Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Trợ giúp pháp lý của luật sư theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NGỌC ANH

TRî GIóP PH¸P Lý CñA LUËT S¦
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NGỌC ANH

TRî GIóP PH¸P Lý CñA LUËT S¦
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ VAI

TRÒ CỦA LUẬT SƢ

TRONG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ........................................................ 8
1.1.

Trợ giúp pháp lý ................................................................................. 8


1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý .................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam ............................. 11
1.2.

Luật sƣ, vai trò của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.......... 21

1.2.1. Luâ ̣t sư theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam........................................................ 21
1.2.2. Đặc điểm trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam ............................ 24
1.2.3. Ý nghĩa hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ................................. 31
1.2.4. Vai trò của Luâ ̣t sư khi tham gia trơ ̣ giúp pháp lý.............................. 33
1.3.

Kinh nghiêm
̣ phát triể n hê ̣thố ng Tr ợ giúp pháp lý của mô ̣t
số quố c gia trên thế giới ................................................................... 39

Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦ A LUẬT SƢ
Ở VIỆT NAM ................................................................................... 42
2.1.

Những kết quả đạt đƣợc của hoạt động trợ giúp pháp lý
trong những năm qua ...................................................................... 42

2.1.1. Số lượng luật sư tham gia trợ giúp pháp lý ........................................ 46
2.1.2. Thực trạng chất lượng trợ giúp pháp lý của Luật sư .......................... 47
2.2.

Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động trợ giúp pháp lý
của luật sƣ ......................................................................................... 52



2.3.

Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến vai trò, sự tham gia của
Luật sƣ trong việc tham gia trơ ̣ giúp pháp lý ................................ 54

2.3.1. Hạn chế bất cập của Luật luật sư ....................................................... 54
2.3.2. Trình độ năng lực của một số luật sư còn hạn chế ............................. 56
2.3.3. Nguyên nhân do ý thức, trách nhiệm của một số luật sư ................... 57
2.3.4. Nguyên nhân do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng ................................................................................................. 58
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ,
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN LUẬT SƢ , LUẬT SƢ
TRONG HOA ̣T ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ............................. 61
3.1.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý.................. 62

3.2.

Phát triển về số lƣợng và chất lƣợng luật sƣ ................................. 64

3.3.

Nâng cao chất lƣợng luật sƣ tham gia trợ giúp pháp lý ............... 66

3.4.

Kịp thời khen thƣởng những luật sƣ làm tốt công việc

đƣợc giao .......................................................................................... 67

3.5.

Giải pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc
tạo điều kiện thuận lợi cho luật sƣ tham gia bào chƣ̃a ................. 67

3.6.

Giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm
việc, chế độ đãi ngộ........................................................................... 69

KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN:

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

ICCPR:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (1966)

TGPL:

Trợ giúp pháp lý


UDHR:

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng về việc "cần phải mở rộng loại hình
tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các
tầng lớp nhân dân... nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật
không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật",
ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg
về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng
chính sách. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và có hiệu lực cao nhất về lĩnh
vực trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển hệ
thống trợ giúp pháp lý ở nước ta.
Công tác trợ giúp pháp lý sau 17 năm hình thành và phát triển đã đạt
được những kết quả quan trọng: 63 Trung tâm, 199 Chi nhánh với 1.244 biên
chế trong đó có 483 là Trợ giúp viên pháp lý (trung bình mỗi Trung tâm có 08
Trợ giúp viên pháp lý) và 8.980 cộng tác viên trong đó có 1.055 luật sư chiếm
11,7%. Từ khi mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được thành lập
đến nay, tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý đã được thực hiện là là 1.825.178 vụ
việc trợ giúp được cho 1.891.425 đối tượng, trung bình mỗi năm đã có trên
100 nghìn vụ việc được thực hiện, để đáp ứng được nhu cầu này thì số lượng
Trợ giúp viên pháp lý hiện nay của các Trung tâm là không đủ đặc biệt là số
lượng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng của người được trợ
giúp pháp lý ngày càng tăng. Không chỉ dừng lại ở việc tranh tụng tại Tòa án
đối với các vụ án hình sự, hoạt động tham gia tố tụng của tổ chức trợ giúp
pháp lý còn được hiểu là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các

đương sự trong vụ án dân sự, lao động... đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

1


theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW: "Nghiên cứu thực hiện và phát triển
các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ
động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình". Việc có mặt của Trợ giúp viên pháp lý hay luật sư là cộng tác viên của
tổ chức trợ giúp pháp lý tại phiên tòa, trong quá trình tố tụng là điều vô cùng
cần thiết nhằm góp phần đem lại những phán quyết phù hợp với pháp luật cho
mỗi người dân đặc biệt là những nhóm người yếu thế trong xã hội. Đồng thời,
luật sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý đã thể hiện được chức năng xã hội
nghề nghiệp của luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do,
dân chủ của nhân dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn hoạt động trợ giúp
pháp lý của luật sư cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy, cần nghiên cứu một cách đầy
đủ các yếu tố tác động hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư như: số lượng
luật sư nói chung và số lượng luật sư tham gia trợ giúp pháp lý tại một số địa
phương còn thấp, chất lượng luật sư chưa cao, kinh phí bảo đảm cho hoạt
động này còn nhiều thiếu thốn và hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ...
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc nghiên cứu đề tài: "Trợ giúp
pháp lý của luật sư theo pháp luâṭ Viê ̣t Nam " là yêu cầu khách quan, cần
thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của luật
sư trong hoạt động trợ giúp pháp, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu

Trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ quan trọng hệ thống chính trị trong đó

2


ngành Tư pháp giữ vai trò trung tâm. Việc ban hành chính sách trợ giúp pháp
lý và triển khai chính sách này trên thực tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc
của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên
phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát
triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm
nghèo về cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong
xã hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật.
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và
các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
Luận án tiến sĩ Luật học "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý. Luận án đã tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp
luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và
phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong
điều kiện đổi mới.
Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện
trợ giúp pháp lý ở Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên
cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, từ
đó có các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ
giúp pháp lý.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý" của
Phan Thị Thu Hà. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
quyền được trợ giúp pháp lý và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được trợ
giúp pháp lý của người dân.

Luận văn thạc sĩ Luật học "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của

3


Đặng Thị Loan. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các
mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để phát triển mô
hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam" của Phạm Quang Đại. Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn
vấn đề chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cũng như làm rõ thực trạng chất
lượng trợ giúp pháp lý hiện nay và quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng
trợ giúp pháp lý.
Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật về Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt
Nam" của Nguyễn Thị Mận. Luận văn nghiên cứu lý luận, pháp lý về trợ giúp
pháp lý và tổ chức, hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam từ đó làm
rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của Quỹ, đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động của Quỹ.
Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Luâ ̣t ho ̣c “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt
Nam hiê ̣n nay” của Nguyên Anh Minh . Luâ ̣n văn đã có nghiên cứu chuyên
sâu về các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, tổ chức Luâ ̣t sư và tổ chức
luật sư ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở
Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Việt Hà. Luận văn đã có những đánh giá và
nghiên cứu chung về tình hình hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Các công trình trên đã nghiên cứu các mặt, khía cạnh khác nhau của
hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, đến nay vấn đề đánh giá vị trí, vai trò
của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn. Vì vậy,

với đề tài "Hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam hiện nay", tác

4


giả luận văn sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan cả về mặt
lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra giải pháp, định hướng phát triển hoạt
động trợ giúp pháp lý của luật sư.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về
vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý, trên cơ sở đó đánh
giá chính xác nhất về giá trị của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý để từ
đó đưa ra định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của luật sư trong hoạt động trợ
giúp pháp lý trong thời gian tới.
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Các khái niệm, đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ
giúp pháp lý của luật sư theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam
- Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
của luật sư ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện. Nghiên
cứu quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở
Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp
pháp lý của luật sư trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực tương đối rộng, bao gồm nhiều khái
niệm, đối tượng, phương thức, phạm vi, mô hình tổ chức, quản lý nhà nước...
về trợ giúp pháp lý, do đó cần nhiều công trình nghiên cứu với quy mô và thời
gian thích hợp. Về phần đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quy định
pháp luật , các chính sách của Nhà Nước liên quan đến


hoạt động trợ giúp

pháp lý của luâ ̣t sư , thực tế hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp pháp lý và các giải pháp đề

5


xuấ t nhằ m nâng cao hiê ̣u quả trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam, cùng
với đó là mô ̣t số mô hin
̀ h , kinh nghiê ̣m trơ ̣ giúp pháp lý của Luâ ̣t sư ở mô ̣t số
quố c gia trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu
- Về địa điểm: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam, cụ thể qua một số ví dụ thực tiễn
tại thành phố Hải Phòng
- Về thời gian: trong khoảng thời gian 8 năm (2009 – 2016).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng
về hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng. Các
văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sư và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của
triết học Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời
sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu
thực tiễn, các nghiên cứu, kết quả khảo sát để hoàn chỉnh luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vai trò của
luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải

pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của luật sư trong hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới.

6


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương
diện lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề hoạt động trợ giúp pháp lý của luật
sư ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cơ
sở lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý nói chung và hoạt động trợ giúp pháp
lý của luật sư nói riêng; đánh giá đúng những kết quả đã đạt được của luật sư
trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cũng như phát hiện những khó khăn, hạn
chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động này của luật sư; từ đó đưa ra những
định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trong thời gian tới. Đồng
thời, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào
tạo và nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Trợ giúp pháp lý và vai trò của luật sư trong hoạt động trợ
giúp pháp lý.
Chương 2: Thực trạng Trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam.
Chương 3: Mô ̣t số giải pháp nhằ m nâng cao vai trò , trách nhiệm của
Đoàn Luâ ̣t sư, Luâ ̣t sư trong hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp pháp lý.

7



Chương 1
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ VAI TRÒ CỦ A LUẬT SƢ
TRONG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1. Trợ giúp pháp lý
1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" xuất phát từ tiếng Anh là "Legal aid”
được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20 (Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả
Lê Khả Kế, Nxb Khoa học xã hội, 1997). Ngoài ra, trong một số tài liệu khác
dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp".
Nhìn chung, có rất nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này nhưng hiê ̣n nay
thuâ ̣t ngữ “trơ ̣ giúp pháp lý” là thuâ ̣t ngữ đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n nhấ t và được
ghi nhâ ̣n trong các văn bản quy pha ̣m pháp luật của nước ta.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa - Thông
tin, 1999 thì "Trợ giúp" là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì,
đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến" [37]. Theo Từ điển Từ và
ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh thì “trợ giúp” là
góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ
mà không lấy tiền công. Với Từ điển tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội,
1994 thì thuật ngữ "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ". Thuật ngữ "giúp đỡ" lại
được giải thích theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là
làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái
đang cần ở đây là "pháp lý" theo nghĩa rộng của từ này. Thuật ngữ "pháp lý"
được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội đã có lịch sử
trên 500 năm nay và được bắt nguồn tại Anh từ thế kỷ XV - XVI. Cùng với

8



xu hướng phát triển của nhiều quốc gia châu Âu, tư duy về quyền được trợ
giúp pháp lý trở thành trào lưu chung, trợ giúp pháp lý gắn với khái niệm
"luật cho người nghèo". Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quan niệm về trợ giúp
pháp lý cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh
tế - xã hội của mỗi nước.
- Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ
pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và
đại diện pháp lý" [21].
- Theo quan niệm của Đức thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần
hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho
các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án" [21].
Qua những quy đinh
̣ chung có thể thấ y hoa ̣t đô ̣ng TGPL là

mô ̣t hoa ̣t

đô ̣ng vừa mang tí nh kinh tế, nhân đạo và vừa mang tiń h pháp lý . Tính kinh tế
và tính nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối
tượng không có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tài chính để chi trả cho
các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý thể hiện thông
qua sự giúp đ ỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật như tư vấn
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích được pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong sách báo
từ năm 1995, khi bắt đầu có đầu tư nghiên cứu xây dựng Dự án về phát triển
hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và đã được sử dụng chính thức trong
Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Đến nay, đã có cả một hệ thống văn bản pháp luật nhắc đến thuật ngữ "trợ
giúp pháp lý".
Nhìn chung, khái niệm trợ giúp pháp lý thể hiện được mục đích, ý


9


nghĩa, nội dung cơ bản, đối tượng phục vụ và tính chất đặc thù của hoạt động
này nhằm phân biệt với các hoạt động nghiệp vụ pháp lý khác. Theo nghĩa
rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật
của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu
đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định thông qua hoạt động tư
vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia
thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình
đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Theo
nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ các dịch vụ pháp luật
miễn phí cho các đối tượng nhất định do các tổ chức trợ giúp pháp lý của
Nhà nước thực hiện theo lĩnh vực, phạm vi trợ giúp mà pháp luật quy định.
Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 tại Điều 3 đã đưa ra khái niệm về trợ giúp
pháp lý:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
cho người được trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn
chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [31, Điều 3].
Có thể nói, khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý đã thể
hiện đầy đủ, toàn diện những thuộc tính chung, bản chất của hoạt động trợ
giúp pháp lý ở Việt Nam.
Một là, Nhà nước và xã hội cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho
người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ có kiến thức pháp luật để tự mình


10


thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định hoặc sử dụng pháp
luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, việc giúp đỡ đó là nhằm bù đắp cho những người được trợ
giúp pháp lý những thiếu hụt trong cuộc sống do địa vị xã hội hoặc tình
trạng pháp lý của họ mang lại. Mà chính địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp
lý mà họ không có khả năng tự mình thực hiện hoặc không có điều kiện
tiếp cận với pháp luật.
Ba là, sự giúp đỡ đó được thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà
nước đối với công dân, trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong
cộng đồng, đặc biệt là nhóm các đối tượng yếu thế.
Từ những nghiên cứu về trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới và
ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý có thể được hiểu là:
[…] hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
theo quy định nhằm cung cấp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn
chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Bên ca ̣nh những tin
́ h chấ t chung của TGPL , trơ ̣ giúp pháp lý ta ̣i Viê ̣t
Nam còn mang những đă ̣c điể m riêng
1.1.2.1. Người được trợ giúp pháp lý
Người được trợ giúp pháp lý đươ ̣c hiể u là người được hưởng các
dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tính


11


chất của hoạt động trợ giúp pháp lý, không phải tất cả mọi người dân đều
được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý mà chỉ có những nhóm đối tượng yếu
thế trong xã hội được hưởng dịch vụ này. Theo Luật trợ giúp pháp lý năm
2006 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ và
pháp luật hiện hành, những đối tượng sau đây được hưởng trợ giúp pháp lý
miễn phí của Nhà nước:
- Người thuộc hộ nghèo: Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 07/NĐCP thì người nghèo là người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011-2015 thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu
người từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
và hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/
người/ tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hiện nay, theo chuẩn
nghèo mới, cả nước có khoảng 17 – 18% dân số cả nước là người nghèo.
- Người có công với cách mạng:
+ Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa ngày 19/08/1945;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động;
+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;

12



+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm
chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"…;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ dưới 18 tuổi; người có
công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Người già cô đơn không nơi nương tựa: là người từ đủ 60 tuổi trở lên
sống độc thân và không có nơi nương tựa.
- Người khuyế t tật : là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoă ̣c bi ̣suy giảm chức năng đươ ̣c biể u hiê ̣n dưới da ̣ng tâ ̣t khiế n cho lao
đô ̣ng sinh hoa ̣t, học tập gặp khó khăn . Theo Luâ ̣t người khuyế t tâ ̣t năm 2010
thì người khuyết tật có quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí
- Trẻ em không nơi nương tựa: được trợ giúp pháp lý là người dưới 16
tuổi không nơi nương tựa.
- Người dân tộc thiểu số: thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Nạn nhân bị mua bán: là người bị xâm hại bởi hành vi mua, bán
người. Theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thì nạn nhân bị
mua bán được trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Các đối tượng khác: được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Công ước
quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam với Trung Quốc, Ucraina, Pháp, Mông Cổ…).
1.1.2.2. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: Theo Luật trợ giúp pháp lý, tổ

13



chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: (i). Các tổ chức thực hiện trợ
giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (là đơn vị thuộc Sở
Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý nhà nước
của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp), (ii). Các Chi nhánh
của Trung tâm trơ ̣ giúp pháp l ý.
Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật theo quy
định của pháp luật về luật sư);
+ Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi
chung là tổ chức tư vấn pháp luật).
1.1.2.3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý cho
người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 20, Luật
trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có Trợ giúp viên
pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật.
- Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ. Để trở thành Trợ giúp viên pháp
lý, viên chức của Trung tâm phải có bằng Cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề
luật sư (hiện đang là 06 tháng); có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm
trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ được giao.

14


- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Cộng tác viên là những người làm việc trên cơ sở hợp đồng cộng tác
với Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
Cộng tác viên có thể là luật sư, Tư vấn viên pháp luật, người có bằng cử nhân
luật, người có bằng đại học khác làm việc trong ngành, nghề liên quan đến
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số và miền núi người có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm
công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín
trong cộng đồng cũng được xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trên
cơ sở đơn tham gia của họ.
+ Người có thời gian làm công tác pháp luật là người đã hoặc đang đảm
nhiệm các chức danh như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký Toà án,
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thanh tra viên, Chấp hành viên, Công chứng
viên, Thẩm tra viên ngành Toà án, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát; chuyên
viên pháp lý, cán sự pháp lý trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; công chức tư pháp
hộ tịch xã, phường, thị trấn.
+ Người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng là người
đã hoặc đang là thành viên tổ hoà giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ
trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng các dòng họ, đại
diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở.
+ Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý
bằng hình thức tư vấn pháp luật. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý Cộng tác viên
được Trung tâm, Chi nhánh thanh toán tiền bồi dưỡng theo vụ việc và các chi
phí hành chính hợp lý khác theo quy định của pháp luật.

15


- Tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật làm việc tại các Trung tâm tư vấn pháp luật
thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội nghề nghiệp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác
viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tham gia trợ giúp pháp lý
khi Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý hoặc
thực hiện trợ giúp pháp lý theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008
về tư vấn pháp luật.
- Luật sư
Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên
của Trung tâm hoặc tham gia trợ giúp pháp lý thông qua tổ chức hành nghề
của luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật) có đăng ký tham gia trợ giúp
pháp lý mà luật sư đó là thành viên, hoặc trợ giúp pháp lý theo nghĩa vụ
của luật sư theo pháp luật về luật sư. Cho đế n nay , đô ̣i ngũ luâ ̣t sư đang trở
thành nguồn lực quan tro ̣ng cho hoa ̣t đô ̣ng trơ ̣ giúp pháp lý ở nước ta nhờ
số lươ ̣ng luâ ̣t sư đông đảo và triǹ h đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ đươ ̣c đào ta ̣o
bài bản chuyên nghiệp
1.1.2.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý
Điều 27, Luật trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp
pháp lý được cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng các hình thức
như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình
thức trợ giúp pháp lý khác như: hoà giải, hướng dẫn thủ tục khiếu nại, kiến
nghị thi hành pháp luật…
- Tư vấn pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến,

16


cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ
giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện trực tiếp cho người được trợ
giúp pháp lý tại trụ sở; tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời
bằng văn bản; tư vấn thông qua trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn thông
qua sinh hoạt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hoặc tại các đợt sinh hoạt
chuyên đề pháp luật.
- Tham gia tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng hình sự để bào chữa
cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để
bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, là nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành
chính. Để bào chữa trong vụ án hình sự, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng
tác viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp
để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Đại diện ngoài tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể
tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan, tổ chức
không phải là cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của
người được trợ giúp pháp lý.

17


- Các hình thức trợ giúp pháp lý khác
+ Tham gia hòa giải giúp người được trợ giúp pháp lý tự giải quyết
tranh chấp.
Khi có yêu cầu hoặc được sự đồng ý của một hoặc các bên, tổ chức

thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm trung gian
để phân tích các tình tiết của vụ việc, giải thích quy định của pháp luật, hướng
dẫn để các bên tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà
không phải đưa vụ việc ra Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tự
nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp và tự nguyện chấp hành kết
quả giải quyết vụ việc.
Việc hoà giải cũng được tiến hành trong trường hợp cần thiết để giữ gìn
đoàn kết cộng đồng, duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoà giải.
+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp người được trợ giúp pháp lý
thực hiện các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại hoặc
tham gia trong quá trình giải quyết trong trường hợp họ không thể tự mình
thực hiện được để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc thực hiện nghĩa
vụ cơ bản của công dân.
Cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật,
các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động,
sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật.
Cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan,
tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc, liên
hệ với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong trường hợp người
được trợ giúp pháp lý không tự thực hiện được.

18


+ Kiến nghị thi hành pháp luật:
Khi có đủ căn cứ cho rằng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải
quyết vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý hoặc kết quả giải quyết vụ việc
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của pháp

luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ
giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước đó xem xét giải quyết
lại vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi nhận được văn
bản kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xem xét,
giải quyết và trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ
ngày nhận được kiến nghị; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn
trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm (45) ngày, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác về thời hạn trả lời.
Khi giải quyết vụ việc, nếu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cố tình làm sai, vi phạm pháp luật gây
thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì kiến nghị cơ quan quản lý trực
tiếp cán bộ, công chức, viên chức đó xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp
luật của cán bộ, công chức đó.
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp
pháp lý phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc
không còn phù hợp với thực tiễn thì có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đó,
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
1.1.2.5. Tính chất miễn phí của trợ giúp pháp lý
Ở Việt Nam, nguyên tắc của hoạt động trợ giúp pháp lý đó là: "Không
thu phí, lệ phí thù lao từ người được trợ giúp pháp lý" [31, Điều 4, Khoản 1].

19


×