Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.63 MB, 49 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

THUYẾT TRÌNH
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NHÓM 2
GVHD: Nguyễn Thị Lan Chiên


ĐỀ TÀI

“Chứng minh năm 1945 đảng đã nhạy bén chớp
thời cơ lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa giành
chính quyền một cách nhanh chóng và ít đổ máu.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có những thời
cơ thuận lợi gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc?”


NỘI DUNG
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM
1945
Chương 2. ĐẢNG NHẠY BÉN CHỚP THỜI CƠ ĐƯA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
THÀNH CÔNG
Chương 3. TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, VIỆT NAM CÓ NHỮNG THỜI CƠ
THUẬN LỢI GÌ CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC?


Chương 1.CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945


1.1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
1.1.1 Tình hình thế giới và trong nước

TÌNH HÌNH
THẾ GIỚI

Ngày 1-9-1939, phátxít Đức
tấn công Ba Lan, hai ngày sau
Anh và Pháp tuyên chiến với
Đức, chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ.

Phátxít Đức lần lượt
chiếm các nước châu Âu.
Đế quốc Pháp lao vào
vòng chiến

Tháng 6- 1940, Đức tấn công
Pháp. Chính phủ Pháp đầu
hàng Đức. Ngày 22-6-1941,
quân phátxít Đức tấn công
Liên Xô.

Tính chất chiến tranh đế quốc
chuyển thành chiến tranh
giữa các lực lượng dân chủ
do Liên Xô làm trụ cột với
các lực lượng phátxít do Đức
cầm đầu.



Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng
trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông
Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu
ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức
đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội
họp và tụ tập đông người.

TÌNH
HÌNH
TRONG
NƯỚC

Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã phát xít
hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách
mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào
Đảng Cộng sản Đông Dương
ngày 22-9-1940 phát xít Nhật đã tiến vào Lạng sơn và
Hải Phòng
Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu
hàng Nhật.

Từ dó, nhân dân ta
chịu cảnh một cổ hai
tròng áp bức, bóc lột
của Pháp - Nhật


1.1.2. NỘI DUNG CHUYỂN HƯỚNG CHỈ

ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG


HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ VI ( 11-1939)
Tổ chức vào tháng 11 – 1939 tại Bà Điểm (Hooc Môn) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Nhận định kẻ thù: Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn đế quốc phát xít Pháp
Nhật.
Xác định nhiệm vụ: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp
bách của cách mạng Đông Dương lúc này.

Nội
dung

Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”,thay bằng
khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày.
Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc Đông
Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ
nghĩa đế quốc phát xit.
Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.


Ý NGHĨA

Đánh dấu sự chuyển
hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng. Đây
là sự chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược

đúng đắn.

Đảng ta đã dương cao
ngọn cờ giải phóng
dân tộc, đoàn kết
được rộng rãi mọi
tầng lớp giai cấp, dân
tộc Đông Dương
trong một mặt trận
dân tộc thống nhất để
đấu tranh chống kẻ
thù chung.

Sự chuyển hướng này
đã mở ra một thời kỳ
đấu tranh mới, thời
kỳ trực tiếp mở
đường tiến tới thắng
lợi của cách mạng
tháng Tám sau này.


HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN VII (11-1940)
Hội nghị họp tại Đình Bảng (Từ
Sơn, Bắc Ninh), có các đồng chí
Trường Chinh, Phan Đăng Lưu,
Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc
Việt, Trần Đăng Ninh,...tham
dự.


NỘI DUNG

Khẳng định chủ trương của hội nghị lần VI
là hoàn toàn đúng đắn.
Quyết định duy trì củng cố lực lượng du kích Bắc
Sơn, đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Nhấn mạnh vấn đề khởi nghĩa vũ trang để giành
chính quyền và coi đây là nội dung trung tâm từ đó
đề ra nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền.

Hội nghị xác định kẻ thù của nhân dân Đông
Dương đó là phát xít Nhật
Ngày 13-1-1941 cuộc binh biến Đô Lương do
đội Cung dẫn đầu nổ ra.


Hội nghị đã chuẩn bị điều
kiện để chuyển hình thức
đấu tranh và đã có chủ
trương đúng đắn.

Ý NGHĨA
Giữ gìn lực lượng cách
mạng chuẩn bị cho cuộc
khởi nghĩa vũ trang khi
thời cơ đến.


HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ VIII (5-1941)


Diễn ra từ ngày 10
tới 19-5-1941 tại Pắc
Pó, Hà Quảng, Cao
Bằng do đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đại
diện cho Quốc Tế
Cộng Sản chủ trì.


NỘI DUNG
 Xác định mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc - phát xít Pháp - Nhật.
 Tán thành chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng trong 2 lần hội nghị trung
ương VI và trung ương VII.
 Xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là hàng đầu.
 Thực hiện chủ trương tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân nghèo, thực hiện
giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công tiến đến dân cày phải có ruộng.
 Giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự
quyết, từ đó thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh.
 Chủ trương khởi nghĩa vũ trang và đồng thời khẳng định cách mạng ở Đông Dương
kết thức bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
 Hình thức khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
 Hội nghị chủ trương xây dựng Đảng gấp rút đào tạo cán bộ chuyên môn.


Ý nghĩa:

Sự chuyển hướng của Đảng ta là
đúng đắn trong giai đoạn cách
mạng sắp tới tiến đến thắng lợi của

cách mạng tháng 8/1945

Phản ánh sự nhạy bén trước sự thay
đổi của tình hình của Đảng.

Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập
hợp quần chúng, phương pháp cách
mạng từ khởi nghĩ vũ trang và đề ra
được quyền dân tộc tự quyết.

Kế thừa phát huy cương lĩnh của
Hồ Chí Minh.

Từ hội nghị VI tới hội nghị thứ VIII
đã dần hoàn thiện chiến lược nhằm
mục tiêu giành độc lập.

Phát triển chủ trương hàng đầu là
giải phóng dân tộc của hội nghị
trung ương VI và VII.

Chuyển hướng mới và tự giải quyết
vấn đề dân tộc


1.2. CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG KHỞI NGHĨA
VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN


1.2.1. Chuẩn bị

lực lượng

1942 Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh CaoBắc-Lạng được thành lập.
Bắc Sơn-Võ Nhai cũng là một trung tâm chuẩn bị khởi nghĩa. Sự ra đời và hoạt động
của lực lượng vũ trang Bắc Sơn làm cho các tổ chức cứu quốc được xây dựng rộng
khắp.

CHUẨN BỊ
LỰC LƯỢNG
CHÍNH TRỊ

Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc
Yên), vạch ra kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
Năm 1943 bản Đề cương văn hoá Việt Nam ra đời. Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam
và Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong hàng ngũ Việt Minh.
Đảng cũng chú trọng công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, ngoại
kiều ở Đông Dương chống phát xít.
Báo chí của Đảng và của mặt trận Việt Minh tuyên truyền đường lối chính sách
của Đảng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh.


1941 những đội du kích ở khu căn cứ
Bắc Sơn – Võ Nhai thống nhất thành
Trung đội cứu quốc quân I (14/2/1941).
Cứu quốc quân phát động chiến tranh du
kích trong 8 tháng (từ tháng 7/1941 đến
tháng 2/1942). Ngày 15/9/1941, Trung
đội cứu quốc quân II ra đời.

CHUẨN

BỊ LỰC
LƯỢNG

TRANG

Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chỉ thị
thành lập đội tự vệ gồm 12 chiến sĩ, làm
các nhiệm vụ: bảo vệ cơ quan đầu não,
giao thông liên lạc và huấn luyện tự vệ
cứu quốc.


Ngày 22 – 12 – 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập, do Võ Nguyên
Giáp chỉ huy.

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân - tiền thân của Quân
đội nhân dân Việt Nam.

CHUẨN BỊ
LỰC
LƯỢNG

TRANG

Tháng 4 – 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc
Kì quyết định thống nhất lực lượng vũ trang, phát
triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng 7 chiến
khu trong cả nước.

Ngày 15 – 5 – 1945, Cứu quốc quân và Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân được thống nhất
thành Việt Nam giải phóng quân.
Lực lượng bán vũ trang cũng được xây dựng rộng
khắp, ở cả nông thôn và thành thị, gồm các đội du
kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu.


Năm 1940, Vùng Bắc Sơn Võ Nhai trở thành trung
tâm căn cứ địa, gắn liền với
sự ra đơì và hoạt động của
lực lượng vũ trang Bắc
Sơn.

XÂY DỰNG
CĂN CỨ ĐỊA

Năm 1941, Nguyển Ái
Quốc về nước, trực tiếp
lãnh đạo cách mạng. Người
chọn Cao Bằng làm nơi đầu
tiên để xây dựng căn cứ
địa, phát triển thành căn cứ
Cao – Bắc – Lạng.
Năm 1943, Uỷ ban Việt
Minh liên tỉnh Cao – Bắc –
Lạng lập ra 19 ban “xung
phong Nam tiến” để phát
triển lực lượng xuống các
tỉnh miền xuôi.


Thành lập Khu giải phóng
Việt Bắc


Ngày 16 – 4 – 1945, Tổng bộ Việt
Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban
Dân tộc giải phóng các cấp.

XÂY
DỰNG
CĂN
CỨ ĐỊA

Tháng 5 – 1945, Hồ Chí Minh rời
Cao Bằng về Tuyên Quang.
Người chọn Tân Trào làm trung
tâm chỉ đạo cách mạng.
Tháng 6 – 1945, thành lập Khu
giải phóng Việt Bắc, thực hiện 10
chính sách lớn của Việt Minh.
Đây là căn cứ địa chung của cách
mạng cả nước, Tân Trào là thủ đô
Khu giải phóng. Uỷ ban chỉ huy
lâm thời khu giải phóng được
thành lập.

Công cuộc chuẩn bị lực lượng
được tiến hành chu đáo. Toàn
Đảng, toàn dân sẵn sàng đón chờ

thời cơ vùng dậy Tổng khởi
nghĩa.


1.2.2. KH ỞI NGH ĨA V Ũ TRANG GIÀNH
CHÍNH QUY ỀN


Kh ởi ngh ĩa t ừng ph ần
(tháng 3/1945 đ ến gi ữa tháng 8/1945)


HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
 9 – 1940, Nhật và Pháp hoà hoãn với nhau tạm thời
 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương
 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Từ Sơn (Bắc Ninh) để đánh giá tình

hình và đề ra chủ trương mới.
 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động

của chúng ta, xác định:
+phát xít Nhật là kẻ thù chính
+thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”;
+chủ trương “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc
tổng khởi nghĩa.


DIỄN BIẾN
Tại Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân và Cứu

quốc quân phối hợp với lực lượng
chính trị giải phóng hàng loạt châu,
huyện, xã.
Ở Bắc Kì, Trung Kì, trước nạn đói
diễn ra trầm trọng, Đảng đề ra
khẩu hiệu “Phá kho thóc giải
quyết nạn đói”. Phong trào thu
hút hàng triệu người tham gia
Làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng
lên ở nhiều nơi. Việt Minh lãnh đạo
quần chúng nổi dậy ở Tiên Du (Bắc
Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên)…
Hình ảnh phá kho thóc Nhật Tháng 6/1945


DIỄN BIẾN
Ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, hoạt động vũ
trang truyên truyền, diệt ác trừ gian được
đẩy mạnh, tạo điều kiện phát triển các đoàn
thể cứu quốc và xây dựng lực lượng tự vệ
cứu quốc.
Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba
Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa
(3-1945), thành lập chính quyền cách mạng,
tổ chức đội du kích Ba Tơ và xây dựng căn
cứ Ba Tơ.
Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động
mạnh nhất ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
Báo chí cách mạng đều ra công khai và gây
ảnh hưởng chính trị vang dội.


Tại Quảng Ngãi, đội du kích Ba Tơ tiến về
giải phóng thị xã


Ý NGHĨA
 Thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt

Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
 Làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa

mau đến.
 Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạng được tăng cường, trận

địa cách mạng được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan
cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
 Là một cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng,

chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.


×