Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA STRESS VỚI HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.89 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC



MỐI QUAN HỆ GIỮA STRESS VỚI HÀNH VI
ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI TRẺ EM
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. HUỲNH VĂN SƠN
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ KIM SƠN
LÊ VĂN HỮU PHÚ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Huỳnh
Văn Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và truyền cảm
hứng cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Chúng tôi cũng không quên gởi lời cám ơn chân thành
đến các thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cho chúng
tôi những kiến thức căn bản, nền tảng về nghiên cứu
khoa học và tạo cơ hội để chúng tôi vận dụng những
kiến thức ấy vào thực tiễn cuộc sống.


Trang 2


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là sản phẩm khoa học do
chính công sức của của chúng tôi tạo ra, dưới sự hướng
dẫn của Ts. Huỳnh Văn Sơn. Không phải là sự sao chép,
cắt dán một cách máy móc, tùy tiện các tài liệu trước
đó, mà là sự phân tích, đánh giá, nhận định của cá nhân
chúng tôi từ các dữ liệu tham khảo có ghi rõ nguồn gốc
cùng với kết quả khảo sát thực tế để tạo nên một sản
phẩm trí tuệ đúng nghĩa.

Trang 3


1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời buổi nền kinh tế tri thức đang ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của
mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì giáo dục hơn bao giờ hết lại trở thành
nhân tố quyết định tới sự sanh tồn của mỗi một quốc gia. Vì thế cho nên Đảng và Nhà
nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các chính sách, thiết chế về giáo dục. Bằng
chứng là trong Nghị Quyết Trung Ương 2, khóa IX đã xác định rõ phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp sau đó,
trong Nghị quyết Đại Hội toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta đã nêu rõ nhiệm vụ cấp
bách của giáo dục Việt Nam trước mắt là cần phải phát triển và đẩy mạnh việc nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo không chỉ trên bình diện tổng thể mà còn là ở từng cấp học,

bậc học. Giáo dục ở bậc học mầm non cũng nhận được sự lưu tâm từ các nhà lãnh đạo
cấp cao [1, tr. 335 -336].
Trong hệ thống các bậc học, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền
móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẫm mĩ của trẻ. Với chủ trương xã
hội hóa giáo dục mầm non theo quyết định 239/QĐ - TTg về phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu vào năm
2013 phải đạt 100% trẻ 5 tuổi học 2 buổi mỗi ngày. Đây quả là một thách thức vô cùng
lớn đối với thực tế giáo dục mầm non đang thiếu trường và thiếu giáo viên như hiện nay
[35].
Theo thống kê của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ
giáo viên mầm non đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều giáo viên bỏ nhiệm sở vì mức
lương không tương xứng, số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn chỉ đủ cung ứng
cho các trường mầm non công lập, trong khi đó có khoảng 1/3 học sinh mầm non học
hệ ngoài công lập dẫn đến tình trạng các trường tư thục phải tuyển những giáo viên và
bảo mẫu đào tạo ngắn hạn để kịp thời đáp ứng nhu cầu cho năm học mới [35]. Riêng
các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có trường mầm non chính quy phục vụ cho con
em công nhân lao động, điều này đã tạo cơ hội cho các trường mầm non tư thục kém
chất lượng mọc lên như nấm sau mưa. Đó là những khó khăn chính mà giáo dục mầm
non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phải đối mặt.
Bên cạnh các vấn đề về nguồn nhân lực, cơ sở giáo dục, một vấn đề cũng rất
đáng báo động hiện nay và có ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của xã hội vào công
tác giáo dục ở bậc học mầm non đó chính là chất lượng giáo viên mầm non tại các
trường tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những hành động “lỡ dại”, những
sự hù dọa mang tính chất răn đe “một lần cho tởn tới già” đã gây ra bao cái chết
thương tâm cho trẻ thơ vô tội cùng những ám ảnh khó có thể xóa nhòa trong ký ức tuổi
thơ. Đơn cử như vụ cô giáo Lê Vi, trường mầm non tư thục Thiên Thơ quận Phú Nhuận

Trang 4



đã dán băng keo vào miệng bé Bảo Trân để cho bé không quấy khóc nhưng đâu ngờ
chính hành động này đã cướp đi mạng sống của một bé thơ mới vừa tròn 18 tháng. Hay
vụ bé Lê Quang Vinh 4 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú đã bị chấn thương đầu, xuất huyết
vùng cổ và mặt vì bị cô giáo nhốt vào trong thang máy để hù dọa khi bé quá hiếu động,
và còn rất nhiều, nhiều lắm những vụ án hãi hùng xảy ra tại các trường mầm non tư
thục như một tiếng trống kêu oan thệnh vào tâm can của những người trong và ngoài
cuộc. Phải chăng do những áp lực hàng ngày mà công việc đem lại hay những căng
thẳng, rối nhiễu nảy sinh từ tiếng khóc đinh tai, nhức óc, những trò đùa tinh quái nhưng
hồn nhiên xuất phát từ bản tính hiếu động của trẻ thơ mà các cô giáo ở các trường mầm
non tư thục phải chịu đựng hàng ngày đã khiến họ có những hành xử nông nỗi như vậy.
Đi tìm Mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ
em ở các trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hi vọng sẽ
giúp tháo gỡ những khúc mắc cho nguyên nhân của việc thiếu giáo viên, lí do các cô bỏ
nhiệm sở và đặc biệt là tại sao họ lại có những hành vi bạo hành với trẻ như vậy. Đó
cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ
em ở một số trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của chúng
tôi chỉ trên một số trường mầm non tư thục ở một số quận tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh
hiện nay.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.

Khách thể nghiên cứu


Các giáo viên và bảo mẫu tại những trường mầm non tư thục được chọn làm
mẫu
4.2.

Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa stress với hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ em ở các
trường mầm non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Có mối tương quan giữa stress với các hành vi bạo hành trẻ em về thể xác lẫn
tinh thần của giáo viên ở các trường mầm non tư thục.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: hành
vi ứng xử, stress, mối liên quan giữa stress và hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ
em ở các trường mầm non tư thục.

Trang 5


6.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa stress và hành vi bạo hành trẻ em về thể
xác lẫn tinh thần của giáo viên các trường mầm non tư thục trên cơ sở đó đề xuất những
kiến nghị có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Đây là phương pháp chính nhằm khảo sát thực trạng biểu hiện hành vi ứng xử
của giáo viên mầm non đối với trẻ em hiện nay cũng như những căng thẳng, áp lực mà
họ phải đối diện trong công việc, đồng thời tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với
nhau trong công tác giảng dạy và giáo dục của các giáo viên mầm non.
- Phiếu câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng stress của giáo viên mầm non (trường tư
thục).
Phần thứ hai: Tìm hiểu thực trạng về hành vi ứng xử của giáo viên mầm non
(trường tư thục) đối với trẻ.
Phần thứ ba: Tìm hiểu một số yếu tố gây stress ở giáo viên mầm non (trường tư
thục).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
-

Mục đích: Nhằm làm rõ những vấn đề từ phương pháp anket

(điều tra bằng bảng hỏi) bằng cách phỏng vấn các khách thể nghiên cứu thông qua các
mẫu phiếu phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi xoáy vào thực trạng biểu hiện của stress và
hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ em ở các trường mầm non tư thục cũng như
mối quan hệ giữa chúng với nhau.
-

Khách thể phỏng vấn: giáo viên, bảo mẫu chủ trường tại các trường mầm non tư
thục được chọn làm mẫu.
7.2.3. Phương pháp quan sát
-

Mục đích: có được cái nhìn thực tế và sống động về công việc mà các giáo viên

mầm non phải thực hiện mỗi ngày.

- Cách tiến hành: đi thực tế một số trường mầm non tư thục tại địa bàn TP. HCM
vào giờ tổ chức hoạt động chung và giờ tổ chức hoạt động góc nhằm nắm bắt được
tình hình chung về vấn đề trên.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Trang 6


-

Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, tổng điểm.

-

Tính tương quan Pearson

-

Từ các số liệu thống kê phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian

Giai đoạn

Nội dung

Phương pháp

Người cộng


công việc

Tháng 9

Chuẩn bị

Chọn,

tác

xác - P.P cơ sở-hệ

định, giới hạn thống cấu trúc
Tháng 10

Chuẩn bị

đề tài
Thu thập tài -P.P nghiên cứu
liệu, soạn đề lý thuyết – P.P
cương nghiên cơ sở thực tiễn

Tháng 11

Chuẩn bị

cứu
Trình

đề


cương

lên

Hội
Tháng 12

Thực hiện

đồng

khoa học.
- Tham khảo - P.P cơ sở thực - Các giáo viên
tài liệu

tiễn

- Soạn, thử công

P.P

mầm non
nghiên - Các bạn sinh

cụ cứu tài liệu

viên

Tháng 1 – 2 Thực hiện


nghiên cứu
- P.P quan sát
Triển
khai - P.P điều tra - Các bạn sinh

-3

các

phương viết

pháp nghiên - P.P phỏng vấn

viên
-

Giáo

viên

cứu (thu và - P.P thống kê mầm non và
Tháng 4

Hoàn thành

xử lí số liệu)
toán học
- Đánh máy


bảo mẫu.

bản thảo
- Trình bản
thảo lên giáo
viên

hướng

dẫn
- Chỉnh sửa
và hoàn thành
bài

nghiên

cứu
Tháng 4

Báo cáo

Trang 7



×