Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương luận văn câu tỉnh lược trong sáng tác của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------

Nguyễn Quốc Khánh

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã ngành:……………..

Đề tài:
CÂU TỈNH LƯỢC CHỦ NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

NGƯỜI HƯỚNG DẪ KHOA HỌC:
P.GS. TS PHẠM VĂN TÌNH


Hà Nội, tháng 2 năm 2014

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Giá trị của tác phẩm văn học được tạo ra bởi cách sử dụng
ngôn ngữ với những dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ của tác phẩm văn học là cánh cửa giúp độc giả có thể đi vào khám phá những
giá trị về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học cũng như thông điệp mà nhà văn muốn
truyền tải qua tác phẩm của mình. Đây là cơ sở để độc giả có những hình dung chính xác nhất
về phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của một nhà văn. Đồng thời, việc sử dụng
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cũng là đề tài nghiên cứu rất thú vị của các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ.
Nam Cao là một trong những tác giả xuất sắc của nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn
1930 - 1945. Những tác phẩm như Đời thừa, Sống mòn, Chí Phèo, Một đám cưới, Đôi mắt,...


của Nam Cao đã đi vào đời sống của nhân dân. Ông để lại dấu ấn riêng, độc đáo trên văn đàn
với phong cách rất riêng trong thể loại truyện ngắn. Đặc biệt, đến với truyện ngắn của Nam
Cao, những cách tân về thể loại, cách dùng từ, đặt câu,... đã được thực hiện một cách toàn diện
và triệt để nhất. Chính vì vậy, có thể xem Nam Cao như một điển hình trong việc sử dụng ngôn
ngữ trong dòng văn học hiện thực của Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh những sáng tác của Nam Cao. Tuy nhiên, đa
phần các nghiên cứu đó đều tập trung vào mặt nội dung và phong cách nghệ thuật của Nam
Cao. Chính vì vậy, luận văn này mong muốn đóng góp thêm về mặt lý luận và tư liệu vào việc
giảng dạy và nghiên cứu truyện ngắn của Nam Cao nói riêng và phong cách sử dụng ngôn ngữ
của các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945 nói chung.
Đây chính là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu " Câu tỉnh lực chủ ngữ trong các
truyện ngắn của Nam Cao"
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhà văn Nam Cao là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Nam Cao sáng tác trong
khoảng 15 năm ( từ 1936 đến 1951) nhưng cho đến nay, ông vẫn là một trong những nhà văn
được nhiều người yêu thích. Trong suốt sự nghiệp của mình, Nam Cao chỉ để lại khoảng 100


tác phẩm trong đó có khoảng 60 truyện ngắn và 2 truyện vừa là Sống mòn và Người hàng xóm.
Mặc dù số lượng tác phẩm của ông không đồ sộ nhưng nó luôn ẩn chứa những giá trị văn vượt
thời gian.
Tác phẩm của ông vì thế có sức hút mạnh mẽ với giới nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Cho
đến nay đã có khoảng trên 200 công trình nghiên cứu về Nam Cao được công bố. Đặc biệt
trong thế kỷ XX đã có hai Hội thảo khoa học lớn về nhà văn Nam Cao được tổ chức. Năm
1991, Viện văn học phối hợp cùng Hội nhà văn và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh
tổ chức Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất của nhà văn (1951 - 1991); đến 1997, Hội
thảo khoa học nhân 80 năm ngày sinh của nhà văn Nam Cao do Viện văn học tổ chức đã khẳng
định vị trí của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, có hàng ngàn bài viết
về các khía cạnh khác nhau trong nghệ thuật ngôn từ, phong cách nghệ thuật và việc phản ánh
hiện thực của nhà văn Nam Cao được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thành tựu nghiên cứu về Nam Cao rất đồ sộ và phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài
này, chúng tôi chỉ xin điểm lại một số công trình nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ nghệ
thuật của Nam Cao.
Nhà văn Vũ Bằng cho rằng: “May mắn làm sao tôi lại được đọc một truyện của Nam Cao và
ngay mấy câu đầu tôi đ• thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm, nghịch ngợm, có
khi dớ dẩn, nhưng đậm đà có duyên.” Có cùng quan điểm này, với nhà văn Nguyễn Đình Thi,
ngôn ngữ trong truyện cả Nam Cao "đậm đà bản sắc bình dân nhưng không rơi vào chỗ thô tục.
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập V), khi nói đến Nam cao, tác giả Nguyễn Hoành
KHung nhận định: “Cách kể chuyện của Nam Cao rất sinh động, có duyên, lời kể của tác giả
thường xen lẫn độc thoại nội tâm của nhân vật, có chuyện được kể theo quan điểm của nhân
vật (Truyện tình, Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà…). Chọn quan điểm nhân vật, nhà văn
vừa kể chuyện, vừa miêu tả tâm lý, tính cách một cách kín đáo, tự nhiên, câu chuyện diễn ra
thêm chân thực, sinh động, mới mẻ. Phải có khả năng đi sâu vào đời sống bên trong con người
mới có thể kể chuyện theo cách kể này”.
Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định: “Ngôn ngữ ít nhiều phức điệu, tổ chức
được những mạng lưới phức tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn
ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí của những sự đan xen và nhoè lẫn vào nhau của hai
ngôn ngữ ấy ” nét tinh tế và rất đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật Nam Cao, đó là lời nửa trực
tiếp.


Nhà nghiên cứu Phong Lê thú nhận: “Tôi “nghiện” đọc Nam Cao, với nhu cầu chiêm nghiệm
các ý tưởng của Nam Cao, cùng với cách thể hiện và dẫn dắt chúng, thể nghiệm câu văn và
cách viết Nam Cao”.
Hơn nửa thế lỷ qua, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về Nam Cao. Các công trình đó đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu giá trị nội dung, giá trị tư tưởng được thể hiện qua sáng tác của
Nam Cao. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các giá trị nghệ
thuật, phong cách và thi pháp trong các truyện ngắn của Nam Cao. Tuy nhiên, hầu hết các công
trình nghiên cứu về Nam Cao đều thực hiện ở phương diện nghiên cứu văn học mà không có
nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, đặc biệt là sử dụng câu tỉnh lược trong các truyện

ngắn của Nam Cao. Điều này càng khích lệ chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về câu tỉnh
lược trong truyện ngắn của Nam Cao.
Qua khảo sát thực tế về việc sử dụng câu tỉnh lược trong truyện ngắn của Nam Cao, góp phần
làm rõ thêm về câu tỉnh lược và giá trị của câu tỉnh lược trong sáng tác của Nam Cao nói riêng,
sáng tác văn học nói chung. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy câu rút gọn
(câu tỉnh lược) trong nhà trường phổ thông hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ khái niệm câu tỉnh lược, xây dựng cái nhìn bao quát nhất về câu tỉnh
lược trong truyện ngắn của Nam Cao.
Thống kê, Khảo sát và miêu tả câu tỉnh lược trong truyện ngắn của Nam Cao trên bình diện cú
pháp, các biện pháp tu từ, hoàn cảnh sử dụng và những giá trị nghệ thuật mà chúng đem lại cho
tác phẩm để thấy được cái hay, cái độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng câu trần thuật vào
việc sáng tạo văn học.
Rút ra giá trị phong cách của Nam Cao trong việc sử dụng câu tỉnh lược trong sáng tạo văn
chương
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khoảng 40 truyện ngắn đã được các nhà nghiên cứu có tên tuổi sưu tầm
và công bố (gồm cả các sáng tác trước và sao Cách mạng tháng Tám 1945). Nghiên cứu việc
sử dụng câu tỉnh lược trong các sáng tác của nam cao trong sự thống nhất xuyên suốt, toàn diện
sẽ thấy được một cách đầy đủ hơn những đóng góp của Nam Cao cho nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:


- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học.
- Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu.
- Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của đề tài

Với đề tài này, chúng tôi mong muốn thống kê, phân loại nhằm cung cấp nguồn tư liệu phong
phú và đa dạng về câu tỉnh lược trong các truyện ngắn của Nam Cao góp phần nâng cao việc
dạy và học môn tiếng Việt trong nhà trường nói chung, việc dạy và học về câu tỉnh lược nói
riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, và kết luận cấu trúc của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu
Chương II: Câu tỉnh lược chủ ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao
Chương III: Câu tỉnh lược vị ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao
Kết luận
Ngoài ra, còn có phần phụ lục liệt kê các câu tỉnh lược được sử dụng trong truyện ngắn của
Nam Cao.



×