Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu về ngữ âm học tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.48 KB, 18 trang )

DANH MỤC HÌNH VẼ
- Hình 1: Bộ máy phát âm

1. Mô i
2. Ră ng
3. Lợ i
4. Ngạ c
5. Ngạ c mềm
6. Lưỡ i con
7. Đầ u lưỡ i
8. Mặ t lưỡi
9. Gố c (cuối ) lưỡi
10. Nắ p họn g
A. Khoang yế t hầ u
B. Khoang miệng
C. Khoang mũ i

C
4
12

3
7

6

B 5
8

9


A

10

Hình 1 - Bộ máy Phát âm
- Hình 2: Hình thang ngun âm

i

y


e φ
 œ




a

A

Hình 2 - Hình thang ngun âm
- Hình 3: So sánh hai âm tiết: âm chính và âm đệm




u


l

t

t

l

Hình 3 - So sánh hai âm tiết lụt và luật

Tiếng Việt thực hành

1

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Chương Dẫn Nhập
0.1-

Lý do và mục đích nghiên cứu

Ngữ âm học có ý nghĩa thực hành rất lớn. Nó cung cấp cho ta phương pháp dạy viết,
đọc đúng, phát âm đúng tiếng nước ngoài, giúp nghiên cứu các bệnh về lời nói
có liên quan đến bộ máy phát âm.
Vì lý do đó nên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về ngữ âm
học tiếng Việt”. Ứng dụng so sánh với ngữ âm học tiếng Anh.
0.2-

Lịch sử nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu dựa trên giáo trình cơ bản được chính thức đưa vào giảng dạy
cho sinh viên chuyên khoa tiếng Việt và tiếng Anh là sách “Cơ Sở Ngôn Ngữ
Học và Tiếng Việt” của tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến (Nxb Giáo Dục, 2000), “Cơ Cấu Ngữ Âm Tiếng Việt” của tác giả Đinh
Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ (Nxb. Giáo Dục ,1998), “Ngữ Âm Học và Âm Vị
Học trong Tiếng Anh” của tác giả Peter Roach do Đặng Lâm Hùng, Đặng Tuấn
Anh dịch (Nxb Trẻ, 1998).
0.3-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

0.3.1- Đối tượng: nghiên cứu về ngữ âm học, âm tiết, âm tố, âm vị.
0.3.2- Phạm vi: đề tài chủ yếu được nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ tiếng Việt và
so sánh với tiếng Anh.
0.4-

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

0.4.1- Phương pháp nghiên cứu: đề tài được khảo sát qua sách vở, băng đĩa, các bài
giảng và thông tin qua mạng Internet cùng với sự kết hợp suy luận để so sánh,
đối chiếu hoàn chỉnh công trình nghiên cứu này.
0.4.2- Nguồn tài liệu
Tài liệu chủ yếu là giáo trình giảng dạy cho sinh viên Học viện Phật Giáo Việt
Nam tại TP.HCM, sinh viên chính quy chuyên khoa tiếng Việt và khoa Anh trường Đại
học Xã Hội và Nhân Văn, tài liệu của thư viện trường và các thông tin trên báo chí,
internet…
0.5-

Đóng góp


0.5.1- Lý luận: ứng dụng tốt cho việc học tập môn tiếng Việt và tiếng Anh ở bậc Đại
học trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.

Tiếng Việt thực hành

2

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


0.5.2- Thực tiễn: giúp cho sinh viên hiểu rõ ngữ âm tiếng Việt đồng thời giúp phát âm
tiếng Anh tốt hơn trong việc học môn Thuật ngữ tiếng Anh tại Học viện Phật
giáo Tp. HCM.
Chương 1: Ngữ âm học
1.1-

Khái niệm

Ngữ âm là hình thức âm thanh của ngôn ngữ, là phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ.
Ngữ âm bao gồm tất cả các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và ngôn điệu kết
hợp với nhau theo qui tắc của từng ngôn ngữ.
Ngữ âm học là môn học nghiên cứu chất liệu âm thanh của ngôn ngữ, nghiên cứu việc
sử dụng chất liệu này trong những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ và mối quan hệ
giữa hình thức âm thanh và chữ viết.
1.2-

Cơ sở của ngữ âm

1.2.1- Cơ sở âm học

Âm học phân biệt các âm thanh theo những đặc trưng sau:
- Độ cao: phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động càng lớn thì âm thanh
càng cao.
- Độ mạnh: phụ thuộc vào biên độ dao động. Biên độ càng lớn âm thanh càng to.
- Độ dài: là thời gian kéo dài của âm thanh.
1.2.2- Cơ sở sinh lý học
Toàn bộ các khí quan được dùng để cấu âm, được gọi là bộ máy phát âm, được chia
làm ba phần.
- Phổi
- Thanh hầu và dây thanh
- Các khoang trên thanh hầu
Khí quan được chia làm hai nhóm:
- Khí quan chủ động gồm: thanh hầu với dây thanh, khoang yết hầu, lưỡi, ngạc mềm,
lưỡi con và môi.
- Khí quan bị động gồm: ngạc cứng, lợi, răng và khoang mũi.

Tiếng Việt thực hành

3

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


1. Mô i
2. Ră ng
3. Lợ i
4. Ngạ c
5. Ngạ c mềm
6. Lưỡ i con
7. Đầ u lưỡ i

8. Mặ t lưỡi
9. Gố c (cuối ) lưỡi
10. Nắ p họn g
A. Khoang yế t hầ u
B. Khoang miệng
C. Khoang mũ i

C
4
1

23

7

6

B 5
8

9

A

10

Hình 1 - Bộ máy Phát âm
1.2.3- Cơ sở xã hội
Mỗi ngơn ngữ có hệ thống âm vị riêng và hệ thống ấy có biến đổi trong q trình phát
triển lịch sử của mình.

Chương 2: Âm tiết
2.1-

Khái niệm

Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất.
Ví dụ: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào (có 8 âm tiết)
Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất tồn vẹn, khơng thể phân chia được bởi
vì nó được phát âm bởi đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm. Cứ mỗi lần cơ
thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống là ta có một âm tiết. Lời nói là
một chuỗi đợt căn chùng như thế.
2.2-

Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

2.2.1- Có tính độc lập cao
Trong dòng lời nói, âm tiết của tiếng Việt bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ
ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
Trong tiếng Anh, có hiện tượng nối âm.
Ví dụ: This.is.a book. (Đây là quyển sách)
Trong tiếng Việt, khơng bao giờ có hiện tượng nối âm.
Ví dụ: các anh khơng nói thành cá canh.
Do đó việc vạch ra ranh giới giữa các âm tiết trong tiếng Việt dễ dàng hơn nhiều so
với tiếng Anh.
2.2.2- Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
Trong tiếng Việt gần như tồn bộ các âm tiết đều có nghĩa, hoạt động như từ, đều là từ
đơn.
Ví dụ: mây, mưa, ăn, ngủ…
Tiếng Việt thực hành


4

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Trong tiếng Anh, âm tiết không có khả năng ấy nếu đó không phải là một từ đơn thật
sự.
Ví dụ: cat có một âm tiết, là từ đơn có nghĩa là con mèo
Tiger có hai âm tiết, ti và ger chỉ là đơn vị ngữ âm đơn thuần, không có nghĩa.
Vì mỗi âm tiết của tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa cho nên người Việt
mới có cách chơi chữ theo lối tách từ.
Ví dụ: Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
(Truyện Kiều)
Cách chẻ đôi các từ: dày dạn, gió sương, ong bướm, chán chường có tác dụng nhấn
mạnh vào tính chất tiều tụy của nàng Kiều trước sóng gió của cuộc đời.
Trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần như âm tiết trong
ngôn ngữ tiếng Anh mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu.
2.2.3- Có một cấu trúc chặt chẽ
Mỗi âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất có năm phần:
-

Phần thứ nhất: có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao độ. Đó là thanh
điệu. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu.

-

Phần thứ hai: có chức năng mở đầu một âm tiết. Đó là âm đầu. Âm đầu bao giờ
cũng do các phụ âm đảm nhiệm.


-

Phần thứ ba: có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, cụ thể là
làm trầm hóa âm tiết. Đó là âm đệm.

-

Phần thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm tiết. Thành
phần này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm, được gọi là âm chính. Ví dụ:
/a/ trong âm tiết loạt.

-

Phần thứ năm đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết. Nó có thể là một phụ âm
như /t/ trong thịt hoặc bán nguyên âm như /u/ trong kêu. Thành phần này được gọi
là âm cuối. Âm cuối có thể là zêrô như trong các âm tiết ba chú bé.
THANH ĐIỆU
ÂM

VẦN
Âm chính

Âm đệm

Âm cuối

Năm thành phần này không phải bình đẳng như nhau về mức độ độc lập và khả năng
kết hợp:
Tiếng Việt thực hành


5

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


-

Thanh điệu và âm đầu kết hợp với phần còn lại của âm tiết một cách lỏng lẻo.

Ví dụ: cây còn nói lái thành con cầy, hiện đại => hại điện
-

Các yếu tố của phần vần gồm âm đệm + âm chính + âm cuối thì kết hợp với nhau
khá chặt chẽ. Âm chính và âm cuối thường có sự bù trừ, đắp đổi cho nhau về
trường độ, nghĩa là nếu âm chính dài thì âm cuối ngắn và ngược lại.

Chương 3: Âm tố
3.1-

Khái niệm

Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nữa.
Ví dụ: âm tiết na gồm hai âm tố n và a
Tiếng Anh: âm tiết pen gồm ba âm tố p, e và n
Để ghi âm tố, người ta đã thống nhất dùng chữ in Latin lấy từ bảng ký hiệu phiên âm
quốc tế đặt trong hai ngoặc vuông. Mỗi con chữ chỉ ghi một âm.
Ví dụ: [n], [a]
3.2-

Phân loại âm tố


Dựa vào cách thoát ra của luồng không khí khi phát âm. Các âm tố được phân làm hai
loại chính là nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra còn có bán nguyên âm hay bán
phụ âm.
3.2.1- Nguyên âm
Khi dây thanh dao động, âm được tạo nên nếu đi ra ngoài tự do, có một âm hưởng êm
ái, dễ nghe ta sẽ có các nguyên âm.
Ví dụ: [a], [e], [i], [o], [u]
- Về mặt âm học: Các nguyên âm bao giờ cũng là tiếng thanh bởi vì khi phát âm các
nguyên âm, sự chấn động của các phần tử không khí thoát ra có một chu kỳ
khá đều đặn.
- Về mặt cấu âm: khi phát âm một nguyên âm, bộ máy phát âm làm việc đều hòa,
căng thẳng từ đầu đến cuối. Sự hoạt động đều hòa đó của bộ máy phát âm làm
cho luồng hơi thoát ra có cường độ yếu nhưng không hề bị cản lại.
Dựa vào vị trí của lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của môi, để miêu tả và phân
loại các nguyên âm.
- Theo vị trí của lưỡi
o Các nguyên âm dòng trước: đầu lưỡi đưa về phía trước.
Ví dụ: [i], [e]
Tiếng Việt thực hành

6

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


o Các nguyên âm dòng giữa: phần giữa của lưỡi nâng lên phía ngạc.
Ví dụ: [ə] – chớ, [ϖ] – chứ
o Các nguyên âm dòng sau: phần sau của lưỡi nâng lên hướng ngạc mềm.
Ví dụ: [a], [u], [o], []]

- Theo độ mở của miệng:
o Các nguyên âm có độ mở rộng
Ví dụ: [a], [ă]
o Các nguyên âm có độ mở hẹp
Ví dụ: [i], [u]
- Theo hình dáng của đôi môi
o Các nguyên âm không tròn môi
Ví dụ: [i], [e], [a]
o Các nguyên âm tròn môi
Ví dụ: [u], [o], []]

i

y


e φ
 œ
æ
a


A

Hình 2 - Hình thang nguyên âm
Trong sơ đồ trên, ba vạch đứng thể hiện ba dòng nguyên âm: trước, giữa, sau. Phía bên
trái mỗi vạch đứng là các nguyên âm không tròn môi, bên phải vạch đứng là
các nguyên âm tròn môi. Theo chiều từ trên xuống dưới, càng xuống phía
dưới, độ mở miệng càng rộng hơn.
3.2.2- Phụ âm

Luồng không khí từ phổi đi ra nếu bị cản trở ở một điểm nào đó, chẳng hạn, sự khép
chặt của hai môi khi phát âm [b], [m], sự tiếp xúc giữa đầu lưỡi với lợi như khi

Tiếng Việt thực hành

7

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


phát âm [t], [d], gây nên tiếng nổ hoặc tiếng xát và gây nên một âm hưởng khó
nghe, ta sẽ có các phụ âm.
- Về mặt âm học: các phụ âm thường tạo nên một tần số chấn động không ổn định,
đó là tiếng động.
- Về mặt cấu âm: khi phát âm các phụ âm, bộ máy phát âm làm việc không đều hòa,
khi căng khi chùng, tạo cho luồng không khí phát ra một cường độ mạnh hơn
các nguyên âm.
Phân loại phụ âm:
3.2.2.1- Theo phương thức cấu âm
- Các âm tắc: khi không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, gây ra tiếng nổ vì phải phá vở
sự cản trở để ra ngoài.
+ Âm nổ thuần túy: [p] – chắp, [t] - tôi, [k] – cà kê
+ Âm mũi: [m] – miệng, [n] - lên, [ŋ] – người, [ ] - nhà
+ Âm bật hơi: [ť] - thôi
- Các âm xát: không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở
nhỏ giữa hai cơ quan cấu âm, gây nên tiếng xát nhẹ.
Ví dụ: [v] - vỗ về, [f] – pháo, [h] – học hành
- Các âm rung: ở chỗ lưỡi con hoặc đầu lưỡi chấn động liên tục làm cho luồng không
khí bị chặn lại và mở ra liên tiếp, gây nên một loạt tiếng rung.
Ví dụ: [⁄] – rổ rá

3.2.2.2- Theo vị trí cấu âm
- Các âm môi: là các âm có vật cản là môi
Ví dụ: [m] – mẹ, [b] - ba
- Các âm đầu lưỡi:
+ Đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm trên gọi là âm đầu lưỡi - răng
Ví dụ: [t] – ta, [ť] – tha thứ
+ Đầu lưỡi áp vào lợi gọi là âm đầu lưỡi – lợi
Ví dụ: [d] – đợi, [n] – nàng, [l] – la lối
+ Đầu lưỡi quặt lên phía ngạc
Ví dụ: [Η] - say sưa, [ϑ] – trăng
- Các âm mặt lưỡi: mặt lưỡi được nâng lên phía ngạc cứng
Ví dụ: [c] – cha, [ ] – nhà
Tiếng Việt thực hành

8

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


- Các âm cuối lưỡi: phần cuối lưỡi được nâng lên tiếp xúc với ngạc mềm
Ví dụ: [g] - gà, [k] - cá, [ŋ] - nghe
- Các âm thanh hầu: không khí đi ra bị cản trở trong thanh hầu
Ví dụ: [h] – hối hả
3.2-

Bán nguyên âm hay bán phụ âm

Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm.
Ví dụ: [-i] và [-u] trong hải cẩu
Chương 4: Âm vị

4.1-

Khái niệm

4.1.1- Định nghĩa
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và
phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
Để ghi âm vị, người ta thường đặt ký hiệu phiên âm ở giữa hai vạch nghiêng song
song.
Ví dụ: /a/, /b/
4.1.2- Phân biệt âm vị với âm tố
- Âm vị là một đơn vị trừu tượng, còn âm tố là một đơn vị cụ thể.
- Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố, âm tố là sự thể hiện của âm vị.
- Âm vị là cái chung, mang chức năng khu biệt nên khi nói đến âm vị là nói đến mặt xã
hội. Âm tố là sự thể hiện của âm vị, là một yếu tố âm thanh cụ thể cho nên nói
đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm.
- Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ nhất định. Âm tố là một cái gì chung cho mọi
ngôn ngữ chứ không phải chỉ cho một ngôn ngữ nào đó.
4.1.3- Biến thể của âm vị
Biến thể của âm vị là những âm tố cùng thể hiện một âm vị. Các biến thể của âm vị
được phân chia thành hai loại:
- Các biến thể kết hợp: là biến thể bị quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm.
Ví dụ: [m] trong màn và [m] trong mũ
Biến thể thứ hai do đi trước nguyên âm tròn môi [u] nên bị môi hóa.
- Các biến thể tự do: là biến thể không quy định bởi bối cảnh ngữ âm
Ví dụ: mẹ có người phát âm với một âm mở to gần như [æ], có người phát âm hẹp gần
như [e] và có âm [i] nhẹ ở đầu. Đó là những biến thể tự do của âm vị /ε/.
Tiếng Việt thực hành

9


Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


4.2-

Các hệ thống âm vị của tiếng Việt

Trong tiếng Anh, khi miêu tả và phân loại âm vị, người ta thường chỉ chia làm hai loại
chính đối lập nhau về đặc trưng âm học và cấu âm: hệ thống nguyên âm và hệ
thống phụ âm.
Trong tiếng Việt, các âm tiết đối lập nhau theo nhiều thành tố: thanh điệu, âm đầu, âm
đệm, âm chính và âm cuối. Ở vị trí mỗi thành tố đều có một loạt âm vị cùng
đảm nhiệm một chức năng như nhau. Khác tiếng Anh, tiếng Việt có năm hệ
thống âm vị khác nhau: hệ thống thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm
cuối.
4.2.1- Hệ thống âm đầu
4.2.1.1- Danh sách các âm đầu
Tiếng Việt có tất cả 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu:
/b,m,f,v,t,t’,d,n,z,⁄,s, ,c,″, ,l,k,x,ŋ,π,h,♣/
Phương

Vị trí

Môi

thức

Đầu lưỡi
Bẹt Quặt


Bật hơi

t’
Vô thanh
t
c
k

Không bật hơi
Hữu thanhb
d
vang
m
n
ŋ
Vô thanh
f
s
x
h
ồn
Hữu thanh
v
z

π
vang
l
Trong tiếng Anh có một số phụ âm có cách phát âm không có trong tiếng Việt, hoặc

ồn

cách phát âm không giống tiếng Việt: /±, ,→,z/
Ví dụ: /±/ - chair, church. / / - thin. /→/ - jam. /z/ - zoo
4.2.1.2- Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm đầu
Âm vị
/m/
/b/
/v/
/f/
/t/
/t’/
/d/
/n/
/s/
/ /

Cách viết

Ví dụ
mượt mà
buồn bã
vội vã
phất phơ
tan tác
thảnh thơi
đẫy đà
no nê
xa xôi
sớm sủa


m
b
v
ph
t
th
d
n
x
s

Tiếng Việt thực hành

10

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Âm vị
/l/
/c/
/″/
/ /
/x/
/h/
/⁄/
/z/
/π/


Cách viết
l
ch
tr
nh
kh
h
r
d
gh

Ví dụ
long lanh
chuồn chuồn
trục trặc
nhanh nhẹn
khô khốc
hối hả
ra ruộng
a thịt
gia đình
gây gổ

gi
g

khi đứng trước
/i,e,ε/
ngh


/ ŋ/

ng

ngủ ngon

khi đứng trước
/k/

/i,e,ε,ie/
k

q

khi đứng trước

khi đứng

các nguyên âm

trước các

/i,e,ε,ie/

âm đệm

c

cái


4.2.1.3- Vai trò của âm đầu
- Trong việc nhận diện âm tiết
So với các thành phần khác, âm đầu có số lượng lớn nhất do đó nó có chức năng khu
biệt lớn hơn tất cả. Dựa vào thành phần này người ta dễ nhận diện âm tiết hơn
dựa vào các thành phần khác. Do đó người ta viết tắt dựa vào âm đầu.
Ví dụ: XHCN viết tắt của Xã Hội Chủ Nghĩa
- Trong các vần thơ Việt Nam
Vần là sự hòa âm giữa hai âm tiết ở những vị trí nhất định trong dòng thơ, khổ thơ. Sự
hòa âm này được tạo ra chủ yếu nhờ sự đồng nhất vận mẫu của hai âm tiết hiệp
vần.
Ví dụ: Da trời ai nhuộm mà lam
Tình ta ai nhuộm, ai làm cho phai
(Nguyễn Bính)
4.2.2- Hệ thống âm đệm

Tiếng Việt thực hành

11

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


- Âm đệm là những âm tiết mà khi phát âm, hai môi của người phát âm tròn lại. Âm
đệm có cấu tạo gần giống như nguyên âm làm âm chính. Nhưng âm chính bao
giờ cũng nằm ở đỉnh âm tiết, quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm đệm
chỉ nằm ở sườn đường cong đi lên và chỉ có chức năng tu chỉnh, hoàn thiện
thêm, làm trầm hóa âm sắc của âm tiết.
Ví dụ: so sánh hai âm tiết lụt và luật





u

t

l

t

l

Hình 3 - So sánh hai âm tiết lụt và luật
Trong hình trên, ta thấy âm chính /u/ trong từ lụt nằm ở đỉnh âm tiết, còn âm đệm /u/
nằm ở sườn đường cong.
- Trong lời nói, độ mở của âm đệm phụ thuộc vào độ mở của nguyên âm – âm chính đi
sau.
+ Nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm rộng như /a,ă, ε/ thì âm đệm cũng được mở
rộng.
Ví dụ: hoa, xoăn
+ Nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm hẹp như /i,e,θ/ thì âm đệm cũng được thu hẹp
lại.
Ví dụ: hủy, huê
- Trong chữ viết, âm đệm có hai cách thể hiện phản ánh hai biến thể rộng và hẹp của
nó. Nó được ghi bằng con chữ o khi đi trước các nguyên âm rộng /a,ă, ε/, ví
dụ: họa hoằn. Nó được ghi bằng con chữ u khi đi trước các nguyên âm còn lại,
ví dụ: huy, huệ. Khi đi sau phụ âm /k/ với cách viết là q, âm đệm bao giờ cũng
được viết là u, ví dụ: qua, quê.
- Âm đệm không phân bố sau các phụ âm môi /m, b, f, v/. Hai âm có cấu âm giống
nhau hoặc gần nhau thì không kết hợp với nhau

4.2.3- Hệ thống âm chính
4.2.3.1- Danh sách các nguyên âm làm âm chính
Trong tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính
/i,e,ε, ,θ,θ− ,a,ă,u,o,],]− , ε− , ie, ε ,uo/
Tiếng Việt thực hành

12

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Độ mở Vị trí lưỡi
của

hình

dáng

miệng
môi
Nhỏ
Lớn vừa
Lớn

sau

Trước không
tròn môi

Không tròn môi


Tròn môi

θ / θ−
a/ă

u
o
] / ]−

i
e
ε / ε−

Về mặt âm học, các nguyên âm hàng trước thuộc loại âm sắc bổng, hàng sau – âm
trầm, các nguyên âm có độ mở lớn sẽ có âm lượng lớn, độ mở nhỏ có âm
lượng nhỏ.
Ba nguyên âm đôi /ie, θ ,uo/ thuộc về ba hàng: trước, sau không tròn môi và sau tròn
môi.
Trong tiếng Anh có một số nguyên âm, nguyên âm đôi và nguyên âm ba mà tiếng Việt
không có. Đó là:
- Nguyên âm /æ, /
Ví dụ: /æ/: man, mat, bat. / /: but, nut
- Nguyên âm đôi /eχ,uχ,ei,ai, ]i,χu,au/
Ví dụ: /eχ/: aired. /uχ/: tour, moored. /ei/: pain, face. /ai/: nice, mice, time.
/ ]i/: voice, void. /χu/: home. /au/: house, gown.
-

Nguyên âm ba /eiχ,aiχ,]iχ,χuχ,auχ/


Ví dụ: /eiχ/: player, layer. /aiχ/: fire. /]iχ/: loyal. /χuχ/: lower. /auχ/: power, hour.
Trong tiếng Anh còn có phân biệt giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn như:
/i,i:, u,u:, ],]:/
Ví dụ: /i:/ seat - /i/ sit. /u/ put - /u:/ food. /]/ pot - /]:/ horse
4.2.3.2 Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm chính
Âm vị
/i/
/e/
/ε/
/ε− /
/ /
/u/
/o/
/]/
Tiếng Việt thực hành

Cách viết
i, y
ê
e
a
ư
u
ô
oo

o
13

Ví dụ

chi li, ý kiến
ê chề, êm đềm
e thẹn
anh ách
từ từ
tu hú
hồ đồ
oong ooc
gọi to
Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Âm vị

Cách viết

Ví dụ

khi đi
trước /ŋ,k/
o
ơ
â
a
a

/]− /
/θ/
/θ− /
/a/

/ă/

ă

ong, oc
bơ phờ
ân cần
la đà
chau mày

loắt choắt

có vần au,
/ie/
/θ /

ay
yê, iê, ia, ya

tuyên truyền, chiếu điện,

ưa

ươ

chia mía, khuya
lưa thưa
vườn tược




mua rùa

âm cuối
zêrô
ua

/uo/

luống

có âm cuối âm cuối
zêrô

cuống

không phải
zêrô

4.2.4- Hệ thống âm cuối
4.2.4.1- Danh sách các âm cuối
Tiếng Việt có tám âm cuối trong đó có sáu phụ âm /m,n,ŋ,p,t,k/ và hai bán nguyên
âm / - u , - i /
Phương

Vị trí

Môi

thức

ồn
Vang

Đầu lưỡi
t
n

p
m

Mũi
Không mũi

Lưỡi
Gốc lưỡi
k
ŋ

-u

-i

Cách viết

Ví dụ

4.2.4.2- Sự thể hiện bằng chữ viết
Âm vị
/m/
/n/

/ ŋ/

m
n
nh

ng

có vần inh,

em
đền ơn
mình,

hàng không

khênh, bánh

ênh, anh
Tiếng Việt thực hành

14

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Âm vị
o

/- u /


Cách viết
u

leo cao

Ví dụ
kêu cứu

có vần ao,
eo
p
t
ch

/p/
/t/
/k/

c

có vần ich,
/- i

êch, ach
y

/

chắp

vụt
thích,

lạc, việc

chếch, sạch
i

mây bay

nói

có vần ay,
ây
4.2.5- Hệ thống thanh điệu
4.2.5.1- Định nghĩa
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu
tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.
Ví dụ: âm tiết cá được phát âm cao, âm tiết cà được phát âm thấp.
Trong tiếng Anh không có thanh điệu.
4.2.5.2- Mô tả các thanh điệu tiếng Việt
Tiếng Việt có sáu thanh điệu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và một thanh không dấu.
- Thanh không dấu: là thanh điệu cao, có đường nét vận động bằng phẳng từ đầu đến
cuối.
Ví dụ: đi xe ca sang Gia Lâm
- Thanh huyền: đường nét vận động của thanh này cũng bằng phẳng như thanh không
dấu nhưng về cuối có hơi đi xuống.
Ví dụ: dời nhà
- Thanh ngã: đường nét vận động bị gãy ở giữa do trong quá trình phát âm có hiện
tượng bị tắt thanh hầu.

Ví dụ: ngôn ngữ
Người sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, thường chuyển thanh này thành thanh sắc.
Ví dụ: nước lã => nước lá
- Thanh hỏi: là thanh thấp, có đường nét gãy ở giữa. Độ cao lúc bắt đầu của thanh hỏi
gần ngang thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn, thanh này đi xuống và lại
Tiếng Việt thực hành

15

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


đi lên cân xứng với đường đi xuống. Độ cao lúc kết thúc bằng độ cao lúc ban
đầu.
Ví dụ: đoản ngữ
- Thanh sắc: lúc bắt đầu, độ cao của thanh sắc gần ngang với thanh không dấu, nhưng
thanh sắc không đi ngang mà đi lên.
Ví dụ: sắp xếp
- Thanh nặng: là một thanh thấp, có đường nét xuống dần.
Ví dụ: địa ngục
4.2.5.3- Thanh điệu trong các âm tiết
Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết có liên quan chặt chẽ với thành phần âm cuối.
- Âm cuối là phụ âm tắc vô thanh /p,t,k/ chỉ có thể có thanh nặng hoặc thanh sắc. Các
thanh không dấu, huyền, hỏi, ngã không thể tồn tại được ở những âm tiết loại
này.
- Âm cuối không vô thanh, tất cả các thanh điệu đều có thể xuất hiện.
Chương 5: Ứng dụng vào đời sống hàng ngày
5.1- Giáo dục:
Đề tài góp phần cho sinh viên hiểu rõ bộ phận phát âm, cách phát âm tiếng Việt, so
sánh một số khác biệt với tiếng Anh để phát âm tiếng Anh chính xác hơn. Đề

tài này cũng góp phần vào việc học tốt môn tiếng Việt thực hành và tiếng Anh
cho sinh viên ở bậc đại học.
5.2- Đời sống:
Ngữ âm học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngôn ngữ, hỗ trợ việc giao
tiếp hàng ngày của con người.
5.3- Nghệ thuật:
Tận dụng khả năng biểu hiện ý nghĩa cao của âm tiết, người Việt đã tạo ra cách chơi
chữ bằng cách tách từ để nhấn mạnh một chủ đề nào đó như dày gió dạn
sương thay vì dày dạn sương gió, hoặc cách nói láy bằng cách sử dụng thanh
điệu của âm đầu kết hợp với phần còn lại của âm tiết như hiện đại => hại điện.
5.4- Kinh tế - chính trị:
Việc phát âm rõ ràng, chính xác giúp việc giao tiếp được thuận lợi, nhanh chóng,
không gây hiểu lầm. Trên cơ sở đó giúp ghi chép, soạn thảo tốt biên bản hội
nghị, v.v…
Tiếng Việt thực hành

16

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


Kết Luận
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại
dưới hình thức âm thanh. Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ ở hình
thức vật chất này. Hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Ngoài dòng âm
thanh cụ thể của tiếng nói, ngữ âm còn nghiên cứu những đơn vị ngữ âm, những
quy luật tổ chức, kết hợp các âm và cả chữ viết – một phương tiện ghi lại ngôn
ngữ bằng văn tự.
Trong chuỗi lời nói được phát ra, âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất. Trong một âm
tiết, âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nữa. Để ghi âm

tố, người ta thống nhất dùng con chữ in Latin lấy từ bảng ký hiệu phiên âm quốc
tế đặt trong hai ngoặc vuông. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Âm vị chỉ
hạn hẹp trong một ngôn ngữ nhất định, còn âm tố là cái chung cho mọi ngôn ngữ.
Để ghi âm vị, người ta đặt ký hiệu phiên âm ở giữa hai vạch nghiêng song song.
Ngữ âm học có ý nghĩa thực hành lớn. Nghiên cứu ngữ âm, chúng ta có thể nắm bắt
được sự vận hành của bộ máy phát âm. Trên cơ sở đó giúp chúng ta phát âm đúng
tiếng nước ngoài, nghiên cứu một số bệnh về lời nói. Ngữ âm cũng có nhiều đóng
góp quan trọng về mặt lý luận. Những quy luật của ngôn ngữ được hiểu dễ dàng
hơn qua ngữ âm.
Việc nghiên cứu ngữ âm học giúp sinh viên đại học nói chung và sinh viện Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM học tốt môn tiếng Việt thực hành, so sánh với
tiếng Anh để tìm ra một số khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh, giúp việc học
ngoại ngữ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Tiếng Việt thực hành

17

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cơ cấu Ngữ âm Tiếng Việt, Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ, Nxb Giáo dục, 1998.
Cơ sở Ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến, Nxb Giáo Dục, 2000.
Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Nxb Giáo Dục, 1962.
Khái quát về Lịch sử tiếng Việt và Ngữ âm tiếng Việt Hiện đại, Hữu Quỳnh, Vương
Lộc, Nxb Giáo Dục, 1973.
Ngữ âm học và Âm vị học, Peter Roach, Đặng Lâm Hùng – Đặng Tuấn Anh dịch, Nxb
Trẻ, 1998.

Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại, Cù Đình Tú – Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên
Trứ, Nxb Giáo Dục, 1972.
Tiếng Việt Thực Hành , Hà Thúc Hoan, Nxb Tổng Hợp TP.HCM, 1995.
Bài giảng của giảng viên bộ môn tiếng Việt thực hành.
(truy cập 01/01/10).

Tiếng Việt thực hành

18

Tăng sinh Phạm Quốc Đạt



×