Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kỷ niệm du lịch Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.17 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC


BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ ĐÀ LẠT
SINH VIÊN: LÊ VĂN HỮU PHÚ
LỚP: TLGD-K35
*******************************

LẠT ĐÀ KÝ SỰ - MEN NGƯỢC LỘ TRÌNH

TP.HCM, 12/2011

Gởi lại, gởi lại đây


Bao xuyến xao, lưu luyến
Bọc trong gió, trong mây
Bao nhớ thương, âu yếm!

Ngày thứ 5, về lại Sài gòn
Thế là chúng tôi đã có bao nhiêu kỷ niệm đáng nhớ cùng với Đà Lạt, mảnh đất đầy hoa và hương hương người, hương cảnh.
Chuyến xe bắt đầu lăn bánh chở theo bao nhiêu con người và cảm xúc luyến lưu, xao xuyến tiến
thẳng về Sài gòn, mảnh đất đầy sự ồn ào, náo nhiệt.
Trong con ngươi của mắt tôi hiện ra bao cảnh đẹp mê hồn giữa muôn trùng núi non hùng vĩ, như
vẫy gọi, như tiễn từ, làm cho lòng người xôn xao y như lúc đến.
Lòng tôi dâng tràn một sự biết ơn, biết ơn khoa Tâm lý – Giáo dục đã cho chúng tôi chuyến đi ý
nghĩa này, biết ơn cô Vũ Thị Sai, người hướng dẫn viên đầy nhiệt tâm và giàu kinh nghiệm đã dắt
dẫn chúng tôi trong cuộc hành trình đi tìm thực tế, niềm vui, sự gắn kết, hiệp hòa giữa những con
người trẻ tuổi sống chung một mái nhà tâm lý.
Bất giác trong tôi hình ảnh về những chuyến đi của những ngày trước lại hiện về, nó vẫn còn đây,


sống động, tươi nguyên như được ướp trong nước đá.

Ngày thứ 4, một cái kết đầy ý nghĩa!
Hôm nay, theo lịch trình có sửa đổi, chúng tôi sẽ được thăm một trong những nơi đẹp nhất và nhiều
người muốn viếng thăm nhất khi tới Đà Lạt đó là Thiền viện Trúc Lâm và Dinh Bảo Đại, đến tối sẽ
được tham dự một sự kiện đặc biệt mà theo tôi là sự kiện đáng nhớ nhất của chuyến đi: Giao lưu văn
hóa cồng chiêng với người dân tộc.


Biết nói làm sao bây giờ, tôi đang ở trong ngôi nhà của vị vua cuối cùng thời phong kiến ở Việt
Nam, nó rất Tây và có nhiều điều thú vị ở mỗi căn phòng.
Trong ngôi nhà này, chẳng có bàn chân trần tục nào muốn bước vào mà chẳng phải trùm lại bằng túi
vải. Có lẽ người ta muốn bảo vệ 2 yếu tố đó là sự lịch sự và tính lịch sử của nó, vì chẳng ai mong
muốn những dấu chân mà các bậc sử nhân đã in lại trên tấm thảm này bị phai mờ bởi bước chân của
tha nhân lữ khách.
Ở đây gian phòng nào cũng chứa đựng những sự kiện
lịch sử ấn tượng của gia đình hoàng tộc. Chúng được
bày trí, sắp xếp thật trang trọng với những khung hình
về vua, thê, thiếp và các con của vua Bảo Đại.
Tiếc lắm cho tôi nhưng cũng may là còn chụp lại được
những hình ảnh hóa trang của các bạn lớp tôi thành
những cung phi, hoàng hậu. Ai trông cũng sang ra và
nhìn họ giống y như các phi tần,mỹ nữ thời xưa. Xen
kẽ họ là những cung cách thời trang sành điệu bây giờ
làm cho tôi có cảm giác như quá khứ đan xen với hiện tại, cảm giác thật thích thú vô cùng.

Chúng tôi rời Dinh Bảo đại để đến thăm một trong những thắng cảnh đẹp nhất Đà Lạt, đó là Thiền
viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm đẹp lắm, cảnh vật phối trí rất tuyệt, tất cả bố cục đều làm bật lên được một
kiến trúc đẹp trang nghiêm, thiền tịnh làm say hồn lữ khách thập hương. Giữa rừng núi mênh mông

chợt hiện lên một ngôi chùa trong mờ ảo gió mây, cảnh vật xung quanh như cũng đang thiền tịnh
vậy, nếu được ở đó một giờ bạn sẽ như được lên mây, ngắm cảnh bồng lai tuyệt đẹp. Cứ như là
trong phim ấy!
Thỏa thích trong cái đẹp chốn tịnh thiền, chúng tôi quay về khách sạn trong một sự náo nức đợi
trông, ai cũng mong tối nay đến thật nhanh để được giao lưu văn hóa cồng chiêng, được uống rượu
cần với những người dân tộc. Wa! Chỉ mới nghĩ thôi là đã thấy trong lòng rạo rực lên rồi!
Một anh trai người dân tộc lịch thiệp cầm đuốc đứng đón và rước chúng tôi ở ngay đầu cổng. Ngọn
đuốc anh cầm bốc lên một sự mãnh liệt như chính sức sống của chính anh. Trời này mà anh mặc đồ
thế kia không biết lạnh!
Lửa nổi lên, nổi lên rồi! Ngọn lựa phực sáng thổi bùng sức sống cho cả không gian. Ngọn lửa càng
lúc càng sáng cùng với tiếng vỗ tay và hò hét càng lúc càng to làm cho không gian tĩnh mịch của
màn đêm Đà Lạt bỗng như bừng tỉnh dậy. Trước đó, chúng tôi được nghe báo cáo về văn hóa cồng
chiêng của một chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này, tiếc rằng tôi đã quên mất
tên nhưng nếu nhớ thì cũng chẳng biết phải ghi ra làm sao cho đúng.


Trong ánh lửa bập bùng, những điệu nhảy bắt đầu xuất hiện, những giọng ca bắt đầu cất lên, những
tiếng cười giòn tan, tiếng vỗ tay xen lẫn tiếng lách tách của những đốm lửa, tất cả, tất cả tạo nên âm
hưởng lạ lùng của một buổi lửa trại mà trước nay tôi chưa từng biết. Trong con mắt ngây thơ của
một người chưa từng biết đến lửa trại như tôi tất cả, tất cả những điều mới lạ như bày ra trước mắt.
Cảm giác này thật đáng nhớ vô cùng, khoảnh khắc này thật đáng nhớ vô cùng, chắc chắc nó sẽ xuất
hiện trong giấc mơ của tôi tối nay!
Chúng tôi quay về với một lòng thỏa mãn, ai nấy đều có cho riêng mình một mùi cháy khét, một tí
men say, một ít lấm lem đầy kỷ niệm của một cuộc chơi đầy ý nghĩa. Đến bây giờ, nếu có thể nói
một từ để miêu tả cảm xúc trong tôi về chuyến đi thì tôi sẽ không ngần ngại để la to từ TOẠI
NGUYỆN.
Bất giác đâu đó trong tôi những thước phim của cuộc leo núi Langbiang đầy ngoạn mục hôm qua
và chuyến đi thăm làng trẻ em S.O.S làm cho tôi cảm thấy bồi hồi.
Ngày thứ 3, ngày của chinh phục và đồng cảm
Hôm nay, theo lịch trình chúng tôi sẽ được chinh phục một trong những đỉnh núi nổi tiếng của xứ sở

sương mù này cũng như ghé thăm ngôi làng của những đứa trẻ đã mất đi cha mẹ - làng SOS.
Leo núi vốn không phải là sở trường của tôi nhưng cảm giác được chinh phục một đỉnh cao lại làm
cho lòng tôi vô cùng phấn khích. Nó cho người
ta những chiêm
nghiệm thú vị về cuộc đời, chẳng hạn như
muốn lên được
tới đỉnh đâu chỉ có một cách leo, có người
dùng xe vẫn tới
được đỉnh núi cao trên 2000 m đó thôi, có
người leo chậm,
có kẻ leo nhanh cũng có em bỏ cuộc nửa
chừng. Trên
đường lên đến được đỉnh phải gặp bao nhiêu
thử thách,
chướng ngại như sự trông chờ đến mỏi mòn
được thấy điểm
dừng, còn bao nhiêu xa nữa thì lên tới đỉnh,
một bạn bị bong
gân, người bị nhức đầu, khó thở vì không chịu được sự thay đồi về độ cao, người thì chân mỏi đến
rụng rời không thể leo tiếp được lên nhưng khi đã lên tới đỉnh thì bao nhiêu cảm giác mệt mỏi, rã rời
bỏng biến tan đâu mất chỉ còn lại cảm xúc rạo rực, sung sướng đến lặng người khi nhìn thấy khung
cảnh quá diễm kiều đang bày ra trước mắt. Dưới kia là cả một mảnh đất màu mỡ với những gam sắc
đỏ, vàng lốm đốm những trang trại, nông gia mang tên Đà Lạt. Tôi chưa bao giờ đứng ở một độ cao
thế này mà nhìn xuống bất cứ đâu, đây là lần đầu tiên mà cái gì là lần đầu tiên thì luôn làm cho
người ta nhớ mãi. Sau đôi phút nghĩ ngơi, tham thú chúng tôi cùng dùng bữa với nhau trong một
không gian ấm cúng, thân tình mặc cho ngoài trời vẫn đang rất rất lạnh. Những cơn gió thảo nguyên
mang cái lạnh cắt da càng làm cho chúng tôi, những người bạn đồng môn xít lại gần nhau cả về
khoảng cách của tâm và địa lý.
Chặng đường xuống núi cũng thật cam go, độ dốc rất cao nếu đi không cẩn thận có thể té bất cứ lúc
nào, chúng tôi vẫn thường hay đi tụ lại cùng nhau, để ai gặp bất cứ chuyện gì cũng có người giúp

đỡ, tinh thần đồng đội được thể hiện rõ nhất là trong những lúc này. Bao giờ được dạy về tinh thần


đoàn kết, tương trợ lẫn nhau tôi sẽ không quên kể về cuộc hành
trình leo núi hôm nay.
Trước khi tới thăm làng SOS, chúng tôi có viếng thăm một trường
học dành cho các em của làng và cả các học sinh địa phương,
trường Hermann Gmeiner Đà Lạt. Trường nằm trong chuỗi hệ
thống trường dân lập dành cho các em có mảnh đời bất hạnh do
100% vốn đầu tư nước ngoài. Trường được thành lập năm 1993
đào tạo cả 3 cấp lớp phổ thông trong cùng một khuôn viên. Ở đây có tất cả các điều kiện cơ sở vật
chất thuộc loại tốt nhất để phục vụ cho giáo dục. Thầy Hiệu Trưởng ở đây thật là một người lịch
thiệp, ông giới thiệu cho chúng tôi nhiều điều về ngôi trường mà ông đã bỏ ra nhiều tâm huyết
nhưng tôi thì chú tâm nhiều đến những chia sẻ về đặc điểm tâm lý của học sinh ở đây. Tôi ghi lại
được vài dòng ngắn ngủi thế này:
Các em ở đây luôn có một mặc cảm tự ti vì không có cha mẹ và vì các em phải ở làng trong khi
những bạn khác thì được ở nhà riêng có mẹ cha yêu thương, chiều chuộng. Đặc điểm tâm lý từng
cấp như sau: cấp 1, các em chưa có nhận thực về gia đình, cho nên cuộc sống của các em trở nên hết
sức bình thường, sang cấp 2, các em tự nhiện trở nên nhút nhác, co cụm, bớt nói, ít phát biểu bắt đầu
tìm và kết bạn với những người có cùng hoàn cảnh như mình. Nếu như ở cấp 2, lớp 8 được xem là
lứa tuổi khó dạy nhất thì lớp 10 được coi là tuổi khó dạy nhất ở cấp 3.
Chúng tôi di chuyển nhanh sang làng sau khi đã được thăm quan trường vì làng cách trường không
xa lắm. Ở đây chúng tôi học nhiều bài học về tình người, có bài chúng tôi được người khác dạy cho
có bài chúng tôi tự học. Một thầy tuy tôi đã quên tên nhưng không bao giờ quên được dáng người
đỉnh đạt, giọng nói làm cho chúng tôi thật ấm lòng trong khi da thịt thì đang lạnh giá, đã kể cho
chúng tôi nghe về những câu chuyện của những mảnh đời bất hạnh không mẹ, không cha về những
đứa con tinh thần của mình. Trong làng này đứa trẻ nào cũng gọi Thầy bằng ba, cái tên thân thương
và trìu mến này như một món quá vô giá mà Thầy đã tặng không cho những đứa trẻ tội nghiệp.
Trong làng có nhiều gia đình, mỗi gia đình mang tên của một loài hoa. Chúng tôi viếng thăm một
bông hoa như thế khi mẹ của các em đã vắng nhà. Chúng tôi rôm rã trong những câu chuyện xã giao

với các thiên thần bé nhỏ, đáng yêu của ngôi nhà xinh đẹp ấy, cùng cười nói, chuyện trò, đùa giỡn,
nghĩ suy về số phận của các em và của chính bản thân mình, về sự may mắn, rủi xui, về tình người,
sự chở che, đùm bọc và đặc biệt là về giá trị đích thực của một gia đình.
Rời làng SOS, chúng tôi như để lại cả con tim!
Ngẫm nghĩ về những đứa trẻ tuy xinh đẹp hình hài nhưng lại có một quá khứ thật bất hạnh của làng
SOS hôm nay tôi chợt nhớ về những đứa trẻ ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Phong Lan nơi mà
chúng tôi đã có dịp tiếp xúc hôm qua, tuy chúng có một gia đình với đầy đủ mẹ cha nhưng lại cũng
không có được diễm phúc sống một cuộc sống bình thường như bao bạn khác!
Ngày thứ 2, ngộ ra nhiều thứ…


Hôm nay, theo lịch trình, chúng tôi được viếng thăm 2 ngôi trường đặc biệt. Một trường dành cho
các em học sinh người dân tộc, một trường dành cho các em chậm phát triển. Kỷ niệm ở hai ngôi
trường này cũng đặc biệt biết bao.
Trước đây, tôi chưa từng phải ở trong tư thế ngồi nghe báo mà một tay cầm viết một tay bụm môi, vì
thời tiết Đà Lạt những tháng cuối năm thật lạnh vô cùng làm cho tôi phải liên tục thổi hơi để giữ ấm
bàn tay, cảnh đó nhìn xa giống như đang bụm môi vậy.
Trường Dân tộc nội trú Lâm Đồng, có một khuôn viên rất đẹp nhìn như một tu viện đậm chất Đà
Lạt, mà thực ra thì trước kia nơi đây cũng là một tu viện đấy thôi, sau đó chuyển thành trường dành
riêng cho các con em nhà quyền quý và bây giờ là trường dành riêng cho các học sinh dân tộc tỉnh
Lâm Đồng. Quả là ngôi trường với một bề dày lịch sử.
Tôi ngồi nghe thầy hiệu trưởng báo cáo một cách say sưa vì thầy hay pha vào những tình tiết vui vui
về tính cách của các bạn người dân tộc vào trong bài nói làm cho người nghe không cảm thấy mệt
mỏi về những số liệu, thống kê.
Qua bài nói chuyện của thầy, tôi thấy các bạn ở đây sung sướng lắm, được tạo mọi điều kiện để đến
trường, được biết cái chữ cho sướng tấm thân mà đôi khi lại còn sinh tật nghỉ học, bỏ buổi, trốn
trường đi chơi. Nếu đây là các bạn chốn thị thành thì thật đáng trách lắm nhưng phần nào ta cũng
cảm thông cho tính cách không muốn bị gò bó, ràng buộc của con người nơi đây, cá tính đó vốn rất
tự nhiên, họ quen phiêu bạt, thích chu du cũng giống như gió núi, nên khi bị ràng buộc, kiểm soát
bằng kỷ luật, quy tắc họ cảm giác như bị cầm tù, lúc nào cũng muốn được thoát ra để được tự do

làm những gì bản tính tự nhiên chỉ hướng. Dù tính cách mạnh mẽ, bộc trực nhưng họ lại rất sự thích
sự ngọt ngào, người thầy khi nắm được đặc điểm này sẽ dễ dàng giáo dục học sinh.
Rời trường dân tộc nội trú Lâm Đồng, tôi đến thăm, vâng, đến viếng thăm các em học sinh đáng yêu
mang một nét ngây ngô tội nghiệp của trường Giáo dục trẻ chậm phát triển Phong Lan. Sở dĩ tôi
dùng chữ thăm vì trong ký ức của tôi ngôi trường này tạo cho tôi một cảm giác thân thương và gần
gũi, nhiều bạn khá bất ngờ khi đến đây nhưng tôi thì không thế. Có lẽ vì trước kia tôi đã từng có dịp
thăm các em có tuổi thơ nhiều bất hạnh như các em câm điếc hay các em ở trại trẻ mồ côi. Các bạn
nhỏ đó đều rất dễ thương, lễ phép với khách đến thăm cũng giống y như các bạn nhỏ này. Cảm giác
ấy cứ cuốn lấy người ta, làm cho ai đã đi cũng đều phải để lại một chút gì, không quà thì tình cảm.
Và đó cũng chính là nguồn lực chính để duy trì sức sống cho trường.


Các em ở đây chủ yếu mắc chứng chậm
phát triển,
một số em có vấn đề về tâm lý như trầm
cảm, tăng
động giảm chú ý nhưng lại sống với nhau
rất chan
hòa, điều đó được thể hiện trong mâm
cơm trưa
hay những lúc nghĩ ngơi, chơi giỡn.
Chúng tôi
chụp rất nhiều hình với các em hy vọng
có thể lưu
giữ được những cảm xúc mà chúng tôi đã
có được ở
đây một cách vẹn nguyên, còn các em,
chúng tôi
cũng không chắc là các em sẽ nhớ đến
chúng tôi

hay cũng sẽ chóng quên như những đoàn khách khác, vội đến rồi lại vôi đi nhưng ít ra những gì mà
chúng tôi có được trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy là những nụ cười, một lòng trắc ẩn, một chút
suy tư về tình người, lòng nhân ái, sự bao dung.
Rời trường Phong Lan chúng tôi không để lại gì nhiều ngoài kỷ niệm.
Chiều nay, chúng tôi được thăm quan Đồi Mông Mơ và Vườn lan Đà Lạt những điểm hẹn lý tưởng
khi du khách đến với Đà Lạt.
Bất chợt, trong le lói ánh chiều tà trên những con dốc Mộng Mơ, hình ảnh của ngày đầu tiên đặt
chân đến nơi đây như bừng tỉnh dậy.
Ngày đầu, ký ức tuổi thơ!
Hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc hành trình được mong đợi nhất trong năm, cuộc hành trình đi về
xứ sở mù sương, nơi mà cách đây 12 năm tôi đã từng được đặt chân tới. Lòng tôi vì chuyện đó lại
càng nô nức thêm lên vì muốn được sánh so Đà Lạt của hôm nay có khác gì Đà Lạt của 12 năm
trước.
Trong cái vẻ rạng rỡ nở trên gương mặt của mọi người trong đoàn kiến tập sinh, tôi cũng phần nào
biết được tâm trạng háo hức đang dân lên trong họ. Chuyến xe bắt đầu khởi hành và mọi người cũng
bắt đầu thả trí tưởng tượng của mình bay về Đà Lạt như một cánh chim câu mang bức phong thư gởi
trọn cả niềm náo nức về những chuyến đi mà chúng tôi đoán chừng sẽ thú vị vô cùng.

Đoàn chúng
tôi ghé thăm Thác Bong- gua trên chuyến hành trình tiến về Đà Lạt.
Cảnh vật nơi đây bày ra
trước mắt những sự hùng vĩ, nguyên sơ cả những đoản dốc cheo leo,
nguy hiểm khiêu khích trí tò mò và lòng chinh phục của những con người trẻ.

Chuyến xe lại lao đi trong cái giá lạnh đang bắt đầu xâm chiếm. Những con đường ngoằn nghèo tiếp
tục mở ra ẩn hiện bên trong những điều bí mật đầy hấp dẫn như đang khiêu khích chúng tôi tiếp tục
cuộc hành trình…./.





×