Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.92 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
LỜI NĨI ĐẦU...............................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................4
4. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Bố cục tiểu luận........................................................................................................5
B. NỘI DUNG ..............................................................................................................6
PHẦN 1: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH
SỬ..................................................................................................................................6
I. ĐỊNH NGHĨA QUỐC HIỆU....................................................................................6
II. TIÊU CHÍ CHO QUỐC HIỆU...............................................................................7
III. QUỐC HIỆU VIỆT NAM THEO THỜI KỲ LỊCH SỬ.......................................9
IV. Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ....10
1. Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng
cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN............................10
1.1. Quốc hiệu Văn Lang (690- 258 TCN).................................................................11
1.2. Quốc hiệu Âu Lạc (257 - 208 TCN) : .................................................................12
Tiểu kết........................................................................................................................13
2. Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu
vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của
các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840.......................................13
2.1. Quốc hiệu Vạn Xuân (544-602)..........................................................................14
2.2. Quốc hiệu Đại Cồ Việt (968-1053)......................................................................15
2.3. Quốc hiệu Đại Việt (1054-1804)..........................................................................15


2.4. Quốc hiệu Đại Ngu (1400-1407).........................................................................16


2.5. Quốc hiệu Việt Nam (1804-1884)........................................................................17
2.6. Quốc hiệu Đại Nam hay (1820-1840):................................................................18
3. Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước
muốn chính trị của quốc gia, từ năm 1945 đến nay..................................................19
3.1. Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa: ...........................................................19
3.2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay) .................................20
PHẦN 2: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM HIỆN NAY...........................22
I. Về mặt chính trị.......................................................................................................23
II. Về mặt bản chất.....................................................................................................24
III. Về pháp lý.............................................................................................................25
IV. Về ngoại giao........................................................................................................26
V. Về tính thẩm mỹ.....................................................................................................27
C. KẾT LUẬN.............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................1
PHỤ LỤC......................................................................................................................2


LỜI NÓI ĐẦU
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan trọng
để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân loại, nền văn hoá của mỗi dân tộc, quốc
gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp được thực hiện
nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cách
ứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa nhân loại với tự nhiên.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ. Nhưng dù được thực hiện bởi phương thức nào đi nữa, hoạt động giao
tiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi
những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương
ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
Hoạt động quản lý nhà nước cũng khơng nằm ngồi những u cầu về giao tiếp
xã hội. Nhà nước là một thể chế tổ chức cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời

sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Nhà nước đảm
bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các cơng dân của
mình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tính thuyết phục, kỷ
luật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó cịn được thể hiện bằng phương tiện
mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí cơng sở
(công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân... Những phương tiện hình thức này
có vai trị quan trọng khơng kém những quy phạm được đưa ra trong các điều luật.
Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt động
giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương thức tiến hành
hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ bản khái niệm
nghi thức nhà nước.

1


Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á khác
trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coi
trọng “lễ” và “phép” (pháp).
Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao
tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp
luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham
gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Trong thời gian vừa qua em đã được học về môn Nghi thức nhà nước. Với
những kiến thức bổ ích của mơn học và những kỹ năng có được qua thời gian học tập
em đã áp dụng và thực hiện bài tập lớn “Tìm hiểu ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử. Phân tích ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay”

2



A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử là kho dữ liệu rộng lớn với nhiều chiến công hào hùng mang nhiều giá
trị nhân văn sâu sắc. Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tơng/Như cây có cội
như sơng có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi
đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi
chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là lịch sử nước nhà. Tiếp nối truyền
thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử
ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu,
nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm
hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy
lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về
q khứ, nếu khơng có q khứ sẽ khơng có hiện tại và tương lai. Biết quá khứ để rút
kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống
tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày
càng phồn thịnh, đời đời bền vững..
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của
quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức
hay khơng chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam
Quốc hiệu là một trong các biểu tượng của quốc gia các nước, là tên gọi của
mỗi nước, biểu tượng quốc gia để chỉ các yêu tố cấu thành mang chất lượng tượng
trưng cho một quốc gia. Chính vì là một trong bốn biểu tượng quốc gia Việt Nam:
“Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc thiều” nên quốc hiệu cũng là yếu tố
không thể thiếu, mang những đặc điểm của các quốc gia dân tộc, thể hiện chủ quyền
và cấu thành nên quốc thể.
Chính vì vậy em chọn đề tài này để đi Tìm hiểu Quốc hiệu Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử, phân tích ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay

3



2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ý nghĩa của Quốc
hiệu Việt Nam hiện nay thì ta cần làm sáng tỏ được : Quốc hiệu Việt Nam là một biểu
tượng quốc gia, là yếu tố để khẳng định vị thế cũng như chủ quyền của một nước, tìm
hiểu theo chiều dài của lịch sử dựng nước và cứu nước.
Tìm hiểu được ý nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ, phát huy truyền thống
của cha ơng. Và phân tích được ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và qua đó đánh giá
nhận xét về ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam.
Nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam thời điểm hiện tại và phân tích ý nghĩa của nó
4. Lịch sử nghiên cứu
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này như :
- Đại Việt Sử Ký Tồn Thư của Ngơ Sĩ Liên soạn xong năm 1497 – do Ngô
Đức Thọ dịch từ bản khắc in năm 1697 – Nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 1998.
- Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú soạn xong năm 1820do Nguyễn Thọ Dực dịch, nxb Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên – Sài gòn 1973.
- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, nxb Đại Nam in lại năm 1990 từ
bản in của Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục – Sài Gòn 1971.
- Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1858-1918) của Dương Kinh Quốc, nxb
Giáo Dục - Hà Nội 1999.
- Hùng Vương Dựng Nước của Viện Khảo Cổ Học, nxb Khoa Học Xã Hội –
Hà Nội, 1973.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là vấn đề mang yếu tố lịnh sử , cần độ chính xác cao. Quốc hiệu là một
chủ đề rất rộng và có nhiều tài liệu khác nhau nói về chủ đề này nhưng chúng ta nên
tìm hiểu, phân tích và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các tác phẩm
nghiên cứu của các nhà sử học. Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
4



phương pháp lơ gic, phương pháp tổng hợp. Từ đó phân tích, chứng minh và chỉ ra ý
nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ khác nhau.
6. Bố cục tiểu luận
Bài tiểu luận gồm:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
LỊCH SỬ
PHẦN 2 : Ý NGHĨA QUỐC HIỆU VIỆT NAM HIỆN NAY
C. PHẦN KẾT LUẬN

5


B. NỘI DUNG
PHẦN 1: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH
SỬ
Một nước đã tự đặt quốc hiệu chính thức cho mình là một nước có nền văn hóa
cao. Kể từ khi Hùng Vương thứ nhất dựng nước, chúng ta đã có quốc hiệu. Ở sát cạnh
một nước khổng lồ là Trung Hoa, người lúc nào cũng tìm mọi cách đồng hóa người
Việt vào nước họ, ông cha ta vẫn giữ được bản sắc riêng. Ngoại trừ những năm bị
người phương Bắc đô hộ, kể từ đời Hùng Vương lúc nào các triều vua Việt Nam cũng
tự đặt quốc hiệu cho mình. Quốc hiệu nước Việt đã thay đổi qua từng thời đại.
I. ĐỊNH NGHĨA QUỐC HIỆU
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, khơng chỉ có ý nghĩa biểu thị
chủ quyền lãnh thổ mà cịn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu
thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay
chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lịng tự hào dân tộc.




Quốc hiệu là một Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia.
Quốc hiệu là một biểu tượng của một nước nên không thể thiếu được, thể

hiện chủ quyền, mang những đặc điểm của quốc gia dân tộc đó.
• Quốc hiệu có nhiều ý nghĩa:
- Nó biểu lộ chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình. Nó có thể
khác với tên địa lý được gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó.
Ví dụ: Chiêm Thành là tên Việt Nam gọi người Chàm, tên Giao Chỉ thường
dùng để chỉ giống dân Cổ Việt trong vùng Bắc Việt Nam ngày xưa, nó khác với quốc
hiệu Văn Lang thường được gán cho thời kỳ tiền sử . Đó là phương diện địa lý của
quốc hiệu.
- Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân
chủ thể của quốc hiệu. Nó là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao và
bang giao quốc tế.
Ví dụ: cho đến trước năm 1804 Việt Nam ln ln có hai quốc hiệu : một
quốc hiệu dùng trong nước như Đại Cồ Việt, Đại Việt nhưng mặt khác người Trung
Hoa láng giềng phương Bắc lại gọi Việt Nam là An Nam.
6


- Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay
ước muốn chính trị của quốc gia.
Ví dụ: Quốc hiệu có thể nhấn mạnh về chế độ chính trị như chế độ xã hội hay
cộng sản như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hay chế độ cộng hòa như Việt
Nam Cộng Hòa. Đối với Việt Nam, chúng ta có đầy đủ những quốc hiệu theo địa lý
hay chính trị theo dịng lịch sử vẻ vang của dân Việt.
II. TIÊU CHÍ CHO QUỐC HIỆU
1. Tiêu chí 1: Quốc hiệu khơng được chứa đựng những khái niệm trái

ngược với thực trạng của Đất nước. Yêu cầu tưởng chừng hiển nhiên này thường bị
vi phạm, khi người ta muốn dùng quốc hiệu để trang điểm cho chế độ. Chọn tên thế
nào cho hay là một chuyện thường tình, nhưng khi tên hay đến mức… trái ngược hẳn
với thực trạng thì lại trở thành trớ trêu. Cũng giống như việc bố mẹ đặt tên con
là "Thiên Tài" hay "Hoa Hậu", trong khi đứa trẻ lại không may bị thiểu năng trí tuệ,
hay bị dị tật giữa mặt, thì cái tên q hay kia chỉ khiến nó càng hay bị người đời
châm chọc mà thôi. Hai mĩ từ được ưa dùng để đưa vào tên nước là "Dân
chủ" và "Nhân dân". Oái oăm thay, ở những quốc gia mà dân chủ đã trở thành hiển
nhiên và Nhà nước thực sự là "của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", thì hai
từ "Dân chủ" và "Nhân dân" khơng xuất hiện trong quốc hiệu – Điều đó cũng chẳng
cần thiết vì "hữu xạ tự nhiên hương". Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ"Dân
chủ" hay danh từ "Nhân dân" được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và
Nhân dân hay bị coi thường, mà một trong những ví dụ điển hình là chế độ diệt chủng
mang tên "Camphuchia Dân chủ" của Khmer Đỏ. Những mĩ từ kiểu ấy không lừa
được ai, không thể ngụy trang để che lấp thực tế phũ phàng. Chúng khơng chỉ gây
cảm giác mỉa mai, mà cịn làm cho người dân cảm thấy bị xúc phạm, như thể bị nhà
cầm quyền coi thường và thách thức. Đưa vào tên nước những giá trị không tồn tại
trên thực tế là giả dối. Khi giả dối tràn lan đến mức phơi ra cả tên nước, thì đạo đức
càng dễ lụn bại, giáo dục càng dễ suy đồi, và Đất nước càng khó phát triển lành
mạnh.
7


2. Tiêu chí 2: Quốc hiệu khơng được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của
Dân tộc, của Nhân dân. Tiêu chuẩn này rõ ràng đến mức không cần phải giải thích
thêm. Chỉ xin nhấn mạnh rằng: Để sớm đạt được mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, thì
phải thực tâm đoàn kết toàn Dân, nhằm huy động sức mạnh của tồn thể cộng đồng
người Việt. Chính vì vậy, quốc hiệu khơng được gây cản trở cho q trình hịa giải
và hịa hợp Dân tộc.
3. Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm. Phản cảm khơng phải do

nó chứa đựng những từ có nghĩa xấu, vì thơng thường chỉ những khái niệm được coi
là tốt đẹp mới được lựa chọn để đưa vào quốc hiệu. Thế nhưng, nếu khái niệm đẹp đẽ
nào đó đã bị gắn với một giai đoạn lịch sử bi thương, thì nó gợi lại những kỷ niệm
buồn. Mặc dù "Nhân dân" là một trong những danh từ được trân trọng nhất, nhưng
người dân các nước Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri… chẳng muốn tiếp tục lưu giữ nó
trong tên nước, sau khi đã xóa bỏ các chế độ mang tên Cộng hòa Nhân dân Ba
Lan, Cộng hòa Nhân dân Bun-ga-ri, Cộng hòa Nhân dân Hung-ga-ri… Mặc dù "Dân
chủ" là một trong những tính từ đẹp nhất, nhưng người Camphuchia khó có thể chấp
nhận để nó tái xuất hiện trong tên nước của họ, sau khi đã trải qua thảm họa diệt
chủng dưới chế độ Khmer Đỏ man rợ mang tên "Camphuchia Dân chủ". "Xã hội chủ
nghĩa" vốn là một từ đẹp, thể hiện giấc mơ về một xã hội cơng bằng, nhưng trên thực
tế thì nó lại bị bôi nhọ bởi các chế độ độc tài chuyên chế, và bị nhuốm máu của hàng
chục triệu người đã chết oan ức dưới thời Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Trải
qua những cơn ác mộng như vậy, các nạn nhân sẽ cảm thấy rùng mình khi phải nghe
lại những mĩ từ đã từng bị lạm dụng để hóa trang cho tội ác. Vì vậy, cần tránh dùng
những từ đã trở nên phản cảm để đặt tên nước.
4. Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận. Đất nước là của
chung, chứ khơng phải của riêng ai. Vì vậy khơng ai có đặc quyền đơn phương quyết
định tên nước. Hiển nhiên là khó có thể chọn được một cái tên để tất cả mọi người
đều thích, nên khơng thể cầu toàn. Nhưng nếu chỉ đưa vào quốc hiệu những giá trị
phổ cập, những khái niệm mang tính hiển nhiên, thì dễ được đa số Nhân dân chấp
nhận (ít nhất là khơng phản đối). Ví dụ: Có thể coi "Cộng hòa" là một khái niệm
8


mang tính hiển nhiên (vì đa số nhân dân Việt Nam không muốn trở lại chế độ quân
chủ), nhưng "Xã hội chủ nghĩa" thì khơng thuộc vào phạm trù ấy. Có thể "Xã hội chủ
nghĩa" là tình u chân thành của một số người, nhưng tên nước không phải là nơi để
thể hiện tun ngơn tình u của họ. Khơng nhất thiết phải trưng ra mọi thứ mình
yêu, bởi điều đó cũng ngộ nghĩnh như việc in lên danh thiếp danh sách tình nhân.

Mặt khác, họ yêu gì thì cứ việc u, nhưng khơng thể ép tồn Dân phải cùng yêu thứ
đó, bởi điều ấy cũng phi lý như việc họ ép tất cả mọi người phải cùng yêu vợ hay tình
nhân của riêng họ vậy.
III. QUỐC HIỆU VIỆT NAM THEO THỜI KỲ LỊCH SỬ
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ có tên gọi khác nhau. Dưới đây là danh
sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này
đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, được chính thức sử dụng trong nghi
thức ngoại giao quốc tế.
- Nhà nước Văn Lang (690-258 TCN): Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang
- Âu Lạc (257 – 208 TCN): An Dương Vương chiếm Văn Lang, lập nước Âu
Lạc đóng đơ ở Cổ Loa.
- Vạn Xuân (544-602): Lý Bôn tự xưng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xn, đóng
đơ ở Long Biên.
- Đại Cồ Việt (968-1054): Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
mở đầu thời kỳ độc lập của nước ta nhưng phảỉ đợi đến năm 968 Đinh Tiên
Hoàng dẹp được 12 sứ quân, thống nhất đất nước, mới đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Năm 972, Trung Hoa chính thức công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, nhưng
vẫn phong cho Vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương.
- Đại Việt (Nhà lý, 1054-1804): Tuy vậy Trung Hoa tiếp tục gọi Đai Cồ Việt là
An Nam và coi như là một phiên thuộc.Năm 1054, Lý thánh Tông đổi quốc hiệu là
Đại Việt. Quốc hiệu Đại Việt được dùng trong nhiều thời kỳ đến tận năm 1804.
- Đại Ngu (1400-1407): Nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại Ngu.
- Việt Nam(1804-1884): Trung Hoa công nhận quốc hiệu Việt Nam.

9


- Đại Nam (1820-1840): Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi thành Đại Nam.
Trong triều đại Minh Mạng tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên Việt
Nam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội.

- Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945- 2/7/1976): ngày 2/9/145, bản tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khai sinh ra Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976 đến nay): sau khi giải phóng
hồn tồn miền nam, đất nước Việt Nam quy tụ lại và Thành lập nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Ngồi ra, Việt Nam cịn có những Quốc hiệu khác như: Nam Việt (208- 111
TCN), An Nam (679-938), Việt Nam (9/3/1945-24/8/1945), Quốc gia Việt Nam
(8/3/1949- 26/10/1955)Việt Nam cộng hòa (26/10/1955-30/4/1975).
Như vậy, Quốc hiệu của Việt Nam rất phong phú qua từng thời kỳ và cũng
chính từ đó làm nên những bản sắc văn hóa cũng như những ý nghĩa riêng tượng
trưng.
IV. Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Mỗi quốc hiệu mang một ý nghĩa khác nhau, ở mỗi thời điểm khác nhau. Theo
phần định nghĩa về quôc hiệu và căn cứ vào quốc hiệu qua các thời kỳ mà chúng ta có
thể chia quốc hiệu mang ba ý nghĩa đặc trưng và chia làm ba thời kỳ
1. Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng
cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN
Lịch sử của nhiều quốc gia dân tộc như Trung Quốc, Nhật, Việt, thường bắt
đầu bằng những huyền thọai. Chính trong những truyện truyền kỳ thần thọai, tuy có
thể do người đời sau sáng tác ra, nhưng đã lưu truyền trong nhiều ngàn năm nên có
thể ẩn chứa những dấu vết văn hóa lịch sử.Giống như vậy, quốc hiệu Việt Nam trong
thời huyền sử cũng ẩn chứa những dấu vết của nền văn hóa Cổ Việt thời xa xưa và
khẳng định chủ quền của mình.

10


1.1. Quốc hiệu Văn Lang (690- 258 TCN)
- Theo những thư tịch cổ sử thì vào đời các vua Hùng, chưa có văn tự rõ ràng.
Văn Lang có nghĩa là quốc gia của những người có văn học, chứng tỏ không thua

kém dân phương bắc.
- Văn Lang (chữ Hán: 文 郎 ) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam.
Quốc gia này có kinh đơ đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm
khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc
gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.
- Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bơ lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắc
trung tâm Việt Nam. Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng
cao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sơng Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơi
miền Ðông Bắc. Ðể tiện việc trao đổi bn bán, phịng chống lụt lội, chống lại kẻ thù...
Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn. Trong số những bộ lạc
Lạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất . Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành một
nước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương (các vua Hùng).
- Theo ngôn ngữ học, tên Văn Lang không đứng một mình mà nằm trong một
hệ thống tộc danh có yếu tố chung là “lang”. Thường các tộc danh trên thế giới, nhất
là các tộc danh cổ đều xuất phát từ danh từ chung có nghĩa là “người”. Trong tiếng
Hán Việt, từ “lang” nghĩa là “đàn ơng”, nó đồng âm với một số ngôn ngữ của các dân
tộc anh em như từ “arăng” trong tiếng Ê-đê, “urang” trong tiếng Chăm, “đranglơ”
trong tiếng Bana…, tất cả đều có nghĩa là “người”, “con người” hoặc “đàn ông”.
- Tộc danh với thành tố “lang” được trải dài từ phía nam sơng Dương Tử
(Trung Quốc) đến Bắc Trung Bộ Việt Nam, tương ứng với địa bàn sinh sống của
cộng đồng người Bách Việt. Vậy tộc danh “lang”, “Văn Lang” là một trong những
tộc danh cổ nhất của dân tộc ta và thực tế đã trở thành quốc hiệu nước ta thời Hùng
Vương. Văn Lang là một từ kép trong ngôn ngữ Hán Việt dùng để phiên âm từ Việt
cổ chỉ “con người”, “người”, “đàn ông” và cũng là phiên âm tên nước.

11


- Theo văn tự học thì từ “lang” nghĩa là “người đàn ơng”; cịn “văn” là chữ xuất
phát chính từ tục xăm mình của người Việt. Về ngữ âm tiếng Hán thì “văn” được biến

âm từ “xăm”. Ký tự chữ “văn” nguyên thủy là hình vẽ người xăm hình rồng ở ngực.
- Trong cuốn Tìm về cội nguồn chữ Hán của hai nhà nghiên cứu Lý Nhạc Nghị
(Trung Quốc) và Jim Water (Mỹ) đã đưa ra quá trình biến đổi của chữ “văn” qua các
loại chữ Hán cổ khác nhau và giải thích rằng “văn” nghĩa gốc là xăm mình. Hình chữ
trong cổ văn giống như một người trước ngực và sau lưng xăm những hoa văn, đồng
thời dẫn ra câu nói của Trang Tử: “ Việt nhân đoạn phát văn thân” nghĩa là “người
Việt cắt tóc, xăm mình”.
- Như vậy Văn Lang vốn là tộc danh và là đặc điểm văn hóa của người Việt đã
trở thành quốc hiệu với nghĩa là: “Con người”, “Người”, “Đàn ông” hoặc “ Người
xăm mình”.
1.2. Quốc hiệu Âu Lạc (257 - 208 TCN) :
- Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên
Âu Lạc (năm 208 trước CN).
- Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (chữ Hán: 甌甌) được dựng lên, từ liên kết các
bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương
Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần
đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
- Đến đời Hùng Vương thứ 18,có Thục Vương (vua một nước nhỏ ở vùng Cao
Bằng hiện nay) xin cưới công chúa Mỵ Nương, Hùng Vương từ chối. Thục Vương
nổi giận đem quân sang đánh, nhưng cứ thua mãi. Từ đó Hùng Vương bê trễ việc
quân sự chỉ ham ăn uống vui chơi. Thục Vương dặn con cháu phải báo thù. Cháu
Thục Vương là Thục Phán, biết Hùng Vương đã lơ là việc phòng bị. Mang quân sang
đánh lúc Hùng Vương còn đang say rượu. Hùng Vương thổ huyết nhảy xuống giếng
chết. Thục Phán chiếm được nước Văn Lang năm 257 trước tây lịch, lên ngôi vua,
xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là ÂU LẠC, đóng đơ ở Loa Thành (ở
huyện Đông Anh, Hà Nội bây giờ)
12


- Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN), Triệu

Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của
An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
- Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu và Âu Lạc, phản ánh ự liwwn
kết giữa hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt, lãnh thổ Âu Lac cũng được xá nhập bởi
hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Lạc.
Tiểu kết
Với quốc hiệu Văn Lang đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam, đây là một
đất nước chưa bị các ách đô hộ xâm chiếm, có tên trong lịch sử. Thời kỳ của các vị
vua Hùng, thời kỳ đầu xây dựng đất nước với khí thế hào hùng của đất Việt sự sinh
sôi nảy nở của 100 cái trứng nở thành 100 người con mang sức mạnh tinh thần cũng
như thể lực để rồi khai hoang tạo ra các miền trù phú tươi tốt.
Với quốc hiệu Âu Lạc cũng cho ta liên tưởng nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng
nếu dịch theo tên quốc hiệu thì “ Lạc “ là tên một lồi chim hoặc cũng có thể hiểu
rằng là một loại lúa và “ Âu Lạc” là chỉ nền nông nghiệp cũng như Văn Lang, nền
nơng nghiệp là chính và là cơ sở hình thành đất nước.
=>Như vậy ở hai Quốc hiệu của hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thể hiện
đặc trưng cho nền văn hóa lúa nước,là cái nơi của nền văn minh lúa nước, theo tiếng
Hán là nông nghiệp. Đây được coi là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam thời sơ khai
dựng nước.
2. Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu
vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của
các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840.
Sau thời kỳ dựng nước của các Vua Hùng với quốc hiệu “ Văn Lang” và “Âu
Lạc” khi đã có tên trên lãnh thổ lần lượt các thế lực đô hộ phương Bắc bắt đầu xâu
chiếm nước ta và dần có những Quốc hiệu mới được hình thành do các vị tướng đánh
giặc và lập nên và cũng đồng thời gắn liền với chế độ chính trị khác nhau nhưng cũng

13



khẳng định được chủ quyền của đất nước tuy vẫn cịn sự phụ thuộc chế độ đơ hộ,
phong kiến,
2.1. Quốc hiệu Vạn Xuân (544-602)
- Năm 541 Lý Bí khởi nghiệp từ Thái Bình đuổi được qn Lương, lên ngơi lấy
hiệu là Nam Việt Đế, đổi quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đơ ở Long Biên (Vùng Hà
Nội – Bắc Ninh hiện nay). Năm sau, năm 545, vua nhà Lương cho Dương Thiều làm
thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên làm Tư Mã, đem quân sang đánh Lý Nam Đế. Lý
Nam Đế cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống giặc. Lý Nam Đế mất,
Triệu Quang Phục lên ngôi vua xưng hiệu là Triệu Việt Vương đến năm 550 đuổi
được Trần Bá Tiên về Tầu. Nhưng đến năm 571, Triệu Việt Vương lại thua kế gian
của Lý Phật Tử (cháu Lý Nam Đế), nhảy xuống biển trầm mình. Trong khi đó Tùy
Văn Đế đã thống nhất được nước Trung Hoa, dứt thời Nam Bắc Triều (Bắc Triều:
Ngụy, Tề, Chu, Nam Triều: Tống, Tề, Lương, Trần). Nhà Tùy mang quân sang dánh
nước ta. Lý Phật Tử đầu hàng, bị bắt giải về Tầu. Thời Bắc Thuộc lần thứ 3 bắt đầu
từ đây.
- Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi
khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý
Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
- Bàn về quốc hiệu " Vạn Xuân", Đại Việt Sử kí đã cho rằng " với quốc hiệu
mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có ý mong xã tắc được bền vững mn
đời". Lí Bí là người Việt Nam đầu tiên xưng làm hoàng đế, định niên hiệu riêng, đúc
tiền riêng, lấy Nam đối chọi Bắc, lấy Việt đối sách với Hoa đã khẳng định ý thức dân
tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển đất nước độc lập
và tự chủ. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm " làm bá chủ toàn thiên hạ" của
hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khốt rằng
" nịi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và
nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình".

14



2.2. Quốc hiệu Đại Cồ Việt (968-1053)
- Năm 945, khi Ngô Vương mất, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Anh
hùng hào kiệt các nơi nổi lên, chiếm đất xưng sứ quân cùng dành ngôi vua. Thời 12
sứ quân này kéo dài 20 năm, đến khi Đinh bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lên ngơi vua,
đóng đơ ở Hoa Lư, đổi quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Nếu Vạn Xuân có thể là quốc hiệu đầu tiên của dân Việt thì Đạị Cồ Việt là quốc
hiệu chính thức đầu tiên trong thời kỳ nước ta đã dành được độc lập. Sau khi dẹp xong
12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm 968, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
+"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn.Đinh
Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn,
dù đọc theo ngơn ngữ nào
- Ý nghĩa này cịn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh
Tiên Hoàng ở Hoa Lư):
“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.”
Nghĩa là:
“Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.”
2.3. Quốc hiệu Đại Việt (1054-1804)
- Sau khi nhà Hồ bị quân Minh bên Tầu sang đánh bại, nước ta lại bị quân
Minh cai trị. Để rồi Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ,
mới giành lại được độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê, đóng đơ ở Thăng
Long, đặt quốc hiệu là Đại Việt.
- Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngơi sao sáng chói
nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt
được giữ nguyên đến hết thời Trần…
- Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây
Sơn (1788-1802).

15


- Ý nghĩa của quốc hiệu Đại Việt khơng có gì khác với Quốc hiệu Đại Cồ
Việt. Tên Đại Việt được viết trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi có viết: “Vua đầu tiên
là Kinh Dương Vương, sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt
Nam làm tổ Bách Việt”, nhưng trong Bình Ngơ đại cáo ơng lại viết: “Như nước Đại
Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, ở thế kỷ XV.
2.4. Quốc hiệu Đại Ngu (1400-1407)
- Từ khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi là Đinh Tiên Hoàng Đế, nước ta lại là một
nước tự chủ qua các triều vua nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Nếu Hùng
Vương có cơng dựng nước thì nhà Lý có cơng lập nên nền văn hóa thuần Việt và
phong phú, từ văn học, nghệ thuật đến xã hội chính trị. Dưới hai triều vua Lý, Trần,
từ năm 1010 đến năm 1400, người Việt có được 400 năm liên tục sống trong cảnh
yên lành, thịnh vượng; Với Lý Thường Kiệt phá Tống, bình Chiêm, giữ nền tự chủ và
mở mang bờ cõi về phương Nam, với Trần Hưng Đạo hai lần đánh tan quân Mông
Cổ. Thật là một thời đại vẻ vang của nước ta. Nhưng rồi đến năm 1400, Hồ Q Ly
chiếm ngơi nhà Trần. Ngồi Thăng Long (là Đông Kinh hay Đông Đô) Hồ Quý Ly
cịn lập thêm Tây Kinh (hay Tây Đơ ở Thanh Hóa), và đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
(Ngu tức là nước Ngu của vua Thuấn. Khi vua Thuấn được vua Nghiêu truyền ngơi
thì đặït tên nước là Ngu. Nay Hồ Quý Ly đặt tên nước là Đại Ngu là có ý mình sẽ làm
nước Việt cũng thái bình thịnh trị xây dựng nên một nền văn hóa tốt đẹp, vì dân như
thời Nghiêu Thuấn).
- Đại Ngu là quốc hiệu Việt Nam đời nhà Hồ. Sau khi đảo chánh nhà Trần, Lê
Quý Ly lên làm vua.
- Năm 1407, nhà Minh, dù đã sắc phong cho Hồ Hán Thương làm An Nam
Quốc Vương năm 1403, vẫn đem quân xâm lăng Đại Ngu, bắt gia đình Hồ Q Ly,
xóa quốc hiệu Đại Ngu, thi hành chính sách đồng hóa triệt để.
- Quốc hiệu “Đại Ngu” bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu
Ngu Thuấn- một vị vua của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng vì đã đem lại sự bình n và

thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu”có nghĩa là “sự n vui, hịa bình”. “Đại Ngu
thể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn. Trong lịch sử
16


đã ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà Hồ nhằm thực hiện mong muốn này.
Ngay từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách sâu sắc, nhằm giải
quyết cuộc khủng hoảng của xã hội. Sau khi ông lên ngôi, đã đẩy mạnh các cuộc cải
cách này và đem lại nhiều đổi thay cho đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa và xã
hội. Dưới quốc hiệu Đại Ngu, người Việt cũng được chứng kiến những thành tựu về
khoa học- kỹ thuật: phát minh súng thân cơ, thuyền chiến hai tầng, hệ thống thủy lợi
quy củ, cơng trình kiến trúc hồnh tráng… Tuy nhiên, sự bình yên thịnh vượng mà
quốc hiệu Đại Ngu hướng tới chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi. Trước cuộc xâm lược
của nhà Minh, nhà Hồ đã bị sụp đổ vào 4- 1407, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của
quốc hiệu Đại Ngu.
2.5. Quốc hiệu Việt Nam (1804-1884)
- Từ cuối đời Hậu Lê, Chúa Trịnh tiếm quyền, xảy ra nạn Trịnh Nguyễn phân
tranh kéọ dài 255 năm (từ 1533 đến 1788). Rồi từ năm 1771, anh em nhà Tây Sơn nổi
lên, Nguyễn Huệ thống nhất giang sơn, diệt họ Trịnh ở phương Bắc, phá tan quân nhà
Thanh, đuổi Nguyễn Ánh sang Thái Lan, đánh tan quân Thái lan ở Miền Nam, lên
ngơi hồng đế năm 1788, đóng đơ ở Phú Xuân. Năm 1792 Vua Quang Trung khi
đang chuẩn bị đánh Tàu, cho sứ giả sang đòi lại đất Lưỡng Quảng (Quảng Đơng,
Quảng Tây) vì hai tỉnh này là một phần của nước Nam Việt (từ đời Triệu Đà) khi
trước. Việc chưa thành, vua Quang Trung bị bệnh mất ngay năm đó. Từ đây, ở
phương Nam, Nguyễn Ánh dần dần khôi phục lại thế lực và cuối cùng diệt được vua
Quang Toản nhà Tây Sơn, và thống nhất sơn hà năm 1802. Nguyễn Ánh lên ngôi vua,
niên hiệu là Gia Long, lấy Phú Xuân (Huế bây giờ) làm kinh đô, và sai sứ sang Tầu
cầu phong. Gia Long xin vua nhà Thanh cho đặt quốc hiệu là Nam Việt. Vua quan
nhà Thanh còn đang sợ phải trả lưỡng Quảng cho ta, nay thấy Gia Long đặt quốc hiệu
là Nam Việt, thì sợ rằng người Việt lại địi hết đất cũ thuộc Nam Việt thời Triệu Đà,

nên không chịu, bắt đổi là Việt Nam. Nước ta được gọi là Việt Nam từ đó.

17


- Tháng giêng năm 1804, nhà Thanh sai sứ thần sang Thăng Long tuyên phong
Gia Long làm Việt Nam Quốc Vương. Vua Gia Long chính thức đặt quốc hiệu là
Việt Nam.
- Ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam thể hiện ý chí độc lập, tự do của dân tộc.
- Tuy nhiên, tên gọi "Việt Nam" có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế
kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề “Việt Nam thế chí” (nay khơng cịn) hay ở trong
Cuốn “Dư địa chí” viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc
đến hai chữ "Việt Nam"…
- Về ý nghĩa từ Việt Nam, nhiều giả thuyết cho rằng từ Việt Nam kiến tạo bởi
hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam ).
2.6. Quốc hiệu Đại Nam hay (1820-1840):
- Vào năm 1804, vua Gia Long đổi tên quốc hiệu là Việt Nam. Điều đó được
xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng là Chiếu của vua Gia Long năm thứ 3
(1804). Tuy nhiên, đến năm Minh Mệnh thứ 19 (1839), vua Minh Mệnh mới bắt đầu
định quốc hiệu đất nước là Đại Nam, năm Minh Mệnh thứ 20 (1840) thì quốc hiệu
Đại Nam được ban hành chính thức.
- Về chữ Đại Nam, ý nghĩa của chữ Đại là lớn, chữ Nam là phương Nam, đúng
như lời vua Minh Mạng nói đó là việc “dấy nghiệp ở đâu thì đặt quốc hiệu ở đó”. Rồi
vua khẳng định rằng: “bản triều có tồn cõi phương Nam, bờ cõi ngày mở rộng cho
đến chân núi bờ biển cũng đều thống thuộc, nguyên trước xưng là Việt Nam, nay
xưng là Đại Nam, thì càng rõ thêm danh nghĩa, mà chữ Việt cũng ở trong ấy vậy”.
- Vua Minh Mạng cũng giải thích việc đặt Quốc hiệu là Đại Nam như sau: “…
Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía Đơng đến tận
biển Nam, vịng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng đều thuộc vào trong bản
bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả. Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là

Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn. . Việc làm này của vua Minh Mạng như một lời tuyên
bố chính thức với các nước lân bang rằng, từ nay nước Đại Nam có cương vực thống
nhất, có quốc hiệu để tỏ rõ uy quyền, không lệ thuộc vào nước nào.

18


3. Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước
muốn chính trị của quốc gia, từ năm 1945 đến nay.
Từ năm 1945, khi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh
mẽ thì phong trào giả phóng đất nước của Việt Nam cũng dâng trào lên mạnh mẽ với
những cuộc đấu tranh giành độc lập, tự chủ hay nhu cầu áp dụng những chủ nghĩa
mới, những hình thức chính trị mới. Cho nên từ đấy mỗi khi nắm được chính quyền
và đất nước, các nhà cầm quyền tìm cách thay đổi quốc hiệu bằng cách thêm vào
quốc hiệu Việt Nam những từ để nêu rõ đường hướng chinh trị của mình.
3.1. Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hịa:
- Đến cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đã gần bước
vào giai đoạn kết thúc, bọn phát xít Đức bị hồng qn Liên Xơ tiêu diệt, phát xít Nhật
thì hoang mang cực độ cả trên mặt trận Thái Bình Dương cũng như trong đất nước
Việt Nam.
- Ngày 14-8-1945, Nhật Bản đầu hàng. Ngay sau đó , Hồ chí Minh và Mặt Trận
Việt Minh phát động lệnh Tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 19-8-1945, ta cướp chính quyền tại Hà Nội, giải phóng thủ đơ.
- Ngày 30-8-1945, Bảo Đại tun bố thối vị.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn độc lập tại
Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Đây là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt
Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945
(ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Với quốc hiệu này đã khẳng định rằng
nước Việt Nam là nước độc lập, tự do, tự chủ.

Sau năm 1945, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thì tiền Việt Nam
cũng được phát hành và ghi tên quốc hiệu trên đó.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam
được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này
lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng Hoà được thành lập tại miền Nam Việt Nam.
- Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã phá tan xiềng xích nơ lệ
của Pháp-Nhật, từ một nước thuộc địa chúng ta giành độc lập tự do, giành chính
19


quyền cách mạng. Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên
độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đông thời cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu
nước của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.ở ra kỉ nguyên mới cho nước ta là
kỉ nguyên độc lập dân tộc thông nhất đất nước, nhân dân được quyền làm chủ vận
mệnh dân tộc của mình.
- Việt Nam dân chủ cộng hịa là tên nước mà chủ tịch Hồ Chí Minh và tồn
Đảng mong muốn rằng nhân dân ta có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, xây dựng
nước Việt Nam dân chủ, tiến bộ, công bằng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Quốc hiệu này chỉ rõ rằng Đảng Cộng sản tuy nắm chính quyền nhưng vẫn
nhờ vào sự đồn kết dân tộc để lôi kéo các thành phần khác trong xã hội và lãnh đạo
cách mạng đi đên thắng lợi dành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
3.2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay)
- Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sơng quy về một mối. Ngày
02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể
Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp
năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành
chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.
- Tên nước còn phản ánh thể chế chính trị của một nước tên nước nói lên thể
chế chính trị mà nước đó đã chọn chúng ta có thể thấy trong thế giới hiện nay các
nước gắn với các cụm từ “cộng hòa” hoặc “dân chủ” , đối với Việt Nam sau thành

công của cách mang tháng tám năm 1945, nước ta giành được độc lập, cướp chính
quyền từ tay phát xít Nhật, nhưng việc giành chính quyền chưa thực sự hoàn toàn ta
vẫn phải thừa nhận sự can thiệp của thực dân Pháp ở Đông Dương. Vào ngày
2.9.1945 trước toàn thể đồng bào chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tun ngơn độc
lập tun bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước Việt Nam độc lập
hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, Sự ra đời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành quả của cách mạng có tính thời đại, thay
đổi chế độ chính trị, thay đổi chính thể, khẳng định sự thắng lợi của hệ tư tưởng giai
cấp vô sản. Đến sau 1975 nước ta hồn tồn giải phóng, dân ta hồn toàn độc lập
20


Đảng ta đã căn cứ vào những yếu tố khách quan của thời đại, dưa trên nền tảng vững
chắc của chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỳ họp Quốc hội khóa VI
quyết nghị lấy tên nước Việt Nam mới “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với
nhiệm vụ đưa cả nước tiến lên CNXH. Việc đổi tên nước lúc này là hoàn toàn phù
hợp với điều kiện lịch sử và chế độ chính trị của nước ta lúc bấy giờ, trong điều kiện
và hoàn cảnh hiện nay nước ta đang từng bước phát triển đang dần tiến lên xã hội chủ
nghĩa. Đến đây nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã hồn thành sứ mệnh của mình,
với tên mới nước ta bước sang một thời kỳ mới, với mục tiêu đi lên xã hội chủ nghĩa,
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tên nước đã phản ánh con đường mà
dân tộc ta đã chọn con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Dân chủ và xã hội chủ nghĩa
là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Xây dựng đất nước ta và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Trong điều 2 hiến pháp khẳng định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nơng dân và tầng lớp trí thức.”
- ( Quốc hiệu trong thời kỳ hiện đại, quốc hiệu biểu lộ tính chính trị hay ước

muốn chính trị đối với quốc gia dân tộc, thời gian từ năm 1945 cho đến nay. Từ năm
1945, khi phong trào giả phóng dân tộc trên tồn thế giới phát triển mạnh mẽ thì
phong trào giải phóng đất nước của Việt Nam cũng dâng trào lên mạnh mẽ với những
cuộc đấu tranh giành độc lập, tự chủ hay nhu cầu áp dụng những chủ nghĩa mới,
những hình thưc chính trị mới. Cho nên từ đây mỗi khi nắm chính quyền và đất nước
trong tay, các nhà cầm quyên tìm cách thay đổi quốc hiệu bằng cách thêm vào quốc
hiệu Việt Nam những từ để nêu rõ chủ trương chính trị của mình).

21


PHẦN 2: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hoà (1945), Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản
pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này.
Ngay sau khi tun ngơn độc lập, ngày 5-9-1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới
đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà số 5 về
việc bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “nền
mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi”.
Vào cuối những năm 50, sau khi hồ bình lập lại, ngày 21-07-1956 Chính phủ
đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy,
Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc
ca nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị
quyết ngày 2-7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, khơng chỉ có ý nghĩa biểu thị
chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu
thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay
chữ viết, đối với mỗi cơng dân, quốc hiệu ln là lịng tự hào dân tộc.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn, nước ta từng có những quốc

hiệu như Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam,
Đại Nam, Việt Nam dân chủ cộng hịa. Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng,
non sơng quy về một mối. Từ ngày 2.7.1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội
khóa VI nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định đổi thành quốc hiệu “Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho đến ngày nay. Hiến pháp năm 1980 và hiến
pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về
pháp lý và trên thực tế.
Năm 1976 nước Việt Nam tái thống nhất, lấy quốc hiệu là "Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam". Từ "Xã hội chủ nghĩa"được sao chép từ tên của một số quốc
22


gia, như Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xơ viết, Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Romania, Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc... Điều đó khơng chỉ để phân biệt
với ba quốc hiệu đã từng tồn tại trên đất Việt là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", "Việt
Nam Cộng hòa" và "Cộng hòa Miền Nam Việt Nam", mà còn để thể hiện con đường
do giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chọn cho Dân tộc.
Tên quốc hiệu “ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có ý nghĩa rất quan
trọng về cả mặt chính trị, ngoại giao, pháp lý và bản chất của nhà nước Việt Nam
hiện nay. Bên canh đó tên Quốc hiệu cịn có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ đối với các văn
bản quy pham pháp luật hay văn bản hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước, cơ
quan tư pháp, cơ quan lập pháp, cơ quan có thẩm quyền ban hành.
I. Về mặt chính trị
- Quốc hiệu hiện nay khẳng định Nhà nước Việt Nam có hình thức chính thể
là cộng hịa xã hội chủ nghĩa, có chế độ chính trị dân chủ và là nhà nước đơn
nhất,quyền lực thuộc về tay nhân dân dưới sự quản lý của nhà nước và sự lãnh đạo
của Đảng duy nhất, Đảng cộng sản Việt Nam, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
- Theo điều 4 Hiến pháp 1992, Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Hiện nay chế độ chính trị của Việt Nam theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ thông qua Quốc hội Việt Nam. Đảm bảo tính dân
chủ trong đất nước dưới sự giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dâ, của Đảng,
Tổ chức chính trị,… nhằm quyền dân chủ thuộc về tay nhân dân.
Ví dụ: trong việc sửa đổi Hiến Pháp vừa qua tại Đại hội Đảng lần thứ XIII,
Đảng và Nhà nước đã thực hiện trưng cầu ý kiến của người dân, xem xét để đưa ra
quyết định sửa dổi phù hợp.

23


×