Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề tài : Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.34 KB, 20 trang )

1


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI


BÀI TẬP NHÓM
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài : Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham
gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 2- LỚP K1B
Phan Quốc Nghiệp
Nguyễn Tuấn Anh
Bùi Đức Hiếu
Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Lương Đức
Lê Mạnh Khởi

1)
2)
3)
4)
5)
6)

Hà Nội, 2016

2




MỞ ĐẦU
Công ước Berne là công ước quốc tế đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền tác
giả và là công ước quan trọng nhất trong hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả
của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Việt Nam tham gia công ước này từ
năm 2004, đây là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế. Khi tham
gia Công ước Berne, đã rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học... của
Việt Nam được bảo hộ trên nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta
cũng phải xây dựng một hành lang pháp lý để bảo hộ cho các tác phẩm nước ngoài
tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên những chuyển biến đáng được ghi nhận trong
việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Qua hơn 10 năm tham gia vào Công ước này, mà Việt Nam vẫn đứng trước
một thưc tế rằng quyền tác giả nói chung và quyền tác giả nước ngoài nói riêng bị
xâm phạm ở mức độ cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá một cách sâu
sắc về thực trạng của việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Từ đó, xây đựng một hệ thông pháp luật hoàn thiện để bảo hộ quyền tác giải cho
các tac giả đặc biệt là các tác giả nước ngoài.
Xuất phát từ mục đích trên, nhóm 2 lớp K1B chúng tôi đã quyết định chọn
đề tài: “Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham
gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả”. Qua đó, có thể giúp
giúp các bạn có thể hiểu một cách sơ bộ về việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài và đưa gia một số kiến nghị để pháp giúp hoàn hiện hơn về hệ thông
pháp luật trong lĩnh vực này.

3


NỘI DUNG

A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI KỂ TỪ KHI VIỆT NAM THAM GIA CÔNG ƯỚC BERNE
NĂM 1886 VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ.

I.

Khái quát chung về Công ước Berne.

1. Công ước Berne

- công ước quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả

trên thế giới.
Công ước Berne được lấy ý tưởng về một thỏa thuận quốc tế đa phương
nhằm bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi châu Âu. Sau một thời gian thương
lượng, đàm phán, ngày 9/9/1886 tại Berne, Thụy Sĩ, 10 nước châu Âu đã thông qua
thỏa thuận quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả : Công ước Berne - Công ước
về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Berne ra đời đã đánh dấu
một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới với vai
trò tiên phong của các nước châu Âu, đồng thời cũng là những nước sáng lập ra Tổ
chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

2. Những lợi ích chủ yếu khi tham gia Công ước.
WIPO đã tổng kết kinh nghiệm thực tế của hơn 110 năm áp dụng, phát triển
Công ước và đã rút ra kết luận chung là quyết định gia nhập Công ước Berne của
một nước là một hành động vì lợi ích của chính nước đó.
Lợi ích chủ yếu đối với quốc gia nhập Công ước Berne là các tác phẩm của
tác giả quốc gia đó tự động được bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên khác. Từ
đó, các tác giả có thể được hưởng những lợi ích kinh tế tại các thị trường rộng lớn
hơn nhiều so với thị trường trong nước. Mặt khác, việc gia nhập Công ước Berne

có thể sẽ làm cho vị thế cạnh tranh của các tác giả tại thị trường trong nước tăng
lên, bởi vì các tác phẩm của tác giả nước ngoài chỉ có thể được đưa vào thị trường
4


các quốc gia thành viên khi được họ cho phép; mặt khác cũng không thể duy trì
được lâu trên thị trường các tác phẩm nước ngoài với giá thấp hơn giá nội địa bởi
những đòi hỏi của việc ủy quyền phân phối tác phẩm không cho phép như vậy. Đây
có thể được xem như là một yếu tố quan trọng đối với việc khuyến khích sáng tạo
và phát triển cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp quyền tác giả trong nền kinh tế
thị trường của các quốc gia thành viên.
Một khi đã gia nhập Công ước Berne thì quốc gia đó trở thành một bộ phận
của hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả đối với các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ trong hệ thống thương mại quốc tế. Đây là một điều hết sức quan trọng đối
với quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, công nghệ và các sản phẩm công
nghiệp giải trí. Hơn thế nữa, các chuẩn mực thực chất của Công ước Berne được
ghi nhận trong Hiệp định TRIPS với tư cách là những chuẩn mực cần thiết tối thiểu
cho việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đóng một vai trò thiết yếu để các quốc gia có thể
đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng thông qua việc trao đổi hàng hóa dịch
vụ với nước ngoài.

3. Những đòi hỏi gia nhập Công ước Berne đối với Việt Nam.
Trong một thời gian dài, các tác phẩm do tác giả Việt Nam sáng tạo không
được xem xét đúng mức như những tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. Tác giả không biết
mình có quyền và nghĩa vụ gì, không có những đòi hỏi gì. Còn các tổ chức sử dụng
tác phẩm phần đông lại dành cho mình toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không cần
để ý đến quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả.
Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian qua cũng cho
thấy, quyền tác giả nói chung và đặc biệt là tác giả nước ngoài bị xâm phạm ở mức
độ cao. Xuất phát từ đặc thù của Việt Nam là Nhà nước độc quyền về in ấn, xuất

bản, phát thanh và truyền hình..., vì vậy, có hiện tượng các cơ quan, tổ chức kinh
doanh Nhà nước có thẩm quyền trên lĩnh vực này xâm phạm quyền tác giả của các
5


tổ chức, cá nhân nước ngoài, sao chép và phổ biến các bản sao tác phẩm nước
ngoài để sử dụng trong nước. Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng nhiều tác phẩm
nước ngoài được nhập lậu vào Việt Nam để rồi lại được các cá nhân, tổ chức kinh
doanh tư nhân nhân bản và phổ biến trên quy mô thương mại với giá rất thấp, cạnh
tranh với các tổ chức kinh doanh văn hóa phẩm của Nhà nước và lấn át các tác
phẩm của tác giả trong nước.
Xét về khía cạnh kinh tế thì việc sử dụng không xin phép và không trả tiền
tác giả đã tạo ra nhiều lợi nhuận cho những tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh
văn hóa phẩm, bởi các đối tượng này giảm được rất nhiều chi phí đầu vào. Còn xét
về khía cạnh văn hóa nghệ thuật và khoa học - công nghệ thì việc tự do khai thác
các tác phẩm nước ngoài cũng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình văn hóa
phẩm, kể cả về hình thức lẫn nội dung, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân.
Do giá bán các tác phẩm nước ngoài được sao chép ở Việt Nam thấp hơn nhiều so
với các bản sao chính thức của nước ngoài, nhiều người dân bình thường vẫn có thể
mua được để nghiên cứu và thưởng thức. Phải thừa nhận rằng trong thời gian qua,
nếu không có hiện tượng vi phạm quyền tác giả nước ngoài một cách tích cực, thì
trình độ dân trí khó có thể đạt được như hiện nay.
Tuy nhiên, người sử dụng tác phẩm nước ngoài để kinh doanh không phải
xin phép và trả tiền cho tác giả, nên họ có thể đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà
không lựa chọn tác phẩm cho phù hợp với điều kiện, lối sống, phong tục tập quán
của Việt Nam, vô tình họ còn góp phần tuyên truyền những loại văn hóa phẩm
thiếu lành mạnh hoặc làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Hơn nữa, họ không chịu
ràng buộc với các điều kiện bảo đảm uy tín cho tác giả nên có thể đưa ra những bảo
sao kém chất lượng, gây thiệt hại cho tác giả và cho người tiêu dùng. Việc sử dụng
tràn lan các tác phẩm nước ngoài ở Việt Nam đang dẫn đến nguy cơ làm hạn chế,

thậm chí có thể làm thui chột hoạt động sáng tạo ở Việt Nam ; tạo cơ hội cho việc

6


hình thành thói xấu sính ngoại, coi thường hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
và khoa học của người Việt Nam.
Vì vậy, việc tham gia Công ước Berne là một yêu cầu tất yếu đối với Việt
Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

4. Tác động của các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả trong công ước Berne
đối với Việt Nam.
Tháng 10/2004, Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam. Có thể nói nó đã
đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình hộ nhập quốc tế và có
thể coi là ngày mở ra một tương lai cho ngành công nghiệp bản quyền ở Việt Nam.
Từ khi trở thành thành viên của Công ước Berne, Việt Nam có trách nhiệm
bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả vả chủ sử hữu quyền tác giả trong nước cũng
như cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của các quốc gia khác là thành viên
Công ước. Đồng thời các quốc gia thành viên khác của Công ước cũng sẽ có nghĩa
vụ bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Việt Nam. Từ
đó mở ra cho các tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm, các nhà đầu tư tài chính và dịch
vụ trong lĩnh vực này của Việt Nam có thể thuận tiện trong việc chuyển giao quyền
tác giả của các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế.
Về mở rộng đầu tư và mở rộng thị trường các tác phẩm văn học nghệ thuật
của Việt Nam tại các quốc gia thành viên công ước và các của các quốc gia thành
viên công ước tại Việt Nam cũng được phát triển hơn. Bên cạnh đấy, môi trường
văn hóa của Việt Nam cũng được văn minh hơn, tránh tình trạng vi phạm bản
quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi nhuận.
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam từ khi tham gia Công


II.
1.

ước Berne.
Thành tựu.

7


Kể từ ngày gia nhập Công ước Berne ( ngày 26 tháng 10 năm 2004), Việt
Nam đà đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau:
Gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã tạo cho mình những tiền đề đáng kể
từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia
nhập Công ước Berne, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế
về quyền tác gia như: Công ước Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs... Đây
là cơ hội đổ Việt Nam vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về
quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế.
Cũng từ sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, hệ thống tổ chức quản
lý tập thể quyền tác giả đã được thành lập, góp phần tạo niềm tin cho các tác giả tập
trung sáng tác, cống hiến.
Đồng thời, số lượng giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả được cấp cho các
tác giả Việt Nam nói chung và các giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài nói riêng tăng rất nhanh. Điều này cũng dễ hiểu, bởi việc bảo hộ quyền
tác giả ở Việt Nam đã khá phù hợp với pháp luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ sẽ
tạo niềm tin, động lực cho các tác giả muốn bảo hộ các tác phẩm của chính mình.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan
được tăng cường có hiệu quả. Từ năm 2001 đến năm 2010 đã có trên 100 chương
trinh hội nghị, tập huấn, hội thảo quốc gia và quốc tế được thực hiện với gần 10
nghìn lượt người tham dự. Website quyền tác giả Việt Nam ra đời từ năm 2004, đến
cuối năm 2010 đã có trên 40 triệu lượt truy cập. Điều đó cỏ nghĩa là công chúng đã

ý thức hơn đến vấn đề bản quyền trong việc khai thác, sử dụng các tác phẩm văn
học nghệ thuật và khoa học và chấp hành tốt các quy định liên quan đến vấn đề
này, ví dụ: năm 2009 Cục bản quyền đã thụ lý hồ sơ, cấp 4560 giấy chứng nhận cho
4560 tác giả, chủ sở hữu miền Bắc. Càng ngày số lượng chủ thể nộp đơn đăng ký
quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục bản quyền tác giả càng nhiều. Tính đến
8


15/12/2010 Cục bản quyền đã cấp 3629 Giấy chứng nhận quyền tác giả, Giấy
chứng nhận quyền liên quan.
Về tổ chức, sau khi gia nhập Liên hiệp Berne hệ thống tổ chức quản lý quyền
tác giả bao gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC), Trung tâm
quyền tác giả văn học (VLCC), hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)... đã
được thành lập và hoạt động rất hiệu quả. góp phần quan trọng trong việc tự bảo vệ
quyền và tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ và nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Năm
2008 VCPMC đà thu được 15 tỷ đồng tiền tác quyền cho các nhạc sỹ và tác giả.
Đến năm 2010 thu hơn 32 tỷ trong đó có gần 3 tỷ đồng thu từ dịch vụ karaoke -đây
được coi là thành công nhất năm này.
Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan thực thi được tăng cường đảm bảo
cho Công ước Berne được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam. Các cơ quan có thẩm
quyền đà kết hợp với các ban ngành có liên quan về tổ chức kiểm tra nhiều cơ sở
kinh doanh dịch vụ liên quan đến quyền tác giả. phát hiện và xử lý nhiều cơ sở vi
phạm như việc UBND TP.HCM đà ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 500
triệu đồng đối với Công ty TNHH phát hành sách Sài Gòn đã sử dụng, sao chép bất
hợp pháp tác phẩm của người khác. Từ năm 2001 đến nay, đã có trên 20 vụ án về
quyền tác giả và quyền liên quan được các tòa dân sự, kinh tế xem xét và xử lý.
2.

Hạn chế.
a) Tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực.

Tình trạng vi phạm chủ yếu xuất phát từ động cơ lợi nhuận. Khi xuất bản

hoặc sử dụng không xin phép tác giả sẽ giúp tiết kiệm được một chi phí đáng kể.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật vẫn chưa thật sự chặt chẽ và đủ mạnh để trừng trị
những hành vi xâm hại.
Trong lĩnh vực xuất bản: Hiện nay, ở nhiều nơi trên thị trường, sách dịch vi
phạm bản quyền tràn lan với giá bán giảm 20-70% so với giá bán trên bìa sách gây
9


ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và sự tồn tại của các nhà xuất bản. Phổ biến
nhất là truyện tranh thiếu nhi của nước ngoài. Truyện tranh in lậu, không có bản
quyền, thậm chí gắn thêm vào mác của các nhà xuất bản nổi tiếng, không được
kiểm soát nội dung, bán tràn lan ngoài thị trường. Những bản in lậu này đã gây
thiệt hại lớn cho các nhà xuất bản vì giá bán chỉ bằng 50% sách có bản quyền, thậm
chí cả thiệt hại về uy tín. Các nhà xuất bản cùng giẫm chân lên nhau. Sách của nhà
xuât bản này đã mua bản quyền thì đã bị nhà xuất bản khác in và tung ra thị trường
trước, tất nhiên là không có bản quyền
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng, đĩa: Hoạt động nhập lậu, in
lậu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại
khu vực cửa khẩu, biên giới. Cũng giống như sách in lậu, băng đĩa in lậu được bán
với giá rất rẻ. Chỉ bằng 1/10 so với giá băng đĩa sản xuất họp pháp. Thị trường
băng đĩa hiện nay phát sinh, biến tướng nhiều hỉnh thức và kiểu cách mới tinh vi
khó lường. Vừa qua. cơ quan công an đã triệt phá tận gốc nhiều ổ băng đĩa phim
đồi trụy với số lượng hành nghìn đĩa và hàng nghìn tập tin trong máy tính.
Nghị định 75/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa
(thay thế các quy định tại Chương II Nghị định 56/2006) đã có hiệu lực từ đầu
tháng 9/2010 nhưng tình trạng sao chép đĩa lậu vẫn tràn lan. Điểm mới là ngoài các
quy định xử phạt những người in. sao chép, bán và cho thuê băng đĩa lậu. Nghị
định này còn quy định xử phạt người mua băng đĩa lậu. Theo quy định, khi đi kiểm

tra các cửa hàng nếu gặp người mua đĩa không tem., nhãn hoặc dán nhãn giả từ 10
cái trờ lên sẽ phạt tiền với những mức phạt khác nhau. Nhưng trên thực tế. rất khó
gặp người mua một lúc 10 đĩa.
Trong lĩnh vực phần mềm máy tính: Cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin. những vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cùng tăng đáng kể.
Nhiều phần mềm của tác giả nước ngoài và tác giả VN bị các tổ chức, cá nhân sao
chép, sử dụng không được phép của tác giả. Tình trạng vi phạm bản quyền phần
10


mềm tràn lan không chỉ gây tổn thất cho ngành phần mềm máy tính nước nhà mà
còn ảnh hường tới uy tín của quốc gia. Theo báo cáo gần đây của Liên minh phần
mềm doanh nghiệp VN và IDC, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của VN là
85%. Thiệt hại xử lỷ vi phạm của VN tăng lên tới 353 triệu USD. Đứng thứ 24
trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất, khối người
tiêu dùng, là nơi có tốc độ tăng số máy tính cá nhân mua mới rất cao (52%). đi kèm
với các phần mềm lậu, đã làm giảm tác dụng của các nỗ lực kéo tỷ lệ vi phạm
xuống.
Trong lĩnh vực âm nhạc: Hiện nay, rất nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực
hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc trong các hoạt động văn
hóa. kinh doanh, du lịch và hoạt động thông tin - truyền thông. Cụ thể:
+ Trong hoạt động biểu diễn thường xuyên: rất nhiều đoàn nghệ thuật
chưa thực hiện ký kết hợp động và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho VCPMC.
Tính đến 28/8/2010, tại khu vực phía Bắc chi có 9/40 (chiếm 22,5%) đoàn ca múa
nhạc chuyên nghiệp thực hiện việc ký kết hợp đồng và trả tiền bản quyền tác giả
ảm nhạc cho VCPMC.
+ Trong hoạt động biểu diễn không thường xuyên: hầu hết các cá nhân và
tổ chức sử dụng âm nhạc trong lĩnh vực kinh doanh dề dàng trốn tránh nghìa vụ
luật pháp sau khi có giấy phép. Trong 7 tháng đầu năm 2010, có 354 buổi biểu diễn
được cấp phép tại Sở Văn hóa truyền thông du lịch Hà Nội nhưng chi cỏ 2-3% tổ

chức biểu diễn thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả âm nhạc.
+ Trong hoạt động kinh doanh du lịch: Hiện nay trên cả nước có 1447
khách sạn từ 1 sao đến 5 sao do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và
cấp phép hoạt động, nhưng mới có 40 đơn vị đăng ký hợp đồng bản quyền tác giả
âm nhạc. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên cả nước có 78 khu vui chơi giải trí và

11


khu nghỉ mát lớn nhưng mới chi có 5 đơn vị xin phép bản quyền tác giả cho các tác
phẩm âm nhạc được sử dụng.
+ Trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình: Trong năm 2010. hầu hết các
đài phát thanh và truyền hình trên cả nước đã nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả tiền
sừ dụng tác phàm âm nhạc cho các tác giả, chủ sở hừu tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn
còn một số Đài vần định không thực hiện.
- Trong lĩnh vực mỹ thuật: Hiện tượng nổi bật nhất trong việc về vi phạm
bản quyền trong mỹ thuật là vấn đề sao chép tác phẩm để bán ở thị trường trong
nước và nước ngoài. Việc sao chép này chủ yếu đối với các tác giả nổi tiếng như
Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm,... Gần đây, có thể kể đến vụ vi phạm bản
quyền bức tranh của tác giả Nguyền Tấn Khới - tác phẩm tranh cổ động giải A duy
nhất trong cuộc thi sáng tác tranh với chủ đề phòng chống HIV/AIDS cho thanh
niên với tác phẩm của họa sĩ Rewais Hanna.
b)

Mức độ vi phạm quyền tác giả

Cùng với việc sao chép đơn thuần một tác phẩm, ngày nay những tác phẩm
này còn được cắt xén, bổ sung... nhiều sản phẩm băng đĩa cũng sử dụng hình thức
này đề sao chép, làm giả. Thậm chí. số lượng lớn băng đĩa mang nội dung xấu, đồi
trụy cũng tràn lan khắp trên thị trường khó có thể kiểm soát được. Những đầu sách

nước ngoài tràn ngập các vỉa hè, chất lượng giấy in xấu được bán với giá rẻ vẫn
đáp ứng được nhu cầu đọc của độc giả. Thậm chí là tự tiện dịch sách. chụp, sao
chép những sách học ngoại ngữ. sách chuyên ngành...
Trong năm 2007. Thanh tra Văn hóa-Thể thao Du lịch đã kiểm tra 31.477 cơ
sở kinh doanh, dịch vụ phát hiện và xử lý 10.559 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 786
cơ sở. đình chi hoạt động 437 cơ sở. tạm giữ 204 giấy phép kinh doanh...
c)

Việc xử lý vi phạm quyền tác giả còn nhiều khó khăn và bất cập
12


Vai trò của Tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Trong khi các
vi phạm xảy ra ngày một gia tăng nhiều hơn nhưng khó bị phát hiện và khi bị phát
hiện thì thường chi bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính.
Mỗi năm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hàng ngàn vụ vi
phạm sở hữu trí tuệ nhưng chủ yếu do Cảnh sát Kinh tế. Quản lý thị trường và
Thanh tra Văn hóa Thông tin phụ trách giải quyết, số vụ được đưa ra xét xử tại tòa
án không quá 10 vụ. Chưa kể đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh
vực liên quan đến SHTT của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp
luật còn hạn chế, mức xử phạt nhìn chung còn nhẹ. chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra.
chính những người mà quyền lợi của họ bị xâm phạm lại tỏ ra e ngại khi tốn thời
gian, công sức và tiền bạc cho việc hầu tòa trong khi vi phạm quyền tác giả đang
trở thành một vấn nạn. Điều đó đặt ra câu hỏi cho các nhà làm luật về một cơ chế
tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả bảo vệ được tác phẩm của mình.
d)

Các cơ quan có thẩm quyền còn gặp nhiều vướng mắc trong quá
trình thực thi quyền tác giả


Hiện nay có nhiều loại cơ quan cùng có thẩm quyền quản lý hành chính
quyền tác giả: UBND các cấp. thanh tra văn hóa. cảnh sát kinh tế. quản lý thị
trường, hải quan... pháp luật chưa phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan.
Cho nên, trong thực tế có vụ việc nhiều cơ quan cùng giải quyết, có vụ việc không
thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Sự phối hợp thiếu đồng bộ và chồng chéo,
nhiều cấp xử lý giữa các cơ quan dẫn đến việc còn gặp nhiều vướng mắc về thẩm
quyền trong thực tế việc xử lý vi phạm nhằm bảo đảm thực thi quyền tác giả.
3.

Thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài.
a) Sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành vói Công ước
Berne sau khi gia nhập Công ước.

13


Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam từ 26/10/2004, từ đó trở về trước chỉ
có BLDS 1995 điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Đây là các quy định về bảo
hộ quyền tác giả nói chung, trong đó bao gồm cả quyền tác giả có yếu tố nước
ngoài. Sau khi gia nhập Công ước Berne, nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản
luật và dưới luật như BLDS 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005... nhằm đồng bộ hóa tới
mức tối đa hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của nước ta với Công ước
Berne.
Về tiêu chuẩn bảo hộ: Điều 737 BLDS 2005 quy định Nhà nước bảo hộ các
tác phẩm thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không
phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Điều này phù
hợp với tinh thần cua Công ước Berne. Đương nhiên việc thể hiện dưới hình thức
và phương tiện nào đi nữa thì cũng đều là chất xám, trí tuệ của tác giả sáng tạo ra
và chúng xứng đáng được Nhà nước bảo hộ. Ngoài ra, nếu lấy chất lượng tác phẩm

làm thước đo bảo hộ thì đây là điều vô cùng khó cho các nhà làm luật, vì một tác
phẩm coi là hay hay dở là rất khó xác định.
Thời điểm phát sinh quyền tác giả: Tinh thần Điều 739 BLDS 2005 và
Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 khá khớp với nguyên tắc bảo hộ đương nhiên của
Công ước Berne là quyền tác giả sẽ phát sinh ngay sau khi tác phẩm được định
hình dưới một hình thức nhất định không lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào.
Thủ tục đăng kí tác phẩm chỉ là quyền của tác giả, người sở hữu tác phẩm mà thôi.
Giới hạn quyền tác giả: Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung
2009 đã quy định tương đối phù hợp với Điều 10 bis của Công ước về điều kiện sử
dụng tự do các tác phẩm đã công bố. Điều này khẳng định quyền tác giả là bất khả
xâm phạm, mặt khác các tác phẩm là tài sản của nhân loại nên cần có những điều
kiện vừa thuận lợi cho người sử dụng, lại vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm để công chúng có cơ hội tiếp cận kịp thời với tri thức
của thời đại.
14


Thực thi quyền tác giả: Có thể áp dụng 3 loại thủ tục là dân sự, hành chính
và hình sự. Các biện pháp áp dụng cũng đã tương thích với pháp luật quốc tế về
báo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói
riêng.
Công bố tác phẩm: Điều 3 Công ước Berne và khoản 9 Điều 4 LSHTT sửa
đổi, bổ sung 2009 đều coi việc công bố tác phẩm là phát hành với sự đồng ý của tác
giả.
Trước đây, luật quy định việc công bố, phổ biến tác phẩm trái với quy định
của Công ước. Việc quy định lại điều này đã chứng minh sự cố gắng của các nhà
lập pháp Việt Nam muốn đồng bộ hóa tới mức tối đa giữa pháp luật quốc gia và
Công ước.
b)


Sự chưa tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành với Công ước
Berne sau khi gia nhập Công ước.

Về đối tượng bảo hộ: ở đây vẫn chưa có sự thống nhất, pháp luật Việt Nam
quy định những tác phẩm được nhà nước bảo hộ mang tính chất không linh hoạt,
khoa học như quy định trong Công ước. Điều này sẽ bất cập khi có sự xuất hiện của
một thể loại tác phẩm mới cần được bảo hộ trong pháp luật Việt Nam.
Thêm vào đó, điều kiện bảo hộ cũng có chút khác biệt, pháp luật Việt Nam
quy định nội dung các tác phẩm được bảo hộ (khoản 1 Điều 8 LSHTT sửa đổi, bổ
sung 2009), trong khi đó trong Công ước không hề có quy định này.
Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm: Công ước Berne chỉ
quy định 2 loại quyền là quyền tinh thần và quyền kinh tế. Pháp luật Việt Nam lại
quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều
738 BLDS 2005). Sự khác biệt này không đơn thuần chỉ là sự khác biệt về cách gọi
tên mà còn khác biệt ở chính ý nghĩa về mặt thuật ngữ. Điều này làm cho quy định
15


về các loại quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm ở Việt Nam phức tạp hơn so
với Công ước Berne.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có quy định về quyền “droit de suit - The
right follow " ( quyền dành cho nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật thị giác) đối với tác
phẩm mỹ thuật và bán tháo viết tay.
Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả: được quy định tại Điều 7
Công ước. Tuy nhiên, Công ước quy định thời hạn bảo hộ dựa trên đối tượng được
bảo hộ, trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ là loại quyền
nào. Ngoài ra, Công ước chỉ quy định thời gian bảo hộ là có thời hạn, nhưng trong
pháp luật Việt Nam có cả quy định thời gian bảo hộ là vô thời hạn (Điều 27 LSHTT
sửa đổi, bổ sung 2009). Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng chưa quy định thời
hạn bảo hộ đối với quyền của nghệ sĩ biểu diễn và nhà sản xuất băng ghi âm như

Công ước Berne.
B. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ
QUYÈN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Từ những thực trạng hiện nay, mà xuất phát từ những sự tương thích về luật
pháp hiện hành của nước ta so với Công ước Berne, chúng ta cần có những biện
pháp sau:
Đối với chính sách hội nhập:
Hướng dẫn một cách có hệ thống và khoa học cho tất cả các doanh nghiệp về
luật pháp quốc tế. Khi Việt Nam đã vào WTO và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ
đã có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự ảnh hưởng của
các hiệp định thương mại quốc tế và do đó luật pháp quốc tế sẽ chi phối một phần
quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Nếu doanh nghiệp trong nước không
hội nhập, thì không chỉ tụt hậu mà còn thua thiệt. Doanh nghiệp phải có một văn
phòng luật sư tư vấn và chịu trách nhiệm pháp lý. Các chương trình quản trị kinh
16


doanh đều phải bao gồm các khóa về luật kinh doanh quốc tế và hợp đồng thương
mại quốc tế.
Song song với những cái tốt đang tiến hành về pháp chế trong nước, Việt
Nam phải phấn đấu đào tạo một đội ngũ luật sư Việt Nam đáp ứng được yêu cầu
của thời cuộc. Một mặt, các khoa luật quốc tế ở các trường luật cần cải tiến chương
trình giảng dạy để đào tạo một thế hệ luật sư mới có trình độ chuyên môn và bản
lĩnh ngang hàng với luật sư trên thế giới. Chương trình giảng dạy và điều kiện tốt
nghiệp phải tiến dần ngang bằng với các chương trình luật học của Mỹ mà trong đó
khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng thu thập và phân tích chứng cứ
cần được chú trọng đào tạo. Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cũng là
một hướng đi tốt.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả: Nhà nước tuy đã
có những hoạt động tích cực nhằm hệ thống hóa pháp luật bảo hộ quyền tác giả như

sửa đổi, bổ sung LSHTT năm 2009, nhưng như thế chưa đủ, mà cần có sự sửa đổi
đồng bộ giữa các luật có liên quan về vấn đề này trong pháp luật hình sự, pháp luật
hành chính, pháp luật dân sự... Trong đó các dự thảo về sửa đổi BLDS 2005 và một
số luật khác liên quan đến quyền tác giả cần đẩy nhanh tiến độ đổ sớm được Quốc
hội thông qua.
Ngoài ra, với các quy định chưa tương thích với Công ước cần nghiên cứu
kĩ, có những điều chưa thích hợp cần điều chỉnh, nhưng có những điều đã đảm bảo
với mức tối thiểu của Công ước và phù hợp với điều kiện nước ta thì chưa cần phải
thay đổi.
Mặt khác, các quy định về quyền tác giả chủ yếu được quy định trong
LSHTT và các điều luật khác nằm rải rác. Thêm vào đó, LSHTT lại quy định 3 đối
tượng với cơ chế bảo hộ khác nhau trong cùng một văn bản là không hợp lí. Nước

17


ta cũng nên có một luật riêng về quyền tác giả như Mỹ, Nhật... hoặc các quốc gia
khác trên thế giới.
Thứ hai, tăng cường tính hiệu quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực thi quyền tác giả. Số lượng các cơ quan hiện nay đã tương đối nhiều, nhưng
thẩm quyền bị chồng chéo, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để
chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Thêm vào đó, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ có
ngoại ngữ và kiến thức về các vấn đề sở hửu trí tuệ có yếu tố nước ngoài góp phần
đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Thứ ba, củng cố và tăng cường hoạt động của tổ chức quản lý tập thể quyền
tác giả. So với các nước trên thế giới, chúng ta chì mới có một số lượng khiêm tốn
các tổ chức này. Trong tương lai, cần khuyến khích sự phát triển thêm cả về chiều
rộng cũng như chiều sâu để các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả hoạt động tốt
hơn trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu Công ước Berne tới

người dân. Là một Công ước quốc tế nên Berne tương đối khó hiểu hơn so với
pháp luật trong nước. Để tăng cường ý thức pháp luật của người dân, nhà nước cần
đấy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân, trong đó về
lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả thì quan trọng là có Công ước Berne. Các hoạt động
cụ thể được tăng cường ảnh hưởng của Công ước Berne trong nhân dân có thể như:
Tổ chức hội thảo về Công ước; Truyền tải nội dung Công ước trên các phương tiện
truyền thông; Phát động các cuộc thi tìm hiểu Công ước; Đưa kiến thức về sở hữu
trí tuệ vào giáo dục trong nhà trường...
Thứ năm, đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết với tình trạng vi phạm bản
quyền. Từ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay, dễ dàng thấy rằng lợi nhuận mà
những người vi phạm tác quyền thu về lớn hơn nhiều lần trách nhiệm mà họ phải
gánh chịu trước pháp luật. Do đó, để đảm bảo hạn chế tới mức tối đa tình trạng vi
phạm bản quyền tràn lan như hiện nay, các chế tài trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác
18


giả cần phải mạnh hơn nữa. Ngoài ra, dư luận xã hội cần lên tiếng đối với những
hành vi đó, thậm chí phải tẩy chay không sử dụng các sản phẩm xuất bản mà không
được sự đồng ý của tác giả.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả. Bản chất
của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả là sự liên kết, phối hợp cùng hành động mang
tính liên quốc gia. Cụ thể, chúng ta cần tích cực tham gia hoạt động có hiệu quả
hơn các chương trình hành động trong khuôn khồ WIPO; tranh thủ sự ủng hộ của tổ
chức cho việc thực thi Công ước Berne tại Việt Nam; cử các chuyên gia đi học hỏi
kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức nước ngoài.

19



KẾT LUẬN
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Công ước có nghĩa là quyền tác giả
đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học của các tác giả Việt Nam
được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của Công ước. Tham gia Công ước Berne
cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Khi mà vừa đuợc bảo vệ quyền lợi tốt hơn,
vừa có thêm thị trường, các tác giả Việt Nam sẽ có thêm hứng khởi để sáng tác, tạo
ra động lực khuyến khích năng lực sáng tạo của các tác giả.
Tuy nhiên, cơ hội mở ra có lẽ là không lớn, do chính bản thân năng lực của
chúng ta chưa cao. Hiện nay các nhà đầu tư trong lĩnh vực bản quyền của Việt Nam
chưa đủ mạnh để có được một sức cạnh tranh đáng kể với các nhà đầu tư nước
ngoài. Chính thực trạng đó làm cho các nhà đầu tư Việt Nam rất dễ trở thành những
người làm thuê cho những chủ đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, khi tham gia Công ước Việt Nam sẽ gặp một số thách thức lớn.
Trước hết là bửi tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta đang ở mức trầm trọng.
Nạn sao chép băng đĩa, sách lậu, nhạc nhái... đang ở mức báo động. Hệ thống thực
thi quyền tác giả, nhận thức của người dân, trình độ của cán bộ quàn lý,... về lĩnh
vực này còn nhiều hạn chế.
Do đó cần phải có những biện pháp phù hợp ngay tức thời để giải quyết các
vấn đề còn tồn tại và phát sinh khi tham gia Công ước, nhằm tạo một môi trường
hoàn hảo cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Tư pháp quốc tế ( Đh Luật Hà Nội)
/>
-


quyen-tac-gia-trong-cong-uoc-berne-1886.html
/>
bao-ho-

lieu/tap-chi-ncqt/nam-1999/442-so-29-viet-nam-voi-viec-gia-nhap-cong-uoc-berneve-bao-ho-cac-tac-pham-van-hoc-va-nghe-thuat.html
-

/>
-

/>
21



×