tại phường Hòa Khánh Nam, quận

Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
- Xác định được một số nhân tố sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng của
cây ba kích tím khi trồng trong tự nhiên tại phường Hòa Khánh Nam, quận
Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
- Xây dựng được mô hình trồng cây ba kích tím tại phường Hòa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.

Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học mới, có tính hệ

thống về nhân tố sinh thái thích hợp để trồng cây ba kích tím ở phường Hòa
Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng và phát triển các mô hình

trồng và phát triển sản xuất cây ba kích tím tại TP Đà Nẵng dùng làm nguyên
liệu cho sản xuất dược liệu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để quy hoạch vùng trồng cây dược
liệu tại TP Đà Nẵng.

3


4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có


trang, 13 bảng số liệu, 24 hình ảnh.

Cấu trúc luận văn được chia thành các phần sau:
- Phần mở đầu (4 trang)
- Chương 1. Tổng quan tài liệu ( trang)
- Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
( trang)
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ( trang)
- Kết luận và kiến nghị (2 trang)
- Tài liệu tham khảo ( tài liệu)
- Phần phụ lục ( phụ lục)

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI

ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT
Sinh trưởng của thực vật luôn chịu tác động của các nhân tố sinh thái
(nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng,…).
1.1.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng
của thực vật
Sinh trưởng là kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý và quá trình
trao đổi chất của cây liên quan rất chặt chẽ với các yếu tố của MT. Vì vậy ảnh
hưởng của các điều kiện sinh thái đến sinh trưởng của cây rất phức tạp nhưng

khá rõ rệt. Hiểu biết về mối quan hệ đó giúp chúng ta điều khiển sự sinh
trưởng của cây trồng theo ý muốn dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ của
điều kiện sinh thái đến quá trình sinh trưởng [17].
a. Vai trò của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây. Cây có thể
sinh trưởng trong một khoảng nhiệt khá rộng, vì vậy các loại cây trồng khác
nhau thì tồn tại những điểm nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau.
Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự
sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây xảy ra thuận lợi nhất, trên
dưới nhiệt độ tối thích thì tốc độ sinh trưởng sẽ giảm. Nhiệt độ tối thấp và
nhiệt độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà cây ngừng
sinh trưởng. Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghi của cây
trồng ở những vùng sinh thái khác nhau [17].

5


Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng
nhiệt khác nhau. Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ không
khí cao hơn so với những cơ quan dưới mặt đất, vì vậy ở nhiệt độ cao sự sinh
trưởng của rễ kém hơn thân và cành [17].
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng của cây. Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang
hợp và tích lũy chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hô hấp và
tiêu phí chất hữu cơ, giảm sự thoát hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn [17].
b. Vai trò của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó
cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các
chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở
trong cây để tiến hành sinh trưởng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh

trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và
cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ,
còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp [17].
Ánh sáng tác động lên cây trồng như nguồn năng lượng đối với các
phản ứng quang hóa. Ánh sáng cũng là nhân tố kích thích, điều khiển quá
trình sinh trưởng phát triển và năng suất cho cây trồng. Ngoài ra ánh sáng
cũng tác động đến sự nảy mầm của hạt [22].
c. Vai trò của nước
Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống, chiếm tới
80 – 95% khối lượng của mô sinh trưởng. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt
động sống của sinh vật: là MT sống của sinh vật thủy sinh, là dung môi hòa
tan được nhiều chất trong tế bào và là MT cho các phản ứng sinh hóa học diễn
ra trong cơ thể sống. Nước là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và quá trình
6


sinh lí của cơ thể sinh vật, là thành phần bảo vệ cấu trúc sống của tế bào thông
qua sự hidrat hóa [22].
Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây
sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước. Sự thiếu bão hòa nước ở trong cây
dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây. Trong đời sống của cây, thiếu nước
ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng [17].
d. Vai trò của một số nhân tố sinh thái trong đất
Đất là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn. Là nền móng, địa
bàn cho mọi hoạt động sống. Là nơi thiết đặt các hệ thống nông lâm nghiệp
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài. Một
trong những tính độc đáo của đất là độ phì nhiêu. Đối với các hệ sinh thái thì
đây là một tính chất độc đáo của đất, giúp cho các hệ sinh thái tồn tại, phát
triển [13].
Đất là MT để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển,

là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và hữu
cơ, là nơi cư trú cho các động và thực vật đất, là địa bàn cho các công trình
xây dựng, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước [13].
Đất là vật thể thiên nhiên, được hình thành do quá trình phong hóa các
lớp đá, dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của
Trái đất. Sự sinh trưởng của thực vật chịu tác động của các nhân tố sinh thái
trong đất (pH, độ ẩm, nhiệt độ, nước, không khí, các chất dinh dưỡng, các
thành phần cấp hạt của đất,…).
* Các chất dinh dưỡng trong đất
- Phân đa lượng: Phân đa lượng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng
chủ yếu cần thiết cho cây trồng. Trong đất, hàm lượng các nguyên tố khoáng

7


thường ít hoặc ở dạng cây không dùng trực tiếp được và thường được bổ sung
vào đất thông qua việc bón phân.
+Vai trò của phân đạm: Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với
cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein – chất cơ bản biểu hiện
sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây
như diệp lục và các enzim. Đạm có trong thành phần cơ bản của axit nucleic,
trong đó ADN, ARN của nhân tế bào, nơi khu trú các thông tin di truyền,
đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Đạm là yếu tố cơ bản của
quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu hút
các yếu tố dinh dưỡng khác [22].
+ Vai trò của phân lân: Trong cây, lân chủ yếu nằm ở dạng hữu cơ,
phần rất nhỏ nằm ở phân vô cơ, có tác dụng tốt trong quá trình phân bào, tổng
hợp chất béo và protein; thúc đẩy ra hoa hình thành quả, quyết định năng suất
và phẩm chất thu hoạch; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc
ra rễ, đặc biệt là rễ bên; làm tăng độ vững chắc của thân, chống lốp đổ [22].

+ Vai trò của phân kali: Tỉ lệ Kali trong thân lá thường cao hơn Kali
trong hạt, rễ và trong củ. Ở các bộ phận hoạt động mạnh tỉ lệ Kali cao hơn các
bộ phận già. Kali xâm nhập vào các phiến lục lạp, lôi cuốn các sản phẩm phụ
của quá trình quang hợp làm cho quá trình quang hợp được liên tục. Kali làm
tăng áp suất thẩm thấu của tế bào nên tăng khả năng hút nước của rễ, điều
khiển hoạt động của khí khổng, giảm khả năng thoát hơi nước của rễ, điều
khiển hoạt động của khí khổng, giảm khả năng thoát hơi nước lúc khô hạn.
Kali tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các bó mạch nên làm cho cây
vững chắc hơn, chống đổ ngả, chịu rét và năng suất cao. Làm giảm tác hại của
việc bón quá nhiều đạm, thiếu kali quang hợp giảm, hô hấp tăng nên năng
suất giảm, chất lượng sản phẩm kém [22].

8


- Phân vi lượng: Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Cu, I, Mo, Co,
… có hàm lượng nhỏ từ 10-4 – 10-5 trọng lượng chất khô của cây. Cây yêu cầu
không nhiều nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò quan trọng trong đời sống
của cây.
Vai trò chủ yếu của vi lượng là hình thành và kích thích hoạt hóa các hệ
thống men trong cây. Các nguyên tố vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các
hoạt động sống của cây: quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển
hóa và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây. Tuy nguyên tố vi lượng rất
cần thiết đối với cây nhưng hàm lượng cao trong đất sẽ làm cây ngộ độc [22].
- Phân hữu cơ: Sau khi vùi vào đất, các loại chất hữu cơ được phân
giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ gồm các
loại phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ khác (than bùn, phân rác TP, phân
gia cầm,…). Tác dụng của phân là cải tạo hóa tính, lý tính và sinh tính của đất
[22].
1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sinh

trưởng của thực vật
a. Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái đến sự sinh trưởng của thực vật. Theo Thomas (1985), chất lượng
cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho
cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình
trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá [40].
Dazhi và cộng (1999) của Viện thực vật Nam Trung Quốc, đã so sánh
sự ức chế sinh trưởng cây con của 4 loài cây á nhiệt đới bởi cường độ ánh
sáng, là: Castanopsis fissa, Vối thuốc, Cryptocarya concinna và Thông đuôi
ngựa từ rừng á nhiệt đới Dinghushan. Sau khi cấy cây con 2 đến 3 năm tuổi
trong chậu và che sáng ở các mức độ 16%, 40% và 100% trong thời gian 16
9


tháng. Chiều cao và đường kính của Thông đuôi ngựa và Cryptocarya
concinna trong trường hợp không che sáng lớn hơn trong trường hợp che
sáng. Tất cả các loài số cành giảm đi khi cường độ ánh sáng giảm đi. Các loài
Castanopsis fissa, Cryptocarya concinna trong điều kiện che sáng có số lá
nhiều hơn trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn, nhưng Vối thuốc thì ngược lại.
Hai loài Castanopsis fissa và Vối thuốc sự biến đổi sinh khối trên mặt đất là
rất ít, nhưng sinh khối của rễ giảm khi cường độ ánh sáng giảm (Long S.P and
Hallgren, 1993)
Ekta và Singh (2000) sau khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và
sinh trưởng của cây gỗ non đã kết luận rằng cường độ ánh sáng có ảnh hưởng
rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con [39].
Nhiều nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây in vitro cũng cho thấy rằng
các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây in vitro. Nghiên
cứu của Juárez và cộng sự về sự thích nghi của cây Nho Đỏ (Vitis vinifera L.)
in vitro khi đem trồng ở nhà lưới trên những giá thể khác nhau và có tưới

dung dịch dinh dưỡng: cây Nho Đỏ được trồng trong những chậu 320 cm 3
trong nhà kính với giá thể là than bùn và đá Trân Châu trộn với nhau theo tỉ lệ
(0-100, 25-75, 50-50, 75-25, 100-0%) và có tưới dung dịch dinh dưỡng với
nồng độ là 50% và 100% pha theo công thức của Steiner. Kết quả: 53.3% 66.7% cây sống sót trên giá thể chứa nhiều chất hữu cơ. 73.3%- 93.3% cây
sống sót trên giá thể chứa tỉ lệ than bùn thấp, tỉ lệ đá Trân Châu cao và có tưới
dung dịch dinh dưỡng với nồng độ 50%, 100% . Sau 7 tuần trồng thử nghiệm
cây sinh trưởng trên giá thể 25% than bùn : 75% đá trân châu, có tưới dung
dịch dinh dưỡng 50% đạt chiều cao 16,8 cm, đường kính gốc 2,4 mm, diện
tích lá 196,84 cm2, đạt sinh khối 1055,7mg. Cây sinh trưởng trên giá thể với
100% than bùn và không được tưới phân cao 6,5cm, đường kính gốc 0,9 mm,
diện tích lá 10,54 cm2, sinh khối 78,8 mg [35].

10


Prasertsongskun và Awaesuemae đã đem cây Aerides houlletiana
Rchb.f. (Lan đuôi cáo) invitro ra trồng trong nhà lưới với các giá thể là xơ
dừa, than (củi) và xơ dừa trộn với than theo tỉ lệ 1: 1, than củi. Kết quả cho
thấy cây được trồng trên giá thể xơ dừa- than (1:1) là thích hợp nhất cho sự
sống sót và sinh trưởng của loài lan này (tỉ lệ sống sót là 72%) [38].
Pacheco và cộng sự đã nghiên cứu tỉ lệ sống sót của cây Arachis retusa
in vitro khi đem ra trồng ngoài nhà lưới trên giá thể plantmax và cát có tưới
dung dịch dinh dưỡng Hoagland (Hoagland & Arnon, 1938). Kết quả cho
thấy cây in vitro sinh trưởng tốt nhất trên giá thể cát (có tưới hay không tưới
dung dịch dinh dưỡng), đạt 100% sau 30 ngày nuôi cấy [36].
b. Ở Việt Nam
Ở Việt nam có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân
tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của thực vật. Năm 2006, Nguyễn Thị
Cẩm Nhung đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng cho cây
Hủynh Liên (Tecoma stans (L)) trong giai đoạn 6 tháng tuổi, kết quả cho thấy

độ che sáng thích hợp cho cây Huỷnh liên là 60% [24].
Năm 2010, Nguyễn Tuấn Bình đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng một năm tuổi trong
giai đoạn vườn ươm để xác định được độ che sáng, thành phần hỗn hợp giá
thể, loại đất gieo ươm, kích thước bầu và kích thước hạt giống thích hợp để
gieo ươm Dầu song nàng. Kết quả cho thấy, nhu cầu ánh sáng của cây con
Dầu song nàng ở vườn ươm thay đổi rõ rệt theo tuổi. Trong 6 tháng đầu nó
đòi hỏi độ che sáng (50 – 70%), nhưng từ tháng thứ 6 trở đi nó cần độ che
sáng (25 – 50%) [3].
Năm 2012, Nguyễn Huy Sơn khi nghiên cứu về cây Re Gừng trong giai
đoạn vườn ươm đã cho rằng: Trong giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi gieo ươm,
che sáng 50% là phù hợp, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng về chiều cao ở
11


mức che sáng này đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là 99,07% và
21,56cm. Nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 che sáng 25% là phù hợp và
cây con có tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất
với các giá trị tuwogn ứng là 94,44% và 33,26cm, sau tháng thứ 6 có thể dở
bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem đi trồng rừng [33].
Năm 2013, Bùi Kiều Hưng đã nghiên cứu kỹ thuật trồng Sa nhâm tím
(Amomum longiligulare) trên đất vườn đồi tại khu vực vùng đệm Vườn quốc
gia Ba Vì, tác giả khẳng định: Độ tàn che có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng
chiều cao vút ngọn, khả năng ra hoa, đậu quả của San nhân tím giai đoạn 15
tháng sau khi trồng nhưng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống và khả năng
đẻ nhánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây sinh trưởng triển vọng nhất ở độ
tàn che 0,3 – 0,5 [12].
Năm 2014, Nguyễn Việt Cường và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng
của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng của cây mỏ chim trong giai đoạn
vườn ươm đã cho rẳng: công thức che sáng tốt nhất cho sinh trưởng của cây

Mỏ chim trong giai đoạn vườn ươm từ khi cây bắt đầu được 2 đôi lá đến 4
tháng tuổi là công thức che 25%. Tại công thức này tỷ lệ sống đạt 95%; cây
đạt sinh trưởng về chiều cao là 74,2cm và đường kính là 0,75cm [46b].
Năm 2015, Phạm Hữu Hạnh và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea
tinctoria) ở giai đoạn vườn ươm, kết quả cho thấy: ánh sáng có ảnh hưởng rõ
rệt đến chất lượng cây con. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào đất,
cây con thích hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc
đạt 0,34cm, chiều cao vút ngọn đạt 17,32cm. Giai đoạn từ sau 6 tháng đến 8
tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt 89,8%,
đường kính gốc đạt 0,39cm, chiều cao vút ngọn đạt 21,20cm [8].

12


Năm 2016, Võ Quang Duy đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái đến khả sinh sinh trưởng của cây Lát Hoa (Chukrasia tabularis)
tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây Lát Hoa
trong giai đoạn vườn ươm sinh trưởng tốt nhất trên loại đất thịt nhẹ, với lượng
nước tưới 5L/m2, tần suất tưới 2 lần/ ngày và độ che bóng 50%. Cây Lát Hoa
sinh trưởng tốt nhất ở ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng khi trồng xen với tán thực bì, trên loại đất thịt nhẹ, ở địa hình chân núi
(độ dốc 7,5 – 10,5o). Sau 4 tháng trồng ngoài tự nhiên, cây có chiều cao đạt
93,2cm và đường kính đạt 7,74mm [6].
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây nhân giống nuôi cấy mô. Năm
2002, Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại
học (ĐH) Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây
dứa Cayenne (Ananas comosus L.) bằng nuôi cấy tế bào lớp mỏng. Sau khi
tạo cây dứa hoàn chỉnh (cây đạt chiều cao 4 -5 cm, 5-6 lá và cây có 4-5 rễ) thì

tiến hành chuyển cây ra vườn ươm trồng thử nghiệm. Cây dứa trồng trong bầu
đất (1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng hoai), đặt trong nhà lưới trong
điều kiện che mát 50% và tưới phun sương thường xuyên. Sau 30 ngày ra bầu
đất tỉ lệ cây sống đạt 60%, trung bình chiều cao đạt 9,5 cm và số lá đạt 11
lá/cây [10].
Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP)
– ĐH Thái Nguyên) đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây
bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên. Cây khoai tây trồng từ củ bi
có biểu hiện sinh trưởng, phát triển và cho củ bình thường trong điều kiện vụ
đông tại Thái Nguyên. Khoai tây trồng vào 20/10 có khả năng sinh trưởng tốt,
độ phủ luống cao, khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ thương phẩm cao hơn ở các
thời điểm trồng muộn hơn. Khoai tây vụ đông trồng từ củ bi ở các thời điểm
13


trồng muộn (từ giữa tháng 11) có củ nhỏ, số củ/ khóm nhiều hơn vào đầu
tháng 10, thích hợp cho việc sản xuất củ giống cho vụ sau. Củ khoai tây thu
hoạch từ cây trồng bằng củ bi có đặc điểm hình thái củ giống củ thu hoạch từ
cây trồng bằng củ truyền thống [5].
Năm 2009, Vũ Ngọc Phượng và cộng sự đã nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây chuối (Cavendish sp.) invitro ngoài vườn ươm. Kết
quả cho thấy cây chuối in vitro được nuôi trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
tự nhiên khi trồng ra nhanh thích nghi với điều kiện vườn ươm hơn cây chuối
nuôi hoàn toàn trong phòng máy lạnh ánh sáng đèn. Sau 1 tháng cây chuối in
vitro ươm trên bột dừa tăng trọng từ 1gr thành 2,6 gr. Khi sang bầu ( gồm bột
dừa, tro trấu, phân bò, đất) trồng thêm 60 ngày nữa, trọng lượng tươi của cây
giống lúc xuất vườn là 165 gr. Toàn bộ thời gian trong vườn ươm kéo dài 3
tháng. [25]
Năm 2010, Trần Thị Lệ đã nghiên cứu nhân giống invitro cây hoa Mắt
mèo (Torenia fournieri L.). Kết quả nghiên cứu khả năng sống sót của cây

invitro khi đem ra vườn ươm trên các giá thể cát, trấu hun, cát- trấu hun (1:1),
cát- phân lân vi sinh (1:1), cát- trấu hun- phân lân vi sinh (3:4:3), cát- trấu
hun- phân lân vi sinh- đất phù sa (3:2:3:2) cho thấy giá thể cát- trấu hunphân lân vi sinh (3:4:3) cho tỉ lệ sống cao nhất (60%) [14].
Năm 2010, Lê Văn Thành và Nguyễn Thị Hiền (viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu nhân giống cây Dó Tràm (Aquilaria crassna
Plerre) bằng nuôi cấy mô. Cây nuôi cấy mô được đưa ra ngoài phóng thí
nghiệm 5 – 7 ngày, trước khi trồng vào bầu đất trộn xơ dừa theo tỉ lệ 3:1 cần
huấn luyện cây con trong bể cát giâm khoảng 2 tuần cho phát sinh rễ mới, tỉ lệ
sống đạt 54,3% [27].
Năm 2011, Trần Thị Lệ và Trần Thị Triệu Hà (trường ĐH Nông Lâm,
ĐH Huế) tiến hành nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro một số giống
14


khoai sọ (Colocasia antiquorum ) và đã trồng cây con in vitro trong vườn
ươm. Trong các loại giá thể nghiên cứu khi đưa cây con in vitro ra vườn ươm
thì cát và trấu là hai loại giá thể cho tỉ lệ sống cao nhất. Tỉ lệ sống ở giá thể
cát là 100%. Cây con trồng ở giá thể trấu cho tỉ lệ sống là 93,33% đối với
khoai sọ Hà Tĩnh, 96,67% đối với khoai sọ Tây Nguyên. Sau khoảng 2 tuần
trồng trên giá thể, cây đã bén rế hồi xanh và bắt đầu xuất hiện lá mới [15].
Năm 2014, Nguyễn Văn Ây và cộng sự tiến hành nhân giống cây bằng
lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng giá thể phối trộn: mụn xơ dừa + tro trấu
(1:1), mụn xơ dừa + tro trấu + phân rơm (1:1:1) hoặc mụn xơ dừa + tro trấu +
đất (1:1:1) kết hợp trùm bọc nylon để thuần dưỡng cây Bằng lăng nhiều hoa,
cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt [2].
Năm 2015 Lã Thị Thu Hằng tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống
in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro tại tỉnh thừa
thiên Huế, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cát là giá thể ươm cây thích hợp nhất, tỉ lệ sống đạt

cao nhất 97,78 – 100%, cây sinh trưởng tốt, đồng đều. Sử dụng phân bón lá
Đầu trâu 005 thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn vườn ươm: số
lá/cây: 7,87 – 7,93 là và chiều cao cây: 7,17 – 7,28cm [3].
Năm 2015, Lâm Thị Hồng Ngát (Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng) đã
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro và trồng thử nghiệm
cây hoa chuông Sinningia Speciosa tại Đà Nẵng. Kết quả thử nghiệm cho thấy
giá thể cát + xơ dừa + phân trùn quế (1:1:1) có bón bổ sung phân NPK (1712-7+TE) cây hoa chuông sinh trưởng tốt nhất, cây có đường kính tán đạt
29,52 cm, có 11,91 lá, lá dài 13,55 cm và rộng 10,01 cm. Giá thể cát + xơ dừa
+ phân trùn quế (1:1:1) có bón bổ sung phân Đầu trâu 901 cây hoa chuông ra

15


hoa nhiều nhất với 8,56 hoa có đường kính 8,58 cm, hoa nở được 10,14 ngày
[20].
Tuy nhiên trên đây là những nghiên cứu chú trọng về sự sinh trưởng
phát triển của cây in vitro trong phòng thí nghiệm và bước đầu nghiên cứu sự
sinh trưởng, phát triển của cây in vitro trong vườn ươm.
1.2.

VÀI NÉT VỀ CÂY BA KÍCH
1.2.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
- Vị trí phân loại: Cây ba kích còn có tên gọi khác là ba kích thiên, cây

ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thao tẩy cáy, ba kích nhục, liên châu ba
kích. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), bộ Long đởm (Gentianales). [11, Tr. 304]
- Đặc điểm hình thái: Cây loại thảo, sống lâu năm, thân leo, lá mọc
đối, cứng nhọn, dài 6 – 14cm, rộng 2,5 – 6cm, lá kèm hình mác, non có màu
xanh, về già có màu trắng mốc. Hoa lúc đầu trắng, sau vàng, 2 – 10 cánh hoa,
4 nhị. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ [11, Tr. 304]. Khảo sát thực tế cho thấy

lá cây ba kích tím trồng tại Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên
Chiểu có chiều dài đến 19,5cm, chiều rộng đến 7,3cm (phụ lục 3).
1.2.2. Phân bố và đặc điểm sinh thái
- Phân bố: Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các
bụi bờ, bãi hoang. Trên thế giới cây ba kích tím có mặt tại Trung Quốc, Ấn
Độ, Lào, Triều Tiên. Ở Việt Nam cây ba kích tím phân bố ở các tỉnh phía Bắc
và một số tỉnh Nam Trung Bộ như Lào Cai (Sapa), Quảng Ninh (Hải Ninh,
Hồng Quảng, Cẩm Phả: Quang Hanh), Bắc Từ (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Thanh
Sơn), Hà Tây (Ba Vì: Ba Trại), Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thừa Thiên
Huế (Phong Điền: Phong Mỹ), (Kontum (Đắc Giây) [11, Tr. 304], [22, Tr.
193]. Ngoài ra cây ba kích tím còn phân bố tại Quảng Nam (Tây Giang) [43].
Khảo sát thực tế cho thấy cây ba kích tím còn được trồng ở một số khu vực
16


khác: huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; khu vực đèo Hải Vân, núi Bà Nà
của TP Đà Nẵng; một số khu vực ở Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
- Đặc điểm sinh thái: Cây Ba kích tím sống lâu năm, thân leo [18], dưới
2 năm tuổi là cây chịu bóng [29]. Loài cây này phát triển được ở những vùng
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hiện đang phát triển ở dưới tán rừng tự nhiên
của vùng núi có độ cao từ 700- 1500 m, đất để cây sinh trưởng đòi hỏi có hàm
lượng mùn tự nhiên cao, thông thoáng và có tán cây che phủ. Nhiệt độ trung
bình để loài cây này phát triển tốt là từ 20- 28 0C, biên độ giữa ngày và đêm là
từ 8- 120C, độ ẩm từ 75- 90% [16].
Ba kích tím sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có đặc trưng khí
hậu nhiệt đới ẩm, độ ẩm trung bình năm trên 80% và tổng lượng mưa cả năm
đạt 1100 – 2000mm. Nên trồng Ba kích tím trên các loại đất ẩm mát và thoát
nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha đến thịt), tầng đất dày trên
10, nhiều mùn tơi xộp. Trong tự nhiên, ba kích mọc nhiều dưới tán rừng thứ

sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi có độ tàn che từ 0,3 – 0,5 [44].
Địa hình đồi núi thấp, độ cao từ 50m – 300m so với mực nước biển [1].
1.2.3. Thành phần hóa học
Trong Ba kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin,
Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin,
Vitamin B1, Morindin, Vitamin C.
Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh
dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C.
Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether, Palmitic acid,
Vitamin C, Nonadecane, 24-Ethylcholesterol [45].
1.2.4. Tác dụng dược lý và công dụng
a. Tác dụng dược lý

17


- Nước sắc ba kích tím có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm
huyết áp, không có độc [18].
- Tăng sức dẻo dai: Thí nghiệm với phương pháp chuột bơi, Ba kích
với liều 5 – 10g/Kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai
cho súc vật thí nghiệm [2].
- Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng
Amoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15 g/kg, Ba kích có tác dụng
tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại [2].
- Chống stress, chống trầm cảm, chống oxy hóa [19].
b. Công dụng
- Ba kích tím có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong
thấp.
- Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng
gối mỏi đau.

- Trong nhân dân, ba kích tím là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí,
dùng trong các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh
nguyệt không đều.
- Nhân dân ở những nơi có cây này mọc hoang thường đào củ này về
nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe [11, Tr. 304].

1.2.5. Những nghiên cứu trồng cây ba kích

18


Việc nhân giống ba kích tím đã và đang rất được quan tâm nghiên cứu
bằng nhiều phương pháp khác nhau: bằng hạt, hom, nuôi cấy in vitro. Xu thế
hiện nay là sử dụng cây in vitro vì có nhiều ưu thế: Tạo ra được giống sạch
bệnh với số lượng lớn trong thời gian ngắn, năng suất cao, khả năng chống
chịu tốt, bảo tồn được những giống cây quý hiếm, tạo dòng đơn bội, phục
tráng giống,… Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân giống in vitro cây
sâm ba kích tím.
Năm 2003 Vũ Hoài Sâm, Phạm Văn Hiển và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây ba kích tím. Sau khi tạo rễ trong ống
nghiệm, cây con được chuyển ra giá thể đất và trấu hun (tỉ lệ 1:1). Sau 10
ngày cây ra rễ mới và sinh trưởng bình thường (tỉ lệ sống đạt 70- 80%) [26].
Ning- Zhen Huang, Chuan- Ming Fu, Zhi- Guo Zhao, Feng- Luan
Tang, Feng Li (2007) nhân nhanh cây Ba Kích bằng kỹ thuật nuôi cấy mô từ
chồi đỉnh và đoạn thân non. Cây invitro được đưa ra ngoài trên đất hoặc đất
nung với tro thực vật, tỉ lệ sống cao nhất là 90% [37].
Năm 2010 quy trình nhân giống cây ba kích tím có nguồn gốc từ huyện
Tây Giang, Quảng Nam bằng nuôi cấy mô đã được hoàn thiện bởi TS.Võ
Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư, quy trình đã tạo ra cây giống ba kích tím có
chất lượng tốt, sạch bệnh. Cây in vitro (30 ngày tuổi) trồng trong đất cát pha

có khả năng sống sót cao (đạt 97,9%) và sinh trưởng tốt (chiều cao đạt
15,14cm sau 45 ngày) [29], [31].
Sau công trình nghiên cứu của ThS Võ Châu Tuấn đã có nhiều nghiên
cứu cải thiện quy trình nhân giống in vitro và nghiên cứu ở giai đoạn cây con
trong nhà lưới cây ba kích tím: Năm 2012 Đoàn Thị Kim Ngân trường ĐH sư
phạm – ĐH Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây
Ba kích Morinda officinalis How invitro ở giai đoạn cây con trong nhà lưới.
19


Chiều cao cây con khi trồng ở giá thể cát xây- trấu hun đạt 2 cm ở giai đoạn
10 ngày sau khi trồng và 4.54 cm sau 30 ngày trồng ngoài vườn ươm [21].
Năm 2013 các nhà khoa học tại trung tâm Khoa học và sản xuất lâm
nghiệp Quảng Ninh kết hợp cùng khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội đã cải thiện quy trình nhân giống in vitro. Cây in vitro sinh
trưởng phát triển tốt nhất trên giá thể hữu cơ đạt 17,7cm sau 60 ngày trồng
[28].
Năm 2015 trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ tỉnh
Quảng Trị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình [6].
Tại Việt Nam, cây ba kích tím in vitro đã được tiến hành trồng ở một số
nơi trong nhiều điều kiện sinh thái khác nhau như: Quảng Nam (Tây Giang,
Nam Giang), Quảng Ninh (Ba chẽ),… Năm 2015 ba kích tím sản xuất bằng
phương pháp nuôi cấy mô được triển khai trồng dưới tán rừng tại xã Hà Ninh,
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa [17]. Tuy nhiên chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh
trưởng của cây ba kích tím.

20



1.3.

SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHI HẬU CỦA

PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAM, QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
Phường Hòa Khánh Nam là phường trung tâm của quận Liên Chiểu, TP
Đà Nẵng, với diện tích tự nhiên là 976.75ha, có 27 khu dân cư, với 171 tổ dân
phố, có mật độ dân cư thưa.
- Vị trí địa lý:
+ Về phía đông: Giáp phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), khu
dân cư Phước Lý.
+ Về phía Tây: Giáp xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), giáp
phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
+ Về phía nam: Giáp xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang), giáp
phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu).
+ Về phía bắc: Giáp phường Hòa Khánh Bắc và phường Hòa
Minh (quận Liên Chiểu).
- Địa hình của phường được trải rộng trên hai vùng: miền núi và đồng
bằng; thổ nhưỡng hiện chỉ có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa ở khu vực đồng
bằng và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi.
- Khí hậu: Phường Hòa Khánh Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
điển hình, một năm có hai mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12,
mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7.
- Tổng diện tích đất vườn rừng phường Hòa Khánh Nam được ủy ban
nhân dân TP Đà Nẵng giao cho phường quản lý là 247 ha (chiếm khoảng
25,3% diện tích toàn phường). Trong đó diện tích rừng và đất rừng sản xuất là
242,4 ha; diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng 4,6 ha, tập trung ở rừng
tiểu Khu 41 (theo quyết định số 7266/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014
21



của UBND TP Đà Nẵng về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho UBND
phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu quản lý, bảo vệ và phát triển).
- Hiện nay trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam có khoảng 69 hộ đang
trồng rừng và phát triển rừng trong đó 65 hộ trong địa phương, 04 hộ ngoài
địa phương (Phương án 03/PA-UBND ngày 30/11/2015 của UBND phường
Hòa Khánh Nam về việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho nhân dân phường
Hòa Khánh Nam phát triển sản xuất).
- Một số hoạt động sản xuất trên đất rừng Tiểu khu 41:
+ Trồng rừng kinh tế: Tổng diện tích rừng trồng là 242,2ha, cây lâm
nghiệp được các hộ dân trồng chủ yếu là keo lá tràm, bạch đàn,… với mục
đích chính của trồng rừng là sản xuất gỗ nguyên liệu, ngoài ra còn có rừng
đặc dụng bằng vốn ngân sách. Hiện có khoảng 66 hộ gia đình đầu tư trồng
rừng bằng vốn tự do, bình quân có 2,2ha/hộ.
+ Trồng cây ăn quả: Hầu hết các loại vườn có trước năm 1975 nằm ven
chân rừng tiểu khu 41 thuộc khu vực Khánh Sơn, Đà Sơn vào thời điểm đó
đều thuộc diện vườn tạp với các giống cây đã trồng như: Dứa, mít, ổi, vú sữa,
… xen lẫn chuối, đu đủ và các loại cây ngắn ngày khác. Từ năm 1995, tất cả
các vườn trên thuộc đất rừng đặc dụng nen thực hiện giao khoán theo Nghị
định 01/CP các hộ vẫn tiếp tục trồng cây ăn quả kết hợp trồng rừng kinh tế
nhưng hiệu quả không cao.Từ năm 2010, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau
của Thanh Phố, quận, đặc biệt là vốn đầu tư của nhân dân rất lớn đã tập trung
cải tạo vườn tạp tồng các loại cây như sau: bưởi da xanh, mít Thái Lan, ổi
không hạt, tre lấy măng,… Có 01 cơ sở, trại nuôi động vật hoang dã với
phương thức nuôi chuồng trại.
Tuy nhiên, cho đến nay diện tích đất vườn có nhiều biến động, giảm do
quá rình đô thị hóa, bị thu hồi thực hiện các dự án quân đội,… một số hộ đầu
22



tư còn hạn chế về kỹ thuật, phân bón, nguồn nước tưới không hiệu quả. Về
chăn nuôi, nhiều hộ dân thực hiện mô hình nuôi dê, bò, thỏ, heo rừng, gà, vịt,

Những năm gần đây, phường Hòa Khánh Nam thực hiện các đề án về
phát triển kinh tế vườn rừng trên địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất
định, đã trang bị kiến thức cho nông dân về công nghệ sinh học, về giống cây
con và quy trình sản xuát, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, các hoạt
động sản xuất phát triển kinh tế, hấp dẫn người dân không bỏ rừng và quay lại
bảo vệ, phát triển ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên do đặc thù trước đây là rừng đặc dụng cho nên việc giao
khoán rừng rất hạn chế chính vì vậy một số hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư
trồng rừng, nhiều diện tích đất còn bỏ hoang, công tác quản lý rừng còn
buông lỏng nên xảy ra tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất rừng
xây dựng trái phép.

23


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là cây ba kích tím (hình 2.1) thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae), bộ Long đởm (Gentianales).
- Nguyên liệu nghiên cứu: Sử dụng giống cây ba kích tím nuôi cấy in
vitro tại phòng Công nghệ sinh học – khoa Sinh – Môi trường (MT), trường
ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng. Cây nuôi cấy in vitro được nhân giống có
nguồn gốc tự nhiên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam [29].

(A) Cây ba kích tím ngoài tự nhiên


(B) Cây ba kích tím in vitro 1 tháng tuổi

Hình 2.1. Cây ba kích tím tự nhiên và cây ba kích tím in vitro đã được
trồng trong bầu ươm
Cây ba kích tím in vitro 30 ngày tuổi được sử dụng làm cây giống để
bố trí các thí nghiệm có chiều dài 3cm, 6 – 8 lá.

24


(A) Cụm chồi trên MT ra chồi
(B) Chồi hình thành rễ in vitro
Hình 2.2. cây ba kích tím nhân nuôi cấy in vitro
2.2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2016.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Tạo cây giống ba kích tím nuôi cấy in vitro hoàn chỉnh tại phòng
Công nghệ sinh học, khoa Sinh – MT, trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà nẵng.
- Trồng cây ba kích tím nuôi cấy in vitro giai đoạn vườn ươm và ngoài
tự nhiên tại khu vườn ươm Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên
Chiểu, TP Đà nẵng (hình 2.3). Khu vực trồng thực nghiệm có tọa độ
16,059585 đến 16,058415 Bắc; từ 108,135746 đến 108,136990 Đông.

25


×